Archive for the ‘Nhật ký’ Category

Chuyến Taxi Cuối Cùng Của Đời Người

Thursday, April 3rd, 2014

Hai mươi năm trước đây, tôi lái xe tắc xi để kiếm sống. Một đêm có người gọi xe ở khu chung cư  vào lúc 2 giờ 30 sáng. Tôi đến nơi, các  dẫy nhà đều chìm lẫn trong bóng đêm ngoại trừ ánh sáng mù mờ từ khung của sổ kéo màn kín. Trong trường hợp này, các người lái xe thường nhấn còi một hay hai lần và chờ khoảng một phút, nếu không thấy động tĩnh gì là họ lái xe đi….

Nhưng tôi cũng biết rất nhiều người nghèo không có xe cộ gì cả và tắc xi là phương tiện di chuyển duy nhất mà họ trông cậy trong những hoàn cảnh đặc biệt hay trong những giờ giấc bất thường…. Trừ khi linh cảm có gì nguy hiểm ngăn cản, tôi thường ra khỏi xe và đi đến tận cửa, tự nhủ biết đâu có người đang cần tôi giúp…

Nghĩ như thế tôi bước tới gõ cửa.

“Xin chờ một chút “ giọng nói rõ ràng là của một người già nhưng vẫn có phần trong trẻo và tôi có thể nghe tiếng của các vật dụng dường như đang bị kéo đi trên sàn nhà… Vài phút sau, cửa mở, một bà cụ khoảng 80 tuổi đứng ngay trước mặt tôi. Cụ mặc chiếc áo đầm dài  in hoa, đội cái mũ trắng xinh xắn với giải lụa gài chung quanh, trông giống y như một người nào đó từ cuốn phim của những năm 1940 chợt bước ra, với chiếc va ly vải bên cạnh. Sau lưng cụ, căn phòng chung cư trống trải như quanh năm không có ai cư ngụ, tất cả bàn ghế đều được phủ kín bằng những tấm trải giường.

Liếc nhìn qua vai cụ, không có bất kỳ vật dụng nào trên quầy trong bếp hay trên tường cả và sát chân tường trong góc phòng tôi có thể thấy mấy cái thùng giấy đầy những ly tách và khung ảnh sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.

– Phiền ông mang giúp tôi cái va ly này ra xe..

Tôi đem chiếc va ly cất ở thùng xe phía sau và quay trở lại giúp bà cụ. Cụ nắm cánh tay tôi và từng bước một, tôi dìu cụ xuống đường hướng về chiếc xe…  Cụ luôn miệng nói cám ơn…. “Không có chi, thưa cụ“ tôi nói, “cháu coi những người lớn tuổi như là mẹ của cháu vậy… ” Cụ trả lời: “Ông tử tế lắm…. ”

Sau khi giúp cụ yên ấm trên băng ghế sau, tội ngồi vào ghế lái và nổ máy xe. Cụ đưa ho tôi tờ giấy ghi địa chỉ nơi cụ muốn đến và hỏi tôi, rất nhỏ nhẹ:

– Ông có thể chạy ngang qua dưới phố cho tôi một chút không…

Liếc mắt vào tờ giấy ghi địa chỉ, tôi buột miệng:

– Nếu lái xuống phố thì đường xa hơn và lâu hơn nhiều….

– Cứ thong thả, ông à, không có gì vội vã cả. Tôi trên đường tới hospice (nhà dành cho những người sắp từ  giã cuôc sống) thôi… Tôi ngước mắt nhìn, qua tấm gương chiếu hậu, đôi mắt cụ long lanh trong bóng tối.

– Tôi không còn ai thân thích trên cõi đời này, và bác sĩ đã nói tôi cũng chẳng còn bao lâu nữa, hai hay ba tuần là nhiều….

Với tay tắt cái máy ghi khoảng cách và tính tiền, tôi hỏi một cách lặng lẽ:

– Thưa cụ muốn đi qua đường nào trước……

Trong hơn hai giờ kế tiếp, chúng tôi hầu như đi lanh quanh qua từng con đường trong các khu phố. Cụ chỉ cho tôi toà nhà nhiều tầng mà một thời cụ đã làm người điều khiển thang máy. Tôi lái xe qua một khu phố với những căn nhà nhỏ đã cũ nhưng xinh xắn, cụ nói với tôi ngày trước khi mới lập gia đình cụ đã ở trong khu này, và chỉ cho tôi căn nhà loang loáng dưới ánh đèn đêm…. Nhìn ánh mắt lưu luyến của cụ, tôi như thấy một trời quá khứ thương yêu đằm thắm của đôi vợ chồng trẻ.

Cụ ra hiệu cho tôi ngừng xe trước nhà kho của cửa tiệm bán giường tủ, bàn ghế, nhẹ nhàng bảo tôi trước đây chỗ này là một vũ trường sang trọng và nổi tiếng, cụ đã từng hãnh diện đến đây khiêu vũ lần đầu khi là một thiếu nữ mười sáu tuổi… Trong giọng nói cụ tôi thấy thấp thoáng hình ảnh một thiếu nữ trẻ trung sáng ngời với bộ dạ phục xinh đẹp và nụ cười tươi tắn hân hoan….. Đôi khi, cụ bảo tôi đậu xe trước một toà nhà nào đó hay ở một góc phố khuất nẻo không tên…. và cụ im lặng thẫn thờ trong bóng tối như đắm chìm với cả một dĩ vãng xa xăm bao la và sâu thẳm….

Khi trời chập choạng trong ánh sáng đầu tiên của ban ngày, cụ nói với tôi khẽ khàng như một hơi thở nhẹ:

– Thôi, mình đi…

Tôi lái xe trong im lặng đến khu nhà hospice. Đó là một dẫy nhà thấp, kín đáo, ngăn nắp và gọn gàng. Tôi vừa ngừng xe là đã có hai người xuất hiện với chiếc xe lăn như là họ đã chờ đợi từ lâu rồi. Tôi bước xuống mở thùng xe phía sau để lấy chiếc va ly nhỏ của cụ mang tới để ngay cửa chính, xong quay trở ra đã thấy cụ đã được đỡ ngồi ngay ngắn trên chiếc xe lăn.

– Bao nhiêu tiền vậy cháu?
Cụ vừa hỏi vừa mở cái bóp nhỏ… “Cháu không lấy tiền bác đâu.. ” tôi trả lời.

– Nhưng cháu phải kiếm sống chứ…
– Đã có những khách hàng khác, thưa bác…

Gần như không tính toán so đo, tôi cúi xuống ôm lấy bờ vai cụ. Đáp lại, cụ ôm tôi thật chặt:

– Cám ơn cháu đã cho cụ già này khoảng thời gian thật quý giá và đầy ý nghĩa.

Tôi xiết chặt tay cụ và quay bước đi trong ánh sáng mờ nhạt của một ngày mới đến. Sau lưng tôi có tiếng cửa đóng. Tôi cảm thấy như cả một cuộc đời vừa được khép lại phía sau.

Tôi không có thêm người khách nào khác trong buổi sáng đó. Tôi chạy xe lanh quanh không có mục đích và dường như tôi cũng chẳng biết mình đi đâu nữa… Suốt cả ngày hầu như tôi không thể nói được với ai lời nào cả….

Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu cụ già gặp phải một người tài xế đang ở cuối buổi làm, nóng nẩy chỉ muốn chóng xong việc để còn về nhà… Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu tôi từ chối không nhận đón người khách là cụ hay tôi không bước xuống gõ cửa mà chỉ ngồi trên xe nhận kèn một lần rồi lái xe đi….

Tự nhiên nghiệm trong quãng đời trẻ trung ngắn ngủi của mình, dường như là tôi chưa làm được chuyện gì có ý nghĩa hơn là chuyện tôi đã làm trong buổi sáng hôm ấy.

Chúng ta luôn luôn nghĩ rằng cuộc đời sẽ có những khúc quanh quan trọng, đánh dấu bằng những sự việc to lớn, dễ dàng ghi nhớ… Nhưng thật ra, đẹp nhất vẫn là những phút giây nhỏ bé bất ngờ nhưng có xúc cảm mãnh liệt khiến ta phải bàng hoàng đến tê dại cả tâm hồn…

Xin chia xẻ câu chuyện nhỏ này với các bạn, hy vọng vì thế cuộc đời chung quanh chúng ta sẽ ấm cúng và có ý nghĩa hơn.

Vô Danh

Hồi ký vượt biển: Chuyện Cũ … có thể nào quên … ?

Wednesday, May 12th, 2010

Nguyễn Ngọc Ngạn

Ðời người, ai cũng có những kỷ niệm, đau thương hay hạnh phúc. Kỷ niệm đôi khi chỉ thoáng qua, mờ nhạt như áng mây bay ngang bầu trời, để lại chút hình ảnh bâng khuâng. Nhưng cũng có khi hết sức sâu đậm, đến nỗi có thể coi là một biến cố, khả dĩ tạo thành khúc rẽ quan trọng cho cuộc đời. Ðó là trường hợp của tôi với câu chuyện xảy ra hơn 20 năm về trước mà giờ này ngồi ghi lại, tôi vẫn thấy hiển hiện như mới hôm qua…

Ngày ấy, miền Nam vừa đổi chủ được 3 năm, tình hình chính trị còn cực kỳ khắt khe. Tôi ở trại cải tạo, cầm tờ giấy tha vào giữa năm 78, về trình diện Sở Giáo Dục Thành Phố cho đúng thủ tục, dù biết trước sẽ không được thu nhận trở lại nghề cũ. Không có nghề nghiệp biên chế, tôi chỉ được tạm trú 3 tháng tại Sài Gòn để thu xếp đi vùng kinh tế mới. Thời gian này, miền Nam đang lên cơn sốt về phong trào vượt biên tìm tự do. Những người ở vào hoàn cảnh của tôi, bị công an khu vực theo dõi thường xuyên thì lại càng nôn nóng kiếm đường bỏ trốn. Những người bạn tù chúng tôi ngày ngày đôn đáo gặp nhau, đề tài chính đem ra bàn bạc chỉ xoay quanh mộtchuyện duy nhất là vượt biên.

Thời gian trôi qúa nhanh, trong nháy mắt đã hết hạn tạm trú, tôi trở thành kẻ sống lậu không hộ khẩu tại thành phố. Giữa lúc lao đao tuyệt vọng, không biết ngày nào bất ngờ bị bắt lại, thì một hôm em trai tôi giới thiệu cho tôi một đầu cầu qúy giá: đó là ông Ân, một người đàn ông trí thức, tuổi vừa 50, tính tình hiền hoà và đứng đắn. Ông là nhân viên lâu đời của cơ quan viện trợ Hoa Kỳ trước 75, đồng thời góp phần chuyển âm Anh-Pháp cho hãng phim Cosunam ở Sài Gòn. Vì làm ăn chung với em tôi từ sau 75, nên ông có lòng tốt rủ em tôi cùng đi với ông trong chuyến vượt biển bán chính thức vốn dành riêng cho người Hoa đang rầm rộ đăng ký lúc đọ Thông cảm hoàn cảnh bấp bênh của tôi,em tôi giới thiệu tôi với ông, để xem ông có giúp gì được tôi chăng? Ði bán chính
thức lúc ấy đắt tiền lắm, vì đang là những đợt đầụ Có người nộp tới 12 hoặc 14 cây vàng, vì phải qua nhiều trung gian. Còn gía trung bình thì ít ra cũng phải 10 lượng một ngườị Tôi mới ở tù ra, làm gì có số tiền khổng lồ ấy!

Bà xã tôi bận con nhỏ — khi tôi đi tù thì cháu mới hơn 1 tuổi — cho nên chỉ buôn bán vớ vẩn, đủ nuôi con và tiếp tế cho chồng là giỏi lắm rồị Số vốn ít ỏi của vợ tôi lại cứ vơi dần sau mấy chuyến đi chui bất thành. Con đường bán chính thức mua vé bằng cả chục lượng vàng, là điều vượt qúa sự kỳ vọng của tôi, trừ khi có một phép lạ! Vậy mà phép lạ dường như đang xảy đến!

