Làm thế nào để trở thành phi công?

Phạm Quang Khiêm
Lời tòa soạn: Sau bài viết “Đời phi công tại Mỹ” đăng trên Việt Mercury số 98 tháng Mười Hai 2000, nhiều độc giả đã muốn biết thêm chi tiết về cách thức để trơœ thành phi công.
Bài viết dưới đây cuœa ông Phạm Quang Khiêm, hiện lái phaœn lực Airbus cho hãng US Airways sẽ đáp ứng phần nào thắc mắc của bạn đọc.
Quan niệm sai lầm của người Việt tại Mỹ là nghề phi công chỉ dành cho Mỹ. Sự thật thì nếu bạn có bằng phi công dân sự, hộâi đủ điều kiện về kinh nghiệm thì bạn sẽ được các hãng hàng không lớn nhỏ tại Hoa Kỳ mướn như bao nhiêu phi công người Mỹ khác cộng với một điểm rất quan trọng là tất cả các hãng khi mướn nhân viên phi hành đều dành 10% ưu tiên cho sắc dân thiểu số trong đó có phái nữ, dân da màu.
Nghề phi công bên Mỹ khơœi đầu bằng maœnh bằng nhưng nếu chưa có kinh nghiệm thì khi mới ra trường phải xin bay cho các hãng nhỏ để thu thập kinh nghiệm và lấy giờ bay. Có khi phải xin làm cho một công ty tư với đồng lương thấp tại một làng quê không chừng.
Theo như dự đoán của Bộ Giao Thông Liên Bang thì trong vòng 10 năm tới ngành hàng không tại Hoa Kỳ sẽ phát triển mạnh và thiếu rất nhiều phi công, vì một số rất đông phi công thuộc lứa tuổi của chiến tranh Việt Nam nay đã đến tuổi về hưu.
Có ba phương cách để trở thành phi công: Phương cách thứ nhất như gia nhập vào Không Quân Mỹ vàø hy vọng được chọn vào ngành bay. Bạn sẽ được huấn luyện, và bay một vài năm. Sau khi hết hạn giao kèo ký kết – khoảng bốn năm – ra ngoài dân sự vừa có bằng pilot vừa có kinh nghiệm và giờ bay nên các pilot này được các hãng airlines chiếu cố rất nhiều.
Phương cách thứ hai là ghi danh vào các trường đại học có dạy về hàng không. Họ cũng có chương trình huấn luyện pilot như bên ngoài. Các trường này là: University of Illinois nằm tại thành phố Champaign thuộc bang Illinois, Purdue University tại La Fayette, bang Indianapolis, Ohio State tại Columbus, bang Ohio…

Phương cách thứ ba là ghi danh theo học tại các trường bay địa phương.

Ngoài ra còn có các trường huấn luyện phi công chuyên nghiệp cho tất cả học viên từ lúc chưa biết bay cho đến khi ra trường trở thành phi công có đầy đủ bằng cấp và khi xong còn được giới thiệu đi làm cho các hãng commuter. Thí dụ như trường Emery-Ridle tại thành phố Daytona Beach, bang Florida. Thời gian mà trường này dạy pilot từ lúc khởi đầu đến khi có đầy đủ bằng cấp và giờ bay là khoảng một năm rưỡi.
Ai muốn lấy bằng lái máy bay cũng được cả, y như lấy bằng lái xe hơi vậy thôi. Nghĩa là phải đi học bay, có chút can đảm vì bản tính của người mình hơi nhát gan một tý và … tốn tiền nhiều hơn đi học lái xe hơi! Và còn một cái sợ sệt khác là làm nghề lái máy bay rất nguy hiểm và dễ “chết.” Tuy nhiên theo bản thống kê của Bộ Giao Thông và Vận Tải Liên Bang thì tai nạn do phi cơ gây ra ở một tỷ lệ rất thấp so với xe hơi, xe lửa và tàu thủy.
Khó hay không khó?
Năm 1968, khi mới xong trung học tôi đã bị động viên và vì thích lái máy bay nên xin vào Không Quân Việt Nam. Lúc đó tiếng Anh chưa rành rẽ mà khi qua Mỹ họ cũng dạy bay và trở thành pilot. Bây giờ quí vị hiện ở Hoa Kỳ dù không biết rành rẽ tiếng Anh, nhưng ít ra cũng khá hơn tụi tôi hồi đó nhiều. Chỉ có sự khác biệt là hồi đó tụi tôi học bay không có tốn tiền, cái gì cũng do chính phủ đài thọ, nhưng sau khi về nước thì tụi tôi phải trả nợ bằng chính sinh mạng của mình.
