Chiều Thứ Bảy qua ra Pharmacy mua một ít thuốc Alavert trị allergy khi la’i về gặp “bạn bè” cho mang cái đòn nặng 18 miles nên chi hôm nay đang nghiên cứu cách thức bổ thuốc uống sao cho “not guilty”, nào ngờ gặp anh James cho mượn cái toa thuốc CA này. Thấy hay hay, xin post lên đây – biết đâu đôi lúc các bạn cần đến như tôi đang vậy, nhất là các bạn đang ở California. Tôi thì ở tiểu bang khác nên chi một vài vị thuốc trong toa này lại không được mấy hữu dụng, như ở đây không có form TR-205.
Kiem (ll)
Hình minh họa
Thực ra hoàn cảnh không đến nỗi hoàn toàn bó tay như vậy. Trước hết, không phải trường hợp nào viên cảnh sát cũng có lý. Ngược lại là khác. Thứ hai, luật pháp cho chúng ta khá nhiều cơ hội để biện bạch.
Trong nhiều trường hợp, chúng ta có thể kháng biện mà không phải dùng tới khả năng Anh ngữ trước tòa. Lần trước, Phạm Ðình có đề cập trường hợp chống ticket bằng thư, tiếng tòa án gọi là TBWD (Trial By Written Declaration). Khi mình gửi thư chống ticket, viên cảnh sát phải có văn bản trả lời. Nếu y không gửi mình đương nhiên thắng. Nếu y viết rồi gửi tường trình, và tòa xử mình thua (guilty), thì mình vẫn có thể xin đi học lớp xóa ticket, nhất là khi giấy gửi đến nhà trước đó đã cho biết mình có quyền được như vậy. Ðối đế lắm thì xin được ra tòa trong một phiên xử mới (trial de novo). Nhớ rằng đây là phiên xử mới, tức là mọi sự coi như mới bắt đầu, những gì đã qua (trong phiên xử bằng văn bản TBWD) là không tính. Viên cảnh sát vẫn phải đến tòa một lần nữa. Nếu y nghĩ rằng đã gửi tường trình trước đó rồi nên không đến, thì coi như mình thắng.
Nhiều người gốc Việt, trong số đó có người quen của Phạm Ðình, đã chọn ra tòa ngay cả khi chưa biết đến cơ hội TBWD hoặc có giờ để tham khảo vụ việc như chúng ta đang làm hiện nay. Và họ thắng. Ðến lần mình, nếu bạn muốn chống giấy phạt, có thể bạn có nhiều cơ may hơn họ.
Ðể trả lời chung cho nhiều bạn đã liên lạc trong tuần qua, Phạm Ðình xin ghi lên đây những mẫu đơn liên hệ trong việc xin chống ticket qua thư TBWD.
Ðiều luật vi phạm được ghi ở phần “Code” trong giấy phạt.
1 – Ðây là mẫu đơn bạn có thể viết tay và phải gửi trước để xin được TBWD. Nội dung như sau:
Date:
(Your Name)
(Address)
(City, State Zip)
(Court’s Name)
(Address)
(City, State Zip)
Re: Case Number (Ticket #); Request For A Trial By Written Declaration
To Whom It May Concern:
Per Vehicle Code section 40902 (a) and Rule of Court 4.210 (b)(2), I am hereby requesting a trial by written declaration.
Per said rule, I expect to receive from you my appearance date along with forms TR-200 and TR-205. You may mail them to my address found above.
Please also include a statement as to the amount of bail so that I may enclose it with my TR-205.
Thank you for your assistance.
Sincerely,
(signature)
(Your Name)
Nguồn: www.helpigotaticket.com
Ðiều quan trọng là phải nộp đơn này trước ngày hầu tòa có ghi trên giấy. Tốt nhất là đến tòa để trao cho thư ký, đồng thời nhận luôn 2 mẫu đơn TR-200 và TR-205 về để điền. Bằng không thì người ta sẽ gửi về cho mình. Ðơn TR-200 chỉ là tờ hướng dẫn. Ðơn TR-205 mới là tờ tường trình. Tờ này cũng phải gửi đến cho tòa trước ngày hầu tòa.
