Archive for the ‘Khoa học thường thức’ Category

12 loại cây trồng có tác dụng hút khí độc trong nhà

Monday, March 30th, 2015

12 loại cây trồng có tác dụng hút khí độc trong nhà

Ngày nay, người chơi cây cảnh không còn chỉ chú trọng vào yếu tố đẹp mà còn quan tâm đến công dụng có lợi cho sức khỏe. Dưới đây là các gợi ý.

1. Thiết mộc lan
Đây là cây có lá mọc thành hình nơ (hoa thị), bóng và sẫm màu, phiến lá có sọc rộng nhạt màu hơn và ngả vàng ở phần trung tâm. Nó là loại cây bụi phát triển chậm với các lá dài. Thiết mộc lan có thể hút khí toluen và khí CO. Ngoài ra, thiết mộc lan dùng để trang trí phòng khách cho không gian phòng khách trở nên thông thoáng hơn.
2. Cây ngũ gia bì

Có tên khác là xuyên gia bì, thích gia bì, cao 2-3m, nhiều lá, thân trắng, vò dày. Vỏ có thể được dùng làm thuốc.
3. Cỏ seo gà

Cây này có nhiều tên gọi như phượng vĩ thảo, hùng kê thảo, kê cước thảo, kim kê vĩ… Đây là loại cây nhỏ sống nhiều năm, lá mọc thành chùm xòe ra như đuôi gà.
4. Cồ nốc hoa đầu
Cây thảo nhẵn, cao 60-80cm, dài 30-40cm (đến 1m), rộng 6-8cm. Theo kết quả nghiên cứu, cây cồ nốc hoa đầu có khả năng hút khí toluen với 0,1 µg/cm2 sau 24 giờ tiếp xúc , còn 72 h tiếp xúc là 1.0 µg/cm2.
5. Cây thiên niên kiện
Cây có thân rễ mập, bò dài, lá mọc từ thân rễ, phiến lá sáng bóng. Theo kết quả của nhóm nghiên cứu, cây thiên niên kiện có thể hút khí CO và formaldehyde.
6. Cây lô hội
Còn gọi là nha đam, đây là cây thảo sống nhiều năm, lá màu xanh lục, không cuống, mọc sít nhau, dày, mẫm, hình 3 cạnh, mép dày, có răng cưa thô.
Cây lô hội có thể hút khí aldehyde formic, cacbonic, cacbondioxit.
7. Cây mẫu tử
Cây phân bố ở châu Phi và châu Mỹ, cây sống lâu do thân mập, lá mọc sát đất, mọc thành bụi nhỏ, dáng khá lạ. Cây mẫu tử là cây có khả năng hút các khí độc và thải khí CO2.
8. Cây cọ cảnh
Cây cọ là một trong những loại cây có tác dụng cải thiện chất lượng không khí trong nhà tốt nhất. Bên cạnh đó dễ trồng và dễ chăm sóc.Loài cây này có khả năng hút khí benzen, khí formaldehyde. Nếu muốn trang trí nhà đẹp vui lòng xem tại đây
9. Cây dương xỉ

Theo nghiên cứu, cây dương xỉ có thể hút khí aldehyde formic. Dương xỉ đẹp, tươi tốt và trồng trong mọi môi trường, nhưng cần được chăm sóc thường xuyên.
10. Cây hoa đá
Cây hoa đá được nhiều hộ dân trồng trong nhà hoặc văn phòng làm việc để lọc chất độc từ đồ nội thất.

11.  Cây lá dứa
Cây lá dứa cũng được xếp vào hàng những loài cây chịu được điều kiện sống trong nhà. Loài cây này rất phổ biến trong số những cây trồng trong nhà vào thập niên 1970. Cây lá dứa rất nổi tiếng trong gian bếp của các bà nội trợ ở vùng Đông nam Á bởi mùi thơm dịu nhẹ làm tăng thêm mùi vị thơm ngon cho những món ăn dân dã.
12. Cây xương rồng
Họ Xương rồng có 24 – 220 chi, tùy theo nguồn, có từ 1.500 đến 1.800 loài. Trồng Xương rồng trong phòng ở hoặc làm việc sẽ tạo không khí tươi mát, có lợi cho sức khỏe vì ban đêm cây nhả nhiều ion âm thiên nhiên rất cần đối với tế bào cơ thể con người, nhất là người cao tuổi, thích hợp với phong thủy.

Theo Xaluan.com

Khi nào nhân loại chuyển lên Mặt Trăng?

Sunday, December 14th, 2014

Bốn thập niên sau chuyến hành trình của tàu Apollo, ý tưởng sinh sống trên Mặt Trăng vẫn còn là điều chỉ có trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng.

Tuy nhiên, theo nhà thiên văn học Phil Plait, vấn đề không phải là liệu chúng ta có thể sống ở Mặt Trăng không, mà là chúng ta sẽ sống như thế nào, và vì sao lại chọn sống ở đó.
Liệu nhân loại có bước trên bề mặt của Mặt Trăng một lần nữa? Tôi sẽ không hề do dự nói “có”, bởi tương lai vẫn còn dài, và rõ ràng ở thập kỷ 50, có ai trong chúng ta dám nghĩ rằng loài người có thể đưa tàu lên thám hiểm Mặt Trăng chỉ 20 năm sau đó?
Tôi nghĩ có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc loài người sinh sống trên Mặt Trăng: Kinh tế toàn cầu phát triển mạnh khiến chúng ta có thể đổ nhiều tiền vào các dự án thám hiểm vũ trụ đầy tham vọng, chi phí phóng tàu vũ trụ giảm xuống khiến chúng trở nên dễ thực hiện hơn, hoặc việc phát hiện ra một thứ tài nguyên quan trọng nào đó trên Mặt Trăng.
Thế nhưng trước khi bàn về việc định cư tại hành tinh láng giềng, hãy thử nghĩ vì sao chúng ta cần phải đến đó?
Câu trả lời dựa trên 60 năm qua là khá rõ: Liên lạc vệ tinh, dự báo thời tiết, tìm hiểu thay đổi khí hậu, các dịch vụ phát thanh và truyền hình trực tiếp, vẽ bản đồ Trái Đất,cảnh báo thiên tai, thu thập thông tin tình báo v.v.
Đó là những lợi ích rõ ràng từ việc nhìn xuống Trái Đất từ vũ trụ.
Như vậy, thám hiểm vũ trụ không chỉ là một ý tưởng tốt. Nó đã đem lại những sự thay đổi rõ rệt cho cuộc sống trên Trái Đất.
Nhưng chúng ta đã đặt chân xuống Mặt Trăng sáu lần. Liệu chúng ta đã thấy hết những gì có thể thấy?
Câu trả lời là không. Ngay cả tàu Apollo 17 – vốn đã thực hiện nhiệm vụ thám hiểm Mặt Trăng lâu nhất, cũng chỉ ở đó trong ba ngày, trong khi Mặt Trăng có diện tích bề mặt đến 38 triệu km vuông.


Cửa hàng tiện ích
Việc đặt chân xuống Mặt Trăng không hề rẻ – với chi phí ước tính khoảng 35 tỷ đôla.
Tuy nhiên một khi đã đến đây, con người có thể sử dụng tài nguyên tại chỗ để tiết kiệm chi phí về dài hạn.
Có rất nhiều nước đóng băng trên Mặt Trăng và các lớp đá cũng có oxy mắc kẹt bên trong. Như vậy, chúng ta hoàn toàn có khả năng tạo nguồn nước và không khí cho các công dân tương lai ở đây.
Nằm giữa Mặt Trời, Sao Hỏa và Sao Mộc là hàng tỷ thiên thạch. Phần lớn trong số này đều chỉ đơn thuần là đá, nhưng có một số khác chứa nước đóng băng, hydrogen, oxy và cả những kim loại quý hiếm.
Chúng có thể được xem như là những cửa hàng tiện ích bay lơ lửng trong vũ trụ, và có thể được sử dụng để khai thác nguồn tài nguyên cần thiết để dùng cho hoạt động thám hiểm vũ trụ.
Một số thiên thạch có vị trí khá gần Trái Đất, vốn khiến chúng dễ khai thác hơn và tốn ít nhiên liệu để tiếp cận hơn.
Một công ty, Planetary Resources, đã công bố kế hoạch thực hiện điều này.
Ý tưởng của họ là khai thác các thiên thạch gần Trái Đất, xây dựng các trạm trữ oxy, nước và những vật liệu khác để sử dụng cho thám hiểm vũ trụ.
Họ cho rằng về dài hạn, họ có thể kiếm tiền từ hình thức kinh doanh này.
Sống trong vũ trụ
Tuy nhiên chúng ta vẫn cần những cách thức rẻ và đáng tin cậy để tiến ra vũ trụ.
Trung Quốc đang xây dựng một trạm không gian và cũng đã có kế hoạch thám hiểm Mặt Trăng. Ấn Độ và Nga cũng đang có những nỗ lực tương tự.
Thế nhưng thay vì một cuộc chay đua mới, chúng ta cần một giải pháp bền vững.
Vì sao? Hãy nghĩ như thế này: Điều gì xảy ra khi bạn thắng một cuộc đua? Bạn hoàn thành và trở về nhà.
Planetary Resource đang có một cách nhìn đúng.
Kế hoạch của họ không chỉ là khai thác các thiên thạch, mà là tạo ra một chỗ đứng vững chắc cho nhân loại trong vũ trụ.

HVH (ST)


FragranceX.com Large Banner

Con người có ‘giác quan thứ sáu’?

Friday, December 12th, 2014

Chúng ta thường nói về năm loại giác quan khác nhau. Thực tế thì có người có ít hơn, lại có người có nhiều hơn, tùy thuộc vào cách ta nhìn nhận. Christian Jarrett giải thích.


Có một số điều huyền bí nổi tiếng về não, đặc biệt là trong giới các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về hệ thần kinh.
Chẳng hạn như có ý kiến nói chúng ta chỉ sử dụng có 10% chất xám mà thôi.
Những câu chuyện như vậy thỉnh thoảng lại được đưa ra, nhưng rồi lại nhanh chóng bị bác bỏ.
Khác với những gì hay được nói tới, lại có những cách hiểu lầm khác, âm thầm và không được nói ra.
Nguyên tắc ‘Năm giác quan’
Một trong số đó là ý tưởng cho rằng não người được điều khiển bởi năm giác quan.
Niềm tin này ăn sâu tới mức thậm chí một số nhà trí thức cũng đương nhiên coi đó là kiến thức phổ thông.
Nguyên tắc về năm giác quan căn bản của con người thường được cho là khởi nguồn từ tác phẩm De Anima (Bàn về Linh hồn) của Aristotle, nhà triết học và bác học thời Hy Lạp cổ đại.
Trong tác phẩm này, ông đã dành nguyên một chương để nói về thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác và vị giác.Ngày nay, năm giác quan đó được coi như là nền tảng và đôi khi được dùng để tham chiếu trước khi các tác giả muốn đề cập tới những chủ đề nào đó huyền bí hơn, gây tranh cãi hơn.
“Chúng ta thực sự muốn nói tới điều gì khi nói tới thực tế đó?” một tác giả viết trong bài báo gần đây đăng trên tạp chí khoa học New Scientist. “Câu trả lời đi thẳng vào vấn đề là đó là tất cả những gì chúng ta có thể cảm nhận được bằng năm giác quan của mình.”
Thông tin
Giá như mọi thứ đơn giản như vậy thì tốt quá.
Tuy nhiên, đưa ra một định nghĩa giản dị về “giác quan” khiến ta dễ rơi vào vết trượt triết học.
Người ta có thể lập luận rằng, dẫu cho có mờ nhạt tới đâu, một giác quan của con người chỉ đơn giản là một cách riêng để não bộ nhận được những thông tin về thế giới xung quanh và về cơ thể mình.
Mà nếu quả vậy thì chúng ta có thể nói một cách tự tin rằng rõ ràng là con người có nhiều hơn năm giác quan.
Trước tiên, hãy tính đến các giác quan có liên quan tới vị trí cơ thể. Bạn hãy thử nhắm mắt lại và chạm đầu ngón tay trỏ bên phải vào mỏm khuỷu tay trái?
Có dễ dàng không? Làm thế nào để bạn làm được việc đó? Rõ ràng là bạn biết đầu ngón tay của bạn ở đâu và mỏm khuỷu tay trái của bạn ở đâu.
Giác quan này được biết đến với tên gọi “proprioception”, từ gốc La Mã, tức là khả năng tự cảm nhận một cách chính xác các vị trí trên cơ thể mình cũng như sức mạnh của mỗi hành động mà mình thực hiện.

Giác quan này có được là nhờ khả năng cảm nhận trong các cơ bắp, là bộ phận gửi tin hiệu lên não bộ về độ dài và độ căng của cơ bắp.
Hãy tưởng tượng là bạn bị bịt mắt và tôi đỡ bạn nghiêng người về phía trước một cách từ từ. Ngay lập tức bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi tư thế. Đó là nhờ vào hệ thống tiền đình chứa đầy chất dịch ở khu vực tai trong của bạn, là hệ thống giúp ta giữ thăng bằng.
Hệ thống này cũng cho chúng ta nhận biết được về độ tăng tốc và nó liên kết với mắt, khiến ta có thể cân đối được các cảm giác khi di chuyển.
Nếu bạn lắc đầu trong lúc đang đọc sách chẳng hạn, thì bạn sẽ vẫn đọc được bình thường và vẫn tập trung được vào những dòng chữ mà bạn đang chăm chú theo dõi.
Rồi còn một loạt những giác quan khác nữa, giúp ta nhận biết được những gì diễn ra bên trong cơ thể mình. Rõ nhận thấy nhất là cảm giác đói, khát, đau đớn bên trong, hay khi muốn đi vệ sinh.
Có một số giác quan khác mà chúng ta khó nhận ra hơn, như những dấu hiệu về huyết áp, độ pH trong dịch tủy chẳng hạn.
Rồi ta cũng có thể lập luận tiếp rằng các giác quan cần phải được định nghĩa bằng những hình thức cảm nhận mà chúng ta có, tức là mỗi cách cảm ứng khác nhau đồng nghĩa với việc có một giác quan khác nhau.
Mà nếu như vậy thì ngay cả những giác quan đã quá quen thuộc cũng sẽ nhanh chóng được chia ra thành các biến thể khác nhau.

Chẳng hạn khi bạn nhắm mắt rồi ai đó bất thình lình thả một viên nước đá vào lưng thì bạn sẽ lập tức thấy sốc vì lạnh. Mà như vậy thì cảm giác đó khác với cảm giác khi chạm vào một viên nhựa.

