Archive for the ‘Đời Sống’ Category

Bé 1 tuổi nổi tiếng nhờ vào bếp nấu ăn

Friday, May 29th, 2020

MỸ-Kobe bất ngờ trở nên nổi tiếng. Kênh Instagram của cậu bé 1 tuổi này đã có hơn 1,5 triệu người theo dõi nhờ những video “vào bếp nghịch ngợm” cùng mẹ.

Trong một video mở đầu để giới thiệu bản thân, tài khoản Kobe Eats mô tả rất đơn giản: “Xin chào, tôi là đầu bếp Kobe 1 tuổi. Tôi thích nấu ăn, ăn và khám phá trong bếp”

Bé Kobe trong những lần vào bếp cùng mẹ. Ảnh cắt từ video.

Mẹ của Kobe đăng tải nhiều đoạn video, trong đó bé trai Kobe đội chiếc mũ đầu bếp, giống như siêu nhân Gao màu đỏ rồi chạy lăng xăng với khuôn mặt đỏ ửng, phúng phính rất dễ thương. Cậu bé giúp mẹ rửa nấm, nhặt rau, đôi khi còn giúp mẹ ăn luôn cả các loại thức ăn. Trong các video, Kobe bi bô nói, đôi khi cho cả một chiếc bánh mẹ vừa làm vào miệng và nhai ngon lành.

Trả lời phỏng vấn, chị Ashley Wian – mẹ của Kobe – tiết lộ rằng tính cách của con trai rất sống động, hoạt bát, và “nấu ăn chỉ là một trong nhiều những hoạt động của cậu bé ở nhà”.

Sau khi chứng kiến sự lém lỉnh của cậu con trai, chị đã quyết định mở một tài khoản Instagram cho bé vào tháng 2 vừa qua và đăng các video lên đó. Ban đầu, tài khoản chỉ có khoảng 200 người theo dõi, nhưng tới tháng 4, con số này tăng vọt.

https://youtu.be/0A8uvlV5-30

Mức độ nổi tiếng của cậu con trai Kobe khiến cho mẹ cậu cảm thấy thực sự khó tin. Chị Ashley chia sẻ: “Sự gia tăng lượng người theo dõi khiến chúng tôi nghĩ rằng những gì mà người cha, mẹ như chúng tôi làm là chính xác. Nuôi dạy một đứa trẻ còn có thể mang lại cho mọi người những nụ cười. Đại đa số đều nói với chúng tôi rằng tính cách của Kobe rất đáng yêu”.

Ashley Wian cho biết con trai đặc biệt yêu thích việc vào bếp và thích khám phá cũng như học hỏi các kỹ năng liên quan đến việc bếp núc. Mặc dù khi vào bếp, cậu bé thường làm hỏng đồ hoặc bôi bẩn khắp nơi, nhưng những gì cậu bé đem lại là kỷ niệm đẹp đẽ cho cả gia đình.

Cha của Kobe hiện giúp con trai mở một kênh YouTube riêng. Anh hy vọng cậu bé có thể đem lại thật nhiều niềm vui cho mọi người.

Thùy Linh-VNE (Theo Aboluowang)

Chiêm ngưỡng dinh thự xa hoa của các lãnh đạo thế giới

Sunday, May 24th, 2020

Không chỉ là nơi ở của các nguyên thủ quốc gia, các tòa nhà này còn là biểu tượng kiến trúc, nghệ thuật độc đáo được thiết kế xây dựng kỳ công.
Brazil


Dinh Alvorada ở Brasilia là nơi ở của mọi tổng thống Brazil. Dinh thự này được xây dựng hiện đại với hồ bơi phản chiếu và những bức tượng điêu khắc đầy nghệ thuật.

Dinh Alvorada nằm ở thủ đô Brasilia, trên một bán đảo bên rìa hồ Paranoa. Tòa nhà nằm trên diện tích rộng 7.000 m2, gồm có 3 tầng: tầng hầm, tầng lửng và tầng hai. Bên trong dinh thự được thiết kế đơn giản nhưng sang trọng được chia thành nhiều phòng riêng và có một hội trường lớn.

Pháp

Cung điện Élysée (hay Palais de l’Élysée) là nơi ở chính thức của tổng thống Pháp. Nơi này nổi tiếng với thiết kế xa xỉ, sử dụng rất nhiều đồ dát vàng.

Cung điện Elysée được thiết kế giống như 1 “pháo đài” với 365 phòng. Bên trong cung điện trưng bày hơn 200 bức tranh cùng gần 70 pho tượng quý giá.

Nhật Bản

Cung điện Hoàng gia nằm ở giữa Tokyo, nhưng bên trong giống như một công viên rộng lớn được bao quanh bởi một con hào và những bức tường đá dày. Công trình được xây dựng từ cuối thế kỷ 19 nhưng đã bị phá hủy một phần trong Thế chiến 2. Sau đó, tòa nhà đã được phục chế nguyên vẹn và trở thành nơi ở và làm việc của Hoàng gia Nhật.

Mỹ

Nhà Trắng, ở Washington, DC, có lẽ là nơi ở của tổng thống nổi tiếng nhất thế giới. Phòng Bầu dục là không gian làm việc chính thức của tổng thống. Đây là nơi Tổng thống Donald Trump trao đổi với các nhà ngoại giao, nhân viên, chức sắc và nguyên thủ quốc gia.

Nga

Điện Kremlin Moscow (nghĩa là: Pháo đài bên trong một thành phố) được xây dựng từ thế kỷ 14 đến 17 tại Nga. Công trình là nơi làm việc của các cơ quan tối cao của chính quyền Nga và là một trong những kiến trúc lịch sử, nghệ thuật độc đáo của quốc gia này.

Điện Kremlin Moscow là một tổ hợp pháo đài lịch sử nhìn ra Quảng trường Đỏ. Công trình được cấu thành từ 15 tòa nhà, 20 tòa tháp với tổng diện tích hơn 275.000 m2. Từ năm 1955, Kremli mở cửa cho khách vào tham quan và trở thành một viện bảo tàng ngoài trời. Điện Kremli được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1990.

Anh

Tòa nhà được xem là biểu tượng của chế độ quân chủ Anh từ năm 1837. Cung điện Buckingham có tổng cộng 775 phòng, bao gồm 52 phòng ngủ hoàng gia, 188 phòng ngủ nhân viên, 92 văn phòng và 78 phòng tắm. Hiện nữ hoàng Anh Elizabeth II vẫn đang sống cùng gia đình tại cung điện tráng lệ này.

Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, tổng thống hiện tại của Thổ Nhĩ Kỳ, cư trú tại Ak Saray (còn được gọi là Cung điện Trắng) ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ. Cung điện có giá 615 triệu USD và có hơn 1.100 phòng, (lớn hơn cả Nhà Trắng và cung điện Élysé của Pháp).

Đức

Cung điện Bellevue, một cung điện tân cổ điển ở giữa Berlin, là nơi ở chính thức của tổng thống Đức từ năm 1994.

Thương Minh-DT (Theo Thrillist)

Merry Christmas

Friday, December 23rd, 2016

merryxmas_2016

Mừng Xuân Bính Thân

Friday, February 5th, 2016

7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng

Thursday, January 7th, 2016

7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
Đại bàng chính là lòai chim thống trị bầu trời, cũng là lòai chim được vinh dự chọn làm biểu tưởng của nước Mỹ, vậy tại sao lòai chim này lại đặc biệt đến vậy, hãy cùng khám phá 7 nguyên tắc sống của đại bàng nhé…

Nguyên tắc 1:
Đại Bàng bay một mình ở một tầm rất cao, nó không bay với chim sẻ, hoặc chen lẫn vào với các loài chim khác nhỏ hơn như ngỗng, vịt trời.
Hãy tránh xa những con chim sẻ và quạ hoặc những người khác luôn cản trở và níu kéo công việc của bạn. Đại Bàng bay chỉ với những con Đại Bàng khác.

Nguyên tắc 2:
Đại Bàng có tầm nhìn rất xa, có khả năng tập trung vào một cái gì đó lên đến khoảng cách 5 cây số. Khi phát hiện ra con mồi của nó, thậm chí là một động vật gặm nhấm từ xa, nó chú tâm và dành sự tập trung của mình vào con mồi và thiết lập ra cách tiếp cận để bắt được con mồi đó. Không có vấn đề gì có thể cản trở được nó, con Đại Bàng sẽ không thay đổi mục tiêu con mồi cho đến khi nó bắt được.
Có một tầm nhìn và tập trung cao độ làm việc thì sẽ không có vấn đề gì trở ngại và bạn sẽ thành công.

Nguyên tắc 3:

Đại Bàng không ăn những thứ đã chết. Nó chỉ ăn những con mồi tươi. Kên kên thường ăn động vật chết, nhưng Đại Bàng thì không.

Hãy cẩn thận với những gì bạn mắt thấy và tai nghe, đặc biệt là những hoàn cảnh trong các bộ phim và trên truyền hình.

Nguyên tắc 4:
Đại Bàng rất thích các cơn bão. Là loài chim duy nhất yêu thích các cơn bão. Khi những đám mây xám xịt kéo đến thì đó là lúc những chú chim Đại Bàng rất vui mừng. Đại Bàng sử dụng sức gió của cơn bão để nâng nó bay cao hơn. Một khi nó thấy gió của cơn bão, Đại Bàng sử dụng sức mạnh của cơn bão hoành hành để nâng nó lên trên những đám mây. Điều này cho phép các con Đại Bàng một cơ hội để lướt cao hơn từ đôi cánh của nó. Trong khi đó, tất cả các loài chim khác thường ẩn trong lá, cành, hốc cây.

Chúng ta có thể sử dụng những cơn bão của cuộc sống để nâng chúng ta lên tầm cao mới. Thưởng thức những thành quả đạt được từ những thách thức và biến những cơn bão cuộc sống thành lợi ích cho chúng ta.

Nguyên tắc 5:
Đại Bàng luôn kiểm tra trước khi nó đặt niềm tin vào con khác!
Ví dụ: Như khi một con Đại Bàng Cái gặp một con đực và cả 2 muốn giao phối, con Cái bay xuống mặt đất trong khi con đực đang theo đuổi nó. Và nó cắp một cành cây khô và bay trở lại vào không trung cùng với con đực đang theo đuổi nó. Khi nó đã đạt đến một tầm cao mà nó mong muốn thì nó sẽ thả nhành cây, lúc đó nhành cây rơi tự do. Khi đó con đực đuổi theo cành cây này. Con Đực thả mình nhanh hơn so với cành cây đang rơi tự do mà nó đang đuổi. Con đực sẽ bắt lại cành cây trước khi để nó rơi xuống đất. Nó sẽ mang nhành cây đó đưa lại cho con Đại Bàng cái. Tiếp tục con Đại Bàng Cái tiếp tục cắp cành cây này và bay lên với một tầm cao hơn và lại thả cành cây đó lại để cho con đực đuổi theo. Điều này diễn ra đến hàng giờ đồng hồ, với chiều cao ngày càng tăng cho đến khi con Đại Bàng cái được đảm bảo rằng con Đại Bàng đực cam kết đã làm chủ được nghệ thuật nhặt lại cành cây này. Chỉ sau đó, con cái mới cho phép con đực giao phối với nó.

Cho dù trong cuộc sống riêng tư hay trong kinh doanh, một trong những thử nghiệm cam kết của mọi người dành cho mối quan hệ đối tác trước khi chúng ta hợp tác cùng thành công.

Nguyên tắc 6:
Khi đã sẵn sàng đẻ trứng, con Đại Bàng đực và con Cái xác định một vị trí rất cao trên vách đá nơi không có động vật săn mồi có thể tấn công được. Con đực sẽ bay xuống mặt đất và chọn những cành cây khô chắc chắn và đặt chúng trên các kẽ hở của vách đá, sau đó bay trở lại mặt đất một lần nữa để thu nhặt các cành cây nhỏ hơn và xếp vào tổ cần làm.
Nó bay trở lại mặt đất và chọn các cành cây khô có gai và đặt dưới các lá cây. Rồi nó thu nhặt các đám cỏ mềm để trải trên các cành cây có gai. Khi lớp tổ đầu tiên xây dựng được hoàn thành, Đại Bàng đực bay trở lại mặt đất và chọn cây có gai nhiều hơn, đưa nó vào tổ, nó lại bay xuống mắt đất lấy cỏ để phủ lên các cành cây có gai, sau đó rũ lông của mình lên để hoàn thành tổ.
Các gai ở bên ngoài của tổ bảo vệ nó khỏi những kẻ xâm nhập vào tổ. Cả hai con Đại Bàng đực và cái tham gia trong việc bảo vệ Đại Bàng con. Con cái có nhiệm vụ đẻ trứng và bảo vệ chúng, Con đực xây dựng tổ và đi kiếm mồi. Trong thời gian dạy cho những con Đại Bàng con tập bay, Đại Bàng mẹ ném những con Đại Bàng con ra khỏi tổ. Bởi vì các con non đang sợ hãi, nó sẽ lại nhảy vào tổ.

Tiếp theo, Đại Bàng mẹ ném chúng ra lại và sau đó nó tiếp tục trút bỏ hết các lớp mềm lót trong tổ, để lại các gai trần. Khi các Đại Bàng con sợ hãi và một lần nữa nhảy lại vào tổ thì chúng bị vết chích bởi các gai. Nó thét lên và bị chảy máu. Nó phải nhảy ra khỏi tổ và trong lúc này nó tự hỏi tại sao mẹ và người cha yêu thương nó rất nhiều bây giờ lại tra tấn nó.
Tiếp theo, mẹ con Đại Bàng đẩy chúng ra khỏi vách đá vào không trung. Khi tiếng thét trong sợ hãi, Đại Bàng cha bay ra ngoài và bắt chúng trở lại trước khi nó bị rơi và đưa chúng trở lại vào vách đá. Điều này sẽ diễn ra liên tục cho đến khi các con Đại Bàng con có thể bắt đầu vỗ cánh và bay được. Nó cần phải tiếp thu những kiến thức này thì mới có thể bay được.

Việc chuẩn bị dạy chúng ta những thứ cần thay đổi, việc dạy dỗ của gia đình chúng ta cùng với sự tích cực học tập của bản thân sẽ dẫn đến thành công, việc bị chích bằng các gai nhọn cho chúng ta biết rằng đôi khi quá thoải mái, khi chúng ta cần kết quả hoặc không. Chúng ta không được trải nghiệm cuộc sống, không phát triển và không học tập được những gì từ cuộc sống. Gai của cuộc sống đến để dạy chúng ta rằng chúng ta cần phải phát triển, hãy ra khỏi tổ và sinh sống. Chúng ta có thể không biết nó, nhưng thiên đường dường như cảm thấy thoải mái và an toàn vẫn có thể có gai.

Những người yêu thương chúng ta không để cho chúng ta suy yếu, lười làm việc và hãy đẩy chúng ta vào con đường khó khăn để chúng ta có thể phát triển và thịnh vượng. Ngay cả trong hành động của họ dường như làm khó hay gây khó khăn cho chúng ta nhưng thực ra đó là những ý định tốt của họ dành cho chúng ta.

Nguyên tắc 7:

Đại Bàng chuẩn bị cho tuổi già … Khi Đại Bàng trở nên già nua, lông của chúng trở nên yếu và không thể giúp nó còn nhanh nhẹn như trước. Khi nó cảm thấy yếu và sắp chết, nó tìm đến một một nơi xa trong đá. Ở đó, nó nhổ hết tất cả lông trên cơ thể của mình cho đến khi nó rụng hoàn toàn sạch lông. Nó ở lại trong nơi ẩn náu cho đến khi cơ thể đã phát triển mới lông, sau đó nó mới có thể ra khỏi hang và trở lại cuộc sống.

Thỉnh thoảng chúng ta cần phải rũ bỏ những thói quen cũ và các cám dỗ đem lại gánh nặng cho chúng ta, những thứ không cần thiết trong cuộc sống của chúng ta.

Nguồn:Lặng Nhìn Cuộc Sống

Luyen nghe Anh Van

Saturday, October 10th, 2015

Mỗi ngày, chỉ cần làm việc này 2 lần là… suy thận!!

Saturday, October 10th, 2015

Mỗi ngày, chỉ cần làm việc này 2 lần là… suy thận!!

Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng mỗi ngày uống 2 lon nước ngọt sẽ dẫn đến suy thận.

Thông tin từ tờ An ninh Thế giới, năm 2013, trong một hội thảo về thận được tổ chức Mỹ, các nhà khoa học thuộc Đại học Y khoa Osaka, Nhật Bản và Đại học Case Western Reserve ở Cleveland, Mỹ đã đưa ra một báo cáo khiến nhiều người giật mình.

Báo cáo gây chấn động này cảnh báo những người yêu thích xử dụng nước ngọt như một loại đồ uống thường xuyên rằng mỗi ngày uống 2 lon nước ngọt sẽ dẫn đến suy thận.

Vì sao nước ngọt lại gây ra suy thận? Các nhà nghiên cứu cho rằng nước ngọt sẽ làm tăng lượng muối trong máu, đồng thời tăng Protein trong nước tiểu (protein niệu) dẫn đến suy thận.

Tiến sĩ Ryhei Yamamoto, người tham gia cuộc nghiên cứu, phát biểu: “Trong nước ngọt đóng lon, các nhà sản xuất dùng đường Fructose – hay còn gọi là đường trái cây để tạo vị ngọt.

Tuy nhiên, Fructose làm gia tăng sự nhạy cảm của thận với Angiotensin II, một Protein điều chỉnh sự cân bằng muối”.

Khi muối được tái hấp thu vào thận dưới sự tác động của nước ngọt sẽ khiến cơ thể bị mắc những căn bệnh nghiêm trọng như tiểu đường, béo phì, suy thận, cao huyết áp…

Thêm một khuyến cáo nữa của Hội Tim mạch Mỹ, trong một lon nước ngọt có dung tích 350ml thường chứa 7 muỗng cà phê đường

Trong khi đó, một người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ 5 muỗng cà phê đường/ngày (với phụ nữ) hoặc 9 muỗng cà phê đường/ngày (với nam giới), trẻ em chỉ nên tiêu thụ không quá 3 muỗng cà phê đường/ngày.

Như thế, lượng đường trong một lon nước ngọt là quá nhiều trong khi bạn còn cần phải tiêu thụ Glucose từ những thực phẩm khác nữa.

Những nguy cơ khác của nước ngọt đối với sức khỏe:

– Nguy cơ gây bệnh tiểu đường: Uống từ một đến hai đồ uống có đường mỗi ngày tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 26%, so với những người uống một lần mỗi tháng. Uống một lần mỗi ngày làm tăng nguy cơ 15%.

– Nguy cơ gây bệnh ung thư: Chất tạo màu trong nước ngọt có chứa 2 chất ô nhiễm gây ra ung thư ở động vật – 2-methylimidazole và 4-methylimidazole.

– Nguy cơ gây nghiện: Đường kích thích sự phóng thích Dopamine, chất dẫn truyền nội tiết thần kinh trong não, làm cho chúng ta cảm thấy tươi khỏe và hưng phấn. Tuy nhiên, đường cũng có cơ chế gây nghiện như cocain khiến cho người tiêu dùng rất khó từ bỏ đường.

– Gây hại cho răng: Các Acid Photphoric có trong nước ngọt có thể cản trở sự hấp thụ canxi và dẫn đến chứng loãng xương và gây hại cho răng. Ngoài ra Acid Citric có mặt trong cả nước ngọt thường và nước ngọt ăn kiêng đều gây ra mòn răng.

– Nguy cơ gây bệnh tim: Những người tiêu thụ 17-21% calo từ đường có 38% nhiều khả năng chết vì bệnh tim hơn so với những người chỉ tiêu thụ 8%.

Tuổi trẻ mà không có trải nghiệm, là tuổi trẻ vứt đi!