Xin nhắc lại: Ðơn TR-205 mới là tờ tường trình chi tiết để tòa dựa vào đó mà cứu xét. Nên khi mình đến tòa để trả lời “not guilty” và xin được trình bày qua đơn, thì người thư ký tòa có thể đưa ngay tờ đơn TR-205 và bảo mình làm để nạp tại chỗ. ÐỪNG bao giờ làm như thế. Tờ giấy mình nộp tại chỗ chỉ là cái đơn giản dị viết trên đây mà thôi. Còn chính tờ TR-205 thì cần mang về nhà để có thời gian lập luận, tìm bằng chứng, và tham khảo với những người hiểu biết, nếu có.
2 – Những điều cần biết trước khi điền đơn TR-205, chống ticket qua văn bản
Ðể đạt được hiệu quả tối đa, chúng tôi cần nói thêm về việc chống ticket qua văn bản. Trong bất cứ một cuộc so tài nào, mình cần phải biết rõ người, rõ ta. Về phần “ta” thì đã hẳn là bị oan (?).Nhưng còn phía “người” tức là viên cảnh sát, y dựa vào cái gì để phạt mình? Trên ticket có ghi ra điều luật mà viên cảnh sát cáo giác mình vi phạm. Ðó là một điều cần phải nghiên cứu. Sau nữa, y đứng từ góc cạnh nào, quan sát ra sao mà cho rằng mình vi phạm. Ðiều này, y ghi lại trong biên bản riêng. Ðây là một tài liệu khác mình cần phải biết. Có 2 nguồn tin tức này rồi, chúng ta mới biết cách phải biện hộ ra sao, dù là bằng lời hoặc trên giấy. Ðây là 2 công việc mình phải làm, ngay sau khi nhận được giấy phạt và quyết định tuyên bố “không có lỗi.”
Tra cứu nội dung điều luật vi phạm:
Khi nhận ticket chúng ta chỉ biết đại khái là “bị phạt vì vượt đèn đỏ,” “vượt Stop sign,” “quẹo trái không đúng chỗ,” hoặc “chạy quá tốc độ cho phép,”… chứ ít khi hiểu mình bị cáo tội chiếu theo điều khoản nào. Nếu có cơ hội tìm hiểu điều đó, chúng ta sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng mình không phạm lỗi như đã qui kết, bởi vì luật nói khác hẳn. Bạn lạ ư? Không phải người cảnh sát nào cũng nhớ đúng từng chữ trong điều khoản luật mà y nại ra để cáo tội chúng ta. Thậm chí, y còn ghi biên bản sai nữa.
Xin lấy một thí dụ: Bạn bị phạt vì quẹo U-turn trái phép, theo điều khoản 22103 trong bộ luật Vehicle Code tại California mà cảnh sát có ghi ra trong giấy phạt. Thì rõ ràng đúng là như vậy. Bạn đã tính đóng phạt cho xong. Vô tình mở bộ luật Vehicle Code ra thì chúng ta đọc được chi tiết của điều khoản này như sau:
No person in a residential district shall make a U-turn when any other vehicle is approaching from either direction within 200 feet, except at an intersection when the approaching vehicle is controlled by an official traffic control device.
Tạm dịch: Không được vòng chữ U trong khu dân cư khi có một xe khác đang tiến đến – từ một hướng nào nào đó – chỉ cách xe mình chưa tới 200 feet, trừ khi đó là ngã tư và xe kia bị bảng hiệu giao thông kềm chế.
Nhớ rằng, để kết tội thì bên phía công tố phải chứng minh rằng chúng ta đã vi phạm TẤT CẢ mọi chi tiết trong điều luật trên, nghĩa là:
-Con đường đó nằm trong khu dân cư.
-Bạn thực sự có quẹo chữ U.
-Có một chiếc xe khác đang từ phía kia chạy lại, hoặc chạy đằng sau lưng mình, chỉ cách mình khoảng 200 feet hoặc ít hơn.
-Xe kia không bị bảng hiệu giao thông (đèn đỏ hoặc Stop sign) kềm chế tại ngã tư.