Rồi bên cạnh các cảm ứng nhạy cảm với nhiệt độ thì da chúng ta cũng có những cảm ứng rất nhạy với các áp lực khác như đau đớn, hay ngứa ngáy.
Dùng logic tương tự sẽ khiến cho vị giác phải được chia thành ngọt, chua, mặn, đắng và có thể cả “umami”, là cảm giác có vị “thịt” mà chất mì chính tạo ra.
Và cứ như vậy thì con người có tới hàng ngàn khả năng cảm ứng khác nhau. Liệu mỗi thứ có nên được coi là một giác quan không?
Từ một cách nhìn cực đoan khác, ta có thể hạn chế định nghĩa về giác quan theo chỉ ba nhóm, là cơ học (gồm sờ mó, nghe ngóng và “proprioception”, hóa học (gồm nếm, ngửi và các cảm giác bên trong cơ thể), và ánh sáng.
Cũng có một cách tiếp cận khác, đó là không đánh giá theo nhóm các thông tin ta đón nhận được, mà theo nhóm các cách cảm nhận thông tin của cơ thể.
Ví dụ rõ rệt nhất là khả năng của con người trong việc định vị bằng âm thanh. Chẳng hạn một người tạo ra tiếng động bằng cách tặc lưỡi và nghe thấy ngay âm thanh đó phát ra như thế nào trong môi trường.
Tại Mỹ thậm chí còn có một nhóm những người đi xe đạp bị mù – nhóm có tên là Team Bat (Nhóm Dơi) – do Daniel Kisch đứng đầu, chuyên vận dụng khả năng định vị bằng âm thanh để di chuyển bằng xe đạp.
Đây là khả năng vốn phụ thuộc vào thính giác, nhưng trải nghiệm về cảm nhận này lại khá giống với thị giác.
Bạn không cần phải là người khiếm thị mới có thể thử nghiệm, bởi những người tinh mắt vẫn có thể học cách “nhìn trong bóng tối” với khả năng định vị bằng âm thanh.
Bởi vậy, có những người lập luận rằng đây cũng là một loại giác quan.
Như vậy, ta thấy là không có một cách đơn lẻ, logic nào để định nghĩa về các giác quan.
Sẽ là không mấy hợp lý khi đưa ra những phân tách giữa các giác quan, khi mà chúng ít nhiều đều hòa trộn với nhau. Giống như màu sắc của thức ăn hay âm thanh trong một nhà hàng sẽ gây tác động tới vị giác của bạn vậy.
Một khi bạn bắt đầu nghĩ tới tất cả những sự khác nhau trong những thông tin mà não bạn nhận được thì có thể bạn đã phát hiện ra là bạn vừa tìm thấy một giác quan hoàn toàn mới – giống như sự nhạy cảm của radar đối với một số quan niệm sai lầm về cách thức não bộ nhận biết thế giới bên ngoài.
Có thể bạn đã từng gọi đó là “giác quan thứ sáu” – nhưng bạn nay đã hiểu rõ hơn giác quan là gì rồi, phải không?

(Bài báo này được viết dựa trên một chương trong cuốn sách “Great Myths of the Brains” (tạm dịch: Những điều bí hiểm nhất của não bộ) của tác giả Christian Jarrett, và bản gốc tiếng Anh bài báo này đã được đăng trên BBC Future.)

BBC News

10 sự kiện khoa học nổi bật nhất năm 2013

Monday, December 30th, 2013

Khoa học thế giới năm 2013 đã ghi nhận nhiều sự kiện quan trọng, từ khả năng từng có sự sống trên sao Hỏa, tới xác nhận sự tồn tại của hạt của Chúa, hay những thành tựu mới của kỹ thuật tế bào gốc. Sau đây là 10 sự kiện nổi bật nhất.

Tàu thăm dò Voyager 1 ra ngoài hệ mặt trời

Tháng 9 vừa qua, tàu thăm dò Voyager 1 do NASA phóng đi đã trở thành thiết bị đầu tiên do con người chế tạo rời khỏi hệ mặt trời, và đi vào vùng không gian giữa các vì sao. Tàu này được phóng đi năm 1977, với mục tiêu vươn tới sao Mộc và sao Thổ, nay đã ở cách mặt trời hơn 19 tỷ km.

Nồng độ CO2 trong khí quyển cao kỷ lục


Trong tháng 5 vừa qua, nồng độ khí CO2 trong khí quyển của trái đất đã đạt đến ngưỡng kỷ lục, khi lần đầu tiên trong lịch sử loài người vượt mốc 400 ppm. Chỉ ít tháng sau, trong tháng 9, Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), một cơ quan quốc tế đánh giá tác động môi trường, đã chỉ ra rằng tác động của con người tới hệ thống khí hậu là rõ ràng hơn bao giờ hết. Hiện 95% chắc chắn rằng con người là nguyên nhân khiến khí hậu trái đất nóng lên.

Tạo ra tế bào gốc của người bằng kỹ thuật nhân bản


Cũng trong tháng 5, các nhà nghiên cứu đã lần đầu tiên thành công trong việc sử dụng kỹ thuật nhân bản để tạo ra những tế bào gốc phôi người. Quá trình này bao gồm việc tách nhân từ một tế bào bình thường và chuyển nó vào trong một quả trứng không được thụ tinh đã bị loại bỏ hết vật chất di truyền.

Khám phá này, được các nhà khoa học Úc miêu tả là “một đột phá lớn trong ngành y học tái tạo”, có thể giúp phát triển những liệu pháp điều trị riêng biệt cho một loạt các bệnh hiện chưa có thuốc chữa. Dù vậy, quá trình này sẽ đòi hỏi phải có người hiến tặng trứng, và cũng làm nảy sinh một số vấn đề về đạo đức.

Miếng thịt bò đắt nhất thế giới phát triển từ phòng thí nghiệm


Miếng thịt đầu tiên trên thế giới được nuôi cấy hoàn toàn trong phòng thí nghiệm đã được nấu chín và ăn thử tại một hội thảo ở London hồi tháng 8. Được một nhà phê bình ẩm thực miêu tả là “rất giống thịt”, sản phẩm này được phát triển bởi các nhà khoa học đại học Maastricht, Hà Lan, trong một dự án do nhà đồng sáng lập Google Sergey Brin tài trợ.

Từ hai tế bào gốc lấy từ sinh thiết hai con bò, các nhà khoa học đã nuôi cấy được những sợi cơ trong phòng thí nghiệm. Những sợi này được ép lại và đặt trong một chiếc bánh mỳ, bỏ thêm một số gia vị, với màu sắc được tô điểm từ nước củ cải đường và cây nghệ tây, cho ra đời món bánh mỳ kẹp thịt đắt nhất thế giới, có giá 332.000 USD.

Sao Hỏa dường như từng là nơi sống được


Tàu thăm dò Tò mò của NASA trên sao Hỏa tiếp tục có những phát hiện quan trọng, khi chỉ ra rằng một hồ nước đã biến mất trên “hành tinh đỏ” có thể đã có điều kiện thuận lợi cho sự sống cách đây khoảng 3 tỷ năm. Đây được xem như một xác nhận cho những nỗ lực của NASA trong việc tìm kiếm các điều kiện có thể sống được trên sao Hỏa trong quá khứ.

Virus HIV bị chặn đứng trong cơ thể “em bé Mississippi”

Một em bé được sinh ra mang theo virus HIV và được điều trị bằng một loạt thuốc diệt virus khác nhau trong 18 tháng đầu đời, đã được phát hiện không còn mang virus chết người này trong suốt 12 tháng sau khi ngừng điều trị. Khi em bé 30 tháng tuổi, kháng thể HIV-1 vẫn hoàn toàn không xuất hiện. Dù vậy, các nhà khoa học vẫn chưa thể trả lời liệu “em bé Mississippi” đã thực sự được chữa khỏi hay chưa.

Những bộ phận sống được tao ra từ tế bào gốc

Các nhà khoa học khắp thế giới đang sử dụng tế bào gốc để nuôi cấy những mô và bộ phận thay thế và năm 2013 đã chứng kiến những đột phá ấn tượng. Tại Nhật Bản, các nhà sinh học tế bào đã viết lại chương trình cho những tế bào da trở thành tế bào gốc, và từ đó phát triển được những lá gan nhỏ có thể hoạt động được mà họ gọi là nhánh gan.

Tại Áo, các nhà khoa học thần kinh đã phát triển được cơ quan tế bào não – những cấu trúc tế bào giống như các vùng khác nhau của não – dựa trên các tế bào phôi gốc và từ các tế bào của người lớn được lập trình lại.

Phát hiện núi lửa lớn nhất thế giới


Tháng 9/2013, các nhà khoa học đã phát hiện ngọn núi lửa đơn lớn nhất thế giới bên dưới đáy Thái Bình Dương. “Siêu” núi lửa này có đường kính tới 650km và đã ngừng hoạt động cách đây 145 triệu năm. Ban đầu, các nhà khoa học cho rằng ngon núi lửa, có tên Tamu Massif, là một loạt các núi lửa liền nhau, nhưng sau đó Chương trình khoan đại dương tích hợp đã chứng minh rằng đây chỉ là một núi lửa riêng lẻ khổng lồ.

Giải mã cấu trúc gen cổ xưa nhất


Các kỹ thuật tách và giải mã ADN siêu hiện đại đã cho phép các nhà khoa học giải mã những tiến hóa cổ xưa. Trong tháng 7, các nhà nghiên cứu đã tách và giải mã được gen của một con ngựa cổ, dựa trên xương bàn chân của nó được tìm thấy bị đóng băng tại vùng lãnh thổ Yukon của Canada. Nó được xác định có niên đại 700.000 năm, lâu hơn rất nhiều kỷ lục trước đó.

Ít tháng sau, một nhóm nghiên cứu khác đã công bố bộ gen của một con gấu tại Tây Ban Nha. Dù con gấu có niên đại trẻ hơn nhiều – chỉ 400.000 năm tuổi – xương của nó không được bảo quản trong tình trạng đóng băng như xương con ngựa tại Canada, khiến thành công này càng trở nên ấn tượng hơn.

Xác nhận sự tồn tại của “hạt của Chúa”


Ông Peter Higgs (phải) và Francois Englert
Tháng 3/2013, các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu hạt nhân châu Âu đã xác nhận việc đạt được một bước đột phá trong ngành vật lý khi phát hiện sự tồn tại của hạt Higgs boson, hay còn gọi là “hạt của Chúa”, giúp lý giải vì sao vật chất trong vũ trụ có khối lượng.

Và hai nhà khoa học “cha đẻ” của lý thuyết này là Peter Higgs người Anh và Francois Englert người Bỉ đã được trao giải Nobel vật lý 2013 vì công trình nghiên cứu lý thuyết Higgs boson.

Thanh Tùng
Tổng hợp

Ba người nhận giải Nobel Hóa học

Wednesday, October 9th, 2013

Giải Nobel Hóa học năm nay vừa được trao cho ba nhà nghiên cứu “đưa thí nghiệm hóa học vào không gian mạng”.

Michael Levitt, một công dân Anh-Mỹ từ Đại học Stanford, ông Martin Karplus, quốc tịch Áo-Mỹ từ Đại học Strasbourg, và Arieh Warshel, quốc tịch Mỹ-Israel từ Đại học Nam California, chia sẻ giải thưởng.
Ba người đã chế tạo mô hình máy tính giả lập để hiểu các phản ứng hóa học.
Nghiên cứu của họ đã lập nền tảng cho các sản phẩm dược mới.
Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển nhận xét ba nhà khoa học đã giúp đưa máy tính vào lĩnh vực hóa học.
“Ngày nay máy tính cũng là công cụ quan trọng cho các nhà khoa học giống như ống nghiệm,” viện hàn lâm nói.
“Hiểu biết chi tiết về quá trình hóa học giúp tối ưu hóa chất xúc tác, thuốc và các tế bào năng lượng mặt trời.”
Ông Warshel, nói qua điện thoại với một cuộc họp báo ở Stockholm, rằng ông “vô cùng hạnh phúc” khi được đánh thức trong đêm ở Los Angeles để nhận tin về giải.

VH:Theo BBC News

Thiên Thạch

Wednesday, March 13th, 2013

Hai thiên thạch sắp bay sát trái đất

Một cặp thiên thạch có kích thước tương đương viên đá rơi xuống miền trung nước Nga tháng trước sẽ bay gần địa cầu vào cuối tuần ngày 15-16 tháng 3, năm 2013

 Hình minh họa 2 thiên thạch trong hệ mặt trời – Ảnh: Berkeley.edu

2013 EC 20 – tên của một thiên thạch – sẽ cách địa cầu khoảng 148.800 km – vào ngày 16/3 theo giờ Mỹ. Một ngày sau, thiên thạch mang tên 2013 EN 20 sẽ bay sát trái đất với cự li hơn 446.000 km. Các nhà thiên văn mới chỉ phát hiện cặp thiên thạch này từ vài ngày trước, Space đưa tin.

Vào chiều ngày 9/3 theo giờ miền đông nước Mỹ (sáng sớm ngày 10/3 theo giờ Hà Nội), một thiên thạch có chiều dài chừng 140 m đã bay cách trái đất khoảng 960.000 km – gấp khoảng 2,5 lần khoảng cách giữa trái đất và mặt trăng. Di chuyển với tốc độ 41.600 km/h, nó có thể hủy diệt một thành phố lớn nếu đâm trúng trái đất.

Nếu so về kích thước 2013 ET, tên của thiên thạch nói trên, lớn gấp 8 lần thiên thạch từng lao xuống miền trung nước Nga ngày 15/2. Tiếng nổ của thiên thạch tại Nga tương đương khoảng 20-25 lần quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai.

Quốc hội Mỹ đã yêu cầu Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) tìm kiếm và theo dõi những thiên thạch có đường kính từ 1.000 m trở lên. Giới khoa học cho rằng NASA đã xác định được 95% thiên thạch có kích thước như thế. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10% thiên thạch có đường kính nhỏ hơn 1.000 m được phát hiện.

Khoảng 100 trấn thiên thạch rơi xuống trái đất hàng ngày. Giới thiên văn dự đoán những vụ thiên thạch rơi giống như sự kiện tại Nga hôm 15/2 xảy ra một lần trong khoảng 100 năm.

Nga có thể dùng đạn hạt nhân đối phó thiên thạch

Một quan chức cấp cao của Nga về lĩnh vực vũ trụ cho biết nước này có thể chế tạo được các tên lửa đẩy hạng nặng để đưa đầu đạn hạt nhân lên đối phó với các tiểu hành tinh, thiên thạch đe dọa trái đất.

Đến giai đoạn 2020-2030, Nga có thể hoàn thành các tên lửa đẩy hạng nặng hoặc siêu nặng phục vụ mục đích đưa đầu đạn hạt nhân lên tiểu hành tinh đe dọa sự sống Trái đất. Đó là tuyên bố của ông Vitaly Lopota, Chủ tịch Tập đoàn tên lửa vũ trụ Energia Nga trước Quốc hội Nga hôm thứ ba.

Vụ tấn công của thiên thạch tạo ra miệng hố trên một hồ đóng băng ở thành phố Chelyabinsk, miền trung nước Nga. Ảnh: RIA Novosti

Quan chức cho biết, tập đoàn có khả năng chế tạo tên lửa trọng tải 70 tấn vào năm 2020, và các tên lửa hơn 70 tấn đến khoảng 2025-2030.

