Ý Thanh Gợi Tục

Bốn người khách vào một quán lịch sự . Họ lên lầu cho kín đáo , yên tĩnh . Trong khi chọn món ăn , cô gái chiêu đãi bia tiến lại gần bốn vị khách :

– “ Em rót bia cho mấy anh nhé ?”

– Cô nhoẻn miệng cười tươi rói .

Trước nụ cười tuyệt vời ấy , bốn vị khách nhìn qua nhìn lại thăm dò ý kiến lẫn nhau .

Anh A liền nói với cô gái :

– “ Xin lỗi , em quí danh là gì , ở đâu , anh không nhớ nhỉ ?”

Cô ta lại cười , răng trắng lóa , đều như sắp :

– “ Hỏi quê … rằng biển xanh dâu – Hỏi tên … rằng mộng ban đầu đã xa ”.

Anh B nghe thế , vỗ đét đùi :

– “ Úi chà chà ! Lại thuộc cả thơ . Tuyệt vời . Cứ rót bia của đi em ”.

– “ Dạ . Cảm ơn quí anh ”.

Và , thế là họ dùng bia của cô gái tiếp thị . Anh C đon đả :

– “ Lấy thêm ly . Em cùng ngồi đây uống cho vui ”.

– “ Dạ ”..

Thế là bàn có thêm một bông hồng giữa đám sỏi đá . Anh D mời tất cả cụng ly và nhận xét :

– “ Coi bộ em học giỏi nhỉ !”.

Cô lại cười . Đúng là cô ta “ ăn tiền ” nhờ có nụ cười duyên . Nụ cười như thể cái ống bơm , cứ hút người ta té nhào :

– “ Em cũng học mót . Nói chơi cho vui mà . Quí anh không phiền chứ ? Chắc quí anh học giỏi lắm thì phải ?”

Anh A xoa bụng , ưỡn ngực , cố tình khiêm tốn :

– “ Cũng đủ xài . Ai hỏi gì nói nấy . Nhất là lãnh vực văn học . Không bao giờ bị kẹt ”.

– “ Thế là quá giỏi rồi . Vậy , em đố các anh về lĩnh vực văn học nhé ?”

Nghe thế , cả bàn nhốn nháo hẳn lên , mừng rơn như cá gặp nước . Tại vì họ là nhà giáo , nhà thơ , nhà văn cả … Họ cụng ly chúc mừng thắng lợi , và chờ đợi thử thách từ phía hoa hồng .

Cô gái lại cười , giọng êm như ru :

– “ Nếu có một ông khỏa thân ” – Cô cười cười nói tiếp

– “ Ông ta cõng một ông nữa cũng khỏa thân … Về tục ngữ , ông bà ta nói sao ?”.

Bốn khuôn mặt của bốn vị khách đều nhăn nhíu cả . Họ không tìm ra câu tục ngữ nói về trường hợp hy hữu này . Họ bí rị … Anh C nói dứt khoát :

– “ Chúng tôi thua . Cô giảng đi . Nếu đạt yêu cầu văn học , chúng tôi uống mãi Tiger cho đến chiều ”.

Cô ta bình tĩnh đáp :

– “ Quân tử nhất ngôn đấy nhá . Này , một ông khỏa thân , cõng trên lưng một ông cũng khỏa thân … Lúc ấy , tục ngữ nói rằng : “ Gậy ông đập lưng ông ”.

– “ Úi trời ! Đúng quá đi chớ .” – Cả bàn cười rộ . Quân tử nhất ngôn . Rót thêm bia . Vừa rót bia , cô tiếp thị vừa đố tiếp :

– “ Này các anh nhé , cũng cái ông khỏa thân ấy , ông ta nhảy tõm xuống ao , tục ngữ nói sao nào ?”

Bốn khuôn mặt của bốn vị khách vẫn cứ tiếp tục nhăn nhíu . Họ lại bí rị … Họ lại yêu cầu đáp án . Cô ta cười tủm tỉm , đáp :

– “ Ông khỏa thân mà nhảy xuống ao , tục ngữ bảo rằng: “ Chim sa cá lặn ”.

Cả bàn lại cười như pháo .

– “ Úi trời ! Đúng quá đi chớ . Cá trông thấy hãi quá , phải lặn .”