Sunday, January 11th, 2015

Tuổi trẻ không chỉ có nghĩa là trẻ tuổi, mà còn có nghĩa là năm tháng tươi đẹp nhất cuộc đời. Ở cái tuổi ấy, trong ba thứ: sức khỏe, thời gian và tiền bạc, chúng ta chỉ thiếu tiền thôi, còn thời gian và sức khỏe thì luôn đong đầy. Năm tháng qua đi khi về già ta sẽ nhận thấy tiền bạc hóa ra là thứ ít quan trọng nhất trong ba thứ trên. Nghĩa là tuổi trẻ là giai đoạn quý giá nhất đời người vì sỡ hữu trọn vẹn hai món quà lớn nhất của cuộc sống là sức khỏe và thời gian. Ta vốn được nghe nhiều người nói đến điều này rồi, nhưng hỡi ôi, sao chúng ta vẫn đang để cho tuổi trẻ của mình trôi qua một cách hời hợt và vô nghĩa đến thế? Với trí óc hạn hẹp được định hướng, phần lớn tuổi trẻ hiện tại của chúng ta vẫn cho rằng tiền bạc, hơn hết, mới là thứ quan trọng nhất, cần thiết nhất là đáng lưu tâm nhất. Và rồi ta vô tình lãng quên hai món quà quý giá nhất đời, thời gian và sức khỏe. Thật ngu ngốc, thật đáng trách nhưng cũng thật đáng thương làm sao.

Tại sao lại như thế? Tuổi trẻ của chúng ta dường như đang ngủ quá say và quá lâu không chịu thức dậy để tận dụng hai món quà quý giá nhất? Đó là lãng phí, là ngu ngốc, hay cả hai? Trong bài viết trước tôi có gợi một nguyên nhân nho nhỏ, chính xác hơn là một sự đổ lỗi, cho các bậc phụ huynh, rằng chính họ là nguyên nhân góp phần tạo nên sự thụ động, ù lì nơi thế hệ trẻ, làm mất đi khả năng tự lập của chúng ta bằng thứ tình yêu bao la vô bờ bến. Thật ra, thoạt nghe thì những điều đó có vẻ hợp lý, nhưng dù hợp lý đến thế nào cũng vẫn không đủ, không đủ vì đó là chỉ cách để đổ lỗi, để biện minh mà thôi. Tuổi trẻ của chúng ta chỉ nên nhìn nhận nguyên do đó cho biết để mà tương lai bớt bao bọc con cái mình như thế. Còn thứ chúng ta thật sự cần, không phải là đổ lỗi, tất nhiên, cũng không phải là ngậm ngùi bực tức rồi để đó. Thứ mà thế hệ trẻ thật sự cần, là hành động, hành động để đập tan những gì ta chưa hài lòng, hành động để xây dựng nên một thế giới tốt đẹp hơn, cho mọi người hay đơn giản là cho chính mình. Điều này thật sự không khó, nhưng sao mọi người cứ tránh né và nêu hoài những lý do cũ rích mốc meo? Phải chăng lại tại vì ta đã ngủ quá lâu để có thể sẵn sàng thức dậy? Một giảng viên của tôi từng nói “Thật ngạc nhiên khi quá nhiều người sống như thể họ có một cuộc đời khác đang cất trong ngăn tủ vậy”. Câu này nếu viết cho tuổi trẻ có thể thành “Thật ngạc nhiên khi quá nhiều bạn trẻ sống như thể họ còn có một tuổi trẻ khác cất trong ngăn bàn.” Bạn biết đấy, đồ ăn để lâu không ăn sẽ bị hư, quần áo để lâu không xài sẽ bị lỗi mốt, đồ điện lâu không xài có thể bị chập điện. Riêng tuổi trẻ, nếu bạn cứ để đó mà không xài, không tận dụng, tôi e là nó sẽ không hư, không lỗi mốt, không chập điện nhưng nó sẽ biến mất mãi mãi, không một dấu vết và rồi cả phần đời còn lại bạn sẽ phải sống trong nuối tiếc ngập tràn mà thôi. Viễn cảnh đó, thật tôi không dám tưởng tượng thêm nữa.

“Hai mươi năm sau lúc này, bạn sẽ thấy thất vọng vì những điều mình không làm hơn vì những điều mình đã làm. Vậy nên hãy tháo nút dây. Hãy cho thuyền rời khỏi bến cảng an toàn. Hãy căng buồm đón gió. Tìm tòi. Ước mơ. Khám phá.”

— Mark Twain

 

Tạm thôi không so sánh về tuổi trẻ Việt Nam và thế giới. Bỏ qua luôn không nhắc đến khả năng tự lập, tư duy, chính kiến, sáng tạo, mối quan tâm và thành tựu của tuổi trẻ Việt Nam và thế giới. Tự bản thân mỗi người trẻ đều có thể hiểu và đánh giá.

Vậy thì, chắc chắn sẽ có người hỏi, câu hỏi muôn đời: thế thì phải làm sao? Tuổi trẻ phải làm gì để thay đổi, để khác biệt, để mang lại ý nghĩa đúng với trọng trách nó được giao phó?

Câu trả lời đơn giản làm sao, hãy tận dụng tốt nhất hai món quà lớn mà cuộc sống dành riêng cho tuổi trẻ chúng ta: Thời gian và sức khỏe. Hãy dùng nó để nhào vào đời, để quyện vào cuộc sống, để trải nghiệm mọi thứ khi còn có thể.

Vâng, là trải nghiệm. Đó chính là điều quan trọng nhất tôi muốn nói đến ngày hôm nay. Đó là điều tối cần thiết tạo nên một thế hệ trẻ khác biệt. Đó cũng là điều tuyệt vời nhất mà mọi người đều có thể làm dù đang ở vạch xuất phát nào trong cuộc sống. Dù bạn giàu hay nghèo, công việc tốt hay không tốt, bạn đẹp hay xấu, bạn cá tính hay mực tính… bất kể bạn thế nào, bạn đều có thể bắt đầu trải nghiệm cuộc sống này, biến nó trở nên ý nghĩa, và chính nó sẽ khiến bạn trở nên khác biệt hơn bao giờ hết.

Bởi vì, bạn có thể không tin, nhưng tuổi trẻ mà không có trải nghiệm, là tuổi trẻ vứt đi. Giống như một cuốn sách không có nội dung, một bài hát không có giai điệu, một khu rừng không có chim thú cỏ cây, một đời người không có tuổi trẻ… Tất cả đều rất vô nghĩa.

Chính trải nghiệm, chứ không phải thứ gì khác, là thứ làm nên con người bạn. Tôi đang nói con người thật sự bên trong bạn ấy, không phải gia cảnh, xuất thân, đồ trang trí trên người, bằng cấp học vị hay gì cả. Con người thật sự của bạn, muốn biết nó như thế nào, muốn tìm kiếm nó, thật không cách gì ngoài việc bạn  phải bước vào đời, trải nghiệm, trộn bản thân mình vào cuộc sống, rồi cảm nhận, rồi đúc kết và rồi cuối cùng là phát huy hết sức những gì mình đã học được trong quá trình đó.

Giá trị của những trải nghiệm chính là giá trị con người bạn

Tôi hay nhắc đi nhắc lại câu nói này trong các bài viết của mình như một sự tâm niệm, hi vọng các bạn cũng có thể học được gì đó từ chúng. Câu nói về giá trị bản thân trong sách 7 thói quen “Nếu như tôi có những thứ giúp chứng minh tôi là ai, thì khi những thứ đó mất đi, tôi là ai?” Chúng ta thường hay tìm kiếm những thứ bên ngoài để chứng minh bản thân mình, quần áo, điện thoại, hàng hiệu, xe cộ, nhà cửa, công việc, gia thế… Tất cả những thứ này là những vật chứng hoàn hảo nói về một con người ở thì hiện tại này. Nhưng tất cả chúng, lại là những thứ có thể mất đi. Bạn dùng chúng để chứng tỏ mình, bạn có dám đảm bảo chúng sẽ tồn tại mãi mãi không? Một công việc tốt, một tình yêu đẹp, một gia đình hạnh phúc, một căn nhà tiện nghi… Tất cả chúng đều có thể biến mất. Và khi đó, bạn là ai? Đấy là vấn đề của vật chất. Còn riêng với trải nghiệm ư, hãy yên tâm rằng chúng là của bạn, luôn là của bạn,  mãi mãi là của bạn, bên trong bạn, chúng sẽ không bao giờ mất đi. Hãy dùng những trải nghiệm để chứng tỏ giá trị bản thân và rồi bạn sẽ nhận ra bản thân mình thật đặc biệt và quý giá, hơn hết mọi những vật phẩm trang trí bên ngoài.

Hãy luôn tâm niệm rằng, cuộc sống, thực chất là một cuộc trải nghiệm lớn, mà trong đó bạn phải đi tìm những mảnh ghép là những trải nghiệm nhỏ để từ đó ghép nên cuộc đời mình. Khi tâm niệm cuộc đời chỉ là cuộc trải nghiệm, bạn sẽ không quá áp lực nên mọi sự lựa chọn của mình trong cuộc đời. Đó là cuộc chơi, không ai thắng và cũng không ai thua cả, vì suy cho cùng, ai rồi cũng đến lúc phải giã từ cuộc sống, nhưng người may mắn hơn, là người sống được nhiều hơn những người khác, sống nhiều hơn, không có nghĩa là sống lâu hơn nhưng là sống được nhiều khoảnh khắc hơn trong đời, như Jean Jacques Rousseau nói:

“Người sống nhiều nhất không phải người sống lâu năm nhất mà là người có nhiều trải nghiệm phong phú nhất.”

Mục tiêu của thế hệ trẻ, có lẽ nên thay đổi ngay việc sống sung sướng hơn, sống tốt hơn, sống lâu hơn, thành “sống nhiều hơn”, thế là đủ.

Nhưng làm thế nào để sống nhiều hơn? Cách duy nhất là hãy biến từng phút giây có thể đều trở nên ý nghĩa và giải pháp là hãy không ngừng đặt bản thân vào tâm thế sẵn sàng trải nghiệm mọi thứ xảy ra xung quanh mình, đừng ngại ngùng, đừng lười biếng, đừng sợ hãi.

Còn làm thế nào để trải nghiệm cuộc sống ư? Hãy thay suy nghĩ bằng hành động, thay lời nói bằng hành động, thay kế hoạch bằng hành động, hành động ngay đi thôi. Hãy ngưng nói mà làm, ngưng suy tính quá kĩ càng, ngưng nghi ngờ và sợ hãi. Như Steve Job nói câu nổi tiếng nhất “Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ”. Henry David Thoreau nói: “Những người trẻ tuổi học sống thế nào nếu không phải là ngay lập tức thử trải nghiệm cuộc sống?” Tôi thì sẽ nói lại “Khi ta muốn ta sẽ tìm cách, khi không muốn, ta tìm lý do.”

 Nếu bạn không phải là một cái cây, lý gì bạn phải ở yên một chỗ?

Nếu muốn trải nghiệm, việc bạn cần làm là phải không ngừng hành động, không ngừng đặt bản thân vào thế chủ động và thế sẵn sàng, đi những vùng đất mới, thử những cái mới, làm những điều mới, học những thứ mới, quen những người bạn mới. Phải thoát ra khỏi vùng an toàn của mình càng sớm càng tốt. Đừng nói bạn không thể vì chắc chắn bạn có thể, lý do là vì tôi biết bạn không phải một cái cây. Cái cây đứng một chỗ nhận tất cả những gì nó cần: ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng nhưng bản thân nó vẫn luôn khao khát được vươn ra xa hơn. Thế nên rễ nó mới dài tủa đi khắp nơi, thế nên tán nó mới vươn rộng và cành không ngừng vươn cao để nhìn được những vùng đất xa lạ. Bạn may mắn hơn cái cây, bạn có thể tự dịch chuyển mình đi khắp chốn, thế thì tại sao lại không? Thoát khỏi vùng an toàn của mình là bước đầu tiên trong quá trình trải nghiệm. Mọi hành trình đều bắt đầu từ một bước chân. Ngay ngày mai, hãy thử làm những việc bạn chưa từng làm, dù nhỏ bé và đơn giản nhất thôi: hãy cười với một người lạ cùng tòa nhà, hãy đi một con đường khác tới công ty, hãy gọi một món ăn nghe tên thật lạ, hãy nghĩ một cách giải quyết khác cho công việc quen thuộc hàng ngày… Những thứ nhỏ bé này có thể đem đến cho bạn nhiều nguồn cảm hứng để bắt đầu những trải nghiệm khác to lớn hơn, bắt đầu hành trình lắp ghép cuộc đời mình bằng những điều mới mẻ và thú vị.

Cái giá của trải nghiệm là gì?

Cái gì trên đời cũng có giá cả, chỉ cần bạn trả đúng giá, bạn có thể mua được mọi thứ. Và tiền là cái giá rẻ nhất nếu muốn có gì đó. Còn trải nghiệm ư. Nếu bạn muốn có nó, tất nhiên không ngoại lệ, bạn cũng phải trả giá. Cái giá của trải nghiệm là ban đầu bạn sẽ cảm thấy sợ hãi, lo lắng, bất an, hoài nghi và rất nhiều cảm xúc tiêu cực khác nữa. Nhưng tin vui đó chỉ là những cảm xúc ban đầu thoáng qua mà thôi. Khi đã quen với nó thì mọi cảm xúc đó đều tan biến hẳn, thay vào đó sẽ là sự hào hứng, thích thú, tò mò, vui sướng lẫn hài lòng.

Một cái giá khác nữa của trải nghiệm, đó là bạn có thể mất đi một số thứ cũ kĩ quen thuộc, nhưng đừng lo, chắc chắn bạn sẽ lại nhận thêm rất nhiều thứ khác tuyệt vời hơn. Như câu “Đừng e ngại sự thay đổi, bạn có thể mất đi một số thứ, nhưng bạn sẽ lại nhận lại những thứ khác tuyệt vời hơn!

Cái giá của trải nghiệm, là bạn sẽ phải đưa bản thân vào tâm thế sống cho chính mình, chứ không vì dư luận, vì xã hội, hay vì gia đình… không vì một cái gì hết. Chính vì thế bạn sẽ có thể bị người ta dèm pha, chê cười hay thậm chí là bị chửi mắng là ngu ngôc nữa. Và đôi khi, bạn cũng nghĩ là mình… ngu thật.

Nhưng này, đây chính là phần thưởng lớn dành cho bạn.

Yêu đời, yêu cuộc sống

Người trải nghiệm nhiều sẽ có cái nhìn về đời, về cuộc sống toàn diện và thông thoáng hơn. Họ thường nhìn ra được những thứ thật sự quan trọng với bản thân để rồi tập trung vào đó, hơn là việc phí công sức vào những thứ vô bổ phù phiếm hàng ngày. Đi đi, trải nghiệm đi, để thấy những mảnh đời bất hạnh, để nhận ra bản thân mình dù gặp nhiều rắc rối nhưng vẫn còn hạnh phúc và may mắn bao nhiêu. Những người đi nhiều trải nhiều gặp nhiều việc sẽ có cái nhìn tổng quát và bao dung hơn. Họ có xu hướng trân quý cuộc sống hơn và dễ dàng hòa nhập hơn vào mọi hoàn cảnh trên đời. Đó chính là phần thưởng. Cứ mỗi khi trải qua một chuyện ta lại thấy mình lớn hơn, già hơn, thấy cuộc đời đáng sống hơn rất nhiều.

Trải nghiệm giúp ta tìm ra kẻ mang tên “chính mình”

Hàng ngày chúng ta cứ nghe ra rả bên tai và đọc được hàng ngàn thông điệp kiểu “hãy là chính mình, hãy tìm chính mình” nhưng khoan, hãy là chính mình bằng cách nào khi ta còn đang phải mải mê tìm kiếm chính mình là gì? Thật ra chỉ có một cách thôi, một câu trả lời cho tất cả, đó là hãy trải nghiệm đi, trải nghiệm mọi điều trong cuộc sống. Chỉ có trong trải nghiệm, trong những hoàn cảnh cụ thể bạn mới biết mình là người như thế nào. Chỉ có trong trải nghiệm bạn mới tìm ra được chính mình. Trải nghiệm sẽ cho bạn biết bạn là người can đảm hay sợ sệt. Trải nghiệm sẽ cho bạn biết bạn là người giữ lời hay là kẻ thất hứa, là người trọng tình cảm hay luôn bị lý trí lấn át. Chỉ trong trải nghiệm bạn mới biết được khả năng sinh tồn, khả năng xoay chuyển tình huống và khả năng đối phó với những khó khăn. Chính những nét tính cách đó là con người bạn. Làm sao bạn có thể tìm ra nó, tìm ra chính mình khi không trải qua những hoàn cảnh cụ thể trong cuộc sống?

Người thầy vĩ đại

Trải nghiệm sẽ là thầy dạy tốt nhất cho bạn trong cuộc đời mà không bất cứ người thầy nào khác có thể dạy tốt hơn. Kinh nghiệm từ đâu ra nếu không từ trải nghiệm? Chúng ta đương nhiên có thể học hỏi từ những kinh nghiệm của người khác, nhưng thôi nào, chẳng mấy ai chịu học từ bài học của người khác cả. Tôi có rất nhiều ví dụ thực tế chứng minh nhận định này, một trong số chúng là khi các bạn tôi đến hỏi kinh nghiệm mở shop thời trang hoặc quán cafe. Đương nhiên tôi luôn chỉ họ mọi điều, kể cả những kinh nghiệm đau thương của mình, nhưng rồi sao? Họ ờ à và rồi sau đó họ lờ nó đi và mắc những lỗi i chang tôi đã cảnh báo. Nhiều đến mức tôi chẳng thấy lạ hay buồn lòng gì nữa cả. Người ta thực sự chỉ học được từ chính trải nghiệm của bản thân.

Một người mới bắt đầu kinh doanh sẽ không thể biết tại sao vốn dự phòng lại quan trọng. Một người không bao giờ đọc sách sẽ chẳng hiểu nổi tại sao người ta phải đọc sách. Một người chưa đi du lịch bụi bao giờ sẽ không biết tại sao người ta phải mang theo mình thứ này thứ nọ như vài viên thuốc tây, chai nước lọc hay ít đồ ăn khô… Thật sự là như thế, bạn chỉ có thể học hỏi được nhiểu khi và chỉ khi chính bạn phải trải nghiệm cuộc sống trong từng hoàn cảnh xảy đến mà thôi.

Trải nghiệm đơn giản là hãy nhào ra ngoài đời, nhào vào cuộc sống, không sợ thử những điều mới lạ, những thử thách và cơ hội với tâm thế của người học hỏi mọi thứ, nhưng cũng đừng quên ước chừng trước những gì bạn có thể mất, hay cái giá bạn phải trả để có những trải nghiệm đó.

Tham gia một tổ chức đa cấp, đó là trải nghiệm. Làm thêm gia sư, phục vụ, lễ tân… đó là trải nghiệm. Tham gia một câu lạc bộ, những hoạt động xã hội, thử sức kinh doanh bất kì lĩnh vực nào, đó là trải nghiệm. Thử học những điều mới, làm quen bạn bè mới… đó là trải nghiệm. Đi đây đi đó, đi phượt, đi du lịch bụi… đi chính là kiểu trải nghiệm mạnh mẽ nhất.

Làm những việc mình chưa làm bao giờ, đó là trải nghiệm

Trên thế giới đã từng có một cuộc khảo sát về những điều người ta thường nuối tiếc trước khi chết. Và một trong số những điều người ta nuối tiếc nhất, đó là mọi người tiếc rằng mình đã sống quá an toàn, đã không trải nghiệm nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn nữa.

Còn tiếc hơn khi chúng ta, những người còn sống, biết được điều đó nhưng lại cứ thế cho qua, cứ thế tiếp tục sống một cuộc sống an toàn, bình lặng, cứ thế sống hết kiếp người rồi sau cùng nhìn lại lại ước gì, lại giá như lại hối tiếc.

Ta không thể đánh mất những gì ta từng tận hưởng. Tất cả những gì ta yêu sâu sắc trở thành một phần trong ta.

– Helen Keller

 Món quà vô giá

Tiền là có giá, con người hiện tại luôn dùng tiền để định giá mọi thứ. Thời gian, xét về mặt nào đó, cũng có giá, người ta có thể bỏ tiền ra mua thời gian của bạn. Chúng ta hay nói sức khỏe là vô giá, nhưng rõ ràng người nhiều tiền có điều kiện vẫn có thể mua được những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn, kéo dài hơn thời gian sống trên đời. Còn trải nghiệm ư? Không một ai có thể trả bất cứ gì để mua trải nghiệm của bạn cả. Trải nghiệm của bạn là của bạn, của riêng bạn, nó vĩnh viễn không bao giờ thuộc về ai nữa cả. Nó không thể bị mất đi, không thể bị cướp, không thể mua bán được, nó là vĩnh viễn và thuộc về duy nhất người trải qua nó. Đó chính là điểm đặc biệt của việc trải nghiệm. Chỉ qua trải nghiệm, người ta mới trân trọng những đau thương và nhắc về nó với lòng tự hào tha thiết. Chỉ qua những trải nghiệm, con người ta mới lớn dần lên, tâm trí rộng mở đón chào mọi điều xảy đến trong đời.