Hôm ấy, một buổi tối khoảng đầu tháng 11, gia đình em tôi đưa tôi lại quán bò bảy món Duyên Mai bên Chi Lăng, để gặp ông Ân lần đầu tiên. Tôi lúc này đang trốn chui trốn nhủi vì đã hết hạn nộp hộ khẩu từ lâu, phải xoay đủ mọi thứ giấy tờ lao động để qua mặt công an khu vực, nấn ná lưu lại thành phố được ngày nào hay ngày nấy. Trước năm 75, tôi có dạy một ít giờ tại 2 trường tư thục Công giáo là trung học Quang Minh ở nhà thờ Vinh Sơn đường Trần Quốc Toản, và trung học Saint Thomas trên đường Trương Minh Giảng. Khi tôi ở trại cải tạo về, công an có gọi tôi ra và thẩm vấn về quan hệ của tôi với hai vị linh mục này. Có thể đó chỉ là những câu hỏi thủ tục về lý lịch, nhưng cũng làm tôi hết sức lo sợ, bởi xã hội không có luật pháp rõ ràng. Một khi công an nghi ngờ, thì sớm muộn gì cũng vào tù. Bởi vậy, tôi càng nôn nóng muốn trốn đi.

Tối hôm ấy, gặp ông Ân ở nhà hàng, tôi bàng hoàng xúc động khi ông cho biết ông sẵn lòng đóng tiền cho vợ chồng tôi đi cùng chuyến với ông và em tôi. Nghĩa là ông cho tôi vay 20 lượng vàng, qua Mỹ đi làm trả lại. Vợ chồng tôi chỉ cần góp 5 lượng cho đứa con mà thôi! Tôi như người đi trên mây, buồn ngủ gặp chiếu manh, không ngờ đời mình có lúc gặp qúi nhân dễ dàng như thế này! Dĩ nhiên, qua trung gian em trai tôi, ông Ân mới dám tin là tôi sẽ trả ông sau khi đến Hoa Kỳ. Nhưng dù sao đi nữa, việc ông giúp một người xa lạ như tôi, trong hoàn cảnh này, phải coi là một phép lạ mà tôi không mường tượng trước được, nhất là ở thời kỳ gạo châu củi quế năm 78. Bà Ân ngồi cạnh chồng chỉ cười hiền hoà không có ý kiến gi. Lúc đó bà 39 tuổi, thua chồng hơn 10 tuổi. Sáu đứa con, đứa nào cũng xinh xắn và ngoan hiền. Sau đó, tôi còn được biết thêm. Ông Ân cho tới 18 người vay tiền đi, tổng cộng là gần 200 lượng vàng!

Những ngày hồi hộp trôi qua rất chậm, tôi nôn nóng chỉ sợ chuyện bất trắc xẩy ra trước khi lên đường. Tôi vẫn hăng hái tham gia công tác thủy lợi tại địa phương, hoặc tự nguyện dạy lớp bổ túc văn hóa ban đêm trong tổ dân phố, để tránh sự chú ý của công an khu vực. Song song với những việc đó, tôi âm thầm mua giấy tờ, lấy tên giả, học nói dăm câu tiếng Hoa, và cuối cùng ra đi vào một ngày cuối năm khi sóng biển đang gầm thét dữ dội ngoài khơi.

Khi những chiếc ghe nhỏ đưa người ra thuyền lớn ở Kiến Hòa, thì một chuyện bất ngờ xảy ra: công an cùng với chủ ghe đọc danh sách lên tầu, và quyết định bỏ lại 17 người đã đóng tiền, trong đó có toàn bộ gia đình em trai tôi gồm 4 người. Em trai tôi là người giới thiệu tôi đi, vậy mà phút chót lại bị ở lại! Tôi lên tầu, hết sức hoang mang, ngờ ngợ linh cảm trước là sẽ có chuyện chẳng lành trên cuộc hành trình đầy sóng gió sắp tới. Tầu đi bán chính thức chỉ được một lợi thế là không sợ bị bắt ở bến hẹn, nhưng luôn luôn chở qúa trọng tải, có chuyến vừa ra tới cửa biển đã chìm. Chiếc thuyền gỗ tôi đi nom rất mong manh, mà chủ tầu và công an chất lên tới hơn 300 người, cố nhét càng nhiều càng tốt để thu vàng tối đa. Họ gạch tên bỏ lại 17 người, để thay vào bằng những hành khách khác bằng lòng nộp nhiều vàng hơn. Ðây là loại tầu đánh cá có hầm chứa nước đá để ướp cá, bây giờ được dọn sạch để đưa người vượt biển. Hơn 100 nguời đàn ông chúng tôi bị dồn xuống hầm, cấm không được leo lên, và chỉ có mỗi cái cửa vuông ở giữa tầu để ngày ngày bên trên ném thức ăn xuống. Ðàn bà con nít thì được ngồi ở tầng trên cùng với thân nhân của chủ tầu và tài công. Có nghĩa là từ lúc bước chân xuống tầu, tôi không được liên lạc với vợ con nữa. Tôi không biết, trong số hơn 100 người đàn ông ngồi dưới hầm tầu, có bao nhiêu người Việt; chỉ nghe tiếng chuyện vãn chung quanh toàn là tiếng Hoa. Ông Ân với 3 cậu con trai tuổi từ 14 tới 18, ngồi dưới hầm bên cạnh tôi. Vợ ông cùng cô con gái đầu lòng 19 tuổi, đứa áp út 13 và đứa con út 3 tuổi ở trên boong cùng với vợ con tôi .Vì là người Việt, không dám tranh cãi với đại đa số người Hoa, chúng tôi bị dồn vào cuối hầm tầu, ngồi chịu trận tại chỗ, nước lúc nào cũng ngập từ thắt lưng trở xuống, và có khi lên tới ngực. Thức ăn cũng ít khi đến lượt mình, vì những người ngồi gần cửa lấy hết, lâu lâu mới quẳng vô phía chúng tôi cái bánh tét hay ổ bánh mì đã cứng như thanh củị Tuy vậy, ai cũng tự an ủi là cuộc hành trình sẽ không lâu, cố gắng chịu đựng vài ngày là tới bến, tha hồ thong dong.

Sang đến ngày thứ tư, rồi thứ năm, tất cả đều mệt mỏi vì con thuyền nhỏ bị sóng nhồi liên tục. Nước biển rỉ vào hầm tầu mỗi lúc một nhiều hơn, mà chẳng ai buồn múc từng thùng đổ ra ngoài như hai hôm đầu. Chỗ tôi ngồi càng ngày càng thê thảm hơn. Nước ngập tới ngực, mà rác rến lại nổi lềnh bềnh chung quanh, Lá bánh chưng bánh tét, vỏ quít, vỏ bưởi cùng các thứ linh tinh không tên, trôi vật vờ, chẳng ai thèm vớt mà đem quăng xuống biển. Vì quá chật chội, di chuyển rất khó khăn, nên ai cũng ngồi lì tại chỗ, đứng lên không nổi, đi tiểu luôn chỗ mình ngồi cho tiện. Trong hầm tầu, chúng tôi mất hết ý niệm thời gian, không ngày hay đêm, cũng chẳng biết tầu đang chạy hay đứng tại chỗ. Ðến ngày thứ năm, vì nóng bức qúa, có người ngộp thở ngất xỉu dưới hầm, tài công mới cho khoét một cái lỗ vuông mỗi bề hơn một gang tay ngay trên đầu tôi, nghĩa là phía
dưới tầu, để lấy không khí từ trên lùa xuống cho hơn 100 người phía dướị Vị ân nhân của tôi, ông Ân và các con, lúc đầu còn nói chuyện với tôi, sau mệt qúa, ai cũng nhắm mắt dựa vào nhau mà sống cho qua cuộc hành trình dài lê thê.

Bước sang ngày thứ bảy, buổi sáng tinh mơ, chắc chưa đến 6 giờ, tôi đang thiu thiu ngủ, thì nghe có tiếng gọi nhỏ:

– Anh Ngạn,  Anh Ngạn ơi!

Tôi giật mình ngơ ngác ngước nhìn lên, thì thấy bà xã tôi thò mặt qua cái lô thông hơi để tìm tôi. Tôi không nhận ra mặt vợ tôi vì trời còn tối thẳm, nhưng nhờ giọng nói tôi biết vợ tôi cần gặp tôi có chuyện khẩn cấp. Tôi hồi hộp tìm cách đứng dậỵ Tàu chật ních, lại thêm đã gần một tuần ngồi một chỗ, hai chân tê cứng dưới lớp nước mặn, tôi loanh quanh khá lâu mới đứng lên được. May cho tôi là quanh tôi mọi người còn đang ngủ cả. Chứ nếu họ thức thì tôi khó lòng di chuyển, vì họ sẽ lôi lại và dí đầu tôi bắt ngồi xuống. Bà xã tôi giục nho nhỏ:

– Lên đi anh! Lên đại đi! Chui lỗ thông hơi này lên đi!

Tôi lo lắng nhìn quanh. Lúc ấy tôi còn gầy yếu lắm. Thời gian ở trại cải tạo bị sốt rét nặng, kéo dài 21 ngày, bước đi phải nhờ người vịn, bạn bè cùng tổ cứ tưởng tôi là sắp phải đem tôi đi chôn trên đồi tranh ở Bù Gia Mập. Giờ này vượt biển, tôi vẫn chưa lại sức, mới chỉ lên cân được chút ít. Nhà tôi lại bảo:

– Ðêm qua bão lớn. Cái áo của con bị rách tung rồi bay mất. Nó phải cởi trần cả đêm lạnh tím cả ngườị Anh lên một chút đi!

Nghe nhắc đến đứa con hơn 4 tuổi, tôi vùng đứng lên, bước đại qua vào người đang ngồi ngủ, rồi chui liền lên, cái lỗ nhỏ, phải lách người khó khăn, làm trầy sứt cả hai vai, nhưng tôi không có cảm giác gì lúc đó. Từ hôm lên tầu, tôi vẫn mặc cái jacket nylon của Không Quân ngày trước và chiếc quần tây màu vàng đục. Lúc ngồi, dĩ nhiên phải cởi hết nút quần, kéo fermeture xuống cho thoải mái. Bâygiờ đứng dậy, vội vã dùng hai tay đu lên khỏi hầm tầu, có người nào đó đã nắm ống quần tôi kéo lại, làm tôi chỉ còn mỗi cái quần đùi khi lên tới tầng trên. Trời mưa không nặng hạt lắm, nhưng gió biển thổi phần phật trong không gian mờ tối. Tôi cúi xuống ôm đứa con đang run cằm cặp. Nhà tôi ưu tư bảo:

– Tầu sắp đắm mất, anh ạ!

Tôi đảo mắt nhìn quanh sau sáu ngày bảy đêm chui trong bóng tối dưới hầm. Chỉ một phút sau, tôi nhận ra ngay là mình sắp chết! Vợ tôi nói đúng. Là bởi vì, khi ở dưới hầm, tôi cứ tưởng tầu đang chạỵ Hóa ra tầu bị bỏ neo đậu tại chỗ suốt cả đêm rồi, mặc cho gió mưa và sóng dữ cuối năm vùi dập. Tuy cùng ở trên tầu, nhưng những tin tức bên trên không được thông báo cho người dưới hầm biết, sợ gây cảnh náo loạn, dẵm đạp lên nhau. Bởi vậy, tôi hoàn toàn không biết gì cả, cho đến bây giờ leo lên mới thấy kinh hoàng, Tôi nhìn lại phía buồng máy. Một cảnh tượng hãi hùng và thê lương: không có tài công, không có người phụ máy. Chiếc tầu không người lái cứ bập bềnh nghiêng ngửa theo từng đợt sóng khổng lồ đưa vào, đẩy ra, phó mặc sinh mạng mấy trăm người cho đại dương. Với sức sóng như thế này, tôi biết chắc tầu sắp vơ. Ðàn bà con nít, nguời đứng người ngồi lố nhố, quên cả cái ướt lạnh, nhớn nhác hỏi nhau, không biết phải làm gì trong hoàn cảnh tuyệt vọng nàỵ Bà xã tôi bảo:

– Tài công bỏ tầu từ nửa đêm rồi!

