Archive for the ‘Nữ công gia chánh’ Category

Cách Làm Bánh Xu Xê ( Phu Thê ) Đơn Giản Tại Nhà | Góc Bếp Nhỏ

Friday, May 29th, 2020

Cách Làm Bánh Xu Xê ( Phu Thê ) Đơn Giản Tại Nhà | Góc Bếp Nhỏ

SỮA CHUA TRÁI CÂY – Sữa chua Uống nhiều cách Ủ dễ làm ngon bổ tốt cho sức khỏe by Vanh Khuyen

Sunday, June 9th, 2019

SỮA CHUA TRÁI CÂY – Sữa chua Uống nhiều cách Ủ dễ làm ngon bổ tốt cho sức khỏe by Vanh Khuyen

Cách làm NEM CHUA ăn liền làm từ THỊT CHÍN – Nem chua HAM – Nem chuaThịt Nguội Jambon by Vanh Khuyen

Thursday, May 9th, 2019

Cách làm NEM CHUA ăn liền làm từ THỊT CHÍN – Nem chua HAM – Nem chuaThịt Nguội Jambon by Vanh Khuyen

Đậm đà canh tôm nấu chua kiểu Nam Bộ

Friday, December 12th, 2014

Món canh bổ dưỡng, thơm mát, đầy đủ vị mặn, ngọt và chua khiến thực khách ăn xong còn nhớ mãi.

Nguyên liệu dành cho 3 người ăn

200 gr tôm sú, 1/4 quả dứa (thơm) to hoặc 1/2 quả nhỏ, 5 trái đậu bắp, một trái cà chua, 1/2 cây dọc mùng (bạc hà),100 gr giá đỗ, vài nhánh mùi tàu (ngò gai), ngổ (rau ôm), hành hoa, một gói xốt gia vị dùng cho món canh chua Nam bộ, 4 nhánh tỏi, dầu ăn, ớt.

Sơ chế

Tôm cắt râu (hoặc thậm chí bỏ hết cả đầu), dứa, cà chua cắt miếng, đậu bắp cắt khúc khoảng 3cm, dọc mùng tước vỏ thái vát, mùi tàu, ngổ cắt ngắn khoảng 0,5 cm, hành cắt ngắn khoảng 0,2cm, tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn.

Nguyên liệu cho một bát canh chua.
Chế biến

Cho tỏi băm vào chảo dầu, phi vừa vàng thì vớt ra bát để riêng.

Đun sôi nước, cho một gói sốt gia vị hoàn chỉnh vào khuấy đều. Cho dứa và tôm vào nồi nước đang sôi, nấu khoảng 2 phút. Sau đó, tiếp tục cho thêm cà chua, đậu bắp nấu sôi trở lại. Cuối cùng cho bạc hà, giá đỗ nấu sôi, tắt bếp.

Múc canh ra tô, cho rau ôm, ngò gai, hành hoa, tỏi phi và ớt lên bề mặt.

Dùng với cơm nóng.

Lưu ý: Không nên để trên bếp quá lâu, làm sao để các nguyên liệu trong món canh vừa chín tới, ăn giòn và ngậy vì ngấm được vị ngọt của nước tôm, vị ngọt và chua của gia vị, vị thơm của rau, đồng thời vẫn giữ được mùi vị đặc trưng của mình.


Thành quả cuối cùng.
(Bài và ảnh: Hà Nhung – VnE)


Check out our Discount Coupons

Cháo gà đậu xanh hạt sen

Saturday, November 2nd, 2013

Trong những buổi tối trời mưa, hãy chuẩn bị món cháo gà đậu xanh hạt sen nóng hổi thơm ngon làm món đổi vị cho bữa cơm tối của gia đình bạn.
Nguyên liệu:

– 1 con gà ta.

– 100 g đậu xanh hột; 100 g hạt sen; 10 tai nấm đông cô.

– 1 củ hành tây; 500 g bắp cải tím (hoặc trắng); rau răm; hành lá; ớt trái; hành phi; đường; hạt nêm; nước mắm.

Cách chế biến:

– Đậu xanh đãi sạch, ngâm nở mềm, phi thơm tỏi, rang vàng gạo. Hạt sen cắt bỏ đầu den. Hành tây thái mỏng, các loại rau mùi hành lá thái nhỏ.

– Gà làm sạch, cho vào nồi luộc, khi nước vừa sôi thì vớt gà ra cho vào nước đá lạnh. Để gà khoảng 2 phút thì cho vào nồi luộc tiếp khoảng 5 phút, làm như vậy 4 lần để thịt gà chín, da vàng căng thơm ngon. Gà luộc chín vớt ra để nguội.

– Bắp cải thái nhuyễn với hành tây. cho các loại rau mùi vào rồi trộn đều với nước mắm chua ngọt. Thịt gà xé vừa ăn, cho vào trộn chung, nếm lại vừa ăn là được.

– Nước luộc gà cho gạo rang, đậu xanh vào nấu mềm. Tiếp đến cho hạt sen vào nấu chín. Nêm gia vị vừa ăn, cuối cùng cho ít đầu hành, nấm đông cô vào là hoàn tất.

– Cháo gà cho ra bát và dùng nóng với gỏi.

Khánh Hòa

Mách bạn 2 món cơm tiện lợi cho bữa sáng

Thursday, October 17th, 2013

Tận dụng lại phần cơm còn thừa từ tối hôm trước, mình chế biến lại một chút là có bữa sáng ngon lành rồi!

1. Cơm nắm thịt băm:

Nguyên liệu: cơm, thịt xay, hành lá, hành tây, tỏi, cà rốt.

Do thịt xay là một nguyên liệu mau chín và dễ chế biến, bạn có thể biến món cơm rang thường ngày thành cơm nắm tiện lợi để mang đi học hoặc đi làm. Bạn nên tận dụng ngay phần cơm nguội từ bữa ăn trước, vừa tiết kiệm được thời gian mà lại “giải quyết” hết phần cơm thừa. Chỉ cần xào thịt xay với hành lá, hành tây và cà rốt xắt nhỏ, sau đó trộn với cơm nguội rồi nắm lại thành hình dáng đẹp mắt là món cơm nắm đã sẵn sàng rồi.

2. Cơm rang tôm:

Nguyên liệu: cơm, tôm tươi, trứng gà, hành lá (hoặc đậu que).

Tương tự như thịt xay, tôm cũng là một nguyên liệu rất mau chín khi chế biến. Bạn rang cơm cùng với trứng gà, sau đó trộn thêm tôm vào rồi nêm nếm cho vừa miệng là bữa sáng ngon lành, bổ dưỡng đã hoàn thành rồi đó!

10 món ngon khó cưỡng ở Đà Nẵng

Friday, October 11th, 2013

Đà Nẵng luôn hấp dẫn du khách bởi nhiều địa điểm du lịch và ẩm thực đặc sắc, ngon khó cưỡng.
Là tâm điểm của ba di sản thế giới: Cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, Đà Nẵng trở thành nơi du lịch lí tưởng. Dạo quanh một vòng thành phố, tận hưởng không khí của mảnh đất miền Trung sẽ thấy sự khác biệt của một thành phố du lịch thân thiện với môi trường. Chương trình “5 không”: không có hộ đói, không có người mù chữ, không có người lang thang xin ăn, không có người nghiện ma túy trong cộng đồng, không có giết người cướp của khiến cho bạn và gia đình sẽ khá yên tâm và thoải mái cảm nhận vẻ đẹp phong cảnh, sự thân thiện, hòa đồng của con người và nhất là những món “đặc sản” nơi đây. Bạn cứ yên tâm là đồ ăn ở Đà Nẵng đúng theo tiêu chí ngon – bổ – rẻ, nhất định không sợ “lỗ”.
1. Mì Quảng

Khỏi phải nói thì ai cũng biết mì Quảng là món nổi danh của Đà Thành. Những cọng mì dày, cứng và to thô là nét đặc trưng tạo nên linh hồn của tô mì. Mì Quảng không có công thức “bất di bất dịch” mà rất đa dạng: mì Quảng sườn non, mì Quảng cá lóc, mì Quảng lươn, mì Quảng chả cua… nhưng “truyền thống” nhất là mì Quảng tôm, gà, trứng, thịt. Đặc biệt, thành phần không thể thiếu của mì Quảng là đậu phộng rang và bánh tráng mè nướng giòn.
Mì Quảng ăn khô.

Những cọng mì dày, cứng và to thô là nét đặc trưng tạo nên linh hồn của tô mì Quảng (Ảnh: Internet)

Thực khách trộn đều tất cả nguyên liệu vào một tô, bên cạnh là tô nước lèo được ninh từ xương heo ngon cùng phần tôm giã lấy nước, thêm hạt điều tạo nên chất nước sánh và lên màu đẹp mắt. Mì Quảng ăn kèm với rau sống như cải, xà lách tươi, húng quế, giá đỗ, rau răm, ngò rí, bắp chuối sắt mỏng… tất cả trộn lẫn tạo nên mùi vị đậm đà khó quên.

Mì Quảng bán buổi sáng tới tầm 9h – 10h ở đường Hoàng Diệu, Phan Thanh, Trưng Nữ Vương, Hoàng Hoa Thám; một số nơi bán cả ngày như trên đường Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Công Trứ. Giá cả dao động tùy nơi, tùy tô lớn nhỏ khoảng 13.000 – 25.000 đồng/tô, bánh tráng bán kèm 3.000 đồng/cái.

2. Gỏi cá Nam Ô

Ăn rồi là dễ nghiện, nhưng ít người dám thử món này bởi nó làm từ cá sống. Gỏi cá Nam Ô có thể được chế biến từ cá mòi, cá tớp, cá cơm… nhưng ngon và thích hợp nhất là cá trích. Cá trích cỡ lớn hơn ngón tay, cắt đầu, đuôi, bụng, bỏ xương, tách thân làm hai và xắt từng miếng nhỏ, ép nước để ráo rồi đem ướp với gừng, riềng, tỏi băm nhuyễn và thính.

Nước cốt cá được đun sôi, hòa thêm với nước mắm Nam Ô, ớt, bột năng, bột ngọt tạo thành thứ nước chấm đặc trưng cho riêng món gỏi. Rau ăn kèm với gỏi cá Nam Ô rất đa dạng và đặc biệt, là đọt non của các loại cóc rừng, tim lan, lành ngạnh, lá trâm, lá dừng… vốn chỉ mọc trên trên đèo Hải Vân. Tuy nhiên, giờ đây, các món rau khác như dưa chuột, xoài, chuối… được dùng nhiều để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thực khách.

