Archive for the ‘Y Tế’ Category

Đeo khẩu trang có thực sự giảm lây Covid-19?

Thursday, June 4th, 2020

Khẩu trang là một biểu tượng của thời đại dịch – một phép ẩn dụ trực quan đại diện cho kẻ thù siêu nhỏ, vô hình có thể đang ẩn nấp ở bất kỳ ngóc ngách nào.

Một số người dùng cách lấy khăn quàng cổ quấn quanh mặt, trong khi những người khác tự biến tấu với một chiếc áo phông kéo lên che miệng.


GETTY IMAGES

Những khẩu trang sáng tạo hơn có chỗ mắc nhiều thứ sặc sỡ tự làm xung quanh lỗ tai, trong khi một số ít may mắn đeo khẩu trang phẫu thuật đặc trưng hoặc, hiếm hơn nữa, khẩu trang N95.

Tranh cãi về khẩu trang
Trong khi một vài tháng trước, bất cứ ai đeo khẩu trang nơi công cộng có thể sẽ thu hút những cái nhìn chằm chặp ở nhiều quốc gia không quen với việc này, thì giờ đây khẩu trang là lời nhắc nhở về thời kỳ kỳ lạ mà chúng ta đang sống.

Và khi các chính phủ trên thế giới bắt đầu nới lỏng phong tỏa để cho phép người dân hòa nhập trở lại vào xã hội, ngày càng có nhiều người đeo khẩu trang khi ra ngoài.

Nhưng vẫn còn tranh cãi liệu có nên khuyến khích công chúng đeo khẩu trang hay không.

Trong những ngày đầu đại dịch, nhiều chính phủ cảnh báo công chúng không nên đeo khẩu trang vì sợ nhu cầu tăng vọt sẽ khiến nhân viên y tế tuyến đầu thiếu hụt trang thiết bị thiết yếu và điều đó có thể ru ngủ người dân vào cảm giác an toàn giả tạo.

Một số nước – chẳng hạn Mỹ – đã quay ngoắt lại lập trường. Tiểu bang Utah cho biết họ sẽ cung cấp một khẩu trang miễn phí cho bất kỳ người dân nào yêu cầu.

Và các nước khác như Cộng hòa Séc, Slovakia, Áo, Ma rốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Đức đều bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng.

Có khả năng những nước khác sẽ làm theo những nước này khi họ nới lỏng các hạn chế.

Nhưng liệu khẩu trang có thực sự tạo ra khác biệt trong trận chiến với Covid-19?


GETTY IMAGES
“Một điểm mấu chốt là các quốc gia kéo thẳng đường đồ thị lây nhiễm đều buộc đeo khẩu trang ở nơi công cộng,” Chris Kenyon, trưởng khoa bệnh lây truyền qua đường tình dục tại Viện Y học Nhiệt đới ở Antwerp, vốn đã nghiên cứu liệu khẩu trang có vai trò gì không trong hạn chế sự lây lan của Covid-19 ở một số quốc gia, nói.

Làm sao để giữ cơ thể không mắc Covid-19?

Covid-19 ra tay tàn độc với nam giới hơn là với phụ nữ?

Thời tiết nắng nóng có tiêu diệt được Covid-19?

“Hầu hết đây là các nước châu Á. Vì một số lý do nào đó, cho đến gần đây các chuyên gia châu u – trừ Cộng hòa Séc – không thể học hỏi được gì từ những điều có tác dụng chống dịch ở châu Á.”

Tồn tại trong không khí
Để hiểu tại sao khẩu trang có hiệu quả, điều quan trọng là phải xem xét cách thức virus gây bệnh Covid-19 lây lan ngay từ gốc.

Một khi virus xâm nhập vào ai đó, virus Sars-CoV-2 gây ra bệnh Covid-19 chiếm quyền điều khiển các tế bào để nhân lên.

Khi chúng nhân lên, những virus mới này sau đó bung ra khỏi tế bào và nằm lơ lửng trong chất dịch cơ thể ở trong phổi, miệng và mũi.

Khi một người nhiễm bệnh ho ra, họ có thể bắn ra cơn mưa những giọt rớt nhỏ li ti – vốn được gọi là khí dung – chứa đầy virus vào không khí. Chỉ một cái ho có thể tạo ra tới 3.000 giọt bắn.


GETTY IMAGES
Có những lo ngại virus cũng có thể lây lan chỉ bằng cách nói chuyện. Một nghiên cứu gần đây cho thấy chúng ta xả vào không trung hàng ngàn giọt bắn mà mắt thường không nhìn thấy được chỉ bằng cách thốt ra những câu: ‘stay healthy’ (giữ gìn sức khỏe).

Một khi bay ra khỏi miệng chúng ta, nhiều giọt bắn lớn sẽ nhanh chóng rơi xuống các bề mặt gần đó trong khi những giọt nhỏ hơn vẫn lơ lửng trong không khí hàng giờ và sẽ có người hít vào.

Mặc dù những giọt bắn có chứa đầy virus này hoạt động như thế nào trong phòng có điều hòa cũng như ngoài trời vẫn chưa được hiểu kỹ càng, nhưng chúng được cho là sẽ rớt xuống các bề mặt nhanh hơn trong môi trường không khí bị xáo động.

Cũng có một số báo cáo cho rằng virus corona có thể lây lan qua hệ thống thông gió trong các tòa nhà.

Theo một nghiên cứu của nhà virus học Neeltje van Doremalen và các đồng nghiệp của bà tại Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ ở Hamilton, bang Montana, virus Sars-CoV-2 được tìm thấy sống sót trong những giọt bắn khí dung này trong ít nhất ba tiếng đồng hồ.

Nhưng một nghiên cứu mới đây hơn và vẫn chưa được công bố đã phát hiện ra rằng virus Sars-CoV-2 vẫn có khả năng lây nhiễm trong hơn 16 tiếng khi lơ lửng trong các giọt bắn khí dung.

Nghiên cứu này phát hiện ra virus này ‘có sự dẻo dai đáng kinh ngạc ở dạng khí dung’ so với các loại virus corona tương tự khác mà họ đã nghiên cứu.

Các nhà nghiên cứu cùng nhau cho rằng trong điều kiện thích hợp, virus có thể lảng vảng trong không khí trong nhiều giờ và vẫn lây nhiễm cho con người nếu hít vào. Và trong môi trường trong nhà, chúng dường như đặc biệt dễ lây lan qua không khí.

Một phân tích chưa được công bố về 318 ổ dịch Covid-19 ở Trung Quốc cho thấy nó lây lan thường xuyên nhất trong môi trường trong nhà, đặc biệt là trong nhà của người dân, và trên các phương tiện giao thông công cộng, trong nhà hàng, rạp chiếu bóng và cửa hàng.

Họ chỉ tìm thấy một trường hợp virus dường như đã lây lan khi mọi người ở ngoài đường.

Chất liệu di truyền của Sars-CoV-2 cũng đã được phát hiện trong không khí trong nhà vệ sinh và các căn phòng mà người nhiễm Covid-19 sử dụng qua.

Một nghiên cứu về một chùm các ca nhiễm ở một nhà hàng ở Quảng Châu, Trung Quốc, cho thấy trong những không gian được thông khí kém, virus có thể lây sang những người ngồi gần nhau thông qua các giọt bắn khí dung.

Ca nhiễm không triệu chứng
“Khẩu trang có thể giảm lây lan trong cộng đồng, nhất là trong hệ thống giao thông công cộng và các khu vực đông đúc,” ông Ben Cowling, trưởng bộ phận dịch tễ học và thống kê sinh học tại Đại học Hong Kong, nói.

Ông và các đồng sự mới đây đã công bố một nghiên cứu về tính hiệu quả của khẩu trang trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus từ người nhiễm bệnh.

Họ phát hiện rằng khẩu trang phẫu thuật tiêu chuẩn là đủ để giảm đáng kể lượng virus thoát ra trong hơi thở và cơn ho của những người bị nhiễm các loại virus đường hô hấp khác nhau, bao gồm một loại virus corona thể nhẹ, cúm và loại vi trùng gây cảm lạnh thông thường.

“Một trong những đề xuất để dỡ phong tỏa là áp dụng xét nghiệm quy mô lớn cùng với truy dấu tiếp xúc và cách ly, để vượt qua sự lây nhiễm trùng trong cộng đồng,” Cowling nói.

“Nếu bạn được xác định là nhiễm virus, cơ quan y tế có thể truy ra những người thân, các mối liên hệ xã hội và quan hệ nghề nghiệp của bạn, nhưng rất khó để truy ra bạn đã ngồi cạnh ai trên xe buýt hay tàu điện.”

“Nếu chúng ta có thể hạn chế lây nhiễm ở những chỗ này, thì thật sự sẽ rất có ích.”

Một trong những lý do việc đeo khẩu trang rộng rãi nơi công cộng rất quan trọng trong chống dịch Covid-19 là sự hiện diện rộng rãi của những người nhiễm bệnh không có triệu chứng vốn vẫn có thể truyền virus cho người khác.

Người ta ước tính rằng có khoảng từ 6% cho đến gần 18% những người nhiễm virus có thể mang virus mà không có triệu chứng.

Thêm vào đó là thời gian ủ bệnh khoảng năm ngày, nhưng trong một số trường hợp có thể lên đến 14 ngày, trước khi xuất hiện các triệu chứng. Ngay cả những người có dấu hiệu lây nhiễm có thể đã lây bệnh cho nhiều người trước khi họ bắt đầu ngã bệnh.

“Điều này làm cho việc chặn đứng lây nhiễm trong cộng đồng đặc biệt khó khăn,” Cowling nói.

“Nhưng nếu tất cả mọi người đều đeo khẩu trang, tức là những người đã bị nhiễm và không có triệu chứng cũng đeo khẩu trang, điều đó có thể giúp giảm lượng virus xâm nhập vào môi trường và có khả năng lây nhiễm.”


GETTY IMAGES
Ngay cả đeo khẩu trang tự chế cũng có thể làm giảm số lượng giọt bắn mà mỗi người chúng ta xả ra khi nói chuyện, theo một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Viện Y tế Quốc gia Mỹ ở Bethesda, bang Maryland.

Có ngăn virus xâm nhập không?
Vậy thì, nếu như khẩu trang có thể giúp ngăn người có virus lây cho người khác, thì liệu nó cũng có thể giúp cho người không bị nhiễm không hít vào virus hay không?

Chắc chắn khả năng lọc các hạt trong không khí của khẩu trang chuyên dụng, dùng một lần như khẩu trang N95 và khẩu trang phòng độc FFP-2 tương đương ở châu u là rất cao.

Chúng được thiết kế để lọc thụ động các hạt trong không khí tương ứng là 95% và 94% – tới các hạt có kích thước nhỏ đến 0,3 micro mét – khi người đeo hít thở.

Tuy nhiên, hiệu suất của các loại khẩu trang này trong việc ngăn chặn virus xâm nhập vào cơ thể lại không rõ ràng.

Một số virus có thể nhỏ tới 0,01 micromet, trong khi các nhà nghiên cứu đã cho biết virus corona gây bệnh Covid-19 có kích thước 0,07-0,09 micromet.

Tuy nhiên, các virus hô hấp có xu hướng lơ lửng trong các giọt bắn khí dung, có thể có kích thước từ 0,1 cho đến 900 micromet, do đó, chặn những virus này thường quan trọng hơn.

Một số nghiên cứu trước đây đã cho rằng các vi trùng nhỏ hơn chúng ta nghĩ có thể lọt qua bộ lọc của khẩu trang N95, nhưng chúng đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn chặn virus cúm.

Có một số nghiên cứu cho thấy những khẩu trang này có tác dụng trong việc bảo vệ mọi người trước Covid-19.

Một phân tích trên các nhân viên y tế ở Trung Quốc cho thấy những người đeo khẩu trang N95 không bị nhiễm virus, mặc dù họ chăm sóc cho những bệnh nhân cực kỳ dễ lây. Đây là một trong những lý do tại sao những chiếc khẩu trang này được coi là tối quan trọng đối với các nhân viên y tế tuyến đầu.

Điều quan ngại là, nếu công chúng mua tất cả nguồn khẩu trang vốn đã bị thiếu hụt này, nó sẽ khiến những nhân viên y tế thiết yếu, những người có khả năng nhất bị phơi nhiễm, không được bảo vệ và dễ bị tổn thương.


GETTY IMAGES

Tổ chức Y tế Thế giới đã kêu gọi công chúng không nên đeo khẩu trang để đảm bảo nguồn cung cho nhân viên y tế, và đây cũng là nguyên do tại sao nhiều chính phủ trên thế giới miễn cưỡng không muốn khuyến khích công chúng đeo khẩu trang.

Đeo cho đúng
Mặc dù hiện nay có một số bằng chứng cho thấy khẩu trang phòng độc có thể được khử trùng để tái sử dụng, nhưng đó không phải là giải pháp hoàn hảo.

“Chúng ta thực sự cần phải đảm bảo có đủ nguồn cung khẩu trang cho các nhân viên y tế,” Cowling nói thêm.

Chính sự thiếu hụt Thiết bị Bảo hộ Cá nhân (PPE) như khẩu trang N95 đã khiến một số nhà khoa học tìm cách xây dựng phương án thay thế từ những vật liệu có thể tìm thấy trong bệnh viện.

Một vấn đề khác của việc yêu cầu công chúng đeo khẩu trang là cần phải hướng dẫn cách đeo cho đúng.

Nếu khẩu trang không được đeo đúng cách, chỗ khép quanh miệng và mũi vẫn có thể để cho virus lách vào ở mé bên.

Râu ria cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của khẩu trang vì nó làm cho khẩu trang không khép chặt lại.

Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã công bố hướng dẫn hữu ích cho bất kỳ ai có râu ria muốn đeo khẩu trang.


GETTY IMAGES

Nhưng cũng có những lựa chọn thay thế đơn giản hơn. Một nghiên cứu gần đây, nhưng chưa được đánh giá đồng đẳng, đã phát hiện ra khẩu trang phẫu thuật 3M – loại bác sĩ phẫu thuật đeo trong phòng mổ – có thể loại bỏ gần 75% các hạt có kích thước đến 0,02 micromet.

Mặc dù kém công hiệu hơn nhiều so với khẩu trang N95, khẩu trang phẫu thuật vẫn có thể giúp giảm số lượng hạt hít vào.

Nhưng bằng cách cắt một lỗ ở gót chiếc vớ và đeo nó lên khẩu trang có thể cải thiện khả năng của khẩu trang và lọc được đến 90% các hạt.

“Khẩu trang phẫu thuật, không giống như khẩu trang phòng độc N95, được thiết kế để vừa lên mặt một cách lỏng lẻo,” bà Loretta Fernandez, nhà hóa học môi trường tại Đại học Đông Bắc, Boston, Massachusetts, một trong những người tham gia vào nghiên cứu này, cho biết.

“Điều này cho phép không khí tìm đường xung quanh khẩu trang để đến vùng thở hơn là đi thẳng qua khẩu trang.” Họ phát hiện ra rằng việc bổ sung thêm nylon ở mặt ngoài khẩu trang đã làm giảm việc này.

Fernandez và cộng tác viên Amy Mueller, kỹ sư tại Đại học Đông Bắc, cũng đã xem xét tính hiệu quả của các khẩu trang tự chế khác nhau.

Loại công hiệu nhất dùng nhiều lớp vải, mặc dù vẫn không công hiệu bằng khẩu trang N95 và khẩu trang phẫu thuật.

Tuy nhiên, thêm một lớp nylon ở trên để cho khẩu trang bám lên mặt làm tăng hiệu quả đến mức mà một số khẩu trang tự chế có thể ngăn được 80% các hạt.

Lọc bao nhiêu là đủ?
Giống như N95 dùng một lần và khẩu trang phẫu thuật, các loại khẩu trang tự chế như thế này thực sự chỉ tốt cho một lần sử dụng và sau đó chúng cần được khử trùng nếu muốn phát huy tối đa tiềm năng.

CDC khuyến cáo nên thường xuyên giặt khẩu trang tự chế. Nước nóng thôi có thể là không đủ – một nghiên cứu gần đây cho thấy Sars-CoV-2 có thể tồn tại ở nhiệt độ ít nhất là 60 độ C. May mắn là lớp màng nhầy bao quanh virus corona có thể được kéo vỡ bằng xà phòng và bột giặt.

Nhưng Mueller cảnh báo rằng tất cả các lựa chọn thay thế này không thể được xem có thể thay thế cho khẩu trang N95.

