Warning: sprintf(): Too few arguments in /home2/thuanan/domains/thuanan.net/public_html/wp-content/themes/newsmatic/inc/breadcrumb-trail/breadcrumbs.php on line 252

Warning: sprintf(): Too few arguments in /home2/thuanan/domains/thuanan.net/public_html/wp-content/themes/newsmatic/inc/breadcrumb-trail/breadcrumbs.php on line 252

Warning: sprintf(): Too few arguments in /home2/thuanan/domains/thuanan.net/public_html/wp-content/themes/newsmatic/inc/breadcrumb-trail/breadcrumbs.php on line 252

Cách Chữa Trị Nóng Sốt ở Trẻ Em

Sốt là một trong những triệu chứng thường gặp nhất ở phòng mạch các Bác Sĩ Nhi Khoa. Khoảng 70% trẻ em đến khám ở văn phòng Bác Sĩ là do sốt, đa số ở nhiệt độ thấp hơn 39 độ C (102.2 độ F). Sốt tự nó không nguy hiểm đến tính mạng, trừ khi sốt rất cao (ví dụ 107oF) và sốt kéo dài. Sốt có thể là triệu chứng của 1 bệnh rất nặng, nhưng đa số trường hợp, sốt được gây nên bởi những bệnh nhiễm trùng thông thường , không có gì nguy hiểm.

1. Ở nhiệt độ nào mới gọi là sốt?

Được gọi là sốt khi nhiệt độ ở hậu môn cao hơn hay bằng 38 độ C (100.4 độ F). Nhiệt độ đo ở các chỗ khác (nách, miệng) thường thấp hơn đo ở hậu môn. Chúng ta cũng nên để ý là ở các em sơ sinh (<28 ngày đầu) khi bị nhiễm trùng, nhiệt độ bị hạ thấp (hypothermia) thường gặp hơn là sốt. Được gọi là hypothermia khi nhiệt độ ở hậu môn thấp hơn hay bằng 36 độ C (hoặc 96.8 độ F).

2. Tại sao có sốt?
Sốt xẩy ra khi có sự tác dụng giữa những yếu tố nhiễm trùng hoạc không nhiễm trùng với cơ chế chống cự của cơ thể. Ở não (hypothalamus) có một trung tâm điều hòa thân nhiệt có tác dụng kiềm chế sự tăng nhiệt độ của cơ thể, để giữ cho nhiệt độ bình thường của cơ thể luôn luôn ở nhiệt độ 37 độ C (98.6 độ F), với sai số khoảng 1 độ C.
Sốt gây nên do cơ thể tạo ra một chất làm sốt (endogenous pyrogens), chất này làm thay đổi sự điều hòa thân nhiệt của não, tạo nên nhiệt và giữ nhiệt trong cơ thể. Trẻ em có khuynh hướng dễ bi sốt cao hơn người lớn, có thể là do trẻ em nhạy cảm với những yếu tố gây bệnh hơn người lớn.

3. Làm Kinh Do Sốt ( Febrile Seizure):
Một số trẻ em từ 6 tháng tới 5 tuổi, sốt cao có thể đưa tới kinh giật.
Trẻ em có thể bị làm kinh vì sốt qúa cao. Khoảng 3% đến 4% các em nhỏ bị ít nhất một lần làm kinh do sốt cao. Thường các em làm kinh là do nhiệt độ tăng cao quá nhanh trên 39 độ C (102.2. độ F), thường xảy ra vào 24 giờ đầu tiên lúc bệnh mới khởi phát. Làm kinh do sốt xảy ra ở trẻ em tù 6 tháng đến 5 tuổi và thường gặp nhất là từ 14 tháng đến 18 tháng.

4. Cách Tự Săn Sóc ở nhà:
Đa số trường hợp, triệu chứng sốt có thể được Bố Mẹ săn sóc ở nhà. Khi săn sóc em bé bị sốt ở nhà, phụ huynh cần phải nhắm tới 3 mục đích chính: thứ nhất là làm hạ nhiệt, thứ hai là ngăn ngừa để em không bị mất nước (dehydration), và thứ ba là cần theo dõi sát xem em có thể bị thêm các triệu chứng bệnh nặng có thể gây nguy hiểm hay không.