Nếu chỉ có MỘT trong 4 chi tiết nêu trên không xảy ra thì bạn không vi phạm điều luật được trưng dẫn, mặc dầu rõ ràng mình có quẹo U-turn. Thí dụ: Khu đó không phải là khu dân cư; hoặc, không có xe nào đằng trước hoặc đằng sau; hoặc có một xe chạy tới nhưng còn cách xa, trên 200 feet. Theo Luật Sư David Brown trong cuốn “Beat the ticket: Go to Court and Win” thì chỉ cần MỘT trong các điều trên là bạn đã thắng ông/bà cảnh sát rồi.
Sự phân tích như vậy xem ra tỉ mỉ quá. Thế nhưng, đó đúng là cách áp dụng luật pháp tại Hoa Kỳ. Luật sư biện hộ cho chúng ta, quan tòa ngồi ghế xét xử chúng ta đều phải dựa vào từng chữ trong văn bản như thế.
Ông Geo McCalip đưa ra một trường hợp chính ông bị phạt: Ðương sự đang đi trên xa lộ I 110, vận tốc tối đa được phép đi khi đó là 55 dặm. Nhưng Geo phóng tới 75 dặm. Ðương nhiên, ông bị giáng một cái Overspeeding ticket, trong đó cảnh sát tuần tra xa lộ ghi là 70 dặm, vi phạm điều luật 22350. Khi về nhà tra vấn lại thì điều luật đó ghi như sau:
22350. No person shall drive a vehicle upon a highway at a speed greater than is reasonable or prudent having due regard for weather, visibility, the traffic on, and the surface and width of, the highway, and in no event at a speed which endangers the safety of persons
Tạm dịch: Không ai được lái xe trên xa lộ với vận tốc lớn hơn mức hợp lý và thận trọng sau khi đã để ý tới điều kiện thời tiết, tầm nhìn, xe cộ chung quanh, mặt đường, lòng đường; và không vì lý do gì mà chạy ở tốc độ gây nguy hiểm cho con người.
Ông nhận thấy rằng, lẽ ra phải ghi phạt theo điều luật 22349 (a), tức là vượt quá tốc độ tối đa được phép, thì viên cảnh sát lại ghi 22350 với nội dung như trên. Trước tòa, ông xác nhận có chạy vượt tốc, nhưng không gây nguy hiểm gì cho ai như người cảnh sát cáo tội ông theo điều 22350. Ông thắng kiện: Không vi phạm như trong giấy phạt. Còn điều ông vi phạm (22349-a) thì lại không có trong giấy phạt!
Dĩ nhiên, Geo là tay đáo để, nhưng đương sự hoàn toàn làm đúng theo luật pháp. Trong số chúng ta, thiếu gì người còn “đáo để” hơn, và cũng có đủ khả năng ngôn ngữ để làm như ông mà không làm. Chỉ bởi vì, không biết rằng mình có thể vận dụng luật pháp được như vậy.
Các bạn có thể hỏi, “nhưng làm sao để tra tìm được điều khoản luật? Luật sư họ mới biết, chứ mình dân đen thì biết tra tìm nơi đâu?” Dễ lắm! Ðể biết rằng mình bị cáo vi phạm điều luật nào, bạn có thể xem trong phần Code and Section của giấy phạt, chẳng hạn: VC21453(c). Rồi tham khảo trong thư viện, hoặc tốt nhất là tra cứu qua mạng. Có thể gõ ký hiệu của điều khoản luật nói trên vào Google Search, là tìm được ngay. Bằng không, gõ chữ (California) Vehicle Code vào bảng Search cũng được. Thay chữ California bằng tên của tiểu bang mình. Bạn nào không quen truy cập Internet có thể liên lạc: Trong khi viết bài hàng tuần, Phạm Ðình truy tìm giúp bạn cũng không sao. Chỉ là tìm giúp và kể kinh nghiệm đã qua cho các bạn nghe chơi, chứ anh chàng này không có chuyên môn và kiếm sống bằng dịch vụ tư vấn luật pháp đâu nhé.
Ðó mới chỉ là nói về vận dụng nội dung của điều khoản luật. Lần sau chúng ta sẽ nói về một quyền hạn khác: Làm sao xem biên bản riêng trong sổ tay của viên cảnh sát để biết y ghi gì về sự vi phạm của chúng ta?