Theo ông Lopota, Mỹ đã chuẩn bị hoàn thành chế tạo tên lửa 70 tấn vào năm 2017. Tuy nhiên, trước mắt chương trình không gian Nga chưa đề ra nhiệm vụ sản xuất các tên lửa đẩy siêu nặng, và “chúng tôi cũng chưa có nhu cầu sử dụng những động cơ mạnh và siêu mạnh hiện đang sở hữu.”

Hôm 15/2, một thiên thạch đã lao xuống miền trung nước Nga, nổ và tạo một vệt sáng chói lóa kéo dài. Sức mạnh của vụ nổ ước tính gấp 20-30 lần quả bom Mỹ từng ném xuống Hiroshima, Nhật Bản, khiến hàng nghìn ngôi nhà bị vỡ cửa kính và gây thương tích cho khoảng 1.200 người.

Nguồn VNExpress

 

 

 

Hệ tiêu hóa: “Bộ não thứ hai” của cơ thể con người

Tuesday, October 16th, 2012
       Trạng thái khỏe mạnh hay đau ốm có liên hệ nhiều với chuyện ăn uống là điều hầu như ai cũng biết. Tuy nhiên, bộ máy tiêu hóa không chỉ đơn giản là một phương tiện thẩm lọc những gì ta đưa vào bụng. Ngay cả khi y học đã có rất nhiều tiến bộ, bộ máy tiêu hóa vẫn còn chứa đựng rất nhiều bí ẩn. Tạp chí Khoa học của đài RFI hôm nay muốn đưa đến quí vị một số hiểu biết mới trong lĩnh vực này và một số biện pháp phổ thông giúp cho việc bảo vệ được hệ thống rất quan trọng này của cơ thể chúng ta.

Tại Pháp, trong thời gian gần đây, bộ máy tiêu hóa ngày càng được giới y khoa chú ý hơn. Cuốn sách “Các bí mật về đường ruột, bộ lọc của cơ thể chúng ta” (Les secrets de l’intestin, filtre de notre corps) ra đời năm 2011, một lần nữa nhắc lại tầm quan trọng và tính chất độc lập rất cao của hệ tiêu hóa với hệ thần kinh trung ương, đối với sức khỏe con người. Bộ phận cơ thể này được ví như một “bộ não thứ hai”, với số lượng tế bào thần kinh tương đương với hệ tủy sống. Hai tác giả của cuốn sách kể trên là bác sĩ Jacqueline Warnet, chuyên gia về tiêu hóa, về ám thị y học và vi dinh dưỡng, và bác sĩ Louis Berthelot, chuyên khoa mạch máu, nhà châm cứu chuyên về y học Trung Hoa và cũng là chuyên gia về vi dinh dưỡng.
 
Việc bộ máy tiêu hóa và đặc biệt là hệ thần kinh tiêu hóa ngày càng được coi trọng nhắc chúng ta đến cuốn sách “Bộ não thứ hai, một hiểu biết mới mang tính đột phá về chứng rối loạn thần kinh dạ dày và đường ruột” (The Second Brain, A Groundbreaking New Understanding of Nervous Disorders of the Stomach and Intestine) của nhà nghiên cứu người Mỹ Michael Gershon (đại học Columbia), ra đời cách đây hơn 10 năm. Đây là cuốn sách đầu tiên đưa ý tưởng về hệ thần kinh tiêu hóa như “một bộ não thứ hai” đến với đại chúng.
 
Chúng ta cũng biết rằng, trong một số nền văn hóa, trong đó có Việt Nam, bụng không chỉ là một bộ phận của cơ thể, mà còn là nơi diễn ra nhiều hoạt động tinh thần chủ yếu. “Nghĩ bụng”, “tốt bụng”, “vừa lòng” hay “phải lòng” ai đó, hay “ghi lòng, tạc dạ”…  là một vài trong số rất nhiều diễn đạt có từ lâu đời và được dùng phổ biến trong văn hóa người Việt.
Các phát hiện gần đây cho thấy, vẫn còn rất nhiều bí ẩn trong những mối quan hệ giữa hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh bụng.
Hệ vi khuẩn đường ruột: một thế giới bí ẩn
Bên cạnh phương diện thần kinh của hệ tiêu hóa, hệ vi khuẩn đường ruột cũng là một đối tượng ngày càng được cho rằng có tác dụng vô cùng lớn lao đến sức khỏe con người. Lĩnh vực này cho đến nay còn ít được nghiên cứu.
 Năm 2008, Châu Âu tiến hành chương trình nghiên cứu MetaHIT (Metagenomics of the Human Intestinal Tract) để tìm hiểu về hệ vi khuẩn này, được ước tính có số lượng lên tới 100 000 tỷ vi khuẩn, tức là gấp 10 lần số tế bào có trong cơ thể chúng ta. MetaHit, chương trình nghiên cứu đầu tiên trên thế giới trong lĩnh vực này, được Ủy ban Châu Âu tài trợ 22 triệu đô la, và được tiến hành tại 8 quốc gia. Chương trình này có mục tiêu phân lập toàn bộ gen của các vi khuẩn trong đường ruột, với số lượng ước tính khoảng nửa triệu gen. Chương trình MetaHIT sắp kết thúc. Một dự án mới quy mô lớn tương tự (mang tên MétaGénoPolis, do Inra – Viện Nông học Pháp – phụ trách cùng với hai công ty thực phẩm Danone và Nestlé), đang chuẩn bị tiến hành, có mục tiêu tìm hiểu tác động của hệ vi khuẩn đường ruột đến sức khỏe, với việc thành lập một ngân hàng mẫu phân của khoảng 100.000 người.
 
Những kết quả nghiên cứu mới về hệ thần kinh tiêu hóa và hệ vi khuẩn đường ruột mang lại hy vọng sẽ có nhiều ứng dụng quan trọng trong trị liệu, đặc biệt trên phương diện trị liệu không dùng thuốc, đối với rất nhiều căn bệnh mà từ trước đến nay vẫn được coi là không dính dáng trực tiếp đến chuyện tiêu hóa, như: chứng đau nửa đầu, căng thẳng, suy nhược thần kinh, lo hãi, mất ngủ, các bệnh về da, các bệnh về tai mũi họng, các bệnh về hô hấp hay các chứng nhiễm trùng… Tuy nhiên, trong lĩnh vực này, một số nhà nghiên cứu cũng cảnh báo về xu thế tiêu thụ tràn lan các sản phẩm trợ sinh (probiotic) hay tiền trợ sinh (prebiotic).Nguồn RFI

Những quái vật của biển khơi

Friday, October 12th, 2012
Rận biển khổng lồ, lươn phù thủy mặt chó, cá rắn là một số “gương mặt” kỳ quái trong thế giới sinh vật giữa đại dương.

Loài cá răng nanh này thường sống trong bóng tối ở độ sâu hàng nghìn mét dưới mực nước biển.

Một ấu trùng tôm hùm sống dưới đáy biển.

Loài “lươn phù thủy mặt chó” với cơ thể phát sáng.

Cá rắn (iperfish Thái Bình Dương được tìm thấy ở ngoài khơi biển California.

Con sứa Hydromedusa với những xúc tu phát sáng.

Loài quái vật ăn thịt này thường sống trong những hẻm núi sâu dưới đáy biển với
cái miệng há rộng để đợinhững con mồi nhỏ và sinh vật phù du tự bơi vào miệng nó.

Cá răng nanh khoe bộ răng khủng khiếp.

Một con rận biển khổng lồ

Blobfish (Psychrolutes marcidus)

Blanket octopus (Tremoctopus violaceus)
Nguon VNEXpress

Bệnh mới “giống SARS” được phát hiện tại Anh

Tuesday, September 25th, 2012

Một virus gây bệnh hô hấp mới tương tự như virus gây bệnh SARS – từng bùng phát trên toàn cầu năm 2003 và giết chết hàng trăm người – vừa được xác định trên một người đàn ông đang chữa bệnh ở Anh.
Người đàn ông 49 tuổi này chuyển từ Qatar tới một bệnh viện ở London bằng đường cấp cứu hàng không, là người thứ hai được xác nhận nhiễm coronavirus gây bệnh.

Trường hợp đầu tiên là một bệnh nhân ở Saudi Arabia, đã tử vong. Các quan chức y tế vẫn đang tìm hiểu mối đe dọa của chủng virus mới này. Tổ chức Y tế Thế giới vẫn chưa đề xuất việc hạn chế đi lại nào.

Ngay sau khi xác nhận hai ca bệnh này, những người từng tiếp xúc với bệnh nhân tại Anh đã được kiểm tra để xem có bị lây nhiễm hay không.

Cả hai trường hợp nhiễm bệnh đến nay đều bắt nguồn từ Trung Đông. Ảnh: BBC.

Giáo sư John Watson, Chủ nhiệm Ủy ban bệnh hô hấp tại Cơ quan bảo vệ sức khỏe Anh cho biết, các thông tin sâu về những ca bệnh này đang được thu thập cho các nhân viên y tế Anh, cũng như lời khuyên duy trì cảnh giác trước virus mới.

Ông cũng cho hay chưa có bằng chứng cụ thể nào cho thấy virus này lây truyền từ người sang người.

Còn ông Peter Openshaw, Giám đốc Trung tâm bệnh truyền nhiễm hô hấp tại Đại học hoàng gia London, cho biết tại hiện virus nói trên dường như không thể gây ra mối lo ngại nào, và có vẻ như chỉ được xác nhận nhờ những kỹ thuật xét nghiệm phức tạp.

Coronavirus là một họ virus lớn, trong đó có những loại gây ra cảm lạnh thông thường và SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng). Tuy nhiên, loại virus mới khác với bất kỳ coronavirus nào từng được xác định trên người trước đây.

Vào năm 2003, dịch SARS bùng phát và làm khoảng 800 người tử vong tại 30 quốc gia trên thế giới. Trung tâm dịch là Hong Kong và Trung Quốc. Bệnh lây qua các giọt dung dịch, do người bệnh ho, hắt hơi. Lúc đó, nhiều nước đã phải thực hiện các biện pháp hạn chế đi lại để ngăn ngừa bệnh lây lan. Việt Nam cũng có hơn 60 ca nhiễm bệnh và 5 ca tử vong.

Trung Duong (St)


Domain.com, Domain Names and Hosting

Giải mã khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời

Tuesday, September 25th, 2012

Mặt trời là trung tâm trong Thái Dương hệ của chúng ta. Tất cả các thiên thể trong Thái Dương hệ, bao gồm các hành tinh, thiên thạch, sao chổi…, quay xung quanh nó.
Khoảng cách từ Trái đất tới Mặt trời được gọi là một đơn vị thiên văn (AU). Một đơn vị AU hiện được xác định bằng 149.597.870.700 mét.

Theo trang Space, các nhà thiên văn học đã sử dụng đơn vị AU để đo mọi khoảng cách trong Thái Dương hệ. Ví dụ, sao Mộc cách Mặt trời 5,2 AU trong khi sao Hải vương cách trung tâm Thái Dương hệ tới 30,07 AU. Ở rìa ngoài cùng của Thái Dương hệ, đám mây Oort, nơi được cho là cái nôi của các sao chổi, cách Mặt trời 100.000 AU. Khoảng cách tới ngôi sao gần nhất, Proxima Centauri, xấp xỉ 250.000 AU. Tuy nhiên, để đo các khoảng cách xa hơn, giới thiên văn học đã sử dụng năm ánh sáng hay khoảng cách ánh sáng di chuyển được trong một năm của Trái đất – tương đương 63.239 AU. Vì vậy, theo quy đổi, Proxima Centauri nằm cách Mặt trời 4,2 năm ánh sáng.

Quỹ đạo hình elip

Đơn vị thiên văn (AU) là khoảng cách trung bình từ Trái đất tới Mặt trời. Cứ 365,25 ngày – tức là 1 năm, Trái đất hoàn thành một vòng xoay tròn quanh trung tâm của Thái Dương hệ. Tuy nhiên, quỹ đạo của Trái đất không phải là một vòng tròn hoàn hảo, mà có hình dạng giống hình ovan hoặc elip hơn. Trong suốt thời gian của một năm, Trái đất thỉnh thoảng dịch chuyển gần hơn tới Mặt trời và đôi khi xa hơn. Lần tiếp cận gần nhất của Trái đất tới Mặt trời được gọi là điểm cận nhật, diễn ra vào đầu tháng 1 và có khoảng cách khoảng 146 triệu km. Thời điểm Trái đất ở xa Mặt trời nhất, khoảng 152 triệu km, được gọi là điểm viễn nhật.


Xác định các khoảng cách

Lịch sử ghi nhận, người đầu tiên đo khoảng cách từ Trái đất tới Mặt trời là Aristarchus vào khoảng năm 250 trước Công nguyên. Đến thời hiện đại, nhà thiên văn học Christiaan Huygens đã tính toán khoảng cách từ Trái đất tới Mặt trời vào năm 1653.

Ông sử dụng các giai đoạn của sao Kim để tìm kiếm các góc trong tam giác sao Kim – Trái đất – Mặt trời. Ví dụ, khi sao Kim xuất hiện ở trạng thái được Mặt trời rọi sáng một nửa, 3 thiên thể hình thành một tam giác đều nhìn từ Trái đất. Phỏng đoán kích thước của sao Kim (một cách vô tình lại chính xác), ông Huygens đã có thể xác định khoảng cách từ sao Kim tới Trái đất, và khi biết được khoảng cách đó, cộng với các góc của tam giác, ông đã có thể đo được khoảng cách tới Mặt trời. Tuy nhiên, vì phương pháp của Huygens một phần là sản phẩm mang tính suy đoán và không hoàn toàn dựa trên căn cứ khoa học nên ông thường không được tín nhiệm.

Giovanni Cassini đã tìm khoảng cách từ Trái đất tới sao Hỏa trước, rồi từ đó tính toán ra khoảng cách từ Trái đất tới Mặt trời. (Ảnh: Astronomy for beginners)

Năm 1672, Giovanni Cassini đã sử dụng một phương pháp bao gồm cả thị sai hay sai số góc, để tìm khoảng cách tới sao Hỏa và đồng thời tính toán ra khoảng cách tới Mặt trời. Ông đã cử một người đồng nghiệp có tên Jean Richer tới vùng Guiana thuộc Pháp trong khi bản thân ở Paris. Họ đã đo đạc vị trí tương đối của sao Hỏa với các ngôi sao khác và lập lưới tam giác những kết quả đo đạc này với khoảng cách đã biết giữa Paris và Guiana. Một khi nắm được khoảng cách tới sao Hỏa, họ cũng có thể tính toán được khoảng cách tới Mặt trời. Vì các phương pháp của Cassini mang tính khoa học hơn nên ông thường được tin cậy.