Bấy giờ tôi mới hiểu đầu đuôi câu chuyện. Ðêm qua, khi thuyền chúng tôi vào còn cách bờ Mã Lai khoảng nửa cây số, thì có tầu cảnh sát Mã Lai ra đuổi. Rồi họ dựng mấy cây đại liên và đèn pha trên bờ bắn ra xối xa. Mười mấy người tài công cùng với thân nhân chủ ghe đeo phao nhảy xuống bơi vào, nói là để điều đình rồi sẽ ra đưa tầu vô. Nhưng rồi họ đi luôn, không ai trở lại! Người ngoài khơi cứ đợị Người đã lên bờ thì bỏ mặc. Ðàn bà con nít trên boong không ai biết lái tầụ. Hơn 100 người ngồidưới hầm thì tưởng tầu vẫn đang chạy bình thường! Tôi biết mình sắp chết, nhưng cố làm ra vẻ bình tĩnh bảo con tôi:

– Con ơi! Ðằng nào tầu cũng sắp chìm. Bây giờ con ôm lấy cổ ba, để ba nhảy xuống biển khơi, bơi vào…

Tôi không biết bơi. Mà có biết thì cũng không còn sức, bởi bờ ở qúa xa, tôi cố nhướng mắt nhìn mà chỉ thấy lờ mờ trong mưa. Ðứa con trai hơn 4 tuổi, quấn chiếc khăn quanh người ướt đẫm từ đầu xuống chân, run lẩy bẩy nhìn tôi im lặng gật đầu. Dường như nó cũng linh cảm thấy chuyện chẳng lành sắp đến, cho nên chỉ nhìn tôi chia sẻ. Quanh tôi, có vài cái bình nylon đựng nước ngọt đã uống hết, nằm lăn lóc trên sàn. Tôi nắm bàn tay lạnh ngắt của vợ tôi và bảo:

– Em lấy cái bình nylon, ôm vào người rồi nhảy xuống. May ra sóng đánh vào bờ! Thà nhẩy xuống trước, chứ để tầu vỡ thì khó lòng mà sống được, vì cả trăm người sẽ níu chặt lấy nhau và cùng chết hết!

Vợ tôi nhìn tôi bằng ánh mắt ly biệt, đưa tay làm dấu đọc kinh. Tôi và con trai tôi cũng làm dấu Thánh giá và cầu xin Chúa che chở trong cơn nguy khốn. Tôi vừa đưa cho vợ tôi cái bình nylon, chưa kịp nói gì thêm thì một đợt sóng vĩ đại ấp tới, làm chiếc tầu lật ngang, vỡ tung buồng lái ở tầng trên. Tiếng người đồng thanh kêu ru lên, bị tiếng gầm của sóng át đị Buồng máy, kính cửa sổ, mui tầu, mái gỗ bọc tôn và bao nhiêu thứ ngổn ngang trên tầu đều rụng hết xuống biển, kéo theo qúa nửa hành khách gồm đàn bà và trẻ em. Tôi té lăn trên sàn tầu trong khối nước mặn khổng lồ vừa ập tới, đôi tay quờ quạng bám víu bất cứ thứ gì để sống còn. Từ giây phút ấy, tôi không còn nhìn lại được vợ tôi lần nào nữa!

Ðứa con tôi cũng vuột khỏi tay tôi và văng xuống biển. Tôi níu được một sợi giây nào đó trên tầu, nên chỉ bị văng mất đôi mắt kính cứ chưa rơi hẳn xuống nước. Nhưng ngay sau đó, tôi chưa kịp hoàn hồn, chưa kịp đứng vững thì lớp sóng khổng lồ vừa đẩy vô bờ, lại rút ra mạnh hơn, làm tầu lật ngang một lần nữa ra phía ngoài, và lần này trên boong tầu không còn sót lại một ai. Tất cả đều rụng xuống biển. Những lớp ván, lớp kính và những gì chưa vỡ qua đợt sóng trước, lần này tan tành hết. Nhưng đau đớn hơn cả là chiều tầu chìm dần xuống đáy biển mà hầm tầu lại chưa bể, cho nên hơn 100 người đàn ông ngồi với tôi suốt tuần lễ vừa qua, đều chết ngộp hết trong hầm, trong đó có cả cha con ông Ân, người đã đóng tiền cho gia đình tôi đi!

Tôi rớt xuống biển, cố gắng vùng vẫy theo bản năng sinh tồn, mặc dầu không biết bơi. Trên mặt biển bao la, sóng nhồi khủng khiếp, tôi thấy từng mảng gỗ thật lớn của ván tầu, rồi thùng phuy, va li, nồi niêu, áo quần, thùng gạo và hàng chục thứ đồ lặt vặt khác trôi nổi theo triền sóng, đôi khi lao vào mặt mình. Ðàn bà con nít ngụp lên lặn xuống, bán lấy nhau mà cùng chết. Tôi uống no nước, chìm sâu xuống, đụng phải bao nhiêu xác người còn bấu chặt không rời nhau. Tôi nín hơi ngoi lên được một chút để thở, rồi lại bị sóng cuốn đi không định được phương hướng. Là người Công giáo trong lúc lâm chung, tôi cố gắng đọc kinh sám hối để chuẩn bị lìa đời. Ðọc kinh, nhưng không cầm trí tập trung được…

Tôi uất ức lắm, bởi thấy mình chết tức tưởi ở tuổi 32 sau khi đã kình qua bao nhiêu năm gian khổ. Ngày còn trong quân đội, mấy năm tác chiến, tôi đã kề cận tử thần mà tại sao không chết ngay trên chiến trường cho xong? Tôi nhớ một lần khi ở trại cải tạo Sông Bé, ôi lại bị sốt rét nặng nề đến kiệt sức, tưởng không còn sống nổi tới gày được tha về. Vậy mà cũng không sao! tôi uất ức tự hỏi tại sao vược iển gần đến nơi thì lại chết? Thế rồi tôi uống no nước, đuối sức không ùng vẫy nổi, đành buông xuôi tay chìm xuống đáy bể, không biết gì nữa!

Khi tôi tỉnh lại trên bờ, thấy mình nằm sấp trên đống xác chết ngổn gang. Nước ộc từ trong bụng ra giúp tôi hồi sinh. Tôi mơ màng tưởng ình đang nằm chiêm baọ. Ðứa con trai 13 tuổi của ông Ân chạy lại lôi ôi dậy và nói:

– Chú Ngạn ơi! Tỉnh dậy! Tỉnh dậy! Ðắm tầu, chú Ngạn ơi!

Tôi ngơ ngác nhìn nó, chưa nhận ra ai bởi qúa đuối sức và vì không có ắt kính. Thằng bé lay tôi và nhắc lại:

– Chú Ngạn ơi! Ðắm tầu! Ba cháu, chị cháu với 3 người anh của cháu chết ết rồi! Vợ chú với con chú cũng chết cả rồi!

Tôi vùng đứng dậy, đưa mắt nhìn quanh. Lính Mã Lai đang quây những gười sống sót vào gốc dừa. Họ cũng như tôi là những người được óng đẩy vào bờ và may mắn thoát khỏi tử thần. Nhưng họ không được hép cứu những người bị ngộp nước như tôi. Nếu ược cấp cứu, tôi tin hắc trong đám người nằm kia, ít lắm cũng có cả chục người sống dậy. Lính Mã Lai không cho cứu là bởi vì những kẻ xa lạ và bất nhân ấy ang lột quần áo người chết để lấy vàng và dollars giấu trong gấu uần, gấu áo, cổ áo, vạt áo. Moi của xong, họ lôi xác chết tập trung ại một chỗ chở xe mang đi chôn tập thể. Tôi từ gốc dừa bò tới, tìm rong đám 97 cái xác, thấy con trai tôi đã chết hẳn. Tôi bế cháu lên và hận ra ván tầu hoặc ghềnh đá đã đánh vỡ trán con tôi, còn để lại một ệt dài thật rõ. Còn vợ tôi thì sóng biển đánh trôi đi mất, không tìm ược xác!

Mọi chuyện diễn ra chỉ trong chớp nhoáng. Ngoài kia, biển vẫn ầm ầm gào hét, chỉ thấy sóng xô chập chùng, không còn dấu tích gì của chiếc huyền định mệnh. Hôm sau, từ trại tạm cư, chúng tôi được đưa trở lại bãi biển, thả bộ dọc xuống hướng Thái Lan, tìm thêm được một số xác chết nữa, nhưng cũng không thấy vợ tôi. Tổng số 161 người chết, chỉ vào bờ được khoảng 100 cái xác, phần còn lại bị sóng đưa đi mất tích. Có hai nhà sư Mã Lai gốc Hoa đem vải và nhang đến làm lễ cầu siêu trước khi lính Mã Lai đem chôn tập thể.

Trên bãi biển Mã Lai dài thăm thẳm tôi dừng chân, ngồi dưới hàng dừa trông ra đại dương, nao nao mường tượng lại chặng đường đã qua. Nhớ những buổi sáng Chúa Nhật vợ tôi lên thăm ở Khu Tiếp Tân trường Bộ Binh Thủ Ðức. Rồi những lần từ thành phố xuống miền Tây chờ tôi ở hậu cứ tiểu đoàn. Khi sinh con đầu lòng, tôi từ đơn vị hành quân, không kịp thay quân phục, vội vã đón xe về thăm ở bảo sanh viện Ðức Chính trên đường Cao Thắng. Nhớ hơn nữa là những lần vợ tôi gánh quả nặng trĩu đi tiếp tế cho tôi trong trại cải tạo, băng ngang 17 cây số đường rừng từ thị xã Phước Bình vào Bù Gia Mập. Tất cả đều đã qua đi, chỉ còn lại mặt nước mênh mông xanh thẳm trước mặt, từng cuốn mất bao nhiêu xác người đồng hương trên hành trình tìm tự do!

Vợ tôi mất đi ở tuổi 26, sau những tháng ngày vất vả vì chồng. Lấy tôi khi tôi đã vào quân đội, thường xuyên xa nhà, vợ tôi cũng giống như bao nhiêu người đàn bà khác trong thời khói lửa, chẳng mấy khi được gần chồng. Khi tôi được biệt phái về lại Bộ Giáo Dục, dạy học tại Sài Gòn, đã tưởng vợ chồng có thể sống đời dân sự yên ổn lâu dài, nào ngờ chỉ hơn một năm sau thì mất nước, bắt đầu cuộc sống mới lao đao gấp bội. Ðoạn đường trầm luân ấy, có ngờ đâu rút cuộc lại kết thúc bi thảm bằng cái chết trên đại dương cùng với đứa con đầu lòng hơn 4 tuổi!

Tôi tin chắc cái chết của vợ tôi đã làm thay đổi hẳn cuộc sống của tôi. Nếu nói theo niềm tin thiêng liêng, thì chính vợ tôi đã cứu tôi vào phút chót, trước khi đắm tầu. Bằng chứng là hơn 100 người đàn ông ngồi chung với tôi dưới hầm tầu đều chết cả vì ngộp nước. Em tôi — người giới thiệu tôi cho ông Ân — nếu đi cùng tôi chuyến ấy, chắc chắn cũng đã bỏ xác trên đại dương. Nhờ bị bỏ lại, nửa năm sau, em tôi cùng gia đình vượt biển thành công và gặp lại tôi tại Vancouver, Canada vào giữa năm 80. Bà Ân và hai đứa con nhỏ được sóng đánh vào bờ thoát chết, đi định cư ở Texas, tôi vẫn liên lạc cho đến khi trả xong 20 lượng vàng chồng bà cho tôi vay.

