Giếng nhà hàng nhiễm vi khuẩn nước thải gây ngộ độc du khách

Giếng nhà hàng nhiễm vi khuẩn nước thải gây ngộ độc

Vào ngày 4/6 91 du khách từ TP HCM và Vĩnh Long đã vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng do ngộ độc thực phẩm sau khi dùng cơm tối đặt sẵn tại hai nhà hàng ở Đà Lạt.

Những du khách này đăng ký đi du lịch theo tour. Họ cho biết trong chương trình có một bữa ăn tối đặt nhà hàng với nhiều món như tiệc cưới.

Chị Nguyễn Phương Dung, du khách tử TP HCM cho biết, đoàn của chị dùng cơm tối tại nhà hàng Cẩm Đô lúc 19 giờ, sau khi ăn khoảng 2 tiếng một số thành viên trong đoàn bắt đầu có triệu chứng đau bụng quặn từng cơn, ói mửa, đi ngoài, sau đó gần như cả đoàn đều có triệu chứng tương tự và lần lượt đều phải nhập viện.

Bác sĩ Lê Thế Bình, Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng cho biết, cùng thời điểm trên một đoàn du khách đến từ tỉnh Vĩnh Long cũng nhập viện với tình trạng tương tự và họ cho biết mới dùng cơm tối tại nhà hàng Tâm Đắc.

Theo bác sĩ Bình, cả hai đoàn khách đều có triệu chứng ngộ độc rất giống nhau. Bệnh viện đã tiêm thuốc kháng sinh, thuốc chống nôn và bù nước điện giải. Đến sáng sớm nay (4/6), 84 người của cả hai đoàn đã bình phục và xuất viện, 7 trường hợp ngộ độc nặng được chuyển sang khoa bệnh Nhiệt Đới để tiếp tục theo dõi, điều trị.

Nhận định ban đầu của ngành y tế , có thể cả hai nhà hàng Cẩm Đô và Tâm Đắc lấy chung một số thực phẩm từ một nguồn cung cấp nào đó, tuy nhiên chưa xác định rõ món ăn nào vì theo tường trình của hai đoàn khách, các món ăn ở hai nhà hàng không hoàn toàn giống nhau.

Sáng nay, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành lấy mẫu thức ăn tối qua tại hai nhà hàng nói trên để tìm nguyên nhân.

Trao đổi với VnExpress.net chiều cùng ngày, đại diện nhà hàng Cẩm Đô nói chỉ có 6 thực khách nhập viện và đều có triệu chứng đau bụng trước khi ăn.

Hơn 100 người đi du lịch Đà Lạt đã phải nhập viện hôm, 6/6, theo số liệu từ Trung tâm y tế dự phòng thành phố Đà Lạt. Những người bị nhẹ hơn, có thể lực tốt chỉ cần uống vài liều thuốc là có thể khỏi.

Sáng 5/6, Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Đà Lạt và Trung tâm y tế thành phố Đà Lạt cũng liên tiếp nhận trên 100 bệnh nhân là du khách tới cấp cứu, điều trị với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm như buồn nôn, đau đầu, đau bụng, tiêu chảy…

Theo cơ quan chức năng , hiện tượng ngộ độc thực phẩm tại Đà Lạt xảy ra lẻ tẻ bắt đầu từ ngày 1/6, nhiều nhất là ngày 4/6 với gần 100 người, đa phần là khách du lịch. Tính tới ngày 6/6 thì số người phải nhập viện đã lên tới 300 người.

Trung tâm y tế thành phố Đà Lạt đã có cuộc điều tra, xác định trước khi tới Đà Lạt, các bệnh nhân có dừng ăn uống tại nhà hàng Tâm Châu. Thời điểm phát bệnh khoảng 25-30 tiếng đồng hồ sau khi ăn ở nhà hàng này. Đây là khoảng thời gian thích hợp thường xảy ra ngộ độc nếu người ăn dùng phải thực phẩm nhiễm độc.

Một số đoàn khách và nhà hàng tại Đà Lạt cũng phản ánh, có những người hoàn toàn không ăn tại các nhà hàng do đoàn đặt ở Đà Lạt vẫn bị ngộ độc. Có bệnh nhân đã ăn rất nhiều nhà hàng khác nhau, ở trên những khu vực khác nhau ở phố núi.

