Author Archive

Tuổi trẻ mà không có trải nghiệm, là tuổi trẻ vứt đi!

Sunday, January 11th, 2015

Tuổi trẻ không chỉ có nghĩa là trẻ tuổi, mà còn có nghĩa là năm tháng tươi đẹp nhất cuộc đời. Ở cái tuổi ấy, trong ba thứ: sức khỏe, thời gian và tiền bạc, chúng ta chỉ thiếu tiền thôi, còn thời gian và sức khỏe thì luôn đong đầy. Năm tháng qua đi khi về già ta sẽ nhận thấy tiền bạc hóa ra là thứ ít quan trọng nhất trong ba thứ trên. Nghĩa là tuổi trẻ là giai đoạn quý giá nhất đời người vì sỡ hữu trọn vẹn hai món quà lớn nhất của cuộc sống là sức khỏe và thời gian. Ta vốn được nghe nhiều người nói đến điều này rồi, nhưng hỡi ôi, sao chúng ta vẫn đang để cho tuổi trẻ của mình trôi qua một cách hời hợt và vô nghĩa đến thế? Với trí óc hạn hẹp được định hướng, phần lớn tuổi trẻ hiện tại của chúng ta vẫn cho rằng tiền bạc, hơn hết, mới là thứ quan trọng nhất, cần thiết nhất là đáng lưu tâm nhất. Và rồi ta vô tình lãng quên hai món quà quý giá nhất đời, thời gian và sức khỏe. Thật ngu ngốc, thật đáng trách nhưng cũng thật đáng thương làm sao.

Tại sao lại như thế? Tuổi trẻ của chúng ta dường như đang ngủ quá say và quá lâu không chịu thức dậy để tận dụng hai món quà quý giá nhất? Đó là lãng phí, là ngu ngốc, hay cả hai? Trong bài viết trước tôi có gợi một nguyên nhân nho nhỏ, chính xác hơn là một sự đổ lỗi, cho các bậc phụ huynh, rằng chính họ là nguyên nhân góp phần tạo nên sự thụ động, ù lì nơi thế hệ trẻ, làm mất đi khả năng tự lập của chúng ta bằng thứ tình yêu bao la vô bờ bến. Thật ra, thoạt nghe thì những điều đó có vẻ hợp lý, nhưng dù hợp lý đến thế nào cũng vẫn không đủ, không đủ vì đó là chỉ cách để đổ lỗi, để biện minh mà thôi. Tuổi trẻ của chúng ta chỉ nên nhìn nhận nguyên do đó cho biết để mà tương lai bớt bao bọc con cái mình như thế. Còn thứ chúng ta thật sự cần, không phải là đổ lỗi, tất nhiên, cũng không phải là ngậm ngùi bực tức rồi để đó. Thứ mà thế hệ trẻ thật sự cần, là hành động, hành động để đập tan những gì ta chưa hài lòng, hành động để xây dựng nên một thế giới tốt đẹp hơn, cho mọi người hay đơn giản là cho chính mình. Điều này thật sự không khó, nhưng sao mọi người cứ tránh né và nêu hoài những lý do cũ rích mốc meo? Phải chăng lại tại vì ta đã ngủ quá lâu để có thể sẵn sàng thức dậy? Một giảng viên của tôi từng nói “Thật ngạc nhiên khi quá nhiều người sống như thể họ có một cuộc đời khác đang cất trong ngăn tủ vậy”. Câu này nếu viết cho tuổi trẻ có thể thành “Thật ngạc nhiên khi quá nhiều bạn trẻ sống như thể họ còn có một tuổi trẻ khác cất trong ngăn bàn.” Bạn biết đấy, đồ ăn để lâu không ăn sẽ bị hư, quần áo để lâu không xài sẽ bị lỗi mốt, đồ điện lâu không xài có thể bị chập điện. Riêng tuổi trẻ, nếu bạn cứ để đó mà không xài, không tận dụng, tôi e là nó sẽ không hư, không lỗi mốt, không chập điện nhưng nó sẽ biến mất mãi mãi, không một dấu vết và rồi cả phần đời còn lại bạn sẽ phải sống trong nuối tiếc ngập tràn mà thôi. Viễn cảnh đó, thật tôi không dám tưởng tượng thêm nữa.

“Hai mươi năm sau lúc này, bạn sẽ thấy thất vọng vì những điều mình không làm hơn vì những điều mình đã làm. Vậy nên hãy tháo nút dây. Hãy cho thuyền rời khỏi bến cảng an toàn. Hãy căng buồm đón gió. Tìm tòi. Ước mơ. Khám phá.”

— Mark Twain

 

Tạm thôi không so sánh về tuổi trẻ Việt Nam và thế giới. Bỏ qua luôn không nhắc đến khả năng tự lập, tư duy, chính kiến, sáng tạo, mối quan tâm và thành tựu của tuổi trẻ Việt Nam và thế giới. Tự bản thân mỗi người trẻ đều có thể hiểu và đánh giá.

Vậy thì, chắc chắn sẽ có người hỏi, câu hỏi muôn đời: thế thì phải làm sao? Tuổi trẻ phải làm gì để thay đổi, để khác biệt, để mang lại ý nghĩa đúng với trọng trách nó được giao phó?

Câu trả lời đơn giản làm sao, hãy tận dụng tốt nhất hai món quà lớn mà cuộc sống dành riêng cho tuổi trẻ chúng ta: Thời gian và sức khỏe. Hãy dùng nó để nhào vào đời, để quyện vào cuộc sống, để trải nghiệm mọi thứ khi còn có thể.

Vâng, là trải nghiệm. Đó chính là điều quan trọng nhất tôi muốn nói đến ngày hôm nay. Đó là điều tối cần thiết tạo nên một thế hệ trẻ khác biệt. Đó cũng là điều tuyệt vời nhất mà mọi người đều có thể làm dù đang ở vạch xuất phát nào trong cuộc sống. Dù bạn giàu hay nghèo, công việc tốt hay không tốt, bạn đẹp hay xấu, bạn cá tính hay mực tính… bất kể bạn thế nào, bạn đều có thể bắt đầu trải nghiệm cuộc sống này, biến nó trở nên ý nghĩa, và chính nó sẽ khiến bạn trở nên khác biệt hơn bao giờ hết.

Bởi vì, bạn có thể không tin, nhưng tuổi trẻ mà không có trải nghiệm, là tuổi trẻ vứt đi. Giống như một cuốn sách không có nội dung, một bài hát không có giai điệu, một khu rừng không có chim thú cỏ cây, một đời người không có tuổi trẻ… Tất cả đều rất vô nghĩa.

Chính trải nghiệm, chứ không phải thứ gì khác, là thứ làm nên con người bạn. Tôi đang nói con người thật sự bên trong bạn ấy, không phải gia cảnh, xuất thân, đồ trang trí trên người, bằng cấp học vị hay gì cả. Con người thật sự của bạn, muốn biết nó như thế nào, muốn tìm kiếm nó, thật không cách gì ngoài việc bạn  phải bước vào đời, trải nghiệm, trộn bản thân mình vào cuộc sống, rồi cảm nhận, rồi đúc kết và rồi cuối cùng là phát huy hết sức những gì mình đã học được trong quá trình đó.

Giá trị của những trải nghiệm chính là giá trị con người bạn

Tôi hay nhắc đi nhắc lại câu nói này trong các bài viết của mình như một sự tâm niệm, hi vọng các bạn cũng có thể học được gì đó từ chúng. Câu nói về giá trị bản thân trong sách 7 thói quen “Nếu như tôi có những thứ giúp chứng minh tôi là ai, thì khi những thứ đó mất đi, tôi là ai?” Chúng ta thường hay tìm kiếm những thứ bên ngoài để chứng minh bản thân mình, quần áo, điện thoại, hàng hiệu, xe cộ, nhà cửa, công việc, gia thế… Tất cả những thứ này là những vật chứng hoàn hảo nói về một con người ở thì hiện tại này. Nhưng tất cả chúng, lại là những thứ có thể mất đi. Bạn dùng chúng để chứng tỏ mình, bạn có dám đảm bảo chúng sẽ tồn tại mãi mãi không? Một công việc tốt, một tình yêu đẹp, một gia đình hạnh phúc, một căn nhà tiện nghi… Tất cả chúng đều có thể biến mất. Và khi đó, bạn là ai? Đấy là vấn đề của vật chất. Còn riêng với trải nghiệm ư, hãy yên tâm rằng chúng là của bạn, luôn là của bạn,  mãi mãi là của bạn, bên trong bạn, chúng sẽ không bao giờ mất đi. Hãy dùng những trải nghiệm để chứng tỏ giá trị bản thân và rồi bạn sẽ nhận ra bản thân mình thật đặc biệt và quý giá, hơn hết mọi những vật phẩm trang trí bên ngoài.

Hãy luôn tâm niệm rằng, cuộc sống, thực chất là một cuộc trải nghiệm lớn, mà trong đó bạn phải đi tìm những mảnh ghép là những trải nghiệm nhỏ để từ đó ghép nên cuộc đời mình. Khi tâm niệm cuộc đời chỉ là cuộc trải nghiệm, bạn sẽ không quá áp lực nên mọi sự lựa chọn của mình trong cuộc đời. Đó là cuộc chơi, không ai thắng và cũng không ai thua cả, vì suy cho cùng, ai rồi cũng đến lúc phải giã từ cuộc sống, nhưng người may mắn hơn, là người sống được nhiều hơn những người khác, sống nhiều hơn, không có nghĩa là sống lâu hơn nhưng là sống được nhiều khoảnh khắc hơn trong đời, như Jean Jacques Rousseau nói:

“Người sống nhiều nhất không phải người sống lâu năm nhất mà là người có nhiều trải nghiệm phong phú nhất.”

Mục tiêu của thế hệ trẻ, có lẽ nên thay đổi ngay việc sống sung sướng hơn, sống tốt hơn, sống lâu hơn, thành “sống nhiều hơn”, thế là đủ.

Nhưng làm thế nào để sống nhiều hơn? Cách duy nhất là hãy biến từng phút giây có thể đều trở nên ý nghĩa và giải pháp là hãy không ngừng đặt bản thân vào tâm thế sẵn sàng trải nghiệm mọi thứ xảy ra xung quanh mình, đừng ngại ngùng, đừng lười biếng, đừng sợ hãi.

Còn làm thế nào để trải nghiệm cuộc sống ư? Hãy thay suy nghĩ bằng hành động, thay lời nói bằng hành động, thay kế hoạch bằng hành động, hành động ngay đi thôi. Hãy ngưng nói mà làm, ngưng suy tính quá kĩ càng, ngưng nghi ngờ và sợ hãi. Như Steve Job nói câu nổi tiếng nhất “Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ”. Henry David Thoreau nói: “Những người trẻ tuổi học sống thế nào nếu không phải là ngay lập tức thử trải nghiệm cuộc sống?” Tôi thì sẽ nói lại “Khi ta muốn ta sẽ tìm cách, khi không muốn, ta tìm lý do.”

 Nếu bạn không phải là một cái cây, lý gì bạn phải ở yên một chỗ?

Nếu muốn trải nghiệm, việc bạn cần làm là phải không ngừng hành động, không ngừng đặt bản thân vào thế chủ động và thế sẵn sàng, đi những vùng đất mới, thử những cái mới, làm những điều mới, học những thứ mới, quen những người bạn mới. Phải thoát ra khỏi vùng an toàn của mình càng sớm càng tốt. Đừng nói bạn không thể vì chắc chắn bạn có thể, lý do là vì tôi biết bạn không phải một cái cây. Cái cây đứng một chỗ nhận tất cả những gì nó cần: ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng nhưng bản thân nó vẫn luôn khao khát được vươn ra xa hơn. Thế nên rễ nó mới dài tủa đi khắp nơi, thế nên tán nó mới vươn rộng và cành không ngừng vươn cao để nhìn được những vùng đất xa lạ. Bạn may mắn hơn cái cây, bạn có thể tự dịch chuyển mình đi khắp chốn, thế thì tại sao lại không? Thoát khỏi vùng an toàn của mình là bước đầu tiên trong quá trình trải nghiệm. Mọi hành trình đều bắt đầu từ một bước chân. Ngay ngày mai, hãy thử làm những việc bạn chưa từng làm, dù nhỏ bé và đơn giản nhất thôi: hãy cười với một người lạ cùng tòa nhà, hãy đi một con đường khác tới công ty, hãy gọi một món ăn nghe tên thật lạ, hãy nghĩ một cách giải quyết khác cho công việc quen thuộc hàng ngày… Những thứ nhỏ bé này có thể đem đến cho bạn nhiều nguồn cảm hứng để bắt đầu những trải nghiệm khác to lớn hơn, bắt đầu hành trình lắp ghép cuộc đời mình bằng những điều mới mẻ và thú vị.

Cái giá của trải nghiệm là gì?

Cái gì trên đời cũng có giá cả, chỉ cần bạn trả đúng giá, bạn có thể mua được mọi thứ. Và tiền là cái giá rẻ nhất nếu muốn có gì đó. Còn trải nghiệm ư. Nếu bạn muốn có nó, tất nhiên không ngoại lệ, bạn cũng phải trả giá. Cái giá của trải nghiệm là ban đầu bạn sẽ cảm thấy sợ hãi, lo lắng, bất an, hoài nghi và rất nhiều cảm xúc tiêu cực khác nữa. Nhưng tin vui đó chỉ là những cảm xúc ban đầu thoáng qua mà thôi. Khi đã quen với nó thì mọi cảm xúc đó đều tan biến hẳn, thay vào đó sẽ là sự hào hứng, thích thú, tò mò, vui sướng lẫn hài lòng.

Một cái giá khác nữa của trải nghiệm, đó là bạn có thể mất đi một số thứ cũ kĩ quen thuộc, nhưng đừng lo, chắc chắn bạn sẽ lại nhận thêm rất nhiều thứ khác tuyệt vời hơn. Như câu “Đừng e ngại sự thay đổi, bạn có thể mất đi một số thứ, nhưng bạn sẽ lại nhận lại những thứ khác tuyệt vời hơn!

Cái giá của trải nghiệm, là bạn sẽ phải đưa bản thân vào tâm thế sống cho chính mình, chứ không vì dư luận, vì xã hội, hay vì gia đình… không vì một cái gì hết. Chính vì thế bạn sẽ có thể bị người ta dèm pha, chê cười hay thậm chí là bị chửi mắng là ngu ngôc nữa. Và đôi khi, bạn cũng nghĩ là mình… ngu thật.

Nhưng này, đây chính là phần thưởng lớn dành cho bạn.

Yêu đời, yêu cuộc sống

Người trải nghiệm nhiều sẽ có cái nhìn về đời, về cuộc sống toàn diện và thông thoáng hơn. Họ thường nhìn ra được những thứ thật sự quan trọng với bản thân để rồi tập trung vào đó, hơn là việc phí công sức vào những thứ vô bổ phù phiếm hàng ngày. Đi đi, trải nghiệm đi, để thấy những mảnh đời bất hạnh, để nhận ra bản thân mình dù gặp nhiều rắc rối nhưng vẫn còn hạnh phúc và may mắn bao nhiêu. Những người đi nhiều trải nhiều gặp nhiều việc sẽ có cái nhìn tổng quát và bao dung hơn. Họ có xu hướng trân quý cuộc sống hơn và dễ dàng hòa nhập hơn vào mọi hoàn cảnh trên đời. Đó chính là phần thưởng. Cứ mỗi khi trải qua một chuyện ta lại thấy mình lớn hơn, già hơn, thấy cuộc đời đáng sống hơn rất nhiều.