Quí vị nào muốn biết lái máy bay có khó hay không thì cứ việc đi bay thử, tất cả các trường dạy lái máy bay tại địa phương đều muốn có học viên nên nơi nào cũng có màn “Flight Introduction” để họ có dịp khuyến dụ học viên đi học bay rồi khi đã có bằng cấp, đôi khi các học viên này sẽ trở lại mướn hay mua máy bay của họ. Bạn cứ vô phi trường nói là muốn có một “Flight Introduction” họ sẽ cho bạn bay thử khoảng nửa giờ bạn phải trả độ 20 đô la xăng. Khi lên trời quí vị sẽ được cho lái thử một chút cho biết. Sau khi đáp thấy thích thì có thể sẽ trở lại đi học bay còn không thích thì nói để về nghĩ lại chứ không bị ép uổng gì.
Giai đoạn thứ nhứt
Bằng cấp phi công đầu tiên gọi là bằng phi công dân sự Private Pilot. Bạn sẽ ghi tên học tại bất cứ một trường bay dân sự nào. Bạn sẽ được học địa huấn căn bản về luật hàng không, về khí tượng, về cách xem và sưœ dụng bản đồ, phương cách liên lạc không lưu… Sau đó bạn bắt đầu đi học bay căn bản với huấn luyện viên trên loại máy bay nhỏ hai hay bốn chỗ ngồi. Sau khi bay chung với huấn luyện viên khoảng 10 đến 15 giờ tùy theo khaœ năng, bạn sẽ được bay solo một mình không có thầy ngôi kế bên. Trước khi được thả bay một mình bạn cần phải đi lấy một chứng chỉ sức khoẻ phi hành tạm gọi là Student Medical License.
Sau khi bay được khoảng 40 giờ (nếu bạn bay khá thì số giờ này sẽ ít hơn), bạn phải đến một văn phòng của chính phủ để thi viết với 100 câu hỏi (chỉ cần 70 điểm là đậu). Thi viết đậu rồi mới được đi thi lái. Thời gian học phi huấn và địa huấn có thể từ hai đến ba tháng để bạn có số giờ này và cũng có thể ngắn hơn nếu bạn siêng đi bay. Vị huấn luyện viên của bạn có thể đề nghị cho bạn đi thi để lấy bằng Private Pilot. Bạn sẽ bay với một vị giám khảo. Sau khoảng một giờ bay với vị giám khảo nếu vì lý do gì đó bị đánh rớt thì bạn sẽ phải thi lại và nếu bị đánh rớt về phần đáp ngắn (short landing) thì chỉ phải thi lại phần này thôi.
Bình thường thì các huấn luyện viên thấy bạn bay bổng cứng cáp rồi mới dám đề nghị cho đi thi. Nên chuyện thi rớt cũng rất hiếm.
Sau khi đã có bằng Private Pilot thì bạn có quyền vô phi trường mướn loại máy bay nhỏ chở bạn bè đi chơi hay bay từ tiểu bang này sang tiểu bang khác, và chỉ được bay trong những lúc trời tốt mà thôi.
Có bằng phi công dân sự căn bản bạn rồi vẫn chưa có thể đi làm tài xế mướn cho ai được cả. Bạn không có quyền chở bạn bè đi Las Vegas rồi lấy tiền mỗi người 500 đô la khứ hồi! Bạn chỉ có quyền chia tiền xăng nhớt, tiền mướn máy bay với các bạn đồng hành.