Các cơ quan chức năng đang tiến hành lấy mẫu thực phẩm ở nhiều nhà hàng, chú trọng tới các nhà hàng cửa ngõ, điểm dừng chân trước khi đến Đà Lạt để làm rõ nguyên nhân ngộ độc tập thể.

Ống nước thải sinh hoạt ngầm của nhà hàng Tâm Châu vỡ trước khi đến bể xử lý, thẩm thấu vào nước giếng sinh hoạt. Đây là nguyên nhân khiến hàng trăm du khách đến Đà Lạt ăn uống tại nhà hàng này đã bị ngộ độc.
Theo bác sĩ Bùi Văn Độ, Chi cục trưởng Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm Lâm Đồng, hàng trăm khách du lịch đến Đà Lạt bị ngộ độc phải nhập viện từ đầu tháng 6 là do đã dừng chân ăn uống tại nhà hàng Tâm Châu ở huyện Bảo Lâm. Trong thời gian này, ống ngầm dẫn nước thải sinh hoạt của nhà hàng bị vỡ nhưng không được phát hiện kịp thời.
Kết quả xét nghiệm mẫu nước, thực phẩm lấy tại nhà hàng Tâm Châu cho thấy nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm vi khuẩn CloStridium Perfringens. Đoàn kiểm tra phát hiện ống ngầm dẫn nước thải sinh hoạt của nhà hàng bị vỡ trước khi dẫn tới bể lọc xử lý nước thải. Một vũng đen đã thẩm thấu sâu vào lòng đất, trong khi nguồn nước sinh hoạt của nhà hàng được khai thác từ giếng khoan sâu chỉ 80 m. Do đó nước thải thấm vào nguồn nước giếng khoan làm nhiễm vi khuẩn. Nước uống thức ăn chế biến từ nguồn nước này cũng nhiễm khuẩn bẩn.
Ngành y tế đã cấm nhà hàng Tâm Châu sử dụng giếng khoan phục vụ sinh hoạt và chế biến thực phẩm; buộc tạm ngừng hoạt động để tổng vệ sinh.
Do nhà hàng Tâm Châu nằm trên địa bàn xa các trung tâm thị tứ nên chưa được công ty cấp nước dẫn nguồn nước sạch đến. Cơ quan y tế Lâm Đồng đề nghị Tâm Châu phải mua nước sạch từ xe bồn của công ty cấp nước thành phố Bảo Lộc.
Cơ quan chức năng cũng tiến hành khoan thăm dò tại những hộ dân sống gần nhà hàng. Nếu những giếng khoan này không nhiễm khuẩn và đạt chất lượng thì nhà hàng Tâm Châu cũng có thể thỏa thuận mua nước để phục vụ kinh doanh.
Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng cho biết, trong số nạn nhân cấp cứu vì ngộ độc thực phẩm thời gian qua, những trường hợp bị ngộ độc nặng thường dùng khá nhiều nước trà đá tại nhà hàng Tâm Châu. Các bệnh nhân bị nhẹ hơn thường chỉ dùng thức ăn và uống các loại nước tự mang theo hay nước đã được đóng vào chai, lon.
Đại diện Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm Lâm Đồng cho biết, hiện tình trạng du khách ngộ độc tập thể ở Đà Lạt đã chấm dứt. Những bệnh nhân nặng nhất cũng đã xuất viện.
Tổng cộng trong những ngày đầu tháng 6, có khoảng gần 500 du khách Đà Lạt lần lượt bị ngộ độc thực phẩm phải cấp cứu ở bệnh viện.
Hơn 100 người đi du lịch Đà Lạt đã phải nhập viện hôm qua, 6/6, theo số liệu từ Trung tâm y tế dự phòng thành phố Đà Lạt. Những người bị nhẹ hơn, có thể lực tốt chỉ cần uống vài liều thuốc là có thể khỏi.

Sáng 5/6, Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Đà Lạt và Trung tâm y tế thành phố Đà Lạt cũng liên tiếp nhận trên 100 bệnh nhân là du khách tới cấp cứu, điều trị với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm như buồn nôn, đau đầu, đau bụng, tiêu chảy…

Theo cơ quan chức năng , hiện tượng ngộ độc thực phẩm tại Đà Lạt xảy ra lẻ tẻ bắt đầu từ ngày 1/6, nhiều nhất là ngày 4/6 với gần 100 người, đa phần là khách du lịch. Tính tới ngày 6/6 thì số người phải nhập viện đã lên tới 300 người.