Phương trình mới

Với sự ra đời của tàu vũ trụ và radar, con người đã có trong tay những phương thức để đo đạc trực tiếp khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời. Định nghĩa về đơn vị thiên văn (AU) từng là “bán kính của một quỹ đạo tròn, không xáo trộn quanh Mặt trời của một hạt có khối lượng vô cùng nhỏ, di chuyển với chuyển động trung bình 0,01720209895 radian mỗi ngày (được gọi là hằng số Gaussian)”.

Ngoài việc khiến mọi thứ trở nên khó một cách không cần thiết đối với các giáo sư thiên văn học, định nghĩa trên thực tế không phù hợp với học thuyết tương đối nói chung. Sử dụng định nghĩa cũ, giá trị của AU sẽ thay đổi dựa vào vị trí của người quan sát trong Thái Dương hệ. Nếu người quan sát ở trên sao Mộc sử dụng định nghĩa cũ để tính toán khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời, kết quả sẽ sai lệch so với con số tính toán được trên Trái đất khoảng 1.000 mét.

Hơn thế nữa, hằng số Gaussian phụ thuộc vào khối lượng của Mặt trời, và vì Mặt trời mất dần khối lượng khi tỏa ra năng lượng nên giá trị của AU thay đổi cùng với nó.

Tháng 8/2012, Hiệp hội Thiên văn học quốc tế bỏ phiếu tán thành chuyển đổi định nghĩa về đơn vị thiên văn sáng một con số cũ, đơn giản hơn: 149.597.870.700 mét. Con số này dựa trên tốc độ của ánh sáng, một khoảng cách xác định không liên quan đến khối lượng của Mặt trời. 1 mét được định nghĩa là khoảng cách mà ánh sáng di chuyển được trong một môi trường chân không trong 1/299.792.458 giây.
Theo Tuấn Anh
Đất Việt

7 chứng bệnh từ bia

Friday, June 29th, 2012

Bia hàm chứa phong phú thành phần dinh dưỡng như các loại đường, vitamin, acid amino, muối vô cơ và nhiều loại vi lượng…, được gọi là “bánh mỳ dịch thể”. Nhưng những nghiên cứu y học mới đây cho thấy nếu uống nhiều trong thời gian dài sẽ gây ra “ bệnh bia”.

Bệnh tim bia

Trong nước giải khát các loại rượu, hàm lượng cồn ở trong bia là ít nhất, hàm lượng của 1 lít bia tương đương với hàm lượng cồn của 50g rượu trắng, vì vậy rất nhiều người xem bia giống như đồ giải khát mùa hè. Tuy nhiên, nếu không hạn chế và khống chế lạm dụng, thì lượng cồn tích lũy trong cơ thể sẽ tổn hại chức năng gan, tăng thêm gánh nặng cho gan, mô cơ tim cũng sẽ xuất hiện sự xâm nhập tế bào mỡ, làm cho chức năng cơ tim yếu đi, gây ra nhịp tim đập nhanh. Thêm vào đó lượng dịch thể quá độ sẽ làm cho tuần hoàn máu tăng nhiều từ đó tăng thêm gánh nặng cho tim, làm cho cơ tim khuếch đại, hình thành nên “bệnh tim bia”. Thời gian dài như thế sẽ dẫn đến lực tim yếu đi, nhịp tim rối loạn vv.

Khuyến cáo: Đầu tiên nên uống với lượng thích hợp. Người lớn mỗi lần uống dung lượng không nên vượt quá 300ml, một ngày không nên vượt quá 500ml, mỗi lần uống 100-200ml là thích hợp nhất.

Thứ nữa là nhiệt độ thích hợp. Nhiệt độ thích hợp nhất để uống bia là 12-15℃. Lúc này hương thơm của bia và bọt đều ở trong trạng thái tốt nhất. Khi uống cảm giác dễ chịu là rõ rằng nhất. Sau đó nữa là không nên ăn cùng với thực phẩm muối, nên uống cùng với hoa quả và rau xanh. Lạc là đồ nhắm uống bia tốt nhất.

Bụng bia

Do bia dinh dưỡng phong phú, sinh ra nhiệt lượng lớn, uống trong thời gian dài sẽ làm cho chất béo tích tụ trong cơ thể, hình thành nên bụng to mà chúng ra hay gọi là bụng bia. Từ đó gây ra mỡ máu, huyết áp tăng cao.

Sỏi và Gout

Tư liệu liên quan còn chứng minh, người mắc bệnh viêm dạ dày do thu co, hệ thống tiết niệu kết sỏi…, nếu uống bia quá nhiều sẽ làm cho bệnh cũ tái phát hoặc làm bệnh tình nặng thêm. Đấy là do trong mầm đại mạch ủ bia hàm chứa can-xi, oxalic, nucleotide và purine nucleotide vv, những chất này tác dụng lẫn nhau, làm cho lượng niệu toan trong cơ thể tăng lên gấp đôi, không những thúc đẩy hình thành nên sỏi mật, sỏi thận mà còn gây ra bệnh Gout.

Viêm dạ dày, đường ruột

Uống bia quá độ sẽ làm cho niêm mạc dạ dày tổn thương, gây ra viêm dạ dày hoặc loét tiêu hóa, xuất hiện khó chịu vùng bụng trên, không thèm ăn uống, chướng bụng và acid phản ngược trở lại vv

Ung thư

Uống bia quá lượng sẽ giảm thấp khả năng phản ứng của cơ thể. Chuyên gia ung thư của Mỹ phát hiện, người uống quá nhiều bia mắc bệnh ung thư vòm họng và nguy cơ ung thư thực quản cao gấp 3 lần so với những người uống rượu mạnh.

Trúng độc chì

Trong nguyên liệu ủ bia có chì. Sau khi uống vào nhiều, hàm lượng chì trong máu tăng cao, làm cho khả năng và trí nhớ giảm, phản ứng chậm chạp. Người bị nặng sẽ tổn hại cho hệ thống sinh sản, người già dễ mắc chứng ngớ ngẩn.


Dương Hằng-DT (Theo Sohu)

8 loại rau ngăn ngừa 8 loại ung thư

Wednesday, June 13th, 2012

Với một số loại ung thư phổ biến đều có một thực phẩm gánh vác nhiệm vụ phòng bệnh quan trọng.

8 loại rau ngăn ngừa 8 loại ung thư
Chế độ ăn uống và ung thư cũng có mối quan hệ chặt chẽ. Ăn uống không đúng cách là một trong những nguyên nhân gây ung thư, ngược lại, ăn uống đúng cách có thể đem lại hiệu quả chống ung thư.

Ung thư phổi

Thực phẩm hàng đầu: Rau bina

Lý do: Rau bina có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa thiệt hại bởi gốc tự do gây ra. Ăn một bát rau bina mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ ung thư phổi ít nhất là 50%. Ngoài ra, cà chua, cà rốt, bí đỏ, lê và táo cũng có thể ngăn chặn sự xuất hiện loại ung thư này.
Ung thư vú

Thực phẩm hàng đầu: Rong biển

Lý do: Rong biển không chỉ giàu vitamin E và chất xơ, mà còn phong phú về hàm lượng i-ốt. Các nhà khoa học tin rằng thiếu hụt i-ốt là một trong những yếu tố nguy cơ của ung thư vú, do đó, ăn rong biển có thể giúp ngăn ngừa ung thư vú. Lý do phụ nữ Nhật Bản có tỷ lệ mắc ung thư vú thấp hơn so với phụ nữ ở các quốc gia khác có thể liên quan đến việc tiêu thụ rong biển. Trong khi đó, khoai lang, cà chua, đậu cũng là những thực phẩm có thể ngăn ngừa ung thư vú.

Ung thư ruột

Thực phẩm hàng đầu: Cây sả

Lý do: Cây sả, cần tây là những thực phẩm giàu chất xơ, khi vào trong ruột có thể đẩy nhanh tốc độ làm sạch các thức ăn thừa trong ruột, giảm các chất độc hại và thúc đẩy bài tiết cực kỳ hiệu quả, phòng chống ung thư đại trực tràng. Ngoài ra, tiêu thụ tỏi thường xuyên cũng giúp bạn giảm 30% nguy cơ ung thư ruột kết. Bên cạnh đó, khoai lang, cải bắp, lúa mì lại là những thực phẩm cực kỳ quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư đại trực tràng.

Ung thư tuyến tụy

Thực phẩm hàng đầu: Súp lơ

Lý do: Hội Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ gần đây đã chỉ ra rằng ăn súp lơ và các thực phẩm họ cải khác có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy. Trong những năm gần đây, các nghiên cứu cho thấy, củ cải cũng đóng góp vào việc gia tăng sức đề kháng của bệnh nhân bị ung thư tuyến tụy.

Ung thư da

Thực phẩm hàng đầu: Măng tây

Lý do: Măng tây là trong những loại rau đầu bảng giàu vitamin, axit nucleic và các thành phần khác có tác dụng nhất định trong phòng chống ung thư hạch, ung thư bàng quang, ung thư da.

Ung thư cổ tử cung (UTCTC)

Thực phẩm hàng đầu: Đậu nành

Lý do: Đậu phụ, sữa đậu nành được làm bằng đậu nành (đậu tương), có chứa isoflavone, lignin được coi là có tác dụng chống oxy hóa, có thể ức chế sự phát triển của UTCTC, giảm phân chia tế bào ung thư, đồng thời có ngăn chặn sự di căn của khối u hiệu quả. Ngoài ra, cà chua cũng là thực phẩm phòng ngừa UTCTC tốt.

Ung thư dạ dày

Thực phẩm hàng đầu: Tỏi

Lý do: Những người hay ăn tỏi sống có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày là rất thấp, bởi vì tỏi có thể làm giảm đáng kể hàm lượng nitrit trong dạ dày – một trong những nguy cơ làm gia tăng ung thư dạ dày. Những người thường xuyên ăn hành cũng có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày thấp hơn 25% so với nhóm người còn lại. Ngoài ra, ăn thức ăn ít muối, cá hun khói, cá nướng cũng là một cách tốt để ngăn chặn ung thư dạ dày.

Ung thư gan

Thực phẩm hàng đầu: Nấm

Lý do: Nấm có chứa các lớp polysaccharide giúp ức chế hoạt động của các chất gây ung thư, có thể thúc đẩy hình thành kháng thể để cơ thể tạo ra miễn dịch với khối u, ức chế tế bào ung thư tăng trưởng để có thể đề kháng với nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư hạch, ung thư ruột kết, và đặc biệt có lợi cho các bệnh nhân ung thư gan.

Nguồn: Afamily

Gần nửa đời người theo đuổi một bài thơ Toán học

Saturday, January 28th, 2012

Vô Biên – Gần nửa đòi người theo đuổi một bài thơ Toán học

1 – Hai lần kỳ ngộ.

1.1 – Một người nông dân học rộng.

Năm 1946 ; khi cuộc chiến tranh chống Pháp bùng nổ thì tôi theo gia đình cô chú tôi tản cư từ thỉ trấn Hưng-Yên về làng Đoàn-Đào. Ơ, đó, trong một buổi họp mặt, một người nông dân kể rằng:

“Ngày xưa, một vị tướng, khi muốn biết số quân, “dưới trướng» thì ra lệnh cho quân lính xếp thành từng hàng 3 người, rồi thành từng hàng 5 người ; rồi thành từng hàng 7 người. Mỗi lần như vậy thì ông chỉ ghi số dư, nghiã là số lính còn thừa lại vì không làm đủ thêm một hàng nữa. Vị tướng dùng ba số dư đã ghi mà suy tính ra được số lính theo một cách thức trình bày trong một bài thơ “bốn câu, bảy chữ”.

Nói xong, ông lớn tiếng đọc luôn bài thơ đó, tôi lắng tai nghe, nhưng chỉ nhớ kịp được câu đầu là: “Tam nhân đồng hành thất thập hi» và câu cuối là: “Trừ bách linh ngũ định vi kỳ».

Ít lâu sau thì tôi phải rời làng Đoàn Đào đi nơi khác. Từ đó, tôi vẫn tiếc là đã không ghi chép được và đã không biết được bài thơ kỳ lạ kia đã nói gì ; mà không biết làm thế nào để tìm thấy lại bài thơ đó.

1.2 – Một anh Thạc sĩ biết nhiều.

Vào khoảng năm 1991 thì tình cờ tôi được biết rằng hãng tôi làm ở gần Ba lê vừa tuyển dụng một anh người Việt đã tốt nghiệp Thạc sĩ Toán học và Tiến sĩ Vật lý. Khi tôi tìm được dịp đến gặp anh và kể cho anh nghe câu chuyện về bài thơ kỳ lạ kia, thì anh bảo: “Tôi nghe nói rằng trong Số học có một định lý mà người Anh gọi là “The chinese remainder theorem». Tôi chắc bài thơ kia có liên hệ với định lý này.
Nhờ sự chỉ dẫn của anh bạn mà tôi tìm được ba điều: — một bài toán — một bài thơ chỉ quy tắc giải bài toán đó. (Bài thơ này là bài thơ tôi đã được nghe ở làng Đoàn Đào) —và một Định lý (quy tắc cách giải vừa nói, áp dụng định lý này)

2 – Bài toán Hàn Tín Điểm Binh.

Nội dung bài toán – theo ngôn ngữ hiện thời – thì như sau:
“Khi quân lính của tướng Hàn Tín xếp thành từng hàng 3 người thì số dư là “a” , thành từng hàng 5 người thì só dư là “b”, thành từng hàng 7 người thì số dư là “c”.Vậy “x” số quân của tướng Hàn Tín là thế nào ?”. Tìm trị số của “x” khi: a = 2, b = 3, c = 2.

Bài toán này đã được trình bày trong cuốn “Tôn tử Toán Kinh” ( thế kỷ III Công nguyên, thời Hậu Hán ) của Tôn Võ và trong cuốn “Số thư củu chương” (1247 CN, triều Minh ) của Trinh Đại Vỹ.

Lời chú 1 “x” là số quân, bảo rằng: “Khi quân lính xếp thành từng hang 3 người thì số dư là “a” thì cũng như bảo rằng: “Số dư của tính chia (x/3) = a” và cũng như viết: “sd (x/3) = a”. Vậy bài toán trên đây có thể trình bày được như sau:

“Giải hệ thống phương trình đồng dư bậc nhất: sd (x/3) = a, sd (x/5) = b, sd (x/7) = c. Tìm trị số của “x” khi: a = 2, b = 3, c = 2”.

3 – Bài thơ chỉ quy tắc giải.

3.1 – Dưới đây là một đoạn nói về bài thơ chỉ quy tắc giải bài toán trên đây, trích ra từ bài “HànTín Điểm Binh” của G.S. Hoàng Xuân Hãn:
Quy tắc …. tóm tắt trong bốn câu thơ đọc: dưới đây:

Tam nhân đồng hành thất thập hi.
Ngũ thụ mai hoa trấp nhất chi.
Thất tử đoàn viên chính bán nguyệt.
Trừ bách linh ngũ tiện đắc tri.

Dịch:

Ba người cùng đi ít bảy chục.
Năm cỗi mai hoa hăm mốt cành.
Bảy gã xum vầy vừa giữa tháng.
Trừ trăm linh năm biết số thành.