Gỏi cá Nam Ô, thử là dễ nghiện

Có hai cách ăn gỏi cá: cá với rau các loại cuốn bánh tráng hoặc chỉ việc trộn cá với rau và nước chấm, cứ thế ăn. Cho rau lên bánh tráng, gắp thêm vài miếng cá lấm tấm thính riềng vàng ruộm, cuộn lại, chấm vào bát nước chấm và “cắn”. Thịt cá ngọt mát, nước chấm đậm bùi, vị riềng, ớt cay thơm, quyện với các loại lá mang hương rừng khiến người lâng lâng khó tả khi cái ngon thấm vào từng tế bào lưỡi.

Gỏi cá Nam Ô thì phải tới khu vực Nam Ô để thưởng thức mới đúng điệu. Hoặc nếu không, bạn có thể qua Nguyễn Tất Thành hay cầu Nam Ô và gọi một phần với giá từ 40.000 đồng.

3.Bún chả cá

Thực ra, cứ đến miền Trung là đâu đâu cũng dễ tìm ra quán bán bún chả cá. Nhưng bún chả cá ở Đà Nẵng mới thật đặc biệt. Bún chả cá ngon, khi ăn không có mùi tanh, chỉ nghe hương thơm ngào ngạt của tô bún kết hợp với vị ngọt thanh của rau củ quả và vị đậm đà của nước lèo khiến bất cứ thực khách nào cũng phải xuýt xoa…

Bún chả cá còn được ăn kèm với rau sống, như xà lách, húng, quế, giá đỗ sống. Đặc biệt, không thể thiếu đối với món bún chả cá là ớt tỏi giã và hành ngâm giấm đường. Vị chua chua ngọt ngọt của hành hương cộng với vị cay của ớt tỏi khiến người ăn có những trải nghiệm thú vị không thể nào quên.


Chả cá làm từ cá tươi và nước lèo ngon ngọt làm thành bún chả cá của Đà Nẵng mà hiếm nơi nào có được (Ảnh: Internet)

Ngoài món bún chả cá, người Đà Nẵng còn khoái khẩu với món bún cá lát. Thay vì chả cá thì người ta để nguyên cá tươi, cắt khoanh và kho sơ qua với gia vị cho thấm. Các loại cá này thường là cá thu, cá ngừ hoặc cá cam tùy vào mỗi mùa trong năm tại Đà Nẵng.

Có nhiều quán bún chả cá ở đây, nhưng một số nơi bạn nên ghé qua nếu tiện đường: quán trên đường Hoàng Diệu (ngay bên cạnh tòa nhà Hoàng Anh Gia Lai) bán cả ngày từ 7h – 21h; quán bán suốt đêm trên đường Hùng Vương; quán lại chỉ bán buổi sáng từ 6h – 10h ở đường Trần Cao Vân (đối diện chợ Tam Tòa). Tất cả đều có giá phải chăng vô cùng, chỉ từ 15.000 đồng/tô.

4. Bánh tráng thịt heo

Không đòi hỏi chế biến cầu kì, mà đơn giản và rất dễ ăn. Thịt heo cuốn bánh tráng ở Đà Nẵng nổi tiếng vì nguyên liệu được chọn kỹ càng, khiến hương vị hoàn hảo. Thịt heo chỉ lấy phần mông hoặc vai, sau đó đem hấp hơi để giữ nguyên vị ngọt. Rau đều thuộc loại thông dụng, rất dễ tìm nhưng phải đảm bảo tươi xanh, không héo úa gồm xà lách, húng quế, diếp cá, hành lá, rau thơm, rau đắng, giá, búp chuối trắng, dưa leo, chuối chát…

Món bánh tráng thịt heo đơn giản và rất dễ ăn (Ảnh: Internet)

Tuyệt chiêu của món này phải kể đến mắm nêm, loại nước chấm không thể thay thế. Đây là điều làm ai ai cũng phải nhớ mãi khi thưởng thức món bánh tráng cuốn thịt heo. Qủa vậy, khó thể nào từ chối cái dai dai của bánh tráng kết hợp với vị mềm mại của mì ướt, thêm chút ngọt sắc của thịt, vị tươi mát của rau và cay nồng nàn của mắm nêm.

Để tròn vị, bạn nên chọn quán trên đường Châu Thị Vĩnh Tế hoặc Hải Phòng, Duy Tân, Lê Duẩn, Đỗ Thúc Thịnh… tùy nhà hàng sang trọng hay bình dân với giá khoảng từ 30.000 – 80.000 đồng.

5. Bánh xèo

Bánh xèo Đà Nẵng không nhỏ quá và cũng không lớn quá, chỉ riêng một kích cỡ vừa ăn. Bánh xèo ở Đà Nẵng được làm tự bột gạo xay có thêm lòng đỏ trứng và bột nghệ, đúc trên chảo nóng. Nhân bánh cũng được lựa kỹ, chỉ làm từ tôm còn sống, thịt ba chỉ nửa nạc nửa mỡ và giá đỗ tươi. Rau sống sạch sẽ, gồm xà lách, húng quế, chuối chát, rau cải con… Nước tương pha chế từ gan heo và đậu phụng xay tạo thành một loại nước chấm có hương vị bùi bùi, béo béo, bên cạnh một chén nước mắm ớt tỏi pha theo kiểu truyền thống.

Chỉ nhỏ bằng bàn tay nhưng thơm ngon và hấp dẫn với nhân thịt, tôm và giá đỗ (Ảnh: Internet)

Bánh xèo ăn nóng, quấn trong bánh tráng mỏng hoặc lá cải to. Từng miếng bánh khi vào trong miệng còn thấy được độ giòn vừa, thêm mùi béo ngậy, vị ngọt của tôm và thịt với man mát các loại rau hòa chút chát chát của chuối xanh. Ăn một lần rồi nhớ mãi. Giá bành xèo cũng “mềm”, chỉ từ 5.000 đồng/cái trên đường Hoàng Diệu, Hải Phòng…

6. Bánh bèo

Thứ bánh dân dã, mộc mạc từ nguyên liệu đến hương vị lại có sức quyến rũ lớn đối với cả dân bản địa và du khách tới Đà Nẵng. Chỉ một tên nhưng bánh bèo có rất nhiều loại, được phân biệt bởi hình dáng và cách ăn. Bánh bèo tai được sắp sẵn lên đĩa, bánh bèo chén được đúc sẵn trong chén tròn nhỏ. Và tất cả đều có nhân bánh hấp dẫn bên trên.

Nhân bánh làm từ tôm, cá bào ướp gia vị và sấy khô trên than hồng để loại mùi tanh. Hoặc cũng có nhân làm từ thịt nạc, nấm mèo…tạo nên một loại hỗn hợp đặc quánh có màu cam tươi rất đẹp mắt. Bánh bèo còn được ăn kèm với nem chua, chả bò cây. Tuy nhiên, món bánh bèo ngon hay không được quyết định bởi nước mắm ăn kèm. Chỉ là mắm ớt tỏi bằm nhuyễn được pha loãng với nước sôi nguội thêm ít chanh và đường nhưng lại khéo hợp với thứ bánh trắng mềm ấy.

Bánh bèo thanh đạm, dân dã ngon lạ kỳ (Ảnh: Internet)

Đến Đà Nẵng, ngồi quanh gánh bánh, vừa ăn vừa húp thứ nước mắm có vị ngọt thanh và thơm hương chanh mới thật thú! Bạn có thể tìm thấy các quán bánh bèo, bánh ướt bánh lọc ở bất kỳ con phố, ngõ hẻm nào trong thành phố và nhà hàng, khách sạn.
Không kể đến những gành hàng rong thì khu bánh bèo ở chợ Cồn (cổng đường Hùng Vương), Hoàng Diệu, Hải Phòng, Ông Ích Khiêm (bán từ trưa, chỉ từ tháng 9 – tháng 2 hàng năm)… là chỗ nên thử. Mỗi chén bánh bèo chỉ khoảng 1.500 đồng.

7. Bê thui Cầu Mống

“Bê thui Cầu Mống” còn được người dân Đà Nẵng gọi với cái tên quen thuộc “bò tái Cầu Mống”. Món này nổi danh ngang hàng với mì Quảng.

Nghệ thuật thui bê gần như là một bí truyền và hiện không còn nhiều người làm được, vì yêu cầu đặc biệt của nó. Miếng thịt bê khi đưa ra khỏi lò phải đạt đủ hai tầng thịt tái, chín rõ rệt, còn bì (da) thì phải chín đến độ trong suốt, đồng thời lại giòn mềm vừa phải. Khi dọn ra, được pha thái khéo léo, từng miếng thái có cả phần thịt lẫn da.

Món bê thui không đâu đặc biệt như ở Cầu Mống (Ảnh: Internet)

Mắm phải là loại mắm cá cơm nguyên con, đem về được gạn lấy nước, thêm đường, ớt tỏi giã nhuyễn, cùng ít gừng và mè rang thơm vàng rất hấp dẫn. Rau ăn kèm với bê thui rất phong phú, bao gồm loại rau Trà Quế, tía tô, xà lách, cải non, khế chua, chuối chát xắt lát mỏng, ngò thơm , húng, quế và giá đỗ…

Trải miếng bánh tráng, đặt lên vài lát thịt bê thui, cuốn chung với rau sống, chấm nước mắm, nhai thật kĩ mới cảm nhận hết vị ngon ngọt của thịt bê cộng với vị mặn đậm đà thơm ngon của mắm quả khiến người ta dễ “quên sầu”. Bê thui Cầu Mống ngon nhất là ở Cầu Mống, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, cách Đà Nẵng 15km.

8. Chè xoa xoa hạt lựu

Xoa xoa nấu từ rau câu, hạt lựu làm từ bột lọc loại ngon, thạch đen được chế từ một loại lá cây mát trên rừng, đặc biệt nước cốt dừa được ép từ dừa nguyên chất…tất cả hợp lại làm nên thức uống ngon, mát lành.

Khi ăn, độ giòn giòn của thạch, nước dừa và đậu xanh đánh béo ngậy cộng thêm cái dai dai của hạt lựu làm cho người ăn quên hết mệt mỏi. Trong những ngày nắng, xoa xoa hat lựu thật là thứ giải khát tuyệt vời.