Phạm Ðình
———————————————————————————————————————
Xin xem the^m:
Phạm Ðình
Người ta ước lượng có khoảng 115,000 tài xế bị lãnh ticket mỗi ngày trên toàn quốc Hoa Kỳ. Gần như không thể tưởng tượng được! Ðể có một ý niệm rõ hơn, xin qui thành tiền như sau: Hơn bù kém, đổ đồng mỗi ticket $150.00, thì trong một ngày ngân sách nhà nước thâu vào $17,250,000 (hơn 17 triệu đô!). Trong một năm 365 ngày, tổng số tiền thâu vào cho két bạc nhà nước các cấp là $6,296,250,000 (gần 6 tỷ 300 triệu đô!)
“Kỹ nghệ” ghi giấy phạt chiếm gần $6 tỷ 300 triệu đô một năm tại Hoa Kỳ.
Thật khó mà tưởng tượng nổi cái “kỹ nghệ” ghi giấy phạt lại béo bở đến như vậy. Có nhà kinh tế đề nghị nên xếp cái kỹ nghệ này vào danh sách Fortunes 500, tức là những cơ sở kinh doanh lớn hàng đầu tại Hoa Kỳ.
Thế nên, việc các ông bà cớm phục kích ở góc đường, ẩn một nơi kín đáo để rình “chộp” và ghi giấy phạt cho những người lái xe vô ý là một chuyện không phải không đáng làm! Hoặc, đôi khi mình nghe nói họ có chỉ tiêu mỗi tháng phải ghi được bao nhiêu giấy phạt dường như không phải là chuyện diễu, nói cho vui… nhất là khi ngân sách cơ quan đang thiếu trước hụt sau.
Về phần chúng ta, làm gì để bảo vệ cái túi tiền còm cõi của mình? Lái xe cẩn thận hơn? Nhiều người bảo rằng mình cứ tuân thủ đúng luật giao thông thì ai làm gì được! Ðúng vậy! Nhưng dù cẩn thận cách mấy cũng có lúc vô ý và bị chộp, chưa kể tới những lúc bị… phạt oan. Chính vì thế, trong rất nhiều trường hợp, chúng ta nên ra tòa để khiếu nại. Ðây không phải là ý kiến của giới luật sư, những người sống nhờ vào dịch vụ bào chữa tại tòa án! Xin đan cử một người từ tầng lớp bình dân: Ông Geo McCalip. Ông này 100% là dân đen (không nhất thiết là da đen), nhưng rất bất mãn về cái chỉ tiêu giấy phạt của sở cảnh sát. Thậm chí, ông đã bỏ tiền túi thiết lập một trang Web www.helpigotaticket.com để phổ biến tin tức miễn phí về cách làm sao để “chống” giấy phạt. McCalip không cổ võ thói lái xe bạt mạng, liều lĩnh đưa đến tai nạn giao thông, nhưng ông tin rằng phần lớn giấy phạt được ghi ra vì động lực… tiền bạc, hơn là vì lý do an toàn đường phố. Theo ông thì cảnh sát rất phóng tay khi ghi giấy phạt, vì họ biết rằng, đa số “nạn nhân” sẽ ngoan ngoãn móc hầu bao. Ở đâu cũng vậy, không ai muốn phiền nhiễu với tòa án. Ông bà mình đã nói, “Vô phúc đáo tụng đình” mà! Trong khi đó, về phía nhân viên công lực, ghi một cái giấy phạt thì họ chỉ được từ lợi tới… lợi. Nếu con mồi chịu phép thì cơ quan có tiền, và biết đâu nhân viên cảnh sát ghi nhiều giấy phạt lại được khen thưởng. Nếu nạn nhân không ngoan ngoãn nạp mạng mà lại ra tòa để khiếu nại và… thắng kiện, thì ông bà cảnh sát ghi cái giấy phạt vô duyên đó cũng chẳng mất mát gì!
Vì thế nhiều đoàn thể công dân chủ trương rằng, cần tranh đấu để loại trừ ý niệm “lợi nhuận” ra khỏi cái công tác lẽ ra phải thực thi vì đạo đức chức nghiệp này. Nếu có nhiều người lên tiếng tại tòa án để chống phạt, và chính phủ không còn kiếm ra tiền mỗi khi một viên cảnh sát quệt bút trên giấy nữa, thì khi đó số ticket phát ra chắc chắn sẽ sụt hẳn. Và nếu có một đạo luật phê bình những viên cảnh sát ghi giấy phạt bị chống và bị vô hiệu hóa thì chắc chắn ngành công lực sẽ làm việc thận trọng hơn khi truy tố công dân của mình. Tòa án gạt được nhiều vụ làm khổ dân không đáng thì ngân sách ngành tư pháp cũng đỡ hao hụt.
