Warning: sprintf(): Too few arguments in /home2/thuanan/domains/thuanan.net/public_html/wp-content/themes/newsmatic/inc/breadcrumb-trail/breadcrumbs.php on line 252

Warning: sprintf(): Too few arguments in /home2/thuanan/domains/thuanan.net/public_html/wp-content/themes/newsmatic/inc/breadcrumb-trail/breadcrumbs.php on line 252

Warning: sprintf(): Too few arguments in /home2/thuanan/domains/thuanan.net/public_html/wp-content/themes/newsmatic/inc/breadcrumb-trail/breadcrumbs.php on line 252

Ba Việt kiều nhận tội hối lộ quan chức Việt Nam

Ba anh em Việt kiều thuộc một công ty Mỹ vừa nhận tội đã hối lộ các quan chức Việt Nam để giành các hợp đồng cung cấp thiết bị và công nghệ, Bộ Tư pháp Mỹ cho hay.

Nam Nguyễn, chủ tịch và là chủ sở hữu công ty tư nhân Nexus Technologies Inc., cùng hai em trai là Kim Nguyễn và An Nguyễn đã thừa nhận tội tại tòa án ở Philadelphia, bang Pennsylvania, nơi công ty đặt trụ sở.

Ba anh em đã bị cáo buộc từ tháng 10, với tội danh vi phạm Luật chống tham nhũng ở nước ngoài (FCPA) của Mỹ, và một số tội danh khác. Cựu đồng chủ tịch của Nexus là Joseph Lukas cũng đã thừa nhận tội vào tháng 6/2009, vi phạm luật nói trên.

AFP, Bloomberg dẫn thông báo của Bộ Tư pháp Mỹ cho hay anh em Nam, Kim, An thừa nhận đã hối lộ 250.000 USD cho các quan chức Việt Nam từ năm 1999 đến 2008, để đổi lấy các hợp đồng. Các khoản hối lộ được ghi một cách sai lệch trong sổ sách công ty là “tiền hoa hồng”.

Theo tài liệu mà Bộ Tư pháp Mỹ công bố, Nam Nguyễn – 54 tuổi – phụ trách việc thương thảo hợp đồng và đưa hối lộ cho các quan chức Việt Nam; Kim Nguyễn – 41 tuổi – điều hành công việc ở Mỹ và giám sát tài chính của công ty; An Nguyễn – 34 tuổi – tìm nguồn hàng ở Mỹ.

Tòa dự kiến ra phán quyết vào ngày 13/7. Nam và An có thể bị tuyên tối đa mỗi người 35 năm tù; Kim 30 năm tù.

Công ty Nexus có thể nhận mức phạt tối đa là 27 triệu USD và đã chấp nhận dừng mọi hoạt động hiện có ở Việt Nam và Mỹ trong vòng 90 ngày, AP cho biết.

Theo wikipedia, FCPA là luật liên bang của Mỹ, gồm hai phần chính quy định: những yêu cầu về minh bạch trong kế toán; các biện pháp chống hội lộ quan chức nước ngoài. Luật này được Tổng thống Mỹ Jimmy Carter ký ban hành năm 1977 và từng được sửa đổi năm 1998. Luật ra đời sau khi cuộc điều tra của Ủy ban chứng khoán Mỹ giữa thập niên 1970 phát hiện ra khoảng 400 công ty đã hối lộ tới 300 triệu USD cho các quan chức, chính trị gia nước ngoài để giành lợi thế trong kinh doanh. Điều khoản của FCPA khép tội vi phạm pháp luật với người Mỹ nào trả tiền cho quan chức nước ngoài để có được hoặc duy trì việc làm ăn với một doanh nghiệp hoặc người khác.

Thanh Mai-VnE

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

up top