(Ngày nắng mà có ly chè xoa xoa hạt lựu thì còn gì bằng (Ảnh: Internet)

Có nhiều quán xoa xoa hạt lựu nhưng ngon nhất vẫn là ở chợ Cồn, hay một số quán trên đường Trần Bình Trọng (ngay ngã ba Trần Bình Trọng và Ngô Gia Tự), Phan Thanh… với giá chỉ từ 5.000 đồng/ly.
9. Ốc hút

Đến Đà Nẵng bất cứ mùa nào trong năm, bạn đều có cơ hội được thưởng thức món ăn đặc biệt này.

Ốc hút, là tên gọi dân dã người dân Đà Nẵng gọi riêng món ốc xào sả ớt. Ốc gạo, ốc bươu, ốc đắng… đem về ngâm, rửa sạch rồi đợi ráo nước, đem xào với sả ớt, gia vị, công thức không có gì đặc biệt mà vị thì đậm đà. Đến Đà Thành, chiều chiều lê la bên quán vỉa hè cùng người thân, bạn bè, hút ốc bằng tay, vừa ăn vừa hít hà vì cay, gọi thêm bánh tráng rồi chấm chấm nước ốc mặn mặn cay cay thì thật thích.

Đi cùng bạn bè, tắm biển xong, khi lên xuýt xoa, hít hà ốc hút cay xè là trải vị khó quên khi tới Đà Nẵng (Ảnh: Internet)

10. Mít trộn

Mít trộn, chỉ đơn giản là mít non luộc chín vừa tới, xé tơi để trộn gỏi thịt ba rọi hoặc tôm thẻ hay da heo xắt sợi, thêm đậu phộng giã dập, hành phi, nước mắm chua ngọt với ít rau răm và húng lủi. Nhưng lại khiến người ta ngây ngất trong mùi thơm quyến rũ và màu sắc bắt mắt.

Bánh tráng xúc mít non trộn – không thử thì phí ½ chuyến đi (Ảnh: Internet)

Ăn mít trộn cùng bánh tráng mè là “đúng sách”. Bẻ một miếng bánh tráng, xúc một miếng mít trộn, cái giòn rụm của bánh tráng, vị bùi và ngọt của mít non, chút giòn sựt sựt của da heo, thêm vị thơm của đậu phộng, hành phi và chút cay cay của ớt, rau thơm… tất cả tạo nên vị ngon khó cưỡng.

Các quán thường bán chung 2 loại đồ ăn này vào buổi chiều đến tối, ngon nhất là trên đường Ông Ích Đường (đối diện dệt may Hòa Thọ), Phạm Văn Nghị… Giá rất bình dân, chỉ khoảng 25.000 đồng/đĩa ốc, 10.000 đồng/ đĩa mít.

Đà Nẵng ngoài là chốn ẩm thực ngon – bổ – rẻ còn có nhiều chỗ chơi: sông Hàn thơ mộng, Bà Nà Hill, Bán Đảo Sơn Trà, ngũ hành sơn, đèo Hải Vân, bãi biển Mỹ Khê, Bải Bụt, Gềnh Bàng… Đà Thành vừa thích hợp cho du khách thích nghỉ biển, tắm nắng, lại vừa thỏa mãn những người đam mê núi cao. Đó là một điểm đến nhiều lợi ích và khá thú vị cho hè này.

Tạ Ban(Eva.vn)

Thỏa thích với những món ngon đất Huế

Monday, October 7th, 2013

Huế – mang trong mình cái tự hào và đầy kiêu hãnh của vùng đất kinh ky` xưa. Đến Huế, người ta dễ bị chìm vào trong kí ức xa xôi của một thời vua chúa với những sáng tạo trong ẩm thực cung đình bắt nguồn từ các món ăn dân gian.

Như một loại thuốc mê đầy ma lực, ẩm thực Huế khiến khách đến đây đã thử thì nhất định sẽ nhớ và tìm lại nếu không cứ vướng vất một nỗi mong chờ và luyến tiếc hoài hoài. Tùy thời gian lưu lại đây, các bạn nên chọn cho mình các món đặc sản giữa trăm ngàn món đất cố đô này.

Cơm hến

Là món ăn dân giã, mang vị đậm đà đặc trưng. Cơm hến ngon phải thật cay, cay đến nỗi khiến cho người không quen vừa ăn vừa chảy nước mắt nước mũi.

Cơm hến không nóng sốt mà chỉ là thứ cơm nguội bình thường nhưng khi kết hợp với mùi ruốc mặn nồng, vị ngọt đằm thắm của nước hến, béo ngậy của tóp mỡ hòa với vị chua thanh của khế, mùi rau thơm dịu, chuối bắp, bạc hà, , vị cay đến xé lưỡi, đến phỏng miệng của ớt tương… thì thật khiến người ta khó bỏ. Cơm nguội ăn chung với nước hết nóng cho khách cảm giác ấm nồng, đầy thân thiện trên đất cố đô.

Cơm hến có khắp nơi trên đất Huế, từ đường hẻm cho đến đường chính. Nhưng cơm hến ở cồn Hến (thuộc xã Hương Lưu, phường Vỹ Dạ), cách trung tâm thành phố Huế chừng 3km là ngon nhất.

Ai đã từng đến Huế, sẽ chẳng thể nào quên cơm hến cay lòng và ấm nồng vị cố đô

Bánh bèo

Bánh bèo là một nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực Huế. Từ nguyên liệu chính khá đơn giản là bột gạo hấp chín, thứ bánh hiền lành này lại được lòng hết tất cả người thưởng thức nó.


Bánh bèo Huế vừa hòa hợp về màu sắc vừa quyện trong hương vị

Có lẽ một phần do công của chén nước chấm công phu, hòa quyện mỡ, đường, tỏi, ớt và được nấu từ tôm tươi cho hương vị độc đáo. Nước chấm ấy chan lên bột gạo dẻo, lỏng vừa phải cho thêm tôm đâm nhuyễn, hành lá, tép mỡ, dầu béo bên trên và ăn trong chén nhỏ, chỉ một xúc là hết quả thật ngon lắm.

Dạo chơi ở Huế, bất chợt thấy gánh hàng bánh bèo dọc các con đường hoặc quán trên đường Điện Biên Phủ, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Huệ… hãy ghé vào để cảm nhận hương vị này.

Nem lụi

Nem lụi – một trong những đặc sản lâu đời nhất của đất cố đô, khiến bao khách phương xa phải ngơ ngẩn. Nguyên liệu để làm nên món nem lụi rất đơn giản: thịt heo đã quết nhuyễn trộn với bì, mỡ heo thái hạt lựu ướp cùng muối, tiêu, đường, thính rồi xiên bằng que tre, mía hoặc sả đem nướng vậy mà lại có vị đặc biệt đến thế.

Nem nụi Huế ngon và đặc biệt ở vị nước chấm quyến rũ

Thường, nem lụi được ăn kèm với bánh tráng, rau thơm, khế chua, chuối xanh, sung… dùng chung với nước chấm ngon lành làm từ đậu phộng, được thêm gan heo, thịt heo băm nhuyễn. Hương thơm và vị bùi ngọt của thịt heo nướng kết hợp với rau xanh và nước chấm tạo thành vị đặc trưng của nem lụi Huế, khác tất cả món nem ở các địa phương khác.

Muốn ăn nem lụi ngon, bạn nên ghé chợ Đông Ba, hay nhà hàng trên đường Nguyễn Thái Học, Nguyễn Huệ, Trương Định, Phan Bội Châu, Mai Thúc Loan…

Tré

Tré không phải món ăn cao sang, mà ngược lại, rất bình dân nhưng đặc biệt do sự tỉ mỉ, cầu kỳ trong khâu chế biến của ẩm thực Huế. Tré Huế ngon nổi tiếng bởi sự kết hợp tinh tế của gia vị với các loại nguyên liệu đặc trưng như riềng, tỏi, thính, lá ổi, mè với độ giòn của thịt thủ lợn. Tré Huế được những bàn tay khéo léo, thuần thục, thái, ướp và gói theo công thức riêng với cách làm truyền thống.

Tré Huế ngon thơm và được làm chủ yếu thủ công

Ăn tré Huế hoàn toàn không sợ bị đau bụng như nem chua vì các nguyên liệu đều đã được làm chín chứ không phải để lên men. Hàng tré ngon nhất Huế ngụ tại phố nem tré đường Đào Duy Từ, trước cửa Đông Ba. Đây là nơi nghề làm nem tré được truyền thừa đã ba thế hệ.

Bún bò Huế

Đến Huế, khách phương xa tất nhiên chọn thử bún bò Huế để cảm nhận món gốc tại nơi sinh ra nó. Và thường thì khách chẳng bao giờ phải thất vọng.


Bún bò Huế ăn ở Huế có vị khác hẳn những địa phương khác

Bún bò ở đây có những viên mọc làm từ giò sống và thịt cua ngọt lành, thơm thảo; có thịt bò được thái lát mỏng vừa, được ướp gia vị trước khi cho vào nồi xáo; có những miếng chuối bắp xắt lát, những cọng rau quế trắng; có những miếng móng giò được ninh mềm nhừ. Tất cả kết hợp với nước lèo cay, béo . Khi ăn, thêm vài cọng giá, rau sống, chút mắm ớt chanh, bạn sẽ thấy vô cùng thú vị với sự thâm trầm của Huế đến trong từng tế bào lưỡi.

Bún bò Huế ngon dải khắp các con đường từ Nguyễn Huệ, Bạch Đằng cho đến Nguyễn Du…

Mè xững/mè xửng

Mè xững là đặc trưng của xứ Huế, đến nỗi cứ ai mang quà về là biết ngay người đó chơi Huế. Mè xững ngọt dẻo, được làm từ mạch nha pha trộn lẫn với dầu phụng và các nguyên liệu khác. Tuy cùng một cái tên mè xững nhưng có nhiều loại khác nhau.


Đến Huế, nhớ thưởng thức và mua mè xững về làm quà cho bạn bè

Có loại mè xững dẻo đến mức có thể cuộn tròn hoặc bẻ gập. Có loại giòn với thành phần bột đậu nhiều hơn, đường ít hơn, được bọc ngoài một lớp bánh đa nướng. Có loại mè xững gương, giơ lên ngắm thấy trong suốt như gương. Có loại mè xững đen gồm toàn vừng đen bùi và bổ…

Tôm chua

Tôm chua là sự tổng hòa của sắc màu trắng của xôi, măng, riềng tỏi, màu đỏ của tôm, ớt… và đủ các vị: ngọt, béo, bùi, cay, chua, đắng… Nó cũng là sự hòa quyện giữa cái mát lành của tôm và cay nồng của gia vị. Tất cả tạo nên món ăn hấp dẫn khó cưỡng.