Biến cố hãi hùng của chuyến tầu định mệnh làm tôi càng vững tin rằng đời người có sự sắp đặt của định mệnh, hay nói theo đức tin Công giáo, thì đó là sự an bài của Thiên Chúa. Còn đó rồi mất đó! Kiếp người mong manh như chiếc bách giữa dòng, cho nên các cụ ngày xưa thường ví là cuộc phù thế nhân sinh. Vợ con tôi chết trước mặt tôi. Hơn 160 người chết ngay bên cạnh toi. Mà một kẻ yếu đuối như tôi lại sống sót! Ðó phải là quyền năng của Thiên Chúa chưa muốn tôi lìa trần. Lúc ngồi trên tầu, ông Ân thường tâm sự với tôi: những ngày gần mất nước, gia đình ông đã có thể đi Mỹ dễ dàng, bởi ông làm việc cho cơ quan viện trợ Hoa Kỳ suốt hai mươi năm. Nhưng ông thấy mình tuổi đã lớn, muốn ở lại quê nhà khi đất nước hết chiến chinh, nên ông từ khước quyền lợi di tản mà người Mỹ dành cho ông. Ba năm sau, đất nước qúa lầm than, mà chiến tranh vẫn không dứt. Các con ông chuẩn bị bước vào tuổi nghĩa vụ quân sự phục vụ cuộc xâm lăng Kampuchia, thúc đẩy ông phải ra đi.  Năm 75 ông từ chối di tản bằng máy bay. Năm 78 ông phải trốn bằng thuyền, để rồi chính bản thân ông cùng với 4 đứa con lớn đều chết cả!

Có thể do những suy nghĩ về cuộc đời sau chuyến hải hành khủng khiếp mà tôi thoát nạn chỉ trong đường tơ kẽ tóc, tôi bắt đầu có những thay đổi lớn trong tâm tư. Tôi trở nên dễ tính, ít chấp nhất và không nuôi lòng thù ghét với bất cứ ai. Tôi tâm nguyện rằng cuộc đời mình, hễ làm được điều gì cho cộng đồng, cho xã hội, cho tha nhân, tôi đều cố gắng để đền đáp lại phép lạ của Chúa đã cứu tôi trên biển.

Những ngày trống vắng ở trại tị nạn Mã lai chờ đi định cư, tôi suy nghĩ nhiều về nửa thế kỷ trầm luân của đất nước, và nhận ra một điều đơn giản rằng: trong xã hội Việt Nam người đàn bà mới chính là thành phần chịu nhiều gian truân nhất, thời chiến tranh cũng như thời hậu chiến. Cảm thông cái thực tế chua xót ấy, cùng với nỗi nhớ thương người vợ mớimất, tôi bắt đầu viết truyện dài “Những người đàn bà còn ở lại” trong 3 tháng ở trại tạm cư. Cuốn sách đầu tiên ấy, tuy kỹ thuật chưa cao, nhưng chứa đựng nhiều cảm xúc. Nó là bậc thềm thứ nhất, là nấc thang khởi đầu, để rồi từ đó đến nay tôi đã có được gần 30 tác phẩm xuất bản.

Hai mươi năm đã qua, trên mặt báo chí Việt ngữ, tôi chưa hề viết lại những dòng này để mô tả tỉ mỉ cái chết của vợ tôi với đứa con đầu lòng. Tuy vậy, từ thâm sâu, tôi vẫn tin chắc một điều rằng: chính cái chết của vợ tôi đã mở ra cho tôi một cánh cửa mới tôi chưa hề dự trù trong qúa khứ. Ðó là thế giới văn chương mà tôi miệt mài theo đuổi cho
đến hôm nay.


Nguyễn Ngọc Ngạn

Ghế không chân & Chuyện Cũ … có thể nào quên … ?

Inbox X

Reply
|

Thy Mai

show details May 6 (6 days ago)
Xin giải thích tại sao Anh Chàng nầy ngồi mà không cần ghế?
KLM Add in Manchester Airport
http://www.youtube.com/watch_popup?v=6NPF0A_vGC4
***************************

Touching story – have tissues ready ….

Chuyện Cũ … có thể nào quên … ?
Nguyễn Ngọc Ngạn

Ðời người, ai cũng có những kỷ niệm, đau thương hay hạnh phúc. Kỷ niệm đôi khi chỉ thoáng qua, mờ nhạt như áng mây bay ngang bầu trời, để lại chút hình ảnh bâng khuâng. Nhưng cũng có khi hết sức sâu đậm, đến nỗi có thể coi là một biến cố, khả dĩ tạo thành khúc rẽ quan trọng cho cuộc đời. Ðó là trường hợp của tôi với câu chuyện xảy ra hơn 20 năm về trước mà giờ này ngồi ghi lại, tôi vẫn thấy hiển hiện như mới hôm qua…

Ngày ấy, miền Nam vừa đổi chủ được 3 năm, tình hình chính trị còn cực kỳ khắt khe. Tôi ở trại cải tạo, cầm tờ giấy tha vào giữa năm 78, về trình diện Sở Giáo Dục Thành Phố cho đúng thủ tục, dù biết trước sẽ không được thu nhận trở lại nghề cũ. Không có nghề nghiệp biên chế, tôi chỉ được tạm trú 3 tháng tại Sài Gòn để thu xếp đi vùng kinh tế mới. Thời gian này, miền Nam đang lên cơn sốt về phong trào vượt biên tìm tự do. Những người ở vào hoàn cảnh của tôi, bị công an khu vực theo dõi thường xuyên thì lại càng nôn nóng kiếm đường bỏ trốn. Những người bạn tù chúng tôi ngày ngày đôn đáo gặp nhau, đề tài chính đem ra bàn bạc chỉ xoay quanh mộtchuyện duy nhất là vượt biên.

Thời gian trôi qúa nhanh, trong nháy mắt đã hết hạn tạm trú, tôi trở thành kẻ sống lậu không hộ khẩu tại thành phố. Giữa lúc lao đao tuyệt vọng, không biết ngày nào bất ngờ bị bắt lại, thì một hôm em trai tôi giới thiệu cho tôi một đầu cầu qúy giá: đó là ông Ân, một người đàn ông trí thức, tuổi vừa 50, tính tình hiền hoà và đứng đắn. Ông là nhân viên lâu đời của cơ quan viện trợ Hoa Kỳ trước 75, đồng thời góp phần chuyển âm Anh-Pháp cho hãng phim Cosunam ở Sài Gòn. Vì làm ăn chung với em tôi từ sau 75, nên ông có lòng tốt rủ em tôi cùng đi với ông trong chuyến vượt biển bán chính thức vốn dành riêng cho người Hoa đang rầm rộ đăng ký lúc đọ Thông cảm hoàn cảnh bấp bênh của tôi,em tôi giới thiệu tôi với ông, để xem ông có giúp gì được tôi chăng? Ði bán chính
thức lúc ấy đắt tiền lắm, vì đang là những đợt đầụ Có người nộp tới 12 hoặc 14 cây vàng, vì phải qua nhiều trung gian. Còn gía trung bình thì ít ra cũng phải 10 lượng một ngườị Tôi mới ở tù ra, làm gì có số tiền khổng lồ ấy!

Bà xã tôi bận con nhỏ — khi tôi đi tù thì cháu mới hơn 1 tuổi — cho nên chỉ buôn bán vớ vẩn, đủ nuôi con và tiếp tế cho chồng là giỏi lắm rồị Số vốn ít ỏi của vợ tôi lại cứ vơi dần sau mấy chuyến đi chui bất thành. Con đường bán chính thức mua vé bằng cả chục lượng vàng, là điều vượt qúa sự kỳ vọng của tôi, trừ khi có một phép lạ! Vậy mà phép lạ dường như đang xảy đến!

Hôm ấy, một buổi tối khoảng đầu tháng 11, gia đình em tôi đưa tôi lại quán bò bảy món Duyên Mai bên Chi Lăng, để gặp ông Ân lần đầu tiên. Tôi lúc này đang trốn chui trốn nhủi vì đã hết hạn nộp hộ khẩu từ lâu, phải xoay đủ mọi thứ giấy tờ lao động để qua mặt công an khu vực, nấn ná lưu lại thành phố được ngày nào hay ngày nấy. Trước năm 75, tôi có dạy một ít giờ tại 2 trường tư thục Công giáo là trung học Quang Minh ở nhà thờ Vinh Sơn đường Trần Quốc Toản, và trung học Saint Thomas trên đường Trương Minh Giảng. Khi tôi ở trại cải tạo về, công an có gọi tôi ra và thẩm vấn về quan hệ của tôi với hai vị linh mục này. Có thể đó chỉ là những câu hỏi thủ tục về lý lịch, nhưng cũng làm tôi hết sức lo sợ, bởi xã hội không có luật pháp rõ ràng. Một khi công an nghi ngờ, thì sớm muộn gì cũng vào tù. Bởi vậy, tôi càng nôn nóng muốn trốn đi.

Tối hôm ấy, gặp ông Ân ở nhà hàng, tôi bàng hoàng xúc động khi ông cho biết ông sẵn lòng đóng tiền cho vợ chồng tôi đi cùng chuyến với ông và em tôi. Nghĩa là ông cho tôi vay 20 lượng vàng, qua Mỹ đi làm trả lại. Vợ chồng tôi chỉ cần góp 5 lượng cho đứa con mà thôi! Tôi như người đi trên mây, buồn ngủ gặp chiếu manh, không ngờ đời mình có lúc gặp qúi nhân dễ dàng như thế này! Dĩ nhiên, qua trung gian em trai tôi, ông Ân mới dám tin là tôi sẽ trả ông sau khi đến Hoa Kỳ. Nhưng dù sao đi nữa, việc ông giúp một người xa lạ như tôi, trong hoàn cảnh này, phải coi là một phép lạ mà tôi không mường tượng trước được, nhất là ở thời kỳ gạo châu củi quế năm 78. Bà Ân ngồi cạnh chồng chỉ cười hiền hoà không có ý kiến gi. Lúc đó bà 39 tuổi, thua chồng hơn 10 tuổi. Sáu đứa con, đứa nào cũng xinh xắn và ngoan hiền. Sau đó, tôi còn được biết thêm. Ông Ân cho tới 18 người vay tiền đi, tổng cộng là gần 200 lượng vàng!

Những ngày hồi hộp trôi qua rất chậm, tôi nôn nóng chỉ sợ chuyện bất trắc xẩy ra trước khi lên đường. Tôi vẫn hăng hái tham gia công tác thủy lợi tại địa phương, hoặc tự nguyện dạy lớp bổ túc văn hóa ban đêm trong tổ dân phố, để tránh sự chú ý của công an khu vực. Song song với những việc đó, tôi âm thầm mua giấy tờ, lấy tên giả, học nói dăm câu tiếng Hoa, và cuối cùng ra đi vào một ngày cuối năm khi sóng biển đang gầm thét dữ dội ngoài khơi.