“Có một câu hỏi rất quan trọng – để giới chức y tế giải thích từ dữ liệu mà chúng ta đang thu thập – về mức độ lọc như thế nào là ‘đủ an toàn’? Thật đáng tiếc nhưng đúng là trong một số trường hợp chúng ta phải chọn lựa giữa nhiều lựa chọn không hoàn hảo.”

Các thử nghiệm trên khẩu trang tự chế cho thấy chúng có thể làm giảm đáng kể sự lây lan của các virus khác như cúm. Chúng cũng có thể giúp giảm sự phát tán của virus lên các bề mặt gần đó khi mọi người ho.

Giả sử có đủ số người đeo khẩu trang khi đi ra ngoài nơi công cộng, việc này có thể có tác động rất lớn đến việc virus corona bắt đầu lây lan trở lại nhanh như thế nào, nhất là khi kết hợp với các biện pháp khác như xa cách xã hội và rửa tay.

Một nghiên cứu chưa được công bố của các nhà khoa học tại Đại học Bang Arizona cho thấy nếu 80% người dân chỉ đeo khẩu trang có hiệu quả vừa phải, số người chết ở New York có thể giảm 17-45% trong khoảng thời gian hai tháng.

Ngay cả đeo loại khẩu trang chỉ có hiệu quả 20% cũng có thể giảm tỷ lệ tử vong 24-65% ở Washington và 2-9% ở New York, nếu có đủ người đeo.

Source: BBC News

‘Dịch khởi bên sông năm Tý Sửu, người chết vạn vạn thiếu quan tài’: Dự ngôn bí ẩn tiết lộ đại ôn dịch tàn phá thế giới (P.1)

Sunday, May 24th, 2020

Trong dòng sông dài của lịch sử, rất nhiều dân tộc đều có lưu truyền lại những dự ngôn của riêng mình, những dự ngôn ấy đóng vai trò như là lời cảnh báo và cũng là lời gợi ý cho hậu nhân.

Rất nhiều dự ngôn nổi tiếng đều nhắc đến kiếp nạn rất lớn mà con người sẽ phải trải qua, cũng chính là ‘đại tai nạn’ của loài người trong các truyền thuyết. Các lời mô tả của các dự ngôn này đều rất giống nhau: Trong suốt ‘đại tai nạn’ kéo dài nhiều năm, thế giới sẽ hứng chịu đủ loại tai họa đưa con người đến bờ vực của sự diệt vong.

Trong ‘đại kiếp nạn’, ngoại trừ những tai nạn tự nhiên đáng sợ ra thì các lời tiên tri đều mô tả 3 loại biểu hiện của thảm họa: thứ nhất là chiến tranh, tức là chiến tranh thế giới lần thứ 3; thứ hai là lửa trời, tức là chiến tranh hạt nhân; sau cùng là đại dịch bệnh. Trong các biểu hiện của thảm họa thì đại dịch có mức độ hủy diệt đối với nhân loại cao nhất.


(Ảnh ghép minh họa: Đại Kỷ Nguyên.)

Từ các dự ngôn liên quan mà nói, mô tả chi tiết nhất về đại dịch có thể được tìm thấy trong các dự ngôn của Phật gia là ‘Ngũ Công Kinh’ và dự ngôn của Đạo gia là ‘Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh’ vốn vẫn còn được lưu truyền rộng khắp trong dân gian.

Điều đặc biệt đáng chú ý là những lời tiên tri này, trong khi mô tả những cảnh tượng thảm khốc của đại tai nạn, tất cả đều lưu lại một cách làm thế nào để vượt qua được thảm họa này. Nghĩa là trong đại tai nạn mang tính hủy diệt sự lựa chọn của thế nhân có thể làm thay đổi quỹ đạo của lịch sử.

Bài viết này chia làm 2 kỳ, sẽ phân tích và thảo luận về một số chủ đề liên quan đến đại dịch trong các lời dự ngôn:

1. Phạm vi thời gian và biểu hiện của “Đại dịch”

2. Tiết lộ phương thức tránh tai họa và dịch bệnh trong dự ngôn

3. Biến số của tai họa trong dự ngôn

Với tình hình dịch bệnh hiện nay ở Trung Quốc và trên toàn thế giới, những diễn biến được mô tả trong lời tiên tri có thể là nhạy cảm và khiến người ta khó tin hơn. Bài viết này được viết dựa trên cơ sở tôn trọng nguyên ý của dự ngôn, đưa ra lời giải thích hợp lý nhất mà bài viết này xem xét từ nghĩa đen của lời tiên tri. Còn những gì được nói là đúng hoặc sai đã có kiểm nghiệm lịch sử và đánh giá từ độc giả.

Phạm vi, thời gian phát sinh và biểu hiện của Đại ôn dịch
Tý Sửu chi niên giang biên khởi
Tử giả vạn vạn khiếm quan tài

(Dịch khởi bên sông năm Tý Sửu
Người chết vạn vạn thiếu quan tài)

Đây là mô tả về khởi đầu và biểu hiện của đại ôn dịch trong dự ngôn Phật gia ‘Ngũ Công Kinh’. Vậy năm Tý Sửu ứng với năm nào của lịch dương? Một số người có thể nghĩ: nói không chừng “đại họa” bao gồm cả “đại dịch” sẽ xảy ra sau một ngàn năm. Muốn xác định thời gian xảy ra cụ thể của ‘đại dịch’, trước tiên chúng ta xác định phạm vi thời gian xảy ra ‘đại họa.
Trên thực tế, tất cả các dự ngôn lịch sử có liên quan của Trung Quốc đều dự đoán rằng triều đại cuối cùng trước khi Đại họa này xảy ra là chế độ ĐCSTQ. Hơn nữa, sự bại hoại của ĐCSTQ sẽ dẫn đến diệt vong của chính quyền này. Khi nó sụp đổ sẽ đi kèm với Đại họa giáng xuống thế gian.


Vào tháng 6 năm 2002, một “tàng tự thạch” (tảng đá mang chữ) có niên đại 270 triệu năm tuổi đã được phát hiện tại tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Tân Hoa Xã đưa tin về tảng này, trên nhìn rõ chữ “Trung Quốc Cộng sản Đảng vong” (ảnh: Epochtimes).

Tuy nhiên, mặc dù một số dự ngôn đã mô tả thời gian cụ thể khi Đại họa xảy ra, nhưng người xưa dùng lịch can chi truyền thống của Trung Quốc để tính toán, nên rất khó xác định chính xác thời gian đối ứng với lịch dương.

Trong các lời dự ngôn lịch sử của Trung Quốc, dự ngôn Phật gia “Ngũ Công Kinh” là một trong các dự ngôn có thể mô tả thời gian cụ thể xảy ra Đại họa tương ứng với lịch dương. Theo mô tả của dự ngôn này, thời gian cụ thể phát sinh Đại họa là vào thời ‘Hạ nguyên giáp tý luân hồi mạt kiếp’’. Thông qua tính toán chi tiết, ‘mạt kiếp hạ nguyên giáp tý’ là dùng để chỉ sáu mươi năm từ 1984 đến 2043. (Để biết quá trình tính toán chi tiết về ‘mạt kiếp hạ nguyên giáp tử’, quý độc giả vui lòng tham khảo loạt bài ‘Số mệnh Quốc Cộng hai đảng trong dự ngôn và Đại tai nạn’.

Vì trong lịch can chi truyền thống, một chu kỳ tuần hoàn 60 năm gọi là một giáp, nên 60 năm ‘mạt kiếp hạ nguyên giáp tý’ đối ứng với dương lịch chính là từ năm 1984 đến 2043, thế thì, theo các dự ngôn lịch sử Trung Quốc mô tả thời gian phát sinh Đại họa vào thời mạt kiếp, dùng lịch can chi có thể xác định được thời gian tương ứng với dương lịch.

Chẳng hạn như dự ngôn Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh của Đạo gia có mô tả chi tiết về vận mệnh thời mạt kiếp. Trong đó có viết sự kiện đầu tiên thời mạt kiếp là năm Nhâm Ngọ, Quý Mùi sẽ phát sinh một trận dịch bệnh đáng sợ. Mà năm Nhâm Ngọ và Quý Mùi ấy là tương ứng với năm 2002 và 2003 trong chu kỳ 60 năm 1984-2043 của ‘mạt kiếp hạ nguyên giáp tý’, do đó ôn dịch mà dự ngôn này đề cập đến chính là chỉ dịch SARS xảy ra vào năm 2002 và 2003. Thực tế là mô tả về ôn dịch của Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh hoàn toàn phù hợp với mô tả của y học hiện đại về triệu chứng bệnh SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng).

Ngoài ra, Đại tai nạn mà mọi người vẫn biết, chính là chỉ một thời gian đặc biệt trong ‘mạt kiếp hạ nguyên giáp tý’ sẽ phát sinh một thảm họa quy mô lớn thảm khốc nhất, tập trung nhất, dai dẳng nhất với các hiện tượng mà bài viết từng đề cập ở trên là chiến tranh, lửa trời và ôn dịch. Trong bài viết này chúng tôi gọi thời kỳ lịch sử đặc biệt này là thời kỳ Đại họa.

Theo các dự ngôn liên quan, thời kỳ Đại họa này thuộc giai đoạn ‘trước sau hơn 10 năm’ của giai đoạn 2018-2043 được viết trong Ngũ Công Kinh.

Thế thì theo như dự ngôn, khi nào sẽ bắt đầu phát sinh thời kỳ Đại dịch có tính hủy diệt thảm khốc nhất đối với nhân loại? Khi nào dịch bệnh sẽ lên cao trào và khi nào sẽ kết thúc?

Trong các dự ngôn lịch sử của Trung Quốc, có rất ít dự ngôn mô tả rõ ràng về sự khởi đầu của “Đại dịch”. Trong đó, Ngũ Công Kinh đã đưa ra mô tả cụ thể hơn về thời gian bắt đầu và địa điểm của “Đại dịch”: ‘Tý Sửu chi niên giang biên khởi’ (Dịch khởi bên sông năm Tý Sửu).

Thời kỳ Đại họa từ 2018 đến 2043 có 2 lần xuất hiện năm Tý Sửu: một là Canh Tý 2020 và Tân Sửu 2021, hai là Nhâm Tý 2032 và Quý Sửu 2033.

Kết hợp với dịch “viêm phổi Vũ Hán” đang xảy ra dữ dội và trên quy mô lớn, chúng ta có được suy luận tự nhiên và khá hợp lý: Canh Tý 2020 và Nhâm Sửu 2021 chính là 2 năm bắt đầu Đại ôn dịch trong dự ngôn trên. Còn ‘bên sông’ chính là thành phố Vũ Hán nằm bên bờ sông Dương Tử.

Mặc dù mọi người đang mong đợi rằng “Đại dịch” sẽ sớm vượt qua thời kỳ đỉnh điểm và nhanh chóng kết thúc, tuy nhiên, cũng có phiên bản của Ngũ Công Kinh nói rằng: hai năm Nhâm Tý 2032 và Quý Sửu 2033, vào tháng 8, 9, sáng bệnh tối chết, lại còn phải chịu nạn binh lửa, mười phần chết hết chín phần. Nói cách khác, hai năm Tý Sửu lần thứ hai tức năm Nhâm Tý 2032 và Quý Sửu 2033 sẽ có trận ôn dịch thậm chí còn thê thảm hơn. Rốt cuộc đó là chuyện gì?

Kỳ thực, Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh khi mô tả phạm vi thời gian phát sinh ôn dịch trong thời kỳ Đại tai nạn có mô tả rằng hai lần cao trào của ôn dịch hay là Đại dịch xảy vào hai năm “Giáp Thìn 2024 và Giáp Dần 2034, sẽ có 36 vạn con quỷ dịch bệnh đến giết kẻ ác, là do có rất nhiều kẻ độc ác”.

Trận Đại ôn dịch thứ nhất
Đãn khán Thìn niên trung thu nguyệt
Gia gia hộ hộ hữu thư trùng
Tý Sửu chi niên giang biên khởi
Tử giả vạn vạn khiếm quan tài

Tạm dịch:

Hãy nhìn trung thu năm Thìn ấy
Bọ dòi có ở khắp mọi nhà
Dịch khởi bên sông năm Tý Sửu
Người chết vạn vạn thiếu quan tài

Đó là mô tả của Ngũ Công Kinh về trận Đại dịch trong Đại tai nạn.

Căn cứ vào việc năm Canh Tý (năm 2020) hiện giờ đang phát sinh dịch viêm phổi Vũ Hán, kết hợp với Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh tả năm Giáp Thìn 2024 trận dịch bệnh thứ nhất lên đến đỉnh điểm, thì bài thơ trong Ngũ Công Kinh chính là chỉ trận đại dịch đầu tiên. (Vì ‘thiên cơ bất khả lộ’ nên các dự ngôn thường dùng lối nói ẩn dụ để mô tả tương lai. Chẳng hạn bài thơ trên sử dụng phép đảo kết cấu, do vậy rất khó xác định được trình tự thời gian phát sinh sự việc.)

Nói cách khác, thời gian bắt đầu trận Đại dịch thứ nhất là hai năm Canh Tý 2020 và Tân Sửu 2021, địa điểm bắt đầu là thành phố Vũ Hán nằm bên bờ sông. Trận dịch này dường như trải qua thêm hai năm khi mạnh khi yếu, tức là hai năm Nhâm Dần 2022 và Quý Mão 2023, đến tháng trung thu (tháng 8, 9 âm lịch) năm Giáp Thìn 2024 sẽ lên đến đỉnh điểm.

Ngũ Công Kinh tả rằng:

Dần Mão Thìn niên bát cửu nguyệt
Biến địa tử nhân bất kham ngôn
Mễ thục ngũ cốc vô nhân ngật
Ti miên y đoạn vô nhân xuyên

Tạm dịch:

Tháng tám chín năm Dần Mão Thìn
Người chết khắp nơi không kể xiết
Ngũ cốc, lúa chín, không người ăn
Áo tơ, lụa gấm, không người mặc

Thời kỳ đỉnh điểm của ôn dịch Ngũ Công Kinh có mô tả:

Thế thượng Dần Mão Thìn Tỵ niên
Thiên sai ma vương tại tiền
Lập bất đãi tử thời tương diên
Tảo thời đắc bệnh mộ thời vong

Tạm dịch:

Nhân thế năm Dần Mão Thìn Tỵ
Trời sai ma vương đến trước mặt
Người không chờ chết được kéo dài
Sáng sớm mắc bệnh chiều tối chết

Nghĩa là lúc ấy virus gây dịch bệnh dường như nhiều lần trải qua biến đổi, thậm chí có thể tạo ra một loại dịch bệnh mới, virus này ‘hung ác dị thường’, khiến người mắc bệnh ‘tảo thời đắc bệnh mộ thời vong’ (sáng sớm mắc bệnh chiều tối chết), ‘gia gia hộ hộ hữu thư trùng’ (bọ dòi có mặt ở nhà nhà), ‘biến địa tử nhân bất kham ngôn’ (người chết khắp nơi không kể xiết).

Nói cách khác, dịch viêm phổi Vũ Hán hiện nay tựa hồ chỉ là mở màn cho đỉnh điểm của ôn dịch xảy ra vào năm Giáp Thìn 2024. Ngay cả khi một ngày dịch viêm phổi Vũ Hán xuống mức thấp nhất, vẫn lo rằng mọi người vẫn là không thể thiếu cảnh giác đối với tình hình tiến triển của dịch bệnh.

Điều đáng nói là khi mô tả hiện tượng ôn dịch phát sinh ở niên đại hiện nay (Giáp Ngọ tuần niên, tức là từ 2014 đến 2023), Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh đã viết: ‘Bảy mươi vạn quạ đen bay khắp thiên hạ, người trông thấy tự nhiên mắc bệnh, không thể cứu trị được’. Hiện tượng này phù hợp với những gì đã xảy ra ở một số khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của tỉnh Hồ Bắc và khiến người ta kinh hãi.

Trận Đại dịch thứ hai
Thời gian bắt đầu trận Đại dịch thứ hai có thể là vào hai năm Nhâm Tý 2032 và Quý Sửu 2033 được mô tả trong Ngũ Công Kinh. Còn đỉnh điểm của trận ôn dịch này được Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh mô tả là vào năm Giáp Dần 2034.

Theo lời tiên tri, sự xuất hiện của trận Đại dịch thứ hai này rất khốc liệt và hầu như không có sự khác biệt giữa khởi đầu và đỉnh điểm: bắt đầu từ hai năm Nhâm Tý 2032 và Quý Sửu 2033 đến đỉnh điểm vào năm Giáp Dần 2034, Ngũ Công Kinh tả là ‘sáng bệnh tối chết’, ‘mười phần chết hết chín, còn Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh thi tả ‘chết mười phần cũng có thể lưu lại một phần’. Quả thật là thê thảm đến cùng cực!