Trải nghiệm giúp ta tìm ra kẻ mang tên “chính mình”

Hàng ngày chúng ta cứ nghe ra rả bên tai và đọc được hàng ngàn thông điệp kiểu “hãy là chính mình, hãy tìm chính mình” nhưng khoan, hãy là chính mình bằng cách nào khi ta còn đang phải mải mê tìm kiếm chính mình là gì? Thật ra chỉ có một cách thôi, một câu trả lời cho tất cả, đó là hãy trải nghiệm đi, trải nghiệm mọi điều trong cuộc sống. Chỉ có trong trải nghiệm, trong những hoàn cảnh cụ thể bạn mới biết mình là người như thế nào. Chỉ có trong trải nghiệm bạn mới tìm ra được chính mình. Trải nghiệm sẽ cho bạn biết bạn là người can đảm hay sợ sệt. Trải nghiệm sẽ cho bạn biết bạn là người giữ lời hay là kẻ thất hứa, là người trọng tình cảm hay luôn bị lý trí lấn át. Chỉ trong trải nghiệm bạn mới biết được khả năng sinh tồn, khả năng xoay chuyển tình huống và khả năng đối phó với những khó khăn. Chính những nét tính cách đó là con người bạn. Làm sao bạn có thể tìm ra nó, tìm ra chính mình khi không trải qua những hoàn cảnh cụ thể trong cuộc sống?

Người thầy vĩ đại

Trải nghiệm sẽ là thầy dạy tốt nhất cho bạn trong cuộc đời mà không bất cứ người thầy nào khác có thể dạy tốt hơn. Kinh nghiệm từ đâu ra nếu không từ trải nghiệm? Chúng ta đương nhiên có thể học hỏi từ những kinh nghiệm của người khác, nhưng thôi nào, chẳng mấy ai chịu học từ bài học của người khác cả. Tôi có rất nhiều ví dụ thực tế chứng minh nhận định này, một trong số chúng là khi các bạn tôi đến hỏi kinh nghiệm mở shop thời trang hoặc quán cafe. Đương nhiên tôi luôn chỉ họ mọi điều, kể cả những kinh nghiệm đau thương của mình, nhưng rồi sao? Họ ờ à và rồi sau đó họ lờ nó đi và mắc những lỗi i chang tôi đã cảnh báo. Nhiều đến mức tôi chẳng thấy lạ hay buồn lòng gì nữa cả. Người ta thực sự chỉ học được từ chính trải nghiệm của bản thân.

Một người mới bắt đầu kinh doanh sẽ không thể biết tại sao vốn dự phòng lại quan trọng. Một người không bao giờ đọc sách sẽ chẳng hiểu nổi tại sao người ta phải đọc sách. Một người chưa đi du lịch bụi bao giờ sẽ không biết tại sao người ta phải mang theo mình thứ này thứ nọ như vài viên thuốc tây, chai nước lọc hay ít đồ ăn khô… Thật sự là như thế, bạn chỉ có thể học hỏi được nhiểu khi và chỉ khi chính bạn phải trải nghiệm cuộc sống trong từng hoàn cảnh xảy đến mà thôi.

Trải nghiệm đơn giản là hãy nhào ra ngoài đời, nhào vào cuộc sống, không sợ thử những điều mới lạ, những thử thách và cơ hội với tâm thế của người học hỏi mọi thứ, nhưng cũng đừng quên ước chừng trước những gì bạn có thể mất, hay cái giá bạn phải trả để có những trải nghiệm đó.

Tham gia một tổ chức đa cấp, đó là trải nghiệm. Làm thêm gia sư, phục vụ, lễ tân… đó là trải nghiệm. Tham gia một câu lạc bộ, những hoạt động xã hội, thử sức kinh doanh bất kì lĩnh vực nào, đó là trải nghiệm. Thử học những điều mới, làm quen bạn bè mới… đó là trải nghiệm. Đi đây đi đó, đi phượt, đi du lịch bụi… đi chính là kiểu trải nghiệm mạnh mẽ nhất.

Làm những việc mình chưa làm bao giờ, đó là trải nghiệm

Trên thế giới đã từng có một cuộc khảo sát về những điều người ta thường nuối tiếc trước khi chết. Và một trong số những điều người ta nuối tiếc nhất, đó là mọi người tiếc rằng mình đã sống quá an toàn, đã không trải nghiệm nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn nữa.

Còn tiếc hơn khi chúng ta, những người còn sống, biết được điều đó nhưng lại cứ thế cho qua, cứ thế tiếp tục sống một cuộc sống an toàn, bình lặng, cứ thế sống hết kiếp người rồi sau cùng nhìn lại lại ước gì, lại giá như lại hối tiếc.

Ta không thể đánh mất những gì ta từng tận hưởng. Tất cả những gì ta yêu sâu sắc trở thành một phần trong ta.

– Helen Keller

 Món quà vô giá

Tiền là có giá, con người hiện tại luôn dùng tiền để định giá mọi thứ. Thời gian, xét về mặt nào đó, cũng có giá, người ta có thể bỏ tiền ra mua thời gian của bạn. Chúng ta hay nói sức khỏe là vô giá, nhưng rõ ràng người nhiều tiền có điều kiện vẫn có thể mua được những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn, kéo dài hơn thời gian sống trên đời. Còn trải nghiệm ư? Không một ai có thể trả bất cứ gì để mua trải nghiệm của bạn cả. Trải nghiệm của bạn là của bạn, của riêng bạn, nó vĩnh viễn không bao giờ thuộc về ai nữa cả. Nó không thể bị mất đi, không thể bị cướp, không thể mua bán được, nó là vĩnh viễn và thuộc về duy nhất người trải qua nó. Đó chính là điểm đặc biệt của việc trải nghiệm. Chỉ qua trải nghiệm, người ta mới trân trọng những đau thương và nhắc về nó với lòng tự hào tha thiết. Chỉ qua những trải nghiệm, con người ta mới lớn dần lên, tâm trí rộng mở đón chào mọi điều xảy đến trong đời.

Chỉ qua những trải nghiệm ta mới định nghĩa được bản thân một cách chính xác, sâu sắc và rõ nét.

Chỉ qua những trải nghiệm, ta mới sống được nhiều hơn, ta sẽ hơn được nhiều người vì chính điều đó, ta trải nghiệm nhiều hơn, ta yêu cuộc sống hơn, hiểu về nó và rất nhiều khi sẽ khiến những người khác ghen tỵ.

Ngập tràn cơ hội

Mỗi khi trải qua một điều gì mới mẻ, đến một nơi ở mới, làm quen những người bạn mới… chắc chắn bạn sẽ nảy ra vô vàn ý tưởng hay ho cho cuộc đời sau này. Những ý tưởng kinh doanh thành công đôi khi cũng chỉ bắt đầu từ những trải nghiệm thực tế. Một người đi làm thêm chẳng mấy chốc học đủ nghề và ra mở cửa hàng riêng. Một người đi du lịch vì quá nghiền món này món nọ mà cho ra đời những quán ăn địa phương trên những vùng đất khác. Một lần trải nghiệm làm người lãnh đạo một nhóm thuyết trình có thể khiến ai đó nhận ra tài năng lãnh đạo của mình. Việc gặp gỡ những người bạn trên đường trải nghiệm giúp ta hình thành một mạng lưới những người bạn ít gặp nhưng rất thân… Càng trải nghiệm nhiều bao nhiêu bạn lại càng thu lượm được nhiều ý tưởng và cơ hội bấy nhiêu để phát triển cuộc đời riêng của mình.

Trải nghiệm làm nên con người, trải nghiệm làm nên cuộc đời

Trên thế giới đã từng có một cuộc khảo sát về những điều người ta thường nuối tiếc trước khi chết. Và một trong số những điều người ta nuối tiếc nhất, đó là mọi người tiếc rằng mình đã sống quá an toàn, đã không trải nghiệm nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn nữa.

Còn tiếc hơn khi chúng ta, những người còn sống, biết được điều đó nhưng lại cứ thế cho qua, cứ thế tiếp tục sống một cuộc sống an toàn, bình lặng, cứ thế sống hết kiếp người rồi sau cùng nhìn lại lại ước gì, lại giá như lại hối tiếc.

Chúng ta thường được nghe những lời kêu gọi như “hãy khác biệt, hãy sống hết mình, sống là không chờ đợi, hãy cứ dại khờ…” nhưng áp dụng cụ thể những lời khuyên đó như thế nào thì dường như lại chẳng mấy ai biết và cũng thật khó khăn vô cùng.

Tôi là một kẻ lắm điều và lắm lời, nhìn độ dài các bài viết của tôi thì biết, tôi khuyên mọi người đủ thứ, đủ việc, tôi làm mọi cách, dùng mọi lời để khiến mọi người làm những gì tôi đã làm: viết sổ tay, đặt mục tiêu, lên kế hoạch, kiểm soát cảm xúc, tạo thói quen tích cực, quan tâm mọi người, đọc sách, tập thể dục thể thao, bớt mua sắm và thậm chí là tặng quà miễn phí, viết thư tay cho nhau nữa. Cũng chẳng hiểu tại sao tôi lại bao đồng thế, nhiều người sẽ cho rằng sao phải đi khuyên mọi người làm vậy làm gì, sống tốt thì cứ sống tốt đi, ai cũng có cuộc đời riêng cần phải lo, đâu ai giống ai đâu mà phải khuyên, khuyên rồi cũng chẳng mấy ai làm theo thì khuyên làm gì… Ờ, nghĩ cũng đúng, tôi cũng không chắc có ai làm theo những điều tôi nói không, có ai vì đọc những lời viết đó mà muốn thay đổi, mà tự giác thay đổi, mà hành động không. Tôi không biết, nhưng có một điều tôi biết chắc chắn, những lời khuyên của tôi là không vô nghĩa, không giáo điều. Tôi không viết suông, viết láo, tôi chỉ viết những gì mình trải nghiệm, những gì mình đã làm, đã thực hành và thấy hiệu quả, thấy tác dụng tích cực thì mới khuyên. Và nhất là, đó là những việc hết sức bình thường, hết sức nhỏ bé mà ai cũng có thể làm được cả. Những việc nhỏ nhưng giá trị thì rất to.

Nếu như có một điều khiến tôi tự hào vào cuộc sống của mình, đó nhất định là tôi không sợ chết. Tôi không thích chết, nhưng tôi cũng không sợ nó. Tôi không muốn chết vì tôi còn quá nhiều dự định và kế hoạch muốn thực hiện. Vì tôi nhận ra cuộc đời thật quá đẹp tươi, quá thú vị và lôi cuốn. Vì còn quá nhiều thứ tôi chưa được trải qua, chưa được khám phá nên nếu vì lý do gì đó mà chết đi, hẳn tôi sẽ tiếc lắm. Nhưng mà tôi lại không sợ chết chút nào? Tại sao? Tại vì tôi hài lòng với cuộc sống hiện tại, với những gì mình đã làm và đang làm. Dù nhiều chuyện không như ý muốn, dù đôi khi cuộc sống này làm tôi phát điên, nhưng tôi vẫn không hối hận những tháng ngày đã sống trên đời.

Nên hôm nay, tôi lại mạo muội xin được đưa ra một lời khuyên nữa, một lời khuyên mà tôi đã dùng những năm tháng qua để thực hành và chứng minh. Một lời khuyên có thể giúp bạn cũng như tôi, sẽ không hối hận, sẽ không tiếc nuối và nhất là sẽ không sợ chết nữa, không sợ lúc về nhà lại nằm một chỗ ao ước giá như. Một lời khuyên ngắn gọn thôi: Sống, hãy trải nghiệm, trải nghiệm nhiều hơn, nhiều hơn nữa…

Bạn đã đọc bài “Thế giới khác rất tuyệt thời sinh viên” rồi chứ. Trong đó tôi có nói rõ rằng mình không phải một sinh viên giỏi, càng không thích môi trường đại học chút nào, nhưng để đánh đổi bất cứ gì để lấy khoảng thời gian làm sinh viên, tôi sẽ không đổi. Đơn giản vì đó là một khoảng thời gian tuyệt vời, tôi được trải nghiệm rất nhiều điều mới lạ, chính vì thế khoảng thời gian sinh viên trở thành khoảng thời gian tươi đẹp, ý nghĩa và đáng giá.

Cuộc sống hiện tại của tôi cũng vậy, khi đặt bản thân vào tâm thế trải nghiệm cuộc đời, mỗi ngày xảy đến với tôi đều thật tươi vui và mới mẻ. Ngày xưa tôi đi được mấy nơi và tưởng rằng mình đi được nhiều lắm. Ngày nay tôi đi được nhiều hơn xưa rất nhiều nhưng lại cảm thấy mình đi quá ít so với những người bạn tôi quen. Những người bạn tôi, bất cứ ai mà trải nghiệm cuộc sống nhiều hơn tôi, thú vị hơn tôi, tôi đều rất ghen tỵ với họ. Tôi thèm cái cảm giác được homestay trong nhà một người thiểu số của họ, tôi thèm được xách mũ bảo hiểm vừa đi vừa quá giang mọi người, tôi thèm được tự đi phượt khắp trời Âu, tôi thèm đủ thứ, bất cứ thứ gì người ta được trải qua còn tôi thì không, tôi thèm lắm, thế nên tôi vẫn sẽ và vẫn mãi không muốn dừng lại hành trình trải nghiệm của mình.

Trong công việc kinh doanh tôi thường hay bị một cậu bạn thân đang khá thành công lĩnh vực thời trang lắc đầu khó hiểu. Cậu ấy hỏi tôi sao lại phân tán đủ thứ như thế làm gì? Làm ít thôi, tập trung dô, làm cho một cửa hàng thật hiệu quả còn hơn mở đủ thứ mà không quản lý được. Tất nhiên tôi hiểu cậu, hiểu sự quan tâm của cậu và những gì cậu ấy nói hoàn toàn có lý. Nhưng tôi chỉ đơn giản là không thể nghe theo, vì hiện tại tôi không muốn chỉ làm việc vì tiền. Và nhất là, khác biệt ở chỗ tôi làm mọi thứ với tâm thế của người trải nghiệm. Tôi thử sức mình ở mọi lĩnh vực tôi yêu thích, ban đầu là thời trang, sau đó là lưu niệm, quán cafe, viết lách, sắp tới sẽ là về trà, nông nghiệp, sản xuất kinh doanh, dịch vụ homestay và rồi bất động sản… Bất cứ thứ gì tôi đủ quan tâm tôi sẽ làm thử, không chắc là mình làm tốt và thành công nhưng chắc chắn sau mỗi thất bại đi chăng nữa tôi đều học hỏi được rất rất nhiều.

Tôi 24, cái tuổi không lớn, nhưng tôi dám cá là mình hơn rất nhiều người lớn tuổi khác về khoản những trải nghiệm. Đó là điều khiến tôi tự hào. Vậy nên, nếu bạn cũng muốn có gì đó để bản thân thấy tự hào, mà những thứ đó không thể là gia cảnh, công việc tốt, ngoại hình đẹp…. thì hãy chọn con đường làm giàu trải nghiệm để bản thân có thể tự hào về chính mình. Bạn có làm được không?

Tự  nhiên tôi tưởng tượng về một thế giới, mà không, một Việt Nam hoàn toàn khác. Một Việt Nam mà tuổi trẻ thực sự là một món quà lớn lao, nơi đó người ta xông pha trải nghiệm mọi thứ. Mọi sinh viên đều chủ động đi làm thêm, đều có những mục đích, định hướng cho riêng mình. Một nơi mà đi khắp nơi đều gặp tuổi trẻ đi trải nghiệm đông vui trên mọi nẻo đường. Nơi mà tuổi trẻ không ù lì, không thụ động, không ca thán, không đổ lỗi… Nơi mà tuổi trẻ mặc sức sáng tạo và được quyền làm mọi điều mình muốn. Khi đó, sức sống của dân tộc Việt Nam sẽ lại hồi sinh, mãnh liệt và đáng tự hào. Còn hiện tại thì sao? Việt Nam có thật là một quốc gia trẻ trung không? Hay chỉ đơn thuần là một quốc gia nhiều người trẻ tuổi nhưng khả năng vận động lại yếu ớt như những cụ già? Bạn có yêu nước không? Có muốn thay đổi điều đó không? Thế thì hãy bắt tay hành động đi, đừng nói câu “tương lai đất nước nằm trên vai các con, các cháu” nữa. Biết bao thế hệ người Việt Nam ta nói câu đó mỗi ngày rồi? Tại sao không chính chúng ta chịu một phần trọng trách đó mà toàn trốn tránh và đùn đẩy cho các thế hệ sau? Tuyệt đối đừng nói câu đó nữa mà hãy tự mình hành động đi thôi. Với các bạn trẻ, hãy nhào vào đời, hãy trải nghiệm đi, mà mở mang tầm mắt, mà học hỏi, mà lớn lên… Bởi vì, không có trải nghiệm, tuổi trẻ không đáng một xu đâu!