Bài thơ này của Trình Đại Vỹ đời nhà Minh, dùng chữ sách có dính líu đến những số cần biết. Như ở câu đầu là dùng câu “tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư” và câu “nhân sinh thất thập cổ lai hi”. Tôi xin dịch đổi lại như sau cho dễ hiểu:

Ba người cùng hàng, nhân bảy mươi.
Năm người cùng hàng, nhân hăm mốt.
Bảy người cùng hàng, nhân mười lăm.
Trừ trăm linh năm thì tính suốt.

Nghĩa vẫn là tối tăm. Nhưng ta phải hiểu rằng bài trên là chỉ để nhớ mấy số quan hệ trong quy tắc mà thôi…
GS. Hoàng Xuân Hãn
(HXH tập I trang 1081)

(Bài này tôi đã đọc ở vị trí Mạng:
http://www.hocxa.com/HocToan/BaiDocThem/HanTinDiemBinh.php )

3.2 – Nói cho rõ – theo ngôn ngữ hiện thời – thì bài thơ bảo rằng:

a) Một lời giải của bài toán trên đây là x* = 70a + 21b + 15c

b) x > 0 là một lời giải của bài toán nếu và chỉ nếu “x” có dạng:
x = x(h) = x* + 105h = 70a + 21b + 15c + 105h , trong đó “h” là một đại số nguyên (xem “Lời chú 2b dưới đây) thoả thuận điều kiện x(h) > 0.
Thí dụ. Áp dụng cho trường hợp: a = 2, b =3, c = 2, thì ta có:
x* = (70 x 2) + (21 x 3) + (15 x 2) = 140 + 63 + 30 = 233 và
x(h) = x* + 105h = 233 + 105h trong đó “h” là một đại số nguyên thoả thuận điều kiện x(h) > 0 Nếu ta biết trước hai giới hạn “g” và “G” của số quân “x”: g < x < G với G – g < 105 thì cách điểm binh cho ta biết trị số chính xác của “x”. Thí dụ nếu ta biết trước rằng 1000 < x < 1100 thì ta có x (7) = 233 + 105 x 7 = 233 + 735 = 968 < 1000 < x(8) = 23 + 105 x 8 = 233 + 840 = 1073 < 1100 < x(9) = 233 + 105 x 9 = 233 + 945 = 1178. Vây chỉ có x (8) là nằm trong giới hạn và số quân chính xác là x = x(8) = 1073. 3.3 – Lời chú 2 2a) Câu thứ tư trong bài thơ: — tôi được nghe ở làng Đoàn Đào là “Trừ bách linh ngũ định vi kỳ” – Ông Hoàng Xuân Hãn đã sưu tầm là: “Trừ bách linh ngũ tiện đắc tri” — Ông Nguyễn Ngọc Tú đã được thân phụ ông dạy cho ngày ông còn bé là: “Hoà bách linh ngũ định vi kỳ”. (xem :http://vn.360plus.yahoo.com/ngoctu_kma106_37/article?mid=15 ) Tuy vậy tôi nghĩ rằng ba câu đó cũng có chung một nội dung Toán học. 2b) Vài định nghiã: i) Những số nguyên là: 0, 1, 2, 3, …v…v… iì) Những đại số nguyên là: …, -3, -2, -1, 0, +1, +2, +3,… ìii) Hai số nguyên “m”, “n” là hai số nguyên tố cùng nhau nếu chúng có số chia chung độc nhất là “1” iv) Những số nguyên “m, n, …., s, t” là những số từng đôi nguyên tố cùng nhau nếu bất cứ hai số nào trong đó cũng là hai số nguyên tố cùng nhau. 4 -. Định lý số dư Trung Quốc (Định lý SDTQ). Hệ thống phương trình nói tới ở “Lời chú 1” trên đây là môt hệ thống phương trình đồng dư bậc nhất ( hệ thống PTĐD1). Định lý SDTQ nói về quy tắc giải những hệ thống PTĐD1: “Ta hãy coi Hệ thống PTĐD1: sd (x/m) = a, sd (x/n) = b,…..sd (x/s)) = f, sd (x/t) = g Trong đó: m, n, …,s, t; a, b, …,f, g là những số nguyên. a) Nếu m, n, …, s, t là những số “từng đôi nguyên tố càng nhau” thì: hê thống trên đây có một lời giải “x*». b) “x(h)” là một lời giải cuả hệ thống trên đây nếu và chỉ nếu “x(h)” có dạng: x(h) = x* + (mn…st) h, trong đó “h” là một đại số nguyên thoả thuận điều kiện x (h) > 0”.
Cách chứng minh định lý chỉ quy tắc giải hệ thống PTĐD1 và cho ta những lời giải x* và x(h) nói trên đây.
(Xem “The chinese remainder theorem” trong Wikipédia, bản tiếng Anh)
Lời chú 3.
3a) Trong Hệ thống PTĐD ở Lời chú 1, ta có m = 3, n = 5, p = 7. Những số 3, 5, 7 là những số từng đôi nguyên tố cùng nhau.
3b) Trong Định lý trên đây, điều kiện: “m, n, ….,s , t là những số từng đôi nguyên tố cùng nhau” là một điều kiên đầy đủ chứ không phải là một điều kiện cần thiết.

5 – Kết luận

Người nào, như tôi, tình cờ nghe được bài thơ trên đây thì không thể hiểu được gì. Thực ra thì phải được một “sư phụ” giảng cho quy tắc giải bài toán rồi mới có thể dùng bài thơ để dễ nhớ quy tắc mà sư phụ đã dạy. Tôi, nhờ có bạn bè chỉ dẫn và nhờ có Mạng, có Google và có Wikipédia thì mới tìm lại được bài thơ và mới hiểu được đầu đuôi bài toán “Hàn Tín điểm binh”. Tôi nghe nói rằng Định lý trên đây, ngày nay vẫn còn được dùng, nhất là trong điạ hạt Mật mã.

Vô Biên

Tiến sĩ toán: ‘Giá đừng học toán thì tốt hơn’

Tuesday, January 17th, 2012

Vốn là một người học toán – lý, cuộc đời tiến sĩ Phan Quốc Việt rẽ sang hướng khác khi ông đam mê dạy học và kinh doanh.

Ông là người sáng lập tập đoàn Tâm Việt, doanh nghiệp chuyên đào tạo về kỹ năng mềm. Lớp học của tiến sĩ Phan Quốc Việt, chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Tâm Việt, tại trung tâm luôn thu hút đông đảo người đến nghe. Ông nói về cái tâm trong sáng của con người, tạo niềm tin và động lực để họ hướng về tương lai tươi sáng.

Phan Quốc Việt cho biết, thành công trong tư duy ngôn ngữ của ông hiện nay không phải do toán học. Ông phủ nhận suy nghĩ cho rằng người học toán sẽ có tư duy tốt.

“Môn học nào cũng cần tư duy”, tiến sĩ Việt nói.

Theo ông, ý chí là thứ duy nhất mà ông thu được từ toán, nhưng toán không phải môn duy nhất giúp con người rèn luyện ý chí.

“Leo núi cũng có lý trí, tập nhạc hay đánh cầu lông cũng vậy. Con người muốn có ý chí đều phải rèn luyện”, ông nói.

Tư duy có nhiều loại và thông minh cũng vậy, ông Việt nhận định. Để minh chứng điều này, ông phân tích, nhà phát minh lừng danh Thomas Edison chỉ học lớp 3 song đã tạo ra những sản phẩm để đời. Có người có trí thông minh thiên nhiên như Charles Darwin, lại có người thông minh logic như Albert Eistein hay Ngô Bảo Châu, thông minh nhạc điệu như Đặng Thái Sơn, Mozart.

Những năm 80, đang theo học ngành kỹ sư địa chất, tiến sĩ Việt lao vào ngành học “thời thượng” thời đó – môn Toán – và “khinh thường” các môn học khác. Giờ nhìn lại, ông thấy tiếc quãng thời gian đó vì những kiến thức cần thiết thì ông không biết, còn cái ít được áp dụng cho cuộc sống hiện tại thì ông biết quá sâu sắc.

Là tiến sĩ đại học Matxcơva, Lomonosov (1984-1988), nhưng ông Việt nói rằng, ông chưa bao giờ sử dụng đến cách tính tích phân, vi phân, delta, hay khai căn trong cuộc sống thực tế.

“Tồi tệ nhất là xuất sắc cái mà không bao giờ dùng. Tôi bỏ ra 10 năm học toán để giờ đây không dùng đến toán. Nếu muốn nhân tôi sẽ dùng máy tính, muốn tính độ cao đỉnh Everest tôi tìm kiếm qua Google”, ông nói.

Thời ông Việt đi học, ai cũng theo toán, học toán, ca ngợi toán. Ông cũng theo xu hướng của thời đại, miệt mài học toán để thi vào trường Lomonosov làm tiến sĩ Toán – Lý. Ông cho rằng, chọn ngành nghề sai khiến con đường đi sự nghiệp của ông như dài hơn.

Tại sao phải làm cái cũ để mong kết quả mới ? Tại sao lại xuất sắc cái không cần cho cuộc sống ? Tại sao xuất sắc cái không bao giờ dùng ? Đó là những câu hỏi khiến tiến sĩ Việt trăn trở.

Ông tiếc vì trước đây bỏ ra quá nhiều thời gian cho môn toán. “Nếu từ đầu, tôi học về kỹ năng sống sẽ tốt hơn nhiều. Tôi hỏi tất cả mọi người, bạn bè từng học toán với tôi trước đây rằng, có bao giờ bạn tính logarit, bao giờ tính tích phân, khai căn không, delta, phương trình bậc ba không. Tôi chắc là không, hoặc có cũng rất ít”.

“Người ta thường ngụy biện logic và toán học là một. Thực tế, logic là môn lập luận. Để lập luận và tranh luận phải học môn đó chứ không phải khai căn, tích phân. Điều nguy hiểm hơn là người ta không ý thức được rằng đó là những thứ hầu như không dùng”, ông nói.

Gần 50 tuổi ông Việt mới chuyển sang dạy kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, ứng xử. Ông cho rằng đây mới là những thứ mà mọi người cần trong suốt cuộc đời.

“Càng ngày tôi càng thấm thía những câu như ‘lời chào cao hơn mẫm cô’, ‘mồm miệng đỡ chân tay’. Giá như tôi không học toán mà học tâm lý, nhân văn, xã hội thì tôi có thể giúp bản thân và đời nhiều lắm. Nếu mọi người thuộc những kỹ năng giao tiếp cơ bản như bản cửu chương thì đất nước sẽ tuyệt vời hơn”, ông tâm sự.

Chủ tịch tập đoàn Tâm Việt không phủ nhận lợi ích từ toán lý thuyết, song ông cho rằng, xã hội hãy để những người người có đầu óc xuất sắc tìm tòi những vấn đề khoa học ứng dụng, để đem lại lợi ích thiết thực cho mỗi cá nhân và xã hội.

Hương Thu
VNExpress

Toán xa quê – Bài giải

Thursday, December 22nd, 2011

Đã ba mười năm con xa quê (Xa quê năm 1980)
Đêm mãi nằm nghe tiếng vọng về
Thu đến mây mưa mùa tuyết đổ
Xứ người hiu hắt buốt lê thê… (Bây giờ là năm 2011 – Bây giờ ta đã già nên cảm thấy lạnh buốt..LOL)
….

Bài toán có năm đầu ta xa quê, năm cuối ta lê thê…

Ví dụ: Phần nguyên của số 253.3497 là 253.
Tìm phần nguyên của số 1/[(1/1980) + (1/1981) + (1/1982) + . . . + (1/2011)].

Ghi chú: Dành cho các em học sinh Cơ Sở Thuận An.
Tác giả: Một học sinh Tỉnh Hạt Thuận An.

Là trang nhà của trường học thì phải có toán, cũng như văn, v..v…

Bài giải

Cõi Vô Hình

Monday, November 7th, 2011

Đã đọc nhiều bài về thế giới bên kia hay cõi vô hình, nhưng thấy bài này hay và có lý nhất.
Khi chết nên hỏa thiêu xác và không nên quyến luyến quá để người mất chóng được siêu thoát.

Bài hơi dài nhưng dù tin hay không tin cũng nên đọc cho hết bài  để còn suy gẫm những điều giảng hợp lý hay không hợp lý của vị Pháp sư này (Ông đã tốt nghiệp Tiến sĩ Vật lý ở Đại học Oxford)

Cõi Vô Hình

Hamud là một pháp sư có kiến thức rất rộng về cõi vô hình. Khác với những đạo sĩ phái đoàn đã gặp, ông này không phải người Ấn mà là một người Ai cập. Ông ta sống một mình trong căn nhà nhỏ, xây dựa vào vách núi.

Hamud không hề tiếp khách, nhưng trước sự giới thiệu của bác sĩ Kavir, ông bằng lòng tiếp phái đoàn trong một thời gian ngắn. Vị pháp sư có khuôn mặt gầy gò, khắc khổ và một thân hình mảnh khảnh. Ông ta khoác áo choàng rộng và quấn khăn theo kiểu Ai cập.

Giáo sư Evans-Wentz vào đề :

– Chúng tôi được biết ông chuyên nghiên cứu các hiện tượng huyền bí…

Pháp sư thản nhiên :

– Đúng thế, tôi chuyên nghiên cứu về cõi vô hình.

– Như thế ông tin rằng có ma…

Vị pháp sư nói bằng một giọng chắc chắn, quả quyết :

– Đó là một sự thật không những ma quỷ hiện hữu mà chúng còn là đối tượng nghiên cứu của tôi.

– Bằng cớ nào ông tin rằng ma quỷ có thật ?

– Khắp nơi trên thế giới đều có các giai thoại về ma, vì con người thường sợ hãi cái gì mà họ không thể nhận thức bằng các giác quan thông thường nên họ đã phủ nhận nó. Sự phủ nhận này mang đến niềm sợ hãi. Từ đó họ thêu dệt các giai thoại rùng rợn, ly kỳ, không đúng sự thật. Nếu chúng ta chấp nhận ma quỷ hiện hữu như một con voi hay con ngựa thì có lẽ ta sẽ không còn sợ hãi. Các ông đòi hỏi một chứng minh cụ thể chăng ?

– Dĩ nhiên, chúng tôi cần một bằng chứng hiển nhiên …

– Được lắm, các ông hãy nhìn đây.

Vị pháp sư mở ngăn kéo lấy ra một cặp que đan áo, một bó len và mang ra góc phòng để xuống đất. Ông ta thong thả :

– Chúng ta tiếp tục nói chuyện, rồi các ông sẽ thấy.

Mọi người ngơ ngác, không hiểu ông muốn nói gì, giáo sư Mortimer nóng nảy :

– Nếu ông nghiên cứu về cõi vô hình, xin ông giải thích về quan niệm thiên đàng, địa ngục cũng như đời sống sau khi chết ra sao ?