Kỳ thực khi xem xét các dự ngôn lịch sử có liên quan chúng ta thấy rằng các nhà dự ngôn đã có thể nhìn ra an bài của lịch sử trong quá khứ. Đại tai nạn kéo dài nhiều năm, trong đó mức độ hủy diệt của Đại ôn dịch đối với nhân loại là ‘mười phần còn một’, vô cùng thê lương. Chẳng hạn Ngũ Công Kinh mô tả rằng ‘bất luận giàu nghèo, người dân thiên hạ mười phần bị diệt hết chín phần’. Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh viết là ‘chết mười phần cũng có thể lưu lại một phần’. Thiểm Tây Thái Bạch Sơn Lưu Bá Ôn bia ký tiên đoán ‘người nghèo một vạn lưu một ngàn, người giàu một vạn lưu hai ba’. Cách Am Di Lục dự rằng ‘sáng bệnh tối chết, mười hộ còn một’. Kinh Thánh, sách Khải Huyền cũng dự đoán rằng nhân loại vì chịu sự lừa dối của Satan mà tai họa ngập đầu, tử vong vô số; v.v…

Về biểu hiện của tình trạng dịch bệnh thời kỳ cao điểm,Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh miêu tả rằng: ‘Thân người sinh bệnh nhọt độc và lở loét, máu mủ be bét hôi thối’; Ngũ Công Kinh miêu tả rằng: ‘Mắt chảy máu, thân chảy mủ, bụng sinh dòi’, hơn nữa ‘Mọi nhà đều có dòi bọ’; ‘Mỹ nhân má hồng chảy máu chết’. Dường như lúc đó xuất hiện một loại vi khuẩn độc ‘dòi bọ’ thích máu thịt con người, sức sát thương của nó không gì sánh nổi.

Tổng hợp những phân tích trên, nhân loại ngày nay có thể đã bước vào thời kỳ “Đại họa” được nói đến trong các dự ngôn lịch sử, hơn nữa, thời kỳ này có thể kéo dài hơn chục năm, đến sau năm Giáp Dần (2034) mới dần dần hết.

(Theo Vương Tịnh Tư, NTDTV-Thiên Hoa – An Bình biên dịch-DKN)

Việt Nam nghiên cứu sản xuất vaccine phòng nCoV

Wednesday, April 29th, 2020

Các chuyên gia khoa học và y tế Việt Nam, được giao nghiên cứu và sản xuất vaccine phòng chống Covid-19, tin tưởng sẽ có những hướng đi khả quan.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam hôm nay giao các bộ Khoa học, Y tế và các cơ quan liên quan nhiệm vụ phát triển vaccine phòng bệnh. Báo cáo của các bộ và viện cho thấy ngay từ những ngày đầu dịch Covid-19, các bên đã bắt tay vào nghiên cứu, phân lập, nuôi cấy virus, sản xuất được sinh phẩm xét nghiệm, từng bước hoàn chỉnh phác đồ điều trị.

Kết quả nghiên cứu về virus và vaccine phòng Covid-19 trên thế giới cũng được giới chuyên gia thảo luận. Họ nhận định việc phát triển và sản xuất vaccine là nhiệm vụ đòi hỏi sự phối hợp đa ngành, dài hơi, nhưng Việt Nam có thuận lợi từ các thành quả trước đó như phân lập được virus, sản xuất sinh phẩm xét nghiệm… Các nhà khoa học tin tưởng Việt Nam sẽ có những hướng nghiên cứu khả quan, thông tin từ Bộ Y tế chiều nay cho hay.

Vaccine chống nCoV đang được nhiều nước trên thế giới tích cực nghiên cứu. Ít nhất 7 loại vaccine đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng bởi Mỹ và Trung Quốc. Anh cũng mới tham gia cuộc đua thử nghiệm từ ngày 23/4 với sự tham gia của 800 tình nguyện viên. Hiện trên thế giới chưa có vaccine chính thức hay thuốc đặc trị Covid-19.

Giới khoa học nhiều nước cũng gấp rút thử xem có thể dùng vaccine sẵn có như lao phổi, sởi hay bại liệt cho mục đích trên hay không.

Tại Việt Nam, Bệnh viện Phổi Trung ương đã hoàn thành đề cương thử nghiệm dùng vaccine lao BCG để chống Covid-19, đang chờ Bộ Y tế phê duyệt. Nếu được thông qua, thử nghiệm sẽ được tiến hành trên 800 nhân viên y tế tuyến đầu tại hai bệnh viện bệnh nhiệt đới ở Hà Nội và TP HCM.

Tính đến chiều nay, Việt Nam ghi nhận 270 người nhiễm nCoV trong đó 219 người đã khỏi bệnh; 51 bệnh nhân. Ba bệnh nhân diễn biến nặng (20, 91, 161).
(Source: VNexpress)

Những món ăn giúp nhuận da, chống lão hoá

Friday, April 4th, 2014

5 loại thực phẩm cơ bản sau khi được chế biến khéo léo sẽ giúp duy trì sự tươi trẻ của làn da, chống rụng tóc… cũng như bài độc, bổ dưỡng cho sức khỏe.

Mật ong

Ăn mật ong thường xuyên giúp duy trì làn da hồng nhuận, sáng bóng. Mật ong được mệnh danh là thực phẩm dinh dưỡng hoàn hảo nhất từ thiên nhiên với hàm lượng lớn các vitamin, amino axit cần thiết cho cơ thể.

Cách dùng: Tốt nhất nên dùng 25-50g/ngày, không vượt quá 100g/ngày để tránh trường hợp cơ thể không thể hấp thụ hết dưỡng chất, gây tiêu chảy nhẹ. Thông thường có thể hoà mật ong vào nước ấm, sữa đậu nành, hoặc sữa tươi để uống. Tuyệt đối không để mật ong tiếp xúc với nhiệt độ quá cao, trên 60 độ, để tránh phá huỷ các dưỡng chất.

Mật ong là thực phẩm tính axit yếu, tạo phản ứng hoá học yếu với kim loại. Do đó, không dùng bình kim loại để đựng mật ong, chỉ sử dụng chai nhựa, hoặc chai thuỷ tinh. Ngoài ra, mật ong cũng rất dễ hấp thụ các phân tử nước trong không khí, dẫn đến lên men biến chất, bởi vậy cần chú ý bịt kín khi bảo quản. Tốt nhất nên đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Chú ý: Nhiệt độ thông thường của nước ấm khi dùng với mật ong là khoảng 40 độ. Nếu mật ong có cặn ở dưới không nhất thiết do chất lượng, có thể là kết tủa của glucozơ, một đặc tính vốn có của mật ong.

Cà chua

Cà chua có chất lycopene, giúp làn da sáng bóng, mịn màng. Thực nghiệm đã chứng minh, ăn cà chua thường xuyên giúp tránh quầng thâm mắt, và chống đen sạm do nắng.

Cách dùng: Các nhà khoa học gần đây đã phát hiện ra, cà chua chín có giá trị dinh dưỡng cao hơn hẳn cà chua sống. Khi cà chua được nấu đến 88 độ, mặc dù lượng vitamin C bị suy giảm, nhưng chất lycopene và các chất chống oxy hoá khác lại tăng lên rõ rệt, giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và ung thư.

Cà rốt

Trong cà rốt có hàm lượng beta-carotene phong phú, giúp duy trì chức năng thông thường của các cấu trúc tế bào, làm giảm nếp nhăn, tăng cường trao đổi chất cho da, duy trì làn da mịn màng, tươi nhuận.

Cách dùng: Chất beta-carotene gặp dầu sẽ dễ dàng được hấp thụ vào cơ thể hơn. Bởi vậy, món cà rốt xào sẽ rất có lợi cho làn da.

Ngoài ra, hầm cà rốt với thịt bò cũng là lựa chọn không tồi. Nhưng tốt nhất nên luộc chín cả củ cà rốt, sau đó mới cắt khúc, cho vào nồi hầm cùng thịt bò trong vài phút. Theo các nhà khoa học Anh, cách này giúp tăng lượng chất chống ung thư trong cà rốt lên ¼ so với việc cắt khúc khi cà rốt chưa chín.


Rong biển

Rong biển là thực phẩm tính kiềm chứa hàm lượng khoáng chất phong phú. Ăn rong biển thường xuyên có thể làm giảm hiện tượng da dầu. Ngoài ra, rong biển còn giúp “bà đẻ” bài máu độc ra khỏi cơ thể, có tác dụng chống rụng tóc, rụng răng.

Cách dùng: Cách dùng phổ biến nhất là nấu canh, hoặc trộn sa lát.

Sữa tươi

Sữa tươi là loại thực phẩm yêu thích của làn da, giúp cải thiện hoạt tính của các tế bào, làm chậm quá trình lão hoá, tăng tính đàn hồi và giảm nếp nhăn cho da,  

Cách dùng: Thông thường, người trưởng thành nên uống 400-500ml sữa/ngày, tối thiểu 250ml/ngày, và không vượt quá 1.000ml/ngày.

Tốt nhất nên uống sau khi ăn sáng, giữa các bữa ăn trong ngày, hoặc trước khi đi ngủ. Chỉ nên uống sau khi đã ăn chút gì đó có tinh bột, để sữa có thể lưu lại trong dạ dày lâu hơn giúp cơ thể có thể hấp thụ được hết các dưỡng chất.

(Theo people)

Triệu chứng và cách điều trị bệnh sỏi thận

Friday, January 10th, 2014

Sỏi hình thành, di chuyển ở bất cứ vị trí nào trên đường đi của nước tiểu được gọi là sỏi thận, sỏi niệu quản hay sỏi bàng quang.

Sỏi thận là sự lắng đọng những chất đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu, vì một lý do nào đó đã kết tinh, lắng đọng lại và tạo sỏi trong thận. Tùy thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà kích thước sỏi lớn nhỏ khác nhau. Nước từ mạch máu ngấm qua tế bào thận, bài tiết nước tiểu qua ống thận vào lòng thận, theo ống bài tiết (niệu quản) xuống bàng quang và thoát ra ngoài.

Sỏi hình thành, di chuyển ở bất cứ vị trí nào trên đường đi của nước tiểu và được gọi là sỏi thận, sỏi niệu quản hay sỏi bàng quang. Tuy nhiên, do cấu tạo của thận có nhiều ngóc ngách, khe kẽ mà độ lắng đọng lớn hơn khiến dễ bị sỏi hơn cả.

Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng rõ rệt nên bệnh nhân thường không nghĩ mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi gây đau đớn hay đi tiểu ra sỏi mới biết. Bệnh sỏi thận là một bệnh phổ biến hiện nay, do thói quen ngồi nhiều, ngại uống nước, do uống thuốc, sữa bổ sung canxi… Để được chữa trị kịp thời, bệnh nhân nên đi khám ngay khi nhận thấy một trong các triệu chứng, dấu hiệu thận có sỏi.


Sỏi thận là sự lắng đọng những chất đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu, vì một lý do nào đó đã kết tinh, lắng đọng lại và tạo sỏi trong thận, tùy thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà kích thước sỏi lớn nhỏ khác nhau.

Dưới đây là các triệu chứng của bệnh sỏi thận

Đau: Đau dữ dội, đau thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu, cũng có khi đau xuyên cả ra hông, lưng, có khi buồn nôn và nôn. Đau âm ỉ, gặp ở những trường hợp sỏi vừa và thậm chí lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận.

Đái máu: Là biến chứng thường gặp của sỏi thận – tiết niệu, nhất là khi sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản gây đau kèm đái máu.

Đái buốt, đái rắt, đái mủ: Khi có nhiễm khuẩn tiết niệu, nó tái phát nhiều lần, có thể đái ra sỏi

Sốt: Người bệnh sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau hông, lưng, đái buốt, đái rắt, đái mủ là dấu hiệu của viêm thận – bể thận cấp.

Các dấu hiệu tắc nghẽn đường niệu: Đái tắc từng lúc hoặc hoàn toàn.

Đau âm ỉ, gặp ở những trường hợp sỏi vừa và thậm chí lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận.

Cách điều trị sỏi thận

Với sỏi nhỏ, có thể uống nước nhiều, uống nước râu ngô hay thuốc lợi tiểu cũng như một số loại thuốc nam để kích thích bài tiết, sỏi cũng theo đó ra ngoài. Bệnh nhân cũng có thể được uống thuốc giãn cơ để niệu quản không co thắt, đồng thời uống thuốc lợi tiểu để sỏi ra ngoài.

Nếu sỏi đã quá lớn khi phát hiện hoặc điều trị nội khoa không có kết quả, bệnh nhân có thể được chỉ định ngoại khoa (mổ thận lấy sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, tán sỏi nội soi, thậm chí làm ổ nội soi gắp sỏi).

Phòng bệnh sỏi thận

Ăn uống cân đối 4 nhóm thức ăn (bột, đường, mỡ, vitamin), không nên thiên lệch một loại thực phẩm, rau quả nào.

Uống nhiều nước (2 – 3 lít mỗi ngày), không uống dồn một lúc mà chia rải rác trong ngày.

Khi bị u xơ tiền liệt tuyến phải xử lý ngay.

Nếu bị dị dạng đường tiểu phải được phẫu thuật chỉnh hình.

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ (nhất là với phụ nữ sau khi sinh), không dùng nước bẩn để vệ sinh cơ thể.

TTXB-Thùy Dương (ST)

Ăn uống để hạ huyết áp

Sunday, December 29th, 2013

Ăn kiêng lành mạnh có thể giúp bạn chặn đứng bệnh cao huyết áp. Chế độ ăn này khuyến khích bạn giảm muối, tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp hạ huyết áp, chẳng hạn như kali, canxi và magiê.


Chế độ ăn kiêng này tập trung vào kích thước của khẩu phần ăn, sự phong phú của thực phẩm và lượng dưỡng chất phù hợp. Nếu tuân thủ, bạn sẽ giảm được vài trị số huyết áp trong vòng 2 tuần. Theo thời gian, huyết áp tâm thu có thể giảm từ 7-12 trị số, tức giảm rõ rệt nguy cơ đe dọa sức khoẻ của bạn.

Chế độ ăn kiêng trên còn có nhiều lợi ích khác về mặt sức khoẻ như giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, ung thư, đột quỵ, tiểu đường và loãng xương.

Dù chế độ ăn kiêng để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa cao huyết áp không nhằm mục đích giảm cân, nhưng bạn có thể cũng giảm được trọng lượng dư thừa không mong muốn vì nó hướng bạn đến bữa ăn chính và phụ có lợi cho sức khoẻ.

Sau đây là thông tin chi tiết về chế độ ăn kiêng giúp hạ huyết áp.

Lượng muối hấp thu

Chế độ ăn kiêng chuẩn cho phép bạn ăn tối đa 2.300mg muối/ngày (tương đương 1 muỗng cà phê muối). Nếu bạn từ 51 tuổi trở lên, đang bị cao huyết áp, tiểu đường hay bệnh thận mãn tính, hãy áp dụng chế độ ăn kiêng ít muối với mức trần là 1.500mg muối/ngày (tương đương 2/3 muỗng cà phê muối). Lượng muối của cả hai chế độ này ít hơn rất nhiều so với chế độ ăn thông thường (từ 3.500mg muối/ngày trở lên).


Nên ăn gì?

Cả hai chế độ ăn kiêng nói trên đều chứa nhiều thực phẩm nguyên cám, trái cây, rau củ, sản phẩm sữa ít béo, cá và thịt gia cầm. Bạn có thể ăn thịt đỏ, đồ ngọt và chất béo (đặc biệt là chất béo bão hoà và cholesterol) với lượng nhỏ.

Sau đây là khẩu phần đề nghị cho mỗi nhóm thực phẩm với tổng năng lượng cung cấp là 2.000 calo/ngày.

– Ngũ cốc: 6-8 phần/ngày

Ngũ cốc ở đây có thể là bánh mì, gạo, nui, mì, sản phẩm ngũ cốc.

Lấy ví dụ, một phần ngũ cốc gồm 1 lát bánh mì, khoảng 28g sản phẩm ngũ cốc khô hay nửa chén ngũ cốc, gạo, nui hoặc mì sợi.

Nên dùng ngũ cốc nguyên cám, chẳng hạn như gạo lứt, bột mì nguyên cám vì chúng có nhiều chất xơ và dưỡng chất hơn ngũ cốc tinh. Hạn chế ăn kèm ngũ cốc với bơ, sữa, phô mai.