Chỉ qua những trải nghiệm ta mới định nghĩa được bản thân một cách chính xác, sâu sắc và rõ nét.

Chỉ qua những trải nghiệm, ta mới sống được nhiều hơn, ta sẽ hơn được nhiều người vì chính điều đó, ta trải nghiệm nhiều hơn, ta yêu cuộc sống hơn, hiểu về nó và rất nhiều khi sẽ khiến những người khác ghen tỵ.

Ngập tràn cơ hội

Mỗi khi trải qua một điều gì mới mẻ, đến một nơi ở mới, làm quen những người bạn mới… chắc chắn bạn sẽ nảy ra vô vàn ý tưởng hay ho cho cuộc đời sau này. Những ý tưởng kinh doanh thành công đôi khi cũng chỉ bắt đầu từ những trải nghiệm thực tế. Một người đi làm thêm chẳng mấy chốc học đủ nghề và ra mở cửa hàng riêng. Một người đi du lịch vì quá nghiền món này món nọ mà cho ra đời những quán ăn địa phương trên những vùng đất khác. Một lần trải nghiệm làm người lãnh đạo một nhóm thuyết trình có thể khiến ai đó nhận ra tài năng lãnh đạo của mình. Việc gặp gỡ những người bạn trên đường trải nghiệm giúp ta hình thành một mạng lưới những người bạn ít gặp nhưng rất thân… Càng trải nghiệm nhiều bao nhiêu bạn lại càng thu lượm được nhiều ý tưởng và cơ hội bấy nhiêu để phát triển cuộc đời riêng của mình.

Trải nghiệm làm nên con người, trải nghiệm làm nên cuộc đời

Trên thế giới đã từng có một cuộc khảo sát về những điều người ta thường nuối tiếc trước khi chết. Và một trong số những điều người ta nuối tiếc nhất, đó là mọi người tiếc rằng mình đã sống quá an toàn, đã không trải nghiệm nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn nữa.

Còn tiếc hơn khi chúng ta, những người còn sống, biết được điều đó nhưng lại cứ thế cho qua, cứ thế tiếp tục sống một cuộc sống an toàn, bình lặng, cứ thế sống hết kiếp người rồi sau cùng nhìn lại lại ước gì, lại giá như lại hối tiếc.

Chúng ta thường được nghe những lời kêu gọi như “hãy khác biệt, hãy sống hết mình, sống là không chờ đợi, hãy cứ dại khờ…” nhưng áp dụng cụ thể những lời khuyên đó như thế nào thì dường như lại chẳng mấy ai biết và cũng thật khó khăn vô cùng.

Tôi là một kẻ lắm điều và lắm lời, nhìn độ dài các bài viết của tôi thì biết, tôi khuyên mọi người đủ thứ, đủ việc, tôi làm mọi cách, dùng mọi lời để khiến mọi người làm những gì tôi đã làm: viết sổ tay, đặt mục tiêu, lên kế hoạch, kiểm soát cảm xúc, tạo thói quen tích cực, quan tâm mọi người, đọc sách, tập thể dục thể thao, bớt mua sắm và thậm chí là tặng quà miễn phí, viết thư tay cho nhau nữa. Cũng chẳng hiểu tại sao tôi lại bao đồng thế, nhiều người sẽ cho rằng sao phải đi khuyên mọi người làm vậy làm gì, sống tốt thì cứ sống tốt đi, ai cũng có cuộc đời riêng cần phải lo, đâu ai giống ai đâu mà phải khuyên, khuyên rồi cũng chẳng mấy ai làm theo thì khuyên làm gì… Ờ, nghĩ cũng đúng, tôi cũng không chắc có ai làm theo những điều tôi nói không, có ai vì đọc những lời viết đó mà muốn thay đổi, mà tự giác thay đổi, mà hành động không. Tôi không biết, nhưng có một điều tôi biết chắc chắn, những lời khuyên của tôi là không vô nghĩa, không giáo điều. Tôi không viết suông, viết láo, tôi chỉ viết những gì mình trải nghiệm, những gì mình đã làm, đã thực hành và thấy hiệu quả, thấy tác dụng tích cực thì mới khuyên. Và nhất là, đó là những việc hết sức bình thường, hết sức nhỏ bé mà ai cũng có thể làm được cả. Những việc nhỏ nhưng giá trị thì rất to.

Nếu như có một điều khiến tôi tự hào vào cuộc sống của mình, đó nhất định là tôi không sợ chết. Tôi không thích chết, nhưng tôi cũng không sợ nó. Tôi không muốn chết vì tôi còn quá nhiều dự định và kế hoạch muốn thực hiện. Vì tôi nhận ra cuộc đời thật quá đẹp tươi, quá thú vị và lôi cuốn. Vì còn quá nhiều thứ tôi chưa được trải qua, chưa được khám phá nên nếu vì lý do gì đó mà chết đi, hẳn tôi sẽ tiếc lắm. Nhưng mà tôi lại không sợ chết chút nào? Tại sao? Tại vì tôi hài lòng với cuộc sống hiện tại, với những gì mình đã làm và đang làm. Dù nhiều chuyện không như ý muốn, dù đôi khi cuộc sống này làm tôi phát điên, nhưng tôi vẫn không hối hận những tháng ngày đã sống trên đời.

Nên hôm nay, tôi lại mạo muội xin được đưa ra một lời khuyên nữa, một lời khuyên mà tôi đã dùng những năm tháng qua để thực hành và chứng minh. Một lời khuyên có thể giúp bạn cũng như tôi, sẽ không hối hận, sẽ không tiếc nuối và nhất là sẽ không sợ chết nữa, không sợ lúc về nhà lại nằm một chỗ ao ước giá như. Một lời khuyên ngắn gọn thôi: Sống, hãy trải nghiệm, trải nghiệm nhiều hơn, nhiều hơn nữa…

Bạn đã đọc bài “Thế giới khác rất tuyệt thời sinh viên” rồi chứ. Trong đó tôi có nói rõ rằng mình không phải một sinh viên giỏi, càng không thích môi trường đại học chút nào, nhưng để đánh đổi bất cứ gì để lấy khoảng thời gian làm sinh viên, tôi sẽ không đổi. Đơn giản vì đó là một khoảng thời gian tuyệt vời, tôi được trải nghiệm rất nhiều điều mới lạ, chính vì thế khoảng thời gian sinh viên trở thành khoảng thời gian tươi đẹp, ý nghĩa và đáng giá.

Cuộc sống hiện tại của tôi cũng vậy, khi đặt bản thân vào tâm thế trải nghiệm cuộc đời, mỗi ngày xảy đến với tôi đều thật tươi vui và mới mẻ. Ngày xưa tôi đi được mấy nơi và tưởng rằng mình đi được nhiều lắm. Ngày nay tôi đi được nhiều hơn xưa rất nhiều nhưng lại cảm thấy mình đi quá ít so với những người bạn tôi quen. Những người bạn tôi, bất cứ ai mà trải nghiệm cuộc sống nhiều hơn tôi, thú vị hơn tôi, tôi đều rất ghen tỵ với họ. Tôi thèm cái cảm giác được homestay trong nhà một người thiểu số của họ, tôi thèm được xách mũ bảo hiểm vừa đi vừa quá giang mọi người, tôi thèm được tự đi phượt khắp trời Âu, tôi thèm đủ thứ, bất cứ thứ gì người ta được trải qua còn tôi thì không, tôi thèm lắm, thế nên tôi vẫn sẽ và vẫn mãi không muốn dừng lại hành trình trải nghiệm của mình.

Trong công việc kinh doanh tôi thường hay bị một cậu bạn thân đang khá thành công lĩnh vực thời trang lắc đầu khó hiểu. Cậu ấy hỏi tôi sao lại phân tán đủ thứ như thế làm gì? Làm ít thôi, tập trung dô, làm cho một cửa hàng thật hiệu quả còn hơn mở đủ thứ mà không quản lý được. Tất nhiên tôi hiểu cậu, hiểu sự quan tâm của cậu và những gì cậu ấy nói hoàn toàn có lý. Nhưng tôi chỉ đơn giản là không thể nghe theo, vì hiện tại tôi không muốn chỉ làm việc vì tiền. Và nhất là, khác biệt ở chỗ tôi làm mọi thứ với tâm thế của người trải nghiệm. Tôi thử sức mình ở mọi lĩnh vực tôi yêu thích, ban đầu là thời trang, sau đó là lưu niệm, quán cafe, viết lách, sắp tới sẽ là về trà, nông nghiệp, sản xuất kinh doanh, dịch vụ homestay và rồi bất động sản… Bất cứ thứ gì tôi đủ quan tâm tôi sẽ làm thử, không chắc là mình làm tốt và thành công nhưng chắc chắn sau mỗi thất bại đi chăng nữa tôi đều học hỏi được rất rất nhiều.

Tôi 24, cái tuổi không lớn, nhưng tôi dám cá là mình hơn rất nhiều người lớn tuổi khác về khoản những trải nghiệm. Đó là điều khiến tôi tự hào. Vậy nên, nếu bạn cũng muốn có gì đó để bản thân thấy tự hào, mà những thứ đó không thể là gia cảnh, công việc tốt, ngoại hình đẹp…. thì hãy chọn con đường làm giàu trải nghiệm để bản thân có thể tự hào về chính mình. Bạn có làm được không?

Tự  nhiên tôi tưởng tượng về một thế giới, mà không, một Việt Nam hoàn toàn khác. Một Việt Nam mà tuổi trẻ thực sự là một món quà lớn lao, nơi đó người ta xông pha trải nghiệm mọi thứ. Mọi sinh viên đều chủ động đi làm thêm, đều có những mục đích, định hướng cho riêng mình. Một nơi mà đi khắp nơi đều gặp tuổi trẻ đi trải nghiệm đông vui trên mọi nẻo đường. Nơi mà tuổi trẻ không ù lì, không thụ động, không ca thán, không đổ lỗi… Nơi mà tuổi trẻ mặc sức sáng tạo và được quyền làm mọi điều mình muốn. Khi đó, sức sống của dân tộc Việt Nam sẽ lại hồi sinh, mãnh liệt và đáng tự hào. Còn hiện tại thì sao? Việt Nam có thật là một quốc gia trẻ trung không? Hay chỉ đơn thuần là một quốc gia nhiều người trẻ tuổi nhưng khả năng vận động lại yếu ớt như những cụ già? Bạn có yêu nước không? Có muốn thay đổi điều đó không? Thế thì hãy bắt tay hành động đi, đừng nói câu “tương lai đất nước nằm trên vai các con, các cháu” nữa. Biết bao thế hệ người Việt Nam ta nói câu đó mỗi ngày rồi? Tại sao không chính chúng ta chịu một phần trọng trách đó mà toàn trốn tránh và đùn đẩy cho các thế hệ sau? Tuyệt đối đừng nói câu đó nữa mà hãy tự mình hành động đi thôi. Với các bạn trẻ, hãy nhào vào đời, hãy trải nghiệm đi, mà mở mang tầm mắt, mà học hỏi, mà lớn lên… Bởi vì, không có trải nghiệm, tuổi trẻ không đáng một xu đâu!

Tuyệt đối không một ai trên đời phải hối hận vì trải nghiệm quá nhiều. Bởi lẽ với trải nghiệm thì bao nhiêu cũng không đủ. Ấy thế mà bạn vẫn  muốn để tuổi trẻ trôi qua mà không có trải nghiệm gì sao? Đừng tìm kiếm xa xôi, kho báu tuổi trẻ là thời gian và sức khỏe đang ngay trong bạn đấy. Hãy tận dụng nó đi! Ngay đi!

Phi T. Nguồn: TLDP

Khi tuổi trẻ bị đánh cắp

Sunday, January 11th, 2015

Khi tuổi trẻ không còn là tuổi trẻ

“Các nhà đầu tư thế giới thường nghĩ về Việt Nam như một quốc gia trẻ trung, đang lên và chứa nhiều tiềm năng nhất trong số các thị trường mới nổi. Họ ấn tượng với con số tăng trưởng về dân số, về sự kiện là 58% người VN dưới tuổi 25, và theo nhãn quan của người Âu Mỹ, đây là phân khúc sáng tạo và cầu tiến nhất của bất cứ xã hội nào. Họ tìm đến VN mong những đột phá kỳ diệu và một vận hành năng động kiểu thung lũng Silicon. Sau vài năm tung tiền mua tiềm năng và cơ hội, họ thường thất vọng và âm thầm bỏ đi. Tại sao? Tại vì họ đã nhầm, một người có số tuổi còn trẻ không có nghĩa là sự suy nghĩ và vận hành của người đó cũng phải trẻ trung như số tuổi, nhất là khi họ lớn lên trong một xã hội khép kín, ít tiếp xúc với thế giới.

Tôi thất vọng vô cùng khi về lại Việt Nam và gặp toàn những ông cụ non mới trên 20 tuổi đời: Nhút nhát, cầu an, thụ động, chỉ biết ăn nhậu, và đua đòi theo thời thế. Họ sống như các ông già đã về hưu, họ nói năng như một con vẹt, lập đi lập lại những giáo điều, khẩu hiệu đã hiện diện hơn trăm năm. Họ làm việc như một con ngựa bị bịt kín đôi mắt để chỉ nhìn thấy con đường một chiều trước mắt.

Trong khi thế giới đang hồi sinh với thế hệ trẻ tự tin tràn đầy năng lực cho những thử thách của thế kỷ 21, thì người trẻ VN đang lần mò trong bóng tối của quá khứ, với sự khuyền khích của các nhóm muốn giữ quyền lực và bổng lộc. Tôi tự hỏi, sao quê hương mình… già nua nhanh như vậy? Những nhiệt huyết đam mê của tuổi thanh niên bây giờ chỉ dành cho những trận đá bóng của Châu Âu? Tôi nhìn vào những nghèo khó của dân mình so với láng giềng chỉ là một tình trạng tạm thời. Nhưng tôi lo cho cái tư duy già cỗi của tuổi trẻ sẽ giữ chân VN thêm nhiều thập niên nữa.”

— Alan Phan

Trong khi Alan Phan cho rằng tuổi trẻ của chúng ta già nua thì tôi lại không nghĩ vậy, thậm chí là hoàn toàn ngược lại, tôi cho rằng, tuổi trẻ Việt Nam ta không già, mà là quá trẻ, trẻ tới mức không thể trưởng thành, không muốn trưởng thành và làm mọi cách để từ chối việc trưởng thành. Tuổi trẻ của chúng ta – tất nhiên không phải là tất cả – gần như dành trọn thời gian của mình chỉ để vui chơi, những thú vui phù phiếm, chỉ lo chuyện ăn cho ngon, mặc cho đẹp, mua sắm cho nhiều, thật nhiều đồ chơi càng tốt. Đồ chơi của tuổi trẻ thì thật tốn kém, xe cộ, điện thoại, đồ công nghệ, hàng hiệu…

Tuổi trẻ của chúng ta không muốn và từ chối việc tự lập, muốn được sống trong gia đình êm ấm thật lâu, lâu mãi mãi. Việc tự lập tự nhiên trở nên sao quá khó khăn giống như một trận tử chiến vậy. Mọi người chắc chẳng lạ gì những hình ảnh: Những thanh thiếu niên được cha mẹ chăm nuôi như những đứa trẻ nên ba dù họ đã qua cái tuổi ấy vài chục năm rồi. Những thanh niên đợi ba mẹ cơm bưng nước rót, quần áo mang đến tay, xin việc cho tới chân và lo cho họ từ đôi vớ đến cái áo mưa mỗi khi ra đường.

Những hình ảnh đó, sao mà đáng buồn. Tuổi trẻ của chúng ta cứ như những cây tầm gửi, sống bám vào gia đình, vào xã hội, chẳng chịu tạo ra giá trị gì, chẳng chịu tư duy, sáng tạo và sản xuất, chỉ thích ăn và chơi, hưởng thụ và được hầu hạ. Tuổi trẻ chúng ta sao không chỉ không trở thành đòn bẩy mà thậm chí còn đang trở thành gánh nặng cho gia đình, cho xã hội. Thử hỏi có đáng buồn không?

Alan thất vọng khi tuổi trẻ Việt Nam như ông già, tôi thì thất vọng khi tuổi trẻ Việt Nam toàn là con nít, gần như đụng cái gì cũng không biết, không thể quyết định, không thể này, không thể kia, sợ hãi này, lo lắng nọ. Văn hóa, nếp sống, tư duy của chúng ta đã khiến cho bao thế hệ trẻ ném bay tuổi trẻ của mình vào sọt rác không hề thương tiếc như thế. Một lần nữa, thử hỏi có đáng buồn hay không?

Chung quy thì, dù quá già hay quá trẻ cũng vậy thôi, dường như thế hệ trẻ của chúng ta cũng đang tự đánh mất mình, đánh mất cái thời tươi đẹp nhất của cuộc đời mình. Hoặc là, chúng ta không đánh mất, nhưng, tuổi trẻ của chúng ta đang bị ai đó trộm đi.

“Tình yêu” khiến tuổi trẻ chúng ta chết dần

Ai ăn trộm tuổi trẻ của chúng ta: văn hóa, truyền thống, giáo dục, tư duy, truyền thông? Tất cả những thứ đó chính là một phần nguyên nhân gián tiếp khiến cho tuổi trẻ của chúng ta chậm tiến, ù lì, thụ động và đi sau thời đại như hiện nay. Nhưng, còn một lý do to bự không thể không nhắc tới, chính là yếu tố gia đình, mà cụ thể hơn, chính là những bậc phụ huynh thân yêu, là những người trực tiếp lấy trộm đi tuổi trẻ của chúng ta, một cách không thương tiếc nhưng họ sẽ chẳng bao giờ chịu thừa nhận cả.

Phụ huynh lấy trộm đi những gì tuổi trẻ đáng được hưởng, lấy trộm của con cái những năm tháng tuổi thơ đầy ắp tiếng cười bên bè bạn, bên những trò vui chơi dân gian. Và nhồi vào đó những buổi học lê thê trường kỳ từ sáng sớm tới tối mịt, hết học thêm lại học kèm, hết học chính lại học phụ. Nhìn thế hệ thiếu nhi bây giờ bị bắt học quá nhiều thứ mà tôi cảm thấy mình thật may mắn làm sao khi được trải qua một tuổi thơ đúng nghĩa, đầy ắp tiếng cười và những trò vui một thời ngây dại.

Phụ huynh lấy trộm đi khả năng tự lập của chúng ta

Tôi thường thấy mọi phụ huynh đều hối hả vội vàng chạy đến bên đỡ con mình dậy khi chúng vấp ngã, dù cho cú ngã rất nhẹ nhàng.

Tôi thường thấy những người mẹ bón cơm cho con dù đứa trẻ đã đi học tới lớp 1, mặc cho chúng từng cái áo cái quần, luôn đeo giúp cái cặp sách hay balo dù chúng dư sức làm việc đó.

Tôi đã thấy người mẹ quỳ trên sàn xỏ giày cho cậu con trai lớn tướng đã học tới cấp 2.

Tôi đã thấy những người mẹ lấy cho cậu con trai lớn tướng của mình từ đôi vớ, cái áo mưa mỗi khi cậu ra ngoài, miệng không ngừng dặn dò những việc cỏn con như thể cậu ấy đang ra mặt trận.

Tôi đã thấy những người mẹ nhất định không cho con mình làm việc nhà, dù nấu cơm hay rửa chén, tất cả cứ để đó cho mẹ. Và chẳng ngạc nhiên, những người con này luôn luôn tự hào, sau tự hào là tỏ lòng yêu thương mẹ, và tất nhiên, sau yêu thương là nghe lời mẹ dặn, không cần làm gì hết.