4.a. Mục đích thứ nhất: Hạ Nhiệt
Thường chúng ta nên làm hạ nhiệt khi nhiệt độ lớn hơn 101 độ F (38.4 độ C). Làm giảm nhiệt độ mục đích cho bé được dễ chịu thôi chứ giảm nhiệt độ không chữa được bệnh chính gây nên sốt, cũng không làm ngắn lại số ngày bị sốt hay những triệu chứng liên hệ. Chúng ta cần dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ , cho uống thuốc ha nhiệt, và mặc aó vừa phải. Ngâm em trong nước hơi ấm khoảng 10, 15 phút cũng giúp hạ nhiệt rất nhanh.

Dùng Thuốc hạ nhiệt:
Thuốc ha nhiệt giúp ích rất nhiều cho những em ở trong lứa tuổi mà sốt có thể đưa tới làm kinh ( từ sáu tháng đến năm tuổi). Thuốc hạ nhiệt làm giảm nhiệt độ, làm cho cơ thể em được dễ chịu, nhưng không ảnh hưởng tới sự tiến triển của bệnh chính đã gây nên sốt ở trẻ em.
Acetaminophen, Aspirin, Ibuprofen… ảnh hưởng tới sự biến dưỡng trên não và làm hạ nhiệt. Những thuốc này có tác dụng hạ nhiệt bằng nhau. Đã từ lâu thuốc Aspirin (Acetylsalisylic acids) không còn đươc dùng để hạ nhiệt nữa, nhất là không được dùng Aspirin để hạ nhiệt ở em đang bị chicken pox. Thuốc Apsirin có thể gây nên Reye Syndrome ở trẻ em và thanh thiếu niên, có thể đưa đến hư gan.


ACETAMINOPHEN (Tylenol, APAP): Acetaminophen có tác dụng làm giảm sốt và giảm đau. Nếu dùng đúng liều, trong 1 thời gian ngắn, Acetaminophen gần như không gay phản ứng phụ gì cả, nếu có thì rất hiếm. Tuy nhiên dùng liên tiếp một thời gian qúa lâu có thể gây tổn thương thận, dùng liều qúa cao có thể hư gan.
IBUPROFEN (Motrin, Advil): Ngoài tác dụng hạ nhiệt và giảm đau (giống Acetaminophen), Ibuprofen còn có tác dụng chống viêm, sưng nữa. Chỉ nên dùng Ibuprofen nếu dùng Tylenol không có hiệu qủa, vì Ibuprofen có nhiều tác dụng phụ như: có thể gây nên khó chịu trong bao tử, xuất huyết đường tiêu hóa, giảm lượng máu qua thận.

Các phương pháp khác giúp hạ nhiệt:
Cởi áo quần và cho em ở nơi thoáng khí: Chúng ta không được mặc đồ nhiều qúa cho em khi ở trong nhà, dù là đang mùa đông. Cách thức tốt nhất là ở nhà cho em mặc 1 lớp áo quần mỏng, rồi khoác thêm 1 lớp vải mỏng hoặc 1 cái chăn vải rất mỏng.
Lau người liên tục bằng khăn tẩm nước ấm hoặc tiện lợi hơn là ngâm người trong bồ nước hơi ấm (tepid sponge bath in warm water) là một phương pháp hữu hiệu khác, thường được dùng khi cần làm hạ nhiệt rất nhanh. Nên ngâm em (từ vai, hai tay xuống tới bàn chân) trong thau hoặc bồn nước hơi ấm với mực nưóc chừng 2- 3 inches, khoảng 10-15 phút, và dùng sponge hoặc khăn để vọc nước ấm trong chậu, làm uớt toàn người em. Chuyện ngâm nước tự nó không làm em hạ nhiệt, mà em hạ nhiệt là nhờ lớp nước trên da bốc hơi , sự bốc hơi đem theo nhiệt, làm hạ nhiệt rất nhanh, do đó không nên quấn khăn ướt quanh mình em, vì sẽ làm cản trở sự bốc hơi của nước, và không làm hạ nhiệt đuợc.

4.b. Mục đích thứ hai: Giúp em không bị mất nước
Các em mất nước qua da và phổi trong lúc bị sốt. Chúng ta cần cho em uống nhiều chất lỏng, như nước soup gà, nước trái cây, pedialyte, các loại nước không có caffeine. Không đưọc cho em uống nước ngọt soda, trà và các chất có caffeine, vì các chất này làm em đi tiểu nhiều và làm mất nước nhiều hơn.

