Từ Tây Nguyên đến “Sinh viên quốc tế số 1″ ở Nam Úc
Với điểm GPA (Grade Point Average tương đương “điểm trung bình chung” ở Việt Nam) đạt 6,95/7, cùng với những đóng góp cho hoạt động cộng đồng, Nguyễn Trọng Nghĩa đã giành giải thưởng của Thống đốc dành cho sinh viên quốc tế có thành tích học tập xuất sắc nhất của năm (Governor’s International Student of the Year Awards).
Không chỉ vậy, cậu sinh viên sinh ra ở vùng đất Tây Nguyên này còn là tác giả của nhiều bài viết được xuất bản trên một tạp chí quốc tế có uy tín về ăngten. Đầu tháng 11/2013, Nghĩa đoạt được học bổng tham dự hội thảo quốc tế Asia – Pacific Microwave Conference, tại Hàn Quốc để trình bày một trong những nghiên cứu khác về SIW của mình.
Từ vùng đất Tây Nguyên đến Nam Úc
Nguyễn Trọng Nghĩa, cậu học sinh lớp 12 trường THPT Chuyên Nguyễn Du, tỉnh Đắc Lắc đã giành danh hiệu thủ khoa trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM) năm 2008 trong lĩnh vực ứng dụng toán, cụ thể là ngành Điện – Điện tử, với điểm số tuyệt đối 30/30. Cũng nhờ đó, Nghĩa giành được suất học bổng du học tại ĐH Adelaide (Nam Úc).
Niềm vui chưa trọn khi đặt chân lên đất nước chuột túi, Nghĩa nhận ra rào cản ngôn ngữ có tác động rất đáng kể đến việc tiếp thu kiến thức trong học tập và hòa nhập cuộc sống ở nước ngoài. Thế là Nghĩa lập tức tập trung nỗ lực giải quyết ngay khó khăn này để làm chủ ngoại ngữ. Ngoài giờ học trên lớp, Nghĩa mở rộng giao tiếp với các bạn sinh viên Úc và các bạn cùng lớp đến từ nhiều quốc gia khác. Việc trò chuyện thường xuyên với các bạn mà Nghĩa nói là “hội tám quốc tế” giúp Nghĩa phản xạ nhanh hơn và làm quen với những kiểu giọng tiếng Anh khác nhau.
Nghĩa nhận “Giải thưởng Thống đốc Bang dành cho sinh viên quốc tế xuất sắc nhất năm” tại trường.
Viết các bài luận bằng tiếng Anh cũng là một khó khăn. Nghĩa phải đọc nhiều bài báo chuyên ngành để làm giàu vốn từ vựng trong chuyên môn và xây dựng văn phong cho những loại bài luận khác nhau. Nghĩa tự đặt mục tiêu của từng bài tập là không chỉ đạt yêu cầu cơ bản của đề bài mà phải viết đúng văn phạm, mạch lạc, dễ hiểu, đúng văn phong khoa học. Mọi bài tập phải thật hoàn hảo, cả về nội dung lẫn hình thức. Kết quả không phụ lòng quyết tâm của Nghĩa. Với điểm GPA (Grade Point Average tương đương “điểm trung bình chung” ở Việt Nam) đạt 6,95/7, cộng với những đóng góp cho hoạt động cộng đồng, Nghĩa thực sự gây ấn tượng mạnh đối với tất cả thành viên của Ủy ban Đánh giá tuyển trạch ứng viên cho Giải thưởng của Thống đốc dành cho sinh viên quốc tế có thành tích học tập xuất sắc nhất năm (Governor’s International Student of the Year Awards) và anh chàng đã được vinh danh đầu năm 2013.
“Tiến sĩ trẻ” ngành Điện tử trong tương lai
Nghĩa và hai giáo sư hướng dẫn cho Nghĩa. Giáo sư Christophe Fumeaux và tiến sĩ Thomas Kaufmann. Cái thang là vật dụng chỉ duy nhất Nghĩa dùng để giúp bạn đứng cao hơn.
Ngoài giờ học và hoàn tất các bài tập theo yêu cầu môn học, Nghĩa chủ động xin cùng nghiên cứu với giáo sư. Có lẽ, bị ấn tượng trước kết quả học tập tốt, khả năng hoàn tất một khối lượng công việc khổng lồ của cậu sinh viên bé nhỏ đến từ Việt Nam, GS Christophe Fumeaux và TS Thomas Kaufmann đã đồng ý. GS Fumeaux gợi ý cho Nghĩa nghiên cứu phát triển một loại ăngten ở sóng vi ba, ứng dụng một loại kỹ thuật mới dùng mạch tích hợp với ống dẫn sóng. Loại kỹ thuật này xuất hiện trong khoảng 10 năm trở lại đây, với tên gọi là “substrate-integrated waveguide (SIW)”. Ăngten này hoạt động được ở dải tần số rất rộng và sử dụng công nghệ mới với kích thước ăngten khá nhỏ, có thể tích hợp được trong các mạch nên nó có thể được tiếp tục nghiên cứu và phát triển cho những ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ thông tin hay lĩnh vực hàng không và quốc phòng.