Tôi đã chứng kiến những bậc cha mẹ kiên quyết bắt con mình phải mua chiếc áo này, phải đăng kí vô trường nọ, phải theo ngành này, phải làm việc nơi kia

Khủng khiếp hơn nữa, tôi còn biết những phụ huynh còn muốn can thiệp tới cả việc kết hôn và sinh con đẻ cái của các con nữa, rồi can thiệp tới từng quyết định nhỏ nhất trong gia đình riêng của con cái… Rất rất nhiều những trường hợp như thế. Và phần lớn, những đứa con chỉ lẳng lặng nghe lời, ý kiến của chúng, kế hoạch của chúng chẳng có kí lô trọng lượng nào trong mắt cha mẹ cả.

Rốt cuộc, tuổi trẻ Việt Nam không phải không có chính kiến, chỉ là chính kiến của họ hoàn toàn bị lờ di, bị cười nhạo và thậm chí là bị đè bẹp không hề thương tiếc. Bởi ai, bởi văn hóa và truyền thống ư? Không, đó chỉ là gián tiếp, mà trực tiếp, bởi chính bậc cha mẹ của mình. Họ đã công khai đánh cắp sự tự lập của thế hệ trẻ Việt Nam như thế.

Phụ huynh lấy trộm cả ước mơ của chúng ta và nhồi lại vào đó ước mơ của chính họ

Ngày xưa với nỗi lo chiến tranh, nghèo khó, các phụ huynh không thể lo gì khác ngoài nỗi lo cơm áo gạo tiền và mạng sống. Họ bị cuốn đi mà không thể sống với ước mơ, nguyện vọng của mình dù chỉ một ngày. Năm tháng qua đi, nỗi lo cơm áo được xua tan, nhưng nỗi buồn về ước mơ còn dang dở khi xưa khiến họ không thể nào sống vui vẻ được. Và thế là, họ bắt con cái đi theo những ước mơ khi xưa còn dang dở của chính mình. Với ước mong qua đó họ sẽ được sống lại với ước mơ. Một bậc phụ huynh dang dở giấc mộng làm bác sĩ sẽ có khuynh hướng bắt con mình theo ngành bác sĩ, dù nó có muốn hay không. Một người mẹ ngày xưa lấy phải một ông chồng nghèo khổ, sống cuộc đời nghèo khổ nhất định sẽ ngăn cản con mình việc yêu thương những người nghèo khổ khác. Kinh điển nhất, những bậc phụ huynh chân lấm tay bùn với giấc mộng về một công việc làm công ăn lương nhàn hạ nhất định sẽ phản đối tới cùng ước mơ phục vụ ngành nông nghiệp của cậu con trai… Tất nhiên, họ có lý do của họ và ta không thể trách  được, nhưng vẫn cảm thấy buồn, làm sao để cho họ hiểu và tôn trọng quyết định của ta?

Tôi đồ rằng, nếu như hiện tại, giấc mộng công nhân viên chức – làm công ăn lương của các bậc phụ huynh ngăn cản khao khát kinh doanh, lập nghiệp của các bạn trẻ thì, tương lai, những bạn trẻ này khi làm phụ huynh, nhất định sẽ muốn con cái mình theo nghiệp kinh doanh và o ép chúng đi vào con đường đó, vì đó là con đường ngày xưa ta đã chọn mà không được thực hiện, ta cho nó là đúng, là hay, và rồi ta lại sẽ phản đối ngay cái ý tưởng được làm việc trong môi trường nghệ thuật hay tu hành của con cái mình. Có thể lắm chứ, cha mẹ nào mà không muốn con mình ngoan ngoãn, vâng lời. Con cái nào mà không muốn được mang tiếng là có hiếu. Thế rồi những tính từ đó đã hoàn toàn làm chủ cuộc sống của ta, không cho phép ta được sống cuộc sống của mình nữa. Trong 1000 lời cầu nguyện cha mẹ dành cho con cái, tôi nghĩ chắc có đến 999 lời cầu nguyện con cái nghe lời mình. Vâng, các phụ huynh ít khi cầu cho con cái đạt được ước mơ của mình, được hạnh phúc hay có ích cho đời. Các bậc phụ huynh chỉ cầu cho con cái ngoan ngoãn nghe lời mình là đủ.

Tình yêu thương các phụ huynh dành cho con cái mình, là vô bờ bến, vô điều kiện và bất khả dừng. Nhưng cũng chính tình yêu đó, lại đang kềm hãm sự bùng nổ của thế hệ trẻ, chính tình yêu đó đang cố kiểm soát cuộc sống của chúng ta, khả năng của chúng ta, tương lai và sau cùng là cả cuộc đời ta. Một thứ tình yêu to lớn nhưng chưa đạt tầm vĩ đại. Chưa thể vĩ đại vì nó vẫn còn mang đậm tính ích kỉ cá nhân, không thực sự vì con cái như các bậc phụ huynh vẫn nghĩ.

Hãy mạnh mẽ giành lại tuổi trẻ đi thôi

Còn các bạn trẻ, nếu như các bạn muốn sống đúng với ý nghĩa của từ tuổi trẻ, thì, trước tiên, các bạn phải học tính tự lập. Đừng tự hào vì được ba mẹ lo cho từng miếng ăn giấc ngủ, từng cái vớ, cái lược đến cái quần con. Đừng huênh hoang vì gia đình có điều kiện hơn người. Đừng tự đắc vì đã có sẵn một vị trí công việc được lo lót, vì một vài căn nhà, sổ tiết kiệm đứng sẵn tên… Tuổi trẻ của bạn, phải ý nghĩa hơn những thứ đó. Giá trị của bản thân mỗi người, là từ những gì chính họ tạo ra cho mình, cho đời. Hãy luôn tâm niệm điều đó.

Với những bạn trẻ gia đình không có điều kiện, hay thậm chí là thua kém bạn bè, hãy ngừng ngay than vãn, hãy ngừng ngay oán trách. Và hãy mau tìm cách đưa bản thân và gia đình thoát khỏi những điều kiện xấu đó. Hãy nhận trách nhiệm về phần mình và tìm mọi cách để hoàn thành trách nhiệm, có thế tuổi trẻ mới không bị phí hoài.

Đặc biệt, nếu như bạn có một ước mơ, một hoài bão, một kế hoạch. Mà kế hoạch đang bị cản trở bởi chính phụ huynh của mình. Hãy tìm cách thuyết phục họ, bằng những quan niệm thời đại và nhất là bằng chính những hành động thiết thực của bản thân. Hãy tỏ cho phụ huynh thấy bạn là người trách nhiệm, là người tự lập. Đôi lúc bạn cũng cần mạnh mẽ để giành lấy tuổi trẻ cho chính mình, nhưng hãy cam kết làm mọi thứ chứng minh cho phụ huynh thấy rằng bạn sẵn sàng chịu trách nhiệm về nó. Bạn làm được không?

Tuổi trẻ không chỉ là trẻ tuổi

Tuổi trẻ là phải xông pha, phải thử nghiệm, phải sáng tạo và sống hết mình với những đam mê, nhiệt huyết. Nhưng chính các phụ huynh bằng tình yêu, trên danh nghĩa tình yêu, đã lấy cắp tuổi trẻ của chúng ta như thế. Và chúng ta, hãy đứng lên, dành lại tuổi trẻ cho chính mình. Đi đến nơi cần đi, làm những việc cần làm, chứng tỏ những giá trị của chính bản thân mình thay vì trở thành giá trị mà các phụ huynh mong muốn. Hoặc, nếu có thể dung hòa được giá trị của cả hai bên, là tốt nhất.

Tất nhiên, tôi viết những điều này không phải vì xem thường hay phủ nhận tình yêu thương của các bậc cha mẹ dành cho con cái. Tôi chỉ muốn nhắc nhở rằng, tuổi trẻ Việt Nam trở nên thụ động, yếu ớt, lệ thuộc như ngày hôm nay. Chính các bậc phụ huynh phải nhận một phần trách nhiệm. Qua đó, ước ao sao họ có thể gỡ bỏ bớt những thành kiến và tư duy cũ kĩ của những thời đại trước, đừng áp nó lên con cái mình quá nhiều như hiện nay nữa.

Nếu bạn có một gia đình tư tưởng thoáng đạt với cha mẹ tâm lý, chỉ định hướng chứ không áp đặt. Một gia đình cho phép và tạo điều kiện cho bạn làm điều mình muốn, như cha mẹ tôi, thì bạn và tôi, chúng ta đang là những người cực kỳ may mắn. Vì còn biết bao nhiêu bạn trẻ ngoài kia, đang phải ngày ngày lầm lũi đi trên những con đường họ không hề chọn, làm những việc họ không hề muốn làm, mỗi ngày, mỗi ngày, chỉ để làm vui lòng các bậc phụ huynh. Sự thật là rất rất nhiều những người xung quanh chúng ta đáng phải sống như thế. Thật phí hoài tuổi trẻ. Thật đáng tiếc.

Thôi không than nữa, hãy mau tìm cách đi, tìm cách giành tuổi trẻ lại cho chính mình.

Phi T. – Nguồn: TLDP

Thiên đường hạ giới: Nước Mỹ

Wednesday, December 17th, 2014

Thiên đường hạ giới: Nước Mỹ

Tác giả Dương Quỳnh Khanh vừa từ Việt Nam sang du lịch Mỹ thăm con gái. Sau ba tháng thăm đất nước hợp chủng, bài viết ngắn sau đây cho thấy cách nhìn trân trọng bà dành cho nước Mỹ và người Việt ở Mỹ.*

Sau bao năm cầu xin, tôi đã được hưởng một phép lạ do Chúa ban tặng. Đó là lần phỏng vấn thứ ba, tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ ở Saigon đã chấp thuận cấp visa cho tôi đi Mỹ thăm con gái và con rể. Lần thứ ba này, con rể người Mỹ đứng ra bảo lãnh và kèm theo một thư cam kết.

Hai lần bị từ chối trước làm cho tôi nản lòng, vì lý do không có tài sản, không có gì ràng buộc với Việt Nam . Nay, nhờ con rể người Mỹ bảo lãnh, việc cam kết tôi không có lý do gì lưu trú tại Mỹ có vẻ đáng tin hơn.

Nhận được visa, tôi quýnh quáng không biết sẽ đem gì, mua gì làm quà cho con, rồi ngày đi đến nhanh.

Đặt chân trên đất Mỹ vừa đúng 12 giờ đêm ngày Chúa Nhật, làm thủ tục khám xét xong xuôi, hải quan phi trường cho phép tôi ở Mỹ sáu tháng.

Đẩy hành lý ra, gặp hai vợ chồng con gái đang đứng đón, lòng bồi hồi cảm động nhớ thương đã làm tôi bật khóc như một đứa trẻ.

Từ phi trường Los Angeles chạy về Oceanside nơi con tôi ở đúng 2 tiếng lái xe. Trên đường về ban đêm, xe nối đuôi xuôi ngược, đèn sáng đỏ chạy dài trên con đường có dạ quang như dải lụa đen đính kim tuyến. Nhờ đèn nên quang cảnh ban đêm thật đẹp, bên ngoài trời về đêm không khí dễ chịu.

Hai tiếng giản dị

Nước Mỹ, nơi mà người ta thường gọi là Thiên Đường, là một đất nước tự do đã cưu mang gần hai triệu người Việt, trong đó có con gái, em gái tôi.

Thiên Đường, hai tiếng giản dị vậy mà có một sức hút lạ kỳ. Với những người phải sống trong cảnh bất công, tù ngục thì nước Mỹ đúng là một thiên đường ở ngay trên mặt đất. Nhưng không phải ai cũng dễ dàng đặt chân đến vì đó là một nơi xa vời vợi, người dân bình thường, không họ hàng, không thân thích, không ai bảo lãnh có tiền cũng khó mà tới được.

Nhớ lại 32 năm về trước, bao triệu người ra đi bỏ lại đằng sau tất cả những gì đã có, bỏ lại họ hàng, anh em, cha mẹ, bạn bè, họ đã tìm đủ mọi cách ra đi, tìm cái sống trong cái chết. Để có thể lên đường tìm tự do, tìm thiên đường, họ đã phải đánh đổi nhiều thứ, từ làm mồi cho cá biển tới thân bị tù tội, nhà cửa bị tịch thu.

Hành trình của người Việt tìm tự do còn tiếp diễn nhiều năm sau này. Biết bao xương cốt thuyền nhân Việt vẫn nằm sâu dưới đáy biển, dưới lòng sông.

Những đồng đô la quí giá

Gần hai triệu người dân Việt giờ đây đã an cư lạc nghiệp tại xứ Mỹ. Ngay từ buổi đầu, khi tới được nước Mỹ, hầu hết họ đều nghĩ tới những thân nhân còn lầm than ở quê nhà, ai nấy phải làm lụng vất vả dè sẻn để gửi tiền về quê hương giúp cha mẹ, anh chị em. Khi ổn định họ lại tìm cách bảo lãnh cha mẹ, anh em, vợ con đến xứ sở an toàn đầy đủ nhưng không kém phần vất vả.

Còn nhớ, những ngày khốn khó ở quê nhà, khi nhận được những đồng đô la quý giá từ tay con gái tôi gởi về tôi cảm động lắm. Con gái tôi gởi tiền về cho gia đình không bao giờ than vất vả khó nhọc, nhưng tôi được nghe nhiều người kể về xứ sở xa xôi đó. Sáng sớm tinh mơ, cơm đùm cơm nắm mang theo để ăn trưa, chiều tối về ăn cơm nhà, ai cũng như ai tằn tiện chính bản thân, để rồi mỗi lúc thân nhân quê nhà cần tiền thì sẵn sàng gởi về giúp đỡ, không đắn đo, không than thở.

Đồng đô la từ Mỹ gửi về quê nhà quý giá vô cùng, vì đó là quá trình lao động mồ hôi nước mắt của thân nhân mình, nó nâng đỡ nhiều gia đình khó khăn hoặc nâng đỡ hỗ trợ nhiều cơ quan từ thiện, từ chùa chiền cho đến nhà thờ.

Nhưng cũng do đồng đô la này, lòng tham đã làm cho nhiều gia đình bất hòa. Tại Việt Nam , người nhận từng giành giựt hơn thua, kẻ ít người nhiều, đâm ra giận hờn từ bỏ nhau. Tại Mỹ cũng có nhiều cảnh ngộ, vợ chồng chia tay cũng vì gởi không đồng đều giữa hai gia đình nội ngoại.

Đồng đô la quý giá nhưng cũng gây ra lắm cảnh đau lòng, nguyên nhân chỉ là do con người ích kỷ mà ra. Người nhận được dola vui vẻ bao nhiêu thì thân nhân ở Mỹ phải nỗ lực vất vả bấy nhiêu.

Hôm nay tôi có mặt ở đất nước này thuộc diện du lịch thăm con, được con chở đi chơi nhiều nơi, nhận thấy đúng là xứ sở văn minh tiến bộ mà làm biết bao người thèm muốn, nó sạch đẹp làm sao! Ngoài đường phố không có trẻ em, thanh niên, thiếu nữ đi nghểu nghến, chỉ có nhà hàng ăn, quán bar, shop, mới thấy họ ăn uống, mua sắm ở nơi đó mới thấy mặt trẻ em, ngày thường cha mẹ tất bật, các trẻ nhỏ đều vào trường vào lớp, chúng không quấy rầy cha mẹ.

Xã hội Mỹ luôn tạo điều kiện cho con người biết tự lập, tự vươn lên không ỷ lại, không dựa dẫm. Dù cha mẹ giàu có, mười tám tuổi trở lên tự lập thân, tự tìm việc chúng có thể trở thành cô bán hàng, hay cậu thanh niên bưng bê phục vụ cho khách, làm đủ mọi nghề. Ở đây người Phi, người Mễ, người Việt rất chịu khó, không việc gì họ từ, miễn là kiếm được việc, kiếm được tiền, họ gởi về giúp thân nhân, giúp đất nước mỗi năm hàng trăm triệu dola. Đồng dola đã quý, lòng người nhân ái càng quý hơn. Nước Mỹ là đất hợp chủng, gồm đủ mọi sắc dân. Đất nước nào bị thiên tai, chính phủ Mỹ, dân Mỹ đều sẵn sàng giúp đỡ từ tiền bạc, áo quần, thực phẩm cho đến thuốc men.

Ba tháng ở thiên đường

Vùng con tôi ở là một thành phố trên đồi cao và gần biển, những con đường rộng thênh thang chia nhiều làn xe thẳng tắp chạy dài hoặc quanh co uốn lượn chẳng khác nào màng nhện nhưng có lớp lang thứ tự. Hè ở đây khí hậu nóng như Việtnam.

Hai hôm sau con tôi nghỉ phép, chở tôi đi chợ. Đến các gian hàng, các cửa hiệu, tôi như choáng ngợp, nó rộng rãi to lớn, hàng hóa nhiều vô kể, trang trí bày biện ngăn nắp hấp dẫn, mải mê ngắm nhìn chọn lựa, tôi như người dân quê ra tỉnh, sự quê mùa bộc lộ rõ nét của người mới tạm nhập cư.

Đến hôm nay tôi ở đúng 3 tháng, các con chở đi chơi nhiều nơi.

Đứng trên cao nhìn bao quát biết bao danh lam thắng cảnh, nơi nào cũng bao phủ bởi màu xanh cây cỏ, hoa lá tươi mát. Nhà cửa khắp nơi xây cất gần giống nhau màu sắc trang nhã, bên trong thiết kế tiện nghi, thuận lợi.

Hiện nay người Việt tại Mỹ cần cù chăm chỉ, ăn nên làm ra thành đạt được sống trong tự do nhân quyền, họ đã khẳng định nước Mỹ là quê hương thứ hai, không thấp thỏm lo âu bị ai tước đoạt tài sản, không lo sợ khống chế tự do nhân quyền do đó họ sống thật bình yên.

Tôi chưa thấy bóng dáng thiên đường trên cao nhưng đất nước nào giàu có, dân sống sung sướng lạc quan, không sợ hãi, không lo âu thì đó là thiên đường.

Nhìn người mà ngẫm đến ta, lòng cứ quặn đau, đi chơi mà niềm vui không trọn vẹn. Biết đến bao giờ những nước lạc hậu bảo thủ, trong đó có nước tôi, thoát khỏi cảnh bất công, đói nghèo để được hưởng một chút thiên đường nơi trần thế.

Dương Quỳnh Khanh

Cách phân biệt cà phê thật và phụ gia độc hại

Tuesday, November 11th, 2014
Vài
năm gần đây, ngoài phụ gia, còn có nhiều loại hóa chất độc hại được cho vào cà
phê. Không chỉ dùng chất độn, có loại “cà phê” hoàn toàn sử dụng đậu
nành trộn với hóa chất không rõ nguồn gốc, như đã bị phanh phui trên các phương
tiện thông tin đại chúng. Trước thực trạng này, để tránh nhầm lẫn khi đi mua cà
phê, người tiêu dung cần có kiến thức căn bản về cà phê.

Xét theo xu hướng tiêu dùng, trên thế giới hiện có 3 loại cà phê như sau:
Loại thứ nhất là cà phê 100% thiên nhiên, đỉnh cao của loại này là cà phê hữu
cơ. Cà phê hữu cơ được chế biến từ nhũng hạt cà phê được trồng, chăm bón một
cách hữu cơ, tức là loại bỏ tất cả các yếu tố vô cơ như phân hóa học, thuốc trừ
sâu….. 


image


Loại thứ hai là cà phê có sử dụng hương liệu. Loại này các nhãn hiệu đa quốc
gia thường sản xuất. Mục đính chính của việc sử dụng hương liệu là nhằm đồng
nhất hương vị của sản phẩm, dù nó được sản xuất từ nguyên liệu cà phê nào, tại
quốc gia nào.

Loại thứ ba là cà phê có sử dụng hương liệu và pha độn một số thành phần khác
như socola, ca cao, chicory, các chất thay thế cà phê khác. Riêng Việt nam hiện
nay, thành phần phụ gia còn có cả đậu nành, bắp, bơ, nước mắm…. 


image


Cà phê được coi là thật khi là một trong ba loại kể trên và nhà sản xuất công
bố rõ thành phần của loại đó trên bao bì sản phẩm.