Thừa thắng xông lên , cô ta đố tiếp :

– “ Thưa quí anh , cũng cái ông khỏa thân ấy , ông ta ngồi lên hòn đá , tục ngữ bảo sao nào ?”

Bốn khuôn mặt thông minh kia lại tiếp tục nhăn nhíu trông đến tức cười . Họ lại bí rị … Lại đòi đáp án . Cô gái thong thả trả lời :

– “ Ông khỏa thân ngồi lên hòn đá , lúc ấy tục ngữ phán rằng: “ Trứng chọi đá ”.

Cả bàn lại cười như Tết . Ông D tuy thua nhưng vẫn hăm hở :

– “ Đúng quá đi chớ . Trứng này không bể được ! Còn nữa không ?Cô gái cười đáp :

– ” Cũng cái ông khỏa thân đó ông ta lại ngồi bệt xuống đất không chịu đứng dậy thì theo « tục ngữ » các ông nói sao ?

Bốn khuôn mặt sáng láng lại sáng láng trông thật thãm thương , họ vẫn bí rị … đòi cô đáp án . Cô gái trả lời :

– ” Cái ông khỏa thân ngồi bệt xuống đất « tục ngữ » gọi là « Đất lành chim đậu » hiểu chưa ?

Cả bọn cười rộ :

– ” Chà hoành tráng nhỉ ? Trình độ các vị này thật còn kém

*******************************************

Một anh nọ, vợ có thai mới được bảy tháng đã đẻ ra đứa con trai . Anh ta sợ nuôi không được, nên gặp ai cũng hỏi . Một hôm, anh ta hỏi một người bạn cũ, người bạn an ủi nói :
– Không can gì mà ngại . Bà nội tôi sinh ra bố tôi cũng đẻ non trước hai tháng đấy .
Anh kia giật mình hỏi lại :
– Thế à ! Rồi có nuôi được không ?
🙂

*******************************************

Hãy dành thì giờ suy nghĩ
Ðó là nguồn sức mạnh

Hãy dành thì giờ để cầu nguyện
Ðó là sức mạnh toàn năng

Hãy dành thì giờ cất tiếng cười
Ðó là tiếng nhạc của tâm hồn

Hãy dành thì giờ chơi đùa
Ðó là bí mật để trẻ mãi không già

Hãy dành thì giờ để yêu và được yêu
Ðó là ưu tiên Thiên Chúa ban cho

Hãy dành thì giờ để cho đi
Vì một ngày quá ngắn để ích kỷ

Hãy dành thì giờ đọc sách
Ðó là nguồn khôn ngoan

Hãy dành thì giờ để thân thiện
Ðó là đường dẫn tới hạnh phúc

Hãy dành thì giờ để làm việc
Ðó là giá của thành công

Hãy dành thì giờ cho bác ái
Ðó là chìa khóa cửa thiên đàng.

*******************************************

Bốn người khách vào một quán lịch sự . Họ lên lầu cho kín đáo , yên tĩnh . Trong khi chọn món ăn , cô gái chiêu đãi bia tiến lại gần bốn vị khách :

– “ Em rót bia cho mấy anh nhé ?” – Cô nhoẻn miệng cười tươi rói .

Trước nụ cười tuyệt vời ấy , bốn vị khách nhìn qua nhìn lại thăm dò ý kiến lẫn nhau .

Anh A liền nói với cô gái :

– “ Xin lỗi , em quí danh là gì , ở đâu , anh không nhớ nhỉ ?”

Cô ta lại cười , răng trắng lóa , đều như sắp :

– “ Hỏi quê … rằng biển xanh dâu – Hỏi tên … rằng mộng ban đầu đã xa ”.

Anh B nghe thế , vỗ đét đùi :

– “ Úi chà chà ! Lại thuộc cả thơ . Tuyệt vời . Cứ rót bia của đi em ”.

– “ Dạ . Cảm ơn quí anh ”.

Và , thế là họ dùng bia của cô gái tiếp thị . Anh C đon đả :

– “ Lấy thêm ly . Em cùng ngồi đây uống cho vui ”.

– “ Dạ ”..

Thế là bàn có thêm một bông hồng giữa đám sỏi đá . Anh D mời tất cả cụng ly và nhận xét :

– “ Coi bộ em học giỏi nhỉ !”.

