by Vo Duc Dien
Năm mới chắc nhiều người đi chùa chiền, xem bói toán, tử vi. Tiện đây có vài hàng viết về lịch Âm Dương để quý vị đối chiếu.
Âm Lịch là lịch mặt trăng. Lập nên theo biểu kiến mặt trăng quay quanh trái đất. Trái đất quay quanh mặt trời một vòng mất 365 ngày 6 giờ 9 phút 9 giây. Từ Xuân phân trở về Xuân phân cần 365 ngày 48 phút 46 giây.
Quỹ đạo vận hành của mặt trăng gọi là bạch đạo. Bạch đạo và hoàng đạo là hai quỹ đạo tròn lớn trên thiên cầu giao lệch nhau 5 độ 9′. Mặt trăng quay một vòng quanh trái đất hiện khuất hai lần với hoàng đạo, qua 27 ngày 7 giờ 43 phút 11 giây rưỡi là thời gian cần thiết cho một vòng quay của mặt trăng, gọi là tháng hằng tinh.
Khi mặt trăng quay quanh trái đất, do trái đất quay nên vị trí với xích đạo thay đổi tới khoảng hơn 27 độ. Còn mặt trăng mỗi ngày dịch chuyển 13 độ 15′. Cho nên mặt trăng tự quay hết một vòng quanh trái đất trở lại chu kỳ cần 29 ngày 12 giờ 44 phút 2 giây 8, gọi là tháng sóc vọng. Bởi vì số ngày trong mỗi tháng không thể kể thêm mấy giờ mấy phút cho nên âm lịch theo tháng đủ 30 ngày, tháng thiếu 29 ngày.
Âm Lịch mỗi tháng ngày lập lại chu kỳ là mồng 1, tới khoảng ngày 15 trăng tròn. Mỗi năm lấy ngày sóc (ngày mồng 1) tiếp cận lập xuân làm ngày đầu năm. Vì rằng trái đất quay một vòng quanh mặt trời thì mặt trăng quay quanh trái đất 12 1/3 lần. Để cho tròn số mỗi năm có 12 tháng với 354 ngày, thiếu 11 ngày. Trong 3 năm sẽ dư khoảng 32 ngày. Cho nên Âm Lịch cứ 3 năm phải bù thêm 1 tháng nhuận để cân bằng.
Cứ 19 năm phải bổ sung 7 tháng nhuận. Vì vậy tháng nhuận là tháng hữu tiết vô khí. Năm có tháng nhuận là năm nhuận. Năm bình thường có 12 tháng. Năm nhuận có 13 tháng. Âm Lịch tháng đủ 30 ngày, tháng thiếu 29 ngày.
Dương Lịch còn gọi là lịch mặt trời, tức là công lịch hiện hành, là lịch pháp quốc tế. Khi mặt trời đi qua điểm xuân phân, theo hướng đông của hoàng đạo đi một vòng trở về điểm Xuân phân phải trải qua 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây, là một năm hồi qui. Lấy tròn 365 ngày là 1 năm thì c`n thiếu 5 giờ 48 phút 46 giây, tức 4 năm đủ một ngày. Cho nên cứ 4 năm tăng thêm một ngày theo vị trí vào tháng 2. Tháng 2 năm bình thường có 28 ngày, năm nhuận tháng 2 có 29 ngày. Như vậy là năm bình thường có 365 ngày. Năm nhuận có 366 ngày.
Nếu 4 năm có một năm nhuận thì (5 giờ 48 phút 46 giây)*4 = 23 giờ 15 phút 04 giây. Như vậy cứ một lần nhuận thì quá lên 44 phút 56 giây, dồn 25 lần nhuận là 17 giờ 58 phút 24 giây = 3/4 ngày. Như vậy cứ 100 năm bỏ một lần nhuận, cho đến 400 năm lại không bỏ nhuận. Nếu cứ 4 năm có một năm nhuận và cứ 400 năm giảm 3 nhuận, tính bình quân mỗi 365 ngày 5 giờ 49 phút 12 giây cần 3 ngàn năm sau mới có 2 ngày lệch.
Phương pháp bố trí nhuận là nằm trên lối sử dụng lấy kỷ nguyên dương lịch tính số của năm chia cho 4 để lấy năm nhuận, năm không nhuận. Số của năm thế kỷ nếu chia hết cho 4 thì là năm nhuận. Thí dụ năm
1956 là năm nhuận thì năm thế kỷ 1600 hoặc 2000 đều là năm nhuận.
Ngoài ra như năm 1900 không nhuận.
Dương Lịch mỗi năm 12 tháng. Từ tháng 1 đến tháng 7, tháng số lẻ là 31 ngày. Tháng số chẵn là 30 ngày. Từ tháng 8 đến tháng 12, tháng số lẻ là 30 ngày tháng số chẵn là 31 ngày. Tháng 2 năm bình thường có 28 ngày, năm nhuận 29 ngày.
Mỗi năm có 24 tiết khí, gồm 12 tiết, 12 khí. Sắp xếp tiết khí xem kẽ nhau một tiết một khí lệch nhau khoảng 15 2/10 ngày, cho nên mỗi tháng có một tiết một khí. Nếu đối chiếu tiết khí với tháng, bình quân 2 tiết hoặc 2 khí lệch nhau khoảng 30 4/10 ngày, mà theo âm lịch số ngày trong mỗi tháng khoảng 29 ngày. Cho nên cứ khoảng 34 tháng sẽ gặp 2 tháng hữu tiết vô khí với hữu khí vô tiết. Cho nên phàm là tháng hữu khí vô tiết thì không thể là tháng nhuận. Tháng hữu tiết vô khí mới là tháng nhuận của âm lịch.
Xác định năm nhuận của Âm Lịch:
N: Năm Dương Lịch
d: kim số
N = 19*q + d
nếu d = 0, 3, 6, 9, 11, 14 or 17 thì năm đó là năm nhuận.
TQS (st)