– Rau củ: 4-5 phần/ngày

Cà chua, cà rốt, bông cải xanh, khoai lang, rau ăn lá xanh và các loại rau củ khác giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như kali, magiê.
Lấy ví dụ, một phần rau củ gồm 1 chén rau ăn lá xanh ăn sống hoặc nửa chén rau củ sống/nấu chín cắt nhỏ.

Rau củ tươi hay đông lạnh cũng tốt, nhưng lưu ý khi mua rau củ đông lạnh và đóng hộp, hãy chọn lại ít hoặc không có muối.

– Trái cây: 4-5 phần/ngày

Nhiều loại trái cây không cần phải chế biến nhiều, có thể là món ăn chính hoặc ăn vặt có lợi cho sức khoẻ. Cũng giống như rau củ, trái cây có nhiều chất xơ, kali, magiê và đặc biệt ít béo (ngoại trừ bơ và dừa).

Lấy ví dụ, một phần trái cây gồm 1 quả cỡ vừa hay nửa chén trái cây tươi/đông lạnh/đóng hộp hoặc khoảng 100gr trái cây. Nếu có thể được, hãy ăn luôn cả vỏ vì vỏ của nhiều loại trái cây như táo, lê chứa chất xơ và chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ.

Nếu có thể, hãy ăn luôn cả vỏ vì vỏ của nhiều loại trái cây như táo, lê chứa chất xơ và chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ. Hãy nhớ một số loại trái cây chua, chẳng hạn như bưởi, có thể tương tác với thuốc. Vì vậy, cần hỏi bác sĩ/dược sĩ để biết chắc bạn có thể ăn thứ gì. Nếu bạn chọn trái cây hay nước trái cây đóng hộp, hãy đảm bảo chọn loại không đường.

– Sản phẩm sữa: 2-3 phần/ngày

Sữa, sữa chua, phô mai và nhiều loại sản phẩm làm từ sữa khác là nguồn cung cấp canxi, vitamin D và đạm. Bạn cần chọn sản phẩm sữa ít béo hoặc không có chất béo. Nếu không, bạn sẽ đưa vào cơ thể rất nhiều chất béo, chủ yếu là chất béo bão hòa, từ sữa.

Ví dụ một phần sữa tiêu biểu có thể là 1 tách sữa tách béo (tức sữa chỉ có 1% chất béo), 1 tách sữa chua hay 1 miếng rưỡi phô mai.

Nếu bạn bị chứng khó tiêu sữa, hãy chọn sản phẩm không có lactose hoặc tìm mua thuốc không cần kê đơn chứa men lactase để giúp giảm hay ngăn triệu chứng không dung nạp lactose.

Hãy cẩn thận với phô mai thông thường, thậm chí là phô mai không béo, vì sản phẩm này chứa nhiều muối.

– Chất đạm: tối đa 6 phần/ngày

Chất đạm ở đây là thịt nạc, thịt gia cầm, cá và trứng. Tuy giàu đạm, vitamin nhóm B, sắt và kẽm, nhưng thịt cũng chứa nhiều chất béo và cholesterol, thậm chí cả thịt nạc. Tốt nhất đừng chọn thịt làm món chính. Hãy giảm 1/3 lượng thịt so với khẩu phần ăn thông thường và thay vào đó, hãy tăng thêm một nửa lượng rau xanh.

Một phần đạm tiêu biểu gồm khoảng 28g thịt gia cầm bỏ da, thịt nạc, hải sản hay 1 quả trứng.

Hãy lọc bỏ da và mỡ rồi luộc, quay, nướng lò, nướng vỉ thay vì chiên với dầu mỡ.

Nên ăn những loại cá tốt cho sức khỏe tim mạch như cá hồi, cá trích, cá thu. Những loại cá này giàu axit béo omega-3, giúp giảm cholesterol.

– Các loại đậu, hạt và quả hạch các loại: 4-5 phần/tuần

Quả hạch, hạt hướng dương, đậu đỏ, đậu Hà Lan, đậu lăng và các loại đậu, hạt, quả hạch khác là nguồn cung cấp magiê, kali và protein dồi dào. Chúng cũng giàu chất xơ, phytochemical (chất hóa học tự nhiên có trong thực vật, có khả năng giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư và tim mạch). Bạn nên ăn ít nhưng đều đặn hàng tuần loại thực phẩm này vì các loại đậu, hạt có hàm lượng calorie cao.

Hạt các loại đôi khi có chất béo, nhưng chủ yếu là chất béo bão hòa đơn và axit béo omega-3, tốt cho cơ thể.

Một phần đậu, hạt tiêu biểu gồm 1/3 chén (khoảng 43g) quả hạch, 2 muỗng xúp hạt các loại hoặc một nửa chén đậu.

Đậu nành và các sản phẩm làm từ đậu nành, chẳng hạn đậu hũ, tàu hũ cũng là thực phẩm thay thế thịt rất tốt vì giống như thịt, đậu nành có axit amino mà cơ thể cần để tạo nên protein.

– Dầu mỡ: 2-3 phần/ngày

Chất béo giúp cơ thể hấp thu các loại vitamin thiết yếu cho cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, nạp quá nhiều chất béo làm tăng nguy cơ bị bệnh tim, tiểu đường và béo phì. Hãy cố gắng cân bằng chế độ ăn uống bằng cách giới hạn lượng chất béo sao cho chỉ chiếm tối đa 27% tổng calorie mỗi ngày và tập trung vào chất béo bão hòa đơn tốt cho sức khỏe.

Lấy ví dụ, một phần chất béo là 1 muỗng cà phê bơ thực vật (margarine), 1 muỗng cà phê mayonnaise hay 2 muỗng cà phê nước xốt salad (salad dressing).

Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa (trans fat) là thủ phạm chính làm tăng cholesterol trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ bị bệnh động mạch vành. Hãy khống chế lượng chất béo bão hòa sao cho chỉ chiếm tối đa 6% tổng năng lượng nạp vào.

Hạn chế dùng thịt, bơ, phô mai và sữa nguyên kem, kem, trứng, các loại thực phẩm làm từ mỡ, dầu ăn dễ bị đông cứng, dầu cọ, dầu dừa, vì những loại thực phẩm này có nhiều chất béo bão hòa.

Tránh chất béo chuyển hóa, thứ thường thấy trong thực phẩm chế biến sẵn như bánh quy giòn, đồ nướng hay đồ chiên xào.

– Đồ ngọt: tối đa 5 phần/tuần

Bạn không nhất thiết phải nói không tuyệt đối với đồ ngọt khi theo đuổi chế độ ăn để hạ huyết áp mà chỉ cần cẩn thận với loại thức ăn này. Một phần đồ ngọt tương đương 1 muỗng cà phê đường, mứt; một nửa tách kem trái cây hay 1 tách nước chanh.

Khi ăn uống đồ ngọt, hãy chọn loại không béo hoặc ít béo nhưng nước ép trái cây ngọt, mứt, kem trái cây, kẹo, bánh quy xốp hoặc bánh quy ít béo.

Cần hết sức cảnh giác với những thực phẩm có đường hóa học. Uống nước ngọt ít đường dành cho người ăn kiêng thay vì uống nước ngọt thông thường cũng được nhưng nước ngọt dù loại nào cũng không thể nào thay thế được những loại thức uống lành mạnh hơn cho sức khỏe như sữa ít béo, thậm chí là nước trắng.

– Thức uống có cồn và cafein:

Uống quá nhiều thức uống có cồn có thể làm tăng huyết áp. Nam giới chỉ nên uống tối đa 2 ly bia mỗi ngày và phụ nữ nên uống ít hơn.
Về thức uống có cafein, chế độ ăn để hạ huyết áp không bàn đến vì ảnh hưởng của cafein lên huyết áp là chưa rõ ràng. Tuy nhiên, cafein có thể khiến huyết áp tăng ít nhất trong thời gian ngắn. Nếu bạn đã bị bệnh cao huyết áp, hoặc bạn cho rằng cafein ảnh hưởng đến huyết áp của mình, hãy trao đổi với bác sĩ về việc uống cafein.

Mẹo ăn kiêng hạ huyết áp

Để bắt đầu chế độ ăn trên, bạn cần tập từ từ. Nếu bạn là người vốn ít ăn rau và trái cây, bạn có thể sẽ cảm thấy trướng bụng, thậm chí là tiêu chảy nếu đột ngột chuyển sang ăn nhiều chất xơ. Hãy dùng men lactase để giúp tiêu hóa thực phẩm giàu xơ.

Nếu thấy khó khăn trong việc tiết chế lượng muối hấp thu mỗi ngày, hãy giảm lượng muối từ từ để tập ăn nhạt cho đến khi bạn đạt được mục tiêu. Có thể phải mất nhiều tuần bạn mới quen với vị nhạt hơn.

Hãy tự thưởng cho mình những phần thưởng không liên quan đến đồ ăn thức uống mỗi khi đạt được một mục tiêu đề ra như mua một cuốn sách, tụ tập bạn bè, thuê một bộ phim về xem…

Để ý đến hàm lượng đường, muối in trên bao bì của thực phẩm đóng hộp hay chế biến sẵn. Rửa bớt hay loại bỏ bớt muối, đường của loại thực phẩm này.

Tìm ra nguyên nhân khiến bạn thụt lùi trong việc theo đuổi mục tiêu và bắt đầu lại từ chỗ bạn chán nản, bỏ dở. Hãy nhớ rằng thay đổi lối sống là quá trình lâu dài. Ai cũng có lúc chán nản bỏ cuộc giữa chừng, đặc biệt là khi học một thứ gì đó mới.

Hãy kết hợp ăn uống lành mạnh với tập thể dục.

Tố Uyên- PNO- (Theo Mayo Clinic)

Chương trình ‘bảo hiểm y tế vừa túi tiền’ đi vào hoạt động

Tuesday, November 12th, 2013

APPLY ONLINE https://www.healthcare.gov/

image
https://www.healthcare.gov/
Thượng
nghị sĩ Barbara Boxer (phải) trình bày phần nói về phúc lợi cho phụ nữ của Đạo
luật Chăm sóc sức khỏe vừa túi tiền trong một cuộc họp báo tại trụ sở Quốc hội,
30/9/13

Hoa Kỳ đã bắt đầu bán bảo hiểm y tế cho hàng triệu người chưa có bảo
hiểm để giúp họ trả các hóa đơn thuốc men.

Sáng thứ Ba, chính phủ liên bang đã khai trương một website cung
cấp thông tin cho những người chưa có bảo hiểm có thể mua bảo hiểm như thế nào.

image
Trang
web mới mở có nhiều người truy cập quá đến nổi nhiều người đã nhận được những
báo lỗi, nhưng vấn đề này dường như đã được chỉnh lại sau đó.

Các chính sách bảo hiểm mới, nằm trong khuôn khổ của một đạo luật, một thành
tựu về lập pháp, của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, và việc thông qua đạo luật
năm 2010 với các biện pháp cải cách gồm nhiều mặt, là những cải cách mang nhiều
hoài bão nhất của nước Mỹ trong gần 50 năm nay.

Chương trình cải cách này một phần nhằm mục tiêu bán bảo hiểm y tế cho 30 triệu
hay con số cao hơn nữa những người chưa có bảo hiểm y tế, tuy nhiên cũng đòi
hỏi bất cứ ai chọn không mua bảo hiểm sẽ phải trả tiền phạt.


image


Các cải cách này, được nhiều người ở Mỹ gọi là Obamacare, và vẫn còn tranh cãi
như khi luật này được chấp thuận chỉ bởi những thành viên Dân chủ của Tổng
thống Obama trong Quốc hội,  với sự chống đối kiên quyết của các đối
phương thuộc đảng Cộng hòa

Đạo luật này là trọng tâm của tình trạng bế tắc ngân sách đã dẫn đến việc các
cơ quan chính phủ, lần đầu tiên trong 17 năm qua,  buộc phải đóng cửa một
phần.

Nhiều nhà lập pháp Cộng hòa mưu tìm việc chấm dứt tài trợ cho chương trình cải
cách này, hay ít nhất hoãn việc thực thi đầy đủ luật.

Bảo hiểm trong chương trình này do các công ty tư nhân cung cấp, thông qua
những trao đổi của từng tiểu bang, sẽ có hiệu lực vào tháng Giêng, nhưng nhiều
biện pháp cải cách khác đã được đưa ra từ khi Tổng thống Obama ký ban hành luật.

Khi mối đe dọa đóng cửa chính phủ thực sự gần kề hôm thứ Hai, Tổng thống Obama
nói với các thành viên đảng Cộng hòa rằng họ sẽ không thể ngăn chặn đạo luật
được. Ông nói:

image 



“Đạo luật chăm sóc sức khỏe vừa túi tiền đang tiến hành. Ngân khoản đã được
định. Quý vị không thể bác bỏ nó được.”

Tổng thống Obama, theo chương trình đã định vào tối thứ Ba tới đây sẽ nói về
bước khởi đầu của việc bán bảo hiểm này, và sẽ gặp những người trông đợi mua
bảo hiểm y tế theo chương trình này.

BM

Vai trò của vitamin C với sức khỏe con người

Saturday, November 2nd, 2013

Khi cơ thể thiếu vitamin C, bạn sẽ dễ bị viêm lợi, chảy máu chân răng, tụ máu dưới màng xương, tăng sừng hóa ở nang lông… Nếu không được bổ sung kịp thời, có thể dẫn đến tử vong do chảy máu ồ ạt hoặc thiếu máu cục bộ cơ tim.
Hiện nay, những rối loạn dinh dưỡng thường gặp trong cơ thể tăng cao, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh cấp, mãn tính, giảm tuổi thọ, chất lượng sống… Nguyên nhân chủ yếu của các hiện tượng trên là do cơ thể thiếu vitamin và các khoáng chất cần thiết. Trong đó, thiếu vitamin có thể do nhiều nguyên nhân như thiếu dinh dưỡng, khẩu phần ăn không đầy đủ hoặc không hợp lý, đặc biệt trẻ suy dinh dưỡng thường thiếu nhiều loại vitamin. Tuy nhiên, có những trường hợp ăn uống đầy đủ nhưng do bệnh ở đường tiêu hóa hoặc dùng thuốc mà mắc phải tình trạng này.

Vitamin C với chứng loãng xương, thoái hóa khớp

Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Toản, nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM, người cao tuổi cần nhận đủ lượng vitamin, canxi hàng ngày để phòng tránh loãng xương. Mặc dù canxi có trong nhiều thực phẩm khác nhau như cá nhỏ ăn luôn xương, tôm tép ăn cả vỏ, rau xanh, đậu… nhưng người cao tuổi thường ăn ít hơn lúc trẻ nên lượng canxi đưa vào cơ thể từ chế độ ăn hàng ngày sẽ không đủ, trong khi đó nguy cơ loãng xương của họ cao.

Vitamin C làm tăng mật độ xương cột sống và cổ xương đùi nên với chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu chất có thể làm tăng nguy cơ gãy xương.

Ngoài vitamin D được hấp thụ từ ánh nắng mặt trời hỗ trợ trong quá trình phát triển xương trẻ sơ sinh đến khi trưởng thành, vitamin C làm tăng tổng hợp collagen type I, cần thiết cho thể hiện osteocalcin, hoạt tính của men phosphatase kiềm và khoáng hóa xương. Một số nghiên cứu cho thấy, vitamin C làm tăng mật độ xương cột sống và cổ xương đùi nên với chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu chất có thể làm tăng nguy cơ gãy xương.

Tác dụng có lợi của vitamin C trên tiến trình của thoái hóa khớp dựa trên tính chất chống ôxy hóa và khả năng điều hòa gen mã hóa tổng hợp các collagen type I, II và aggrecan. Đây là hai thành phần chủ yếu tạo nên chất nền ngoài tế bào của sụn khớp. Các thí nghiệm trên động vật cho thấy, các con vật được cung cấp đầy đủ vitamin C được cải thiện rõ rệt tình trạng sụn khớp so với các động vật khác.

Một nghiên cứu điều tra chế độ ăn uống cho biết, mặc dù không giảm tỷ lệ thoái hóa khớp theo lượng vitamin C sử dụng, nhưng nếu dùng liều cao sẽ làm giảm các triệu chứng lâm sàng và tổn thương X quang của thoái hóa khớp gối.

Vai trò của vitamin C trong cơ thể

Thông thường, vitamin C thực hiện quá trình thúc đẩy các phản ứng sinh hoá trong cơ thể, tồn tại hai dạng trong tự nhiên có tác dụng xúc tác men và chống ôxy hoá. Thiếu vitamin C làm ảnh hưởng đến quá trình tạo sợi collagen, đặc biệt trong các mao mạch, mô liên kết, mô xương. Dạng quay phải ức chế nhanh các gốc tự do, được sản sinh trong quá trình dị hoá của tế bào. Vitamin C can thiệp vào quá trình chuyển hoá carnitin, tham gia gắn kết acid béo chuỗi dài vào thể hạt sợi mitochindrie nên thiếu vitamin C sẽ làm cơ thể mệt mỏi. Ngoài ra, còn tham gia vào chuyển hoá sắt và acid folic, làm tăng hấp thu sắt.

