Nhật Bản đã mất vị trí là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới vào tay Trung Quốc, các số liệu mới nhất sắp công bố dự kiến sẽ xác định tin này.
Nhật công bố số liệu về tổng sản phẩm quốc nội trong quý tư và trong cả năm vào lúc 0850 hôm Thứ Hai, giờ địa phương (2350 GMT Chủ nhật) tại Tokyo.
Nền kinh tế Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng, trong lúc Trung Quốc bùng nổ sản xuất.
Với tốc độ tăng trưởng hiện thời, giới phân tích cho rằng Trung Quốc sẽ vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới trong vòng một thập niên nữa.
“Có thể nói một các thực tiễn rằng trong vòng 10 năm nữa, Trung Quốc sẽ có quy mô tương tự như nền kinh tế Mỹ”, ông Tom Miller từ GK Dragonomics, một tổ chức tư vấn kinh tế đặt tại Bắc Kinh nhận xét.
Vượt lên trước
Đã nổ ra một cuộc tranh luận về việc nói một các chính xác thì Nhật Bản đã bị qua mặt và mất vị trí nền kinh tế lớn thứ nhì trên thế giới vào thời điểm nào.
Một số nhà phân tích nói rằng chuyện này xảy ra trong quý ba năm ngoái.
Tuy nhiên, các số liệu đầy đủ của cả năm sẽ cho phép việc so sánh được tiến hành một cách toàn diện hơn.
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản là 5,39 nghìn tỷ đô la Mỹ trong năm 2010. Số liệu sơ bộ của Trung Quốc cho thấy GDP của nước này trong năm ngoái là 5,75 nghìn tỷ đô la.
Nhật công bố số liệu về tổng sản phẩm quốc nội trong quý tư và trong cả năm vào lúc 0850 hôm Thứ Hai, giờ địa phương (2350 GMT Chủ nhật) tại Tokyo.
Nền kinh tế Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng, trong lúc Trung Quốc bùng nổ sản xuất.
Với tốc độ tăng trưởng hiện thời, giới phân tích cho rằng Trung Quốc sẽ vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới trong vòng một thập niên nữa.
“Có thể nói một các thực tiễn rằng trong vòng 10 năm nữa, Trung Quốc sẽ có quy mô tương tự như nền kinh tế Mỹ”, ông Tom Miller từ GK Dragonomics, một tổ chức tư vấn kinh tế đặt tại Bắc Kinh nhận xét.
Vượt lên trước
Đã nổ ra một cuộc tranh luận về việc nói một các chính xác thì Nhật Bản đã bị qua mặt và mất vị trí nền kinh tế lớn thứ nhì trên thế giới vào thời điểm nào.
Một số nhà phân tích nói rằng chuyện này xảy ra trong quý ba năm ngoái.
Tuy nhiên, các số liệu đầy đủ của cả năm sẽ cho phép việc so sánh được tiến hành một cách toàn diện hơn.
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản là 5,39 nghìn tỷ đô la Mỹ trong năm 2010. Số liệu sơ bộ của Trung Quốc cho thấy GDP của nước này trong năm ngoái là 5,75 nghìn tỷ đô la.
IMF đánh giá kinh tế Nhật Bản dự kiến tăng trưởng khoảng 2,8% trong năm 2010.
Mức tăng trưởng của Trung Quốc dự kiến sẽ ở mức mạnh mẽ hơn nhiều, 10%, một khi các số liệu được cân đối, điều chỉnh và công bố.
“Đáng kinh ngạc”
Sự tăng trưởng của Trung Quốc phần lớn nhờ vào việc ngành sản xuất được rót quỹ đầu tư và việc các ngành công nghiệp trong nước cũng như các cơ sở hạ tầng được mở rộng.
Điều này khiến cho mảng xuất khẩu tăng mạnh sau khi Trung Quốc trở thành một trung tâm sản xuất cho các thương hiệu đa quốc gia muốn hưởng lợi từ nhân công giá rẻ và từ việc các tuyến đường bộ, đường sắt được mở rộng.
“Cơ sở hạ tầng đã được chú trọng,” ông Duncan Innes-Ker từ Cơ quan tình báo kinh tế (EIU) tại Bắc Kinh nói.
“Họ đã đi trước trong việc xây dựng tại những nơi mà mọi người sẽ có nhu cầu. Và bởi các cơ sở hạ tầng đã có, các công ty đã tìm tới những nơi đó.”
Khi tăng trưởng, kinh tế Trung Quốc tạo ra việc làm mới khiến người dân rời bỏ vùng nông thôn và nghề nông để lên các trung tâm đô thị tìm việc làm có thu nhập cao hơn.
Ông Miller từ công ty vấn Dragonomics GK nói: “Đô thị hóa là một thay đổi quan trọng về mặt cấu trúc xã hội ở Trung Quốc trong 30 năm qua.”
Cùng lúc, đầu tư nước ngoài đổ vào Trung Quốc cũng tăng, khiến giá cổ phiếu và bất động tài sản tăng theo.
“Mức độ đầu tư ở Trung Quốc là đáng kinh ngạc,” ông Innes-Ker thuộc EIU nhận xét.
“Trong năm 2009, chúng ta đã chứng kiến mức tăng trưởng gần 25%, sau mỗi năm, tăng thực sự trong lĩnh vực đầu tư. Đó là chưa từng xảy ra ở bất kỳ nền kinh tế lớn nào.”
(Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế khiến người Trung Quốc ồ ạt bỏ nông thôn và nghề nông để vào thành phố kiếm việc làm.)
‘Thập niên thua lỗ’
Ngược lại, Nhật Bản đã phải vật lộn để tồn tại trong bối cảnh mà nhiều nhà phân tích gọi là một “thập niên thua lỗ”.
Trong hồi thập niên 1980 các sản phẩm của Nhật Bản như điện tử và xe hơi thu hút nhu cầu sử dụng toàn cầu. Tại thời hoàng kim, nền kinh tế nước này tăng trưởng hơn 7% mỗi năm.
Nhưng điều này đến lượt mình lại khiến người ta chi tiêu vay mượn bừa bãi. Đến thập niên 1990, bong bóng xì hơi trong thị trường chứng khoán và bất động sản.
“Giá đất đai trở nên phi thực tế và chính phủ đã phải cố gắng tìm lối thoát, nợ nần tăng vọt và hiệu quả sản xuất của nền kinh tế thực sự bị ảnh hưởng,” ông Innes-Ker từ EIU nói.
Ngày nay, đã có những dấu hiệu cho thấy Nhật Bản đã xoay chuyển được nền kinh tế, nhưng vẫn phải đối phó với tác động của tình trạng dân số bị già hóa trong lúc nhu cầu tiêu dùng thấp.
So sánh công bằng?
Tuy nhiên, hầu hết các kinh tế gia đồng ý rằng trong khi Trung Quốc nói chung đang tăng trưởng, và nhìn chung người dân đều khấm khá hơn, nhưng việc chỉ so sánh quy mô kinh tế nước này với Nhật Bản sẽ không đem lại một bức tranh đầy đủ, chính xác.
“GDP bình quân đầu người ở Trung Quốc là khoảng 4.500 đô la Mỹ, nhưng ở Nhật Bản, con số này vào khoảng 40.000 đô la Mỹ một người,” ông Miller nói.
“Hầu hết người dân Trung Quốc vẫn còn nghèo, nhiều người sống ở nông thôn hơn ở các thành phố. Người dân trung bình ở Nhật Bản thì giàu có hơn nhiều so với người dân trung bình ở Trung Quốc,” ông nói.
BBC News