4.c. Mục đích thứ ba: Theo dõi kỹ để nhận ra kịp thời các triệu chứng nghi ngờ em có thể bị bệnh nặng cần đưa đi khám BS hoặc nếu cần đưa em đến phòng cấp cứu ngay để được chữa trị kịp thời.

5. Các điều nên tránh khi trẻ em bị sốt:
Xin qúy vị không bao giờ nên dùng Aspirin (acetylsalicylic acid) để hạ nhiệt cả vì có nhiều tác dụng hại, làm xuất huyết bao tử, và nhất là có thể gây nên Reye Syndrome rất nguy hiểm ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Không bao giờ nên dùng alcohol hoặc nước đá lạnh vì chúng có thể làm giảm nhiệt độ ở ngoài da quá nhanh, khiến mạch máu ở ngoài da co lại, làm giảm sự mất nhiệt và làm cho sốt không thuyên giảm. Ngoài ra alcohol thường rất độc cho trẻ em.
Cách đúng nhất là làm giảm nhiệt độ xuống dưới 101 độ F, và đồng thời, cho em uống đủ chất lỏng để tránh mất nước. Nếu đã làm đúng cả 2 điều trên mà em vẩn còn lờ đờ, nhìn có vẻ mệt nhọc, thì có thể là em bị bệnh nặng, cần đi khám Bác Sĩ hoặc đến phòng cấp cứu ngay.

6. Những trường hợp đáng ngại, cần phải đi khám bác sĩ hoặc vào phòng cấp cứu ngay:
• Em bé nhỏ hơn 6 tháng, nhất là dưới 3 tháng tuổi
• Thấy em có vẻ nặng, nhìn có vẻ rất mệt nhọc, mà không thể liên lạc vói BS gia đình đươc.
• Sốt kéo dài quá 3 ngày.
• Đã đi khám BS, nhưng em có vẻ bị nặng thêm, hoặc không thuyên giảm, hoặc có thêm triệu chứng mói xuất hiện.
• Nhìn có vẻ nhiễm độc: người lơ mơ lờ đờ (lethargic), mệt nhọc, hoặc khóc cằn nhằn bút rứt (fussy, irritable)
• Em có triệu chứng bị thiếu nước do Sốt kèm theo tiêu chảy, ói mửa nhiều, hoạc do không ăn uống được (không thấy ướt tã, mắt hõm sâu, da rất khô và nhăn nheo, lờ đờ).
• Nổi mẩn đỏ xảy ra cùng lúc với sốt.
• Em làm kinh.
• Khó thở (thở nhanh và hơi thở ngắn (shallow), tím tái (cyanotic)
• Ở nhà làm đủ mọi cách, mà nhiệt độ không hạ.
• Em bị nhức đầu nhiều mà uống thuốc nhức đầu không thuyên giảm.
• Sốt kèm theo đau bụng dữ dội

7. Kết luận:
Bố mẹ thường lo lắng và sợ hãi một cách thái qúa triệu chứng sốt có thể gây tử vong hay làm tổn thương não bộ ở trẻ em. Trên thực tế cơn sốt tự nó không có gì nguy hiểm cho con trẻ. Nếu có nguy hại là do căn bệnh tạo nên sốt gây ra, chứ không phai là do chính cơn sốt. Điều khó là chúng ta cần phân biệt rõ dược sự khác nhau giữa sốt cao và sốt có thể gây biến chứng nguy hại. Ví dụ khi đã làm hạ nhiệt, hết sốt rồi mà em vẫn còn mệt nhọc, lờ đờ, không linh đông, không thoải mái thì phải đi khám bác sĩ ngay. Và chắc qúy vị phụ huynh cũng hiểu rằng Bác sĩ của em giúp làm hạ nhiệt độ cho trẻ bệnh không phải vì bố mẹ quá sợ hãi con sốt, mà chính vì người Bác sĩ muốn làm cho em bé bệnh dược thoải mái hơn.
Xin qúy vị không bao giờ dùng Aspirin, đắp đá, hoạc lau người bằng alcohol để hạ nhiệt độ ở trẻ em. Quấn nhiều mền hoạc mặc qúa nhiều quần áo ấm khi không cần thiết có thể gây sốt cao cho trẻ sơ sinh hay những trẻ nhỏ. Ngâm em trong nước hơi ấm hoặc lau người liên tục bằng nước ấm là một cách hạ nhiệt rất nhanh và hữu hiệu ở trẻ em.

B/S Nhi Đồng Trương Thị Mộng Hoa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

up top