Vị pháp sư nghiêm giọng :

– Đó là một quan niệm không đúng, sự chết chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp chứ không phải là hết. Vũ trụ có rất nhiều cõi giới, chứ không phải chỉ có một cõi này.

– Khi chết ta bước qua cõi trung giới và cõi này gồm có bảy cảnh khác nhau. Mỗi cảnh được cấu tạo bằng những nguyên tử rất thanh mà ta gọi là “dĩ thái”. Tùy theo sự rung động khác nhau mà mỗi cảnh giới một khác. Tùy theo vía con người có sự rung động thanh cao hay chậm đặc, mà mỗi người thích hợp với một cảnh giới, đây là hiện tượng “đồng thanh tương ứng” mà thôi. Khi vừa chết, thể chất cấu tạo cái vía được sắp xếp lại, lớp thanh nhẹ nằm trong và lớp nặng trọc bọc phía ngoài, điều này cũng giống như một người mặc nhiều áo khác nhau vào mùa lạnh, áo lót mặc ở trong, áo choàng dầy khoác ngoài. Vì lớp vỏ bọc bên ngoài cấu tạo bằng nguyên tử rung động chậm và nặng nề, nó thích hợp với các cảnh giới tương ứng ở cõi âm, và con người sẽ đến với cảnh giới này. Sau khi ở đây một thời gian, lớp vỏ bao bọc bên ngoài dần dần tan rã giống như con người trút bỏ áo khoác bên ngoài ra, tùy theo các lớp nguyên tử bên trong mà họ thích ứng với một cảnh giới khác. Cứ như thế, theo thời gian, khi các áp lực vật chất tan rã hết thì con người tuần tự tiến lên những cảnh giới cao hơn. Điều này cũng giống như một quả bóng bay bị cột vào đó những bao cát; mỗi lần cởi bỏ được một bao thì quả bóng lại bay cao hơn một chút cho đến khi không còn bao cát nào, thì nó sẽ tự do bay bổng. Trong bảy cảnh giới của cõi âm, thì cảnh thứ bảy có rung động nặng nề, âm u nhất, nó là nơi chứa các vong linh bất hảo, những kẻ sát nhân, người mổ sẻ súc vật, những cặn bả xã hội, những kẻ tư tưởng xấu xa, còn đầy thú tánh. Vì ở cõi âm, không có thể xác, hình dáng thường biến đổi theo tư tưởng nên những kẻ thú tánh mạnh mẽ thường mang các hình dáng rất ghê rợn, nửa người, nửa thú. Những người thiếu kiến thức rõ rệt về cõi này cho rằng đó là những quỷ sứ. Điều này cũng không sai sự thật bao nhiêu vì đa số những vong linh này luôn oán hận, ham muốn, thù hằng và thường tìm cách trở về cõi trần. Tùy theo dục vọng riêng tư mà chúng tụ tập quanh các nơi thích ứng, dĩ nhiên người cõi trần không nhìn thấy chúng được. Những loài ma đói khát quanh quẩn bên các chốn trà đình tửu quán, các nơi mổ sẻ thú vật để tìm những rung động theo những khoái lạc vật chất tại đây. Khi một người ăn uống ngon lành họ có các rung động, khoái lạc và loài mà tìm cách hưởng thụ theo tư tưởng này. Đôi khi chúng cũng tìm cách ảnh hưởng, xúi dục con người nếu họ có tinh thần yếu đuối, non nớt. Những loài ma dục tình thì quanh quẩn nơi buôn hương bán phấn, rung động theo những khoái lạc của người chốn đó, và tìm cách ảnh hưởng họ. Nếu người sống sử dụng rượu, các chất kích thích thì ngay trong giây phút mà họ không còn tự chủ được nữa, các loài ma tìm cách nhập vào trong thoáng giây để hưởng một chút khoái lạc vật chất dư thừa. Vì không được thỏa mãn nên theo thời gian các dục vọng cũng giảm dần, các nguyên tử nặng trọc cũng tan theo, vong linh sẽ có các rung động thích hợp với một cảnh giới cao hơn và y sẽ thăng lên cõi giới tương ứng. Dĩ nhiên, một người có đời sống trong sạch, tinh khiết sẽ không lưu ở cõi này, mà thức tỉnh ở một cõi giới tương ứng khác. Tùy theo lối sống, tư tưởng khi ta còn ở cõi trần mà khi chết ta sẽ đến những cảnh giới tương đồng, đây chính là định luật “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”.

Toàn thể phái đoàn im lặng nhìn nhau, vị pháp sư Ai cập đã diễn tả bằng những danh từ hết sức khoa học, chính xác, chứ không mơ hồ, viễn vông. Dù sao đây vẫn là một lý thuyết rất hay, nhưng chưa chứng minh được. Có thể đó là một giả thuyết của những dân tộc nhiều tưởng tượng như người Á châu chăng ?

Hamud mỉm cười như đọc được tư tưởng mọi người :

– Nếu các ông biết rằng tôi cũng là một tiến sĩ vật lý học tốt nghiệp đại học Oxford …

Giáo sư Harding giật mình kêu lên :

– Oxford ư ? Ông đã từng du học bên xứ chúng tôi sao ?

– Chính thế, tôi tốt nghiệp năm 1864, và là người Ai cập đầu tiên tốt nghiệp về ngành này.

(Ghi chú của giáo sư Spalding : Phái đoàn đã phối kiểm chi tiết này và hồ sơ đại học Oxford ghi nhận có một tiến sĩ người Ai cập tên là Hamud El Sarim nhập học năm 1856 và tốt nghiệp năm 1864 với bằng Tiến sĩ Vật lý).

– Nhưng làm sao ông biết rõ được cõi giới này ? Ông đã đọc sách vở hay dựa trên những bằng chứng ở đâu ?

– Tôi đã khai mở các giác quan thể vía, nhờ công phu tu hành trong nhiều năm. Ngay khi còn là sinh viên tôi đã say mê môn Vật lý siêu hình (metaphysics). Tôi dành nhiều thời giờ nghiên cứu sách vở khoa học, nhưng đến một lúc thì khoa học phải bó tay. Sự nghiên cứu dẫn dắt tôi đến với Khoa Huyền Bí học. Tôi học hỏi rất kỹ về môn này, khi trở về Ai cập tôi may mắn gặp được các vị đạo sư uyên bác, nên sự nghiên cứu càng ngày càng tiến bộ. Sự nghiên cứu dẫn dắt tôi sang Ấn độ, và Tây Tạng. Tại đây tôi gặp một Lạt Ma chuyên nghiên cứu về cõi âm, tôi đã học hỏi rất nhiều với vị này. Sau đó, tôi tu nhập thất trong 10 năm liền, và khai mở được một vài giác quan đặc biệt. Từ đó, tôi tha hồ nghiên cứu cõi âm vì tôi có thể sang tận đây học hỏi và cõi này trở nên quen thuộc, tôi kết bạn với rất nhiều sinh vật siêu hình, chúng giúp đỡ tôi rất nhiều.

Giáo sư Evans- Wentz ngập ngừng :

– Ông muốn nói rằng ông kết bạn với ma ?

– Dĩ nhiên, vì tôi dành trọn thời giờ hoạt động bên cõi này, nên tôi có rất đông bạn bè, phần lón là vong linh người quá cố nhưng cũng có một vài sinh vật có đường tiến hoá riêng, khác với loài người, có loài khôn hơn người và có loại không thông minh hơn loài vật là bao…

– Giao thiệp với chúng có lợi ích gì không ?

– Các ông nên biết cõi âm là một thế giới lạ lùng, phức tạp với những luật thiên nhiên khác hẳn cõi trần. Sự đi lại giao thiệp giúp ta thêm kiến thức rõ ràng…..

– Như thế có nguy hiểm không?

– Dĩ nhiên, có nhiều sinh vật hay vong linh hung ác, dữ tợn…Một số thầy phù thuỷ, thường liên lạc với nhóm này để mưu cầu lợi lộc, chữa bệnh hoặc thư phù, nguyền rủa….

– Ông có thể làm như vậy không ?

Vị pháp sư nghiêm mặt :

– Tất cả những việc gì có tính cách phản thiên nhiên, ngược luật tạo hoá đều mang lại hậu quả không tốt. Mưu cầu lợi lộc cho cá nhân là điều tối kỵ của ai đi trên đường đạo. Tôi không giao thiệp với những loại vong linh này, vì chúng rất nguy hiểm, hay phản phúc và thường giết chết kẻ lợi dụng chúng bất cứ lúc nào. Các ông nên nhớ tôi là một khoa học gia chứ không phải một thầy pháp hạ cấp hay một phù thuỷ chữa bệnh.

– Xin ông nói rõ hơn về những cảnh giới cõi âm.

– Các ông nên biết dù ở cõi nào, tất cả cũng không ra ngoài các định luật khoa học. Thí dụ như vật chất có ba thể : thể lỏng, thể đặc và thể hơi, thì bên cõi này cũng có những thể tương tự. Luật thiên nhiên cho thấyvật nặng sẽ chìm xuống dưới và vật nhẹ nổi lên trên thì cõi vô hình cũng thế. Nguyên tử cõi âm rung động với một nhịp độ khác với cõi trần, các nguyên tử rung động thật nhanh dĩ nhiên phải nhẹ hơn các nguyên tử nặng trược. Tóm lại, tùy theo nhịp độ rung động mà tạo ra những cảnh giới khác nhau, có bảy loại rung động nên có bảy cõi giới. Các nguyên tử rung động chậm chạp phải chìm xuống dưới vì nếu ta mang nó lên cao, sức ép sẽ làm nó tan vỡ ngaỵ Thí dụ ta đặt một quả bóng xuống nước nếu đến một độ sâu nào đó sức ép của nước sẽ làm nó vỡ tan. Loài cá cũng thế, có loại sống gần mặt nước, có loại sống tận đáy đại dương. Nếu loại sống gần mặt biển bị mang xuống đáy nó sẽ bị sức ép mà chết, ngược lại nếu loài sống ở dưới đáycũng không thể lên sát mặt nước vì đã quen với sức ép khác nhau. Cảnh giới thứ bảy lúc nào cũng tối tăm, nặng nề với các vong linh hình dáng ghê rợn, nhưng hoàn toàn không có vụ quỷ sứ tra tấn tội nhân. Bị lưu đày ở đây đã là khổ sở lắm rồi, các ông hãy tưởng tượng bị dụcvọng hành hạ mà không thể thỏa mãn thì còn khổ gấp trăm lần bị tra tấn. Vong linh thèm muốn nhưng không so thỏa mãn được, như đói mà không thể ăn, khát không thể uống. Do đó, theo thời gian y sẽ học bài học chịu đựng, nhẫn nhục cho đến khi dục vọng giảm bớt và tan ra thì y sẽ thăng lên cảnh giới thứ sáu. Cõi giới thứ sáu, có sự rung động rất giống như cõi trần, tại đây các vong linh ít còn thèm muốn vật chất như ăn uống, dục tình, nhưng bận tâm với những nhỏ nhen của cuộc sống như thỏa mãn bản ngã, ích kỷ, ghen tuông, hờn giận, v…v… Đa số có hình dáng giống như người cõi trần, nhưng lờ mờ không rõ. Vì sự rung động của nguyên tử gần giống như cõi trần nên họ hay trở về cõi này, họ thường nhập vào đồng cốt, các buổi cầu cơ, cầu hồn để chỉ dẫn bậy bạ, nói chuyên vu vơ nhằm thỏa mãn tự ái, bản ngã cá nhân. Vì đa số vong linh khi còn sống rất ham mê danh vọng, chức tước, uy quyền nên khi họ nhập vào đồng cốt, họ thường tự xưng là các đấng này, đấng nọ. Theo thời gian, các rung động ham muốn, các cố chấp về bản ngã, danh vọng cũng tan biến nên họ thăng lên cảnh giới thứ năm. Cõi thứ năm có sự rung động thanh nhẹ hơn cõi trần nên vong linh có thể biến đổi sắc tướng rất nhanh chóng. Đây là một thế giới với những âm thanh màu sắc lạ lùng dễ bị mê hoặc. Các vong linh ở đây đã bớt ham muốn về cá nhân, nhưng còn ham muốn về tư tưởng, kiến thức. Đây là nơi cư ngụ của những kẻ đạo đức giả, những kẻ bảo thủ nhiều thành kiến, những người trí thức tự phụ, v…v… Đây cũng là cõi có những sinh hoạt của loài Tinh linh. Loài Tinh linh là những sinh vật vô hình có hình dáng hao hao giống như người mà ta thường gọi là Thiên tinh (sylphs), Thổ địa (gnome), Phong tinh (elves), v…v… Một số bị thu phục bởi các phù thuỷ, pháp sư để làm ảo thuật hay luyện phép. Cõi này còn có sự hiện diện của những “hình tư tưởng”. Các ông nên biết, khi một tư tưởng hay dục vọng phát sinh thì chúng sử dụng tinh chất cõi này tạo nên một hình tư tưởng thích hợp. Đời sống của chúng tùy theo sức mạnh của tư tưởng mạnh hay yếu. Vì đa số tư tưởng con người còn mơ hồ nên hình tư tưởng chỉ tạo ra ít lâu là tan rã ngaỵ Một người tập trung tư tưởng có thể tạo ra một hình tư tưởng sống lâu trong vài giờ hay vài ngày. Một pháp sư cao tay có thể tạo ra các hình tư tưởng sống đến cả năm hay cả thế kỷ, không những thế hình tư tưởng này còn chịu sự sai khiến của ông tạ Các phù thuỷ luyện thần thông đều dựa trên nguyên tắc cấu tạo một sinh vật vô hình để sai khiến. Hình tư tưởng không chỉ phát sinh từ một cá nhân mà còn từ một nhóm người hay một quốc gia, dân tộc. Khi một đoàn thể, dân tộc cùng một ý nghĩ, họ sẽ tạo ra một hình tư tưởng của đoàn thể, quốc gia đó. Hình tư tưởng này sẽ tạo một ảnh hưởng vô cùng rộng lớn đối với tình cảm,phong tục, thành kiến của quốc gia, dân tộc. Ta có thể gọi đó là “Hồn thiêng sông núi” hay “dân tộc tính”. Khi sinh ra tại một quốc gia, ta ít nhiều chịu ảnh hưởng của hình tư tưởng này, dĩ nhiên chúng chỉ ảnh hưởng lên thể vía, nghĩa là tình cảm của dân tộc đó, chứ không ảnh hưởng đến lý trí. Một người sống nhiều bằng lý trí sẽ ít chịu ảnh hưởng như người bình thường. Điều này giải thích tại sao một dân tộc có tâm hồn mơ mộng như thi sĩ khi dân tộc khác lại có đầu óc thực tế mặc dù trên phương diện địa lý, họ không ở cách xa nhau mấy và ít nhiều chia sẻ một số quan niệm về tôn giáo, phong tục, tập quán. Cảnh giới cõi thứ tư sáng sủa hơn và dĩ nhiên nguyên tử cõi này rung động rất nhanh. Phần lớn những vong linh tiến hoá, thánh thiện, những nhà trí thức trầm mặc nhưng còn quyến luyến một ít dục vọng khi chết đều thức tỉnh ở cảnh giới này. Đa số đều ý thức ít nhiều, nên họ bắt đầu cởi bỏ những ham muốn, quyến luyến. Đây cũng là chỗ họ học hỏi và ảnh hưỏong lẫn nhau, và đôi khi kêt những liên hệ để cùng nhau tái sinh trong một gia đình hay quốc gia. Cõi giới thứ ba chói sáng, có những rung độgn nhẹ nhàng. Tại đâu có những linh hồn từ tâm nhưng vụng về, những tu sĩ thành tâm nhưng thiếu trí tuệ, những nhà lãnh đạo anh minh nhưng thành kiến. Đây cũng là một cảnh giới của một số thần linh (devas) như Cảm đục thiên thần (Kamadeva), Hữu sắc thiên thần (Rupadeva), và Vô sắc thiên thần (Arupadeva). Các thần linh này có đời sống và tiến hoá cao hơn trình độ của nhân loại. Cõi giới thứ hai và thứ nhất cấu tạo bằng những nguyên tử hết sức thanh thoát, rung động rất nhanh và tràn đầy ánh sáng. Đây là cõi giới mà những người tiến hoá rất cao, rất tệ nhị không còn dục vọng, ham muốn, lưu lại để học hỏi, trao đổi kinh nhigệm, phát triển ccác đức tính riêng trước khi siêu thoát len cảnh giới cao hơn.