Trung tâm y tế thành phố Đà Lạt đã có cuộc điều tra, xác định trước khi tới Đà Lạt, các bệnh nhân có dừng ăn uống tại nhà hàng Tâm Châu. Thời điểm phát bệnh khoảng 25-30 tiếng đồng hồ sau khi ăn ở nhà hàng này. Đây là khoảng thời gian thích hợp thường xảy ra ngộ độc nếu người ăn dùng phải thực phẩm nhiễm độc.

Một số đoàn khách và nhà hàng tại Đà Lạt cũng phản ánh, có những người hoàn toàn không ăn tại các nhà hàng do đoàn đặt ở Đà Lạt vẫn bị ngộ độc. Có bệnh nhân đã ăn rất nhiều nhà hàng khác nhau, ở trên những khu vực khác nhau ở phố núi.

Các cơ quan chức năng đang tiến hành lấy mẫu thực phẩm ở nhiều nhà hàng, chú trọng tới các nhà hàng cửa ngõ, điểm dừng chân trước khi đến Đà Lạt để làm rõ nguyên nhân ngộ độc tập thể.
Theo điều tra Ống nước thải sinh hoạt ngầm của nhà hàng Tâm Châu vỡ trước khi đến bể xử lý, thẩm thấu vào nước giếng sinh hoạt. Đây là nguyên nhân khiến hàng trăm du khách đến Đà Lạt ăn uống tại nhà hàng này đã bị ngộ độc.

Theo bác sĩ Bùi Văn Độ, Chi cục trưởng Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm Lâm Đồng, hàng trăm khách du lịch đến Đà Lạt bị ngộ độc phải nhập viện từ đầu tháng 6 là do đã dừng chân ăn uống tại nhà hàng Tâm Châu ở huyện Bảo Lâm. Trong thời gian này, ống ngầm dẫn nước thải sinh hoạt của nhà hàng bị vỡ nhưng không được phát hiện kịp thời.

Kết quả xét nghiệm mẫu nước, thực phẩm lấy tại nhà hàng Tâm Châu cho thấy nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm vi khuẩn CloStridium Perfringens. Đoàn kiểm tra phát hiện ống ngầm dẫn nước thải sinh hoạt của nhà hàng bị vỡ trước khi dẫn tới bể lọc xử lý nước thải. Một vũng đen đã thẩm thấu sâu vào lòng đất, trong khi nguồn nước sinh hoạt của nhà hàng được khai thác từ giếng khoan sâu chỉ 80 m. Do đó nước thải thấm vào nguồn nước giếng khoan làm nhiễm vi khuẩn. Nước uống thức ăn chế biến từ nguồn nước này cũng nhiễm khuẩn bẩn.

Ngành y tế đã cấm nhà hàng Tâm Châu sử dụng giếng khoan phục vụ sinh hoạt và chế biến thực phẩm; buộc tạm ngừng hoạt động để tổng vệ sinh.

Do nhà hàng Tâm Châu nằm trên địa bàn xa các trung tâm thị tứ nên chưa được công ty cấp nước dẫn nguồn nước sạch đến. Cơ quan y tế Lâm Đồng đề nghị Tâm Châu phải mua nước sạch từ xe bồn của công ty cấp nước thành phố Bảo Lộc.

Cơ quan chức năng cũng tiến hành khoan thăm dò tại những hộ dân sống gần nhà hàng. Nếu những giếng khoan này không nhiễm khuẩn và đạt chất lượng thì nhà hàng Tâm Châu cũng có thể thỏa thuận mua nước để phục vụ kinh doanh.

Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng cho biết, trong số nạn nhân cấp cứu vì ngộ độc thực phẩm thời gian qua, những trường hợp bị ngộ độc nặng thường dùng khá nhiều nước trà đá tại nhà hàng Tâm Châu. Các bệnh nhân bị nhẹ hơn thường chỉ dùng thức ăn và uống các loại nước tự mang theo hay nước đã được đóng vào chai, lon.

Đại diện Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm Lâm Đồng cho biết, hiện tình trạng du khách ngộ độc tập thể ở Đà Lạt đã chấm dứt. Những bệnh nhân nặng nhất cũng đã xuất viện.

Tổng cộng trong những ngày đầu tháng 6, có khoảng gần 500 du khách Đà Lạt lần lượt bị ngộ độc thực phẩm phải cấp cứu ở bệnh viện.

VNExpress Quốc Dũng

Tags:

Leave a Reply