Khi những chiếc ghe nhỏ đưa người ra thuyền lớn ở Kiến Hòa, thì một chuyện bất ngờ xảy ra: công an cùng với chủ ghe đọc danh sách lên tầu, và quyết định bỏ lại 17 người đã đóng tiền, trong đó có toàn bộ gia đình em trai tôi gồm 4 người. Em trai tôi là người giới thiệu tôi đi, vậy mà phút chót lại bị ở lại! Tôi lên tầu, hết sức hoang mang, ngờ ngợ linh cảm trước là sẽ có chuyện chẳng lành trên cuộc hành trình đầy sóng gió sắp tới. Tầu đi bán chính thức chỉ được một lợi thế là không sợ bị bắt ở bến hẹn, nhưng luôn luôn chở qúa trọng tải, có chuyến vừa ra tới cửa biển đã chìm. Chiếc thuyền gỗ tôi đi nom rất mong manh, mà chủ tầu và công an chất lên tới hơn 300 người, cố nhét càng nhiều càng tốt để thu vàng tối đa. Họ gạch tên bỏ lại 17 người, để thay vào bằng những hành khách khác bằng lòng nộp nhiều vàng hơn. Ðây là loại tầu đánh cá có hầm chứa nước đá để ướp cá, bây giờ được dọn sạch để đưa người vượt biển. Hơn 100 nguời đàn ông chúng tôi bị dồn xuống hầm, cấm không được leo lên, và chỉ có mỗi cái cửa vuông ở giữa tầu để ngày ngày bên trên ném thức ăn xuống. Ðàn bà con nít thì được ngồi ở tầng trên cùng với thân nhân của chủ tầu và tài công. Có nghĩa là từ lúc bước chân xuống tầu, tôi không được liên lạc với vợ con nữa. Tôi không biết, trong số hơn 100 người đàn ông ngồi dưới hầm tầu, có bao nhiêu người Việt; chỉ nghe tiếng chuyện vãn chung quanh toàn là tiếng Hoa. Ông Ân với 3 cậu con trai tuổi từ 14 tới 18, ngồi dưới hầm bên cạnh tôi. Vợ ông cùng cô con gái đầu lòng 19 tuổi, đứa áp út 13 và đứa con út 3 tuổi ở trên boong cùng với vợ con tôi .Vì là người Việt, không dám tranh cãi với đại đa số người Hoa, chúng tôi bị dồn vào cuối hầm tầu, ngồi chịu trận tại chỗ, nước lúc nào cũng ngập từ thắt lưng trở xuống, và có khi lên tới ngực. Thức ăn cũng ít khi đến lượt mình, vì những người ngồi gần cửa lấy hết, lâu lâu mới quẳng vô phía chúng tôi cái bánh tét hay ổ bánh mì đã cứng như thanh củị Tuy vậy, ai cũng tự an ủi là cuộc hành trình sẽ không lâu, cố gắng chịu đựng vài ngày là tới bến, tha hồ thong dong.

Sang đến ngày thứ tư, rồi thứ năm, tất cả đều mệt mỏi vì con thuyền nhỏ bị sóng nhồi liên tục. Nước biển rỉ vào hầm tầu mỗi lúc một nhiều hơn, mà chẳng ai buồn múc từng thùng đổ ra ngoài như hai hôm đầu. Chỗ tôi ngồi càng ngày càng thê thảm hơn. Nước ngập tới ngực, mà rác rến lại nổi lềnh bềnh chung quanh, Lá bánh chưng bánh tét, vỏ quít, vỏ bưởi cùng các thứ linh tinh không tên, trôi vật vờ, chẳng ai thèm vớt mà đem quăng xuống biển. Vì quá chật chội, di chuyển rất khó khăn, nên ai cũng ngồi lì tại chỗ, đứng lên không nổi, đi tiểu luôn chỗ mình ngồi cho tiện. Trong hầm tầu, chúng tôi mất hết ý niệm thời gian, không ngày hay đêm, cũng chẳng biết tầu đang chạy hay đứng tại chỗ. Ðến ngày thứ năm, vì nóng bức qúa, có người ngộp thở ngất xỉu dưới hầm, tài công mới cho khoét một cái lỗ vuông mỗi bề hơn một gang tay ngay trên đầu tôi, nghĩa là phía
dưới tầu, để lấy không khí từ trên lùa xuống cho hơn 100 người phía dướị Vị ân nhân của tôi, ông Ân và các con, lúc đầu còn nói chuyện với tôi, sau mệt qúa, ai cũng nhắm mắt dựa vào nhau mà sống cho qua cuộc hành trình dài lê thê.

Bước sang ngày thứ bảy, buổi sáng tinh mơ, chắc chưa đến 6 giờ, tôi đang thiu thiu ngủ, thì nghe có tiếng gọi nhỏ:

– Anh Ngạn,  Anh Ngạn ơi!

Tôi giật mình ngơ ngác ngước nhìn lên, thì thấy bà xã tôi thò mặt qua cái lô thông hơi để tìm tôi. Tôi không nhận ra mặt vợ tôi vì trời còn tối thẳm, nhưng nhờ giọng nói tôi biết vợ tôi cần gặp tôi có chuyện khẩn cấp. Tôi hồi hộp tìm cách đứng dậỵ Tàu chật ních, lại thêm đã gần một tuần ngồi một chỗ, hai chân tê cứng dưới lớp nước mặn, tôi loanh quanh khá lâu mới đứng lên được. May cho tôi là quanh tôi mọi người còn đang ngủ cả. Chứ nếu họ thức thì tôi khó lòng di chuyển, vì họ sẽ lôi lại và dí đầu tôi bắt ngồi xuống. Bà xã tôi giục nho nhỏ:

– Lên đi anh! Lên đại đi! Chui lỗ thông hơi này lên đi!

Tôi lo lắng nhìn quanh. Lúc ấy tôi còn gầy yếu lắm. Thời gian ở trại cải tạo bị sốt rét nặng, kéo dài 21 ngày, bước đi phải nhờ người vịn, bạn bè cùng tổ cứ tưởng tôi là sắp phải đem tôi đi chôn trên đồi tranh ở Bù Gia Mập. Giờ này vượt biển, tôi vẫn chưa lại sức, mới chỉ lên cân được chút ít. Nhà tôi lại bảo:

– Ðêm qua bão lớn. Cái áo của con bị rách tung rồi bay mất. Nó phải cởi trần cả đêm lạnh tím cả ngườị Anh lên một chút đi!

Nghe nhắc đến đứa con hơn 4 tuổi, tôi vùng đứng lên, bước đại qua vào người đang ngồi ngủ, rồi chui liền lên, cái lỗ nhỏ, phải lách người khó khăn, làm trầy sứt cả hai vai, nhưng tôi không có cảm giác gì lúc đó. Từ hôm lên tầu, tôi vẫn mặc cái jacket nylon của Không Quân ngày trước và chiếc quần tây màu vàng đục. Lúc ngồi, dĩ nhiên phải cởi hết nút quần, kéo fermeture xuống cho thoải mái. Bâygiờ đứng dậy, vội vã dùng hai tay đu lên khỏi hầm tầu, có người nào đó đã nắm ống quần tôi kéo lại, làm tôi chỉ còn mỗi cái quần đùi khi lên tới tầng trên. Trời mưa không nặng hạt lắm, nhưng gió biển thổi phần phật trong không gian mờ tối. Tôi cúi xuống ôm đứa con đang run cằm cặp. Nhà tôi ưu tư bảo:

– Tầu sắp đắm mất, anh ạ!

Tôi đảo mắt nhìn quanh sau sáu ngày bảy đêm chui trong bóng tối dưới hầm. Chỉ một phút sau, tôi nhận ra ngay là mình sắp chết! Vợ tôi nói đúng. Là bởi vì, khi ở dưới hầm, tôi cứ tưởng tầu đang chạỵ Hóa ra tầu bị bỏ neo đậu tại chỗ suốt cả đêm rồi, mặc cho gió mưa và sóng dữ cuối năm vùi dập. Tuy cùng ở trên tầu, nhưng những tin tức bên trên không được thông báo cho người dưới hầm biết, sợ gây cảnh náo loạn, dẵm đạp lên nhau. Bởi vậy, tôi hoàn toàn không biết gì cả, cho đến bây giờ leo lên mới thấy kinh hoàng, Tôi nhìn lại phía buồng máy. Một cảnh tượng hãi hùng và thê lương: không có tài công, không có người phụ máy. Chiếc tầu không người lái cứ bập bềnh nghiêng ngửa theo từng đợt sóng khổng lồ đưa vào, đẩy ra, phó mặc sinh mạng mấy trăm người cho đại dương. Với sức sóng như thế này, tôi biết chắc tầu sắp vơ. Ðàn bà con nít, nguời đứng người ngồi lố nhố, quên cả cái ướt lạnh, nhớn nhác hỏi nhau, không biết phải làm gì trong hoàn cảnh tuyệt vọng nàỵ Bà xã tôi bảo:

– Tài công bỏ tầu từ nửa đêm rồi!

Bấy giờ tôi mới hiểu đầu đuôi câu chuyện. Ðêm qua, khi thuyền chúng tôi vào còn cách bờ Mã Lai khoảng nửa cây số, thì có tầu cảnh sát Mã Lai ra đuổi. Rồi họ dựng mấy cây đại liên và đèn pha trên bờ bắn ra xối xa. Mười mấy người tài công cùng với thân nhân chủ ghe đeo phao nhảy xuống bơi vào, nói là để điều đình rồi sẽ ra đưa tầu vô. Nhưng rồi họ đi luôn, không ai trở lại! Người ngoài khơi cứ đợị Người đã lên bờ thì bỏ mặc. Ðàn bà con nít trên boong không ai biết lái tầụ. Hơn 100 người ngồidưới hầm thì tưởng tầu vẫn đang chạy bình thường! Tôi biết mình sắp chết, nhưng cố làm ra vẻ bình tĩnh bảo con tôi:

– Con ơi! Ðằng nào tầu cũng sắp chìm. Bây giờ con ôm lấy cổ ba, để ba nhảy xuống biển khơi, bơi vào…

Tôi không biết bơi. Mà có biết thì cũng không còn sức, bởi bờ ở qúa xa, tôi cố nhướng mắt nhìn mà chỉ thấy lờ mờ trong mưa. Ðứa con trai hơn 4 tuổi, quấn chiếc khăn quanh người ướt đẫm từ đầu xuống chân, run lẩy bẩy nhìn tôi im lặng gật đầu. Dường như nó cũng linh cảm thấy chuyện chẳng lành sắp đến, cho nên chỉ nhìn tôi chia sẻ. Quanh tôi, có vài cái bình nylon đựng nước ngọt đã uống hết, nằm lăn lóc trên sàn. Tôi nắm bàn tay lạnh ngắt của vợ tôi và bảo:

– Em lấy cái bình nylon, ôm vào người rồi nhảy xuống. May ra sóng đánh vào bờ! Thà nhẩy xuống trước, chứ để tầu vỡ thì khó lòng mà sống được, vì cả trăm người sẽ níu chặt lấy nhau và cùng chết hết!

Vợ tôi nhìn tôi bằng ánh mắt ly biệt, đưa tay làm dấu đọc kinh. Tôi và con trai tôi cũng làm dấu Thánh giá và cầu xin Chúa che chở trong cơn nguy khốn. Tôi vừa đưa cho vợ tôi cái bình nylon, chưa kịp nói gì thêm thì một đợt sóng vĩ đại ấp tới, làm chiếc tầu lật ngang, vỡ tung buồng lái ở tầng trên. Tiếng người đồng thanh kêu ru lên, bị tiếng gầm của sóng át đị Buồng máy, kính cửa sổ, mui tầu, mái gỗ bọc tôn và bao nhiêu thứ ngổn ngang trên tầu đều rụng hết xuống biển, kéo theo qúa nửa hành khách gồm đàn bà và trẻ em. Tôi té lăn trên sàn tầu trong khối nước mặn khổng lồ vừa ập tới, đôi tay quờ quạng bám víu bất cứ thứ gì để sống còn. Từ giây phút ấy, tôi không còn nhìn lại được vợ tôi lần nào nữa!

Ðứa con tôi cũng vuột khỏi tay tôi và văng xuống biển. Tôi níu được một sợi giây nào đó trên tầu, nên chỉ bị văng mất đôi mắt kính cứ chưa rơi hẳn xuống nước. Nhưng ngay sau đó, tôi chưa kịp hoàn hồn, chưa kịp đứng vững thì lớp sóng khổng lồ vừa đẩy vô bờ, lại rút ra mạnh hơn, làm tầu lật ngang một lần nữa ra phía ngoài, và lần này trên boong tầu không còn sót lại một ai. Tất cả đều rụng xuống biển. Những lớp ván, lớp kính và những gì chưa vỡ qua đợt sóng trước, lần này tan tành hết. Nhưng đau đớn hơn cả là chiều tầu chìm dần xuống đáy biển mà hầm tầu lại chưa bể, cho nên hơn 100 người đàn ông ngồi với tôi suốt tuần lễ vừa qua, đều chết ngộp hết trong hầm, trong đó có cả cha con ông Ân, người đã đóng tiền cho gia đình tôi đi!