– Như thế người chết thường lưu lại ở cõi Trung giới bao nhiêu lâu ?

– Thời gian lưu lại đây hoàn toàn tùy thuộc vào dục vọng con người, có người chỉ ghé lại đây vài giờ, lập tức đầu thai trở lại. Có kẻ ở đây hàng năm và có kẻ lưu lại đây hàng thế kỷ… Để siêu thoát, thể vía phải hoàn toàn tan rã hết thì mới lên đến cõi Thượng thiên hay siêu thoát. Tóm lại danh từ như thiên đàng hay địa ngục chỉ là những biểu tượng của những cảnh ở cõi Trung giới (Kamaloka). Tùy theo sự sắp xếp của thể vía khi chết, mà ta thức tỉnh ở một cảnh giới tương ứng.

Mọi người yên lặng nhìn nhau, những điều Hamud giải thích hoàn toàn hợp lý và hết sức khoa học, không hoang đường chút nào. Nhưng làm sao chứng minh những điều mà khoa học thực nghiệm không thể nhìn thấy được ? Dù sao Hamud cũng là một Tiến sĩ Vật lý tốt nghiệp đại học nổi tiếng nhất Âu châu chứ không phải một phù thuỷ vô học chốn hoang vu, ít nhiều ông ta cũng có một tinh thần khách quan vô tư của một khoa học gia chứ không mê tín dễ chấp nhận một lý thuyết vu vơ, không kiểm chứng. Nhưng làm sao có thể thuyết phục những người Âu Mỹ vốn rất tự hào, nhiều thành kiến và tin tưởng tuyệt đối ở khoa học.

Hamud mỉm cười tiếp tục :

– Sự hiểu biết về cõi vô hình rất quan trọng, vì khi hiểu rõ những điều xảy ra sau khi chết, ta sẽ không sợ chết nữa. Nếu có chết chỉ là hình hài, xác thân chứ không phải sự sống, và hình hài có chết đi, thì sự sống mới tiếp tục tiến hoá ở một thể khác tinh vi hơn. Đây là một vấn đề hết sức hợp lý và khoa học cho ta thấy rõ sự công bình của vũ trụ. Khi còn sống, con người có dục vọng này nọ, khi dục vọng được thỏa mãn, nó sẽ gia tăng mạnh mẽ, đồng thời các chất thô kệch, các rung động nặng nề sẽ bị thu hút vào thể vía. Sau khi chết, dục vọng này trở nên mạnh mẽ vì không còn lý trí kiểm soát nữa, chính thế nó sẽ đốt cháy con người của tạ Sự nung đốt của dục vọng chẳng phải địa ngục là gì ? Giống như đức tính, phẩm hạnh khi còn trẻ, quyết định điều kiện sinh sống lúc tuổi già, đời sống cõi trần quyết định đời sống bên kia cửa tử. Luật này hết sức hợp lý và dễ chứng minh. Khi còn trẻ ta tập thể thao, giữ thân thể khoẻ mạnh, thì khi về già ta sẽ ít bệnh tật, khi còn trẻ ta chịu khó học hỏi, có một nghề nghiệp vững chắc thì khi về già đời sống được bảo đảm hơn, có đúng thế không ? Những người nào chế ngự được dục vọng thấp hèn, làm chủ được đòi hỏi thể xác, thì các dục vọng này không thể hành hạ khi ta chết. Luật thiên nhiên định rằng khi về già thể xác yếu dần, đau ốm, khiến cho ta bớt đi các ham muốn và nhờ thế, dục vọng cũng giảm bớt rất nhiều nên thể vía cũng thanh lọc bớt các chất nặng nề, ô trượt để khi chết, sẽ thức tỉnh ở cảnh giới cao thượng hơn. Trái lại những người còn trẻ, lòng ham muốn còn mạnh mẽ, nếu chết bất đắc kỳ tử thường đau khổ rất nhiều và phải lưu lại cõi Trung giới lâu hơn. Nếu hiểu biết như thế, ta cần phải duyệt xét lại đời sống của mình ở cõi trần để khỏi lưu lại những cảnh giới thấp thỏi, nặng nề bên cõi âm. Những người lớn tuổi cần chuẩn bị để dứt bỏ các quyến luyến, ràng buộc, các lo lắng ưu phiền, các tranh chấp, giận hờn, phải biết xả ly, dứt bỏ mọi phiền não để mau chóng siêu thoát. Một sự chuẩn bị Ở cõi trần sẽ rút ngắn thời gian bên cõi âm và chóng thúc đẩy thời gian lên cõi giới cao hơn.

– Nhưng còn các ma quỷ thì sao?

– Các ông cứ cho rằng ma quỷ là một thực thể thế nào đó, khác hẳn loài người. Thật ra phần lớn chúng là những vong linh sống ở cảnh giới thứ bảy, thứ sáu mà thôi. Chúng còn lưu luyến cõi trần, còn say mê dục vọng không sao thoát ra khỏi cảnh giới này… Luật thiên nhiên không cho phép chúng trở lại cõi trần, nhưng cũng có những trường hợp đặc biệt, khiến người cõi trần trong một thoáng giây có thể nhìn thấy chúng…Khoan đã, các ông hãy xem kìa, người bạn của tôi đã làm xong việc.

Hamud chỉ vào góc phòng nơi ông ta để bó len và cây kim đan áo. Mọi người bước đến gần và thấy một chiếc áo len đan bằng tay đã thành hình từ lúc nào không ai rõ. Chiếc áo đan tay rất vụng, không khéo léo nhưng trên ngực có thêu tên giáo sư Mortimer. Vị pháp sư giải thích :

– Con ma này rất nghịch, và thường quanh quẩn ở đây. Tôi yêu cầu hắn đan chiếc áo len cho các ông để làm bằng chứng. Để tránh việc các ông cho rằng tôi làm trò ảo thuật, tráo vào đó một chiếc áo len khác, tôi yêu cầu hắn thêu tên người nào trong phái đoàn có nhiều nghi ngờ nhất. Các ông đều biết rằng từ khi gặp gỡ tôi không hề hỏi tên các ông, và nếu chiếc áo này không đan riêng cho các ông thì còn ai nữa ?

Qủa thế, vị pháp sư gầy gò không thể mặc chiếc áo đan to tướng , rất vừa vặn cho giáo sư Mortimer, một người Âu mà kích thước đã rất ư quá khổ, so với những người Âu khác, đó là chưa kể vòng bụng khổng lồ, rất hiếm có của ông này. Hơn nữa, áo này cũng không thể may sẵn để bán vì đường kim mũi chỉ rất ư vụng về, nếu có bán, cũng chẳng ai muạ Tại nơi hoang vu, không có ai ngoài vị pháp sư và phái đoàn, sự kiện này quả thật rất lạ lùng.

Giáo sư Evans-Wentz thắc mắc :

– Như vậy ông có thể sai khiến ma quỷ hay sao?

– Tôi không phải là một phù thuỷ, lợi dụng quyền năng cho tư lợi; mà chỉ là một người có rất nhiều bạn hữu vô hình bên cõi âm. Tôi hiểu rõ các luật thiên nhiên như Luân hồi, Nhân quả, và hậu quả việc thờ cúng ma quỷ để mưu cầu một cái gì. Tôi chỉ là một khoa học gia nghiên cứu cõi vô hình một cách đứng đắn. Sự nghiên cứu những hiện tượng siêu hình là một khoa học hết sức đứng đắn, chứ không phải mê tín dị đoạn. Nhiều người thường tỏ ý chê cười khi nói đến vấn đề ma quỷ, nên những ai có gặp ma, cũng chả dám nói vì sợ bị chê cười hay cho là loạn trí. Nếu người nào không tin hãy nghiên cứu và chứng minh một cách khoa học rằng ma quỷ chỉ là những giả thuyết tưởng tượng, còn như phủ nhận không dám chứng minh chỉ là một cái cớ che dấu sự sợ hãi. Điều khoa học chưa chứng minh được không có nghĩa là điều này không có thật, vì một ngày nào đó, khoa học sẽ tiến đến mức mà họ có thể chứng minh tất cả. Những phương pháp thông thường như cầu cơ, đồng cốt, thường gặp sai lầm vì như tôi đã trình bày, các vong linh nhập vào phần lớn cũng có kiến thức giới hạn ở cảnh giới nào đó. Đôi khi họ cũng trích dẫn vài câu trong “Thánh kinh”, hoặc sách vở, kinh điển để nâng cao giá trị lời nói, điều này có khác nào những nhà chính trị khi diễn thuyết. Phương pháp khoa học chính xác nhất là phải tự mình qua hẳn thế giới đó nghiên cứu. Các ông nên biết thân thể chúng ta không phải môi trường duy nhất của linh hồn và giác quan của nó cũng không phải phương tiện duy nhất để nghiên cứu ngoại cảnh. Nếu ta chấp nhận rằng vũ trụ có nhiều cõi giới khác nhau và mỗi thể con người tương ứng với một cõi, thì ta thấy ngay rằng thể xác cấu tạo bằng nguyên tử cõi trần nên chỉ giới hạn trong cõi này được thôi. Các thể khác cũng có giác quan riêng của nó và khi giác quan thể vía được khai mở, ta có thể quan sát các cõi giới vô hình dễ dàng. Khi từ trần, thể xác tiêu hao, các giác quan không còn sử dụng được nữa thì linh hồn sẽ tập phát triển các giác quan thể vía ngaỵ Nếu biết cách khai mở các giác quan này khi còn sống, ta có thể nhìn thấy cõi âm một cách dễ dàng.

Giáo sư Allen ngập ngừng :

– Nhưng có một quan niệm lại cho rằng, sau khi chết linh hồn sẽ lên thiên đàng hay xuống địa ngục vĩnh viễn, điều này ra sao ?

Hamud lắc đầu :

– Đó là một quan niệm không hợp lý, vì điều này cho rằng khi chết linh hồn sẽ đổi thay toàn diện. Sau khi chết, linh hồn sẽ mất hết tính xấu để trở nên toàn thiện, trở nên một vị thiên thần vào cõi thiên đàng hoặc là linh hồn có thể mất hết các tính tốt để trở nên xấu xa, trở nên một thứ ma quỷ bị đẩy vào địa ngục. Điều này vô lý vì sự tiến hoá phải từ từ, chứ không thể đột ngột được. Trên thế gian này, không ai toàn thiện hay toàn ác. Trong mỗi chúng ta đều có các chủng tử xấu, tốt do các duyên, nghiệp từ tiền kiếp để lại; tùy theo điều kiện bên ngoài mà những chủng tử này nẩy mầm, phát triển hay thui chột, không thể phát triển. Một người tu thân là một người biết mình, lo vun xới tinh thần để các nhân tốt phát triển, giống như người làm vườn lo trồng hoa và nhổ cỏ dại. Thực ra, khi sống và chết, con người không thay đổi bao nhiêu. Nếu khi sống họ ăn tham thì khi chết, họ vẫn tham ăn, chỉ có khác ở chỗ, điều này sẽ không còn được thỏa mãn vì thể xác đã hư thối, tan rã mất rồi. Sau khi chết, tìm về nhà thấy con cháu ăn uống linh đình mà họ thì không sao ăn được, lòng ham muốn gia tăng cực độ như lửa đốt gan, đốt ruột, đau khổ không sao tả được.

– Như ông đã nói, loài ma đói thường rung động theo không khí quanh đó, như thế họ có thỏa mãn không ?

– Khi người sống ăn ngon có các tư tưởng khoái lạc thì loài ma đói xúm quanh cũng tìm cách rung động theo tư tưởng đó, nhưng không làm sao thỏa mãn cho được. Điều này ví như khi đói, nghĩ đến món ăn ngon ta thấy khoan khoái, ứa nước bọt nhưng điều này đâu có thỏa mãn nhu cầu bao tử đâu. Các loại ma hung dữ, khát máu thường tụ tập nơi mổ sẻ súc vật, lò sát sinh để rung động theo những không khí thô bạo ở đó. Những người giết súc vật trong nhà vô tình mời gọi các vong linh này đến, sự có mặt của họ có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu, nhất là cho nhũng người dễ thụ cảm.

– Đa số mọi người đều cho rằng ma quỷ thường xuất hiện ở nghĩa địa, điều này ra sao ?

– Sự hiện hình ở nghĩa địa chỉ là hình ảnh của thể phách đang tan rã, chứ không phải ma quỷ, vong linh. Khi ta chết, thể xác hư thối thì thể phách vốn là thể trung gian giữa thể xác và thể vía cũng tan rã theo. Thể phách được cấu tạo bằng những nguyên tử tương đồng với nguyên tử cõi trần. Nhưng trong đó có nhiều nguyên tử ‘dĩ tháí, nên nhẹ hơn, nó thu thập các sinh lực còn rơi rớt trong thể xác, để cố gắng kéo dài sự sống thêm một thời gian nữa. Vì đang tan rã nên thể phách không hoàn toàn, do đó, đôi khi ta thấy trên nghĩa địa có những hình ảnh người cụt đầu, cụt chân, bay là là trên các nấm mồ, người không hiểu thì gọi đó là ma. Theo sự hiểu biết của tôi, thì việc thiêu xác tốt đẹp hơn việc chôn cất, vì để thể xác tan rã từ từ làm cho linh hồn đau khổ không ít và thường ở trong một giai đoạn hôn mê, bất động một thời gian rất lâu. Thiêu xác khiến vong linh thấy mình không còn gì quyến luyến nữa nên siêu thoát nhanh hơn nhiều.

– Ma quỷ thường thuộc thành phần nào trong xã hội ?