Do dễ bị nhiễm trùng và trầm cảm, các vết thâm tím rộng trên da (mảng xuất huyết dưới da) cũng là những triệu chứng thiếu do thiếu vitamin C.

Thiếu vitamin C, người lớn bị viêm lợi, chảy máu chân răng, tụ máu dưới màng xương, đốm xuất huyết, tăng sừng hóa ở nang lông. Nếu không được bổ sung kịp thời có thể tử vong do chảy máu ồ ạt hoặc do thiếu máu cục bộ cơ tim. Trẻ còn bú thường do chế độ ăn nhân tạo, bị chảy máu dưới màng xương, nhất là chi dưới, dễ chảy máu dưới da, vết thương lâu lành. Thêm vào đó, do dễ bị nhiễm trùng và trầm cảm, các vết thâm tím rộng trên da (mảng xuất huyết dưới da) cũng là những triệu chứng thiếu do thiếu vitamin C.

Điều trị tình trạng thiếu vitamin C

Cũng như tất cả các vitamin khác, cơ thể không tự tổng hợp được vitamin (ngoại trừ vitamin D). Vitamin C có nhiều trong hoa quả có màu vàng như cam, xoài, đu đủ, cà rốt, cà chua và các loại rau có màu đậm như rau dền, rau muống, cải bẹ xanh. Tuy nhiên, vitamin C dễ bị phá huỷ nhanh chóng và bị mất khoảng 50 đến 80% trong quá trình nấu nướng. Chất được hấp thu chủ yếu tại ruột non, lượng vitamin từ 60 đến 180mg một ngày và thời gian bán huỷ khoảng từ 8 đến 40 ngày, chủ yếu được thải qua nước tiểu.

Nhu cầu vitamin C tăng cao ở những người cao tuổi, phụ nữ có thai, người hút thuốc lá, tình trạng nhiễm khuẩn, cấp cứu. Theo các chuyên gia, với liều 10mg mỗi ngày có thể tránh được bệnh scorbut và 60mg một ngày có thể tránh được tình trạng thiếu vitamin C. Một nghiên cứu khoa học tại Mỹ đã khuyến cáo phụ nữ nên dùng hằng ngày từ 60 đến 75mg, nam giới khoảng 90mg và cần bổ sung thêm 35mg ở những người hút thuốc lá.

Vitamin C có nhiều trong hoa quả có màu vàng như cam, xoài, đu đủ, cà rốt, cà chua và các loại rau có màu đậm như rau dền, rau muống, cải bẹ xanh.

Những đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin C là những người nghiện rượu mạn tính, suy dinh dưỡng, bị ung thư, có chế độ ăn mất cân bằng, suy thận phải lọc máu chu kỳ nhưng hầu như không có triệu chứng lâm sàng, đặc biệt là những người cao tuổi.

Để điều trị tình trạng thiếu vitamin C, cơ thể cần được cũng cấp từ 1 đến 2gr vitamin C mỗi ngày, trong 15 ngày liên tục. Các triệu chứng toàn thân giảm dần trong một ngày đầu và các triệu chứng khác sẽ mất đi trong vòng từ một đến 4 tuần. Cơ thể được cung cấp vitamin hợp lý có thể giảm các triệu chứng và tỷ lệ mắc chứng đau loạn dưỡng do phản xạ (hội chứng Sudeck) với biến chứng gãy xương cổ tay. Tuy nhiên, mọi người không nên dùng quá liều 2gr vitamin C mỗi ngày vì có thể có biến chứng tiêu chảy và đau bụng. Những người thiếu hụt G6-PD nên cẩn thận khi dùng vitamin C vì có nguy cơ tan máu, còn người bị sỏi thận dễ làm tăng oxalat niệu. Đối với những bệnh nhân chạy thận nhân tạo cần dùng thường xuyên 500mg vitamin C mỗi ngày.

Theo: Diệp Trương (VnE)

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh nhức mắt.

Monday, October 7th, 2013

Trước đây, biểu hiện nhức mắt thường chỉ gặp ở người cao tuổi. Thế nhưng với môi trường làm việc và học tập hiện nay, “nhức mắt” trở nên phổ biến với mọi người từ lứa tuổi học đường đến nhân viên văn phòng. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích về chứng nhức mắt do chuyên gia nhãn khoa tư vấn.


(Nhức mắt sẽ rất nghiêm trọng khi không được điều trị kịp thời)

Các mức độ nhức mắt

Nhức mắt có nhiều mức độ, có khi rất nhẹ, có khi rất đau và khó chịu. Tuy nhiên, thường gặp hơn là mắt chỉ nhức vừa vừa hoặc nhức ở mức độ nhẹ như mỏi mắt, xốn mắt, cay mắt.

Nguyên nhân gây nhức mắt

– Bệnh làm đau nhức mắt dữ dội nhất và cũng nguy hiểm nhất là cườm nước (hay còn gọi là tăng áp mắt cấp tính). Ngoài ra, còn một loại cườm nước kinh niên khác (hay tăng áp mắt mãn tính) có thể chỉ gây nhức mắt ít hoặc không nhức. Người bệnh không hề biết mình bị bệnh nhưng bệnh vẫn tiến triển dần dần làm hủy hoại thần kinh mắt và gây mù mắt. Mắt đã mù rồi thì không chữa được nữa. Nguyên nhân gây ra cườm nước là do dịch trong mắt bị ứa, không thoát ra ngoài được làm mắt căng cứng, gây nhức mắt và mờ mắt. Thần kinh mắt do bị chèn ép bởi áp suất của mắt cao nên bị hủy hoại dần dần. Lúc đầu không nhìn thấy ở một bên mắt (phía mũi), sau đó bệnh tiến triển nặng thêm, tầm nhìn của người bệnh giống như nhìn qua một cái ống và sau đó mù hẳn. Ngoài ra, người bệnh cũng cảm thấy như nhìn thấy hào quang, vòng màu trước mắt.

– Nếu cảm thấy mắt hơi nhức, mệt mỏi, khó chịu sau một ngày làm việc nhất là về chiều thì đây là một triệu chứng thường là nhẹ không biểu hiện ra một bệnh mắt cụ thể.

– Nhức mắt nhiều ở phía sau mắt có thể là do chứng nhức nửa đầu, nhức mắt ở phía dưới mắt gần hàm có thể là do viêm xoang.

– Nếu nhức mắt ở cả hai mắt kèm theo mắt đỏ, đặc biệt là khi nắng chói (sợ nắng) thường thấy ở các bệnh viêm nhiễm siêu khuẩn như khi bị cúm. Nhức mắt sẽ dịu dần khi bệnh cúm bớt.

– Nếu thấy sợ sáng nhiều đặc biệt ở một mắt thì có thể là do viêm nhiễm ở lớp trong của mắt (viêm loét giác mạc, viêm bồ đào…) và cần phải khám bác sĩ chuyên khoa.

Chữa trị như thế nào khi bị nhức mắt

– Chữa trị tại nhà: Nếu mắt nhức ít hay mỏi mắt về buổi chiều sau ngày làm việc thì có thể nằm nghỉ cho mắt nghỉ ngơi, uống thuốc chống nhức. Tránh nắng chói, đắp gạc lạnh trên mắt có thể làm dịu cơn nhức, đỡ mỏi. Nếu không bớt, các triệu chứng tăng thêm thì nên đi khám bác sĩ.

– Khám bác sĩ: Khi mắt bị đau nhức nhiều, kèm thêm với mắt đỏ và các khó chịu khác. Nhức mắt là một triệu chứng không chuyên biệt, có nghĩa là nhiều bệnh có thể gây nhức mắt, chỉ khi khám bác sĩ, hỏi cẩn thận và khám nghiệm đầy đủ mới tìm ra bệnh được.

Bác sĩ sẽ làm gì?

Bác sĩ sẽ đo thị lực, đo nhãn áp, khám toàn bộ ngoài mắt, cơ mắt và soi đáy mắt. Nếu thấy nhãn áp cao là do cườm nước, nếu bị viêm nhiễm như viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm bồ đào… tùy theo bệnh trạng mà bác sĩ có phương pháp điều trị.

Lưu ý

1. Nếu ở người lớn tuổi (trên 50), tự nhiên thấy nhức mắt dữ dội, mắt đỏ, nhìn mờ, đồng tử nở. Hãy nghĩ ngay đến cườm cấp tính, hãy đến bệnh viện có khoa mắt ngay để được triệu kịp thời.

2. Tất cả những người bước vào tuổi 40 bắt đầu phải đeo kính lão để đọc sách nên đi đến bác sĩ nhãn khoa đo áp 6 tháng một lần để biết có bị cườm nước hay không.

3. Tất cả những thành viên trong gia đình có người đã bị cườm nước nên đi đo nhãn áp để biết có bị di truyền hay không?

(Nguồn: Vrohto)

Những dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường

Friday, July 26th, 2013

Bệnh tiểu đường thường được chẩn đoán xác định khi nồng độ glucose trong máu tăng cao hơn ngưỡng bình thường. Tuy nhiên, tình trạng tiền tiểu đường có thể đã xảy ra trong một thời gian dài trước đó mà bệnh nhân không hề hay biết.
Những người có tình trạng tiền tiểu đường sẽ phát triển thành tiểu đường loại 2 trong vòng 10 năm, nếu họ không có những thay đổi tích cực về chế độ ăn và lối sống.
Một số dấu hiệu chức năng có thể giúp dự báo tình trạng tiền tiểu đường. Chúng là những dấu hiệu đầu tiên về rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể bạn và nếu được chú ý phát hiện sớm, bạn có thể phòng tránh được bệnh tiểu đường thực sự trước khi nó xảy ra.
1. Cảm giác mệt mỏi hay buồn ngủ sau khi ăn
Hầu như mọi thức ăn đều có chứa một lượng glucose nhất định. Rất nhanh sau khi thức ăn vào dạ dày, số glucose này sẽ đi vào máu và phát tín hiệu cho tuyến tụy tiết ra thêm insulin – một hormone giúp đưa glucose vào tế bào. Nhưng quy trình này sẽ bị rối loạn khi lượng đường mà bạn ăn vào quá nhiều, khi đó tế bào sẽ từ chối tiếp nhận và gần như trơ với insulin, trong khi tụy vẫn tiếp tục tiết insulin. Tình trạng quá tải này gây hiệu ứng ức chế lên hệ thần kinh dẫn tới cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ. Nếu cảm giác này xuất hiện thường xuyên sau mỗi bữa ăn, chính là dấu hiệu cho thấy đã có hiện tượng kháng insulin lặp lại.
Xử trí: Bạn có thể giảm sự quá tải về chuyển hóa glucose theo hai cách. Đầu tiên, tránh ăn những thực phẩm chứa quá nhiều đường đơn glucose (bánh kẹo, mứt, nước ngọt). Thay vào đó, bạn nên ăn những thực phẩm tự nhiên (như hạt ngũ cốc, rau cải, trái cây), nhằm trì hoãn sự phân hủy đường khi tiêu hóa. Cách khác là tạo ra thói quen vận động nhẹ sau bữa ăn: thay vì nằm yên một chỗ xem tivi, bạn có thể đi bộ hoặc rửa chén…

Nên ăn trái cây (Ảnh internet)

2.Cảm giác ghiền ăn vặt
Những thức ăn vặt như khoai chiên, bánh snack, sôcôla… đều rất ngon miệng và kích thích sự thèm ăn, bạn sẽ càng muốn ăn nhiều hơn. Nhưng chúng cũng chứa rất nhiều đường. Sự kết hợp giữa hai yếu tố: thói quen ăn liên tục và lượng đường cao sẽ tạo nên vòng lặp lẩn quẩn của chuỗi đáp ứng “tăng đường – tăng insulin” trong máu. Cơ thể phải liên tục trải qua những cơn “no đường” thoáng qua, rồi nhanh chóng bị “đói đường” dẫn tới thèm ăn vặt nhiều hơn nữa.
Xử trí: Bắt buộc phải bỏ thói quen ăn quà vặt, dù đây là một thử thách với các bạn. Bạn có thể vượt qua cơn ghiền bằng cách thay thế những món ăn đó với những thứ cùng kích thước và mùi vị nhưng an toàn hơn cho sức khỏe, ví dụ trái cây, đậu, cà rốt tươi…


Nên tránh xa quà vặt. (ảnh Caring)

3.Thừa cân
Sự liên hệ giữa béo phì và bệnh tiều đường là một điều xưa như trái đất, nhưng sự thật là đa số người ăn kiêng chỉ chú tâm đến lượng calorie trong bữa ăn chứ chưa hiểu được quan hệ tương tác giữa đường và mỡ. Khi tế bào không dung nạp đường nữa, cơ thể sẽ chuyển sang năng lượng từ mỡ, và tích trữ mỡ là khó tránh khỏi.
Xử trí: Khi bạn bị thừa cân, không nên quá lo lắng về việc giảm cân, thực ra bạn không cần phải làm biến mất ngay lập tức số cân nặng này. Chỉ cần giảm được 5-7% trọng lượng là có thể giảm 60% nguy cơ của bệnh tiểu đường.
4.Hình dáng cơ thể
Kiểm soát cân nặng dĩ nhiên là quan trọng, nhưng có lẽ ít người biết sự tích trữ mỡ cục bộ trên một số vùng của cơ thể có sự liên hệ nhiều hơn với tình trạng kháng insulin và tiền tiểu đường. Thật vậy, tăng lượng mỡ ở vùng eo và bụng sẽ nguy hiểm hơn là mỡ ỡ những vùng thấp hơn như đùi và chân. Những người có nhiều mỡ bụng thường có nguy cơ bị cao huyết áp, bệnh tim mạch và tiểu đường.
Xử trí: Ngoài việc ăn kiêng, nên tập thể dục 30-60 phút mỗi ngày để tránh nguy cơ tiểu đường, đặc biệt các bài tập ở bụng. Tập thể dục có lợi ích kép là làm giảm mỡ và phát triển cơ bắp, làm tăng lượng enzyme chuyển hóa glucose cho tế bào cơ.
5.Cao huyết áp
Phần lớn người có triệu chứng cao huyết áp thường chỉ lo nghĩ về vấn đề tim, mạch máu của họ, nhưng không biết rằng có sự liên hệ giữa lưu thông mạch máu và rối loạn chuyển hóa đường. Tăng inslulin và đường huyết là một yếu tố bệnh lý góp phần tạo ra tình trạng viêm trong mạch máu, làm thay đổi cấu trúc và tính đàn hồi của mạch máu tạo cản trở cho dòng máu lưu thông. Vì vậy, tăng huyết áp có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Xử trí: Người có triệu chứng cao huyết áp nên thay đổi chế độ ăn và thường xuyên vận động cơ thể. Cần kiểm tra đường huyết định kì và đặt ra vấn đề với bác sĩ điều trị của mình.


Nên kiểm tra huyết áp thường xuyên (Ảnh Internet)

BS Không Bằng (ST)

Muỗi hổ gây sốt xuất huyết ở Đà Nẵng

Tuesday, September 25th, 2012

Thông tin do Sở Y tế TP.Đà Nẵng phát đi: “Tại đây xuất hiện loại muỗi hổ Châu Á nguy hiểm gây bệnh sốt xuất huyết (SXH)” đã khiến nhiều người dân lo ngại”.
Bởi ở nước ta, vốn dĩ quanh năm, muỗi aedes aegypti đã liên tục gây nên xấp xỉ 80 – 100 nghìn ca bệnh và 90-100 ca tử vong vì SXH mỗi năm. Vậy muỗi hổ Châu Á có phải là loại muỗi mới và mức độ nguy hiểm thực sự của chúng ra sao? Báo Lao Động đã phỏng vấn PGS. TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ.

Vì sao lại gọi là muỗi hổ Châu Á? Bệnh sốt xuất huyết do muỗi hổ Châu Á này có nguy hiểm hơn so với SXH thông thường?


Dù không phải lo ngại về muỗi hổ nhưng công tác phòng ngừa vẫn phải tích cực triển khai.

Năm 1894, một nhà côn trùng học Australia đã lần đầu tiên mô tả loại muỗi này và gọi là “muỗi hổ Châu Á” (ASIAN tiger mosquito). Tên gọi như vậy là do muỗi này có đặc điểm chân có khoang trắng đen và mình nhỏ, có màu trắng hoặc đen có nguồn gốc từ Đông Nam Châu Á. Dân gian gọi là muỗi vằn.