Từ gợi ý của thầy, Nghĩa lao vào nghiên cứu. Sau 7 tháng làm việc miệt mài, kết quả nghiên cứu đã không phụ lòng cậu sinh viên ngập tràn đam mê và người thầy tận tâm. Dùng kết quả này, Nghĩa bắt tay viết bài báo khoa học quốc tế đầu tiên. Trình bày kết quả nghiên cứu bằng tiếng Anh đã khó, thể hiện nó trên báo chuyên ngành khó khăn gấp bội phần với nhiều yêu cầu khắt khe về ngôn ngữ, mức độ phù hợp của nội dung với định hướng của tờ báo. Cuối cùng, bài báo đầu tay cũng được xuất bản trên một tạp chí quốc tế có uy tín về ăngten, làm tiền đề cho rất nhiều bài báo sau này.
Đầu tháng 11/2013, Nghĩa tham dự hội thảo quốc tế Asia – Pacific Microwave Conference, tại Hàn Quốc để trình bày một trong những nghiên cứu khác về SIW của mình. Không dừng lại đó, Nghĩa tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, phát triển mô hình toán để giải và tối ưu hóa loại ăng ten trên.
Những ngày cuối năm, tình cờ gặp nhau trước thư viện Barr – Smith trong trường ĐH Adelaide, Nghĩa cười rạng rỡ thông báo một tin tốt lành: “Hồ sơ xin học bổng chuyển tiếp lên nghiên cứu sinh của mình đã được Hội đồng trường chấp thuận rồi!”. Hy vọng, chúng ta sẽ sớm có thêm một tiến sĩ trẻ và tràn ngập đam mê nghiên cứu trong ngành Điện tử.
Hoài Tuấn (Hội Sinh Viên Việt Nam ở Adelaide-VISA)
Theo SVVN
Xem thêm : Giáo Dục
- Nam sinh 13 tuổi nhận bốn bằng cao đẳng (28/05)
- Huế: Những SV đầu tiên nhận bằng tốt nghiệp sớm theo cách học tiến độ nhanh (24/05)
- Ba lý do người Việt phát âm tiếng Anh sai (12/05)
- Hoãn tất cả kỳ thi Olympic quốc tế (08/05)
- Đại học Huế công bố phương thức tuyển sinh năm 2020 (07/05)
- Trường ĐH đầu tiên tại TPHCM công bố điểm chuẩn từ xét học bạ (07/05)
- GS Trương Nguyện Thành làm hiệu phó Đại học Văn Lang (08/06)
- GS Trương Nguyện Thành rời ĐH Hoa Sen về Mỹ là ‘đáng tiếc’ (05/05)
- Dien Hanh Tet 2017 Nam Cali. (07/02)
- Một cựu học sinh Thuận An ra đề thi chọn học sinh giỏi của Âu Châu 2017 (06/01)
- CHỈ CÓ 2 ĐIỀU THÔI (04/01)
- Tin cam dong (07/10)
- Học sinh Thuận An lại ra đề thi chọn HSG của Hoa Kỳ 2015 (01/05)
- Tuổi trẻ mà không có trải nghiệm, là tuổi trẻ vứt đi! (11/01)
- Thi học sinh giỏi toán Âu Châu tại San Jose, California (14/11)
- 10 trường đại học nổi tiếng nhiều sinh viên thông minh, xinh đẹp (06/04)
- 10 trường đào tạo MBA tốt nhất thế giới (05/04)
- Học bổng dành cho giáo viên THCS tham gia chương trình trại hè xanh tại Mỹ (07/03)
- Lựa chọn học cao đẳng cộng đồng tại Mỹ (13/02)
- Nữ sinh Việt và con đường tới Đại học Harvard (31/01)
- Từ Tây Nguyên đến “Sinh viên quốc tế số 1″ ở Nam Úc (12/01)
- Học sinh Mỹ bê bết trong các kỳ thi quốc tế, thì đã sao? (08/01)
- Nam sinh nghèo gốc Việt vào trường ĐH danh tiếng (27/12)
- Sinh viên ra trường cần chuẩn ngoại ngữ nào? (25/12)
- Tại sao người Việt thông minh, mức sống vẫn thấp? (14/12)
- Thieu Ta Elizabeth Pham (13/12)
- Hơn 8 năm, cô giáo đi xin áo dài cho nữ sinh nghèo (20/11)
- Sửng sốt với cách nuôi dạy trẻ “kỳ quặc” ở trường mầm non Nhật (19/11)
- Cung Le vs Rich Franklin in Macao (11/11)
- Hoa Ky vs China (07/11)
- Evolution of a Champion – On the Brink (06/11)
- Ngôi sao võ tự do Cung Lê (09/10)
- Hình Ảnh Thế Vận Hội 2012 London, Anh Quốc (03) (29/07)
- Hình Ảnh Thế Vận Hội 2012 London, Anh Quốc (02) (29/07)
- Hình Ảnh Thế Vận Hội 2012 London, Anh Quốc (29/07)
- Countdown to The Olympic Opening Ceremony – London 2012 (27/07)
- Murray vô địch Thượng Hải Masters (17/10)
- Australia mở rộng lập kỷ lục tiền thưởng Grand Slam (07/10)
- Điểm tin tennis sáng ngày 27/09: Sharapova khởi đầu ấn tượng (27/09)
- Người Nhật hân hoan với chiến thắng ở World Cup 2011 (19/07)
- Argentina – Uruguay: Nối tiếp con đường chiến thắng (16/07)
- 1 tháng World Cup, FIFA thu lời 1.2 tỷ USD (25/02)
- Wozniacki vô địch ở Dubai Championships (21/02)
- World Cup (22/06)
- Real Madrid và Barca dẫn đầu thế giới về doanh thu (02/03)
- Hoa Kỳ thắng Canada 5-3 trong môn côn cầu Hockey (25/02)
- Lampard vui vì đã nói không với Mourinho (24/02)