– Chúng thuộc đủ mọi thành phần, tùy theo dục vọng khi còn sống. Người chết bất đắc kỳ tử thường lưu lại cõi âm lâu hơn người chết già vì còn nhiều ham muốn hơn. Những kẻ sát nhân bị hành quyết vẫn sống trong cảnh tù tội, giận hờn và có ý định trả thù. Một người tự tử để trốn nợ đời cũng thế, y sẽ hôn mê trong trạng thái khổ sở lúc tự tử rất lâu. Định luật cõi âm xác nhận rằng, “Chính cái dục vọng của ta quyết định cảnh giới ta sẽ đến và lưu lại ở đó lâu hay mau.”

– Số phận của những người quân nhân tử trận thì ra sao ?

– Họ cũng không ra ngoài luật lệ đó, tùy theo dục vọng từng cá nhân. Tuy nhiên, người hy sinh tính mạng cho một lý tưởng có một tương lai tốt đẹp hơn, vì cái chết cao đẹp là một bậc thang lớn trong cuộc tiến hoá. Họ đã quên mình để chết và sống cho lý tưởng thì cái chết đó có khác nào những vị thánh tử đạo. Dĩ nhiên không phải quân nhân nào cũng sống cho lý tưởng và những kẻ giết chóc vì oán thù và chết trong oán thù lại khác hẳn.

– Như ông nói thì người chết vẫn thấy người sống ?

– Thật ra phải nói như thế này. Khi chết các giác quan thể xác đều không sử dụng được nữa, nhưng người chết vẫn theo dõi mọi sự dễ dàng vì các giác quan thể vía. Không những thế họ còn biết rất rõ tư tưởng, tình cảm liên hệ; mặc dù họ không còn nghe thấy như chúng ta. Nhờ đọc được tư tưởng, họ vẫn hiểu điều chúng ta muốn diễn tả.

– Như vậy thì họ ở gần hay ở xa chúng ta ?

– Khi mới từ trần, người chết luôn quanh quẩn bên gia đình, bên những người thân nhưng theo thời gian, khi ý thức hoàn cảnh mới, họ sẽ tách rời các ràng buộc gia đình để sống hẳn ở cõi giới của họ.

– Như thế có cách nào người sống tiếp xúc được với thân nhân quá cố không ?

– Điều này không có gì khó. Hãy nghĩ đến họ trong giấc ngủ. Thật ra nếu hiểu biết thì ta không nên quấy rầy, vì làm thế chỉ gây trở ngại cho sự siêu thoát. Sự chết là bước vào một đời sống mới, các sinh lực từ trước vẫn hướng ra ngoài, thì nay quay vào trong, linh hồn từ từ rút khỏi thể xác bằng một bí huyệt trên đỉnh đầu. Do đó, hai chân từ từ lạnh dần rồi đến tay và sau cùng là trái tim. Lúc này người chết thấy rất an tĩnh, nhẹ nhàng không còn bị ảnh hưởng vật chất. Khi linh hồn rút lên óc, nó sẽ khơi động các ký ức, cả cuộc đời sẽ diễn lại như cuốn phim. Hiện tượng này gọi là “hồi quang phản chiếu” (Memory projection). Đây là một giây phút hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cõi bên kia. Sợi dây từ điện liên hệ giữa thể xác và thể phách sẽ đứt hẳn. Đây là lúc người chết hoàn toàn hôn mê, vô ý thức để linh hồn rút khỏi thể phách và thể vía bắt đầu lo bảo vệ sự sống của nó bằng cách xếp lại từng lớp nguyên tử, lớp nặng bọc ngoài và lớp thanh nhẹ ở trong. Sự thu xếp này ấn định cõi giới nào vong linh sẽ đến.

– Ông du hành sang cõi âm thế nào ?

– Nói như thế không đúng lắm, vì ám chỉ một sự di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Các cõi thật ra ở cùng một nơi chỉ khác nhau ở chiều không gian và thời gian. Sang cõi âm là sự chuyển tâm thức, sử dụng giác quan thể vía để nhận thức chứ không phải đi đến một nơi nào hết. Sở dĩ cõi trần không thấy cõi âm vì nguyên tử cấu tạo nó quá nặng nề, rung động quá chậm không thể đáp ứng với sự rung động nhanh của cõi âm. Quan niệm về không gian cũng khác vì đây là cõi tư tưởng, nghĩ đến đâu là ta đến đó liền, muốn gặp ai chỉ cần giữ hình ảnh người đó trong tư tưởng ta sẽ gặp người đó ngaỵ Khi di chuyển ta có cảm giác như lướt trôi, bay bỗng vì không còn đi bằng hai chân như thể xác.

– Những người chết nhận thức về đời sống mới ra sao ?

– Trừ những kẻ cực kỳ hung dữ, ghê gớm, đa số mọi người thức tỉnh trong cảnh giới thứ năm hoặc thứ sáu, vốn có rung động không khác cõi trần là bao. Lúc đầu họ còn bỡ ngỡ, hoang mang nhưng sau sẽ quen đi. Tùy theo tình cảm, dục vọng mà họ hành động. Tôi đã gặp vong linh của một thương gia giàu có, ông này cứ quanh quẩn trong ngôi nhà cũ nhiều năm, ông cho tôi biết rằng ông rất cô đơn và đau khổ. Ông không có bạn và cũng chả cần ai. Ông trở về căn nhà để sống với kỷ niệm xưa nhưng ông buồn vì vợ con ông vẫn còn đó nhưng chả ai để ý đến ông. Họ tin rằng ông đã lên thiên đàng, vì họ đã bỏ ra những số tiền, tổ chức các nghi lễ tôn giáo rất lớn, một tu sĩ đã xác nhận thế nào ông cũng được lên thiên đàng. Tôi khuyên ông ta nên cởi bỏ các quyến luyến để siêu thoát nhưng ông ta từ chối. Một vài người thân đã qua đời cũng đến tìm gặp, nhưng ông cũng không nghe họ. Có lẽ ông ta sẽ còn ở đó một thời gian lâu cho đến khi các lưu luyến phai nhạt hết. Tôi đã gặp những vong linh quanh quẩn bên cạnh cơ sở mà họ gầy dựng nên, họ vô cùng đau khổ và tức giận vì không còn ảnh hưởng được gì, họ rất khổ sở khi người nối nghiệp, con cháu có quyết định sai lầm, tiêu phá cơ nghiệp. Tôi đã gặp những người chôn cất của cải, phập phồng lo sợ có kẻ tìm ra, họ vẫn quanh quẩn gần đó và đôi khi tìm cách hiện về doa. nạt những người bén mảng đến gần nơi chốn dấu. Vong linh ghen tuông còn khổ sở hơn nữa; họ không muốn người họ yêu mến chia sẻ tình yêu với kẻ khác. Đôi khi họ điên lên khi chứng kiến sự âu yếm của người họ yêu mến và người khác. Dĩ nhiên họ không thể làm gì được nên vô cùng khổ sở. Những nhà lãnh đạo, những vua chúa, những người hống hách quyền uy thì cảm thấy bất lực khi không còn ảnh hưởng gì được nữa, nên họ hết sức đau khổ. Hãy lấy trường hợp một vong linh chết đuối, vì y không tin mình đã chết, nên cứ ở trong tình trạng lúc chết, nghĩa là ngộp nước. Vì đầu óc hôn mê, nên y không nhìn thấy cõi âm, mà vẫn giữ nguyên hình ảnh cõi trần, dĩ nhiên nó chỉ nằm trong tư tưởng của y mà thôi. Nói một cách khác, thời gian như ngừng lại, y cứ thế hôn mê trong nhiều năm. Tôi đã cố gắng thuyết phục nhưng nói gì y cũng không nghe, tôi bèn yêu cầu y trở về nhà, đầu óc y hôn mê quá rồi, nên cũng không sao trở về được. Nhờ các bạn bè cõi vô hình, tôi tìm được tên tuổi, và địa chỉ thân nhân vong linh. Tôi tiếp xúc với họ và yêu cầu lập một nghi lễ cầu siêu để cảnh tỉnh vong linh. Nhờ sức chú nguyện mãnh lực của buổi cầu siêu, tôi thấy vong linh từ từ tỉnh táo ra, nghe được lời kinh. Y trở về nhà và chứng kiến buổi cầu siêu của con cháu gần 60 năm sau khi y qua đời. Sau đó y chấp nhận việc mình đã chết và siêu thoát…

– Ông cho rằng sự cầu nguyện có lợi ích đến thế sao ?

– Cầu siêu cho vong linh là một điều hết sức quan trọng và ích lợi , vì nó chứa đựng một sức mạnh tư tưởng vô cùng mãnh liệt. Oai lực lời kinh và âm hưởng của nó thật là vô cùng ở cõi âm nếu người ta tụng niệm chú tâm, sử dụng hết cả tinh thần. Tiếc thay, người đời chỉ coi tụng niệm như một hình thức. Họ chỉ biết đọc các câu kinh trên đầu môi, chót lưỡi chứ không biết tập trung tinh thần, nên mất đi phần nào hiệu nghiệm. Sự cầu nguyện có một sức mạnh kinh khủng, có thể dời núi lấp sông, đó là bí huyết khoa “Mật tông Tây Tạng”.

– Như ông nói thì tôn giáo Tây Tạng có hiệu nghiệm nhiều hay sao ?

– Vấn đề cầu nguyện cho người chết không phân biệt tôn giáo và cũng không cần theo một nghi thức, nghi lễ nào nhất định, mà chỉ cần tập trung tư tưởng, hết sức chú tâm cầu nguyện. Theo sự hiểu biết của tôi thì tôn giáo nào cũng có những nghi lễ riêng và nghi lễ nào cũng tốt nếu người thực hành thành tâm.

– Như vậy nghi lễ rửa tội trước khi chết có ích lợi gì không ?

– Một số người tin rằng, hạnh phúc vĩnh cữu của con người tùy thuộc tâm trạng y lúc từ trần. Nếu lúc đó y tin rằng mình được cứu rỗi thì như được một vé phi cơ lên thiên đàng, còn không y sẽ xuống địa ngục. Điều này gây nhiều sợ hãi, lo âu vô ích. Nếu một người chết thình lình thì sao? Phải chăng họ sẽ xuống địa ngục ? Nếu một tín đồ hết sức ngoan đạo nhưng chết ngoài trận mạc thì sao ? Họ đâu được hưởng nghi lễ rửa tội ? Sự chuẩn bị hữu hiệu nhất là có một đời sống thanh cao, nếu ta đã có một đời sống cao đẹp, thì tâm trạng khi chết không quan trọng. Trái lại, ta không thể ao ước một tương lai tốt đẹp dù tang lễ được cử hành bằng các nghi lễ to lớn, linh đình nhất. Dù sao, tư tưởng chót trước khi lìa đời cũng rất hữu ích cho cuộc sống mới bên kia cửa tử . Nó giúp vong linh tỉnh táo, dễ thích hợp với hoàn cảnh mới hơn. Một cái chết thoải mái, ung dung phải hơn một cái chết quằn quại, chết không nhắm mắt được. Theo tôi thì sự hiểu biết về cõi vô hình, sự chuẩn bị cho cái chết là điều hết sức quan trọng, cần được phổ biến rộng rãi, nhưng tiếc là ít ai chú ý đến việc này.

– Vậy theo ông, chúng ta cần có thái độ gì ?

– Đối với người Âu tây, đời sống bắt đầu khi lọt lòng mẹ, và chấm dứt lúc chết, đó là một quan niệm cần thay đổi. Đời sống cõi trần chỉ là một phần nhỏ của chu kỳ kiếp sống. Chu kỳ này được biểu hiện bằng một vòng tròn mà sự sống và chết là những nhịp cầu chuyển tiếp giữa hai cõi âm, dương, giữa thế giới hữu hình và vô hình. Trên con đường tiến hoá, còn hằng ha sa số các chu ký, các kiếp sống cho mỗi cá nhân. Linh hồn từ cõi thượng giới cũng phải qua cõi trung giới. Phần ở cõi trần chỉ là một phẩn nhỏ của một kiếp sống mà thôi. Trong chu kỳ này, phần quan trọng ở chỗ vòng tròn tiến sâu vào cõi trần và bắt đầu chuyển ngược trở lên, đó là lúc linh hồn hết tha thiết với vật chất, mà có ý hướng về tâm linh. Các cổ thư đã vạch ra một đời sống ở cõi trần như sau : 25 năm đầu để học hỏi, 25 năm sau để lo cho gia đình, đây là giai đoạn tiến sâu vào trần thế, 25 năm sau nữa phải từ bỏ việc đời để lo cho tâm linh, đó là thời điểm quan trọng để đi ngược lên, hướng về tâm linh, và 25 năm sau chót phải từ bỏ tất cả, chỉ tham thiền, quán tưởng ở nơi rừng sâu, núi thẳm. Đối với người Á châu thì 50 tuổi là lúc từ bỏ vật chất để hướng về tâm linh, nhưng người Âu châu lại khác, họ ham mê làm việc đến độ mù quáng, cho đến già vẫn tranh đấu hết sức vất vả, cho dục vọng, cho bản ngã, cho sự sống còn, cho sự thụ hưởng . Do đó, đa số mất quân bình và khi chết hay gặp các nghịch cảnh không tốt. Theo ý tôi, chính vì sự thiếu hiểu biết về cõi âm nên con người gây nhiều tai hại ở cõi trần. Chính vì không nhìn rõ mọi sự một cách tổng quát, nên họ mới gây lầm lỗi, chứ nếu biết tỷ lệ đời sống cõi trần đối với toàn kiếp người, thì không ai dồn sức để chỉ lo cho 1/3 kiếp sống, mà sao lãng các cõi trên. Nếu con người hiểu rằng quãng đời ở cõi trần rất ngắn ngủi, đối với trọn kiếp người và đời sống các cõi khác còn gần với chân lý, sự thật hơn thì có thể họ đã hành động khác đi chăng ? Có lẽ vì quá tin tưởng vào giác quan phàm tục, nên đa số coi thế giới hư ảo này là thật và cõi khác là không có…

– Nhưng nếu ông cho rằng các cõi kia còn gần với sự thật hơn, thì tại sao ta lại kéo lê kiếp sống thừa ở cõi trần làm gì ? Tại sao không rũ nhau đi sang cõi khác có tốt hơn không ?

Hamud mỉm cười :

– Tuy cõi trần hư ảo, nhưng nó có những lợi ích của nó, vì con người chỉ có thể tìm hiểu, và phát triển xuyên qua các rung động thô thiển này thôi. Cõi trần có các bài học mà ta không tìm thấy ở đâu khác. Chính các bậc chân tiên, bồ tát trước khi đắc quả vị đều phải chuyển kiếp xuống trần, làm các công việc vĩ đại như một thử thách cuối cùng. Muốn khai mở quyền năng, con người phải tiếp nhận các bài học ở cõi trần, nhờ học hỏi những bài học này, họ mới trở nên nhạy cảm với các rung động ở cõi trên.