Trên thế giới có nhiều bằng chứng khoa học và thực tiễn các vụ SXH bùng phát dịch cho thấy, 2 loài muỗi Aedes aegypti và muỗi aedes albopictus đều có khả năng cảm nhiễm và truyền bệnh SXH như nhau. Nhiều vụ dịch sốt xuất huyết ở Châu Á và trên thế giới, muỗi ades albopictus trong truyền bệnh sốt xuất huyết do virus Chikungunia.

Tuy nhiên, riêng ở Việt Nam, trong nhiều năm qua, truyền bệnh SXH Dengue vẫn chủ yếu là aedes aegypti. Chưa có bằng chứng sự lưu hành của virus Chikungunia gây SXH và cũng chưa có bằng chứng về SXH do muỗi hổ Châu Á (ades albopictus) gây ra.

Muỗi hổ Châu Á có ở Đà Nẵng. Vậy trên thực tế, loài muỗi này còn xuất hiện ở đâu nữa?

Trước năm 2000, muỗi aedes aegypti chiếm ưu thế và chủ yếu gây bệnh SXH Dengue ở Việt Nam. Gần đây, các kết quả giám sát nghiên cứu về côn trùng của Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho thấy, ở các tỉnh/TP phía bắc, muỗi hổ đang dần thay thế muỗi aedes aegypti. Mật độ xuất hiện của loại muỗi hổ giảm dần từ Bắc vào Nam.

Ở phía bắc muỗi ades albopictus chiếm ưu thế, thì ở phía nam muỗi ades aegypti lại chiếm ưu thế chủ yếu.

Vậy mức độ của SXH do muỗi nào gây ra sẽ nặng hơn?

Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư đã và đang nghiên cứu và giám sát sự lưu hành, vai trò truyền bệnh SXH và mức kháng hóa chất diệt muỗi của muỗi trong các vụ dịch. Các kết quả cho thấy muỗi aedes aegypti vẫn truyền bệnh SXH Dengue chủ yếu ở Việt Nam như đã nói.

Đặc biệt là muỗi vằn ở miền Bắc nhiều hơn. Ở Ấn Độ, từng có những vụ dịch SXH do muỗi vằn gây ra, ghi nhận hàng trăm bệnh nhân nhưng không có ca nào tử vong. Người ta cho rằng, bệnh cảnh do muỗi vằn gây ra thường nhẹ hơn so với ades aegypti gây ra.

Do đặc điểm phân bố của 2 loại muỗi vằn này ở VN, nên chúng tôi cũng đưa ra giả thiết: Có phải vì thế mà dịch SXH ở miền Bắc nhiều năm nay thường nhẹ hơn miền Nam.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại các ổ dịch SXH ở VN đều có mặt aedes aegypti, chỉ rất ít ổ dịch có 2 loài, trong đó muỗi vằn chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp. Nhiều địa phương có lưu hành muỗi vằn với mật độ cao, nhưng nhiều năm liền không có thông báo về bệnh SXH.

Kết quả phân lập cũng cho thấy, cũng chỉ có muỗi aedes aegypti dương tính với virus dengue.

Vậy theo ông, người dân không nên lo ngại về loại muỗi này?

Đúng như thế. Do không thấy bệnh nhân SXH do muỗi hổ ở VN và nếu có thì cũng sẽ gây bệnh cảnh rất nhẹ.

(Aedes aegypti- Photo: Google)
Tuy nhiên, hiện đang là cao điểm của dịch SXH nên người dân cần chủ động áp dụng và duy trì thường xuyên hoạt động diệt bọ gậy, phá hủy nơi sinh sản của muỗi, thu gom và xử lý phế thải, vệ sinh môi trường; sử dụng tác nhân sinh học (thả cá, Mesocyclops), hợp tác với ngành y tế trong việc phun hóa chất diệt muỗi và phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc SXH để có biện pháp phòng, chống thích hợp và kịp thời.

HN(st)

Nhiều người mắc bệnh lạ vì bị côn trùng đốt

Wednesday, September 12th, 2012

Sáng 7/9, bà Lê Thị Anh Đào, Trưởng Trạm Y tế phường Hương Sơ (thành phố Huế), cho biết, tại khu tái định cư Hương Sơ có nhiều người mắc bệnh viêm da chưa rõ nguyên nhân. Họ bị một loài côn trùng lạ tấn công gây ngứa, bỏng da, sốt.nguyên nhân. Họ bị một loài côn trùng lạ tấn công gây ngứa, bỏng da, sốt.


(Bệnh lạ xuất hiện trên vùng cổ của một em bé tại khu chung cư Hương Sơ. Ảnh: Ngọc Văn.)

Theo ông Mai Năm ngụ tại dãy chung cư G1, những ngày qua, hơn 200 hộ dân tại tổ hợp 5 khối nhà tái định cư cao tầng Hương Sơ (dành cho dân vạn đò sông Hương vừa chuyển lên cạn) rất hoang mang, lo lắng vì nhiều người mắc một thứ bệnh lạ ngoài da, nghi do bị một loài côn trùng tấn công gây viêm nhiễm, mưng mủ, sốt.

Trước khi bị mắc bệnh này, cơ thể thường ngứa ngáy, đau rát rất khó chịu. Người mắc bệnh gãi nhiều, da càng rộp, mưng mủ rồi bong ra từng mảng. Trẻ em và phụ nữ khi mắc thường kèm theo các cơn sốt.

Bệnh lạ xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể như mặt, cổ, cằm, bên mắt, dưới bụng, đùi… Nhiều học sinh bị viêm da vùng mặt ngại đi học, đành ở nhà chờ lành bệnh. Phần lớn người dân khi mắc đều tự mua thuốc bôi ngoài da về điều trị.

Tại khu chung cư này tiếp tục có thêm các ca bệnh mới. “Ngay cả người ở xa đến chơi, nghỉ lại khi quay về nhà cũng bị viêm da như nhiều bệnh nhân ở đây”, chị Dương Thị Hoa (ngụ dãy chung cư G2) cho biết.

Người dân tái định cư Hương Sơ khẳng định, họ bị bỏng da, sốt cao là do một loài côn trùng lạ gây nên sau khi xâm nhập từ ruộng đồng vừa gặt vào khu chung cư.

Côn trùng xuất hiện nhiều vào buổi tối, khi nhà dân sáng đèn. Chúng bò dày đặc khắp các phòng, chui vào màn tấn công con người. Các hộ dân từng dùng bình chống muỗi tiêu diệt côn trùng lạ nhưng không có kết quả.

“Sáng ra dọn dẹp phòng ngủ, nhiều lúc, tui phát hiện cả mấy chục con nằm dưới đệm. Tụi tui xịt thuốc muỗi, chúng rất khó chết”, chị Dương Thị Hoa kể.

Còn theo ông Trương Văn Hiếu (ngụ tại dãy nhà G3), đó là loài kiến ruộng có chứa chất độc từng gây bỏng da cho cả nhà.

“Con côn trùng to bằng con kiến lửa chúa, có nhiều vằn đen và vàng sậm, đuôi giống như của loài bọ cạp, di chuyển rất nhanh. Nó không đốt trực tiếp, mà tiết ra một chất gây ngứa, bỏng, mưng mủ cho da”, ông Hiếu nói.

Bác sĩ Lê Thị Anh Đào, Trạm trưởng Y tế phường, nói: “Chúng tôi chưa thể khẳng định, bệnh này do côn trùng gây ra. Qua kiểm tra, khám cho 5 trường hợp, thì 4 ca có biểu hiện của bệnh Zona. Trạm đã lập tờ trình gửi cơ quan chuyên môn về phòng dịch, côn trùng học của thành phố và tỉnh kiến nghị sớm kiểm tra và có biện pháp xử lý. Trước mắt, trạm khuyến cáo bà con điều trị bệnh đúng cách, vệ sinh thường xuyên nơi ở, ngủ màn”.

Ông Hoàng Văn Hội, Giám đốc Trung tâm Phòng chống sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng tỉnh TT- Huế nói: mới nghe thông tin chưa tiếp nhận được, nên chưa làm rõ đó là côn trùng gì để có biện pháp xử lý.

Ngọc Văn (Báo Tiền Phong)
.

Tìm đọc: “Ung thư ruột già (Colon Cancer)”

Friday, June 29th, 2012

Cải thiện chứng viêm phổi tắc nghẽn mãn tính

Monday, September 19th, 2011

Hàng triệu người trên thế giới mắc bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Nhiều người không thể nhận biết việc khó thở và ho là những triệu chứng của bệnh này. Ghi chú COPD có từ khoa học  là Chronic Obstructive Pulmonary Disease.

Sau đây là những thói quen lành mạnh có thể giúp thở tốt hơn ở người bị COPD:

Tập thể dục: Giúp làm giảm các vấn đề liên quan đến thở về lâu dài. Theo các chuyên gia, tập thể dục giúp tim, mạch máu và cơ khỏe. Càng ở trong tình trạng sức khỏe tốt, càng cần ít ô-xy để hoàn thành công việc. Và càng cần ít ô-xy, càng giảm bớt gánh nặng lên phổi.

Tránh các tác nhân kích hoạt: Bệnh nhân COPD có thể làm giảm những đợt bùng phát hoặc cảm thấy ổn hơn bằng cách tránh những tác nhân gây ra những vấn đề về thở như ô nhiễm, không khí lạnh hoặc ẩm thấp, và những chất tẩy rửa. Người bệnh cũng cần tăng cường chú ý khi bị cảm lạnh, cúm và đặc biệt là viêm phổi.

Thở bằng cách chu môi: Chu môi khi hít thở giúp giảm thiểu tình trạng khó thở. Hít thở bằng mũi khoảng 4 giây rồi thở bằng miệng khoảng 6-8 giây với môi gần như khép kín. Điều này cho phép bạn tống ra được nhiều tạp khí, dọn chỗ trong phổi để hấp thu dưỡng khí cho lần thở tiếp theo.

Thở bụng: Tức là thở bằng cơ hoành – bắp cơ lớn ngăn cách bụng với phổi – cũng giúp tạo thêm chỗ hấp thu dưỡng khí. Theo các chuyên gia, ở bệnh nhân COPD, cơ hoành có xu hướng thấp và thường bị teo đi. Vì vậy bất kỳ hoạt động gì con người có thể làm để hỗ trợ nó có thể giúp họ tăng cường khả năng hô hấp. Để có thể thở theo cách này, bệnh nhân ngả lưng xuống đất hoặc nằm ngửa trên gối. Đặt một bàn tay lên bụng và tay kia lên ngực. Khi hít vào hay thở ra, bệnh nhân thấy bàn tay mình nhích lên nhích xuống nhịp nhàng là được. Nên tập 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần 20 phút cho đến khi cảm thấy thở theo cách như vậy là bình thường.

Uốn người về phía trước: Giúp cơ hoành cử động dễ dàng hơn, cho phép không khí lấp đầy các lá phổi. Bệnh nhân COPD có thể ngồi hoặc đứng để thực hiện hoạt động này, nhưng phải giữ lưng thẳng.

Ăn uống lành mạnh: COPD bao gồm khí thũng và viêm phế quản mãn tính, 2 dạng bệnh khác nhau nhưng đều đòi hỏi ăn uống lành mạnh. Bệnh nhân khí thũng thường gầy, khó thở và hay bị suy dinh dưỡng. Trái lại, bệnh nhân viêm phế quản mãn tính có thể bị thừa cân, vốn tạo thêm gánh nặng lên phổi. Bệnh nhân của cả 2 dạng bệnh trên nên tuân theo những hướng dẫn ăn uống lành mạnh, riêng người thiếu cân có thể cần tăng cường chế độ ăn uống bằng chất bổ sung.

Nguồn: Thanh Niên by Quyên Quân

Hiến Tuỷ cứu người

Sunday, August 28th, 2011

Trong bệnh viện St. Joseph ở thành phố Orange, California, ngày 29-7-2011 sau khi hiến tủy, Đào Ngọc Diệp (trên giường), bà Kim Qui (mẹ của Diệp), bà Hồng Phúc (mẹ của Matthew), Matthew (người được Diệp cho tủy năm 2009), Michael Ocean (chồng của Diệp) – ảnh: Ô. Đỗ Dư (bố của Diệp) cung cấp.

Phép Lạ

Cô tiên ơi, cứu con với! Cứu con, xin đừng bỏ con, cô tiên ơi…! Tiếng cậu bé, trong cơn mơ, vang lên thất thanh giữa đêm khuya khiến mọi người thức giấc. Hai ông bà ngồi bật dậy, bước sang giường cậu bé. Ông buồn rầu đỡ cậu lên, trong khi bà dùng chiếc khăn lau khắp mặt mũi và mình mẩy cậu bé đang ướt đẫm mồ hôi, không biết vì sợ hãi hay tuyệt vọng. Bà ôm chặt cháu vào lòng. Giọt nước mắt lăn dài trên cả ba khuôn mặt…

Hy vọng mong manh vào phép lạ

Vị bác sĩ bước vào phòng với vẻ mặt trang nghiêm. Gia đình cậu bé hồi hộp nhìn ông chờ đợi. Ông điềm đạm lên tiếng: “Tôi báo cho ông bà biết là một phép lạ có thể xảy ra, nhưng điều này có trở thành hiện thực hay không thì còn tùy thuộc vào một người…”.

– Là ai vậy? Xin bác sĩ cho chúng tôi hay. Chúng tôi sẽ đến… Giọng người đàn bà nghẹn lại…

– Đó là một bà tiên, nhưng..

– Nhưng sao bác sĩ? Người đàn ông hỏi dồn.

– Nhưng cho đến giờ phút này, phép lạ vẫn còn hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định cuối cùng của bà…

* Giấc mơ thành sự thật

Nàng tiên, thật dễ thương và thật trẻ, lướt bay thật nhanh trên đôi cánh của hãng hàng không US Airway từ Phoenix về Orange County chỉ mong kịp cứu được cậu bé, vì mạng sống của cậu hiện đang như ngàn cân treo sợi tóc. Nàng tiên ấy, chỉ vừa tròn 27 tuổi, với cái tên Việt Nam: Đào Ngọc Diệp.

– Chào Ngọc Diệp. Em có thể tự giới thiệu về mình và cho biết trong hoàn cảnh nào mà em đã cứu sống được hai sinh mạng như một phép lạ trong chuyện thần thoại?

– Chào chị. Em qua Mỹ lúc em 5 tuổi với ba mẹ và định cư tại San Diego. Năm 2004 khi em đang học tại trường đại học UC San Diego thì tình cờ gặp các cô chú của Hội Hiến Tủy Á Châu vào trường kêu gọi mọi người ghi danh. Em và một số bạn bè ghi danh ngay, vì mau lắm không mất thời gian chút nào cả, và không hề đau đớn gì hết.

(Để biết được là tủy mình có thể trùng hợp với một người bệnh nhân nào đó, chúng ta chỉ cần điền một mẫu đơn cho lý lịch rồi lấy 4 cây gạc bông gòn quẹt trong miệng để thử nghiệm các mẫu tế bào của mình). Năm 2009 em lên Arizona để theo học ngành Y khoa tại trường đại học Midwestern. )

Victor Vũ, bệnh nhân 12 tuổi đang chờ tủy

* Duyên cứu mạng

– Đầu tháng 7 năm nay, khi em và ông xã đang đi nghỉ hè thì nhận được điện thoại của Hội National Marrow Donnor Program (NMDP). Họ cho biết là tủy của em gần như là hoàn toàn hợp với một cậu bé 11 tuổi, và bệnh nhân đang trong tình trạng vô cùng nguy kịch vì mạng sống chỉ còn tính theo từng ngày một. Thế là không cần suy tính gì cả, em vội vã trở về. Đến nhà là em gọi liên lạc ngay với hội thì được biết rằng theo yêu cầu của bác sĩ, cậu bé chỉ hy vọng được cứu sống với phương pháp lấy tủy thẳng từ xương chậu mà thôi, còn phương pháp thông thường là PBSC thì e rằng không cứu kịp.

Theo tài liệu của tổ chức NMDP, có hai cách lấy tủy bào.

Phương thức thứ nhất gọi là hiến tặng huyết bào gốc ngoại vi – Peripheral Blood Stem Cell hay PBSC – bằng cách lọc máu, không qua phẫu thuật. Cách thứ nhì là hiến tủy bằng cách phẫu thuật ở vùng xương chậu để lấy dịch tủy.