Tôi rớt xuống biển, cố gắng vùng vẫy theo bản năng sinh tồn, mặc dầu không biết bơi. Trên mặt biển bao la, sóng nhồi khủng khiếp, tôi thấy từng mảng gỗ thật lớn của ván tầu, rồi thùng phuy, va li, nồi niêu, áo quần, thùng gạo và hàng chục thứ đồ lặt vặt khác trôi nổi theo triền sóng, đôi khi lao vào mặt mình. Ðàn bà con nít ngụp lên lặn xuống, bán lấy nhau mà cùng chết. Tôi uống no nước, chìm sâu xuống, đụng phải bao nhiêu xác người còn bấu chặt không rời nhau. Tôi nín hơi ngoi lên được một chút để thở, rồi lại bị sóng cuốn đi không định được phương hướng. Là người Công giáo trong lúc lâm chung, tôi cố gắng đọc kinh sám hối để chuẩn bị lìa đời. Ðọc kinh, nhưng không cầm trí tập trung được…

Tôi uất ức lắm, bởi thấy mình chết tức tưởi ở tuổi 32 sau khi đã kình qua bao nhiêu năm gian khổ. Ngày còn trong quân đội, mấy năm tác chiến, tôi đã kề cận tử thần mà tại sao không chết ngay trên chiến trường cho xong? Tôi nhớ một lần khi ở trại cải tạo Sông Bé, ôi lại bị sốt rét nặng nề đến kiệt sức, tưởng không còn sống nổi tới gày được tha về. Vậy mà cũng không sao! tôi uất ức tự hỏi tại sao vược iển gần đến nơi thì lại chết? Thế rồi tôi uống no nước, đuối sức không ùng vẫy nổi, đành buông xuôi tay chìm xuống đáy bể, không biết gì nữa!

Khi tôi tỉnh lại trên bờ, thấy mình nằm sấp trên đống xác chết ngổn gang. Nước ộc từ trong bụng ra giúp tôi hồi sinh. Tôi mơ màng tưởng ình đang nằm chiêm baọ. Ðứa con trai 13 tuổi của ông Ân chạy lại lôi ôi dậy và nói:

– Chú Ngạn ơi! Tỉnh dậy! Tỉnh dậy! Ðắm tầu, chú Ngạn ơi!

Tôi ngơ ngác nhìn nó, chưa nhận ra ai bởi qúa đuối sức và vì không có ắt kính. Thằng bé lay tôi và nhắc lại:

– Chú Ngạn ơi! Ðắm tầu! Ba cháu, chị cháu với 3 người anh của cháu chết ết rồi! Vợ chú với con chú cũng chết cả rồi!

Tôi vùng đứng dậy, đưa mắt nhìn quanh. Lính Mã Lai đang quây những gười sống sót vào gốc dừa. Họ cũng như tôi là những người được óng đẩy vào bờ và may mắn thoát khỏi tử thần. Nhưng họ không được hép cứu những người bị ngộp nước như tôi. Nếu ược cấp cứu, tôi tin hắc trong đám người nằm kia, ít lắm cũng có cả chục người sống dậy. Lính Mã Lai không cho cứu là bởi vì những kẻ xa lạ và bất nhân ấy ang lột quần áo người chết để lấy vàng và dollars giấu trong gấu uần, gấu áo, cổ áo, vạt áo. Moi của xong, họ lôi xác chết tập trung ại một chỗ chở xe mang đi chôn tập thể. Tôi từ gốc dừa bò tới, tìm rong đám 97 cái xác, thấy con trai tôi đã chết hẳn. Tôi bế cháu lên và hận ra ván tầu hoặc ghềnh đá đã đánh vỡ trán con tôi, còn để lại một ệt dài thật rõ. Còn vợ tôi thì sóng biển đánh trôi đi mất, không tìm ược xác!

Mọi chuyện diễn ra chỉ trong chớp nhoáng. Ngoài kia, biển vẫn ầm ầm gào hét, chỉ thấy sóng xô chập chùng, không còn dấu tích gì của chiếc huyền định mệnh. Hôm sau, từ trại tạm cư, chúng tôi được đưa trở lại bãi biển, thả bộ dọc xuống hướng Thái Lan, tìm thêm được một số xác chết nữa, nhưng cũng không thấy vợ tôi. Tổng số 161 người chết, chỉ vào bờ được khoảng 100 cái xác, phần còn lại bị sóng đưa đi mất tích. Có hai nhà sư Mã Lai gốc Hoa đem vải và nhang đến làm lễ cầu siêu trước khi lính Mã Lai đem chôn tập thể.

Trên bãi biển Mã Lai dài thăm thẳm tôi dừng chân, ngồi dưới hàng dừa trông ra đại dương, nao nao mường tượng lại chặng đường đã qua. Nhớ những buổi sáng Chúa Nhật vợ tôi lên thăm ở Khu Tiếp Tân trường Bộ Binh Thủ Ðức. Rồi những lần từ thành phố xuống miền Tây chờ tôi ở hậu cứ tiểu đoàn. Khi sinh con đầu lòng, tôi từ đơn vị hành quân, không kịp thay quân phục, vội vã đón xe về thăm ở bảo sanh viện Ðức Chính trên đường Cao Thắng. Nhớ hơn nữa là những lần vợ tôi gánh quả nặng trĩu đi tiếp tế cho tôi trong trại cải tạo, băng ngang 17 cây số đường rừng từ thị xã Phước Bình vào Bù Gia Mập. Tất cả đều đã qua đi, chỉ còn lại mặt nước mênh mông xanh thẳm trước mặt, từng cuốn mất bao nhiêu xác người đồng hương trên hành trình tìm tự do!

Vợ tôi mất đi ở tuổi 26, sau những tháng ngày vất vả vì chồng. Lấy tôi khi tôi đã vào quân đội, thường xuyên xa nhà, vợ tôi cũng giống như bao nhiêu người đàn bà khác trong thời khói lửa, chẳng mấy khi được gần chồng. Khi tôi được biệt phái về lại Bộ Giáo Dục, dạy học tại Sài Gòn, đã tưởng vợ chồng có thể sống đời dân sự yên ổn lâu dài, nào ngờ chỉ hơn một năm sau thì mất nước, bắt đầu cuộc sống mới lao đao gấp bội. Ðoạn đường trầm luân ấy, có ngờ đâu rút cuộc lại kết thúc bi thảm bằng cái chết trên đại dương cùng với đứa con đầu lòng hơn 4 tuổi!

Tôi tin chắc cái chết của vợ tôi đã làm thay đổi hẳn cuộc sống của tôi. Nếu nói theo niềm tin thiêng liêng, thì chính vợ tôi đã cứu tôi vào phút chót, trước khi đắm tầu. Bằng chứng là hơn 100 người đàn ông ngồi chung với tôi dưới hầm tầu đều chết cả vì ngộp nước. Em tôi — người giới thiệu tôi cho ông Ân — nếu đi cùng tôi chuyến ấy, chắc chắn cũng đã bỏ xác trên đại dương. Nhờ bị bỏ lại, nửa năm sau, em tôi cùng gia đình vượt biển thành công và gặp lại tôi tại Vancouver, Canada vào giữa năm 80. Bà Ân và hai đứa con nhỏ được sóng đánh vào bờ thoát chết, đi định cư ở Texas, tôi vẫn liên lạc cho đến khi trả xong 20 lượng vàng chồng bà cho tôi vay.

Biến cố hãi hùng của chuyến tầu định mệnh làm tôi càng vững tin rằng đời người có sự sắp đặt của định mệnh, hay nói theo đức tin Công giáo, thì đó là sự an bài của Thiên Chúa. Còn đó rồi mất đó! Kiếp người mong manh như chiếc bách giữa dòng, cho nên các cụ ngày xưa thường ví là cuộc phù thế nhân sinh. Vợ con tôi chết trước mặt tôi. Hơn 160 người chết ngay bên cạnh toi. Mà một kẻ yếu đuối như tôi lại sống sót! Ðó phải là quyền năng của Thiên Chúa chưa muốn tôi lìa trần. Lúc ngồi trên tầu, ông Ân thường tâm sự với tôi: những ngày gần mất nước, gia đình ông đã có thể đi Mỹ dễ dàng, bởi ông làm việc cho cơ quan viện trợ Hoa Kỳ suốt hai mươi năm. Nhưng ông thấy mình tuổi đã lớn, muốn ở lại quê nhà khi đất nước hết chiến chinh, nên ông từ khước quyền lợi di tản mà người Mỹ dành cho ông. Ba năm sau, đất nước qúa lầm than, mà chiến tranh vẫn không dứt. Các con ông chuẩn bị bước vào tuổi nghĩa vụ quân sự phục vụ cuộc xâm lăng Kampuchia, thúc đẩy ông phải ra đi.  Năm 75 ông từ chối di tản bằng máy bay. Năm 78 ông phải trốn bằng thuyền, để rồi chính bản thân ông cùng với 4 đứa con lớn đều chết cả!

Có thể do những suy nghĩ về cuộc đời sau chuyến hải hành khủng khiếp mà tôi thoát nạn chỉ trong đường tơ kẽ tóc, tôi bắt đầu có những thay đổi lớn trong tâm tư. Tôi trở nên dễ tính, ít chấp nhất và không nuôi lòng thù ghét với bất cứ ai. Tôi tâm nguyện rằng cuộc đời mình, hễ làm được điều gì cho cộng đồng, cho xã hội, cho tha nhân, tôi đều cố gắng để đền đáp lại phép lạ của Chúa đã cứu tôi trên biển.

Những ngày trống vắng ở trại tị nạn Mã lai chờ đi định cư, tôi suy nghĩ nhiều về nửa thế kỷ trầm luân của đất nước, và nhận ra một điều đơn giản rằng: trong xã hội Việt Nam người đàn bà mới chính là thành phần chịu nhiều gian truân nhất, thời chiến tranh cũng như thời hậu chiến. Cảm thông cái thực tế chua xót ấy, cùng với nỗi nhớ thương người vợ mớimất, tôi bắt đầu viết truyện dài “Những người đàn bà còn ở lại” trong 3 tháng ở trại tạm cư. Cuốn sách đầu tiên ấy, tuy kỹ thuật chưa cao, nhưng chứa đựng nhiều cảm xúc. Nó là bậc thềm thứ nhất, là nấc thang khởi đầu, để rồi từ đó đến nay tôi đã có được gần 30 tác phẩm xuất bản.

Hai mươi năm đã qua, trên mặt báo chí Việt ngữ, tôi chưa hề viết lại những dòng này để mô tả tỉ mỉ cái chết của vợ tôi với đứa con đầu lòng. Tuy vậy, từ thâm sâu, tôi vẫn tin chắc một điều rằng: chính cái chết của vợ tôi đã mở ra cho tôi một cánh cửa mới tôi chưa hề dự trù trong qúa khứ. Ðó là thế giới văn chương mà tôi miệt mài theo đuổi cho
đến hôm nay.

Nguyễn Ngọc Ngạn

Reply
Forward

Tâm sự sau cuộc hội ngộ 40 năm

Friday, April 23rd, 2010

‘Bác sĩ’ Xoã đang khám mắt cho Tường – bấm vào thấy cỡ lớn

Tường đang coi ‘quẻ’ tay cho Xoã


Tiệc ở nhà Diên

Ngày đầu của 40 năm gặp lại

Trước hết xin cám ơn Diên đã email cho Xõa và báo là đã tìm được VB Tường. Rất vui mừng được gặp lại bạn già tại càfê lover (San Jose, Ca). Không những Xõa mà tất cả các anh em bạn học đến thăm Tường đều có một tâm trạng vui mừng như nhau.

