5. Cuộc chiến chống bán phá giá với EU
Tháng 4/2006, EU áp thuế chống bán phá giá lên giày da Trung Quốc với mức khởi điểm 4,8% và sau 5 tháng sẽ tăng lên 19,4%. Đến tháng 12/2009, EU lại gia hạn mức thuế trên thêm 15 tháng nhằm bảo hộ thị trường giày da châu Âu.
Để đáp trả, chỉ vài ngày sau, Bắc Kinh tuyên bố đánh thuế chống bán phá giá lên các sản phẩm bu lông và ốc vít từ EU. Theo thông báo của Bộ Thương mại Trung Quốc, mức thuế này dao động từ 6,1% đến 26% và sẽ kéo dài trong 5 năm.
Năm 2009, EU áp thuế chống bán phá giá lên sản phẩm thép ống nhập khẩu từ Trung Quốc. Thời hạn là 5 năm với mức thuế cao nhất có thể tới 39,2%.
Tháng 10/2011, Trung Quốc cũng tuyên bố đánh thuế chống bán phá giá lên sản phẩm Caprolactam (một hợp chất được sử dụng trong polymer tổng hợp) của Mỹ và EU. Quy định này có hiệu lực trong 5 năm với mức tối đa là 25,5%.
Đầu tháng 1/2012, Liên minh châu Âu EU chính thức thu thuế thải khí CO2 lên những hãng hàng không bay vào các quốc gia châu Âu, với mục đích chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, theo ước tính, việc này sẽ khiến vé máy bay tăng lên 2 – 12 euro cho một chuyến trung bình và 4 – 24 euro cho một chuyến xuyên Đại Tây Dương. Vì vậy, Trung Quốc đã cực lực phản đối chính sách trên và ra lệnh cấm các hãng hàng không nước này trả thuế, bắt đầu từ ngày 6/2.
6. Cuộc chiến dầu đậu nành từ Argentina
Ngày 1/4/2010, Trung Quốc thông báo cấm nhập khẩu dầu đậu nành từ Argentina với lý do các sản phẩm này không đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Cụ thể, dầu đậu nành của Argentina có chứa dung lượng chất hòa tan dùng trong xử lý quá tiêu chuẩn quy định. Trung Quốc là nước tiêu thụ dầu đậu nành lớn nhất thế giới, trong khi Argentina là nước xuất khẩu sản phẩm này lớn nhất, cung cấp tới 75% nhu cầu cho Trung Quốc. Đại sứ Trung Quốc sau đó đã bị chính phủ Argetina triệu tập để phản đối quyết định trên.
Giới chuyên gia nhận định, đây chỉ là một hành động nối tiếp cuộc chiến thương mại dai dẳng của hai quốc gia. Trong những tháng trước đó, Argentina đã ra lệnh hạn chế nhập khẩu nhiều hàng hóa từ Trung Quốc để bảo vệ thị trường trong nước. Một số sản phẩm như giày dép và hàng dệt may của nước này còn bị áp thuế nhập khẩu. Chính phủ Argentina cho rằng hành động này là cần thiết để tránh việc hàng phá giá của Trung Quốc lũng đoạn thị trường nước này.
Đến ngày 11/10/2010, Trung Quốc đã đồng ý cho hai công ty dầu hạt và ngũ cốc nhà nước nhập khẩu lại dầu đậu nành từ Argentina. Lệnh cấm của Trung Quốc đã ảnh hưởng đáng kể đến ngân sách của Argentina khi có tới 32% thuế xuất khẩu dầu đậu nành được nộp cho chính phủ.
7. Chiến tranh thương mại Trung – Ấn
Tháng 9/2008, Ấn Độ ban lệnh cấm nhập khẩu sữa và các sản phẩm làm từ sữa của Trung Quốc do scandal nhiễm chất tẩy trắng melamine. Sau đó, nước này đã nhiều lần gia hạn lệnh cấm cho đến tận 24/6/2013 và còn cấm nhập đồ chơi Trung Quốc không đạt tiêu chuẩn an toàn và điện thoại di động không có số IMEI (được dùng để theo dõi việc mua bán và sử dụng sản phẩm).
Việc này đã khiến Trung Quốc rất bất bình. Sau lần gia hạn đầu tiên của Ấn Độ, Tổng cục Quản lý chất lượng của Trung Quốc đã cảnh cáo sẽ điều tra độ an toàn và chất lượng các sản phẩm nhập khẩu từ nước này, bao gồm hải sản, các sản phẩm làm từ sữa và dầu vừng. Mục đích là gây sức ép buộc Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm trên. Một quan chức nước này còn tuyên bố: “Thực ra chúng tôi vẫn rất tôn trọng Ấn Độ khi không cấm nhập khẩu các sản phẩm của họ”.
Source: Tonghop
Tags: Những cuộc chiến thương mại thù nghịch của Trung Quốc (II)