Hai cách này đều tương đối an toàn, và số tủy lấy ra chỉ tối đa 5% lượng tủy trong cơ thể, các tế bào sẽ tự thay thế trong vòng 4-6 tuần lễ sau khi hiến tủy. Có nhiều loại bệnh cần đến tủy bào và một trong những bệnh phổ biến nhất là ung thư máu – leukemia.

Cũng xin nhắc lại phép lạ đầu tiên mà cô tiên Ngọc Diệp đã ban tặng cho một bệnh nhân: Mathew Nguyễn vào năm 2009. Hội Hiến Tủy Á Châu đã tổ chức một buổi hội ngộ tri ân thấm đầy nước mắt.

Cậu Mathew Nguyễn, 26 tuổi khi được thay tủy 2 năm về trước, đã liên lạc bệnh viện và bác sĩ điều trị mong biết tin về người đã cứu mạng mình. Bệnh viện liên lạc với người ân nhân. Đó chính là cô tiên trẻ này đây, Đào Ngọc Diệp, và cô đồng ý (Người hiến tủy có quyền từ chối và sẽ được bảo vệ bí mật các dữ kiện cá nhân).

Hội đã mua vé máy bay cho Diệp cùng cha mẹ, bay từ Arizona xuống Orange County gặp Mathew cùng ba má, có cả người vợ trẻ mới cưới của Mathew nữa chứ. Hai gia đình nắm tay nhau mà khóc. Còn ba mẹ cậu Mathew thì nhận Diệp làm con, và xem như Mathew có thêm được cô chị gái với tấm lòng nhân ái, người đã cứu mạng sống em nuôi của mình.

* Hy sinh không do dự

– Thế phản ứng của Diệp như thế nào khi biết được yêu cầu cấp bách của bác sĩ?

– Em và chồng em, anh Michael, bằng lòng ngay. Cô gái trẻ đáp. Nhưng ba mẹ em thì hơi lo, bởi lần trước, em đã hiến tủy theo phương pháp PBSC. Kỳ này nghe đến xương chậu nên ba mẹ không an tâm. Nhưng em học ngành y, em hiểu rõ lắm, hoàn toàn không có gì nguy hiểm cả. Em in các tài liệu ra đưa ba mẹ đọc, rồi anh trai em là dược sĩ cũng xúm vào trấn an ba mẹ, xin ba mẹ an lòng cho em được cứu một mạng người.

Lúc đầu, ba mẹ cũng còn do dự, nhưng khi em hỏi là “Nếu như cu Bin (đứa em họ rất hồn nhiên và dễ thương của em, năm nay 12 tuổi) cần tủy thì ba mẹ sẽ nghĩ sao?

Gia đình của cậu bé kia chắc chắn đã và đang đau khổ lắm, và bây giờ họ vẫn đang hy vọng – dù rằng tia hy vọng mong manh leo lét từng giờ. Mong ba mẹ hãy thương cậu bé chưa từng biết mặt khi như cu Bin nhà mình, mà cho phép con làm theo những gì mà trái tim con muốn”. Thế là ba mẹ ủng hộ em…

– Thế tại sao Diệp phải đáp chuyến bay gấp vào giờ chót từ Phoenix về Orange County như vậy? Không cho tủy tại một bệnh viện ở Arizona được hay sao?

– Tình hình cấp bách quá, chị à. Các bệnh viện trên này không còn chỗ, mà cậu bé không chờ đợi được lâu hơn nữa. Nên Hội NMDP mua vé cho em ngay để bay về Cali ngày Thứ Năm và sẽ trở về lại Arizona ngày Thứ Bảy. Diệp bỗng bật cười, tiếng cười khúc khích dễ thương của cô gái trẻ…

– Diệp cười gì vậy? Tôi hỏi.

* Cuộc hành trình kỷ niệm

– Nói ra kỳ lắm. Em phải xin nghỉ học hai ngày Thứ Năm và Thứ Sáu. Mà chị biết đó, em đang học năm thứ 3 ngành Y khoa, bài vở đầy đầu, em chưa biết tính sao thì Hội NMDP viết thư xin phép nhà trường cho em được nghỉ hai ngày. Nhà trường chấp nhận ngay. Thế là em vội vã đi, cũng không mang theo hành lý gì cả, đi và về tổng cộng có 3 ngày, chỉ mong sớm kịp về để học bài mà thôi…

– Diệp kể tiếp về cuộc hành trình hết sức ly kỳ này đi.

– Em đến Orange County tối Thứ Năm. Có người của Hội ra tận phi trường đón và đưa em về khách sạn. Ba mẹ em lái xe từ San Diego lên đây. Có cả Mathew, người đã nhận tủy em tặng 2 năm trước ra đón em nữa. Cũng nói thêm là từ hôm họp mặt, gia đình Mathew và gia đình em kết nghĩa luôn rồi, nên hai bác mời ba mẹ em về nhà ngủ để sáng sớm mai đưa em đến bệnh viện.

Sáng hôm sau, mọi người chở em đến bệnh viện St. Joseph lúc 5 giờ 30 sáng. Ba mẹ, ông xã em, Mathew và hai bác thì ngồi chờ bên ngoài. Nhân viên tại đây bảo em thay đồ, họ khám sức khỏe cho em lần nữa, rồi tiêm truyền nước biển. Gần 7 giờ rưỡi sáng thì em được chích thuốc mê, khi tỉnh dậy em nhìn đồng hồ thì gần 9 giờ sáng.

– Lúc mở mắt ra, cảm giác của Diệp như thế nào?

– Em thấy khỏe như bình thường, không đau, và cũng không có gì lạ cả. Em xin nói thêm ở đây để mọi người an tâm, là phương pháp lấy tủy trực tiếp này thì lấy từ xương chậu, hoàn toàn không đụng gì đến cột sống hết cả, nên mình đừng lo.

Theo một số quan niệm truyền thống Á Đông, người ta thường cho là khi hiến tủy “sống” ta sẽ bị nguy hại tới sức khỏe và có khi bị tê liệt vì sẽ phạm vào hệ thần kinh nơi xương sống.

Thật ra đó là một thành kiến sai lầm vì dù là có cho rút tủy bào thì khi làm phương thức này cũng chỉ dùng một cây kim chích đưa vào xương chậu dưới đai lưng để rút tủy mà không hề đụng vào xương sống. Ai nấy cứ đồn nhau là chích ống kim vô cột sống, thế là thiên hạ cứ sợ đau, sợ đủ thứ.

Diệp lại cười. Như em nè, con gái, lại trẻ nữa, mà còn cho tủy được, không hề thấy đau, thì làm sao các anh, các chú, các cô bác, lớn, mạnh và khỏe hơn em nhiều lại phải e sợ kia chứ?

– Khi nào thì Diệp rời bệnh viện?

– Đúng ra thì em có thể ra về rồi, nhưng bác sĩ chu đáo nên giữ em lại để theo dõi. Đến 6 giờ 30 chiều thì em ra về.

– Thế từ 9 giờ đến chiều thì Diệp làm gì?

– Em nằm, nghỉ ngơi, xem tivi, và có ngủ chút chút. Thời gian này thì em có thể tiếp xúc với gia đình rồi. Phải nói là em rất cám ơn ba mẹ, ông xã em cùng tất cả mọi người không những đã ủng hộ mà còn lo lắng, sát cánh bên em trong những giây phút này.

Mấy tiếng đồng hồ trong bệnh viện, em cảm thấy vui lắm, bởi em biết ở đâu đó trên quả đất này, đang có một mạng người được cứu sống, khiến em lại nhớ đến cu Bin, chắc hẳn gia đình cậu bé kia sẽ sung sướng và hạnh phúc lắm.

* Chỉ có một cuộc đời để sống

– Gia đình Diệp theo tôn giáo nào?

– Không có tôn giáo nào cả. Ba mẹ em chỉ dạy các con làm việc lành, giúp đỡ người khác, vậy thôi.

– Diệp đã luôn luôn không ngần ngại hiến tủy của mình để cứu người, mà những đến hai lần, thật là một việc làm nhân ái đáng ngưỡng mộ và khâm phục. Không phải ai cũng làm được như vậy đâu.

Có một số người có thể mạnh dạn mang tiền của ra bố thí, nhưng khi cần đến một phần gì đó của thân thể, thì họ sẽ phải đắn đo, ngần ngại. Thế Diệp có bao giờ nghĩ rằng mình làm phước thì sẽ được phước hay không?

– Em không biết nói sao. Cô gái trẻ lại cười. Em không rành về đạo gì cả. Theo em nghĩ, mỗi chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống, thì mình hãy sống sao cho có ích. Mà đã là mạng sống, thì cụ già hay đứa bé cũng đều quý như nhau. Em chỉ mong cậu bé kia, sau khi được hồi sinh, thì một ngày nào đó, cậu cũng sẽ hiểu được điều này, và sẽ sống và đối xử tốt với mọi người, như cậu đã từng được đối xử ngày hôm nay…

– Thế mất 3 ngày cuối tuần, Diệp có tiếc không, trong khi bạn bè đi chơi đâu đó? Tôi hỏi đùa.

– Thời buổi kinh tế khó khăn mà, chị biết đó, Diệp cười. Thất nghiệp lan tràn, chủ mà gọi làm overtime thì mọi người mừng muốn chết, ai cũng tranh thủ kiếm thêm tiền để dành cho mai sau. Em cũng vậy, 3 ngày cuối tuần này, cứ coi như em làm overtime đi. Vỏn vẹn có 3 ngày, mà được trả bằng cả mạng sống của một con người, thì tại sao mình phải do dự hay hối tiếc?

Mấy đứa bạn thân và ông xã em cứ chọc hoài, bảo là em được trúng số, mà lại trúng đến hai lần. Em bảo chồng em là khi nào đến phiên anh trúng số, em cũng sẵn sàng có mặt bên cạnh để chia vui với niềm hạnh phúc mà anh có…

Xin nói thêm là theo nữ y tá Tina Tillman cho biết, xác suất có được tủy phù hợp 100% giữa hai người xa lạ còn khó hơn là trúng số, vì thành phần cấu tạo di truyền trong mỗi người.

Tại bệnh viện St. Joseph, một trong những nơi lấy tủy lớn nhất Hoa Kỳ, có khoảng 100 trường hợp cho tủy mỗi năm.Trung bình từ lúc ghi danh hiến tủy tới khi có người cần đến là 8 năm, nhưng cũng có người vừa mới ghi tên đã được kêu, và có người chờ hàng chục năm vẫn chưa thấy ai gọi mình. Thống kê cho thấy người Á Châu ít ghi danh hiến tủy hơn người da trắng rất nhiều, cho nên khi có bệnh nhân người Á Châu thì xác suất tìm được tủy phù hợp với họ cũng rất hiếm hoi.

* Nàng tiên trong câu chuyện cổ tích

– Diệp bay đến, ban cho một phép lạ nhiệm mầu, rồi lại vội bay về, cứ như nàng tiên trong chuyện cổ tích. Diệp qua Mỹ lúc mới 5 tuổi, thế khi nhỏ Diệp có hay đọc truyện cổ tích không?

– Có, mẹ đọc cho em nghe, mà giờ em chỉ nhớ mang máng thôi. Chị khen quá, chứ em không phải là tiên đâu. Theo em nhớ thì các bà tiên thường bay trên mây và mang theo cây đũa thần để ban phép lạ. Còn em thì làm gì có đũa? Chỉ biết là lúc ngồi trên máy bay bận về, nhìn qua ô cửa sổ thấy đầy những đám mây trắng, không hiểu sao em cảm thấy hạnh phúc và bình an lắm, có lẽ vì em vừa mới mang đến một niềm vui cho một gia đình nào đó…

– Cho phép chị thay mặt các bệnh nhân và gia đình cám ơn Ngọc Diệp. Em đã hai lần mang phép lạ để ban tặng sự sống cho những con người trong lúc tuyệt vọng nhất. Chúc Diệp sớm trở thành cô bác sĩ trẻ với tấm lòng từ mẫu để xoa dịu nỗi đau của các bệnh nhân.

… Chuyện cổ tích ngày xưa có một công chúa, hay một ông vua. Chuyện cổ tích ngày nay, có một nàng tiên rất trẻ… Đào Ngọc Diệp – cô tiên dễ thương với nụ cười tươi tắn, là một con người thật, ngay tại thế kỷ 21 này, chứ hoàn toàn không phải trong các câu chuyện thần thoại ngày xưa.

Mỗi người chúng ta đều có khả năng ban phép lạ…

Vẫn còn những cậu bé như cậu bé trong phần đầu của bài viết này, những nhân vật có thật, hiện đang sống tại Quận Cam, chờ có tủy bào trùng hợp.

Cậu bé Victor Vũ, năm nay 12 tuổi, mồ côi mẹ (mẹ cậu mất vì bệnh ung thư năm cậu mới 7 tuổi) và hiện đang sống với ông bà nội. Khi lên 10, cậu mắc chứng bệnh ung thư máu và vẫn đang mỏi mòn hy vọng được cứu sống bởi một phép lạ.

Mong rằng mỗi chúng ta hãy tự cho mình một cơ hội để trở thành một nàng tiên, một ông tiên, hay một bà tiên đối với cậu bé hồn nhiên này, như trong giấc mơ hằng đêm của cậu. Xin hãy mở rộng lòng nhân ái để ban phép lạ cứu sống một mạng người.

Quý độc giả có thể đến ghi danh với Hội Ghi Danh Hiến Tủy Á Châu: mỗi tối Thứ Sáu, Thứ Bảy và Chủ Nhật từ 7-10 giờ tối tại phiên chợ đêm trước khu Phước Lộc Thọ từ hôm nay cho đến hết ngày 4-9-2011 (Labor Day). Nếu ở xa có thể liên lạc số (714) 553-0520 hay email: hientuy@gmail.com để được gửi que gạc qua đường bưu điện.

Quý độc giả có biết?

Hội Hiến Tủy Á Châu (A3M) là một cơ quan thiện nguyện phụ trách phổ biến và tuyển chọn những người tình nguyện ghi danh vào Chương Trình Hiến Tủy Toàn Quốc (Be The Match). Hội được thành lập từ năm 1991 và hoạt động trong các cộng đồng thiểu số như Việt Nam, Nhật Bản, Trung Hoa, Đại Hàn, Thái, Lào, Cam Bốt, Ấn Độ, các sắc tộc Quần Đảo Thái Bình Dương và Châu Á.

Riêng trong cộng đồng người Việt, chiến dịch phổ biến về các phương thức hiến tủy hoặc tế bào gốc đã được đẩy mạnh trong những năm vừa qua vì tỷ lệ của số người Việt ghi danh vào chương trình này lại quá ít ỏi và chỉ đạt được 0,5% của tổng số 7.500.000 người tình nguyện trên toàn quốc Hoa Kỳ. Trong khi đó con số các bệnh nhân ung thư máu và các chứng hoại huyết ngày một gia tăng.

Nhờ vào sự trợ lực của các lãnh đạo tôn giáo, các hội đoàn, các cơ sở thương mại, chánh quyền điạ phương và nhất là các giới truyền thông, truyền hình và báo chí, số người Việt tình nguyện tham gia vào chương trình hiến tủy đã từ từ gia tăng tuy nhiên tỷ lệ đó cũng chưa đủ để cung ứng cho số bệnh nhân cần ghép tủy và tế bào gốc.

Theo quy luật hiện hành mọi người từ 18 tới 60 tuổi mà có sức khoẻ trung bình đều có thể ghi danh vào chương trình này và sẽ được lưu trữ trong danh sách các người tình nguyện cho tới năm 61 tuổi thì sẽ được loại ra khỏi danh sách đó.

Mặc dù số người ghi danh trong những năm qua càng ngày càng đông nhưng con số những người ghi danh trong quá khứ bị loại ra khỏi chương trình cũng rất nhiều do đó con số người tình nguyện còn lại không mấy thay đổi.

Hiện nay Hội A3M cố gắng kêu gọi những người trẻ tuổi từ 18 tới 40 tích cực tham gia vào chương trình hiến tủy thì mới có hy vọng tăng gia tỷ lệ người Việt trong danh sách Toàn Quốc.

Việc thử nghiệm giản tiện mau chóng này có thể làm ngay tại nhà và muốn tham gia vào chương trình này, xin quý vị gọi số 213-473-1675 (nói tiếng Việt) hoặc số miễn phí 1-888-A3M-HOPE. Quý vị cũng có thể vào trang nhà của Hội: www.asianmarrow.org hay www.a3mhope.org

Tâm An/Viễn Đông

10 thói quen xấu có nguy cơ đến tính mạng

Sunday, August 28th, 2011

Theo kết quả điều tra người trưởng thành của một cơ quan quản lý về sức khỏe, 10 thói quen nhỏ dưới đây gây nguy hại rất lớn cho sức khỏe chúng ta.