Tôm chua cuốn bánh tráng cùng thịt heo ngon khó tả

Chỉ chọn những con tôm nước ngọt nhỏ vừa, trộn chung với các nguyên liệu rồi ủ trong vại sành, hoặc chôn xuống đất chờ tôm lên men, giúp nó ngọt và thơm. Tôm chua ăn kèm với thịt luộc, bánh tráng và dưa giá cùng các loại rau sống khác là món ngon khó quên nếu đã từng ăn qua. Vị chua chua cay cay của tôm hòa trong cái ngọt của thịt, chua của khế, chát giòn của quả vả… đem lại cho người ăn cảm giác ngon miệng vô cùng.

Ở Huế, tôm chua ngon và nổi tiếng nhất trên đường Đặng Trần Côn.

Vả trộn

Vả trộn là món ăn nhà nghèo. Nguyên liệu chính là quả vả, thứ quả xanh rẻ tiền chát phổ biến ở Huế. Vả có thể trộn với thịt heo nạc, tôm luộc, da heo… tùy theo sở thích. Nhưng dù trộn với gì đi nữa cũng không thể thiếu các loại gia vị cơ bản như tiêu, mắm, muối, bột ngọt, ớt bột. Thêm các loại rau thơm và vừng, hành lá, ngò gai, ngò rí, rau răm rửa sạch và thái nhuyễn.


Vả trộn là món ăn nhà nghèo nhưng được yêu thích không kém nhiều đặc sản khác

Ăn vả trộn, người ta không cần dùng đũa, chén mà thường bẻ bánh tráng nướng xúc. Vị bùi ngọt và thơm thơm nhẹ nhàng của vả cộng hưởng cùng cái bùi bùi giòn giòn của bánh tráng nướng, thêm chút mắm cay khiến người ăn xúc hoài không ngán. Có thể tìm món này ở khắp các quán bình dân trên đất Huế.

Bánh canh Nam Phổ

Bánh canh Nam Phổ là một trong những món ăn đặc sản của Huế. Nó đặc biệt bởi được nấu bằng bột gạo, nhân tôm. Nhìn tô bún khi lên tô thật tuyệt. Màu trắng của bánh canh chìm xuống cho nhân tôm nổi lên trên mặt tô vàng ươm, rất đẹp mắt. Bánh canh Nam Phổ được lòng thực khách không chỉ bởi vị ngon lạ mà còn do rất lành, thích hợp đối với mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em hay người già.


Bánh canh Nam Phổ ngon và lành

Nếu muốn được thưởng thức món ngon đặc sắc này, các bạn nên ra ngoài vào buổi chiều quanh con đường Phạm Hồng Thái. Hoặc muốn đúng vị hơn thì qua làng Nam Phổ (thuộc xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, cách cầu Trường Tiền 3,5km về phía biển Thuận An).

Tạ Ban (eva.vn)

Rau câu blueberry

Friday, July 26th, 2013

Bạn có thể chế biến món rau câu theo phong cách “Tây” do chuyên gia làm bánh của Givral hướng dẫn. Món tráng miệng này vừa thanh nhiệt cơ thể trong những ngày hè nóng bức, vừa lạ miệng so với món rau câu thông thường.

Nguyên liệu:

Rau câu: 20g, nước: 2 lít, đường: 200g, rượu vang: 100g.

Nước cốt blueberry: 80g.

Khuôn đổ rau câu.

Thực hiện:

Rau câu + nước: ngâm 30 phút.

Cho hỗn hợp rau câu nói trên lên bếp nấu đến khi sôi thì cho đường vào khuấy tan.

Đổ một lượng rau câu (200g) ra tô lớn rồi cho rượu vang và nước cốt blueberry vào khuấy đều, ta sẽ được hỗn hợp rau câu có mùi vị blueberry.

Đổ lượng rau câu có mùi vào khuôn chờ đông lại. Tiếp đến đổ lượng rau câu không mùi phía trên (hoặc pha thêm mùi tùy thích). Tùy theo sở thích mà đổ rau câu có mùi nhiều hay ít.

Để nguội, cho vào tủ mát.

Lưu ý: Ngâm rau câu trong nước để khi nấu không bị vón cục.

TTXB (Sưu Tầm)

Ba người phụ nữ vinh danh nghệ thuật ẩm thực Huế

Tuesday, September 25th, 2012

Có thể nói, lịch sử phát triển của nghệ thuật ẩm thực Huế được viết nên bởi bàn tay tài hoa của nhiều thế hệ phụ nữ Huế.
Những đại diện trong nền nghệ thuật đó là ba người phụ nữ tài hoa Trương Đăng Thị Bích, Hoàng Thị Kim Cúc, Hoàng Thị Như Huy.

Huế lâu nay được mệnh danh là một trong những trung tâm văn hoá ẩm thực lớn của cả nước. Miếng ngon xứ Huế gắn liền với sự khéo léo, tài hoa trong nội trợ chế biến của người phụ nữ Huế. Hàng trăm năm nay, các thế hệ phụ nữ Huế đã truyền nhau gìn giữ và phát huy những bí quyết tinh hoa trong nghệ thuật chế biến món ăn, góp phần làm nên nét đặc trưng của văn hoá ẩm thực Huế.


Trong lịch sử phát triển của nền nghệ thuật ẩm thực Huế, các món ăn xứ Huế đã ba lần được đúc kết, biên soạn thành sách một cách công phu tỉ mỉ, trở thành cẩm nang gối đầu giường cho người nội trợ. Ba người phụ nữ Huế, ba đầu bếp “siêu hạng” dày công đúc kết hoàn thiện ba công trình nữ công gia chánh nổi tiếng, vinh danh cho nghệ thuật ẩm thực Huế, là các bà Trương Đăng Thị Bích, Hoàng Thị Kim Cúc, Hoàng Thị Như Huy.

Bà Trương Đăng Thị Bích – tự Tỷ Quê, là vợ của Hiệp tá đại học sỹ Hồng Khẳng (con dâu của nhà thơ hoàng tộc Tùng Thiện Vương Miên Thẩm). Sống trong gia đình hoàng tộc tiếp xúc với đủ món ngon xứ Huế từ dân dã đến sang trọng, bà đã biên soạn cuốn “Thực Phổ Bách thiên” (một trăm món ăn Huế) bằng thơ thất ngôn tứ tuyệt, mỗi món là một bài thơ rất dễ nhớ, dễ thuộc, dễ làm.
Thực phổ Bách thiên, là cuốn sách dạy nấu ăn đầu tiên trong lịch sử ẩm thực Huế, được xuất bản năm 1915 với số lượng 1.000 cuốn. Trong lời đề tựa cho công trình đặc sắc của con dâu, bà Tùng Thiện Vương đã viết: Bắt chước bà gia thuở dọn xơi/ Làm thành thực phổ dạy cho người/ Dâu con cháu chắt coi mà học/ Một miếng ăn ngon tiếng để đời.
Trong 100 món ăn được giới thiệu trong Thực Phổ Bách thiên chỉ có 30 món là cao lương mỹ vị, như: yến sào, nem công, gân nai, vi cá, bào ngư, cửu khổng… còn lại là những món rất dân dã: mắm, dưa, nem, tré, rau, quả… Nhiều món ngon trong Thực Phổ Bách thiên ngày nay đã nên phổ biến ở Huế mà ai cũng có thế làm được. Ví dụ như “chả bông bí”:Bông mai ướn nởhái nay vừa/ tước cạnh, xoi tim, cuống phải chừa/ tôm quyết, gia màu, dồi nhận lại/ chiên lần nhúng trứng, lửa bưa bưa. Hay như món được coi là sang trọng “Bồ câu tiềm yến sào”: Bồ câu chập chững mới ra ràng/Tìm rục mằn xương vớt ván màng/ lượm sạch yến sào chưng cách thuỷ/ Một giờ chín, rắc muối tiêu sang.

Bí quyết chế biến món ăn mà Thực phổ Bách thiên đưa ra là nghệ thuật sử dụng các chất liệu gia vị hợp nhau, sau mới đến cách nấu nướng: Canh bầu thì thích lá rau hao/ Cho biết rau hành bỏ bí đao/ Hầm mít lại ưa sân với lốt/ Bí ngô thời phải tỏi gia vào…
Thực phổ Bách thiên không chỉ đơn thuần dạy cách nấu 100 món ăn Huế, mà còn đề cập nhiều vấn đề của nghệ thuật nội trợ để làm nên bữa ăn ngon trong gia đình tuỳ theo điều kiện kinh tế của mình. Đúng như bài thơ tổng luận mở đầu cho Thực phổ Bách thiên: Có khi thịt cá, có khi rau/ Nấu nướng chiên xào phải đủ màu/ Trong sạch là gương tuỳ mặn lạt/Dẻo dai cơm chín đủ làm đầu.

Người thứ hai làm rạng danh cho nghệ thuật ẩm thực Huế là cô giáo trường Nữ sinh Đồng Khánh, Hoàng Thị Kim Cúc (1913 – 1989), người đã khơi nguồn cho thi sỹ tài hoa bạc mệnh Hàn Mặc Tử làm nên bài thơ nổi tiếng “Đây thôn Vỹ Dạ”. Cả cuộc đời bà hầu như gắn liền với việc giảng dạy nữ công gia chánh cho nhiều thế hệ nữ sinh trường Đồng Khánh, đào tạo nhiều thế hệ đầu bếp giỏi cho Huế.

Ngoài ra, bà còn dành tâm sức và thời gian để đúc kết hoàn thiện tác phẩm “Món ăn Huế”. Đây là công trình biên soạn qui mô lớn nhất về nghệ thuật chế biến các món ăn Huế, gồm 60 thực đơn bốn mùa với 600 món ăn nấu theo lối Huế, trong đó có 300 món ăn mặn, 125 món ăn chay, 175 món chè, cháo, bánh Huế.

Đặc biệt qua tác phẩm Món ăn Huế của bà Hoàng Thị Kim Cúc, các loại nguyên liệu thổ đặc sản tại chỗ của Huế đã được thống kê đầy đủ, khai thác chế biến một cách công phu, sáng tạo để làm nên màu sắc, hương vị cho món ăn Huế hết sức tỷ mỉ, dân dã mà sang trọng không lẫn vào đâu được. Món ăn Huế của bà Hoàng Thị Kim Cúc đã được các nhà xuất bản Phụ Nữ, Đà Nẵng in ấn và phát hành rộng rãi trên cả nước, trở thành sách gối đầu giường của nhiều thế hệ đầu bếp Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua.