Việc không công bố đúng, đủ hoặc công bố sai sự thật trên bao bì sản
phẩm bị coi là làm cà phê giả. Cà phê giả ở Việt
Nam chủ yếu là loại cà phê thứ 3
nêu trên, nhưng trên bao bì ghi thành phần giống như loại 1. Nguy hiểm hơn các
thành phần cho thêm vào cà phê còn độc hại vì có cả các hóa chất không dùng cho
thực phẩm, không rõ nguồn gốc xuất xứ.


image

Cách
nhận biết cà phê thật – giả: Với cà phê rang xay (pha phin): Có 2
cách có thể sử dụng riêng hoặc phối hợp để kiểm tra như sau:

Cách
1: quan sát bột cà phê: Cà phê rang xay nguyên chất màu sắc và kích thước
bột cà phê thường đồng nhất, bột cà phê tơi xốp. Cà phê pha tẩm độn có màu sắc
không đồng nhất do trộn nhiều loại nguyên liệu được rang xay riêng. Bột cà phê
pha tẩm không tơi xốp, độ ẩm cao hơn.

Cách
2: một thí nghiệm nhỏ, có thể tự làm ở nhà:
Đổ nước nguội đầy 2/3 ly thủy tinh, sau đó rắc nhẹ khoảng 2 muỗng bột cà phê
lên trên mặt nước trong ly và quan sát.

Cà phê nguyên chất sẽ nổi rất lâu trên mặt nước. Sau khoảng 10 phút, bột cà phê
bắt đầu chìm từ từ từng ít một. Khi cà phê chìm, màu nâu mới phai ra nước và
tạo thành một dung dịch màu cánh gián trong trẻo (do các chất tan chỉ tiết ra
khỏi bột cà phê khi gặp nước nước sôi).

Ngược
lại, cà phê pha độn chìm rất nhanh, có loại chìm ngay lập tức, lâu nhất cũng
chỉ khoảng 5 phút. Pha độn càng nhiều, bột càng nhanh chìm xuống đáy ly và có
khi chìm cả mảng lớn. Màu nâu đen phai ra trong nước ngay lập tức và nước vẩn
đục không trong.

image
Hãi hùng cà phê
“đểu”
Với
cà phê hòa tan: Phổ biến ở VN hiện nay là cà phê hòa tan 3 trong 1. Cà phê
3 trong 1 gồm có đường mía, bột kem làm từ tinh dầu cọ và cà phê hòa tan nên
khi pha ra, chúng ta chỉ cảm nhận được 3 vị đó. Nếu có độn đậu nành, bắp, để ý
kỹ, có thể thấy vị béo của bắp, đậu nành trộn lẫn trong vị ngọt đường mía và
hậu vị béo của tinh dầu cọ. Cà phê có sử dụng hóa chất tạo mùi thơm sực nức
ngay khi vừa mở gói ra nhưng hương thơm ấy nhanh chóng mất đi khi ly cà phê đã
nguội. Cà phê thiên nhiên có hương thơm dịu nhẹ nhưng bền lâu. Khi ly cà phê đã
nguội hẳn, chúng ta vẫn thấy thơm. Một lưu ý rằng cả hai yếu tố dịu nhẹ và bền
lâu của hương phải đi cùng với nhau mới là cà phê thiên nhiên. Nếu thơm sộc
nhưng vẫn bền hương thì sản phẩm đó có thể có chứa chất cầm hương. Chất cầm
hương dùng cho thực phẩm chất lượng cao thường rất đắt tiền. Loại rẻ tiền thì
lại không an toàn cho sức khỏe. Dựa vào thử nếm như trên và quan sát bao bì, ta
có thể biết đâu là cà phê thật và đâu là cà phê giả.

image


để tránh rủi ro, nên chọn cà phê thiên nhiên. Nếu thích cà phê hương liệu, phụ
gia thì nên chọn nhãn hiệu công bố rõ ràng thành phần trên bao bì. Việc ghi rõ
thành phần chất phụ gia cho thấy nhà sản xuất trung thực. Sự trung thực ấy thể
hiện cam kết của họ về tính an toàn của các loại phụ gia mà họ đã cho thêm vào
cà phê.



Hà Cúc

Những Bài Học Của Einstein

Wednesday, October 29th, 2014

10 điều nên học từ Albert Einstein

einstein

Sưu tầm từ chungta.com – 23 Oct 2014

Tất cả những sự vĩ đại có khi được tạo nên từ những điều cực kì đơn giản trong cuộc sống.

1. Theo đuổi sự tò mò:

“Tôi không hề có tài năng gì cả. Tôi chỉ vô cùng tò mò.”

 

Điều gì gợi nên tính tò mò của ta? Tôi tò mò là tại sao một người thành công còn người khác lại thất bại. Đây là nguyên nhân tại sao tôi bỏ nhiều năm trời để nghiên cứu sự thành công. Điều gì khiến ta tò mò nhất? Sự theo đuổi tính tò mò là bí quyết thành công của ta đấy.

2. Tính kiên nhẫn là vô giá

“Không phải là tôi quá thông minh, chỉ là tôi nghiên cứu vấn đề lâu hơn thôi”
Nhờ kiên trì mà rùa đã thắng được thỏ, Ta có sẵn sàng kiên trì đến cùng để đi đến mục tiêu của mình? Người ta cho rằng giá trị của con tem chứa đựng trong khả năng dính với thứ gì đó cho đến khi nó đến được nơi cần đến. Hãy hoàn thành cuộc đua mà ta đã bắt đầu!

3. Tập trung cho hiện tại:

“Bất cứ người đàn ông nào có thể lái xe an toàn khi đang hôn một cô gái đơn giản là vì anh ta đã không hôn nhiệt tình.”
Bố tôi nói rằng ta không thể cưỡi một lúc hai con ngựa. Tôi muốn nói rằng, ta có thể làm bất cứ điều gì nhưng không thể nào làm hết mọi việc. Hãy học cách tập trung vào công việc hiện tại, hãy chuyên tâm với những gì ta đang làm.
Năng lượng của sự tập trung là sức mạnh, là sự khác biệt giữa thành công và thất bại.

4. Trí tưởng tượng là sức mạnh:

“Trí tưởng tượng là tất cả. Nó là sự xem trước của những gì sẽ xảy ra. Trí tưởng tượng còn quan trọng hơn cả kiến thức.”
Ta có sử dụng trí tưởng tượng của mình mỗi ngày không? Einstein nói rằng trí tưởng tượng còn quan trọng hơn cả kiến thức! Trí tưởng tượng giúp ta hình dung được tương lai. Einstein nói tiếp: “Dấu hiệu thực sự của sự thông minh không phải kiến thức mà là trí tưởng tượng”. Ta có đang tập thể dục những “cơ bắp trí tưởng tượng” hàng ngày không? Đừng để một thứ có quyền lực lớn như trí tưởng tượng ngủ yên.

5. Hãy mắc lỗi

“ Một người không bao giờ mắc lỗi sẽ không cố tìm tòi điều mới lạ.”
Đừng bao giờ sợ bị mắc lỗi. Một sai lầm không phải là thất bại. Sai lầm sẽ giúp ta làm tốt hơn, thông minh hơn và nhanh nhạy hơn nếu như ta biết nhận lấy sai lầm một cách đúng đắn. Tôi đã từng nói rồi, và tôi sẽ nói lại lần nữa, nếu ta muốn thành công, hãy nhân gấp ba những sai lầm ta mắc phải.

6. Sống với hiện tại:

“ Tôi không bao giờ nghĩ đến tương lai vì nó sẽ mau đến thôi.”

Cách duy nhất để hiểu được tương lai là sống càng thiết thực càng tốt trong hiện tại.
Ta không thể ngay tức thì thay đổi ngày hôm qua hay ngày mai, vì thế điều tối quan trọng là cống hiến tất cả cố gắng cho “bây giờ”. Nó là điều duy nhất có ý nghĩa, nó cũng là một thứ có một không hai.

7. Sống có giá trị:

“Đừng cố gắng để thành công, hãy cố gắng sống có giá trị.”

Đừng lãng phí thời gian để thành công, hãy dành thời gian tạo ra giá trị. Nếu ta sống có giá trị, thành công sẽ tìm đến.

Hãy khám phá những tài năng và năng khiếu mình có, học cách làm thế nào để sử dụng tài năng và năng khiếu của mình có lợi nhất cho mọi người.

Lao động là vô cùng quý giá và thành công là thứ kéo ta tuột dốc.

8. Đừng trông mong những kết quả khác:

“Sự điên rồ: làm hoài làm mãi một việc gì đấy và trông đợi những kết quả khác”

Ta không thể nào làm những việc tương tự nhau mỗi ngày và trông mong các kết quả khác đến. Nói cách khác, ta không thể cứ tập mãi một bài thể dục và trông đợi mình sẽ hoàn toàn khác đi. Để cuộc sống thay đổi, ta phải thay đổi đến mức độ hành động và suy nghĩ của ta thay đổi thì khi đó cuộc sống sẽ thay đổi.

9. Kiến thức là nhờ kinh nghiệm:

“Thông tin không phải là kiến thức. Nguồn duy nhất của kiến thức chính là kinh nghiệm”

Kiến thức là nhờ vào kinh nghiệm. Ta có thể trao đổi về công việc của mình, nhưng trao đổi chỉ cho ta hiểu biết triết tính về nó, ta phải bắt tay vào làm để biết xem “nó là gì”. Bài học là gì? Hãy tích lũy kinh nghiệm. Đừng giấu mình sau những thông tin nghiên cứu ấy, hãy ra ngoài và thực hiện nó và ta sẽ có được những kinh nghiệm vô giá.

10. Hiểu rõ luật để chơi tốt hơn:

“Ta phải biết luật chơi. Và sau đó ta phải chơi tốt hơn tất cả những người khác.”

Nói một cách đơn giản, có hai điều cần ghi nhớ. Điều đầu tiên là học cách chơi của trò ta đang chơi. Nghe thì không hay lắm nhưng nó là yếu tố sống còn. Thứ hai, ta phải chắc rằng ta chơi tốt hơn bất cứ ai. Nếu như làm được hai điều này, thành công là của ta đấy !!!

Nguồn: Sưu tầm

Sao quê hương mình già nua đến vậy?

Tuesday, October 28th, 2014

Các nhà đầu tư thế giới thường nghĩ về Việt Nam như một quốc gia trẻ trung, đang lên và chứa nhiều tiềm năng nhất trong số các thị trường mới nổi. Họ ấn tượng với con số tăng trưởng về dân số, về sự kiện là 58% người VN dưới tuổi 25, và theo nhãn quan của người Âu Mỹ, đây là phân khúc sáng tạo và cầu tiến nhất của bất cứ xã hội nào. Họ tìm đến VN mong những đột phá kỳ diệu và một vận hành năng động kiểu thung lũng Silicon (trung tâm IT của Mỹ ở phía nam San Francisco). Sau vài năm tung tiền mua tiềm năng và cơ hội, họ thường thất vọng và âm thầm bỏ đi. Tại sao?

Những giả thuyết ngây thơ

Họ đã không lầm về những số liệu tạo nên hình ảnh đó. Tuy nhiên, sự phân tích và biện giải về logic của họ vướng phải vài giả thuyết và tiền đề không chính xác. Một người có số tuổi còn trẻ không có nghĩa là sự suy nghĩ và vận hành của người đó cũng phải trẻ trung như số tuổi, nhất là khi họ lớn lên trong một xã hội khép kín, ít tiếp xúc với thế giới.

Tôi còn nhớ một đai gia IT nổi tiếng cũng đã từng kết luân trong một buổi hội thảo về kinh tế là số người sử dụng điện thoại di động ở VN đã tăng trưởng ấn tượng 36% mỗi năm trong 5 năm qua và lên đến 68 triệu người hay khoảng 80% dân số. Kết luận của anh chuyên gia trẻ này là tương lai về công nghệ thông tin của VN phải sáng ngời và sẽ vượt trội các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines…

Đây là những kết luận ngây thơ về thực tại của xã hội. Một người trẻ suốt ngày la cà quán cà phê hay quán nhậu sẽ không đóng góp gì về sáng tạo hay năng động; cũng như vài ba anh chị nông dân với điện thoai cầm tay không thay đổi gì về cuộc diện của nông thôn ngày nay (nông dân vẫn chiếm đến 64% của dân số xứ này).

Tôi thích câu nói (không biết của ai): Tất cả bắt đầu bằng suy nghĩ (tư duy). Suy nghĩ tạo nên hành động, hành động liên tục biến thành thói quen và thói quen tạo nên định mệnh. Định mệnh của cá nhân phát sinh từ tư duy cá nhân, định mệnh tập thể đúc kết bởi suy nghĩ của tập thể.

Tư duy, thói quen và định mệnh

Quên đi góc nhìn cá nhân, hãy tự suy nghĩ về tư duy thời thượng của xã hội này và từ đó, ta có thể nhận thức được những hành xử và thói quen của người dân VN. Bắt đầu từ tầng cấp lãnh đạo về kinh tế, giáo dục và xã hội đến lớp người dân kém may mắn đang bị cơn lũ của thời thế cuốn trôi; tôi không nghĩ là một ai có thể lạc quan và thỏa mãn với sự khám phá.

Những thói quen xấu về chụp giựt, tham lam, mánh mung, dối trá, liều lĩnh, sĩ diện… vẫn nhiều gấp chục lần các hành xử đạo đức, cẩn trọng, trách nhiệm, danh dự và hy sinh. Dĩ nhiên, đây là một nhận định chủ quan, sau một lục lọi rất phiến diện trên báo chí, truyền hình và diễn đàn Internet. Nhưng tôi nghĩ là rất nhiều người VN sẽ đồng ý với nhận định này.

Tôi nghĩ lý do chính yếu của những thói quen tệ hại này là bắt nguồn từ một tư duy già cỗi, nông cạn và nhiều mặc cảm. Tôi có cảm giác là ngay cả những bạn trẻ doanh nhân và sinh viên mà tôi thường tiếp xúc vẫn còn sống trong một thời đại cách đây 100 năm, dưới thời Pháp thuộc. Thực tình, nhiều bậc trí giả đã lo ngại là so với thời cũ, chúng ta đã đi thụt lùi về đạo đức xã hội và hành xử văn minh.

Tôi thường khuyên các bạn trẻ hãy đọc lại những tiểu thuyết của thời Pháp thuộc trước 1945. Họ sẽ thấy đời sống và các vấn nạn của một nông dân trong truyện của Sơn Nam vẫn không khác gì mấy so với một nông dân qua lời kể của Nguyễn Ngọc Tư. Bâng khuâng và thách thức của những gia đình trung lưu qua các câu chuyên của Khái Hưng rất gần gũi với những mẫu chuyện ngắn của nhiều tác giả trẻ hiện nay. Ngay cả những tên trọc phú, cơ hội và láu lỉnh trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng cũng mang đậm nét hình ảnh của những Xuân Tóc Đỏ ngày nay trong xã hội.

Ôm lấy quá khứ ở thế kỷ 21

Tóm lại, tôi có cảm tưởng chúng ta vẫn sống và vẫn tranh đấu, suy nghĩ trong môi trường cả 100 năm trước. Những mặc cảm thua kém với các ông chủ da trắng vẫn ám ảnh các bạn trẻ ngày nay. Chúng ta vẫn bàn cãi về những triết thuyết mà phần lớn nhân loại đã bỏ vào sọt rác. Trong lãnh vực kinh doanh, phần lớn các doanh nhân vẫn cho rằng bất động sản và khoáng sản là căn bản của mọi tài sản. Sản xuất gia công và chế biến nông sản vẫn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Một doanh nhân Trung Quốc đã mỉa mai với tôi khi đến thăm một khu công nghiệp của VN, “Họ đang cố học và làm những gì chúng tôi đang muốn quên”.

Tôi đang ở tuổi 66. May mắn cho tôi, nền kinh tế toàn cầu đã thay đổi khác hẳn thời Pháp thuộc. Tôi không cần phải dùng tay chân để lao động, cạnh tranh với tuổi trẻ. Kinh doanh bây giờ đòi hỏi một sáng tạo chỉ đến từ trí tuệ và tư duy đổi mới. Thân thể tôi dù bị hao mòn (xương khớp lỏng lẻo, tai mắt nhấp nhem..). nhưng trí óc tôi và tinh thần vẫn trẻ hơn bao giờ hết. Thêm vào đó, nó không bị phân tâm bởi những hóc môn (hormones) về đàn bà hay những thứ lăng nhăng khác như các bạn trẻ. Do đó, hiệu năng và công suất của sự suy nghĩ trở nên bén nhậy hơn.

Người Mỹ có câu, “Những con chó già không bao giờ thay đổi” (old dogs never change). Do đó, tôi thường không thích trò chuyện với những người trên 40, nhất là những đại trí giả. Nhưng tôi thất vọng vô cùng khi về lại VN và gặp toàn những ông cụ non mới trên 20 tuổi đời: Nhút nhát, cầu an, thụ động, chỉ biết ăn nhậu, và đua đòi theo thời thế. Họ sống như các ông già đã về hưu, họ nói năng như một con vẹt, lập đi lập lại những giáo điều, khẩu hiệu đã hiện diện hơn trăm năm. Họ làm việc như một con ngựa bị bịt kín đôi mắt để chỉ nhìn thấy con đường một chiều trước mắt.

Nhiều người đỗ lỗi cho những thế hệ trứơc và văn hóa gia đình đã kềm kẹp và làm cho thế hệ trẻ này hay ỷ lại và hư hỏng. Cha mẹ vẫn giữ thói quen sắp đặt và quyết định cho các con đã trưởng thành (ngay khi chúng vào tuổi 30, 40..) về những cuộc hôn nhân, công việc làm, ngay cả nhà cửa và cách sinh họat. Hậu quả là một thế hệ đáng lẽ phải tự lập và lo tạo tương lai cho mình theo ý thích lại cuối đầu nghe và làm theo những tư duy đã lỗi thời và tụt hậu.

Trong khi thế giới đang hồi sinh với thế hệ trẻ tự tin tràn đầy năng lực cho những thử thách của thế kỷ 21, thì người trẻ VN đang lần mò trong bóng tối của quá khứ, với sự khuyền khích của các nhóm muốn giữ quyền lực và bổng lộc. Tôi tự hỏi, sao quê hương mình … già nua nhanh như vậy? Những nhiệt huyết đam mê của tuổi thanh niên bây giờ chỉ dành cho những trận đá bóng của Châu Âu? Tôi nhìn vào những nghèo khó của dân mình so với láng giềng chỉ là một tình trạng tạm thời. Nhưng tôi lo cho cái tư duy già cỗi của tuổi trẻ sẽ giữ chân VN thêm nhiều thập niên nữa. Cái bẫy thu nhập trung bình to lớn và khó khăn hơn mọi ước tính.

T/S Alan Phan là Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa tại Hong Kong và Shanghai. Du học Mỹ từ năm 1963, ông đã làm việc tại nhiều công ty đa quốc gia ở Wall Street và phát triển công ty Hartcourt của mình thành một tập đoàn niêm yết trên sàn Mỹ với thị giá hơn 700 triệu dollars. Ông sống và làm việc tại Trung Quốc từ 1999. T/S Phan tốt nghiệp BS tại Penn State (Mỹ), MBA tại American Intercontinental (Mỹ), Ph.D tại Sussex (Anh) và DBA tại Southern Cross (Úc). Email của ông là gocnhinalan@gmail.com và Web site cá nhân là www.gocnhinalan.com.

T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa 

Những điều nên biết về phi cơ, hàng không

Wednesday, September 17th, 2014

Hy vọng bài viết này sẽ đóng góp nhiều chi tiết thích thú cho quý vị. Khoa học hàng không thì rất nhiều. Những chi tiết này là những điều ta cần biết để thêm kiến thức và có thể có liên hệ trực tiếp về đời sống của chúng ta:

Nếu đi bộ song song với bin-đinh (building) của phi trường bạn có thể cảm thấy rằng gió đang thổi thẳng vào mặt hoặc sau lưng bạn. Điều này dễ hiểu bởi vì hầu hết các bin-đinh được xây song song với phi đạo, mà phi đạo thì được thiết kế để chỉ thẳng vào hướng gió.

Xác định hướng của phi đạo là một nhiệm vụ quan trọng trong việc lập kế hoạch và thiết kế của một phi trường. Các thiết kế khác như terminal hành khách, taxiways, các tuyến đường lưu thông và bãi đậu xe phải phụ thuộc vào hướng của phi đạo tức phụ thuộc vào hướng gió. Hầu hết các phi đạo chỉ trực tiếp ra biển vì gió thường thổi từ biển vào đất liền.