1. Thiếu vận động

Theo khảo sát, 2/3 số người không đạt tiêu chuẩn vận động mỗi tuần 3 lần, mỗi lần 30 phút. Các chuyên gia y tế cho rằng, tập thể thao không đủ sẽ gây ra hàng loạt bệnh tật như béo phì, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành tim, đau lưng… Mọi người nên duy trì ít nhất mỗi tuần vận động 3 – 5 lần, mỗi lần 30 phút.

“Vận động nhẹ” hiện được giới trí thức chú trọng, vì nó có hiệu quả giữ eo, giảm áp lực, làm đẹp và chữa bệnh. Đối với những trí thức có áp lực lớn, đặc biệt là phụ nữ, tập nhẹ sẽ thích hợp hơn. Làm thêm giờ, một ngày bận rộn, nếu lại tiếp tục đến phòng thể hình hay sân bóng hì hục chạy bộ 40 phút hoặc 1 tiếng, rất có thể gây tác dụng ngược, hại sức khỏe. Nhưng dùng thời gian đó cho vận động nhẹ như yoga, thái cực quyền, đi bộ thì tinh thần có thể sẽ từ lo lắng trở nên yên ổn.

2. Vắt chéo chân

Động tác nhỏ này tưởng là thoải mái, nhưng nó cản trở lưu thông máu ở chân, dễ gây tắc tĩnh mạch, vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm. Các chuyên gia cho rằng, người mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường và bệnh tim, nếu vắt chéo chân lâu dài thì bệnh sẽ thêm trầm trọng.

“Vận động nhẹ” hiện được giới trí thức chú trọng, vì nó có hiệu quả giữ eo, giảm áp lực, làm đẹp và chữa bệnh.

Các nguy hại có thể gặp nếu vắt chéo chân là:

Giãn tĩnh mạch hoặc tắc động mạch ở chân : Khi vắt chéo chân, đầu gối sẽ bị oằn xuống, dễ ảnh hưởng đến tuần hoàn máu ở chi dưới. Hai chân duy trì một tư thế lâu không động đậy sẽ dễ tê liệt, nếu tuần hoàn máu bị cản trở, rất có thể dẫn đến giãn tĩnh mạch và tắc động mạch ở chân. Đặc biệt là những người già cao huyết áp, bị tiểu đường, bị bệnh tim, vắt chéo chân thời gian dài sẽ làm bệnh nặng hơn.

Ảnh hưởng sức khỏe sinh sản ở nam giới: Khi vắt chéo chân, hai chân thường bị kẹp quá, làm tăng nhiệt độ ở bên bắp đùi và bộ phận sinh dục. Nhiệt độ nóng lên sẽ gây hại cho tinh trùng, để lâu có thể ảnh hưởng đến sinh con. Vì vậy, vắt chéo tốt nhất là đừng quá 10 phút, nếu thấy có mồ hôi chảy ra, tốt nhất là đi lại nhẹ nhàng ở nơi thoáng gió để tản nhiệt nhanh.

Gây tổn thương xương cốt hay căng cơ: Khi vắt chéo chân, xương chậu và khớp háng dễ đau mỏi do áp lực kéo dài, sau một thời gian dài có thể bị tổn thương xương hay căng cơ. Khi ngồi trên xe buýt, nếu xe dừng gấp, hai chân đan chéo không kịp thả thăng bằng, dễ gây đau cho khớp xương và bắp thịt, dẫn đến trật khớp.

3. Ngồi trong nhà vệ sinh xem báo

Ngồi trên bồn cầu đọc sách xem báo, chắc chắn sẽ kéo dài thời gian đại tiện, làm cho hậu môn ứ máu và bệnh trĩ phát tác.

Y học hiện đại nghiên cứu cho biết, ngồi nhà vệ sinh quá 3 phút sẽ có thể trực tiếp dẫn đến tụ huyết giãn tĩnh mạch trực tràng, dễ gây bệnh trĩ, và bệnh nặng hay nhẹ có liên quan đến thời gian dài hay ngắn.

Thời gian ngồi bồn cầu càng dài, tỷ lệ mắc bệnh càng cao.

Bởi vì ngồi lâu sẽ làm tăng áp lực lên bụng, làm cho máu trong tĩnh mạch chảy ngược không xuôi, dẫn đến giãn tĩnh mạch ở trực tràng, làm cho nhóm tĩnh mạch đóng mở lỏng lẻo, thành tĩnh mạch sẽ mỏng và phồng lên. Để lâu như vậy sẽ hình thành bệnh trĩ.

Ngoài ra, trong nhà vệ sinh thường không đủ ánh sáng, đọc sách báo cũng dễ hại mắt.

Lời khuyên của bác sĩ là, khi đại tiểu tiện trong nhà vệ sinh, cần tranh thủ kết thúc trong vòng 5 phút, đồng thời không ngừng tập nâng mông, như vậy mới có thể phòng bệnh như bệnh trĩ có hiệu quả.

4. Vừa tỉnh dậy lập tức ra khỏi giường

Jim Horne, giáo sư Trung tâm nghiên cứu giấc ngủ, Đại học Loughborough cho biết, vừa tỉnh dậy đã lập tức ra khỏi giường rất có thể gây ra thay đổi đột ngột huyết áp, gây ra các bệnh như huyết áp cao, trúng gió. Cần nằm 5 phút để vận động tứ chi và não bộ rồi mới đứng dậy ra khỏi giường.

Sau khi tỉnh dậy không được lập tức đứng dậy, mà trước hết cần nằm trên giường nửa phút.

Để làm giảm tổn thương cho huyết quản gây ra bởi sự thay đổi áp lực lên huyết quản trước và sau khi ngủ, các chuyên gia tư vấn như sau:

Một là, sau khi tỉnh dậy không được lập tức đứng dậy, mà trước hết cần nằm trên giường nửa phút.

Hai là, sau khi ngồi dậy thì ngồi cạnh giường nửa phút.

Ba là, dựa vào cạnh giường đứng dậy nửa phút rồi mới ra khỏi giường hoạt động. Mọi hoạt động diễn ra từ từ như vậy sẽ làm cho các cơ quan của cơ thể thích ứng với sự thay đổi, giảm nguy cơ ngã vật xuống do áp lực lên mạch máu từ việc đứng dậy đột ngột gây ra.

5. Liên tục sử dụng máy tính 3 tiếng trở lên

Sử dụng máy tính kéo dài sẽ gây mỏi mắt, đau lưng mỏi vai, hơn nữa còn gây ra các vấn đề như đau đầu, mất ngủ, chán ăn.

Ti a X yếu và bức xạ điện từ tần suất thấp của máy tính có thể gây mất thăng bằng trung khu thần kinh của con người. Một nghiên cứu của Anh cho biết, từ trường và bức xạ tần số thấp phát ra từ màn hình máy tính sẽ gây ra 7 – 19 chứng bệnh, bao gồm chảy nước mũi, ngứa mắt, đau cổ, mất trí nhớ ngắn hạn, cáu kỉnh và trầm cảm.

Đối với phụ nữ, còn có các triệu chứng bị đau bụng kinh, kinh nguyệt kéo dài, một vài bà mẹ còn bị sinh non hoặc phải phá thai. Ngoài ra, làm việc với máy tính lâu dài, sẽ căng thẳng tinh thần, áp lực tâm lý lớn, dễ mệt mỏi toàn thân, cộng với bức xạ điện từ, tỷ lệ ung thư vú của những người này sẽ cao hơn bình thường khoa ̉ng 30%. Có nghiên cứu cho biết, bức xạ điện từ của máy tính còn có thể gây ung thư.

Gây hại đến tầm nhìn: Mắt dán vào một chỗ lâu, số lần chớp mắt chỉ bằng 1/3 so với bình thường, từ đó đã làm giảm tiết ra chất bôi trơn mắt. Làm như thế lâu dài, không những gây mỏi mắt, hoa mắt, mắt mờ, mà còn gây ra các phản ứng khác không thích hợp. Phương pháp hiệu quả nhất là nghỉ ngơi hợp lý, ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin A, bổ sung rhodopsin cho võng mạc, chẳng hạn cà rốt, bắp cải, giá đỗ, đậu phụ, táo đỏ, cam, sữa, trứng gà, gan động vật, thịt nạc…

Gây hại các tổ chức cơ thể: Làm việc với máy vi tính lặp đi lặp lại, căng thẳng sẽ gây hại cho các tổ chức của cơ thể như các cơ, dây thần kinh, khớp, gân. Ngoài đau lưng, còn có thể bị đau, thậm chí tê liệt cổ tay, những chứng này mở rộng ra lòng bàn tay và các ngón tay.

Gây hại cho hệ hô hấp: Hơi bay ra từ máy tính sẽ gây hại cho hệ hô hấp. Các nhà nghiên cứu của Quỹ Bệnh mẫn cảm Anh gần đây đưa ra một báo cáo cho biết, thiết bị văn phòng sẽ phát ra khí ozone có hại cho sức khỏe con người, thủ phạm chính là máy tính, máy in laser. Các khí ozone này không chỉ độc hại, mà còn có thể gây khó thở cho một số người. Ngoài ra, đợi lâu ở nơi có nồng độ khí ozone cao sẽ gây ra bệnh phổi.

6. Khom lưng di chuyển vật nặng

Các chuyên gia cho rằng, khom lưng di chuyển vật nặng có thể gây hại cho các cơ lưng và đĩa đệm thắt lưng. Tốt nhất là ngồi xổm xuống, lấy cơ thể dựa vào trước, làm cho trọng lực được chia đều cho các cơ bắp của chân.

Tư thế đúng: Trước tiên cơ thể cố gắng áp sát vật nặng, sau đó khom gối, khom xương hông, dùng hai tay giữ vật, duỗi gối duỗi xương hông, vật nặng sẽ di chuyển. Như vậy, sẽ tránh phải sử dụng cơ ở lưng, giảm tổn thương thắt lưng. Ngoài ra, khi di chuyển vật nặng, cần chú ý để hai đầu gối bán gập, để cho đồ vật sát với cơ thể, như vậy sẽ giảm gánh nặng cho cơ thắt lưng, giảm nguy cơ chấn thương.

7. Dùng sức quá nhiều khi đại tiện

Đại tiện quá dùng sức dễ làm tim phải co bóp nhiều, huyết áp sẽ tăng lên đột ngột, gây chảy máu não. Khi người già quá dùng sức để đại tiện có thể dẫn đến thay đổi lưu lượng máu ở động mạch vành và não, do lưu lượng máu ở não giảm xuống, khi đại tiện có thể xảy ra ngất xỉu (bất tỉnh), người suy mạch vành có thể bị đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, người bị cao huyết áp có thể bị xuất huyết não ngoài ý muốn, hơn nữa có thể gây chứng phình động mạch hoặc vỡ thành mạch, tắc động mạch, loạn nhịp tim và thậm chí đột tử.

8. Uống nước quá ít

Các chuyên gia Trung tâm Giáo dục Y tế, Bộ Y tế Trung Quốc cho biết, mỗi người tốt nhất là uổng đủ 2 lít nước/ngày, từ sáng sớm cho đến cả 3 bữa ăn hàng ngày đều cần bổ sung nước thích hợp.

Rất nhiều phụ nữ thức dậy là uống nước coi như một bài tập hàng ngày, mong nó làm nhuận tràng, giảm độ nhớt máu. Nhưng bổ sung nước vào sáng sớm như thế nào sẽ khỏe mạnh hơn? Thực ra, không có quy tắc nhất định, bổ sung nước vào sáng sớm mỗi người có sự khác nhau.

Người gầy ốm, da nhợt nhạt, sáng sớm không nên uống sữa, nước hoa quả, nước lạnh có nhiệt độ thấp hơn cơ thể, có thể đổi những thứ đó bằng canh, cháo nóng.

Nước trái cây tươi không thích hợp với cái dạ dày trống rỗng vào sáng sớm, dù là mùa hè cũng phải kết hợp với bữa sáng. Sáng sớm tránh uống nước mặn, ăn canh thịt hay canh vằn thắn mặn, nó sẽ chỉ làm ta có cảm giác đói thêm.

Trước khi ăn, bổ sung nước sẽ tốt cho dạ dày: Món khai vị của phương Tây chính là món canh để ăn ngon miệng hơn, bôi trơn thực quản, chuẩn bị tốt cho bữa ăn. Như vậy, trước khi ăn cơm, bổ sung nước cũng có ý nghĩa tương tự. Trước khi ăn thức ăn thể rắn, nên uống nửa cốc nước (100 ml), có thể là nước hoa quả, sữa chua ấm, cũng có thể là nước hoa cúc đường viên hay nước trà nhạt ấm, hoặc một bát canh khai vị đặc nhỏ, đều là cách rất tốt cho dạ dày.

9. Thích ăn đồ nóng

Ăn quá nóng sẽ có hại cho đường ruột và các chức năng của cơ thể, bình thường ăn nhiều thức ăn có nhiệt độ gần với cơ thể, có thể trì hoãn sự lão hóa của dạ dày, giúp ta sống lâu hơn.

Thức ăn nóng tiếp xúc vào đường tiêu hóa, niêm mạc khoa ng miệng sẽ làm cho mô ở đây bị tổn thương, loét, chảy máu. Nếu liên tục bị kích thích có hại như thế có thể gây ung thư. Vì vậy, người có thói quen ăn uống đồ nóng sẽ có nguy cơ rất cao về ung thư khoa ng miệng và thực quản.

Các chuyên gia cho rằng, sau 40 tuổi nên ít ăn đồ cay, nóng, tê. Những đốm trắng ở khoa ng miệng do thích ăn đồ nóng, cay, tê gây ra không tách rời việc mắc bệnh ung thư khoa ng miệng. Nó sở dĩ chuyển hóa thành ung thư, chủ yếu và một phần bị kích thích bởi vật lý, hóa học. Đây cũng là điều mấu chốt để sau 40 tuổi tốt nhất ít ăn thức ăn cay, nóng, tê, nếu không những thức ăn khẩu vị nặng này sẽ liên tục kích thích khoa ng miệng, tiếp theo trực tiếp gây ra ung thư miệng.

Các chuyên gia cho rằng, sau 40 tuổi nên ít ăn đồ cay, nóng, tê.

Vì vậy, người qua 40 tuổi cần chú ý khi khoa ng miệng có những mảng đốm sần sùi không thể tiêu trừ, nếu niêm mạc sần sùi, có cảm giác dị vật hoặc vị giác thay đổi, cần hết sức chữa trị. Nếu có đốm trắng, cần thường chú ý sự thay đổi của nó, như xung quanh đốm trắng có xuất hiện đốm đỏ không, mảng đốm cứng lại, kèm theo các hiện tượng như chảy máu, loét thì cần đặc biệt cảnh giác.

10. Uống quá nhiều cà phê hoặc trà

Uống cà phê và trà với số lượng thích hợp sẽ có lợi cho sức khỏe, uống quá nhiều sẽ kích thích dạ dày, ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Đừng nghĩ là đem đổi cốc cà phê nhỏ thay bằng cốc to và bạn sẽ khỏe mạnh hơn. Phần lớn các nhà nghiên cứu đều cho rằng, hoàn toàn không có đủ bằng chứng cho thấy lợi ích của cà phê.

Phản ứng với cà phê có sự khác nhau ở mỗi người: một tách cà phê nhỏ có thể làm cho một người trở nên lo lắng căng thẳng, nhưng có một số người uống đến 10 tách cà phê vẫn có thể ngủ ngon cả đêm. Mối quan hệ giữa cà phê và sức khỏe hiện còn chưa có luận chứng chặt chẽ, các chuyên gia cho rằng uống cà phê tốt hay xấu là ở mỗi người.

Trên thực tế, trà phân làm nhiều loại, trong đó có trà xanh, trà đen (hồng trà), trà Ô long. Các loại trà này có tính nóng, lạnh khác nhau, có tốt cho sức khỏe hay không thì phải xem thể chất của bạn thế nào. Trà xanh có tính lạnh, trà đen có tính nóng, trà Ô long có tính chất trung tính giữa trà xanh và trà đen, tức là tính bình.

Uống trà phải phù hợp, uống trà nhiều cũng như ăn nhiều hơn một loại thức ăn nào đó. Rất nhiều người có thể chất dương suy uống nhiều trà xanh lâu sẽ mắc hội chứng suy giảm. Nếu đã có thói quen uống trà, thì bạn nên uống trà Ô long, vì nó có tính bình.

Đức Trọng