Chúng tôi nói chuyện thao thao bất tuyệt không nghĩ…cho đến 12 giờ trưa, chúng tôi tạm khóa sổ buổi hàn huyên tâm sự đang dỡ dang bởi một vài công việc gia đình mà mỗi anh em phải tạm chia tay. Sau đó Diên có nhã ý mời chúng tôi về nhà chơi. Thế là tôi lại gặp lạiTường, Diên và Tấn ở nhà Diên (Morgan Hill, CA). Câu chuyện lại tiếp tục từ 2:30 tới 7:30pm, non-stop trước khi Xõa chia tay ra về. Cám ơn vợ chồng Diên đã cho hai món ăn ngon miệng: Gõi seafood và lẫu seafood. Món ăn thuần túy quê hương. Thật sự mà khen tạo hóa sinh ra con ngưởi thật vĩ đại, một nhà toán học có thể do lường một vật thể, trọng lượng của trái đất, tính đường bay tới sao hỏa.. etc…nhưng có khoa học gia nào dám nói tôi có thể đo được sức chứa của khối óc ? khi nào nó đầy và lúc nào nó cạn?

Càng nói, chúng tôi càng đào bới bao nhiêu chuyện của 40 chục năm về trước….bao nhiêu chuyện đã qua trong lao đao nơi xứ người và bao nhiêu chuyên trong hiện tại. không phải lâu lắm gặp lại Tường nên chúng ta mới có nhiều chuyện để mà nói. Nhưng nếu khối óc không có chỗ chứa thì nó sẽ bị hạn hẹp!

40 chục năm gặp lại Tường cũng không thay đổi chi nhiều, chỉ có 1 điều làm tôi hơi ngạc nhiên là hồi này Tường làm thơ tình? Thơ tình cũng khá đau thương, mùi mẫn thư kẽ thất tình, nhưng khi gặp vợ chồng Tường, tôi nghĩ rằng Tường có một gia đình rất đầm ấm và hạnh phúc. Không như những lời thơ ai oán như trên www.thuanan.net.

Thật sự đau khổ, hạnh phúc, tương tư, sầu não, nó không có mùi vị (vô sắc), Khi người ta “bi quan hay lạc quan” thì mùi vị của nó mới xuất hiện.
“anh cắn môi đau,
để em ra đi trong vòng tay kẽ lạ
giọt rựơu sầu, nhỏ hạt đắng vành môi”

sẽ nhờ Diên upload bài thơ “Phũ Phàng”. để tặng người bạn gìa mới gặp lại, và tất cả các bạn học đọc cho Dzui.
Đây là lần đầu tiên Xõa lên mạng Thuận An, xin gỡi lời thăm hỏi đến tất cả thầy, cô và tất cả các bạn ở hãi ngoại hay đang còn trong nước, xin chúc cho tất cả được bình yên trong cuộc sống, sức khỏe dồi dào, và hoài vọng một ngày đại đồng, tất cả các học sinh TA, trở về Thuận An “UNION” một ngày thật gần…

Chào,

Trần Xõa

Nhớ mối tình không trọn vẹn!

Monday, January 11th, 2010

Tôi tình nguyện gọi người ấy là chị vì lớn tuổi hơn tôi và chín chắn hơn tôi trong suy nghĩ. Tôi đã rất hạnh phúc khi được là em của chị.
Qua thời gian tiếp xúc, chia sẻ và đồng điệu, tôi nhận ra tình cảm của tôi dành cho chị có thêm những nỗi nhớ vu vơ. Và rồi tôi biết mình… yêu chị!

Khi đó tôi 22 tuổi, mới ra trường, chưa từng trải qua cuộc tình nào. Chị làm tôi rung động có lẽ vì chị đến với tôi quá tình cảm, sự quan tâm quá ngọt ngào, sự chăm sóc nhẹ nhàng bằng những lời nhắc, câu chúc…

Con người ta sống – yêu và gắn kết với nhau vì điều gì? Tôi tự hỏi và tự trả lời: vì cả hai muốn cùng xây đắp những hạnh phúc chung. Và tôi nhận ra sự thật: tôi thấy hạnh phúc khi ở bên chị, tôi có thể tin tưởng, chia sẻ với chị nhiều điều.

Điều tôi muốn chia sẻ là khi yêu ai đó bạn nên hỏi trái tim mình đã yêu thật lòng, yêu hết mình? Và bạn có thể cùng người ấy “đồng cam cộng khổ” để bước qua những ranh giới của cuộc sống mà hai người có thể gặp trong chặng đường yêu, đi đến hôn nhân và tìm kiếm hạnh phúc trong tình yêu?

Nếu câu trả lời là có thể thì bạn hãy tỏ tình, hãy vun vén tình yêu của mình để không bị bất kỳ một ngoại cảnh nào tác động làm tình yêu của bạn bị tổn thương!

Tôi bày tỏ nỗi lòng mình qua tin nhắn: “Chị có biết là ngày hôm nay không nói chuyện với chị em cảm thấy… nhớ lắm không?”. Vừa nhấn phím gửi đi, tôi vừa hồi hộp, vui vui, mắc cỡ.


Có lẽ chị rất buồn nhưng là người biết lắng nghe nên chị nhẹ nhàng chấp nhận…

Nhiều lần như vậy cho đến một lần chị hồi âm: “Vì sao em nhớ chị? Những tin nhắn của em làm chị suy nghĩ rất nhiều. Và chị cũng đã mất ngủ khi phải đọc đi đọc lại tin nhắn đó hàng chục lần! Em có biết là em đang làm khổ chị không ?”.

Tôi vỡ òa khi đọc tin. Cái rụt rè của thằng con trai 22 tuổi bỗng biến đâu mất, tôi nhắn tin giãi bày: “Em cũng không biết nữa, em rất quý chị, không biết có phải đó là tình yêu?”. Vậy đó, tôi bắt đầu ngỏ lời như vậy . Mãi đến mấy tháng sau mối tình đầu của tôi mới chớm nở khi chị gật đầu nói… yêu tôi.

Những ngày yêu nhau thật hạnh phúc nhưng cũng thật ngắn. Chị nhận được nhiều lời châm chọc, có thể lúc đầu là đùa nhưng dần dần người ta bảo chị “dụ dỗ” tôi – chàng sinh viên mới ra trường. Bạn bè tôi thì chọc : “Quen với chị sẽ được bao bọc tốt, khôn thiệt!”. Những búa rìu dư luận ấy đẩy chúng tôi vào ngõ hẹp.

Cả tôi và chị không vượt qua được cái tự ái của bản thân. Tôi còn trẻ nên tôi không thể “nhẫn” trước những câu ác ý của bạn bè và vài người thân. Tôi sợ hãi. Chính tôi nói lời chia tay dù vẫn thương chị. Có lẽ chị rất buồn nhưng là người biết lắng nghe nên chị nhẹ nhàng chấp nhận…

Cho đến bây giờ, khi chị đã có chồng, tôi vẫn chưa dám yêu thêm lần nữa. Tôi cũng nhận ra rằng thời điểm tôi ngỏ lời yêu chị, tôi chưa chuẩn bị hết những tình huống xảy ra trong mối quan hệ “em yêu chị”. Tình yêu ấy cũng chưa đủ lớn để vượt qua dư luận.

Tiếc lắm, nhớ lắm,nhớ một mối tình không trọn…

Thùy Dương Tiểu Thơ (st)
biethet.com

Cứ bước tiếp đi anh, em ổn!

Sunday, December 27th, 2009

Những điều anh đã nói thật hay biết bao, rằng anh sẽ yêu em cả đời cho dù mình không bên nhau, rằng anh sẽ luôn quan tâm em… Bây giờ em thấy tất cả thật vô nghĩa!

Mấy ngày hôm nay em không thể ngủ được, cũng chẳng biết vì sao nữa! Em thấy mình trở nên vô cảm quá. Đã mấy đêm em hoang mang, cuống cuồng tìm lại cho mình chút cảm xúc với cuộc đời, cảm giác vui vẻ, hạnh phúc hay buồn, thất vọng mà cũng không thể.

Em tự hành hạ bản thân, tự cho phép mình sống như thế. Bỏ qua những việc em phải làm, bỏ qua sách vở, báo cáo. Cả ngày hôm nay em không bước ra khỏi nhà, em ngồi đọc lại tất cả những lá thư cũ, những email, những thiếp chúc mừng mà mình đã viết cho nhau và… em khóc! Em khóc như một đứa trẻ, em chợt nhận ra em đâu có vô cảm. Những ngày qua có lẽ nỗi đau trong em quá lớn khiến em trở nên như vậy chăng? Em nhớ lại tất cả những kỉ niệm của chúng mình, những ngày qua em vẫn đứng ở ngã 3 đường, 1 con đường em và anh đi chung, 1 con đường anh đang đi, và 1 con đường có thể em sẽ đi. Em đã đứng ở đó, đợi chờ và hi vọng, nhưng em nhận ra cuộc sống của anh đang rất vui vẻ, không có em anh sẽ vui hơn nhiều.


Ảnh: Minh họa

Em khóc như một đứa trẻ, em chợt nhận ra em đâu có vô cảm.

Em có mâu thuẫn quá không khi là người nói chia tay trước? Nhưng em sẽ không ngồi đây và tự trách mình nữa, bởi em biết mình đã quyết định đúng. Có thể em đã rất hối hận nếu như anh không quên em nhanh thế, có thể em sẽ còn khóc nhiều nữa và hành hạ bản thân mình nhiều nữa nếu em không cho anh biết rằng, em vẫn yêu anh và chờ đợi anh quay về! Nhưng không, tất cả những giả thuyết đó đã không xảy ra! Trách sao được lời nói gió bay mà. Những điều anh đã nói thật hay biết bao, rằng anh sẽ yêu em cả đời cho dù mình không bên nhau, rằng anh sẽ luôn quan tâm em…
Bây giờ em thấy tất cả thật vô nghĩa! Và quan trọng hơn với em những điều đó không còn là hy vọng của em nữa cho dù những điều đó em từng lấy làm niềm tin! Em lên sân thượng đứng, nhìn dòng người đi đi lại lại em thấy cuộc đời vẫn cứ tiếp diễn, không có gì thay đổi, có chăng chỉ là một hình bóng đã mãi mãi bước ra khỏi cuộc sống của em mà thôi! Em chợt nghe thấy tiếng ai đó khẽ thở dài trong chính con người em, rồi bỗng chốc bay xa. Em biết cuộc đời còn có những số phận éo le, và em, em vẫn là người hạnh phúc lắm! Hạnh phúc là khi ta biết sẻ chia, em sẽ không còn là em vô trách nhiệm như những ngày qua nữa, dù mất tất cả em vẫn phải giữ lại cho mình những gì đẹp nhất trong em, để em không thể trở nên vô cảm, để em vẫn biết cười mỗi khi vui, biết khóc mỗi khi cuộc đời làm em thất vọng, và biết cảm thông trước những đau khổ người khác phải gánh chịu.


Em sẽ nhớ đến anh, luôn nhìn về con đường của anh…

Chia tay không phải là chấm hết tất cả phải không anh? Chỉ là cuộc đời bọn mình bước sang một trang mới thôi. Em không muốn nhắc đến lý do mình chia tay nữa nhưng em tin rồi một ngày anh sẽ hiểu! Ngày mai em sẽ đi trên con đường của em, anh đi trên con đường của anh, em mong trên cả hai con đường luôn có nụ cười của em và anh. Ngày mai, khi lúc nào đó em gặp lại anh, em sẽ mỉm cười và bước tiếp.
Em sẽ nhớ đến anh, luôn nhìn về con đường của anh, nhưng chỉ là để cảm thông thôi. Có thể cả đời em không quên anh, vẫn yêu anh, nhưng chắc chắn tất cả đã đóng chặt lại, em sẽ không ngoảnh lại nữa vì em biết có người nào đó còn yêu em nhiều hơn anh! Anh hãy cố gắng để có một cuộc sống hạnh phúc nhé, em cũng vậy! Hẹn ngày gặp lại, mối tình đầu của em!

Thùy Dương Tiểu Thơ (st)
xaluan.com

Ước gì em chưa thuộc về ai!