Từ trường địa cầu thay đổi thành ra số phi đạo phải thay đổi như phi đạo ởWashington, DC đổi số từ 36 đến 35. Người ta ước tính rằng từ trường địa cầu sẽ thay đổi theo thời gian do sự di chuyển của khối sắt dưới lòng đất, và trong một thời gian vô hạn định trong tương lai Bắc Cực có thể là một nơi nào đó ở khu vực Châu Á, hoặc Châu Phi hoặc có thể ở bất cứ nơi nào khác.

Đơn vị vận tốc của hàng không là knot. Một knot là một nautical mile mỗi giờ (per hour). Tại sao lại knot?  Why Knots (Goai Nót) ? Knot được tính bằng cách chia chu vi địa cầu thành 360 độ, xong rồi mỗi độ lại chia ra thành 60 ngấc (knot). Như vậy dùng bán kính địa cầu là 6371 km hay là 3958.76 miles thì chu vi địa cầu là 2rπ bằng 24873.60 miles. Chia chu vi cho 360 độ ta có 69.09 miles cho mỗi độ xong chia 69.09 miles cho 60 ta có knot tức nautical mile là 1.151555… statute mile hay là mile thường dùng cho tốc độ xe cộ. Bạn bay 21600 nautical miles hay knots thì sẽ hết một vòng địa cầu. Hay là chu vi của địa cầu là 21600 nautical miles.

Bởi vì nhân viên đài kiểm soát phi trường (control tower) không luôn luôn làm việc vào ban đêm, nên phi công có thể tìm phi trường, điều khiển ánh sáng / đèn của phi đạo bằng cách nhấp vào mic (remote control?) của họ trên tần số CTAF để bật đèn lên, thay đổi, điều chỉnh độ sáng. Điều này phụ thuộc vào hệ thống đèn, nhưng bắt đầu bằng 5 lần nhấp #, xong thêm 3 lần nhấp cho độ sáng thấp, hoặc 5 cho độ sáng trung bình và 7 cho độ sáng cao. Thông thường thì phi công sử dụng ánh sáng tối đa khi họ còn từ xa hoặc đang đi tìm phi trường và sau đó làm đèn mờ trở lại.

Lý do mà phi hành đoàn muốn hành khách tắt điện thoại di động trong khi bay chủ yếu là để được sự chú ý của bạn khi có tình trạng khẩn cấp emergency. Sự thật thì điện thoại di động không làm nhiễu tần số không lưu. Họ chỉ không muốn toàn bộ máy bay rầm lên khi đang bay. Vấn đề an phi (flight safety) rất quan trọng.

Bạn có thể mở đài nghe làn sóng không lưu để nghe phi công đàm thoại với nhau với một máy radio thâu / phát thanh đắt tiền nhận tần số không lưu, chi phí khoảng một vài trăm đô-la. Trước đây hành khách có thể lắng nghe làn sóng không lưu qua kênh số (channel) # 9, nhưng giờ không còn nữa.

Phi cơ được gọi là đang ở trong tình trạng sạch sẽ (clean configuration) khi các thiết bị bên ngoài của nó được rút hết lại để giảm sức kéo của gió (gọi là parasites) và để đạt được tốc độ tối đa khi bay. Đối với hầu hết các phi cơ, tình trạng sạch sẽ có nghĩa là cấu hình đơn giản hay là khi các cánh cản và bánh đáp được rút lại vì đây là những nguyên nhân gây ra parasites. Nhưng khi trong thời gian cất cánh và hạ cánh, khi cần giảm tốc độ, phi cơ sẽ được ở trong tình trạng dơ bẩn (dirty configuration) với bánh đáp, cánh cản, và các thiết bị khác được mở ra. Điều này tạo ra sức kéo parasites làm cho phi cơ bay chậm lại. Bạn không ngạc nhiên khi nghe phi công nói rằng phi cơ của tôi đang ở trong tình trạng sạch sẽ hay dơ bẩn khi nó lại đang nằm trong tư thế chênh vênh giữa trời.

Khi ngồi gần cánh của phi cơ bạn sẽ thấy cánh cản hạ xuống khi phi cơ sắp đáp. Mục đích là để cho phi cơ giảm cao độ nhưng không tăng vận tốc. Nếu muốn giảm cao độ mà tăng vận tốc phi công không cần hạ cánh cản mà chỉ cần đẩy tay lái (control yoke) xuống mà thôi. Khi bắt đầu hạ cánh giảm tốc độ phi cơ rất quan trọng.

Mặc dù có bằng lái nhưng mỗi khi thuê phi cơ ở một cơ quan cho thuê lạ người ta sẽ yêu cầu bạn ‘thi bằng lái’ lại.  Mỗi cơ quan cho thuê đều có một phi công để thử khả năng lái của bạn trước khi cho thuê. Đây là yêu cầu của bảo hiểm. Không như thuê xe, bạn chỉ cần nhảy vào và lái xe đi.

Khi thuê phi cơ thì có hai cách: một gọi là thuê ướt (wet rental) khi chủ phi cơ bao xăng và thuê khô (dry rental) khi chủ không bao xăng. Thường thuê khô thì rẻ hơn chút đỉnh nhưng sau khi hạ cánh bạn phải gọi tầng số của xe xăng (fuel) để nó đem xăng đến đổ cho bạn. Không như xe mình phải chạy đến cây xăng để đổ, phi cơ cần “cây xăng” chạy đến mình. Xăng cho phi cơ có độ octane cao hơn độ octane cho xe nhiều và từ 100 trở lên. Lý do số octane cao hơn là để ngăn chặn sự nổ (prevent detonation) trong động cơ có sức ép cao (high compression engine). Số octane càng cao thì xăng sẽ cháy (burn) chậm lại. Vậy không nên dùng xăng của phi cơ cho xe hơi.

Phi công khi bay có điền kế hoạch bay (flight plan) với đài không lưu (flight following) mà sau khi bay không báo là đã hạ cánh an toàn thì người ta sẽ cho helicopter đi tìm. Thành ra ở cổng phi trường thường có bảng đề là: “Have you closed your flight plan?” tức bạn đã báo cho đài không lưu biết là bạn đã hạ cánh an toàn chưa? Khi helicopter đi tìm thì người ta sẽ tính (charge) bạn khoảng bốn trăm đô la. Sau này do nhiều phi công hay quên nên người ta luôn luôn gọi phi trường trước khi đưa helicopter đi tìm vì khi bạn hạ cánh an toàn thì phi trường biết. Do vậy ở phi trường keychains với hàng chữ “Have you closed your flight plan?” được bán rất nhiều. Vì lý do rối rắm (hassle) này mà nhiều phi công không file flight plan (như con của cố Tổng Thống Kennedy trong chuyến bay định mệnh), nhưng nếu bạn không file flight plan thì khi có chuyện gì, tai nạn hay “sự cố” (lại sự cố thêm một lần nữa) thì cũng không ai biết bạn có mệnh hệ gì và có chết cũng không ai biết ngoại trừ bạn có thân nhân biết như trường hợp Steve Fossett bị mất tích ở Nevada.

Phi công khi lái phi cơ phản lực để biễu diễn (ở airshow) thì lực G đè lên người rất cao. Trong trường hợp đó máu không chảy về tim kịp. Do vậy họ phải mặc bộ đồ bay đặc biệt để giữ cho máu lưu thông điều hoà ngoài bộ đồ bay thường ngày. Không có bộ đồ bay đặc biệt thì phi công sẽ chết ngay trong lúc biễu diễn.

Phi cơ cần de-ice tức làm cho nước đá đã đông thành băng trên cánh của nó tan ra. Lý do là đá đông băng sẽ làm cho sức gió lướt qua cánh giảm đi và sẽ giảm độ lift (độ nâng, đẩy phi cơ lên) khi bay. Khi gió không nâng nổi phi cơ lên thì rất nguy hiểm, phi cơ có thể rơi xuống đất.

Phi công dùng chữ niner để chỉ số chín. Lý do là người Đức dùng chữ có âm giống như nine tiếng Anh cho một nghĩa khác. Vì ngôn ngữ cho hàng không thế giới là Anh ngữ thành ra người ta tránh những danh từ trùng hợp với những ngôn ngữ khác.

Trở ngại lớn nhất cho các phi công khi bay ra ngoại quốc là bất đồng ngôn ngữ. Nhiều tai nạn vô lường đã xảy ra trong hơn ba thập niên qua do sự hiểu nhầm về ngôn ngữ đặc biệt khi nhân viên đài kiểm tra không lưu không nói rõ tiếng Anh hoặc Anh ngữ không phải là ngôn ngữ chính của họ. Sau đây là một số tai nạn tiêu biểu:

Ngày 20 tháng 12 năm 1996 trên chuyến bay đến Cali, Colombia, khi nhân viên đài kiểm tra không hiểu ý của phi công, ra chỉ dẫn khó hiểu và sau cùng chia sẻ lỗi với phi hành đoàn cho một vụ tai nạn làm chết 160 người.

Vào năm 1977 khi sương mờ giăng phủ phi trường Tenerife ở đảo Canary, giọng nói đầy accent của nhân viên đài kiểm tra không lưu Tây Ban Nha và ngôn ngữ dùng không đúng giữa phi hành đoàn Hoà Lan của hãng KLM và phi hành đoàn Pan Am đã gây nên tai nạn thảm khốc nhất lịch sử hàng không từ trước đến nay. Đồng ý là ai cũng nói tiếng Anh cả, cả hai phi cơ đều là 747s, phi công Hoà Lan cứ ngỡ rằng nhân viên đài kiểm tra cho phép anh ta cất cánh nhưng sự thật thì chỉ là departure instructions. Cả hai phi cơ KLM và Pan Am với tốc độ tối đa lao vào nhau trên phi đạo làm chết 583 người.

Vào năm 1980 cũng một nhân viên đài kiểm tra không lưu Tây Ban Nha ở phi trường Tenerife yêu cầu phi công phải bay vòng nhưng thay vì nói “turns to the left” thì lại nói “turn to the left”. Turns to the left có nghĩa là cứ tiếp tục quay về phía trái, mà cứ làm như vậy thì có nghĩa là bay vòng tròn, quay tròn. Trong khi  turn to the left thì chỉ có turn tức quẹo một lần mà thôi về phía trái. Phi công quẹo về phía trái mà không quẹo vòng nên đâm vào núi làm chết 146 hành khách. Vậy chữ turnsturn chỉ khác nhau chữ ‘s’ đằng sau và khi phát âm thì chỉ khác là chữ turns có ‘s’ phải có giọng ‘xờ’, như vậy khi nói tiếng Anh chỉ thiếu ‘gió’ ‘xờ’ làm thiệt mạng thật nhiều người.

Năm 1993, phi công Trung Quốc lái MD-80 muốn hạ cánh tại phi trường Urumqi phía Bắc Trung Quốc, anh ta không hiểu ‘pull up’ là gì. Pull up là kéo cần lái lên, anh ta không kéo cần lái lên và phi cơ đã đâm vào đường dây điện cao thế làm chết 12 người.

Nhân viên đài kiểm tra không lưu ở Hoa Kỳ cũng rất ngại những phi công từ Mexico khi họ dùng chữ “Roger” hay là “Wilco” tức Will Comply để trả lời lại mệnh lệnh của mình. Thông thường nhiều phi công khi chưa hiểu chỉ dẫn của đài kiểm soát thì họ có thói quen dùng hai chữ trên. Trong trường hợp này nhân viên đài kiểm tra bắt họ lập lại nguyên văn lời chỉ dẫn cho chắc chắn.

Ở Hoa Kỳ nhân viên đài kiểm tra không lưu thường dùng mệnh lệnh “Taxi into position and hold” thì ở các quốc gia khác người ta lại nói “Line up and wait”.  Nhân viên đài kiểm tra không lưu tại thành phốMontreal,Canada dùng cả hai thứ tiếng Anh và Pháp làm cho nhiều phi công lúng túng.

Trên những chuyến bay vào lục địa Hoa Kỳ và Anh Quốc các hãng hàng không thế giới phần lớn đều sử dụng một trong hai phi công với ngôn ngữ chính là Anh ngữ.

Nhiều phi trường ở ngoại quốc không được trang bị đầy đủ những phi cụ phát sóng cần thiết để cho phi cơ bắt sóng và đáp cho an toàn. Trường hợp này xảy ra khi bộ trưởng thương mại Hoa Kỳ Ron Brown bay đến phi trường Cilipi (Dubrovnik) ởCroatiadùng Instrument Approach (tức chỉ dùng máy móc chỉ dẫn trong phòng lái để đáp mà không nhìn ra ngoài, xuống đất). Phi trường này vào thời điểm đó chỉ có Non-Directional Beacon (NDB) radio transmitter để phát sóng cho phi cơ nhận dùng Automatic Directional Finder (ADF) và thiếu một phi cụ phát sóng thật cần thiết là Very High Frequency Omnidirectional Range (VOR), thành ra phi cơ không bay thẳng theo đường mũi tên đến phi trường được mà phải bay theo đường zig-zag như răng cưa trong khi đó chung quanh phi trường toàn là núi. Khi bay zig-zag như vậy thì phi cơ đã chạm vào núi gây thiệt mạng cho toàn bộ phi hành đoàn và hành khách 35 người trong đó có ông Ron Brown. Tưởng cũng nên nhắc lại là trước đó phi công đã báo cho ông Ron Brown biết về tình trạng này của phi trường nhưng vì sự việc gấp rút nên ông bộ trưởng đành đánh ván liều và cuối cùng đưa đến thảm cảnh.

Bởi vậy khi đi ra ngoài Hoa Kỳ bạn cũng có thể sợ vì những tai nạn thật đáng tiếc có thể xảy ra.

Trong biến cố 9-11 xảy ra vào mùa thu năm 2001, cơ trưởng captain Jason Dahl đã tình nguyện lái bù chuyến bay 93 (có phim tên là Flight 93) để được nghỉ phép (vacation) bốn ngày sau đó để ăn mừng kỷ niệm anniversary năm năm ngày cưới.  Không ngờ anniversary ngày cưới cũng là ngày mất của ổng. Vợ ổng cũng là chiêu đãi viên hàng không nhưng không có mặt trong chuyến bay định mệnh này. Captain Jason Dahl đã được chôn cất tại nghĩa trang Oak Hill Memorial Park ở thành phố San Jose, California nơi ông sinh ra, lớn lên và học bay tại phi trường Reid-Hillview trên đường Capitol Expressway và Tully Road. Hiện nay tại nghĩa trang này có bia đá ghi nhớ nạn nhân của biến cố 9-11.

Sau này những hãng chế tạo phi cơ như Boeing và Airbus sẽ design để phi cơ không được đâm vào những buildings quan trọng của chính phủ, ngân hàng, v..v….

Phi cơ cũng được chế tạo để tránh những tai nạn hiểu lầm ngôn ngữ đáng tiếc của phi công hay nhân viên điều khiển trạm không lưu và không thể đâm vào nhau được. Chúng ta có thể thở phào nhẹ nhõm vì kỹ thuật collision avoidance technology giúp tránh được những tai nạn thảm khốc này.

Phi cơ được chế tạo dựa trên định luật Bernoulli của nhà toán học David Bernoulli người Thụy Sĩ ở thế kỷ thứ mười tám mặc dầu trước khi chết ông này chẳng biết là nhân loại sẽ dùng khám phá của mình để chế tạo phi cơ sau này. Định luật này nói rằng không khí đi qua một mặt cong thì sẽ đi nhanh hơn và áp suất của nó sẽ giảm đi so với khi nó đi qua một mặt bằng. Do vậy cánh của máy bay ở phía trên thì cong mà phía dưới thì phẳng để tạo ra trạng thái này làm lực đẩy nó lên không trung. Bởi vậy khi nước đá đóng băng trên cánh sẽ làm cho trạng thái này mất đi làm mất lực đẩy. Trong trường hợp này phi cơ được de-iced bằng chất lỏng. Trong tương lai gần phi cơ bị đá băng sẽ được de-iced bằng tia laser khi nó đi qua một hanger có trang bị những laser lamps. Không khí quá lỏng đi qua mặt trên của cánh phi cơ cũng có tác dụng tương tự nhưng ít hơn. Khi ở độ cao quá cao như Denver của Hoa Kỳ hoặc Mexico Cityở Mexico thì phi cơ không có hiệu năng một trăm phần trăm khi như nó đang ở độ thấp gần mặt nước biển. Ở những thành phố quá nóng làm cho không khí loảng như ở tiểu bang Arizona cũng gây ra phản ứng tương tự. Khi hiệu suất phi cơ bị giảm thì nó sẽ không còn có trọng tải 100% và nhiều hành khách buộc phải đi chuyến sau (bumped) hay hành lý phải giảm đi để giảm sức nặng mà nó phải chuyên chở. Các bạn không có gì ngại khi gặp phải những trường hợp này.

Nếu ai sợ bay thì khi cất cánh là khi đáng sợ hơn cả vì nếu tai nạn xảy ra khi vừa cất cánh do trở ngại kỹ thuật hay một lý do nào khác thì rất nguy hiểm: Thứ nhất là phi cơ chưa có độ cao để phi công trở tay kịp; thứ hai là động cơ đang ở tốc độ tối đa. Trái lại khi hạ cánh thì tốc độ đã giảm hẳn hay khi đang bình phi thì phi cơ đang ở trên cao, phi công có thì giờ để tìm lý do tại sao động cơ bị hỏng để sửa chữa hay để xin “cầu cứu”.

Một quan niệm sai lầm như tôi biết của hầu hết mọi người họ cho rằng phi cơ sẽ đâm đầu xuống đất khi đang bay mà động cơ bị hỏng. Điều này không đúng chút nào. Phi cơ bị hỏng tất cả các máy khi đang bay thì như con chim không còn vẫy cánh mà chỉ sà xuống từ từ. Vấn đề quan trọng là phải sà xuống và hạ cánh cho an toàn vì khi đó không còn lực đẩy (lift) nữa. Phi công sẽ cho phi cơ sà xuống với glide speed (tức là tốc độ tốt nhất và độ sà xuống xa nhất kể từ điểm bị hỏng động cơ) và để không bị rơi vào tình trạng stall tức là khi tốc độ của phi cơ quá chậm có nguy cơ làm cho nó ngừng lại trên không gian và rơi xuống đất. Do vậy khi đang bay ở bất cứ thời điểm nào phi công cũng chọn một địa điểm để đáp trong trường hợp khẩn cấp khi tất cả các động cơ bị hỏng. Vấn đề là tìm chỗ để đáp một phi cơ thật lớn không phải dễ. Nếu hạ cánh tại phi trường thì tốt bằng không thì tại một sân xi-măng rộng (để có cơ may bay lên sau khi sửa chữa) không nữa thì tại một cánh đồng trống nào đó. Máy bay nhỏ thường hạ cánh trên xa lộ trong trường hợp khẩn cấp để có cơ hội cất cánh trở lại dễ dàng. Phi công khi bay mà tự mình tắt máy là chuyện thường tình. Những học viên mới bắt đầu tập lái thì chuyện đầu tiên huấn luyện viên làm là tắt máy khi ở trên không. Học viên thì sợ “muốn chết” trong lúc đó huấn luyện viên thì nhăn mặt cười khì khì…  Phi cơ càng lớn khi bị tắt máy thì sà xuống càng êm hơn phi cơ nhỏ vì nó không bị ảnh hưởng bởi gió nhiều. Phi cơ nhỏ khi đã bị tắt máy, không còn lực đẩy thì ảnh hưởng của gió nhiều hơn. Gió mạnh có thể đẩy nó đi và sự điều khiển trở nên khó khăn hơn.

Khi đang bay thường có những trở ngại kỹ thuật mà phần lớn hành khách không được biết. Phi công chỉ báo cho hành khách biết khi họ chịu bó tay và phải hạ cánh khẩn cấp. Nhiều phi cơ bị hỏng máy một bên, chỉ còn một động cơ mà vẫn hạ cánh an toàn. Bỏi vậy nhiều bộ phận của phi cơ được chế thành hai đôi khi thành ba, như các meters, cần lái, rudders,  .v..v…. hễ cái này hỏng thì dùng cái kia. Cũng như áo pilot có rất nhiều túi để đựng nhiều vật dụng mang thành từng cặp trong trường hợp cần thiết. Bên trong áo pilot có màu cam phòng khi phi công bị rớt (crash) máy bay thì giới chức khi đi tìm dễ thấy từ trên không.