Thế nhưng đó là chuyện “nếu…” một cái “nếu” không biết bao giờ mới xảy ra. Còn bây giờ thì ticket đã cầm trong tay, mà mình lại có nhiều cái kẹt. Chẳng hạn: Không đủ tiêu chuẩn đi học lớp xóa ticket, không đủ tiền đóng phạt, hoặc mình cảm thấy quá oan ức, còn tay cớm quá khó và hống hách… Nên nhất quyết chống phạt (fight the ticket).
Ðến đây cần phải minh định một điều, Phạm Ðình luôn luôn trân trọng sự hiện diện của lực lượng cảnh sát và sứ mạng bảo vệ trị an của họ. Sự khiếu nại được nêu ra trước hết là quyền hạn của một người dân Mỹ, sau nữa không thể phủ nhận có nhiều trường hợp lạm quyền hoặc quá tay, gây phản tác dụng trong xã hội.
Có rất nhiều người cho rằng, chọn con đường khiếu nại tức là đương nhiên từ bỏ quyền xin đi học lớp xóa ticket. Không hẳn là như vậy. Nếu có đủ tiêu chuẩn đó, thì mình vẫn có quyền xin tòa cho đi học lớp xóa ticket sau khi đã bị thua kiện, chiếu theo điều khoản luật California Rule of Court 4.104(c)(3): “A defendant who is otherwise eligible for traffic violator school is not made ineligible by entering a plea other than guilty or by exercising his or her right to trial… (tạm dịch: Người đã có đủ tiêu chuẩn để học lớp xóa ticket thì không vì hành xử quyền ra tòa hoặc không nhận tội ngay mà bị mất tiêu chuẩn đó…)
Tuy nhiên, mình nên chờ tòa thông báo cho mình cái quyền được đi học trước đã rồi hãy khai “not guilty” và xin ra tòa. Ðó là nói về những người có quyền đi học mà sợ bị mất cái quyền đó. Ðối với những người không có quyền đi học thì vấn đề này không cần đặt ra.
Chống giấy phạt chưa hẳn đã là ra tòa. Mình có thể theo một đường dễ hơn. Xin nói về cái đường dễ hơn đó trước khi đề cập tới việc phải hiện diện trong phiên xử. Ðó là xin khiếu nại bằng thư (trial by written declaration, TBWD).
Xin nhắc lại một lần nữa, người viết bài này là dân đen 100%, không phải chuyên gia luật pháp. Những điều nói ở đây là ý kiến tham khảo nơi những người dân phải đơn thân chống lại giấy phạt. Xin coi như những kinh nghiệm trao đổi bên tách trà ở ngoài vườn, sau khi vừa mới giúp nhau làm một công tác bảo trì nào đó cho chiếc xe, như thay nhớt hoặc thay nước coolant v.v… Quí bạn có thể tham khảo luật sư cho trường hợp riêng của mình.
Mục đích của việc xin khiếu nại bằng thư là để… câu giờ! Nếu viên cảnh sát không thể đáp ứng được thì cái ticket đương nhiên bị hủy bỏ, và chúng ta… “bất chiến tự nhiên thành.” Vậy, để việc câu giờ thêm hiệu quả, chúng ta có thể xin tòa triển hạn cho chúng ta nhiều lần. Muốn xin triển hạn thì đến tòa, gặp người thư ký tại cửa sổ tiếp khách, trình giấy phạt và xin triển hạn ngày hầu tòa. Tòa án ở California chỉ cho triển hạn một lần. Khi không còn xin triển hạn được nữa, thì sẽ nộp đơn xin trình bày sư việc qua thư (TBWD).