Người thứ ba vinh danh cho nghệ thuật ẩm thực Huế là bà Hoàng Thị Như Huy (sinh năm 1953). Là học trò yêu của cô giáo Hoàng Thị Kim Cúc ở trường nữ sinh Đồng Khánh, bà Hoàng Thị Như Huy đã làm rạng danh cho nghệ thuật ẩm thực Huế cũng như ẩm thực Việt Nam trên trường quốc tế với việc giành huy chương vàng trong cuộc thi “Giới thiệu về văn hoá nghệ thuật chế biến các món ăn” được tổ chức tại Paris-Pháp năm 1998, được Viện Hàn lâm Ẩm thực Pháp trao bằng “Thành viên danh dự của Viện Hàn lâm ẩm thực Pháp”.

Và liên tục từ năm 1998 – 2005 bà được ngành du lịch, các trường Đại học ở Pháp, Bỉ… mời giới thiệu và giảng dạy về văn hoá ẩm thực Việt Nam. Năm 2005, Bảo tàng phụ nữ Việt Nam đã trưng bày về cuộc đời và sự nghiệp của nhà giáo dạy ẩm thực Hoàng Thị Như Huy về những cống hiến trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục và du lịch. Hiện nay Bà làm công tác giảng dạy nấu ăn tại Trường trung học Nghiệp vụ du lịch Huế, giảng dạy về văn hóa ẩm thực tại Trường đại học Phú Xuân, Đại học Nông lâm Huế, Trường trung cấp Du lịch Hải Phòng.

Bà đã cho ra mắt tác phẩm “Nghệ thuật ẩm thực Huế” dày đến 464 trang, biên soạn công phu. Sách gồm ba phần: nghệ thuật ẩm thực Huế; cách nấu các món Huế; và phần cuối là những cảm xúc, hoài niệm của tác giả đối với những món ngon gia truyền Huế. Riêng phần 2 (có tên Lời xưa mẹ dạy) trình bày cách nấu 180 món ăn cung đình và dân dã Huế được thể hiện thật chi tiết từ nguyên liệu, định lượng đến qui trình thực hiện. Hiện tại, bà cũng đang gấp rút hoàn thiện cuốn “Từ điển ẩm thực Huế” để xuất bản trong năm 2009, làm cơ sở để mọi người tiếp cận dể dàng, đầy đủ hơn với văn hoá ẩm thực Huế.

Ba người phụ nữ trong bài viết này đã góp phần không nhỏ vinh danh cho văn hoá nghệ thuật ẩm thực Huế với cả nước và quốc tế.

TNTA ( Suu Tam)


RealtyTrac

Công thức làm kim chi cải thảo

Monday, July 30th, 2012

Nếu so với dưa cải của Việt Nam thì kim chi Hàn Quốc có cách làm cầu kỳ và đòi hỏi nhiều nguyên liệu hơn nhưng khi bạn làm thành công, kim chi sẽ là món lạ miệng trong bữa cơm của gia đình.

Kim chi có màu đỏ của ớt, màu xanh của hành lá, củ cải.

Nguyên liệu:

– Cải thảo
– 1 củ cải
– 1/2 quả táo mèo loại giòn, nhỏ
– 1/2 quả lê
– 1 củ hành tây
– 1 củ tỏi
– Hành tươi. Ngoài ra bạn có thể thêm hẹ nếu thích
– Ớt bột Hàn Quốc hoặc ớt bột Ấn Độ (loại cay và có màu đỏ đẹp)
– Muối, gia vị

Khi làm kimchi, quan trọng nhất là mua được loại ớt bột cay và thơm để làm hỗn hợp ướp cải thảo.

Cách làm:

– Rửa sạch cải thảo, chẻ cây cải thảo làm bốn.

– Ngâm cải thảo với nước muối nhạt trong khoảng 30 phút để cải mềm và ngấm muối.

– Gọt lê, táo, củ cải.

– Băm lê, táo, hành tây thành những viên nhỏ.

– Thái hành, củ cải thành các sợi nhỏ.

– Trộn tất cả chỗ nguyên liệu vừa băm và thái với 1/4 bát con ớt bột, 1/6 bát nước mắm và 1/6 bát đường.

– Trộn đều hỗn hợp, nếm thử thấy vị mặn ngọt là được.

Khi ăn, bạn cắt nhỏ cải thảo thành từng miếng.

– Sau 30 phút ngâm, mang cải thảo ra rửa sạch 2 lần, để ráo nước.

– Trải dài cải thảo ra mâm, rồi xát hỗn hợp muối ớt, lê, táo lên từng lớp lá của cải thảo.

– Sau đó, cuộn tròn cải thảo và để ngâm trong hỗn hợp muối ớt còn thừa trong khoảng 1 tiếng.

– Xếp cải thảo vào hộp thủy tinh hoặc hộp nhựa to, để trong ngăn mát tủ lạnh cho ngấm khoảng 2 ngày là ăn được.

Source: Candy (NS)

CON BÀO NGƯ, ABALONE

Sunday, July 22nd, 2012

CON BÀO NGƯ, ABALONE

MỘT LOẠI SEAFOOD ĐƯỢC XẾP VÀO MÓN ĂN NGON HẠNG HAI
SAU CON VÒI VOI.

Photo: Google
CON BÀO NGƯ ĐƯỢC TÌM THẤY NHIỀU Ở ÚC CHÂU THÀNH PHỐ
MELBOURNE, NGƯỢC LẠI BIỂN SYDNEY KHÔNG CÓ MỘT CON.
TUY NHIÊN, HAI THÀNH PHỐ NÀY KHÍ HẬU KHÔNG KHÁC NHAU

BAO NHIÊU, LÁI XE CHỪNG 12 TIẾNG. BẠN NÀO CÓ DỊP GHÉ QUA
MELBOURNE, ÚC CHÂU, XIN ĐỪNG QUÊN MÓN ĂN NÀY.

CON BÀO NGƯ CŨNG TÌM THẤY Ở CALIFORNIA, U.S.A. DỌC BỞ BIỂN
TỪ HALF MOON BAY CHO TỚI MONTEREY. NÓ SỐNG NHỮNG NƠI
HẺO LÁNH, GÒ ĐÁ HIỂM TRỞ ÍT NGƯỜI LUI TỚI. RẤT NHIỀU NGƯỜI
THUẬN AN MÌNH ĐÃ ĐẾN BẲT CON BÀO NGƯ TẠI BỜ BIỂN ẤM ÁP
NÀY.
LOÀI BÀO NGƯ Ở TRONG HẺM ĐÁ, THỨC ĂN CỦA CHÚNG
LÀ RONG RÊU… MỖI KHI CÁC BẠN LẶN XUỐNG THẤY NÓ LÀ TÓM
CỔ NGAY, NGHĨA LÀ PHẢI DỰT NÓ RA KHỎI TẢNG ĐÁ NÓ ĐANG
NẰM, ĐỪNG TRÔNG LẶN XUỐNG BẮT NÓ LẦN THỨ HAI, VÌ NÓ
BIẾT MÌNH VỪA BỊ TẤN CÔNG VÀ GÙNG HẾT MÌNH ÔM GHÌ GẮT
TẢNG ĐÁ, MÀ CHÚNG TA PHẢI DÙNG MỘT DỤNG CỤ KHÁC.

(MUỐN BIẾT THÊM CON BÀO NGƯ Ở VÙNG BIỂN NÀY XIN HỎI
BẠN HÒA VỢ TÊN THU Ở HALF MOON BAY)

CÁCH NẤU CON VÒI VOI VÀ BÀO NGƯ:

PHẦN NÀY ĐỂ CHO CHỊ EM MÌNH TAKING CARE.

NẾU ĐỂ MỘT NGƯỜI ĐÀN ÔNG VÀO BẾP, CHỊ EM SẼ KHIẾU NẠI
TẠI SAO MÀ GIÀNH HẾT MỌI THỨ RỨA???
XIN TRẢ LỜI: CHỊ EM ĐANG BẬN THEO LÀM PHỤ TÁ NGOẠI TRƯỞNG
MỸ, HILLARY CLINTON…

(THỜI HẠN HAI THÁNG XIN MỜI CHỊ EM VÀO NẤU MÓN ĂN NÀY NHA!
BẰNG KHÔNG ĐÀN ÔNG XIN VÀO BẾP, THÈM QUÁ TRỜI!!!)

CHỦ BẾP; NHON NGUYEN
July 22, 2012

CON VÒI VOI

Saturday, July 21st, 2012

Con VÒI VOI


Photo: Google
Đây là con Vòi Voi; “trông rất hùng dũng”
Chiêm ngưỡng loài con vòi voi chắc chắn bạn sẽ phải giật mình, sửng sốt bởi hình dáng kỳ lạ lẫn kích cỡ quá khổ của chúng. Nhưng khi thưởng thức, bạn sẽ lại phải giật mình một lần nữa vì loại ốc này thật sự ngon ngọt, giòn, dai, ăn rất thú.

Bước vào một nhà hàng khá sang trọng ở Thủ Đức, đập vào mắt chúng tôi là bể chứa chừng 5-6 chú ốc khổng lồ với hình dáng lạ lẫm. Con vòi voi rất to, nhỏ nhất cũng độ 1,5kg/con, vỏ ngoài màu trắng ngà, hai vỏ khép hờ. Nhô ra giữa hai lớp vỏ là chiếc xúc tu dài, to hình trụ, nhìn không khác nào một chiếc vòi voi thực thụ…
Ông chủ quán thấy cả nhóm xôn xao bàn tán bên bể ốc liền bắt chuyện và cho biết những chú ốc này có xuất xứ tận Canada . Dù đường sá xa xôi nhưng do được bảo quản tốt nên về Việt Nam , thả vào bể nước chúng lại tung tăng tới lui, thu hút sự chú ý của rất nhiều thực khách. Trăm nghe không bằng… ăn thử, chúng tôi quyết định… xơi con vòi voi.

Một con vòi voi với xúc tu “khủng”

Nguồn gốc loài con vòi voi “hạng nặng”

Trong tự nhiên, loài con vòi voi khổng lồ này thường sống ở vùng biển mặn, nước sạch ở Canada và Tây Bắc nước Mỹ, chúng có thể sống tới… 160 năm. Nhiều con có vòi dài tới 1-2m, trọng lượng thường gặp độ 1,5-2,5kg nhưng cá biệt có con nặng tới 4-5kg. Loài này tuy to nhưng rất hiền bởi suốt đời chỉ ẩn mình một chỗ dưới lớp cát sâu cả mét trong lòng đại dương để sinh trưởng.
Để bắt được chúng, người thợ có những dụng cụ chuyên biệt giúp phát hiện nơi con vòi voi cư ngụ rồi lặn xuống để “tóm” nó.