Tuyệt đối không một ai trên đời phải hối hận vì trải nghiệm quá nhiều. Bởi lẽ với trải nghiệm thì bao nhiêu cũng không đủ. Ấy thế mà bạn vẫn  muốn để tuổi trẻ trôi qua mà không có trải nghiệm gì sao? Đừng tìm kiếm xa xôi, kho báu tuổi trẻ là thời gian và sức khỏe đang ngay trong bạn đấy. Hãy tận dụng nó đi! Ngay đi!

Phi T. Nguồn: TLDP

Khi tuổi trẻ bị đánh cắp

Sunday, January 11th, 2015

Khi tuổi trẻ không còn là tuổi trẻ

“Các nhà đầu tư thế giới thường nghĩ về Việt Nam như một quốc gia trẻ trung, đang lên và chứa nhiều tiềm năng nhất trong số các thị trường mới nổi. Họ ấn tượng với con số tăng trưởng về dân số, về sự kiện là 58% người VN dưới tuổi 25, và theo nhãn quan của người Âu Mỹ, đây là phân khúc sáng tạo và cầu tiến nhất của bất cứ xã hội nào. Họ tìm đến VN mong những đột phá kỳ diệu và một vận hành năng động kiểu thung lũng Silicon. Sau vài năm tung tiền mua tiềm năng và cơ hội, họ thường thất vọng và âm thầm bỏ đi. Tại sao? Tại vì họ đã nhầm, một người có số tuổi còn trẻ không có nghĩa là sự suy nghĩ và vận hành của người đó cũng phải trẻ trung như số tuổi, nhất là khi họ lớn lên trong một xã hội khép kín, ít tiếp xúc với thế giới.

Tôi thất vọng vô cùng khi về lại Việt Nam và gặp toàn những ông cụ non mới trên 20 tuổi đời: Nhút nhát, cầu an, thụ động, chỉ biết ăn nhậu, và đua đòi theo thời thế. Họ sống như các ông già đã về hưu, họ nói năng như một con vẹt, lập đi lập lại những giáo điều, khẩu hiệu đã hiện diện hơn trăm năm. Họ làm việc như một con ngựa bị bịt kín đôi mắt để chỉ nhìn thấy con đường một chiều trước mắt.

Trong khi thế giới đang hồi sinh với thế hệ trẻ tự tin tràn đầy năng lực cho những thử thách của thế kỷ 21, thì người trẻ VN đang lần mò trong bóng tối của quá khứ, với sự khuyền khích của các nhóm muốn giữ quyền lực và bổng lộc. Tôi tự hỏi, sao quê hương mình… già nua nhanh như vậy? Những nhiệt huyết đam mê của tuổi thanh niên bây giờ chỉ dành cho những trận đá bóng của Châu Âu? Tôi nhìn vào những nghèo khó của dân mình so với láng giềng chỉ là một tình trạng tạm thời. Nhưng tôi lo cho cái tư duy già cỗi của tuổi trẻ sẽ giữ chân VN thêm nhiều thập niên nữa.”

— Alan Phan

Trong khi Alan Phan cho rằng tuổi trẻ của chúng ta già nua thì tôi lại không nghĩ vậy, thậm chí là hoàn toàn ngược lại, tôi cho rằng, tuổi trẻ Việt Nam ta không già, mà là quá trẻ, trẻ tới mức không thể trưởng thành, không muốn trưởng thành và làm mọi cách để từ chối việc trưởng thành. Tuổi trẻ của chúng ta – tất nhiên không phải là tất cả – gần như dành trọn thời gian của mình chỉ để vui chơi, những thú vui phù phiếm, chỉ lo chuyện ăn cho ngon, mặc cho đẹp, mua sắm cho nhiều, thật nhiều đồ chơi càng tốt. Đồ chơi của tuổi trẻ thì thật tốn kém, xe cộ, điện thoại, đồ công nghệ, hàng hiệu…

Tuổi trẻ của chúng ta không muốn và từ chối việc tự lập, muốn được sống trong gia đình êm ấm thật lâu, lâu mãi mãi. Việc tự lập tự nhiên trở nên sao quá khó khăn giống như một trận tử chiến vậy. Mọi người chắc chẳng lạ gì những hình ảnh: Những thanh thiếu niên được cha mẹ chăm nuôi như những đứa trẻ nên ba dù họ đã qua cái tuổi ấy vài chục năm rồi. Những thanh niên đợi ba mẹ cơm bưng nước rót, quần áo mang đến tay, xin việc cho tới chân và lo cho họ từ đôi vớ đến cái áo mưa mỗi khi ra đường.

Những hình ảnh đó, sao mà đáng buồn. Tuổi trẻ của chúng ta cứ như những cây tầm gửi, sống bám vào gia đình, vào xã hội, chẳng chịu tạo ra giá trị gì, chẳng chịu tư duy, sáng tạo và sản xuất, chỉ thích ăn và chơi, hưởng thụ và được hầu hạ. Tuổi trẻ chúng ta sao không chỉ không trở thành đòn bẩy mà thậm chí còn đang trở thành gánh nặng cho gia đình, cho xã hội. Thử hỏi có đáng buồn không?

Alan thất vọng khi tuổi trẻ Việt Nam như ông già, tôi thì thất vọng khi tuổi trẻ Việt Nam toàn là con nít, gần như đụng cái gì cũng không biết, không thể quyết định, không thể này, không thể kia, sợ hãi này, lo lắng nọ. Văn hóa, nếp sống, tư duy của chúng ta đã khiến cho bao thế hệ trẻ ném bay tuổi trẻ của mình vào sọt rác không hề thương tiếc như thế. Một lần nữa, thử hỏi có đáng buồn hay không?

Chung quy thì, dù quá già hay quá trẻ cũng vậy thôi, dường như thế hệ trẻ của chúng ta cũng đang tự đánh mất mình, đánh mất cái thời tươi đẹp nhất của cuộc đời mình. Hoặc là, chúng ta không đánh mất, nhưng, tuổi trẻ của chúng ta đang bị ai đó trộm đi.

“Tình yêu” khiến tuổi trẻ chúng ta chết dần

Ai ăn trộm tuổi trẻ của chúng ta: văn hóa, truyền thống, giáo dục, tư duy, truyền thông? Tất cả những thứ đó chính là một phần nguyên nhân gián tiếp khiến cho tuổi trẻ của chúng ta chậm tiến, ù lì, thụ động và đi sau thời đại như hiện nay. Nhưng, còn một lý do to bự không thể không nhắc tới, chính là yếu tố gia đình, mà cụ thể hơn, chính là những bậc phụ huynh thân yêu, là những người trực tiếp lấy trộm đi tuổi trẻ của chúng ta, một cách không thương tiếc nhưng họ sẽ chẳng bao giờ chịu thừa nhận cả.

Phụ huynh lấy trộm đi những gì tuổi trẻ đáng được hưởng, lấy trộm của con cái những năm tháng tuổi thơ đầy ắp tiếng cười bên bè bạn, bên những trò vui chơi dân gian. Và nhồi vào đó những buổi học lê thê trường kỳ từ sáng sớm tới tối mịt, hết học thêm lại học kèm, hết học chính lại học phụ. Nhìn thế hệ thiếu nhi bây giờ bị bắt học quá nhiều thứ mà tôi cảm thấy mình thật may mắn làm sao khi được trải qua một tuổi thơ đúng nghĩa, đầy ắp tiếng cười và những trò vui một thời ngây dại.

Phụ huynh lấy trộm đi khả năng tự lập của chúng ta

Tôi thường thấy mọi phụ huynh đều hối hả vội vàng chạy đến bên đỡ con mình dậy khi chúng vấp ngã, dù cho cú ngã rất nhẹ nhàng.

Tôi thường thấy những người mẹ bón cơm cho con dù đứa trẻ đã đi học tới lớp 1, mặc cho chúng từng cái áo cái quần, luôn đeo giúp cái cặp sách hay balo dù chúng dư sức làm việc đó.

Tôi đã thấy người mẹ quỳ trên sàn xỏ giày cho cậu con trai lớn tướng đã học tới cấp 2.

Tôi đã thấy những người mẹ lấy cho cậu con trai lớn tướng của mình từ đôi vớ, cái áo mưa mỗi khi cậu ra ngoài, miệng không ngừng dặn dò những việc cỏn con như thể cậu ấy đang ra mặt trận.

Tôi đã thấy những người mẹ nhất định không cho con mình làm việc nhà, dù nấu cơm hay rửa chén, tất cả cứ để đó cho mẹ. Và chẳng ngạc nhiên, những người con này luôn luôn tự hào, sau tự hào là tỏ lòng yêu thương mẹ, và tất nhiên, sau yêu thương là nghe lời mẹ dặn, không cần làm gì hết.

Tôi đã chứng kiến những bậc cha mẹ kiên quyết bắt con mình phải mua chiếc áo này, phải đăng kí vô trường nọ, phải theo ngành này, phải làm việc nơi kia

Khủng khiếp hơn nữa, tôi còn biết những phụ huynh còn muốn can thiệp tới cả việc kết hôn và sinh con đẻ cái của các con nữa, rồi can thiệp tới từng quyết định nhỏ nhất trong gia đình riêng của con cái… Rất rất nhiều những trường hợp như thế. Và phần lớn, những đứa con chỉ lẳng lặng nghe lời, ý kiến của chúng, kế hoạch của chúng chẳng có kí lô trọng lượng nào trong mắt cha mẹ cả.

Rốt cuộc, tuổi trẻ Việt Nam không phải không có chính kiến, chỉ là chính kiến của họ hoàn toàn bị lờ di, bị cười nhạo và thậm chí là bị đè bẹp không hề thương tiếc. Bởi ai, bởi văn hóa và truyền thống ư? Không, đó chỉ là gián tiếp, mà trực tiếp, bởi chính bậc cha mẹ của mình. Họ đã công khai đánh cắp sự tự lập của thế hệ trẻ Việt Nam như thế.

Phụ huynh lấy trộm cả ước mơ của chúng ta và nhồi lại vào đó ước mơ của chính họ

Ngày xưa với nỗi lo chiến tranh, nghèo khó, các phụ huynh không thể lo gì khác ngoài nỗi lo cơm áo gạo tiền và mạng sống. Họ bị cuốn đi mà không thể sống với ước mơ, nguyện vọng của mình dù chỉ một ngày. Năm tháng qua đi, nỗi lo cơm áo được xua tan, nhưng nỗi buồn về ước mơ còn dang dở khi xưa khiến họ không thể nào sống vui vẻ được. Và thế là, họ bắt con cái đi theo những ước mơ khi xưa còn dang dở của chính mình. Với ước mong qua đó họ sẽ được sống lại với ước mơ. Một bậc phụ huynh dang dở giấc mộng làm bác sĩ sẽ có khuynh hướng bắt con mình theo ngành bác sĩ, dù nó có muốn hay không. Một người mẹ ngày xưa lấy phải một ông chồng nghèo khổ, sống cuộc đời nghèo khổ nhất định sẽ ngăn cản con mình việc yêu thương những người nghèo khổ khác. Kinh điển nhất, những bậc phụ huynh chân lấm tay bùn với giấc mộng về một công việc làm công ăn lương nhàn hạ nhất định sẽ phản đối tới cùng ước mơ phục vụ ngành nông nghiệp của cậu con trai… Tất nhiên, họ có lý do của họ và ta không thể trách  được, nhưng vẫn cảm thấy buồn, làm sao để cho họ hiểu và tôn trọng quyết định của ta?

Tôi đồ rằng, nếu như hiện tại, giấc mộng công nhân viên chức – làm công ăn lương của các bậc phụ huynh ngăn cản khao khát kinh doanh, lập nghiệp của các bạn trẻ thì, tương lai, những bạn trẻ này khi làm phụ huynh, nhất định sẽ muốn con cái mình theo nghiệp kinh doanh và o ép chúng đi vào con đường đó, vì đó là con đường ngày xưa ta đã chọn mà không được thực hiện, ta cho nó là đúng, là hay, và rồi ta lại sẽ phản đối ngay cái ý tưởng được làm việc trong môi trường nghệ thuật hay tu hành của con cái mình. Có thể lắm chứ, cha mẹ nào mà không muốn con mình ngoan ngoãn, vâng lời. Con cái nào mà không muốn được mang tiếng là có hiếu. Thế rồi những tính từ đó đã hoàn toàn làm chủ cuộc sống của ta, không cho phép ta được sống cuộc sống của mình nữa. Trong 1000 lời cầu nguyện cha mẹ dành cho con cái, tôi nghĩ chắc có đến 999 lời cầu nguyện con cái nghe lời mình. Vâng, các phụ huynh ít khi cầu cho con cái đạt được ước mơ của mình, được hạnh phúc hay có ích cho đời. Các bậc phụ huynh chỉ cầu cho con cái ngoan ngoãn nghe lời mình là đủ.

Tình yêu thương các phụ huynh dành cho con cái mình, là vô bờ bến, vô điều kiện và bất khả dừng. Nhưng cũng chính tình yêu đó, lại đang kềm hãm sự bùng nổ của thế hệ trẻ, chính tình yêu đó đang cố kiểm soát cuộc sống của chúng ta, khả năng của chúng ta, tương lai và sau cùng là cả cuộc đời ta. Một thứ tình yêu to lớn nhưng chưa đạt tầm vĩ đại. Chưa thể vĩ đại vì nó vẫn còn mang đậm tính ích kỉ cá nhân, không thực sự vì con cái như các bậc phụ huynh vẫn nghĩ.

Hãy mạnh mẽ giành lại tuổi trẻ đi thôi

Còn các bạn trẻ, nếu như các bạn muốn sống đúng với ý nghĩa của từ tuổi trẻ, thì, trước tiên, các bạn phải học tính tự lập. Đừng tự hào vì được ba mẹ lo cho từng miếng ăn giấc ngủ, từng cái vớ, cái lược đến cái quần con. Đừng huênh hoang vì gia đình có điều kiện hơn người. Đừng tự đắc vì đã có sẵn một vị trí công việc được lo lót, vì một vài căn nhà, sổ tiết kiệm đứng sẵn tên… Tuổi trẻ của bạn, phải ý nghĩa hơn những thứ đó. Giá trị của bản thân mỗi người, là từ những gì chính họ tạo ra cho mình, cho đời. Hãy luôn tâm niệm điều đó.

Với những bạn trẻ gia đình không có điều kiện, hay thậm chí là thua kém bạn bè, hãy ngừng ngay than vãn, hãy ngừng ngay oán trách. Và hãy mau tìm cách đưa bản thân và gia đình thoát khỏi những điều kiện xấu đó. Hãy nhận trách nhiệm về phần mình và tìm mọi cách để hoàn thành trách nhiệm, có thế tuổi trẻ mới không bị phí hoài.