1. Ðầu tiên thông báo với tòa rằng mình không có lỗi (not guilty plea) và xin được xét xử qua TBWD. Mình viết sẵn một lá thư để yêu cầu việc đó. Ngoại trừ những điều căn bản của một lá thư thông thường – như ngày tháng, tên người gửi và người nhận, địa chỉ, số ticket No… lá thư đại khái như sau:
“Trích yếu: xin cho phép gửi văn bản để trình bày sự kiện TBWD”
“Theo bộ luật về xe hơi, tôi xin phép được xét xử bằng lời khai qua văn bản. Xin quí tòa gửi cho tôi 2 lá đơn TR-200 và TR-205, đồng thời cho biết số tiền thế chân tại ngoại (bail amount).”
Ðại thể là như vậy. Tuy nhiên, nếu bạn nào muốn có mẫu thư viết sẵn bằng tiếng Anh, xin liên lạc. Phạm Ðình sẽ rất vui lòng gửi bạn thư mẫu đó.
2. Ðến tòa đưa tận tay cho thư ký hoặc gửi thư ít nhất 2 tuần lễ trước ngày ra tòa được ghi trong giấy phạt hoặc cái ngày đã được triển hạn. Nếu gửi qua bưu điện, xin nhớ gửi bằng thư Certified Mail, có hồi báo (Return Receipt), không cần gửi bảo đảm. Phí tổn chỉ dưới $10.
3. Tòa sẽ gửi lại cho bạn đơn TR-200 và TR-205, cho biết số tiền bạn thế chân tại ngoại là bao nhiêu. Số tiền này sẽ tương đương số tiền phạt. Nếu sau này mình thắng kiện, tiền thế chân sẽ được hoàn lại. Nếu trực tiếp đến gặp thư ký tòa, đơn sẽ được trao ngay tận tay.
4. Ðơn TR-200 chỉ là những lời chỉ dẫn. Còn đơn TR-205, Request for Trial By Written Declaration mới thực là bản tường trình về sự kiện xảy ra, trong đó có phần “STATEMENT OF THE FACTS” (tường trình sự kiện) là quan trọng nhất. Nếu tự trong thâm tâm cảm thấy không mấy chắc ăn, mục đích chống giấy phạt chỉ để kéo dài thời gian, để cầu may, để giảm tiền phạt… thì bạn không nên viết gì nhiều, chỉ cần đề một câu, “I stand by my plea of not guilty” (tôi giữ lập trường đã khai là không có tội).
Nếu thực tâm tin rằng mình không có lỗi và có đủ chứng cớ, thì “Statement of the facts” là nơi để mình trình bày, đồng thời kèm thêm các bằng chứng như hình chụp hiện trường, lời khai của nhân chứng…
ÐỪNG nói gì về việc đi học lớp xóa ticket nếu bị xử thua kiện trong thư này. Bởi vì nếu thực sự thua kiện, mình vẫn có thể yêu cầu được đi học, như đã nói ở phần trên.
Nhớ gửi đơn TR-205 này đi trước ngày hạn chót hầu tòa (appearance date) bằng thư Certified Mail với Return Receipt, hoặc đến tận tòa để trao tay cho thư ký.
4. Tòa án nhận đơn, báo cho viên cảnh sát ghi giấy phạt biết về đơn kháng nghị của bạn. Nếu vì bất cứ lý do gì, ông/bà cớm không trả lời thư kháng nghị này, bạn đương nhiên thắng kiện. Ðó không phải là điều ít khi xảy ra.
Trong thời hạn 90 ngày sau ngày hạn chót hầu tòa, bạn sẽ nhận được thư trả lời. Nếu là thư thông báo bãi bỏ vụ việc (dismissal), thì bạn đã hoàn toàn chiến thắng. Nếu đó là quyết định giảm bớt tiền phạt, bạn cũng chiến thắng phần nào. Tuy nhiên, nếu không hài lòng với quyết định đó, bạn có thể xin một phiên xử mới (trial de novo), cũng như trường hợp bị xử thua hoàn toàn.
Ðể xin một phiên xử mới, bạn phải điền đơn TR-220, có mẫu sẵn trên mạng, và gửi đi trong thời hạn 20 ngày sau khi nhận được quyết định của tòa. Ðó là chuyện chúng ta sẽ bàn thêm trong bài lần sau.
Phạm Ðình
dinhcpham@yahoo.com
Tags: Traffic