Cô lại cười . Đúng là cô ta “ ăn tiền ” nhờ có nụ cười duyên . Nụ cười như thể cái ống bơm , cứ hút người ta té nhào :

– “ Em cũng học mót . Nói chơi cho vui mà . Quí anh không phiền chứ ? Chắc quí anh học giỏi lắm thì phải ?”

Anh A xoa bụng , ưỡn ngực , cố tình khiêm tốn :

– “ Cũng đủ xài . Ai hỏi gì nói nấy . Nhất là lãnh vực văn học . Không bao giờ bị kẹt ”.

– “ Thế là quá giỏi rồi . Vậy , em đố các anh về lĩnh vực văn học nhé ?”

Nghe thế , cả bàn nhốn nháo hẳn lên , mừng rơn như cá gặp nước . Tại vì họ là nhà giáo , nhà thơ , nhà văn cả … Họ cụng ly chúc mừng thắng lợi , và chờ đợi thử thách từ phía hoa hồng .

Cô gái lại cười , giọng êm như ru :

– “ Nếu có một ông khỏa thân ” – Cô cười cười nói tiếp

– “ Ông ta cõng một ông nữa cũng khỏa thân … Về tục ngữ , ông bà ta nói sao ?”.

Bốn khuôn mặt của bốn vị khách đều nhăn nhíu cả . Họ không tìm ra câu tục ngữ nói về trường hợp hy hữu này . Họ bí rị … Anh C nói dứt khoát :

– “ Chúng tôi thua . Cô giảng đi . Nếu đạt yêu cầu văn học , chúng tôi uống mãi Tiger cho đến chiều ”.

Cô ta bình tĩnh đáp :

– “ Quân tử nhất ngôn đấy nhá . Này , một ông khỏa thân , cõng trên lưng một ông cũng khỏa thân … Lúc ấy , tục ngữ nói rằng : “ Gậy ông đập lưng ông ”.

– “ Úi trời ! Đúng quá đi chớ .” – Cả bàn cười rộ . Quân tử nhất ngôn . Rót thêm bia . Vừa rót bia , cô tiếp thị vừa đố tiếp :

– “ Này các anh nhé , cũng cái ông khỏa thân ấy , ông ta nhảy tõm xuống ao , tục ngữ nói sao nào ?”

Bốn khuôn mặt của bốn vị khách vẫn cứ tiếp tục nhăn nhíu . Họ lại bí rị … Họ lại yêu cầu đáp án . Cô ta cười tủm tỉm , đáp :

– “ Ông khỏa thân mà nhảy xuống ao , tục ngữ bảo rằng: “ Chim sa cá lặn ”.

Cả bàn lại cười như pháo .

– “ Úi trời ! Đúng quá đi chớ . Cá trông thấy hãi quá , phải lặn .”

Thừa thắng xông lên , cô ta đố tiếp :

– “ Thưa quí anh , cũng cái ông khỏa thân ấy , ông ta ngồi lên hòn đá , tục ngữ bảo sao nào ?”

Bốn khuôn mặt thông minh kia lại tiếp tục nhăn nhíu trông đến tức cười . Họ lại bí rị … Lại đòi đáp án . Cô gái thong thả trả lời :

– “ Ông khỏa thân ngồi lên hòn đá , lúc ấy tục ngữ phán rằng: “ Trứng chọi đá ”.

Cả bàn lại cười như Tết . Ông D tuy thua nhưng vẫn hăm hở :

– “ Đúng quá đi chớ . Trứng này không bể được ! Còn nữa không ?Cô gái cười đáp :

– ” Cũng cái ông khỏa thân đó ông ta lại ngồi bệt xuống đất không chịu đứng dậy thì theo « tục ngữ » các ông nói sao ?

Bốn khuôn mặt sáng láng lại sáng láng trông thật thãm thương , họ vẫn bí rị … đòi cô đáp án . Cô gái trả lời :

– ” Cái ông khỏa thân ngồi bệt xuống đất « tục ngữ » gọi là « Đất lành chim đậu » hiểu chưa ?

Cả bọn cười rộ :

– ” Chà hoành tráng nhỉ ? Trình độ các vị này thật còn kém

Tags:

Leave a Reply