Đặc biệt, nếu như bạn có một ước mơ, một hoài bão, một kế hoạch. Mà kế hoạch đang bị cản trở bởi chính phụ huynh của mình. Hãy tìm cách thuyết phục họ, bằng những quan niệm thời đại và nhất là bằng chính những hành động thiết thực của bản thân. Hãy tỏ cho phụ huynh thấy bạn là người trách nhiệm, là người tự lập. Đôi lúc bạn cũng cần mạnh mẽ để giành lấy tuổi trẻ cho chính mình, nhưng hãy cam kết làm mọi thứ chứng minh cho phụ huynh thấy rằng bạn sẵn sàng chịu trách nhiệm về nó. Bạn làm được không?

Tuổi trẻ không chỉ là trẻ tuổi

Tuổi trẻ là phải xông pha, phải thử nghiệm, phải sáng tạo và sống hết mình với những đam mê, nhiệt huyết. Nhưng chính các phụ huynh bằng tình yêu, trên danh nghĩa tình yêu, đã lấy cắp tuổi trẻ của chúng ta như thế. Và chúng ta, hãy đứng lên, dành lại tuổi trẻ cho chính mình. Đi đến nơi cần đi, làm những việc cần làm, chứng tỏ những giá trị của chính bản thân mình thay vì trở thành giá trị mà các phụ huynh mong muốn. Hoặc, nếu có thể dung hòa được giá trị của cả hai bên, là tốt nhất.

Tất nhiên, tôi viết những điều này không phải vì xem thường hay phủ nhận tình yêu thương của các bậc cha mẹ dành cho con cái. Tôi chỉ muốn nhắc nhở rằng, tuổi trẻ Việt Nam trở nên thụ động, yếu ớt, lệ thuộc như ngày hôm nay. Chính các bậc phụ huynh phải nhận một phần trách nhiệm. Qua đó, ước ao sao họ có thể gỡ bỏ bớt những thành kiến và tư duy cũ kĩ của những thời đại trước, đừng áp nó lên con cái mình quá nhiều như hiện nay nữa.

Nếu bạn có một gia đình tư tưởng thoáng đạt với cha mẹ tâm lý, chỉ định hướng chứ không áp đặt. Một gia đình cho phép và tạo điều kiện cho bạn làm điều mình muốn, như cha mẹ tôi, thì bạn và tôi, chúng ta đang là những người cực kỳ may mắn. Vì còn biết bao nhiêu bạn trẻ ngoài kia, đang phải ngày ngày lầm lũi đi trên những con đường họ không hề chọn, làm những việc họ không hề muốn làm, mỗi ngày, mỗi ngày, chỉ để làm vui lòng các bậc phụ huynh. Sự thật là rất rất nhiều những người xung quanh chúng ta đáng phải sống như thế. Thật phí hoài tuổi trẻ. Thật đáng tiếc.

Thôi không than nữa, hãy mau tìm cách đi, tìm cách giành tuổi trẻ lại cho chính mình.

Phi T. – Nguồn: TLDP

NGƯỜI LƯƠNG THIỆN

Friday, November 28th, 2014
NGƯỜI LƯƠNG THIỆN
THÁI BÁ TÂN

Có thể mỗi ngày một ít đi, nhưng bây giờ vẫn còn nhiều người trung thực, tốt bụng và thật thà đến mức gần như ngây ngô. Họ không biết làm điều ác, không biết nói dối và luôn mặc cảm với cái bị nhiều người coi là thứ xa xỉ trong cuộc sống xô bồ thực dụng hiện nay, là lương tâm. Cũng vì tốt và trung thực, họ dễ bị tổn thương, nhiều khi thành nạn nhân của chính lòng tố…t và sự trung thực ấy. Xét về nhiều phương diện, nhân vật chính câu chuyện tôi sắp kể dưới đây là một người như thế. Một người lương thiện.

Nguyễn Ngọc Tú là một bác sĩ trẻ, giỏi nghề, hiền lành và bẽn lẽn như con gái, mặc dù tuần nào cũng cầm dao mổ bụng người khác. Trong con mắt hàng xóm và đồng nghiệp, anh là người hạnh phúc – kinh tế khá giả, cô vợ xinh đẹp, sắc sảo làm việc cho một công ty nước ngoài, và thằng con trai ba tuổi mũm mĩm như thiên thần.

Một chiều thứ bảy nọ, khi hai bố con đang chơi trò đánh nhau trên giường thì thằng con thiên thần ấy bỗng cầm chiếc kìm nhỏ mạ trắng đâm mạnh một cái đúng nửa sau bên trái đầu bố. Rồi cười sằng sặc. Còn bố nó thì nằm bất tỉnh đến mười phút, vẫn bị thằng bé vừa reo hò vừa dùng kìm đánh khắp người.

Khi Tú tỉnh lại thì chị vợ vừa đi đâu về. Thấy mặt chồng khác lạ, chị ta hỏi có chuyện gì. Tú ngơ ngác mãi, cuối cùng mới mang máng nhớ ra. Hình như thằng Phúc đánh làm anh ngất . Chị vợ chỉ cười, đùa bảo: Cho chết! rồi mắng thằng con một câu về tội nghịch ngợm.

Phần còn lại của ngày thứ bảy hôm ấy trôi qua bình thường. Cả chủ nhật hôm sau cũng vậy. Chỉ Tú cảm thấy có cái gì là lạ trong đầu. Không đau nhưng là lạ. Một cảm giác khó tả.

Vốn cẩn thận, lại là bác sĩ, ngay hôm sau anh đến nhờ đồng nghiệp về não khám. Không thấy gì khác thường. Cái cảm giác là lạ trong đầu kia cũng mất dần. Anh yên tâm và thôi không nghĩ đến chuyện này nữa.

Một tuần sau, cũng vào thứ bảy, Tú lại ngồi chơi với con trên giường. Tất nhiên chiếc kìm đã được giấu kỹ. Thằng bé hí húi xếp hình. Anh nhìn nó, bâng quơ nghĩ nhảy cóc hết chuyện này đến chuyện khác. Bất chợt anh thấy người thằng con nhòe ra, và trong khi nó vẫn ngồi đấy xếp hình thì có một hình khác của nó, mờ hơn, hơi run run, từ từ đứng dậy, nhăn nhó kêu: Bố ơi, con ị ra quần!

Tú dụi mắt. Quái, mình dạo này thế nào ấy. Cứ nhìn gà hóa cuốc! Anh thầm nghĩ rồi vớ tờ báo đọc. Thằng con vẫn say mê chơi trò của nó. Một chốc sau nó đứng dậy, nhăn nhó kêu: Bố ơi, con ị ra quần! Cả tiếng nói và điệu y bộ hệt như anh nhìn thấy lúc nãy!

Anh không có nhiều thời gian để ngạc nhiên vì phải vội giải quyết hậu quả của thằng con dẫu đã lớn mà vẫn mắc cái chứng quái ác này. Nhưng sau đó thì anh ngồi thừ hồi lâu, cố lý giải chuyện kỳ lạ vừa xẩy ra.

Sao đần mặt ra thế? vợ anh hỏi.

Không, không sao cả!

Anh đáp và chăm chú nhìn vợ, lúc này đang cúi xuống giúp con một hình khó xếp. Anh giật mình khi thấy vợ anh tách làm hai, một ngồi yên trên giường, một bắt đầu đứng dậy, đi xuống bếp chuẩn bị bữa ăn. Anh nhìn nữa thì thấy cô suýt cắt phải tay khi gọt khoai tây, rồi xào nấu, bê thức ăn lên bàn, gọi bố con vào ăn. Anh thấy mình đang uể oải nhai, còn thằng bé thì vẫn lấy thìa gõ coong coong vào bát như mọi ngày. Tò mò, anh tiếp tục chăm chú nhìn tiếp thì thấy vợ rửa bát, đi vào nhà tắm, cởi quần áo, vừa lắc đầu vừa ngắm nghía thân hình đã bắt đầu mập ra trong gương…

Anh lặng lẽ bỏ vào phòng, chốt cửa rồi ngã vật xuống giường. Ðầu mình hình như có gì không ổn! anh lo lắng nghĩ, và lờ mờ liên hệ nó với cú đập bằng kìm hôm nọ. Là bác sĩ, anh biết rõ hậu quả các cú đập như thế. Sách báo vẫn hay nói về những khả năng kỳ diệu của một số người bất ngờ bị chấn thương sọ não. Anh đã đọc cuốn Vùng Chết của nhà văn Mỹ nổi tiếng Stephan King kể chuyện nhân vật chính, John, ngày nhỏ chơi khúc côn cầu bị bạn đánh đúng đầu, sau đó bỗng có khả năng nhìn thấy cả quá khứ lẫn tương lai. Vừa rồi anh nhìn thấy trước những gì vợ con anh sắp làm. Liệu có biết được quá khứ như John không? Anh có thể nhìn thấy tương lai xa đến đâu? Liệu cái khả năng kỳ quặc này sẽ mang lại gì cho anh, điều dữ hay điều lành?

Phòng bên có tiếng nước chảy. Vợ anh tắm. Anh hình dung thấy vợ đang lắc đầu nhìn cơ thể trần truồng của mình, hệt như anh đã thấy trước đó. Cả bữa cơm cũng diễn ra đúng như vậy. Anh cố đoán chiều nay vợ anh sẽ làm gì, nhưng không thể. Anh cũng không biết tối nay thằng con chịu ngủ yên hay quấy nghịch. Anh đến đứng trước gương, chăm chú nhìn mình để biết ba mươi phút, một tiếng nữa chuyện gì sẽ xẩy ra với anh. Nhưng nhìn mãi, anh vẫn không thấy gì. Phép màu mất hiệu nghiệm. Bán tín bán nghi, anh uống một lúc hai viên thuốc ngủ rồi lên giường.

Sáng hôm sau, ngồi ăn sáng, Tú chăm chú nhìn vợ hồi lâu, đỏ bừng mặt.

Anh sao thế?

Ồ, không sao cả , anh lúng túng nói rồi cúi xuống đĩa thức ăn. Anh vừa thấy vợ ngày hôm ấy ngồi suốt buổi sáng ở văn phòng với đống giấy tờ, đến giờ nghỉ trưa cô đi ra ngoài, ngồi lên chiếc xe của một người đàn ông đang đợi (tiếc không nhìn rõ mặt), rồi hai người đèo nhau đến một ngôi nhà như khách sạn vì có cô gái áo đỏ ngồi sau quầy lễ tân. Họ vào phòng, bắt đầu thong thả cởi quần áo… Thong thả chứ không vội, chứng tỏ họ quen làm điều này.

Anh đứng dậy, phóng xe đi làm, đầu óc nóng bừng như đang lên cơn sốt. Vậy là Nhàn, người vợ anh yêu và tin tưởng nhường ấy đã phản bội anh. Mà chắc không phải mới bắt đầu. Lấy nhau năm năm nay, nói chung họ sống bình thường, mọi việc suôn sẻ. Anh chưa một lần chạm tới người đàn bà nào khác ngoài vợ, cả trong ý nghĩ cũng không. Tất nhiên anh cũng không nghĩ vợ có thể làm khác. Cô ấy là người tốt, khéo lo toan, thương yêu chồng con, vậy mà… Là người hiền lành, anh không thể và không muốn làm ầm ĩ. Khả năng kỳ diệu mới giúp anh phát hiện một sự thật đau đớn, và bằng cách ấy lấy đi ở anh cái hạnh phúc thư thái của một người chồng không biết bị vợ cắm sừng. Như thế là tốt hay xấu hơn?

Ở bệnh viện hôm ấy may anh không có ca mổ nào. Vốn quen với cuộc sống bằng phẳng, ít sự cố, lại bản tính hay rụt rè thụ động, anh thực sự không biết phải xử sự thế nào trong một tình huống bất ngờ và đầy kịch tính thế này. Ðến giờ nghỉ trưa, anh bấm số điện thoại di động của vợ. Máy bị tắt. Sợ nghi oan cho người khác, anh vội đi tới cơ quan vợ. Người ta bảo cô đi ăn trưa. Anh ngồi chờ trong quán nước ở góc phố gần đấy. Một tiếng sau vợ anh về, đến gần cơ quan thì xuống đi bộ. Anh không nhìn thấy mặt gã đàn ông, mà cũng chẳng muốn nhìn. Hắn mặc chiếc sơ-mi xanh da trời chứ không sẫm màu như anh thấy buổi sáng bên bàn ăn. Chờ vợ vào hẳn trong nhà, anh mới buồn bã quay lại bệnh viện.

Trưa nay anh gọi điện cho em nhưng không được , anh nói khi họ gặp nhau vào buổi tối.

Trưa nay à? Lúc mấy giờ?

Mười hai rưỡi .

Chị vợ nhìn chồng vẻ thăm dò rồi thản nhiên đáp:

À, lúc ấy em ngủ trong phòng làm việc. Tắt máy để khỏi bị quấy rầy. Có chuyện gì vậy?

Không, không có gì đặc biệt. Anh chỉ muốn rủ em đi ăn đâu đó . Anh đáp, mặt thoáng đỏ vì không quen nói dối. Trong khi cô vợ chẳng hề bối rối chút nào. Anh thấy ghê tởm sự dối trá thản nhiên ấy, nhưng không nói gì thêm.

Hôm sau, trước lúc đi làm, anh bảo vợ:

Em nên đội mũ bảo hiểm. Bây giờ bọn thanh niên đi ẩu lắm .

Vì sao?

Vì chốc nữa em sẽ ngã xe ở Ngã năm Lò Ðúc. Một thằng choai choai tông vào em rồi bỏ chạy. Không nguy hiểm lắm, nhưng cứ đội mũ bảo hiểm vào, ngộ nhỡ đầu va xuống đường .

Sao anh biết chính xác như vậy? cô vợ ngạc nhiên hỏi. Mấy hôm nay em thấy anh khang khác thế nào. Anh nói kỳ lắm, cứ như biết trước hết mọi chuyện .

Anh định bảo Vâng, đúng thế , nhưng lại thôi.

Dẫu sao cũng nên cẩn thận , anh nói thêm khi vợ ngồi lên xe, tất nhiên không chịu đội mũ bảo hiểm.

Tối hôm ấy, cơm nước và cho con ngủ xong, chị vợ bảo có chuyện muốn nói với anh, mặt nghiêm túc và lo lắng.

Em quả không sao hiểu nổi! – Cô vào đề luôn, giọng run và to hơn bình thường. – Sáng nay đúng ở Ngã năm Lò Ðúc em ngã xe. May chỉ sây sát đôi chút. Ðúng một thằng choai choai tông vào em rồi bỏ chạy như anh nói. Thế là thế nào? Anh giải thích cho em biết đi? Anh là ma hay sao mà biết trước những gì sẽ xẩy ra?

Ma thì không, nhưng quả anh có cái khả năng ấy , Tú thành thật đáp.

Không, như thế thì thật phi lý. Xưa nay anh cũng chỉ bình thường như em, như tất cả mọi người. Làm sao bỗng nhiên anh có được khả năng kỳ cục ấy?

Tú bình tĩnh thuật lại việc anh bị thằng con đánh kìm vào đầu và giải thích những hậu quả có thể có của nó theo góc độ y học. Chị vợ im lặng ngồi nghe, mặt tái nhợt.

Và hôm qua anh gọi điện cho em cũng vì…

Vâng, anh đã biết hết, thấy hết .

Trời ơi, thế thì kinh khủng quá, kinh khủng quá! Cô thốt lên, hai tay ôm mặt.

Một tuần sau, hai người cùng ký đơn li dị. Chính chị vợ chủ động yêu cầu, sau khi thú thật với chồng mối quan hệ của mình với người đàn ông kia. Vả lại, em không thể tiếp tục sống với một người có cái khả năng kỳ cục và tai hại như anh. Anh là người tốt. Em có lỗi. Nhưng sau tất cả những chuyện này, chúng ta không thể sống chung với nhau được nữa. Cả em và anh sẽ cảm thấy nặng nề .

Nhưng anh sẽ không nhìn em để đoán biết những việc em làm. Nếu em còn thực sự yêu anh thì hãy cắt đứt với người kia. Ta sẽ lại tiếp tục sống hạnh phúc như trước , anh nhẹ nhàng nói.