Khi hạ cánh hành khách được yêu cầu kéo (retract) khay để đồ ăn, ghế ngồi lên và mở cửa sổ với lý do chính là nếu khi hạ cánh có tai nạn thì có đường để tẩu thoát và người ta sẽ nhờ ánh sáng và thấy được bên trong để cấp cứu.

Khi bị hỏng một máy thì phi công dùng một máy còn lại theo quy luật dead engine dead foot (tức là máy chết thì chân chết) có nghĩa là máy phía bên nào chết thì phi công rút bàn chân phía bên đó lui để không lầm lỗi dùng nó. Chỉ dùng chân kia đạp xuống rudder để cân bằng phi cơ lại và có thể tiếp tục bay. Nếu phi công dùng lộn chân trong trường hợp này thì phi cơ sẽ lao đầu xuống đất. Điều này đã xảy ra tạiRaleigh ở tiểu bangNorth Carolina năm 1994. Cũng có trường hợp máy không chết mà cái LED đèn báo hiệu bị chết nhấp nháy bậy báo hiệu sai lầm là máy chết. Phi công phải biết kiểm tra xem máy có chết thật không chứ không tự nhiên rút đùi bừa bãi.

Trước đây tôi có nói là khi bay hành khách có thể dùng channel #9 để nghe đàm thoại giữa phi công và phi trường hoặc giữa các phi công với nhau nhưng sau này có nhiều hành khách không am hiểu ngôn ngữ của hàng không, khi nghe những danh từ họ không hiểu trở nên “quýnh” lên ví dụ khi phi trường yêu cầu phi công hạ cánh ở một phi đạo nào đó và phi công trả lời là “we can not make it” họ trở nên sợ hãi và tưởng chừng như phi cơ sắp rớt tới nơi. Cũng có không ít những vụ kiện các hãng hàng không vì những cuộc đàm thoại tương tự. Thành thử dạo này channel #9 không còn được dùng nữa.

Phi cơ theo luật thường được sử dụng đời đời. Luật chỉ bắt buộc các bộ phận khi đến giờ thì phải được thay và cứ như vậy thay mãi và tiếp tục bay mãi. Bộ phận nào đến giờ cần thay, mặc dầu còn tốt và không hư hại gì cả cũng đành ‘nhắm mắt ra đi’. Kẻ hở ở đây là nhiều hãng hàng không ngoại quốc không thay những bộ phận còn tốt này. TBO (total before overhaul) là khi mà phải overhaul tất cả. Những hảng hàng không của Hoa Kỳ thường “retire” những phi cơ họ cho là cũ. Mỗi hảng có một policy riêng mặc dầu họ không phải dùng phi cơ mới. Phi cơ mới chỉ để cạnh tranh, câu khách mà thôi. Điều quan trọng là tiến trình sữa chữa và bảo vệ kỹ càng (maintenance) cho nên rất nhiều hảng, nhiều người mua phi cơ mà không cần nhìn nó ra sao cả (buy it unseen).

Cánh của phi cơ còn có tác dụng để chứa xăng. Phi công khi lái những phi cơ cũ phải đổi bình xăng trong vòng nửa tiếng đồng hồ để cân bằng trọng lượng của hai cánh. Như vậy cứ nửa giờ thì lại switch bình xăng trong suốt lộ trình. Trong những máy bay mới sau này bạn thấy ở đuôi hai cánh còn có vảy cong chỉ lên trời như vảy cá (upturn fins) mục đích là để hoà dịu (smooth out) áp suất phía dưới và trên của cánh ở sau cuối làm cho phi cơ êm hơn khi bay.

Ở Hoa Kỳ, phi cơ phải bay ở tốc độ dưới 250 knots khi ở độ cao dưới mười ngàn bộ Anh (feet) để dễ tránh chim và nhiều traffic khác.

Khi đến phi trường bạn chỉ thấy những đèn đỏ ở cuối phi đạo. Những đèn này gọi là VASI (visual approach slope indicator) để cho phi công biết được độ cao hay thấp khi hạ cánh. Khi phi cơ cao quá để hạ cánh thì họ sẽ thấy những đèn này trở thành màu trắng. Dùng ILS approach tức hạ cánh dùng phi cụ thì không cần nhìn những đèn này.

Phi công có thể uống rượu lái phi cơ “drink and fly” cũng như chúng ta “drink and drive” nhưng liều lượng cho phép thì thấp hơn nhiều. Nồng độ rượu 0.04 trong máu thì xem như đã say.

Boeing đã cho ra loại máy bay vừa đáp như helicopter vừa bay dùng hai cánh gọi là The Bell-Boeing V-22 Osprey. Nó làm được nhiều nhiệm vụ như bay nhanh ở trên không và vừa hạ cánh như helicopter. Loại phi cơ này rất tiện lợi cho chiến tranh khi nó được phóng đi từ hàng không mẫu hạm bay vào đất liền và hạ cánh ở rừng sâu, vừa bay nhanh vừa đáp không cần phi đạo. Nhưng hiện thời loại máy bay nầy có quá nhiều tai nạn xảy ra và design của nó chưa hoàn hảo.

Tuổi để về hưu của phi công đã được tổng thống Bush ký để kéo dài thêm năm năm nữa từ 60 đến 65. Phi công không được tiếp tục lái quá11:59 pm của ngày trước ngày sinh nhật thứ 65 của họ.

May Day không phải là ngày trong tháng năm của phi công. May Day là dấu hiệu khẩn cấp emergency khi có trở ngại (sự cố). Phi công báo May Day với nhân viên kiểm tra không lưu phi trường qua radio nếu biết tầng số không lưu của phi trường đó, bằng không thì dùng tầng số 121.5 MHz cho dân sự và 243.0 MHz cho quân sự. Phi công cùng lúc dùng transponder code 7700 báo dấu hiệu khẩn cấp cho radar bắt để được ưu tiên hạ cánh ngay trước những phi cơ khác hoặc cần emergency service gấp tại phi trường sau khi hạ cánh như xe chửa lữa hoặc xe cứu thương, .v..v….  Transponder code 7500 dùng để báo hiệu phi cơ đang bị cướp (hijack), 7600 khi bị mất làn sóng radio. Phi công cũng có thể lắc hai cánh trước khi đáp để báo hiệu radio bị hỏng khi transponder cũng bị hỏng cùng một lúc. Trong trường hợp khẩn cấp phi công phải nhớ dùng 3 C’s: Climb, Communicate and Confess tức trước hết bay lên để lấy độ cao nếu được, xong rồi phải báo cáo liên lạc để được giúp đỡ và khi đó thì phải thật tình nói rõ hoàn cảnh khẩn cấp cần giúp đỡ.

Sau khi phi cơ của Đại Hàn 007 bị bắn rơi vào năm 1983 khi bay lạc vào không phận Liên Xô Tổng thống Ronald Reagan đã ban hành một chỉ thị để GPS được sử dụng tự do trong dân sự như là một lợi ích chung. Trước đó GPS chỉ được quân đội Mỹ sử dụng.

Tất cả sách vở, bản đồ và những dữ liệu phi hành chỉ có hiệu lực trong vòng sáu tháng. Sau đó phi công phải mua lại tất cả, như vậy xài tiền mua những vật liệu để bay cũng “mệt nghĩn” … Lý do là cứ sáu tháng FAA đổi luật lệ một lần.

Phi công trước khi bay cần soạn thảo kế hoạch bay và cần biết độ gió, hướng gió. Để biết những dữ kiện này thì gọi 1-800-WX-BRIEF.

Phi cơ bay dùng ILS phi cụ ở phòng lái thì phải có xăng dự trữ thêm 45 phút sau khi hạ cánh, còn dùng visual approach tức nhìn ra ngoài để bay thì thêm xăng ít nhất 30 phút sau khi hạ cánh.

Khi bay trên mười ngàn bộ Anh thì phi cơ phải pressurize tức nén không khí xong chuyển vào cabin cho hành khách thở vì thường trên mười ngàn bộ Anh thì áp suất   không khí rất loảng để thở. Nếu pressurization máy nén không khí bị hỏng thì phi cơ sẽ phải hạ độ cao và phải bay dưới mười ngàn feet cùng lúc cho hành khách dùng bao oxy để thở.

Thông thường các chuyến bay đường càng xa thì số chuyến bay càng nhỏ.

Ở Hoa Kỳ số an ninh xã hội (social security) cũng là số bằng phi công của bạn. Bằng phi công là bằng quốc gia không phải như bằng lái xe là bằng cấp tiểu bang. Theo luật hàng không do FAA điều khiển thì khi bạn dọn nhà hoặc có địa chỉ mới bạn phải đổi bằng khác với địa chỉ mới nhất của bạn. Bạn chỉ tốn không quá năm đô la để làm việc này trong vòng 30 ngày bằng không bằng bay của bạn kể như không còn hiệu lực.

Phi công chính (cơ trưởng, captain) mang “quân hàm” bốn gạch, phi công phụ ba gạch. Phi công chính thường xem phi công phụ như học trò của mình.

Phi công không được bay quá 1000 giờ trong một năm, 100 giờ trong một tháng, 30 giờ trong bảy ngày liền và 8 giờ giữa những buổi nghĩ dưỡng sức.

Khi học bay bạn nên chọn một huấn luyện viên certified flight instructor (CFI) giỏi, có nhiều giờ bay. Nếu dùng nhiều CFI thì càng tốt vì sẽ học hỏi những kinh nghiệm quý báu từ mỗi CFI. Ví dụ trước khi đề ba (depart) bạn phải kiểm tra phi cơ, xăng dầu, máy móc, v..v… gọi nôn na là tiền phi; tiếng Anh gọi là pre-flight inspection. Mỗi phi cơ có một check list riêng liệt kê rất rõ ràng những gì phải kiểm tra. Nhưng khi trời mưa thì bạn sẽ bị ướt khi làm tiền phi. Bởi vậy nhiều CFI khi trời mưa làm biếng bỏ qua luôn cả preflight inspection đến khi ra tới phi đạo mới biết máy thiếu nhớt, thiếu dầu, v..v….

Học sinh học bay (student pilot) phải có ít nhất một ngàn năm trăm (1500) giờ bay mới có thể xin vào làm cho mấy hảng máy bay chính được (commercial airlines). Nếu được nhận vào thì chỉ lái những máy bay nhỏ ít hành khách và bay đường bay ngắn (commuter). Trong tình trạng kinh tế bây giờ và có nhiều thua lỗ như vậy thì chắc chắn con số yêu cầu (required) này sẽ tăng lên. Thông thường thì học lái rất tốn tiền nên nhiều phi công thương mại xuất thân từ không quân của quân đội Mỹ (U.S. Air Force). Một số phi công không xuất thân từ quân đội phần lớn thuộc diện con nhà giàu cha mẹ lo trang trải vấn đề học phí để cho con cái được toại giấc mộng hải hồ nay đây mai đó. Ai gia cảnh không khá thì phải vừa học vừa làm tức là phải lấy bằng CFI để dạy các student pilots. Khi đi dạy bay cho student pilots thì giờ dạy bay cũng sẽ được tính trong số 1500 giờ yêu cầu đó. Tuổi ít nhất của CFI là mười tám tuổi bởi vậy ở nhiều phi trường bạn thấy mấy “ông thầy” dạy lái đáng tuổi bằng con, em mình. Vấn đề kinh nghiệm dạy lái thì lại là một chuyện khác nữa.

Phi công tư có thể ăn gian giờ bay trên sổ phi công (pilot logbook) mà đặc biệt là phi công có máy bay riêng. Số giờ bay trên pilot log book thì chỉ do phi công tự nguyện viết vào mà chẳng có cần ai biết và kiểm tra.

Commercial airlines giả sử trung bình mỗi hành khách nặng không quá 200 pounds cân Anh và hành lý xách tay không quá 35 pounds. Cách đây sáu năm thì những con số này là 190 và 30, nhưng trong chuyến bay có 19 chỗ ngồi ở Charlotte ở North Carolina vào năm 2003 trung bình mỗi hành khách nặng hơn 190 pounds làm cho phi cơ quá nặng và đã xảy ra tai nạn. Sau đó FAA đã phải tăng trọng lượng của hành khách thêm mỗi người 10 pounds và hành lý xách tay thêm 5 lbs. Nếu bạn đi chung chuyến bay mà tất cả các hàng khách đều béo phì trên 200 pounds thì cũng nên quan ngại. Con số 200 pounds này trong tương lai còn tăng nữa.

Giấy khám sức khoẻ định kỳ cho phi công thương mại có hiệu lực một năm, cho phi công tư thì năm năm nếu tuổi của phi công dưới bốn mươi và hai năm nếu trên bốn mươi. Không như nhiều người nghĩ rằng muốn làm pilot phải có sức khoẻ thật tốt và mắt không mang kiếng cận hoặc viễn thị. Phi công dân sự ở Hoa Kỳ chẳng cần phải có những yêu cầu đó. Giấy khám sức khoẻ định kỳ phải do bác sĩ được FAA công nhận cấp. Tổn phí cho mỗi lần khám không quá một trăm đô la.

Lái máy bay đắt tiền thì an toàn hơn vì có nhiều thiết bị hơn như autopilot (hệ thống tự động bay) chẳng hạn. Trong trường hợp John F. Kennedy, Jr con của cố tổng thống Kennedy với chiếc phi cơ Piper Saratoga cả mấy trăm ngàn đô la trong chuyến bay định mệnh có thể dùng autopilot để cứu mình ra khỏi hiểm nguy (không hiểu sao anh ta không dùng tới). Khi trong thế bí phi công có thể nhấn nút autopilot sau khi đã chỉnh (set) đường bay và tốc độ, v..v… Ví dụ phi công không biết bay trong mây đang bay mà mây mù kéo đến thì set autopilot để nó giúp mình bay ra khỏi mây. Phi cơ đắt tiền và có nhiều động cơ khi động cơ này chết thì dùng những động cơ khác để tiếp tục bay. Phi cơ chỉ có một động cơ khi chết thì bạn phải hạ cánh.

Muốn là phi công được lâu dài bạn không nên mạo hiểm. Có nghĩa là đừng bao giờ thử những động tác mà bạn không cảm thấy rất tự tin bạn có thể làm được; đừng đi quá khả năng của bạn. Ví dụ, bạn không cảm thấy tự tin khi bay vào ban đêm hay bay trong mây thì tuyệt đối đừng nên bay; bạn không tự tin khi bay một máy bay có nhiều chức năng bạn không biết thì đừng nên; cảm thấy thời tiết xấu bạn không thể khống chế (handle) nổi thì đừng bay. Như vậy bạn sẽ có cơ hội thưởng ngoạn giấc mộng hải hồ dài dài và tránh những tai nạn hiểm nghèo và đáng tiếc có thể xảy ra cho bạn.

Khi bay để tránh những điều kiện hiểm nghèo có thể xảy ra tai nạn bạn có thể thay đổi cách bay (deviate) từ kế hoạch bay (flight plan) của bạn với điều kiện là đừng nên gây tai nạn cho những phi cơ khác khi mình deviate. Trong những trường hợp này nếu không deviate thì cái chết chắc chắn sẽ xảy ra. Bạn có thể chọn giữa cái chết hoặc bằng lái của bạn vì khi deviate mà không được phép thì bạn sẽ bị phạt và mất bằng lái nhưng bù lại thì bạn vẫn còn sống. Sự kiện này xảy ra khi phi cơ của cầu thủ bóng chày Cory Lidle của đội Yankees đâm vào apartments ởNew York. Nhiều khi deviate mà không được phép thì người ta chỉ bắt bạn làm bản kiểm điểm mà thôi sau khi mọi sự đều êm đẹp tức không xảy ra tai nạn nào cho ai cả.

Cũng như thi lái xe, thi lái phi cơ cũng có hai phần: phần viết và phần lái. Về phần viết bạn có thể lấy test tại Sylvan Learning Center ở bất cứ nơi nào trên đất Mỹ. Phần lái thì đôi khi đã có huấn luyện viên tìm và giới thiệu người chấm thi rồi (flight examiner) và huấn luyện viên đã “gửi gắm” đệ tử của mình rồi. Nhiều người phi công chấm thi cũng sợ và ngại những động tác như làm máy bay rơi xuống và bay trở lại nên đồng ý bỏ qua nếu đã có thực hiện những động tác đó với huấn luyện viên rồi.

Phi công NATO (khối Bắc Đại Tây Dương) và Mỹ bắt buộc phải đánh vần những chữ cái tiếng Anh như sau khi đàm thoại hàng không: Alpha, Bravo, Charlie, Delta, Echo, Foxtrot, Golf, Hotel, India, Juliet, Kilo, Lima, Mike, November, Oscar, Papa, Quebec, Romeo, Sierra, Tango, Uniform, Victor, Whiskey, X-ray, Yankee Zulu.

Độ cao được đo dùng máy đo áp suất không khí. Càng cao thì áp suất càng giảm và khi bạn bay từ một không phận dưới quyền điều khiển của một trạm không gian đến một trạm khác thì bạn sẽ được yêu cầu chỉnh (calibrate) máy đo áp suất (altimeter) của bạn lại để phù hợp với áp suất của không phận mới.

Lý do phải calibrate altimeter để bạn bay đúng độ cao được chỉ định vì theo luật khi bạn bay từ đông sang tây thì bạn phải bay ở độ cao số chẵn ngàn bộ Anh (foot / feet) ví dụ 4000, 6000, 8000, 10000, v..v… và khi bay từ tây sang đông thì bay ở độ cao lẻ ngàn feet 5000, 7000, 9000, v..v… để phi cơ bay ngược chiều không đụng nhau. Cơ hội phi cơ va chạm trên không do vậy tránh được phần lớn khi altimeter của phi cơ bạn chỉ đúng độ cao trong không phận nhất định mà bạn đang bay.

Phi đạo số 23 không có nghĩa là phi trường có 23 phi đạo khác nhau nhưng nó có nghĩa là phi đạo này chỉa về hướng có độ địa bàn là 220 đến 229.

Đèn bên cánh phải của phi cơ màu xanh, bên trái màu đỏ để dễ nhận ra vào ban đêm. Sau đuôi thì một đèn màu đỏ được xoay tròn làm cho ta tưởng như là một đèn nhấp nháy nhưng sự thật chỉ có một đèn xoay tròn mà thôi. Đèn phi đạo thì màu trắng, taxiway được trang bị đèn màu xanh blue. Ở phi trường ban đêm có đèn xoay tròn để phi công nhận diện từ xa trên không.

Việt Nam đã đổi tên thành phố Sài Gòn sang thành phố Hồ Chí Minh nhưng không đổi ám số phi trường (airport code) ở đó được. Phi trường Tân Sơn Nhất vẫn giữ nguyên airport code là SGN viết tắc cho Sài Gòn; trong lúc phi trường có airport code HCM là phi trường Eli ở Somalia. Ám số của phi trường được quốc tế điều khiển. Hiện tại có 9499 phi trường trên toàn thế giới với ám số riêng cho mỗi phi trường.

Phi cơ bay ở độ cao thường nhả ra khói trắng ở đằng đưôi. Sự kiện này còn được gọi là contrails trong tiếng Anh. Trong đệ nhị thế chiến, phi công nhận thấy rằng họ thải contrails ở nhiều nơi trên không và không thải ở những nơi khác, và như vậy sẽ báo cho địch biết được dấu vết và sẽ dễ dàng nhìn thấy. Điều này dẫn đến sự nghiên cứu của contrails và phương pháp dự đoán khả năng xảy ra của nó ở trên không.  Contrails được tạo ra bởi động cơ (engine). Khi xăng được đốt cháy hơi nước được tạo ra. Chúng ta có thể thấy điều này từ khí thải của xe vào những buổi sáng sương mù. Hơi nước trong khí thải nóng ngưng tụ lại khi gặp không khí lạnh. Điều này cũng đúng với khí thải của phi cơ. Giọt nước ngưng tụ (water droplets) để lại một dấu vết màu trắng có thể nhìn thấy phía sau đít của nó. Nếu không khí khô, những giọt nước bay hơi nhanh chóng và contrails dễ biến mất. Nếu không khí ẩm, các contrails có thể tồn tại, kéo dài một vài phút trước khi bay hơi. Do vậy ta thấy dãi “ngân hà” màu trắng trên không do những phi cơ thải ra khi bay ở độ rất cao vào những ngày ẩm ướt.