Giai đoạn thứ nhì:
Bằng phi công căn bản của bạn chỉ mới đủ để hù dọa mấy người dân thường không biết gì về hàng không, và bạn không được bay trong nhưng lúc trời xấu. Và bạn cũng không được phép bay vào không phận hay đáp tại những phi trường lớn. Bạn cần có một chứng chỉ gọi là Instrument Rating. Bạn sẽ phải đi học bay thêm khoảng 20 giờ bay nữa về phi cụ có nghĩa là trong những giờ học bay này bạn sẽ không được nhìn ra ngoài để bay mà hoàn toàn nhìn vào các đồng hồ trước mặt để bay. Sau khi cất cánh, vị thầy của bạn sẽ cho bạn mang một dụng cụ làm cho bạn không thể nào nhìn ra ngoài được. Bạn bị bắt buộc phải ngó vào các đồng hồ, và theo lịnh của thầy hay của radar dưới đất hướng dẫn bay tới nơi tới chốn mà không cần nhìn ra ngoài. Và bạn cũng sẽ lại phải thi viết 100 câu hỏi về phi cụ Instrument Written Test. Khi sang phần này bạn cũng sẽ qua một lớp địa huấn về phi cụ. Sau đó lại phải đi thi bay với một vị giám khảo khác.
Giai đoạn thứ ba:
Sau khi đã có bằng Private Pilot, có chứng chỉ phi cụ bạn vẫn chưa có ai mướn để bay kiếm tiền được đâu. Bạn phải lấy thêm một chứng chỉ nữa gọi là chứng chỉ phi công thương mại Commercial Rating. Bạn lại sẽ phải qua một lớp học địa huấn khác rồi lại đi thi viết 100 câu hỏi, và sẽ thi bay như những lần trước. Muốn thi lấy chứng chỉ này chính phủ đòi hỏi bạn phải có một số kinh nghiệm và giờ bay tổng cộng khoảng 120 giờ. Bạn sẽ xin theo các pilot khác để kiếm giờ bay và phải có 20 giờ bay trên loại phi cơ complex and high performance, có nghĩa là loại phi cơ phức tạp và có công xuất mã lực cao. Bạn phải tự xếp bánh đáp sau khi cất cánh, ra bánh đáp trước khi hạ cánh và điều khiển công xuất của động cơ thường xuyên. Nghe diễn tả thì có hơi phiền phức và hơi khó hiểu chứ thật ra thì chả có gì lạ.
Bạn lái xe số tự động nhỏ như Toyota Tercel dễ và quen rồi bây giờ phải lái xe van lớn sang số tay, mới đầu hơi lọng cọng nhưng sau một thời gian rồi cũng quen thôi.
Lúc đi học bay bạn luôn luôn được huấn luyện trên loại phi cơ nhỏ cho đỡ tốn kém. Và sau khi đã có tất cả những bằng cấp và chứng chỉ phi công thương mại, bạn có thể bắt đầu xin đi làm tài xế cho tư nhân để kiếm tiền nhưng bạn chỉ bay được loại máy bay nhỏ một động cơ. Ý muốn của bạn là làm sao xin vô các hãng lớn.
Hầu hết các hãng hàng không ơœ Mỹ đều sử dụng loại hai động cơ. Nên bạn sẽ phải bắt buộc đi học và thi lấy bằng hai động cơ Multi-Engines Rating. Học bằng này thì giờ bay đắt tiền gấp bốn lần so với máy bay nhỏ. Nhưng bạn chỉ phải học độ khoảng sáu hay tám giờ cho quen loại phi cơ hai máy rồi đi bay thi. Không phải thi viết phần này.
Sau khi có chứng chỉ hai động cơ bạn có thể nộp đơn vào xin bay cho các hãng nhỏ sử dụng loại hai động cơ đưa đón hành khách từ các tỉnh leœ về các phi trường lớn thường được gọi là commuter. Họ cũng sử dụng loại hai động cơ bán phản lực (turbo-prop) hay loại phản lực (jet) hai máy nhỏ chở khoảng 30-40 hành khách. Dĩ nhiên là sau khi được mướn, bạn sẽ được hãng cho đi học các loại phi cơ phản lực hay bán phản lực này.
Bạn sẽ bắt đầu là một người hoa tiêu phó co-pilot sau một thời gian bạn sẽ được thăng chức lên trưởng phi cơ captain. Bay cho các hãng nhỏ này thì lương chỉ tạm đủ sống. Vào được mấy hãng nhỏ này tuy lương ít vì bạn lái máy bay nhỏ nhưng sau ba tháng thâm niên bạn và gia đình vợ con cha mẹ đều được hưởng các quyền lợi về di chuyển bằng đường hàng không trên toàn nước Mỹ mà không tốn đồng xu nào.