Hắn là một thằng vô lại, em biết, và sẽ không bao giờ lấy hắn. Nhưng em thích gần hắn. Ít ra hắn là thằng đàn ông thực thụ với cá tính mạnh mẽ, quyết liệt. Còn anh thì ngược lại, anh hay mặc cảm, rụt rè như một mụ đàn bà ngu ngốc. Cái tên của anh cũng tên đàn bà. Hơn thế, anh quá tốt, quá trung thực, quá chỉn chu, đến mức nhiều khi em thấy nghẹt thở. Anh có thể hạnh phúc với em, nhưng em thì không. Vậy nếu anh muốn em hạnh phúc như vẫn nói, thì chúng ta hãy chia tay nhau. Anh đồng ý chứ?

Tú ngồi im một lúc rồi gật đầu. Thế là anh bắt đầu sống một mình. Chị vợ đưa con về ở với bố mẹ. Bên ấy nhà rộng, chỉ còn hai ông bà già. Trước họ cố bắt anh ở rể nhưng không được. Họ chia tay thật nhẹ nhàng. Không một lời to tiếng, không tranh chấp của cải, không cả suy tính thiệt hơn. Hàng xóm ai cũng trố mắt nhìn, không hiểu chuyện gì đang xẩy ra.

Sau đó là những ngày buồn bã, gần như tuyệt vọng đối với Tú. Chính anh cũng ngơ ngác không hiểu sao bỗng chốc mọi việc lại thay đổi nhanh chóng như vậy. Sống độc thân, anh có nhiều thời gian hơn để suy ngẫm và kiểm tra cái khả năng kỳ quái kia mà cho đến nay chỉ anh và vợ anh biết. Sau nhiều lần thử, anh nhận thấy nó không có hiệu lực với anh. Nghĩa là giả sử chỉ mươi phút nữa anh bị ô tô cán chết, thì anh cũng bất lực không nhìn thấy trước điều đó. Anh chỉ có thể biết trước chuyện của người khác, với điều kiện phải luôn nhìn vào người ấy. Cùng với thời gian, hình ảnh sẽ trở nên mờ dần, muốn thấy rõ hơn, lâu hơn, phải rất cố tập trung, là điều làm anh đau buốt trong đầu. Nhìn ai đó năm phút, anh biết chuyện gì sẽ xẩy ra với người ấy sau nửa ngày, mười phút – sau một ngày, cứ thế nhân lên, nhưng càng về sau, hình ảnh càng mờ, và anh càng mệt mỏi, đau đớn.

Thoạt đầu anh còn háo hức với các khám phá của mình, nhưng rồi chúng nhanh chóng làm anh buồn, thậm chí hoảng sợ. Có thể do ngẫu nhiên, không hiểu sao anh chỉ thấy toàn những điều chẳng mấy tốt đẹp. Một cô gái rất xinh, ăn diện đúng mốt đứng cạnh Nhà Hát Lớn, chỉ mười phút sau trở thành kẻ ăn cắp hạ tiện ở Tràng Tiền Plaza, lén lút nhét mấy thỏi son vào chỗ kín rồi đi ra với vẻ đẹp ngây thơ trâng tráo! Một quan chức nhà nước oai nghiêm lớn tiếng chống tham nhũng ở hội nghị, thế mà tối lại hẹn mấy bác dân quê đến nhà riêng đưa hối lộ để hắn chạy cho con họ một suất đi lao động nước ngoài. Những cô điếm đứng co ro bên đường giữa trời mưa gió, gần sáng trở về không có tiền cho bọn ma cô, bị chúng đánh thâm tím mặt mày. Một đứa bé mặc đồng phục nhà trường, cổ quàng khăn đỏ đạp xe đi giữa phố trông thật dễ thương, nhưng mấy phút sau lại chui vào nhà xí công cộng để tiêm một mũi rồi đạp xe đi tiếp với vẻ mặt còn hồng hào, dễ thương hơn… Tất cả những điều ấy trước đây anh không thấy vì chúng được che giấu, bởi vậy anh nhìn đời lạc quan. Bây giờ thì khác hẳn. Bỗng nhiên anh phải đối mặt với bao điều bỉ ổi của cuộc đời. Như những người trung thực, chất phác và hiền lành khác, anh cảm thấy thật buồn, đến mức không dám nhìn ai lâu, nhất là bạn bè và người thân. Anh sợ có thể phải thất vọng vì họ.

Ở bệnh viện, các phát hiện của anh cũng kinh khủng không kém nhưng đáng buồn hơn, vì đó là cái xấu của những người anh từng cùng làm việc và từng kính phục. Hóa ra ông trưởng khoa chỉ tốt và đạo đức bề ngoài. Trong vòng một tuần Tú thấy ông lôi một nữ bác sĩ trẻ (nổi tiếng đoan trang) và một nữ sinh thực tập vào phòng làm việc của ông. Cả hai lần đều có cảnh cởi quần áo. Ðến đây anh không dám nhìn tiếp để biết chuyện gì xẩy ra sau đó. Anh ghê tởm vì có quá nhiều cảnh cởi quần áo. Anh nhìn thấy không ít đồng nghiệp ăn tiền bệnh nhân, quát tháo, hạch sách hoặc thông đồng với các dược sĩ để bán thuốc gấp đôi giá qui định. Có người lúc khám còn sờ cả chỗ kín của họ.

Anh thầm ngạc nhiên sao xưa nay không nhìn thấy, không nghĩ gì về chuyện này. Anh thực sự bị sốc, mặt ngơ ngác như người mất hồn, khiến mọi người nghĩ anh đang ốm. Biết không thể phẫu thuật trong trạng thái như thế, anh đã nhận lời ngay khi trưởng khoa gợi ý có muốn nghỉ phép kéo dài một thời gian không. Trước khi rời bệnh viện, anh moi hết các túi được hơn trăm nghìn đồng, đưa cho một bà mẹ trẻ nông thôn có thằng bé ba tuổi chờ truyền máu nhưng hết tiền, định tối đến ra bến xe bán thân cứu con.

Tú đóng cửa nằm yên trong nhà suốt mấy ngày, suy ngẫm về những sự thật chua xót mà cái khả năng nhìn thấy trước của anh mang lại. Chỉ toàn tai họa! Anh từng sống hạnh phúc với vợ con, đồng nghiệp, mọi chuyện suôn sẻ, thế mà bây giờ phải nằm đây một mình, không việc làm, sắp tới không cả tiền để sống. Anh sực nhớ câu chuyện cổ tích ngày nhỏ về chiếc gương thần biết tố giác những người nói dối. Nhưng rồi tất cả mọi người, kể cả người trung thực và người phát minh ra cái gương kỳ diệu ấy, đã nhất trí đập vỡ nó. Phải chăng trong cuộc sống, sự dối trá cũng cần như sự thật? Liệu xã hội sẽ thế nào khi hoàn toàn không có người nói dối, không có tội ác, đói nghèo, không có những bà vợ, ông chồng lén lút ngoại tình? Những câu hỏi ấy quả rất khó, và anh không thể tìm được câu trả lời.

Sao không thử dùng chiếc gương thần kia, cả khả năng kỳ diệu này của anh nữa, vào những mục đích hữu ích, chỉ hữu ích mà thôi? Anh đang cần tiền. Liệu nó có thể giúp anh kiếm tiền được không, tất nhiên chỉ bằng cách lương thiện? Cá cược và số đề bị gạt ngay từ đầu vì thực chất đó là trò cờ bạc. Vậy chơi xổ số chăng, xổ số hợp pháp của nhà nước? Cũng không được. Anh nhìn thấy trước con số trúng giải đặc biệt một trăm triệu đồng, nhưng sau đó lại thấy một ông già nghèo khổ run run bước lên nhận tiền trong tiếng vỗ tay vang dội. Ông cụ sung sướng đến suýt ngất, đôi má nhăn nheo ướt đẫm nước mắt. Không, anh không thể đang tâm cướp đi vận may của người khác. Anh có thể đi lùng mua chiếc vé có con số may mắn kia và trở thành giàu, bề ngoài có vẻ chính đáng, nhưng thực chất cũng là một trò gian lận.

Hay giúp công an phát hiện tội phạm? Giúp các hãng hàng không biết trước tai nạn? Giúp thế giới ngăn chặn khủng bố? Những ý tưởng thật cao đẹp, nhưng làm thế nào thực hiện được? Chắc chắn người ta sẽ nhốt anh vào nhà thương điên nếu tự anh đến đề nghị hợp tác. Cuối cùng anh quyết định giúp những người đang sống quanh mình. Báo trước cho họ những tai nạn sắp xẩy ra chẳng hạn. Anh sẽ không nhìn, không biết, không báo những việc xấu của người thân họ. Chỉ giúp những điều tốt thôi. Tạm thời trước mắt chỉ vậy.

Hôm nay bác đừng cho thằng Thắng đi trượt pa-tanh. Nó sẽ ngã gãy chân đấy! Anh bảo bà hàng xóm khi đang ngồi uống nước ngoài sân. Hai nhà được ngăn bằng bờ rào khung sắt có lưới mắt cáo. Thỉnh thoảng vào buổi sáng, trước giờ đi làm họ vẫn trao đổi với nhau đôi câu chào hỏi.

Bà kia ngạc nhiên:

Sao anh biết ?

À, tôi linh cảm thấy thế. Dẫu sao, xin bà hãy nghe và đừng cho thằng Thắng đi! .

Tuy không tin, nhưng vốn mê tín, bà hàng xóm vẫn lặng lẽ giấu đôi giày của con trai. Bà nghĩ bà đã có thêm một bằng chứng khẳng định lời đồn của nhiều người, rằng dạo này anh Tú thế nào ấy, cứ như người mất hồn. Không khéo lại mắc bệnh tâm thần. Tội nghiệp!

Một hàng xóm khác – ông này làm nghề thầu xây dựng thuộc loại ít chữ nhiều tiền – thì thẳng thừng đốp luôn khi anh bảo ông ta hôm nay cẩn thận kẻo dàn giáo đổ:

Cậu chỉ được cái nói gở! Tôi mà có chuyện gì, cậu phải chịu trách nhiệm đấy! Rồi phóng xe đi.

Tối đến thấy có người đèo ông ta về. Quả ông ta có leo lên dàn giáo, và nó đã đổ, may chỉ sái chân. Cái thằng bác sĩ ấy điên thật rồi! – ông ta bảo một hàng xóm khác. Chẳng trách bị vợ bỏ, bệnh viện bắt thôi việc! Thế là dần dần người ta tin Tú điên. Chí ít cũng tâm thần nặng. Tuy nhiên, từ đấy không hiểu sao trong xóm ai cũng nghe theo lời dặn của thằng điên ấy, và nhờ vậy tránh được tai họa.

Một hôm, ở quán cơm bụi, có cô gái ngồi cạnh anh, ăn xong đang thanh toán tiền với bà chủ. Anh giật mình thấy cô lái xe đi theo bờ đê vắng người rồi bất ngờ bị hai thanh niên đèo nhau ép vào vệ đường. Tiếp đến là tiếng kêu cứu, tiếng quát của một trong hai thằng ấy. Còn thằng kia thì anh thấy cố dằng chiếc túi cô ôm chặt trước ngực mãi không được, bèn giơ con dao sắc nhọn đâm cô.

Này cô! – anh vội nói. – Cô sắp bị cướp đấy. Chúng còn giết cô. Cô đừng đi nữa. Xin cô hãy tin tôi!

Cô kia nhìn anh, vẻ nghi ngờ, tư lự một lúc rồi lên xe phóng đi.

Ðừng, tôi nói thật mà! Ðừng đi! Nguy hiểm lắm, xin cô đừng đi!

Tú liền vội vàng đặt bát đũa xuống, lên xe đuổi theo trước con mắt ngạc nhiên của những người xung quanh. Ðấy là phản xạ tự nhiên chứ lúc ấy anh không biết đi theo để làm gì. Anh giữ khoảng cách khá xa, cốt không mất hút cô kia. Qua cầu Chương Dương, cô gái rẽ trái theo đường Gia Thượng. Lúc ấy trời nhá nhem tối. Ðến đoạn gần Cầu Ðuống thì bắt đầu xẩy ra cái việc anh đã nhìn thấy trước…

*
Hôm sau báo đưa tin có hai người bị bọn cướp giết lấy tiền và xe ở địa bàn Gia Lâm. Một trong hai người ấy là Tú. Quá lo lắng cho tính mạng người khác, con người lương thiện ấy đã không có thời gian nhìn thêm mấy giây để thấy cảnh chính anh sẽ bị giết. Cũng có thể nhìn thấy nhưng anh đã không coi trọng điều đó.

Hà Nội, 15.6.2002

Cận Cảnh Một Vụ Lừa Gạt

Sunday, November 16th, 2014

Vụ Công ty Khải Thái huy động hàng trăm tỷ đồng của người dân: Những chiêu hút tiền độc nhất vô nhị

(Hình Minh Hoạ)

(Hình Minh Hoạ)

Theo Cảnh Sát Toàn Cầu – 8 Nov 2014

Một tuần sau khi cơ quan CSĐT Bộ Công an đồng loạt khám xét trụ sở chính và hai chi nhánh của Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Khải Thái để điều tra hành vi “Kinh doanh trái phép”, nhiều nhà đầu tư vẫn rất bình tĩnh và cho rằng mình không bị Công ty Khải Thái “lừa” vì hằng tháng vẫn nhận tiền lãi đầy đủ. Thậm chí, nhiều nhà đầu tư còn nổi cáu với phóng viên khi chúng tôi tiếp cận để tìm hiểu thủ đoạn huy động vốn của Công ty Khải Thái. Họ không hiểu rằng, số tiền lãi hằng tháng mà họ nhận được từ Khải Thái chính là bản chất của chiêu thức “lấy mỡ nó rán nó”.

Trong quá trình thu thập tư liệu, chúng tôi được một số nhân viên kinh doanh của Công ty Khải Thái cung cấp những thông tin về ông chủ Saga (tức Hsu Ming Jung, 39 tuổi, người Đài Loan) cũng như những chiêu trò kinh doanh độc nhất vô nhị của Saga.

Nhân viên kinh doanh trúng thưởng 12 Iphone/tháng

Phải rất vất vả, chúng tôi mới tiếp cận được anh Nguyễn Văn Tuấn, nhân viên kinh doanh của Công ty Khải Thái. Anh Tuấn kể, anh làm cho Khải Thái từ tháng 2/2014, không có lương cứng mà chỉ được chia phần trăm nếu mở được hợp đồng với nhà đầu tư. Mức đầu tư thấp nhất vào công ty là 100 triệu đồng, nếu đầu từ dưới 6 tháng thì hưởng lãi 30%/ năm, còn trên 6 tháng lãi suất tối thiểu là 35%/năm. Theo anh Tuấn, Khải Thái thường tuyển ồ ạt nhân viên kinh doanh qua thông báo tìm việc làm nhưng nhiều nhất là người trước giới thiệu người sau, hình thức gần giống với đại lý bảo hiểm nhân thọ và bán hàng đa cấp.

Việc tuyển nhân viên cũng vô cùng dễ dãi, không cần tiêu chí gì, bất cứ ai xin vào cũng được, không cần bằng cấp, miễn là mở được hợp đồng với nhà đầu tư. Đặc biệt, Công ty Khải Thái có mức thưởng rất cao khi nhân viên kinh doanh kéo được nhà đầu tư đổ tiền vào. Anh Tuấn cho biết, nếu mở được hợp đồng 500 triệu thì nhân viên kinh doanh được thưởng 80 triệu (tương đương gần 20% hợp đồng).