Những con vòi voi trong bể chứa

“Con vòi voi Việt Nam ”

Hầu hết con vòi voi khổng lồ có mặt ở nhà hàng tại Việt Nam được nuôi ở vùng ven biển Canada , Mỹ xuất khẩu đi khắp nơi trên thế giới. Thực tế, tại các vùng biển của nước ta như Hải Phòng, Quảng Ninh, đầm Nha Phu (Khánh Hòa)… cũng có loại ốc này (còn có tên là tu hài) nhưng kích thước nhỏ hơn nhiều lần so với con vòi voi được nhập khẩu.

Món ngon các kiểu từ vòi voi

Tại Hàn Quốc, Nhật Bản vòi voi thường được dùng theo kiểu sashimi giúp giữ nguyên vẹn mùi vị tinh chất của con vòi voi như ngọt, giòn lẫn cả chút vị tanh của biển cả trong vị cay nồng wasabi xông lên tận óc. Người Trung Quốc lại khoái khẩu các món xào cay. Tại Việt Nam , vòi voi hay được dùng theo kiểu wasabi, nướng hoặc nấu cháo. Một số nhà hàng còn có món vòi voi sốt X.O có mùi thơm rất lạ và quyến rũ.

Để có món sashimi ngon, khâu chế biến rất quan trọng. Cách làm cơ bản như sau: người đầu bếp rửa sạch con vòi voi, đem trần con vòi voi qua nước sôi độ nửa phút giúp thịt ốc trở nên giòn, ngon. Sau đó khéo léo dùng dao nhọn rạch nhẹ nhàng theo chiều dài của chiếc vòi voi, cắt ra từng lát mỏng, bày ra đĩa cho đẹp mắt.
Các loại gia vị dùng kèm sashimi cũng là bí quyết tạo nên món ngon khác nhau của từng nhà hàng gồm củ kiệu, củ cải bào, khoai môn chiên, lá chanh, cà rốt xắt sợi, đậu phộng, mè rang, gừng, đầu cọng hành… hay các loại nước sốt được chế biến cầu kỳ.

Con vòi voi đã chế biến, thái lát để nướng hoặc nấu lẩu

Chiếc xúc tu vòi voi cũng có thể được tẩm ướp vừa ăn rồi đem nướng thơm phức tại bàn. Nhưng nướng sao cho ngon cũng là cả một nghệ thuật, lửa nướng già thì ốc trở nên khô, mất hết mùi vị, độ ngọt, lửa non thì mùi thơm món nướng chưa dậy sóng. Đặt từng lát thịt ốc lên vỉ nướng, chốc lát miếng thịt trắng ngà săn và se lại, vàng cháy cạnh, mùi thơm lan tỏa nghi ngút bốc lên khắp căn phòng kích thích bao tử thực khách.
Phần ruột con vòi voi (giữa hai lớp vỏ) so với xúc tu mềm hơn nên độ giòn kém cạnh nhưng độ ngọt lại nhỉnh hơn, nên thường được đem nấu lẩu, cháo ăn nóng với hành lá, giá sống, gừng thái lát mỏng. Bát cháo ngọt mát, nóng hôi hổi lại tỏa mùi thơm nưng nức khiến người ăn dẫu khó tính nhất cũng sẽ gật gù ưng ý.

Đào Bắt Vòi Voi Biển

Cách đây mấy năm, anh Nguyễn Viết Tân người cùng quê Kinh 5 với tôi, có viết một bài về việc đi đào hến vòi voi ở Dillon Beach, California đăng trên Việt Báo. Năm nay mùa hè lại đến, chúng tôi cũng tổ chức một chuyến picnic y chang như vậy, mà có phần “hoành tráng” hơn, vì còn thêm cái vụ câu cua biển và đốt lửa trại nữa.
Hơn hai mươi người lớn bé tập họp ở nhà tôi từ buổi chiều để đi ngủ sớm, vì mai phải khởi hành lúc 3g đêm, để có thể đến nơi đào hến đúng lúc thủy triều đang xuống thấp nhất là 6g sáng.
Bọn con nít nằm sắp lớp nơi phòng khách như xếp cá mòi trong hộp, tụi nó nhi nhô ồn ào, quát mãi mới chịu im.
Tôi gọi mọi người dậy thì mới biết bọn nhóc náo nức suốt đêm nên chúng không ngủ được, cứ sợ ngủ thì bị bỏ lại tại nhà. Khi lên xe rồi chúng mới bắt đầu ngủ gà ngủ vịt. Xe lớn và mạnh nhất kéo theo chiếc obo.
Đến Lawsons Landing chúng tôi phải mua license cho mười người lớn, check in xe cộ. Nếu không ở lại đêm thì chỉ có $8 cho một xe, còn ở lại camping qua đêm thì $26.
Tại đây có chia ra làm nhiều khu vực: Khu cho xe RV, những nhà nhỏ Cabin, khu có lều bạt sẵn như những tent nhà binh, nhưng chúng tôi ở khu chỉ có nền để căng lều bạt đã mang theo.
Đi sớm như thế nhưng vì có con nít đi theo nên lục đục mãi 8g sáng mới ra tới cồn cát. Obo lại hơi nhỏ, mỗi lần chở được có bảy người nên phải ba chuyến mới đem hết người ra đến nơi.
Chúng tôi tản ra thành từng nhóm, mỗi nhóm có mang theo thùng, xẻng và cái ống plastic lớn để đào hến.

Cồn cát này suốt nằm chìm dưới nước, chỉ mấy tháng hè mới lộ ra khi thủy triều xuống thấp, tháng hai lần, mỗi ngày độ vài giờ mà thôi.
Màu cát đen nhờ nhờ vì pha bùn, trên mặt cát chi chít lỗ hến, có lẽ đến hàng triệu con. Vì nó ở dưới sâu gần một mét, nên người không có dụng cụ và không biết cách thì cũng rất khó mà đào, cho dù chỉ được một con.

Nhóm chúng tôi đã có kinh nghiệm và được chỉ huy bởi ông Hảo, sếp của công ty Amland, nên chỉ trong vòng có hai giờ đồng hồ mà đã đào được cả hơn trăm con. Nên nhớ là mỗi con giá khoảng $20.

Đến 10g sáng thì nước bắt đầu dâng cao, không thể đào thêm được nữa nên chúng tôi lên tàu qua một hòn đảo gần đó. Đảo nhỏ, cây cối khô cằn, cỏ dại lúp xúp nhưng cũng có vài cây khuynh diệp khá to, gốc khoảng hai người ôm. Trên cây, có ai đó đã cột mấy sợi dây thừng lớn để làm xích đu nên trẻ con tha hồ đùa giỡn.

Trong khi mấy bà, mấy cô đang xúm nhau mồi lửa nấu nước bằng bếp ga mang theo, làm món Sushi từ hến vòi voi, đám đàn ông đưa tàu ra cách bờ chừng dăm chục mét, thả lồng bắt cua. Lồng làm bằng một vòng sắt có lưới, ở giữa cột túm mồi là đầu cá hoặc mấy đùi gà. Chúng tôi thả xuống bốn năm lồng một lúc, chừng mười phút lại kéo lên một lần.
Hôm nay trúng mánh, cua nhiều quá sức, có khi đươc ba bốn con một mẻ, ngoài cua đá còn có cả cua trắng (loại vỏ mềm hay bán ở siêu thị) nhưng cua trắng chỉ được bắt con đực và đúng size mà thôi nghĩa là phải dài 6″ tức dài bằng đồng tiền đô, nhỏ hơn phải vứt xuống biển trở lại.

Cua thì hấp với beer chấm muối tiêu chanh, vòi voi thì trụng sơ qua nước sôi rồi thái ra ăn với mù tạt wasabi. Chúng tôi trải bạt ra dưới tàng cây hoặc trên bãi cát cho mấy bà và bọn trẻ nhỏ, còn mấy ông thì có người nằm soài ra trên cát mà nhậu.

Thức ăn được đựng trong dĩa giấy, beer lạnh mở nghe lốp bốp. Đó đây vang lên tiếng hát và tiếng cười trong như thủy tinh của lũ trẻ.
Cua và hến nhiều quá, chúng tôi ăn không hết một phần, còn bao nhiêu xếp vào thùng để mang vô bờ.

Đã hơn 4g chiều, chuyến thứ nhất yên ả, bỗng chuyến thứ hai đi về đã khá lâu mà không thấy trở ra. Chúng tôi liên lạc điện thoại thì mới biết là tàu hư giữa đường. Thật may có chiếc tàu nhỏ hơn của những thanh niên Mỹ cũng trên đường về ghé lại tiếp cứu. Sửa không được nên họ chạy vô bờ chở người bạn biết sửa máy và có đồ thử điện nữa ra giúp.

Coi mòi không thành công trước khi trời tối, họ dùng tàu của mình mà chạy ra đảo chở chúng tôi về. Vì tàu nhỏ hơn tàu chúng tôi, nên phải đi hai chuyến mới hết. Nếu không có sự giúp đỡ này, chắc mấy người đi chuyến chót của chúng tôi phải ngủ ngoài đảo, không có mùng mền chiếu gối gì hết, mà còn đói bụng khát nước nữa chứ.
Sau cùng tàu cũng sửa xong vì hệ thống xăng bị nghẹt. Chúng tôi cám ơn đám thanh niên tốt bụng kia và ngỏ ý chia xẻ với họ tiền xăng. Họ cười vui vẻ rồi nói “Các bạn đừng lo, hôm nay tôi giúp các bạn, một ngày nào đó sẽ có người giúp chúng tôi”.

Sau khi căng lều, tắm rửa xong chúng tôi bắt đầu đốt lửa trại và nướng BBQ. Để tỏ lòng biết ơn, chúng tôi bưng sang lều nhóm thanh niên Mỹ mấy dĩa sườn bò Đại Hàn. Họ khen rối rít rằng thịt nướng thơm quá, nhậu với beer là hết xẩy.

Để trả lễ, họ tặng lại chúng tôi cả thùng cua bự.

Thật là một xứ sở đầy tình người, nếu chúng tôi bị hư máy ở một quốc gia nào khác, ngay cả ở VN, cũng có thể bị yêu sách trả tiền rất nhiều để được kéo vô bờ, còn hôm nay họ giúp đỡ mình mà vẻ mặt tươi cười, giọng nói thân thiện như đã quen nhau lâu ngày.