Những âm thanh phát ra từ phòng lái (dinging sounds) khi bay do phi công điều khiển là ám hiệu cho chiêu đãi viên (flight attendants) những tín hiệu cần thiết mà hành khách không biết được. Ví dụ một ding là để cho chiêu đãi viên buckle up, hai dings là phi cơ đã tới 10000 feet, ba dings là phi công cần nước uống, bốn dings là cần ăn, v..v… Mỗi airline dùng ám hiệu qua dinging sound mỗi khác nhau.

Cửa emergency exit không mở ra được khi bay vì không khí trong máy bay và bên ngoài khác nhau tạo ra lực pressurized làm cho sức người không đủ để đẩy nó ra được. Phi cơ phải depressurized thì cửa khẩn cấp mới mở ra được.

Sưu tầm

Trích trong tạp chí Đặc San Không Quân do các cựu phi công VNAF đảm trách

Số ra tháng 10, 2010

Làm cho máy bay rơi xuống từ bầu trời

Tuesday, September 16th, 2014

Tôi thường làm cho máy bay rơi xuống từ bầu trời và sau đó cho chúng bay thẳng trở lại. Điều này như là một sự huyền diệu đối với những người đứng trên mặt đất, nhưng trong thực tế nó không phải là một điều quá khó khăn.

Nhiều phi công quân đội đã không bao giờ thử qua hành động này. Đó là điều dễ hiểu bởi vì động tác này là điều không bắt buộc cho họ có được bằng lái để bay trong chiến tranh hoặc có bằng lái để bay cho nhiều hãng hàng không thương mại. Điều này chỉ cần thiết và bắt buộc cho huấn luyện viên (CFI) dạy lái máy bay mà thôi.

Trong khi đang được đào tạo để bay tôi cũng không cần phải thực hiện động tác này. Nó là tùy chọn nhưng huấn luyện viên khuyên tôi cần phải biết để giữ mạng sống trong điều kiện thiết yếu tôi phải cần đến để làm cho máy bay bay thẳng trở lại nếu không nó sẽ rơi xuống mặt đất và kết quả sẽ không thể lường được. Hơn nữa nhiều máy bay nhỏ được sử dụng để đào tạo phi công thường dễ rơi. Do vậy, tôi nghĩ rằng tôi nên biết cách thực hiện động tác này.

Một máy bay Cessna nhỏ được dùng để thực hiện động tác này. Rất nhiều loại máy bay nhỏ khác không thể sử dụng được cho công việc này. Mục đích khác nữa là tìm một máy bay tương đối mới để làm điều đó bởi vì máy bay cũ có cơ may cơ phận sẽ vỡ tung ra trong quá trình hành động khi lực nén lên cấu trúc máy bay quá mạnh.

Bay đến một cao độ khoảng sáu nghìn bộ Anh so với mặt đất (AGL) và hầu như bên dưới không có gì và cũng không có người nào như theo yêu cầu của cơ quan hàng không Hoa Kỳ (FAA) bởi vì bạn không muốn máy bay rơi xuống, đụng một ai đó, và mang theo với bạn đến một thế giới khác trong trường hợp ngoài ý muốn. Cần một cao độ tốt trong trường hợp không phục hồi khi máy bay rơi xuống trong lần đầu tiên, tôi sẽ có đủ độ cao để thử lại lần thứ hai.

Có hai cách để làm cho máy bay rơi xuống. Một cách là tăng tốc độ tối đa và cách khác là giảm tốc độ xuống tối thiểu trong khi đạp rudder để điều khiển cánh dọc thẳng đứng ngay tại phía sau của máy bay (stabilizer). Tôi sử dụng phương pháp giảm tốc độ xuống tối thiểu cho động tác này.Tay ga được kéo lại tối thiểu cho đến khi máy bay được xem là trong tình trạng đứng yên (idle). Tiếp theo, cần lái được kéo lên đến khi âm thanh báo động của máy bay báo rằng nó đang trong nguy cơ bị rơi xuống đất. Tại thời điểm này máy bay như đang được treo lơ lững trong không gian với một sợi dây vô hình. Sau đó dùng chân của mình để đạp rudder làm cho máy bay mất thăng bằng. Động tác này làm cho máy bay chúi mũi xuống đất và bắt đầu xoay tròn. Ngay sau khi dùng chân bên phải của mình, ngay lập tức kéo nó ra khỏi bàn đạp vì việc phục hồi máy bay bây giờ cần phải dùng chân khác bên trái. Lý do để rút lui lại bàn chân của bạn, nhờ vậy bạn sẽ không lầm lỗi để sử dụng nó trong quá trình phục hồi để máy bay bay thẳng trở lại.

Tôi cho nó xoay trên không khoảng ba vòng và tụt xuống mất khoảng một ngàn feet. Tôi đã gần như quay đầu  xuống đất và đã nhìn thấy đất như người đi roller coaster nhìn xuống đất vậy. Ngoại trừ là tôi đang ở trong một máy bay nhỏ. Tôi đã không cho nó xoay nhiều hơn vì không muốn một số cơ phận của máy bay bị hỏng và rớt lìa nó vì như vậy thì sẽ không phục hồi máy bay được nữa.

Sau đó sử dụng chân trái của mà đã không kéo trở lại để đạp rudder và thêm vào một ít ga qua throttle đồng thời đẩy cái cần lái control yoke tới một cách nhẹ nhàng. Máy bay từ từ bay thẳng và lên cao trở lại.

Sưu tầm

Trích trong tạp chí Đặc San Không Quân do các cựu phi công VNAF đảm trách

Số ra tháng 11, 2011

Bà Bill Gate: một Bồ Tát của nhân loại

Tuesday, July 15th, 2014

Vợ tỉ phú Bill Gates sống như thế nào?

Bà là người có vai trò không thể thay thế trong cuộc đời Bill Gates
Là vợ của người đàn ông giàu nhất thế giới nhưng Melinda không mấy quan tâm đến những cửa hàng thời trang sang trọng, những loại mỹ phẩm đắt tiền hay những tác phẩm nghệ thuật danh giá. Thay vào đó, suốt ngày bà chúi mũi vào những chuyện đại loại như… chu trình sống của con muỗi.

Một người phụ nữ hơi bất thường chăng?

Ngay sau khi cưới nhau, vợ chồng Bill Gates bắt đầu làm từ thiện nhưng làm một cách dè dặt, trong đó có lần tặng máy vi tính xách tay cho các ngôi làng ở khu vực cận Sahara (Phi châu). Nhưng rồi hai người nhận ra người dân lục địa đen cần thức ăn để no bụng và thuốc men để chống lại cái chết hơn là phần mềm Windows xa xỉ.

Thế là họ tậu bao nhiêu là sách về các bệnh lây lan vì ký sinh trùng, về hệ miễn dịch, về cách phòng bệnh… “Bạn không thể nói về chuyện tài trợ cho thuốc chống sốt rét nếu như bạn không hiểu rõ chu trình sống của con muỗi. Làm từ thiện không chỉ đơn giản là ký séc chi tiền”, Melinda nói.

Tại sao lại phải nhọc công đến thế?

Melinda có thể tận hưởng một cuộc sống trong nhung lụa, dành thời gian chăm sóc con cái. “Khi cưới nhau, tôi và Bill định khi về già sẽ chia sẻ tiền bạc với người khác. Lần đầu tiên chúng tôi đến châu Phi là nhân một chuyến đi săn năm 1993.

Chúng tôi không thể nào tận hưởng thiên nhiên hoang dã vì cảnh tượng mọi người đi chân đất, phụ nữ phải vừa bế con vừa xách nước đi hàng cây số và bởi lời mời từ một bộ lạc về việc dự buổi lễ cắt âm vật phụ nữ.

Sau đó về nhà, chúng tôi tìm đọc Báo cáo về phát triển thế giới năm 1993 và không khỏi giật mình. Trẻ con đang chết hàng loạt chỉ vì căn bệnh tiêu chảy và những loại bệnh cơ bản mà trẻ con ở nước chúng tôi đã được tiêm vắc-xin.

Chúng tôi tự thấy mình phải có trách nhiệm tìm hiểu sự thật và càng tìm hiểu, chúng tôi càng thấy không thể chờ vì bệnh tật không đợi chúng tôi. Tôi đi vòng quanh thế giới để xem điều gì đang xảy ra.

Nỗi sợ hãi khi quay về quá khủng khiếp đến độ tôi không dám hy vọng. Nhưng rồi bạn thấy đó, kinh tế đang thay da đổi thịt ở các nước phát triển và tự nó cải thiện mọi chuyện. Điều đó đã vực Bill và tôi dậy”.

“Chúng ta có xem rẻ mạng sống của người Phi châu hơn mạng sống của chúng ta không? Bill và tôi cho rằng không có sinh linh nào mang giá trị hơn hay kém so với sinh linh khác. Chính sự công bằng này là lý do để quỹ từ thiện của chúng tôi hoạt động” / Melinda Gates

Quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates (BMGF) bắt đầu hoạt động với quy mô nhỏ vào năm 1997 rồi chính thức khai trương vào năm 2000.

Vợ chồng Gates đã cam kết sẽ trao tặng hết 95% tài sản khổng lồ của mình (hiện ước tính khoảng 46 tỉ USD). Vắc-xin và tạo hệ miễn dịch cho trẻ em là mục tiêu chính của quỹ. Đến nay BMGF đã chi tổng cộng 28,8 tỉ USD.

Hồi đầu năm, BMGF đã tặng cho Liên minh Vắc-xin và miễn dịch toàn cầu (Gavi) 750 triệu USD – một trong những món quà cá nhân lớn nhất lịch sử.

Những lần tài trợ trước đó của vợ chồng Bill Gates đã giúp tiêm phòng viêm gan siêu vi B cho 43 triệu trẻ em, giúp giảm 39% tỷ lệ trẻ em bị sởi… Ngoài ra, BMGF còn chi mạnh cho các dự án khoa học nghiên cứu vắc-xin và thuốc men, trong đó phải kể đến chương trình trị giá 35 triệu USD để thử nghiệm vắc-xin chống sốt rét ở Zambia .

Hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên vì ông bà Gates không dành phần lớn tài sản của mình để lại cho con cái. Hiện họ đang có 3 đứa con nhỏ nhưng Melinda không tỏ ra lo lắng:

“Bất cứ lúc nào gia đình tôi nói tới chuyện tài sản, chúng tôi đều nói đến trách nhiệm phải trao tặng nó cho thế giới. Các con của chúng tôi đã có tài khoản riêng của chúng. Không phải lúc nào chúng muốn mua gì cũng được nấy mà phải đợi đến những dịp như sinh nhật mới được tặng hay đợi cho đến khi chúng tự để dành đủ tiền”.

Hiệp hội Bill & Melinda Gates đã chi bao nhiêu cho ai?

Tính đến đầu năm 2005, tỷ phú này đã cam kết số tiền 28 tỷ USD cho nhiều dự án cứu tế, từ thiện, y tế và giáo dục. Tức ông đã đem cho không đến 38% tổng tài sản của mình. 9,3 tỷ USD là tổng số tiền mà tỷ phú giàu nhất thế giới Bill Gates đã chi cho các công cuộc từ thiện cứu tế và giáo dục thông qua hiệp hội mang họ tên mình thành lập vào năm 2000

Chúng được chia ra như sau:

Sức khoẻ: 5,5 tỷ USD (gồm chiến lược sức khoẻ toàn cầu, 2,3 tỷ USD; nghiên cứu trị HIV/AIDS, bệnh lao và y tế sinh sản, 1,5 tỷ USD; các bệnh lây lan khác, 1,1 tỷ USD; nghiên cứu phát triển công nghệ y tế toàn cầu, 0,4 tỷ USD; nghiên cứu y tế, chiến dịch y tế toàn cầu…, 0,1 tỷ USD)

Giáo dục: 2,4 tỷ USD
Chương trình xây dựng thư viện toàn cầu: 0,3 tỷ USD
Những dự án đặc biệt khác: 0,6 tỷ USD
Các chương trình từ thiện ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương: 0,6 tỷ USD .

Melinda Gates- quyền lực mà thầm lặng

Có một người phụ nữ giản dị, nhân hậu đã chinh phục được biết bao chính khách, doanh nghiệp. Xuất thân trong một gia đình bình dân Mỹ nhưng nhờ nỗ lực cá nhân và cả nét duyên thầm, người phụ nữ này đã trở thành biểu tượng của quyền lực mềm thế giới.

Năm nay 44 tuổi, Melinda Gates luôn sát cánh cùng người chồng tỷ phú, nhà sáng lập và điều hành Microsoft trong nhiều năm qua, và bản thân bà cũng là chủ tịch quỹ tài trợ lớn nhất thế giới.

Bà là người có vai trò không thể thay thế trong cuộc đời Bill Gates, là một trong những động lực to lớn để Bill Gates lập ra quỹ Bill & Melinda Gates.

Chung sống với Bill Gates đã 14 năm nhưng Melinda luôn có một cuộc sống trầm lặng, ít khi lộ diện trước báo giới. Những cuộc phỏng vấn luôn bị từ chối, thay vào đó là những cuộc trò chuyện mỗi tuần với những người cộng sự. Người ta biết đến Melinda qua những người bạn của bà nhiều hơn.

Mối thâm tình với chiếc máy tính

Trước khi quen biết Bill Gates, nàng thiếu nữ Melinda đã mê tít máy tính. Chính tình yêu này đã thay đổi cuộc đời cô.

Khi Melinda 14 tuổi, cha cô tặng cho con gái yêu chiếc máy tính Apple II. “Tôi đã nịnh cha mẹ đặt vào phòng riêng của mình để tiện học tập nhưng thời gian đầu tôi khoái chơi game hơn”, Melinda nhớ lại.

Không lâu sau, Melinda đã nắm được ngôn ngữ lập trình cơ bản và thường xuyên trao đổi kiến thức với các cậu con trai quanh xóm. Chính việc ham thích trao đổi về máy tính đã khiến cô bé bớt đi những rụt rè tuổi dậy thì, tự tin và hòa đồng hơn hẳn. Chiếc máy tính Apple II năm sau đã được nâng cấp lên thành Apple III. Melinda thường dùng máy tính giúp cha quản lý sổ sách, kế toán.

Gia đình Melinda không giàu có. Bố cô là kỹ sư và mẹ cô là một người nội trợ điển hình. Mặc dù cha mẹ cô có cho thuê một vài gian phòng để phụ thêm nhưng việc lo cho cả 4 chị em Melinda học lên đại học quả thật không hề dễ dàng. Melinda cùng các anh chị em từ nhỏ đã phụ giúp mẹ lau bàn, dọn bếp và cắt cỏ.

Khi Melinda còn đi học, tuy không có quy định thành văn nhưng thành tích học tập luôn được cả gia đình coi trọng. Melinda luôn đặt cho mình những mục tiêu để chinh phục một cách bền bỉ và quyết tâm. Cô giáo dạy môn đại số đã nhận xét “Melinda luôn tìm ra cách học tập hiệu quả nhất!”.

Khi đó, Melinda theo học tại một trường nữ sinh Thiên Chúa giáo, cô ao ước được vào trường Notre Dame. Trong suốt quá trình học, Melinda luôn cố gắng và đã trở thành đại diện phát biểu trong lễ bế giảng.

Nhưng cũng chính Melinda là người đưa ra quyết định từ bỏ trường đại học đặc biệt này vì nơi đây coi “máy tính là sở thích nhất thời, phụ nữ không phù hợp với nghiên cứu công nghệ”.

Sau đó Melinda được nhận vào trường đại học Bắc California .. Trong 5 năm học tại đây, Melinda đã được nhận bằng cử nhân khoa học máy tính và thạc sỹ quản trị kinh doanh.

Ngay trước hôm tiến hành lễ tốt nghiệp, Melinda đã tham gia phỏng vấn vào công ty IBM. Cô nhớ lại “Tôi đã nói với người phỏng vấn là mình sẽ tham gia thi tuyển vào một công ty phần mềm nữa. Bà ấy đã mỉm cười và nói nếu tôi được công ty phần mềm đó chọn, tôi càng có nhiều cơ hội hơn”. Và Melinda đã đến nơi có nhiều cơ hội hơn – Microsoft.

Tình yêu với sếp và khát vọng chung thay đổi thế giới

Năm 1987, Melinda bắt đầu làm việc chính thức tại Microsoft. Cô phụ trách quảng bá phần mềm văn bản.

Ngay từ những ngày đầu tiên, Melinda đã thích không khí làm việc cởi mở, năng động nơi đây. Cô chúi mũi vào công việc mà không thể ngờ rằng chỗ làm việc lý tưởng này lại đem đến cơ hội tình yêu cho mình.

Melinda là người trẻ nhất trong những người được nhận vào Microsoft làm việc đợt đó. Trong 10 người có bằng MBA, cô cũng là người nữ duy nhất. “Những người được tuyển đợt đó rất tài năng.

Tôi đã choáng ngợp khi tiếp xúc với họ và nghĩ họ có thể thay đổi thế giới. Tôi cũng hơi ngạc nhiên vì sao công ty phần mềm nho nhỏ hồi đó lại hấp dẫn họ đến thế!”

Khi đó hai sếp lớn Bill Gates và Steve Ballmer đang bất đồng trong khá nhiều vấn đề, họ thường căng thẳng và quát cả cấp dưới. Nếu như không có cảm tình đặc biệt khi nhìn thấy dáng vẻ thư sinh của Bill, Melinda đã bỏ việc từ lâu.

Sau khi vào công ty được 4 tháng, Melinda đến New York tham dự một triển lãm công nghệ và ngồi cạnh Bill Gates trong một buổi tiệc.

Melinda nhớ lại: “Anh ấy quả thật rất có phong cách, còn hơn trong tưởng tượng của tôi”. Khi Bill được hỏi tại sao để ý Melinda, ông trả lời: “Tôi nghĩ chắc là do vẻ đẹp của cô ấy”.

Mùa thu năm đó, Bill và Melinda gặp lại nhau tại nhà để xe của công ty. Melinda nhớ hôm đó là thứ 7 và mọi người trong công ty vẫn phải đi làm.

Họ nói chuyện một lúc, Bill nhìn đồng hồ và hỏi: “Em có đồng ý hẹn hò với tôi trong vòng hai tuần bắt đầu từ thứ 6 tuần sau không?”

Melinda trả lời: “Từ thứ 6 tuần sau bắt đầu hai tuần hẹn hò? Em thấy không được tự nhiên lắm! Không biết được, đến lúc đó hãy gọi cho em”.

Sau đó, Bill gọi lại báo cho Melinda lịch hoạt động ngày hôm đó, Melinda nhận lời hẹn gặp ông vào buổi tối thứ 6 định mệnh.

Trước khi hai người gặp nhau, Bill đã là một tỉ phú nhưng điều đó không có nghĩa là ông có thể “mua” được tình yêu. “Theo đuổi cô ấy thật vất vả”, Bill than thở. Số là mẹ của Melinda vốn cho rằng chuyện tình cảm của con gái mình với sếp không có gì hay ho cả.

Nhưng Melinda đã đặt ra những giới hạn cho mối quan hệ này, quyết không để ảnh hưởng đến công việc. “Tôi không muốn công khai tình cảm, không bao giờ nói chuyện công việc trong thời gian hẹn hò…”

Dù có công khai chuyện tình cảm với sếp lớn hay không thì bạn bè đồng nghiệp vẫn phải nể Melinda về năng lực làm việc.

Sau 9 năm làm việc bà đã lên chức giám đốc phụ trách các sản phẩm thông tin.

Cấp trên trực tiếp của Melinda lúc đó, bà Patty Stonesifer đã nhận xét: “Nếu tiếp tục ở lại làm việc, Melinda chắc chắn sẽ đứng trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp nhất của Microsoft”.

Tháng 1/1994, Melinda rời khỏi Microsoft, dành toàn bộ tâm huyết cho quỹ từ thiện. Tình cảm hai người dành cho nhau càng trở nên sâu sắc.
(xin don xem tiep phan 2)