Ngoài ra, mỗi tháng công ty đều cho nhân viên hoàn thành nhiệm vụ bốc thăm trúng thưởng. Cá biệt có nhân viên trúng tới 12 chiếc điện thoại Iphone một tháng. “Tháng nào cũng có người trúng Iphone, Ipad, xe máy SH, laptop Macbook… Ví dụ tháng này công ty gọi đầu tư được 20 tỷ thì sẽ có 20 Iphone và 20 Ipad và hợp đồng được đánh số, cuối tháng tổng kết và bốc thăm, vào số của ai người đó sẽ trúng”, anh Tuấn kể.

Trước mức thưởng siêu khủng, nhiều nhân viên kinh doanh đã vận động người nhà, bạn bè đầu tư tiền vào Khải Thái. Cá biệt có người về nhà đặt cả sổ đỏ vay ngân hàng để lấy tiền đầu tư, vì như vậy họ vừa được thưởng lớn lại vừa nhận mức lãi hằng tháng rất cao. Theo anh Tuấn, nhân viên của công ty ra vào liên tục, nhưng thường là khoảng vài trăm người. Mỗi nhân viên kinh doanh như anh Tuấn, khi bắt đầu nhận việc sẽ được các trưởng phòng kinh doanh dạy cách tiếp cận khách hàng, dạy cách đánh forex (giống như chơi chứng khoán nhưng ở đây sản phẩm là vàng và các cặp ngoại tệ). Chơi liên tục tất cả các ngày trong tuần trừ thứ 7 và chủ nhật. Phiên châu Á đóng cửa sẽ đến phiên châu Âu mở cửa, nếu châu Âu đóng cửa thì chơi phiên của Mỹ.

Một trong những chiêu mà các trưởng phòng kinh doanh thường dạy lại các nhân viên của mình khi tiếp cận và vận động nhà đầu tư bỏ tiền, là nhân viên được phép “nổ” với bất cứ hình thức nào, miễn là mở được hợp đồng. Vì thế, có người nói với nhà đầu tư rằng Khải Thái huy động vốn để kinh doanh bất động sản, người lại bảo công ty có đội ngũ chuyên gia kinh doanh vàng trên mạng rất giỏi, lợi nhuận lên tới vài chục phần trăm/tháng, người khác lại khoe công ty sắp mở spa cao cấp…

Nhưng bộ não thực sự và cũng là người duy nhất quản lý tiền của nhà đầu tư là Tổng Giám đốc Hsu Ming Jung (tên tiếng Anh là Saga, 39 tuổi, người Đài Loan). Còn Giám đốc Nguyễn Mạnh Linh (27 tuổi) thì chỉ là thứ bù nhìn không hơn không kém. Anh này thuộc hộ cận nghèo, học hết lớp 12, nhà ở tận vùng sâu nhất của tỉnh Ninh Bình. Không hề có một chút kiến thức nào về tài chính, kinh doanh, nhưng Linh được hưởng lương những 20 triệu đồng, chỉ với nhiệm vụ duy nhất là đến công ty ký giấy tờ theo lệnh của Saga. Việc ký tá thường diễn ra vào buổi tối khi các nhân viên về hết. Chính vì chỉ cần làm việc vài chục phút buổi tối nên trong giờ hành chính không mấy khi Linh có mặt ở công ty. Có lần Linh ký khống một lúc vài quyển phiếu thu theo lệnh của Saga. Linh là Giám đốc thứ 3 của công ty và mới chỉ làm cho Saga được khoảng 1 năm nay.

Một số nhân viên kinh doanh kể, dáng dấp của Giám đốc Nguyễn Mạnh Linh nhìn nhếch nhác không khác gì anh xe ôm. Và anh ta “chết” vì tham cũng như thiếu hiểu biết, bởi thứ duy nhất không mất tiền mua chỉ có thể là miếng pho mát nằm trong chiếc bẫy chuột.

Giữ được hợp đồng được thưởng cao hơn mở hợp đồng mới

Sau khi Saga bị bắt, ngoài nỗi lo lắng anh ta để lại cho các nhà đầu tư thì giờ đây, nhiều nhân viên kinh doanh cũng đang lao đao khốn khổ vì anh ta. Ngay trong phòng của anh Tuấn, đã có người muốn tự tử vì trót huy động bố mẹ vợ đầu tư vào công ty với số tiền lên tới ngót tỷ đồng. Mấy ngày hôm nay, ngoài việc an ủi nhà đầu tư (khách hàng) của mình, anh Tuấn còn phải đến công ty để an ủi một số đồng nghiệp, sợ họ trong lúc quẫn bách sẽ dại dột làm liều.

Cá biệt, có trường hợp anh H – một nhân viên kinh doanh, huy động tiền của đám cho vay nặng lãi ở địa bàn quận Nam Từ Liêm. Khi tiếp cận đám này, anh H trót “nổ” rằng công ty đang đầu tư kinh doanh Spa, giờ sự việc vỡ lở, đám đầu gấu biết đã bị cả anh H lẫn Công ty Khải Thái lừa nên đã sùng sục đi tìm, đồng thời bắn tin sẽ “xin tí tiết” nếu không thu hồi được vốn.

Song song với việc đưa ra mức thưởng khủng cho các nhân viên nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ, Saga cũng cực kỳ thủ đoạn khi ép các trưởng phòng dưới quyền vận động để các nhà đầu tư không phá hợp đồng. Saga còn đặt ra quy định nếu nhà đầu tư phá hợp đồng sẽ bị phạt 10% và không được hưởng lãi. Nhưng nếu giữ được hợp đồng, nhân viên sẽ được thưởng nhiều hơn cả việc mở được hợp đồng mới. Chính vì thế, nhiều trưởng phòng kinh doanh đã tự bỏ tiền túi của mình ra hoặc vận động người thân đầu tư để mua lại hợp đồng nhằm lĩnh thưởng. Có tháng Saga ép mỗi phòng kinh doanh phải hút được 40 tỷ đồng (Khải Thái có khoảng 10 phòng kinh doanh), nếu không đạt mức này sẽ bị phạt 40 triệu đồng.

“Từ ngày đi làm đến bây giờ, tôi chưa thấy công ty nào thưởng cho nhân viên cao như Công ty Khải Thái. Có người được thưởng tới 2 tỷ đồng nhưng hiện đang rất hoảng loạn vì bị đám tín dụng đen đe dọa” – lời anh Tuấn. “Cũng có nhiều nhân viên nghi ngờ vì không thấy công ty kinh doanh gì nhưng không ai dám hỏi. Mỗi khi tiếp xúc, Saga thường nói công ty có đội ngũ chuyên gia đánh forex ở Hồng Kong rất giỏi, mỗi tháng lãi vài chục triệu đô nên không ai hỏi thêm nữa” – anh Tuấn nói thêm.

Tìm hiểu từ một số nhân viên khác, chúng tôi được biết, Saga cực kỳ giỏi trong việc gieo vào đầu các nhân viên một niềm tin mãnh liệt vào sự phát triển của công ty. Bên ngoài luôn tỏ ra là một ông chủ lắm tiền nhiều của, tự tin vào khả năng kinh doanh của mình, nhưng thực tế thời gian gần đây, Saga đã có những biểu hiện hoang mang và thường ép các trưởng phòng kinh doanh phải bằng mọi giá giữ chân nhà đầu tư.

Để củng cố niềm tin cho nhân viên cũng như nhà đầu tư rằng công ty đang làm ăn rất phát đạt, tháng 6/2014, Saga đã tổ chức cho 500 nhân viên trong công ty đi du lịch Hạ Long 2 ngày rất hoành tráng. Cuối tháng 9 vừa qua, tức là chỉ trước khi “vỡ trận” một thời gian ngắn, một lễ tổng kết hoành tráng không kém cũng được tổ chức khiến các nhân viên đều tin là công ty đang phát triển như vũ bão. Thậm chí, có nhiều người là nhà đầu tư sẵn sàng bỏ công việc đang làm để xin sang làm nhân viên kinh doanh cho Khải Thái. Có người lại gom nhiều tỷ đồng của người thân “gửi” vào Khải Thái để được thưởng cao và lấy tiền chênh lệch lãi suất.

Cũng thông qua anh Tuấn, chúng tôi đã tiếp xúc được với một số nhà đầu tư. Hầu hết họ chỉ đồng ý nói chuyện qua điện thoại và yêu cầu giấu tên thật vì sợ lộ ra sẽ tan cửa nát nhà. Đáng thương nhất là trường hợp cô N. ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội – một cán bộ nghỉ hưu. “Hơn 30 năm công tác, tôi dành dụm được gần 700 triệu đồng gửi vào ngân hàng kiếm thêm chút tiền gọi là an dưỡng tuổi già. Hôm đó có đứa cháu họ đến gạ gẫm: Cô gửi tiền vào ngân hàng lãi suất đáng bao nhiêu. Để cháu đầu tư vào Công ty Khải Thái lãi cao gấp mấy lần. Công ty cháu lớn lắm, mỗi tháng lãi vài chục triệu USD. Ban đầu tôi không tin vì thời điểm khó khăn này, doanh nghiệp sống được đã khó, lấy đâu ra lãi cao thế. Nhưng nó cứ đến thuyết phục suốt mà lý lẽ đưa ra rất hợp lý nên tôi đã đến ngân hàng rút toàn bộ tiền tiết kiệm đưa cho nó và mang về nhà tờ phiếu thu tiền. Mới lĩnh được 1 tháng tiền lãi thì vụ việc xảy ra. Liệu tôi có trắng tay không nhà báo?”, cô N. cay đắng nói.

Theo Cảnh Sát Toàn Cầu
(ST)

Việt Nam là nơi tốt nhất để sống?

Sunday, November 16th, 2014

Việt Nam là nơi tốt nhất để song?

Nguyễn Văn Tuấn – 7 Nov 2014

biet-thu-my-hao

Đến hôm nay mới đọc bài báo “Sốc vì Việt Nam vào tốp 20 nơi đáng sống nhất thế giới!” Nếu chỉ xem qua cái kết quả bình bầu và đối chiếu tình trạng môi trường xuống dốc thê thảm hiện nay thì đúng là sốc thật. Nhưng thật ra, nếu xem kĩ nguồn thông tin (2) thì cũng không đến nổi sốc đâu.

Nguồn thông tin là ” The 20 Best Places To Live Overseas” (Hai mươi nơi tốt nhất để sống ở nước ngoài” trên BusinessInsider (2). Tại sao “nước ngoài”? Tại vì đây là một cuộc điều tra xã hội mà đối tượng tham gia là những thương gia làm việc cho các tập đoàn đa quốc gia. Những người này được công ti gửi đi khắp thế giới để làm ăn, nên họ có cơ hội trải nghiệm và so sánh. Nhóm thực hiện là ngân hàng HSBC. Họ hỏi đối tượng tham gia về trải nghiệm cuộc sống, tình hình kinh tế, nuôi con cái ở nước ngoài. Dựa vào các tiêu chí này, Việt Nam được bình bầu là một trong 20 nước tốt nhất để sống ở nước ngoài.

Đọc xong bản tin này tôi thử tưởng tượng mình là một doanh nhân (hạng “executive”) đang sống ở Sài Gòn. Và, tôi sẽ bầu VN vào một trong 10 nước tốt nhất để sống như là một doanh nhân nước ngoài. Lương của tôi là khoảng 200K USD một năm, và tôi sống trong một nước mà thu nhập bình quân ~2K một năm thì dĩ nhiên là tôi thấy thoải mái quá đi chứ.

Này nhé, tôi đâu có sống ở những nơi chật chội trong nội thành như đám dân đen kia; tôi sống ở Phú Mĩ Hưng hay những khu đô thị mới, thoáng mát và có nhiều cây xanh. Tôi đi làm đâu phải bằng xe Honda để phải chật vật với “triều cường” như đám dân địa phương; tôi đi làm bằng xe hơi, “four-wheel car” cao ngông nghênh trên đường phố được thiết kế cho xe ngựa là chính. Tôi không cần lái xe như bọn Việt Nam; công ti mướn tài xế lo cho tôi từng bước đi, thậm chí đi ăn trưa và uống cà phê! Đến văn phòng thì máy lanh đã bậc xong, tôi không biết cái nóng hừng hực bên ngoài là gì. Thật ra, sống ở VN chứ tôi có biết cái nóng nhiệt đới là gì đâu, vì dù ở nhà hay office tôi đều có máy lạnh.

Vợ tôi không bận bịu với con cái như đám nữ nhân viên của tôi; tôi có đã oshin người Việt lo đưa đón con tôi đi học. Con tôi cũng cảm thấy thích đất nước này, vì chúng không chung đụng với đám học trò Việt Nam đầy cạnh tranh kia. Oshin Việt Nam thì rẻ bèo, chỉ 200 USD/tháng là có một cô gốc miền Tây phục vụ cực kì tốt, kể cả nấu ăn ngon. Chúng tôi chẳng cần sợ bọn Tàu đầu độc với những thực phẩm độc hại, vì oshin chúng tôi toàn mua cá sống, gạo hảo hạng, bánh mì nhập từ Singapore, bơ sữa nhâp từ Pháp, Úc, Mĩ. Chúng tôi không cần nấu ăn, vì oshin lo. Chúng tôi không biết đến mấy quán nhậu bầy hầy mà đám dân địa phương lui tới, vì chúng tôi đã quen với buffet ở Caravelle, New World, Pullman, InterContinental, Sheraton, Sofitel, Nikko. Rex? Ồ, đó là khách sạn của Nhà nước, tồi lắm. Chúng tôi không phải lo chuyện lau nhà hàng tuần, bởi vì hàng ngày đã có oshin làm việc đó. Vui vui, chúng tôi đi ăn ở ngoài quán, và dĩ nhiên, chúng tôi đâu có dám léo hánh đến mấy chỗ vớ vẩn và mất vệ sinh ở trong hẽm. Xe four-wheel của tôi làm sao vào được mấy cái hẽm đó?! Lương 200K USD/năm thì việc đi ăn tối ở hàng quán up-market ở VN chỉ là chuyện nhỏ. Mà, món ăn VN lại cực kì ngon, chắc chắn ngon hơn tất cả những nước như Mĩ, Úc, Canada, Ý, Saudi Arabia, v.v.

Tôi cũng chẳng quan tâm gì đến mấy chuyện quyền con người này nọ; chuyện đó chẳng dính dáng gì đến tôi, vì đó là chuyện của đám oshin và anh tài xế của tôi. Tôi đâu có lo VN sẽ lệ thuộc hay mất vào tay của Tàu ở phương Bắc, vì đối với tôi, chỗ nào cũng là kinh doanh, kiếm lời. Tôi đâu có hiểu mấy chương trình văn nghệ và những bản tin tức tuyên truyền vớ vẩn đó; tôi xem đài BBC, NBC, CNN. Trong khi đám dân đen đó chẳng biết gì tình hình đằng sau chính trường VN, tôi biết khá tốt! Vì thế, chẳng ai làm phiền tôi, và tôi thấy thoải mái về tinh thần. Ngày cuối tuần, chúng tôi bay ra Đà Nẵng chơi, xuống Hội An tắm biển, bay về Hà Tiên làm một chuyến du ngoạn sang Kampuchea, bay ra Hà Nội thưởng thức tô phở 800 ngàn đồng (chuyện nhỏ), và bay về sân golf ở Tân Sơn Nhất đánh một phát với mấy đồng nghiệp nước ngoài đang chờ. Buồn buồn, tôi đổi không khí bằng cách bay qua Singapore mua đồ điện tử, và dĩ nhiên tôi đời nào để ý đến cái Sim Lim Square chết tiệt đó. Tôi cũng chẳng cần chen lấn, vì tôi đi máy bay hạng 1 của Singapore Airlines, chứ Vietnam Airlines, thì xin lỗi, tồi quá. Nhìn như thế, tôi đang sống một cuộc sống vương giả, một cuộc sống mà nếu tôi ở Mĩ có mơ cũng không có được.