Lúc nói chuyện, tôi mới biết nhóm của họ vừa quen nhau trên Net đây thôi, kẻ có xe RV, người khác có tàu, người nữa có xe trượt nước, ở nhiều thành phố khác nhau, cùng hẹn một ngày để đi cắm trại chung, để kết thêm bạn mới trong những mùa hè.

Đêm nay trời trong, ngàn sao nhấp nhánh trên cao, chúng tôi có mang theo đàn để hát với nhau y như những buổi sinh hoạt Thiếu Nhi ngày còn nhỏ ở quê nhà. Lều bạt căng ở phía sau những cồn cát, nên gió biển đã không thổi trực tiếp vào lều hoặc bếp lửa của chúng tôi.

Hát hò chuyện vãn đến gần nửa đêm chúng tôi mới chui vào sleeping bag. Tiếng sóng biển ầm ào ru chúng tôi vào giấc ngủ.

Sáng sớm hôm sau, khi bọn con nít đã dậy sớm chạy đuổi bắt, chơi giỡn trên bãi biển, đám thanh niên đàn ông chạy tàu ra cồn cát “dzớt cú chót”. Lần này không vướng chân vướng cẳng vì lũ trẻ, chúng tôi đào rất nhanh được hơn một trăm con vòi voi nữa rồi trở vào bờ, dọn dẹp để ra về.

Chúng tôi đã mua 11 license (mỗi license là $13 nếu mua cho một ngày, còn hai ngày là $20) cho 11 người lớn, nên chỉ có thể lựa 110 con lớn nhất mà mang về. Trẻ em không được tính theo đầu người, nên tuy nhóm đi hơn 20 người mà chỉ mang được số giới hạn đó mà thôi.
Tôi hy vọng sẽ đề nghị với đám thanh niên thiếu nữ quen biết, nên tổ chức mỗi mùa hè vài ba lần picnic như vầy, ai muốn tham gia thì liên lạc trước để biết ngày giờ đi dã ngoại.
Chi phí cho mỗi người chỉ dưới 200 đồng, mà được hưởng vài ngày thoải mái, thở hít không khí trong lành, ăn uống mấy bữa, no nê như người tiền sử hoặc Robinson ngoài hoang đảo, mà lại còn mang cả chục con hến vòi voi về làm quà cho gia đình nữa.

Phan Hữu Chí

Với cơ thể khá lớn, chiếc cổ dài có thể đến 2 mét và tuổi thọ cao đến 160 năm. Con vòi voi là một trong những động vật biển có hình dạng kỳ lạ.Tại châu Á chúng được coi là một trong những món ăn “đại bổ”.
Con vòi voi (Panopea abrupta) là động vật thân mềm có hai vỏ sống trong nước mặn. Chúng sống ở Canada và bờ biển tây bắc nước Mỹ.

Vỏ của chúng có chiều dài 15-20 cm, nhưng chiếc vòi (hay cổ) của chúng có thể đạt độ dài tới 1 mét.

Thậm chí một số con sở hữu chiếc vòi dài tới 2 mét.

Con vòi voi là loài trai lớn nhất thế giới, với trọng lượng trung bình từ 0,5 tới 1,5 kg. Thậm chí nhiều con nặng tới 7,5 kg. Con vòi voi nặng 4,5 kg được trưng bày trong một cửa hàng tại thành phố Seatlle, Mỹ.

Panopea zelandica là một loài trai có họ hàng với con vòi voi. Chúng được nuôi và đánh bắt từ năm 1989.
Loài trai này vùi thân khá sâu dưới cát (có thể cách mặt cát tới 1 mét) và chỉ sống tại một vị trí trong suốt cuộc đời.

Phát giác nơi trú ngụ của chúng không phải là việc dễ dàng.

Nhưng một khi đã bị phát giác con vòi voi sẽ không có cơ hội tẩu thoát. Người ta thường dùng các thiết bị chuyên dụng để tạo hố trên cát rồi lặn xuống để tóm chúng.
Ở nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, con vòi được coi là một món ăn ngon và đại bổ. Giá của chúng có thể lên tới 65 USD/kg.

Trong ảnh là những con trai được trưng bày trong một nhà hàng tại Trung Quốc kèm theo giá.

Để thưởng thức một đĩa con vòi voi rán như thế này, bạn sẽ phải bỏ ra 200-300 USD.

Con vòi voi là một trong những loài có tuổi thọ cao nhất trong thế giới động vật. Tuổi thọ trung bình của chúng là 146 năm. Nhiều tài liệu ghi nhận rằng có con trai vòi voi sống tới 160 năm. Các nhà khoa học cho rằng chúng sống thọ vì có rất ít kẻ thù trong tự nhiên.

Cá nhám góc, rái cá có khả năng bắt con vòi voi.
Sao biển cũng tấn công và ăn vòi của trai.

Chúng hút sinh vật phù du qua một lỗ trên vòi để ăn rồi tống chất thải ra ngoài qua một lỗ khác.

Một con vòi voi cái đẻ khoảng 5 tỷ trứng trong suốt cuộc đời. Để dễ hình dung mức độ “khủng khiếp” của con số này, chúng ta chỉ cần nhớ rằng một phụ nữ tạo ra xấp xỉ 500 trứng có thể trở thành phôi thai. Bức ảnh trên chụp cảnh hàng nghìn con vòi voi bám vào một thân cây mục để đẻ trứng.

Người dân tại nhiều nơi trên nước Mỹ coi vòi voi là con vật mang đến may mắn..

Người ta bắt đầu đánh bắt con vòi voi với quy mô lớn từ năm 1970. Nó mang lại khoảng 80 triệu USD cho nước Mỹ mỗi năm. Tuy nhiên, chính quyền Mỹ và Canada kiểm soát rất chặt chẽ việc khai thác loài động vật đặc biệt này.

Ngày nay người ta lập trang trại nuôi con vòi voi sát bờ biển ở nhiều nơi trên lãnh thổ Mỹ và Canada .

Hồng Vân

10 món sinh tố vừa ngon miệng vừa giúp giảm cân

Friday, June 29th, 2012

Có chị em nào mà không mơ ước có một thân hình cân đối, một làn da đẹp? Nhưng điều này có dễ thực hiện không? Câu trả lời là rất dễ.
Tại sao chị em không thử một trong những cách sau đây nhỉ? 10 món sinh tố dưới đây không những ngon miệng mà còn có “trách nhiệm” cao cả là làm đẹp cho các chị em, giúp chị em có một làn da mượt mà, vóc dáng thanh mảnh và bye bye “vòng eo bánh mì”.

10 món sinh tố dưới đây không những ngon miệng mà còn có “trách nhiệm” cao cả là làm đẹp cho các chị em
1. Sinh tố xoài – bơ

Nguyên liệu:

¼ cốc xoài khối
¼ chén bơ chín nghiền nát
½ cốc nước ép xoài
¼ tách chất béo sữa chua vani miễn phí
1 muỗng canh nước cốt chanh
1 muỗng canh đường
1 ít đá

Cách làm: Cho xoài, bơ, nước trái cây xoài, sữa chua, nước cốt chanh, đường và đá vào máy xay. Xay cho đến khi mịn thì đổ vào một ly cao. Trang trí với xoài, dâu tây thái lát (nếu muốn) để nhìn đẹp mắt hơn khi thưởng thức.

Sinh tố xoài – bơ

Trái bơ cũng rất giàu chất chống oxy hoá, có tác dụng ngăn ngừa hình thành các gốc tự do dẫn đến gây ung thư, đục thuỷ tinh thể, lão hóa da, giúp duy trì làn da săn chắc. Đây cũng là một trong rất ít loại trái không có cholesterol, mà lại có chứa chất béo đơn không bảo hòa, đây là loại chất béo tốt cho cơ thể giúp làm giãm hàm lượng cholesterol.

2. Sinh tố việt quất

Nguyên liệu

1 ly sữa không béo
1 cốc việt quất, có thể lấy quả việt quất để trong tủ lạnh
1 muỗng canh dầu hạt lanh hữu cơ

Sinh tố việt quất

Cách làm: Cho sữa và quả việt quất đông lạnh, không thêm đường vào máy xay và xay trong 1 phút. Chuyển ra cốc thủy tinh, và khuấy đều với dầu hạt lanh.

3. Sinh tố chuối và bơ đậu phộng

Bơ đậu phộng tự nhiên cũng là một món ăn sáng rất ngon. Chuối có tác dụng giảm béo vì chứa ít calo và nhiều chất xơ. 1 quả chuối chỉ chứa khoảng 100calo. Ngoài ra, hàm lượng tinh bột trong chuối cao, dễ tạo cảm giác no bụng cho người ăn.

Nguyên liệu:

½ cốc sữa không béo
½ chén sữa chua không béo
2 muỗng canh bơ đậu phộng
1 quả chuối chín chuối
1 muỗng canh mật ong
1 chút đá

Sinh tố chuối và bơ đậu phộng

Cách làm: Cho tất cả sữa, sữa chua, bơ đậu phộng, chuối, mật ong, và đá vào máy xay sinh tố, xay cho đến khi hỗn hợp thật mịn. Sau đó thì chỉ việc đổ ra cốc và thưởng thức.

4. Sinh tố quả việt quất với sữa chua vani

Hỗn hợp sinh tố này có thể làm một món ăn nhẹ, vừa tốt cho sức khỏe, lại giúp bạn có một thân hình “chuẩn” và không lo vòng 2 to ngang với vòng 1.

Nguyên liệu:

1 cốc sữa tách kem hoặc sữa đậu nành
1 hộp sữa chua vani
1 chén quả việt quất tươi
1 muỗng canh dầu hạt lanh
1 ít đá (nếu là quả việt quất để lạnh thì không cần đá)

Sinh tố quả việt quất với sữa chua vani

Cách làm: Cho các loại nguyên liệu gồm sữa, sữa chua, quả việt quất, đá vào xay trong khoảng 1 phút. Sau đó cho ra cốc thuỷ tinh, khuấy đều với dầu hạt lanh.

5. Sinh tố từ quả mâm xôi và sô-cô-la

Nguyên liệu:

½ cốc sữa tách kem hoặc sữa đậu nành
1 hộp sữa chua vani
1/4 cốc sô-cô-la
1 cốc quả mâm xôi tươi
1 ít đá (nếu quả mâm xôi để trong tủ lạnh thì không cần đá)

Sinh tố từ quả mâm xôi và sô-cô-la

Cách làm: Cho sữa, sữa chua, sô-cô-la, và mâm xôi tươi với đá (hoặc quả mâm xôi đông lạnh) vào máy xay sinh tố. Xay trong 1 phút, đổ ra ly và ăn.