Sunday, December 27th, 2009

Rất nhiều lần em muốn nói với anh là anh đã làm con tim em lỗi nhịp, nhưng em biết là mình sẽ chẳng bao giờ có đủ can đảm để nói. Mà em cũng chẳng nên nói ra để làm gì khi biết rằng giữa anh và em là không thể.

Có những khi em buồn và không hiểu được cảm xúc của chính bản thân mình. Thời gian cứ trôi đi, và từ từ mọi thứ cũng dần thay đổi. Vậy là em biết anh đã hơn một năm…

Ngày đầu gặp anh em có một cảm giác rất lạ, có gì đó rất gần nhưng cũng rất xa mà em không thể nào lý giải. Đi chung xe một thời gian cũng khá dài em mới bắt đầu quen và bắt đầu nói chuyện với anh, như một người bạn đồng nghiệp bình thường. Rồi chúng ta nói chuyện nhiều hơn, bắt bẻ nhau nhiều hơn và trở nên đối nghịch, chúng ta hay phản bác nhau, cố tình làm quê nhau, hầu như mỗi lần nói chuyện là mỗi lần cãi vã, nhưng… càng cãi nhau nhiều thì càng hiểu nhau nhiều hơn và em bắt đầu nhận thấy rằng em hay nghĩ tới anh và bắt đầu thấy nhớ khi không gặp anh.

Rồi có một ngày anh kể cho em nghe những chuyện về anh, về gia đình anh, về tình cảm của anh, về mối tình đầu dang dở, về quá khứ và hiện tại và trải lòng về những suy nghĩ của anh và em biết anh đã thay đổi…

Rồi anh đổi status mà em có cảm giác như anh đang cố gắng thể hiện trên đó nỗi lòng của anh, anh nói chuyện với em nhiều hơn, cởi mở hơn mặc dù bên ngoài vẫn là khiêu khích, là đối nghịch…

Rất nhiều lần em muốn nói với anh là anh đã làm con tim em lỗi nhịp nhưng em biết là mình sẽ chẳng bao giờ có đủ can đảm để nói. Mà em cũng chẳng nên nói ra để làm gì khi biết rằng giữa anh và em là không thể, em có cuộc sống của em và anh cũng vậy.


Rồi một ngày, em sẽ tìm được một nửa hạnh phúc thật sự của mình! (Ảnh minh họa).

Em hiểu tin nhắn của anh, em hiểu ánh mắt của anh và em hiểu cả tiếng lòng của trái tim mình, nhưng anh ơi em như con chim lạc bầy, bơ vơ và lạc lõng, em cần một điểm tựa, một bờ vai chia sẻ cho cuộc đời mình và cuộc sống dạy cho em biết rằng không thể đánh đổi mọi thứ lấy một thứ mỏng manh và mơ hồ… và anh ơi, chúng ta không phải là một nửa của nhau.

Em thực sự muốn xóa tan đi tảng băng đang lạnh lùng bao trùm lấy anh, để anh và em lại vui vẻ, lại cãi lộn, lại gây gổ và lại chia sẻ những buồn vui như ngày nào, nhưng em không biết phải làm gì để có lại những ngày ấy. Em sẽ cố quên đi tất cả và quay trở lại với thói quen của chính mình. Chỉ có một điều là với em quên anh không phải là dễ dàng gì khi mỗi ngày đều ngồi chung xe, làm chung một chỗ và em phải cố gắng để mỗi khi đi ngang qua phòng mà không nghĩ đến anh….

Nhưng rồi mọi thứ cũng sẻ trở lại bình thường và em sẽ lấy lại được cân bằng cho chính cuộc sống của mình khi cơn bão lòng đã qua đi mặc dù dư âm để lại của nó không phải là nhỏ. Rồi một ngày nào đó anh sẽ tìm được một nửa của mình và sẽ thấy được bến bờ hạnh phúc, dù ở đâu, phương trời nào, hoàn cảnh nào em luôn gửi trong gió những lời yêu thương đến anh và cầu chúc anh luôn hạnh phúc.

Lý Phương Thảo (st)
xaluan.com

Yêu…

Tuesday, October 27th, 2009

Tác giả: Nguyệt Khanh


(Ảnh: Minh Họa)

“Thôi, về Ni… khuya rồi.”

Giọng Trà kéo tôi về với thực tại, bao giờ Trà cũng gọi cái tên ở nhà của tôi “cho thân mật”. Tôi và Trà dắt xe đi bộ lững thững dưới mưa, cơn mưa xuân rây rắt. Tôi không khóac áo mưa Trà đưa cứ để cho cái thoáng lạnh của mưa xuân dần thắm đẫm mình.

Trà là bạn thân của anh và nghiễm nhiên trở thành người quan tâm tôi khi không có anh. Trường anh nghỉ Tết sớm, anh định chờ tôi về nhưng không được. Má anh đau và anh lại là đứa con duy nhất. Trà và tôi tiễn anh đi. Lúc xe chạy, tôi mới cảm nhận được hết nỗi hụt hẫng, tôi điếng lặng nhìn theo chiếc xe xa dần, mất hút. Lần đầu tiên tôi xa anh, lần đầu tiên tôi tiễn đưa một người con trai, một người tôi yêu thương. Lần đầu tiên… Con đường bỗng nhạt nhèo vô duyên dđến lạ.

“Quí khách đi tàu lưu ý…”. Sân ga chộn rộn, chen chúc. Anh trên tàu, tôi dưới sân, dđôi bàn tay nắm chặt. Tôi quay đi cố ngăn những giọt nước mắt chực tràn. Tôi sợ nước mắt sẽ làm cho con tàu anh đi dùng dằng, day dứt.

Cái nắm tay chặt là thế rồi cũng xa rời, tàu rùng mình chuyển bánh. Tôi nhìn anh, trong đáy mắt ánh lên lời thì thầm “đừng khóc”. Rồi anh đi.

Tôi lại xa anh, cứ xa xa mãi. Tôi được sinh ra dường như là dành cho anh và anh cũng chỉ là của riêng tôi. Chẳng có hạnh phúc nào là trọn vẹn. Anh và tôi yêu nhau nhưng cứ mãi xa nhau. Giữa hai đứa cứ tiếp nối những cuộc tiễn đưa đến xót lòng. Nước mắt cứ mặc nhiên trào ra. Tôi khóc. Tôi khóc bởi tôi ý thức được, tôi biết được nếu không có anh cuộc sống của tôi thế nào. Tôi bất giác rùng mình khi nghĩ tới những tháng ngày thiếu vắng. Tình yêu với tôi như hơi thơ.û

Đêm qua anh bảo “ Anh nói Trà sang chơi với em luôn nhé?” lúc chúng tôi ngồi trước sân trường. “Đừng, anh” – Tôi không muốn gặp Trà, tôi sợ tôi lại gặp một chút anh trong Trà. Tôi thấy mình yếu đuối quá. Anh nhìn tôi, tay xiết chặt hơn.

Tôi lao vào công việc, soạn giáo án, họp hội đồng, tập văn nghệ… Anh thực tập ở Hà Nội. Thư về cho tôi anh viết “Tụi mình có bị bất công quá không? Anh nghĩ là không. Ông trời có mắt biết được mọi sự khi chúng ta ra trường phải xa nhau một thời gian rồi mới hợp được…”. Thư anh mang chút lạnh của Hà Nội nhưng cũng đủ làm tôi ấm lòng. Tôi tin, anh tin vào những gì mình có được đằng sau những tháng ngày xa cách. Rồi tôi cũng bận tít mù, công việc là công việc. Những tưởng công việc sẽ làm tôi quên bớt anh nhưng tôi lầm. Cái khoảng trống sau công việc thật dễ sợ, con người luôn ở trong trạng thái chênh vênh.Càng cố quên lại càng quay quắt đến cháy lòng. Tôi thèm cảm giác êm ềm nhẹ nhàng bên anh, thèm phút giây đón đưa sau công việc. Tôi khao khát đôi bàn tay ấm nồng… Chợt thấy mình yêu quá đỗi.

Ngày ra trường tôi hát: “ Biệt ly, nhớ nhung từ đây. Chiếc lá rơi theo heo mây, người về có hay”. Anh khóat vai tôi đi dọc bờ sông. Gió chiều phả lên mát rượi, gió và tóc tôi nô đùa mơn man trên cánh tay anh. Ngày mai xa Huế chẳng biết đến bao giờ tôi và anh mới có lại một buổi chiều như thế này. Êm đềm hạnh phúc và thêm một chút mong manh.

Tụi bạn lắc đầu khi nhìn tôi và anh “phiêu quá”. Ừ, thì phiêu quá. Nhưng tôi và anh sống bằng niềm tin cơ mà. Nhớ một câu của ai đó: “Chỉ có hai điều giúp đem lại hạnh phúc đấy là tin và yêu”. Tôi và anh đã có cả hai. Tôi cần hạnh phúc, tôi muốn có được hạnh phúc trong tầm tay. Tôi hỏi anh lúc sắp xa: “Bao giờ gặp nhau?”. Câu trả lời đơn giản: “ Lúc nhớ”. Ừ, lúc nhớ. Đơn giản để xa nhau một cách nhẹ nhàng hơn dẫu biết rằng bao nhiêu ràng buộc, đơn giản để trấn an mình. Có cái gì đó nghèn nghẹn ở cổ. Nhìn nhau và chỉ muốn hét lên, ôi chia ly…

Tôi xin được việc gần nhà. Anh cũng may mắn như tôi, công việc ổn định và cách nhau gần bốn trăm cây số. Khoảng cách ấy chẳng biết đến bao giờ mới rút ngắn lại. Thuư cho anh, tôi viết: “Có phải đó là sự huyền nhiệm của tình yêu? Bên nhau thì hạnh phúc, không có nhau cũng chẳng ai chết?!”. Gửi thư rồi tôi mới thấy mình ngu ngốc, cái ngu ngốc chẳng biết gọi tên và cũng chẳng hiểu tôi đang muốn chứng minh điều gì nữa. Tôi khó hiểu trước tôi.

Xuân lại về, muộn hơn mọi năm. Một năm xa nhau mười hai tháng chẳng đủ sao lại thêm tháng thứ mười ba nữa. Cái tháng nhuần đến là vô duyên vậy mà mai nhà tôi vẫn nở trúng tết. Sắc vàng làm sáng rực cả khu vườn, sáng đến lung linh trong nắng. Tất cả đều mới và như đang bắt đầu. Riêng tôi vẫn cũ mèm, xa cách.

Tôi lẩm nhẩm câu thơ của Nguyễn Bính “Anh ạ, mùa xuân đã cạn ngày, bao giờ em mới gặp anh đây…” khi tha thẩn trong vườn, khi cánh mai cuối cùng vừa liệng xuống. Một cái gì đó rơi rụng trong tôi. Tôi và anh, xa nhau khi chỉ mới bắt đầu, cứ xa xa mãi. Xa đến nỗi cái triết lý sống của tôi và anh cũng đành gói lại cho vào ngăn kéo – tin và yêu. Tôi biết sẽ còn một cuộc chia ly nữa, lần chia xa cuối cùng, vĩnh viễn. Đó là con đường duy nhất để xoá đi sự khe khắt cuộc sống ban tặng cho hai đứa. Tôi vaà anh sẽ chẳng còn cười và bảo: “Ông trời có mắt biết được mọi sự khi chúng ta ra trường phải xa nhau một thời gian rồi mới hợp được…”. Và sẽ chẳng còn chia ly, chẳng còn đưa tiễn…

Đêm về tôi khóc, giọt nước mắt nóng hổi trên má tôi là cánh mai ban chiều đang liệng xuống – Mùa xuân đã cạn ngày. Xa cách đến lúc không thể xa cách được nữa. Sức chịu đựng của con người có hạn. Anh vẫn như gió trời ngang dọc, tôi mệt mỏi mà rằng: “Ngày mai rồi sẽ khác…Đêm nay anh có nghe.”

Nguồn: TAT – Dan Truong(Sưu Tầm)