Ôi, tôi yêu cái đất nước Việt Nam này quá. Tôi thấy mình như anh thực dân Tây ngày xưa ở Sài Gòn. Thật ra, tôi còn hơn mấy anh Tây ngày xưa, vì ngày nay tôi có tất cả tiện nghi mà mấy ảnh không có trước kia. Mấy anh ấy thời đó còn bị xua đuổi liên miên, còn chúng tôi thời nay thì được chào đón nồng nhiệt. Môi trường làm ăn ở VN có phần khó khăn vì nạn tham nhũng ư? Ồ, chúng tôi chỉ cần áp dụng triết lí dùng tiền của Năm Cam, một người vĩ đại trong nhóm những triết gia vĩ đại. Có tiền là cái gì cũng có ở VN, và hàng rào nào cũng sẽ vượt qua dễ dàng. Bọn Bio-Rad còn chỉ 2.5 triệu USD, thì việc các tập đoàn Nhật chi 10 lần con số đó cũng chỉ là “bỏ con tôm bắt con cá” thôi. VN có câu “nhất thân, nhì thế, tam quyền, tứ chế”, và tất cả 4 yếu tố đều có thể mua bằng tiền. Chúng tôi cũng áy náy khi dùng tiền cho mục tiêu như thế, nhưng thử hỏi, ở cái nơi này mà người ta có câu “rừng nào cọp nấy” thì chúng tôi cũng phải chơi theo luật chơi địa phương thôi.

Ngày xưa, Graham Greene ngồi uống cà phê ở Tự Do viết “Người Mĩ trầm lặng”, ngày nay tôi viết những chương sách huy hoàng cho Samsung, LG, Hyundai, Kumho, Mercedes-Benz, BMW, Ford, Volvo, Toyota, Mitsubishi, Novartis, Merck, Pfizer, sanofi, novo nordisk, HSBC, Deutsche Bank, Huawei, IBM, v.v. Vinh quang thay, đội doanh nhân nước ngoài ở VN. Chúng tôi xứng đáng có một bài tráng ca! Có lẽ phải mướn một tay nhạc sĩ nghèo VN sáng tác thôi.

OK, tôi đã đóng vai doanh nhân nước ngoài ở VN, bây giờ tôi quay về tôi: một người Việt Nam. Tôi nghĩ với quan điểm của những doanh nhân nước ngoài sống ở VN, thì VN đúng là một trong những nơi sống rất thoải mái nhất. Do đó, cái kết quả survey của Business Insider không hề sốc chút nào. Tuy nhiên, thay vì kết quả đó nói Việt Nam là nơi tốt nhất để sống, tôi đề nghị nên hiểu một cách khác: Việt Nam là một trong những môi trường lí tưởng nhất cho doanh nhân nước ngoài, vì họ có thể khai thác con người Việt Nam hữu hiệu nhất.

====

Người Việt học được gì ở những cuốn sách “Dạy làm giàu”?

Wednesday, November 12th, 2014


 
Bìa cuốn “Bí quyết làm giàu” của Napoleon Hills.

Đa phần người Việt tìm mua sách “dạy làm giàu” bởi cách PR hoành tráng của đơn vị xuất bản hoặc a dua theo đám đông (khi thấy họ có mình cũng phải có), dù cho không hiểu gì nhưng vẫn cố đọc. Tất nhiên khi người đọc không có kế hoạch, có suy nghĩ hay ý tưởng thì sẽ chẳng bao giờ hiểu được công thức làm giàu của người khác và luôn tự hỏi tại sao họ làm được mà mình không thể giống như thế…

Từ phố sách Đinh Lễ cho tới những hiệu sách cũ ở khắp Hà thành, chỉ với giá mươi, mười lăm ngàn một cuốn, đâu đâu bạn cũng bắt gặp những cuốn sách dạy làm giàu, sách doanh nhân. “Đắc nhân tâm”, “13 cách nghĩ giàu, làm giàu” cùng hằng trăm đầu sách khác, mỗi cuốn đều liệt kê ít nhất 50 cho đến 500 người đã làm giàu dựa trên những gì được viết trong sách. Ấy vậy mà ở đất nước chúng ta vẫn chẳng thấy có ai lên tiếng nói lời tri ân với tác giả những cuốn sách ấy? Phải chăng vì chưa có ai “học và làm theo sách” mà thực sự thành công?

Những ai đã đọc qua ít nhất một cuốn sách như thế đều nhận thấy rằng, gần như tất cả những nhân vật thành đạt được dẫn dụ trong sách đều đến từ Mỹ! Vâng, những cuốn sách được coi là hay nhất mọi thời đại, bán chạy nhất mọi thời đại hầu như đều truyền đi một thông điệp: Nước Mỹ là nơi tốt nhất để thực hành những gì đã đọc. Tuy nhiên, điều ấy không có nghĩa là những cuốn sách ấy với chúng ta chỉ để “đọc chơi”. Để chứng minh điều này, xin mời tất cả những ai đã đọc cuốn “13 cách nghĩ giàu, làm giàu” của Nalopeon Hills cùng lật lại bản danh sách 55 sự biện minh bắt đầu bởi chữ “nếu” được đề cập tới trong cuốn sách, hẳn sẽ thấy tất cả mọi lý do: “Nếu như tôi sinh sống ở một nơi khác. Nếu như tôi đang ở một hoàn cảnh khác” đều chỉ là ngụy biện. Vậy nguyên nhân đích thực: Tại sao chúng ta cầm công thức làm giàu trên tay mà vẫn không giàu?

Trước hết phải nói ngay là: Đa phần người Việt tìm mua sách “dạy làm giàu” bởi cách PR hoành tráng của đơn vị xuất bản hoặc a dua theo đám đông (khi thấy họ có mình cũng phải có), dù cho không hiểu gì nhưng vẫn cố đọc. Tất nhiên khi người đọc không có kế hoạch, có suy nghĩ hay ý tưởng thì sẽ chẳng bao giờ hiểu được công thức làm giàu của người khác và luôn tự hỏi tại sao họ làm được mà mình không thể giống như thế. Bernard Arnault, ông chủ thương hiệu Louis Vuitton nổi tiếng đã chia sẻ công thức làm giàu của mình dựa trên một kế hoạch mới chỉ xuất hiện trong đầu: “Khi có điều gì đó bạn cho rằng có thể thực hiện được, thì phải bắt tay vào ngay. Ở Pháp có rất nhiều người sở hữu ý tưởng hay, nhưng hiếm khi những ý tưởng đó được biến thành hiện thực”. Đây chính là vấn đề đầu tiên của chúng ta, không chịu suy nghĩ và khi có kế hoạch rồi thì lại không muốn triển khai.

Điều thứ 2 đã cản trở chúng ta trở nên giàu có như những người được nhắc đến trong sách: Thiếu quyết đoán và sợ bị chỉ trích. Như đã nói ở trên, người Việt có tâm lý hùa theo đám đông, gạt đi suy nghĩ của riêng mình. Việc dân ta hết lao đầu vào vàng, cổ phiếu, bất động sản khi thấy người người bỏ tiền vào thì cũng hùa theo đã là minh chứng rõ ràng nhất. Chúng ta không thiếu ý tưởng hay, lạ nhưng phần lớn đều “chết yểu” vì người khơi gợi nên đều không chịu được áp lực từ xung quanh. Thật đáng buồn là chúng ta đã cho phép mọi người gây ảnh hưởng tới mình nhiều đến mức nó đủ giết chết khát vọng của chúng ta. Ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào cũng vậy, một ý tưởng hay trước khi thành công rực rỡ đều phải sống sót trước những sự chỉ trích. Không ai nghĩ ôtô trở nên giá rẻ nếu như Henry Ford không quyết tâm thực hiện, bỏ qua sự chế nhạo của người đời. Larry Ellison – Chủ tịch của Oracle, hãng công nghệ cạnh tranh với Microsoft đã thẳng thắn tuyên bố rằng: “Khi sáng tạo, hãy chuẩn bị đối mặt với việc mọi người sẽ gọi bạn là kẻ điên rồ”.

Tiếp theo là sợ thất bại, nó ám ảnh chúng ta chẳng kém gì sợ cái chết. Thất bại đồng nghĩa là mất hết, từ thời gian, công sức và tiền bạc. Tuy nhiên, thất bại vẫn tồn tại một lý do xứng đáng để chúng ta mạo hiểm. Thất bại chính là bí quyết để thành công, thất bại không đồng nghĩa với việc cánh cửa làm giàu sẽ khép lại mà chỉ làm con đường dài ra một chút mà thôi. Steve Job từng thất bại ê chề, thậm chí còn bị đuổi khỏi công ty của chính mình rồi mới xây dựng được nên thương hiệu Apple hùng mạnh bây giờ. Thomas Eldison phải trải qua 10.000 thí nghiệm thất bại mới tìm ra công thức hoàn hảo cho chiếc bóng đèn hiện nay. Khi không hiểu được triết lý đánh đổi đơn giản này, thì bạn đừng vội bắt tay làm việc gì vì chính trong suy nghĩ bạn đã thấy mình thất bại thì bạn sẽ thất bại.

Có rất nhiều nguyên nhân lý giải cho việc chúng ta không thể làm giàu. Nhưng buồn cười nhất là lý do phải chờ cơ hội đến, thậm chí nó đến mà chúng ta vẫn không buồn nắm bắt. Ai cũng biện minh cho việc mình không thể làm giàu được bằng cái lý lẽ rất Việt Nam là “Tài lộc chưa phát thì đành chịu thôi”. Thế cơ hội, tài lộc ở đâu mà ra, nếu trời không cho thì cứ ngồi đợi à, hay trời cho rồi mà vẫn không biết? Xin thưa là chính những ý tưởng, kế hoạch mà chúng ta đã nghĩ, đã vạch ra đã là cơ hội và lộc trời rồi. Chúng ta chỉ việc bắt tay thực hiện cho đến khi phát mà thôi. Lúc đó mới hiểu được là lộc trời có thật nhưng tồn tại dưới một hình thức khác chứ không giống một cơn mưa tiền bất chợt đổ xuống trần nhà chúng ta.

Nói thế này cho dễ hình dung: Cùng được tiếp cận internet, song chúng ta và nhiều cư dân ở các quốc gia khác đã có những điểm khác nhau ở cách sử dụng internet. Nhiều người đã sử dụng máy tính và internet để tạo ra những tài sản khổng lồ. Google, Youtube, Facebook, các sản phẩm của Microsoft, hay những sản phẩm hiếm hoi trong nước như phần mềm diệt virus Bk, cùng các phần mềm ứng dụng khác. Trong khi chúng ta lại lên mạng chú ý đến những tin tức hằng ngày để theo đuôi các ngôi sao xem có scandal mới nhất và tải về máy phim ảnh khiêu dâm. Về điều này chúng ta “vinh dự” có mặt trong top 3 nước tìm kiếm sex nhiều nhất trên internet. Vậy đấy, tất cả đều có cơ hội làm giàu như nhau, nhưng chúng ta lại sử dụng vào mục đích khác trong khi vẫn biện minh là “đang chờ thời cơ đến”

Trần Đức Nhân

Cách phân biệt cà phê thật và phụ gia độc hại

Tuesday, November 11th, 2014
Vài
năm gần đây, ngoài phụ gia, còn có nhiều loại hóa chất độc hại được cho vào cà
phê. Không chỉ dùng chất độn, có loại “cà phê” hoàn toàn sử dụng đậu
nành trộn với hóa chất không rõ nguồn gốc, như đã bị phanh phui trên các phương
tiện thông tin đại chúng. Trước thực trạng này, để tránh nhầm lẫn khi đi mua cà
phê, người tiêu dung cần có kiến thức căn bản về cà phê.

Xét theo xu hướng tiêu dùng, trên thế giới hiện có 3 loại cà phê như sau:
Loại thứ nhất là cà phê 100% thiên nhiên, đỉnh cao của loại này là cà phê hữu
cơ. Cà phê hữu cơ được chế biến từ nhũng hạt cà phê được trồng, chăm bón một
cách hữu cơ, tức là loại bỏ tất cả các yếu tố vô cơ như phân hóa học, thuốc trừ
sâu….. 


image


Loại thứ hai là cà phê có sử dụng hương liệu. Loại này các nhãn hiệu đa quốc
gia thường sản xuất. Mục đính chính của việc sử dụng hương liệu là nhằm đồng
nhất hương vị của sản phẩm, dù nó được sản xuất từ nguyên liệu cà phê nào, tại
quốc gia nào.

Loại thứ ba là cà phê có sử dụng hương liệu và pha độn một số thành phần khác
như socola, ca cao, chicory, các chất thay thế cà phê khác. Riêng Việt nam hiện
nay, thành phần phụ gia còn có cả đậu nành, bắp, bơ, nước mắm…. 


image


Cà phê được coi là thật khi là một trong ba loại kể trên và nhà sản xuất công
bố rõ thành phần của loại đó trên bao bì sản phẩm.


Việc không công bố đúng, đủ hoặc công bố sai sự thật trên bao bì sản
phẩm bị coi là làm cà phê giả. Cà phê giả ở Việt
Nam chủ yếu là loại cà phê thứ 3
nêu trên, nhưng trên bao bì ghi thành phần giống như loại 1. Nguy hiểm hơn các
thành phần cho thêm vào cà phê còn độc hại vì có cả các hóa chất không dùng cho
thực phẩm, không rõ nguồn gốc xuất xứ.


image

Cách
nhận biết cà phê thật – giả: Với cà phê rang xay (pha phin): Có 2
cách có thể sử dụng riêng hoặc phối hợp để kiểm tra như sau:

Cách
1: quan sát bột cà phê: Cà phê rang xay nguyên chất màu sắc và kích thước
bột cà phê thường đồng nhất, bột cà phê tơi xốp. Cà phê pha tẩm độn có màu sắc
không đồng nhất do trộn nhiều loại nguyên liệu được rang xay riêng. Bột cà phê
pha tẩm không tơi xốp, độ ẩm cao hơn.

Cách
2: một thí nghiệm nhỏ, có thể tự làm ở nhà:
Đổ nước nguội đầy 2/3 ly thủy tinh, sau đó rắc nhẹ khoảng 2 muỗng bột cà phê
lên trên mặt nước trong ly và quan sát.

Cà phê nguyên chất sẽ nổi rất lâu trên mặt nước. Sau khoảng 10 phút, bột cà phê
bắt đầu chìm từ từ từng ít một. Khi cà phê chìm, màu nâu mới phai ra nước và
tạo thành một dung dịch màu cánh gián trong trẻo (do các chất tan chỉ tiết ra
khỏi bột cà phê khi gặp nước nước sôi).

Ngược
lại, cà phê pha độn chìm rất nhanh, có loại chìm ngay lập tức, lâu nhất cũng
chỉ khoảng 5 phút. Pha độn càng nhiều, bột càng nhanh chìm xuống đáy ly và có
khi chìm cả mảng lớn. Màu nâu đen phai ra trong nước ngay lập tức và nước vẩn
đục không trong.

image
Hãi hùng cà phê
“đểu”
Với
cà phê hòa tan: Phổ biến ở VN hiện nay là cà phê hòa tan 3 trong 1. Cà phê
3 trong 1 gồm có đường mía, bột kem làm từ tinh dầu cọ và cà phê hòa tan nên
khi pha ra, chúng ta chỉ cảm nhận được 3 vị đó. Nếu có độn đậu nành, bắp, để ý
kỹ, có thể thấy vị béo của bắp, đậu nành trộn lẫn trong vị ngọt đường mía và
hậu vị béo của tinh dầu cọ. Cà phê có sử dụng hóa chất tạo mùi thơm sực nức
ngay khi vừa mở gói ra nhưng hương thơm ấy nhanh chóng mất đi khi ly cà phê đã
nguội. Cà phê thiên nhiên có hương thơm dịu nhẹ nhưng bền lâu. Khi ly cà phê đã
nguội hẳn, chúng ta vẫn thấy thơm. Một lưu ý rằng cả hai yếu tố dịu nhẹ và bền
lâu của hương phải đi cùng với nhau mới là cà phê thiên nhiên. Nếu thơm sộc
nhưng vẫn bền hương thì sản phẩm đó có thể có chứa chất cầm hương. Chất cầm
hương dùng cho thực phẩm chất lượng cao thường rất đắt tiền. Loại rẻ tiền thì
lại không an toàn cho sức khỏe. Dựa vào thử nếm như trên và quan sát bao bì, ta
có thể biết đâu là cà phê thật và đâu là cà phê giả.

image


để tránh rủi ro, nên chọn cà phê thiên nhiên. Nếu thích cà phê hương liệu, phụ
gia thì nên chọn nhãn hiệu công bố rõ ràng thành phần trên bao bì. Việc ghi rõ
thành phần chất phụ gia cho thấy nhà sản xuất trung thực. Sự trung thực ấy thể
hiện cam kết của họ về tính an toàn của các loại phụ gia mà họ đã cho thêm vào
cà phê.