Quả mâm xôi là trái cây giàu vitamin sẽ giúp bạn tăng cường sự trao đổi chất, giúp cơ thể thêm khỏe mạnh cân đối.

6. Sinh tố đào

Đây là món ăn nhẹ rất dễ ăn, lại giúp chị em không những không lo đến chuyển vòng 2 “tăng trưởng” quá nhanh mà còn lấy làm vui mừng vì “vòng 2” có xu hướng thon gọn hơn sau một thời gian uống loại sinh tố này.

Nguyên liệu:

1 ly sữa không béo
1 vài quả đào chín, không cho đường
2 muỗng cà phê dầu hạt lanh hữu cơ

Sinh tố đào

Cách làm: Sữa, đào cùng cho vào máy xay sinh tố để xay trong khoảng 1 phút. Đổ ra ly thủy tinh và khuấy đều với dầu hạt lanh là có thể ăn được. Đào chứa đuờng glucoza, đường saccaro, protein, caroten, vitamin B1, B2, C, PP và các chất sắt, canxi, photpho, axit chanh, axit táo… nên có những tác dụng rất hữu ích trong việc chữa bệnh cũng như làm đẹp cơ thể.

7. Sinh tố chanh-cam

Tác dụng làm đẹp, giảm eo, giảm cân, giảm cholesterol của các loại trái cây có múi thì chắc chắn ai cũng đã từng nghe nói tới. Trong cam có hàm lượng vitamin C và canxi rất cao, nên nó trở thành nguyên liệu trong sản xuất các loại mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc da.

Cam có công dụng làm sạch, dưỡng trắng da, loại bỏ vết nám; làm săn chắc, giữ ẩm và chống lão hóa cho da… đồng thời “tiêu diệt” các chất béo không cần thiết trong cơ thể.

Sinh tố chanh-cam

Nguyên liệu:

1 ly sữa tách kem hoặc sữa đậu nành
1 cốc sữa chua chanh (nếu không có thì lấy một phần tư quả chanh và dùng thêm một chút đường)
1 quả cam bóc vỏ, rửa sạch, thái lát thành các phần
1 muỗng canh dầu hạt lanh
1 ít đá ăn

Cách làm: Rất đơn giản, chỉ cần cho tất cả sữa, sữa chua, cam, và nước đá vào máy xay. Xay trong 1 phút thì cho ra cốc và khuấy đều với dầu hạt lanh trước khi uống.

8. Sinh tố táo

Nguyên liệu

1/2 cốc sữa tách kem hoặc sữa đậu nành
1 hộp (80 calorie) sữa chua vani
1 muỗng cà phê gia vị làm bánh
1 quả táo gọt vỏ và cắt nhỏ
2 muỗng canh bơ hạt điều
1 chút đá ăn

Sinh tố táo

Cách làm: Cho tất cả sữa, sữa chua, gia vị làm bánh, táo, bơ hạt điều, và đá vào máy xay sinh tố. Xay trong 1 phút, đổ ra ly và có thể ăn.

Sự kết hợp thêm với bơ hạt điều và sữa chua hay sữa tách kem sẽ làm món sinh tố ngon hơn. Các loại bơ, sữa này không chứa nhiều calo nên bạn không phải lo đến chuyện tăng cân đâu nhé. Ngược lại, trong táo giàu vitamin C nên rất hiệu quả trong việc tiêu mỡ, giảm béo.

9. Sinh tố dứa

Nguyên liệu

1 ly sữa không béo
4 miếng dứa
1 muỗng canh dầu hạt lanh hữu cơ
1 ít đá ăn

Cách làm: Cho dứa và sữa vào máy xay sinh tố xay. Cho thêm đá và xay trong vòng 1 phút thì cho ra cốc thủy tinh và trộn với thìa dầu hạt lanh đã chuẩn bị sẵn.

Sinh tố dứa

Món sinh tố dứa không những ngon miệng mà còn có tác dụng giải khát và giảm cân. Trong dứa không có cholesterol, lại giàu chất xơ, các enzym tiêu hóa, vitamin C, canxi và kali nên có tác dụng giảm mỡ trong cơ thể.

10. Sinh tố dâu tây

Dâu tây có chứa các loại vitamin A, B1, B2 và đặc biệt là vitamin C khá cao, hơn cả cam, dưa hấu. Đây là tính ưu việt của quả dâu tây giúp tăng sức đề kháng, chống stress, chống lão hóa, làm đẹp da và giảm vòng 2.

Nguyên liệu:

1 ly sữa không béo
1 chén dâu tây đông lạnh, không đường
2 muỗng cà phê lạnh, dầu hạt lanh hữu cơ

Sinh tố dâu tây

Cách làm: Cho lẫn sữa, dâu tây đông lạnh vào máy xay sinh tố để xay. Lưu ý không cho thêm đường. Sau đó đổ ra cốc thủy tinh và khuấy đều với dầu hạt lanh để món sinh tố thêm ngon.

Theo: Thu Hương (Nấu ăn)

Món cơm chiên lạ mắt

Thursday, September 29th, 2011

Chỉ với 15 phút thực hiện không hề cầu kỳ, cả nhà bạn đã lại có một bữa ăn sáng vừa ngon, bổ lại rẻ nữa!
Thời gian thực hiện: 15 phút

Giá bữa ăn: Khoảng 30. 000 đ/4 người ăn.

Đây là bữa sáng vừa ngon và vừa chất lượng phải không nào?

Nguyên liệu:

– Cơm: 1 bát tô.

– Thịt xay: 1 lạng

– Trứng gà: 1 hoặc 2 quả.

– Dứa: 1 quả to

– Ngô ngọt, đậu Hà lan mỗi thứ 1 ít

– Cà rốt: ½ quả

– Dưa chuột, cà chua trang trí.

– Gia vị, xì dầu, bột ngọt

Cách làm:

Bước 1: Dứa rửa sạch bổ lấy 2/3 phần quả (phần này để đựng cơm nhé)


Bước 2: Dùng dao nhọn lấy hết phần ruột dứa khéo léo sao cho không bị rách.

Bước 3: Thái hạt lựu cà rốt, đậu Hà lan, dứa và ngô ngọt


Bước 4: Bắc chảo lên cho dầu vào, sau đó cho hành tím băm phi thơm rồi cho thịt xay vào xào qua cho săn thịt.


Bước 5: Cho lần lượt ngô ngọt đảo nhanh tay. Tiếp đấy, cho cà rốt, đậu, dứa vào đảo nhanh tay cho thêm ít hạt nêm vào cho thấm vị khoảng 5 phút bắc chảo xuống.


Bước 6: Đổ hỗn hợp thịt củ quả vào một bát riêng.


Bước 7+ 8: Cho tiếp dầu vào chảo, cho cơm vào chiên, nêm ít xì dầu, hạt nêm vào đảo cho đến khi hạt cơn săn lại.

Bước 9: Khi cơm đã săn hạt, đập trứng vào đảo đều tay cho trứng quện vào từng hạt cơm là được.

Bước 10: Sau đó, cho bát thịt rau củ quả vào đảo đều là xong.


Bước 11: Bây giờ thì bày cơm vào vỏ dứa, thật khéo léo để cơm như là đang chảy ra đĩa vậy. Một bông hoa cà chua, nhánh lá cần tây sẽ làm cho đĩa cơm rang thêm sinh động. Vài lát dưa chuột sẽ cho đĩa cơm của bạn thêm hấp dẫn và tăng cảm giác muốn ăn.

Lưu ý:

Chỉ với 15 phút thực hiện cả nhà bạn đã lại có một bữa ăn sáng vừa ngon, bổ lại rẻ nữa!

Hạt cơm phải săn quện với trứng gà vàng. Cơm ăn thơm thơm mùi dứa, ngọt của ngô, cà rốt và ngậy ngậy của thịt. Đây là bữa sáng vừa ngon và vừa chất lượng phải không nào.

Source: Phu Nu Today

Các món ăn ngon bổ từ đậu phụ

Sunday, April 17th, 2011

Kết hợp đậu phụ với một số loại thực phẩm dưới đây sẽ giúp tạo ra những món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe.


1. Đậu phụ và thịt

Đậu tương được coi là loại “thịt thực vật” và giàu protein nhất trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật nhưng khi chế biến thành đậu phụ, hàm lượng protein cũng mất đi khá nhiều, thành phần amino axit, đơn vị cấu trúc cơ bản tạo thành protein bị phá vỡ. Do đó, nên chế biến đậu phụ với loại thực phẩm có giầu protein như các loại thịt để tăng cường lượng protein cho cơ thể.

2. Đậu phụ và trứng

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong quá trình hấp thu canxi của cơ thể. Đậu phụ chứa nhiều canxi và việc thêm lòng đỏ trứng vào món đậu phụ giúp cho việc bổ sung can-xi cho cơ thể trở nên hiệu quả hơn.

3. Đậu phụ và rong biển

Món ăn này giúp bổ sung hàm lượng I-ốt cho cơ thể.

Đậu phụ có chứa nhiều chất saponin, có tác dụng rất tốt trong việc ngăn chặn quá trình ôxy hóa chất béo, gây ra bệnh xơ vữa động mạch. Nhưng chính chất saponin này lại ngăn cản việc hấp thu I-ốt, lâu ngày có thể dẫn tới việc cơ thể thiếu I-ốt.

Chế biến kết hợp đậu phụ với một số thực phẩm khác như rong biển, tảo biển hoặc các loại hải sản sẽ đảm bảo việc bổ sung lượng I-ốt cần thiết cho cơ thể.

4. Đậu phụ và nấm

Đậu tương rất giàu dinh dưỡng và chất xơ nhưng trong quá trình chế biến đậu tương thành đậu phụ, lượng chất xơ này bị mất đi rất nhiều. Do vậy, ăn đậu phụ thường xuyên cũng có thể gây táo bón.

Các loại nấm và rau quả rất giàu chất xơ nên việc chế biến đậu phụ cùng các loại nấm và rau quả sẽ tạo thành món ăn rất tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, nấm còn có tác dụng tăng sức đề kháng, dự phòng và trị liệu các bệnh tim mạch, làm hạ huyết áp, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư…

Cũng cần lưu ý rằng một số loại rau như: rau bina, rau dền, và các loại rau có lá màu xanh đậm thường chứa hàm lượng axit oxalic cao nên khi chế biến cùng đậu phụ cần luộc qua để hạn chế ảnh hưởng tới sự hấp thu can-xi của cơ thể.

Lan Thu-DT

(Theo hsw)