Tuy bay cho hãng nhỏ nhưng các hãng này lại được bảo trợ bởi các hãng lớn. Thí dụ bạn là phi công lái máy bay nhỏ cho hãng United Commuter, tuy rằng mang tên United nhưng chủ là một hãng khác không liên hệ gì với United Airlines, nhưng vì hãng này ký giao kèo với United, chỉ bay chở hành khách của United từ các phi trường lớn ra phi trường nhỏ hay ngược lại. Vì vậy bạn và gia đình được hưởng các quyền lợi di chuyển trên hãng commuter của bạn không mất tiền đồng thời cũng được hưởng quyền lợi di chuyển bên hãng United chính.
Nếu gia đình muốn di chuyển bằng đường hàng không đến một tiểu bang nào đó mà không có đường bay của hãng United thì bạn và gia đình cũng có quyền mua vé của một hãng airlines lớn khác và chỉ phải trả 10% thôi.
Bạn sẽ lại thắc mắc là chỉ muốn làm phi công để được bay các loại Boeing hay Airbus thôi sao giờ lại phải lái ba cái máy bay nhỏ chở 20-30 hành khách này. Câu trả lời là các hãng hàng không lớn khi mướn phi công thường đòi hỏi bạn phải có một số kinh nghiệm và một số giờ bay khoảng từ 1,000 đến 2,000 giờ bay. Bạn muốn có kinh nghiệm và số giờ bay này thì con đường duy nhứt cho các phi công muốn kiếm giờ bay để được vào các hãng lớn là bay cho các hãng commuter, hay bay cho các hãng air taxi. Bay cho các hãng air taxi cũng có khi rất vui vì lắm lúc được bay đến những phi trường xa xăm hẻo lánh khỉ ho cò gáy mà bạn chưa bao giờ nghe nói đến, biết nhiều chỗ lạ. Nên quí bạn trẻ nào muốn thoœa chí “tang bồng hồ thỉ” lúc còn trẻ thì nghề phi công là nghề của bạn. Hoặc là bạn sẽ may mắn xin vào bay cho một công ty tư nhân nào đó như công ty IBM, Rockwell, Ford Motor… Các hãng lớn đều có phi cơ phản lực riêng để di chuyển nhân viên hay ban giám đốc đi họp khắp mọi nơi trên đất Mỹ hay có khi bay cả thế giới. Đây cũng là một cách kiếm giờ bay và lương hướng cũng rất khá.
Hay được mướn vào bay cho một nhà tỷ phú nào đó thì bạn sẽ là tài xế máy bay riêng cho gia đình này.
Ngoài các hãng hàng không chở hành khách bạn còn có thể xin bay cho các hãng chở hàng như Federal Express, UPS hay Airborn Express. Các hãng này cũng trả lương rất hậu. Sau một vài năm bạn cũng sẽ lãnh lương sáu số như ai. Chỉ có điều là các hãng chở hàng hóa này hầu như 90% chỉ bay vào ban đêm còn ban ngày thì pilot ngủ khì.
Từ khi chập chửng bước chân vào học lái máy bay, ai cũng thấy tương lai xa vời vợi. Học ra bác sĩ, tiến sĩ cũng phải mất chín, 10 năm. Học ra pilot nếu các yếu tố về “nhân hòa địa lợi” cho các bạn nào đã quyết chí làm nghề phi công thì trong vòng sáu, baœy năm sau ngày bạn chập chững bước vào nghề, thì đồng lương sáu số không còn là điều mơ tưởng nữa. Các gia đình người Việt đều mong muốn cho con em mình trở thành bác sĩ, tiến sĩ cho nở mặt với họ hàng lối xóm. Phi công lái cho các hãng airlines cũng được sắp hạng ngang hàng với bác sĩ hay luật sư vì họ được gọi là Professional Pilot. Cũng lãnh lương sáu số mà không cần phải quảng cáo rầm rộ để tìm thân chủ và ngày nghỉ thì có rất nhiều so với các nghề khác.
Chỉ có một bất lợi rất lớn là làm pilot khi đi bay phải xa gia đình ba, bốn ngày một tuần là chuyện thường. Bạn nào sợ xa gia đình, vợ con và có vợ hay ghen thì nghề này không phải là nghề của bạn.

VDD (st)

Tags:

Leave a Reply