Hà Cúc

Những Bài Học Của Einstein

Wednesday, October 29th, 2014

10 điều nên học từ Albert Einstein

einstein

Sưu tầm từ chungta.com – 23 Oct 2014

Tất cả những sự vĩ đại có khi được tạo nên từ những điều cực kì đơn giản trong cuộc sống.

1. Theo đuổi sự tò mò:

“Tôi không hề có tài năng gì cả. Tôi chỉ vô cùng tò mò.”

 

Điều gì gợi nên tính tò mò của ta? Tôi tò mò là tại sao một người thành công còn người khác lại thất bại. Đây là nguyên nhân tại sao tôi bỏ nhiều năm trời để nghiên cứu sự thành công. Điều gì khiến ta tò mò nhất? Sự theo đuổi tính tò mò là bí quyết thành công của ta đấy.

2. Tính kiên nhẫn là vô giá

“Không phải là tôi quá thông minh, chỉ là tôi nghiên cứu vấn đề lâu hơn thôi”
Nhờ kiên trì mà rùa đã thắng được thỏ, Ta có sẵn sàng kiên trì đến cùng để đi đến mục tiêu của mình? Người ta cho rằng giá trị của con tem chứa đựng trong khả năng dính với thứ gì đó cho đến khi nó đến được nơi cần đến. Hãy hoàn thành cuộc đua mà ta đã bắt đầu!

3. Tập trung cho hiện tại:

“Bất cứ người đàn ông nào có thể lái xe an toàn khi đang hôn một cô gái đơn giản là vì anh ta đã không hôn nhiệt tình.”
Bố tôi nói rằng ta không thể cưỡi một lúc hai con ngựa. Tôi muốn nói rằng, ta có thể làm bất cứ điều gì nhưng không thể nào làm hết mọi việc. Hãy học cách tập trung vào công việc hiện tại, hãy chuyên tâm với những gì ta đang làm.
Năng lượng của sự tập trung là sức mạnh, là sự khác biệt giữa thành công và thất bại.

4. Trí tưởng tượng là sức mạnh:

“Trí tưởng tượng là tất cả. Nó là sự xem trước của những gì sẽ xảy ra. Trí tưởng tượng còn quan trọng hơn cả kiến thức.”
Ta có sử dụng trí tưởng tượng của mình mỗi ngày không? Einstein nói rằng trí tưởng tượng còn quan trọng hơn cả kiến thức! Trí tưởng tượng giúp ta hình dung được tương lai. Einstein nói tiếp: “Dấu hiệu thực sự của sự thông minh không phải kiến thức mà là trí tưởng tượng”. Ta có đang tập thể dục những “cơ bắp trí tưởng tượng” hàng ngày không? Đừng để một thứ có quyền lực lớn như trí tưởng tượng ngủ yên.

5. Hãy mắc lỗi

“ Một người không bao giờ mắc lỗi sẽ không cố tìm tòi điều mới lạ.”
Đừng bao giờ sợ bị mắc lỗi. Một sai lầm không phải là thất bại. Sai lầm sẽ giúp ta làm tốt hơn, thông minh hơn và nhanh nhạy hơn nếu như ta biết nhận lấy sai lầm một cách đúng đắn. Tôi đã từng nói rồi, và tôi sẽ nói lại lần nữa, nếu ta muốn thành công, hãy nhân gấp ba những sai lầm ta mắc phải.

6. Sống với hiện tại:

“ Tôi không bao giờ nghĩ đến tương lai vì nó sẽ mau đến thôi.”

Cách duy nhất để hiểu được tương lai là sống càng thiết thực càng tốt trong hiện tại.
Ta không thể ngay tức thì thay đổi ngày hôm qua hay ngày mai, vì thế điều tối quan trọng là cống hiến tất cả cố gắng cho “bây giờ”. Nó là điều duy nhất có ý nghĩa, nó cũng là một thứ có một không hai.

7. Sống có giá trị:

“Đừng cố gắng để thành công, hãy cố gắng sống có giá trị.”

Đừng lãng phí thời gian để thành công, hãy dành thời gian tạo ra giá trị. Nếu ta sống có giá trị, thành công sẽ tìm đến.

Hãy khám phá những tài năng và năng khiếu mình có, học cách làm thế nào để sử dụng tài năng và năng khiếu của mình có lợi nhất cho mọi người.

Lao động là vô cùng quý giá và thành công là thứ kéo ta tuột dốc.

8. Đừng trông mong những kết quả khác:

“Sự điên rồ: làm hoài làm mãi một việc gì đấy và trông đợi những kết quả khác”

Ta không thể nào làm những việc tương tự nhau mỗi ngày và trông mong các kết quả khác đến. Nói cách khác, ta không thể cứ tập mãi một bài thể dục và trông đợi mình sẽ hoàn toàn khác đi. Để cuộc sống thay đổi, ta phải thay đổi đến mức độ hành động và suy nghĩ của ta thay đổi thì khi đó cuộc sống sẽ thay đổi.

9. Kiến thức là nhờ kinh nghiệm:

“Thông tin không phải là kiến thức. Nguồn duy nhất của kiến thức chính là kinh nghiệm”

Kiến thức là nhờ vào kinh nghiệm. Ta có thể trao đổi về công việc của mình, nhưng trao đổi chỉ cho ta hiểu biết triết tính về nó, ta phải bắt tay vào làm để biết xem “nó là gì”. Bài học là gì? Hãy tích lũy kinh nghiệm. Đừng giấu mình sau những thông tin nghiên cứu ấy, hãy ra ngoài và thực hiện nó và ta sẽ có được những kinh nghiệm vô giá.

10. Hiểu rõ luật để chơi tốt hơn:

“Ta phải biết luật chơi. Và sau đó ta phải chơi tốt hơn tất cả những người khác.”

Nói một cách đơn giản, có hai điều cần ghi nhớ. Điều đầu tiên là học cách chơi của trò ta đang chơi. Nghe thì không hay lắm nhưng nó là yếu tố sống còn. Thứ hai, ta phải chắc rằng ta chơi tốt hơn bất cứ ai. Nếu như làm được hai điều này, thành công là của ta đấy !!!

Nguồn: Sưu tầm

Khi người dân tham nhũng

Wednesday, October 29th, 2014

Nếu quan chức phải lo giấu của cải, rửa tiền khi tham nhũng, thì các tư nhân làm giàu qua sự chiếm đoạt các tài sản công lại được trưng bày và vinh danh trên nhiều mạng truyền thông, hãnh diện với những chiến lợi phẩm.

Khi người dân tham nhũngTrong một cuộc mạn đàm với các viên chức cao cấp của thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề mỹ quan của thành phố và việc bảo vệ môi trường sinh hoạt của người dân, tôi đã đưa ra một đề nghị mà tôi dám bảo đảm là hoàn toàn không tốn kém gì cho ngân sách và sẽ làm thành phố tươi đẹp gấp trăm lần hiện nay. Trên hết, giải pháp này có thể thực hiện và hoàn tất chỉ trong vài tháng. Mọi người đều hào hứng lắng nghe.

Tôi tiếp tục, “Hiện nay tôi chắc đến 95% hè đường của thành phố đang được chiếm dụng một cách phi pháp để làm bãi đậu xe máy, nơi bán hàng rong, hoặc là chỗ để lấn đất từ nhà riêng… Nếu tất cả hè đường đều được dọn sạch, quang đãng và để dành cho người bộ hành như mọi thành phố văn minh khác khắp thế giới, bộ mặt của thành phố Hồ Chí Minh sẽ đổi khác hoàn toàn: cảnh quan sẽ đẹp hơn, đường phố sẽ trật tự hơn và ô nhiễm từ tiếng động và không khí sẽ ít hơn.”

Một quan chức thắc mắc, “Nhưng chúng ta sẽ xử lý thế nào với chỗ đậu xe cho cả triệu chiếc xe máy? Và ảnh hưởng đến việc mưu sinh của các bạn hàng rong sẽ như thế nào?

Tôi giải thích là cả trăm ngàn mặt tiền căn phố đang được để trống; cho nên, các chủ nhà này sẽ biến chúng thành những bãi đậu xe có trả tiền, đem thêm một số lợi tức cho rất nhiều người. Thực ra, hiện nay, các tay thầu tư nhân đã chiếm dụng bất hợp pháp các lề đường để làm chỗ đậu xe có trả tiền và ăn chia lại với các quan chức của khu phố. Chúng ta chỉ bắt các người sử dụng xe máy phải cho xe vào trong để làm sạch hè đường.

Còn vấn đề các bạn hàng rong, những thành phố như Bangkok hay Kuala Lumpur đều có những khu thương mại rẽ tiền do các tư nhân đầu tư xây dựng, không hề thiếu chỗ để buôn bán. Các khu thương mại này sẽ cải tiến điều kiện vệ sinh công cộng cũng như gia tăng chất lượng của mỗi món hàng nhờ sự kiểm soát hữu hiệu hơn của cơ quan công lực.

Một ảnh hưởng rất tích cực nữa là khi gặp khó khăn và tốn kém trong việc gửi xe, người dân sẽ ít dùng xe máy hơn và quay về với các phương tiện giao thông công cộng hay tản bộ. Việc này sẽ giảm bớt ô nhiễm về không khí, về tiếng động cũng như nạn kẹt xe.

Tuy nhiên, đề nghị này đã không đi xa hơn vì vị quan chủ tọa đã phán quyết, “Đây là một giải pháp không thực hiện được.” Khi tư duy đã buộc chặt vào một kết luận, trước khi có nghiên cứu và tranh luận sâu rộng, thì mọi sáng tạo chỉ là một vận động hoàn toàn vô ích.

Vỉa hè bị chiếm dụng phi pháp, biến thành bãi gửi xe.
Vỉa hè bị chiếm dụng phi pháp, biến thành bãi gửi xe.

Nhưng vấn đề chiếm dụng phi pháp hè đường này của mọi tầng lớp nhân dân hé lộ một vấn nạn lớn hơn của Việt Nam: Đó là sự tham nhũng của chính những người đang mang quyền làm chủ đất nước. Chuyện tham nhũng của quan chức đã gây rất nhiều tranh cãi trên trên khắp các mạng truyền thông, nhưng không mấy ai buồn nhắc đến một sự nhũng lạm còn tốn kém cho tài sản quốc gia gấp ngàn lần từ phía tư nhân và người dân thường.

Nhưng với người dân, nếu họ không có quyền lực gì thì làm sao xếp hạng các hành vi của họ vào loại tham nhũng?

Trước hết, theo định nghĩa của danh từ, “tham nhũng” là một hành xử thiếu đạo đức và lương thiện, lạm dụng chức vụ, quyền lực hay tình thế để chiếm đoạt tài sản hay lợi ích công cộng một cách phi pháp. Như vậy, dù không có chức vụ hay quyền lực, nhưng nếu người nào dựa trên tình thế để chiếm đoạt tài sản công, người ấy cũng phải được coi như là một tội phạm hay đồng lõa tham nhũng.

Tội trốn thuế cũng có thể được coi là tham nhũng vì một phần thu nhập đáng lẽ phải nộp vào ngân sách nhà nước thì đã được cho vào túi riêng.

Ô nhiễm môi trường làm hư hại tài sản công để làm lợi cho thu nhập của mình cũng là một hình thái tham nhũng.

Các chiếm đoạt này không chỉ ngưng lại ở hè đường các thành phố. Những tài sản công từ một vật dụng nhỏ nhoi như chiếc kẹp giấy tờ hay bút chì trong văn phòng, trường học… đến những thửa đất lớn lao cạnh biển hay sông hồ đã được chính người dân thỏa hiệp với quan chức để phân chia làm tài sản riêng của mình.

Chuyện phá rừng, khai thác khoáng sản lậu để bán ra nước ngoài, hay chuyện toa rập để hạ giá cổ phiếu của các công ty quốc doanh trước khi mua lại… là những hành vi hoàn toàn do tư nhân đạo diễn và lợi dụng.

Nếu quan chức phải lo giấu của cải, rửa tiền khi tham nhũng, thì các tư nhân làm giàu qua sự chiếm đoạt các tài sản công lại được trưng bày và vinh danh trên nhiều mạng truyền thông, hãnh diện với những chiến lợi phẩm từ máy bay riêng đến siêu xe đến các chân dài.

Hiện tượng “cổ phần hóa” hay “biến tài sản công thành riêng”, nhập khẩu từ Đông Âu và Trung Quốc, đang được mọi người dân, từ nghèo đến giàu coi như là một trò chơi thú vị, phải thắng bằng mọi giá.

Khi sự nhũng lạm đã trở thành thói quen và chấp nhận khắp nơi, thì tài sản công sẽ còn biến mất dài dài vào các túi tham không đáy của xã hội.

Tôi cho sự tham nhũng này còn đáng sợ hơn nạn tham nhũng dựa trên chức quyền vì gốc rễ của hình thái tham nhũng này bám chặt vào tư duy của người dân và không được ai coi như một vấn đề cần giải quyết.

Nếu mỗi một mét vuông đất ở thành phố Hồ Chí Minh có giá trung bình là 30 triệu đồng và diện tích hè đường chỉ 1% của toàn thành phố (2.095km2­­­), thì tổng số tài sản công bị chiếm đoạt đã lên đến 600 ngàn tỷ VND hay 30 tỷ USD. Nếu tính hết tất cả hè đường của các tỉnh thành toàn quốc, con số này phải lớn gấp ngàn lần các con số tham nhũng từ chức quyền. Và nếu chúng ta cộng luôn những nhũng lạm khác về đất đai, tài sản, cũng như các hồ sơ gian dối về trợ cấp xã hội, dự án công của người dân?

Theo giáo sư James Garfield (1877), nguồn gốc của mọi tham nhũng bắt đầu từ 2 tư duy: lòng tham của con người luôn luôn muốn có “những bữa ăn miễn phí” và sự bất tuân pháp luật hay sự coi thường lợi ích xã hội một cách đại trà.

Tư duy thứ nhất là quan điểm “miễn phí” (something for nothing), không những chỉ phổ biến tại Việt Nam mà còn hiện diện trên mọi quốc gia giàu nghèo. Âu Mỹ nổi tiếng với những chương trình xã hội lấy tiền thuế của người dân có thu nhập để trả tiền cho những kẻ ăn không ngồi rồi. Những lạm dụng về trợ cấp xã hội, thất nghiệp, y tế, nhà ở, thực phẩm… đã được báo động hằng ngày trên các mạng truyền thông Âu – Mỹ. Tuy nhiên, số người dân nghèo luôn luôn nhiều hơn số người giàu nên các chính trị gia Âu – Mỹ vẫn phải tiếp tục các chương trình này để kiếm phiếu từ cử tri.

Cũng vì sự tiêu xài quá mức cho các chương trình xã hội mà các chính phủ Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… gây quá nhiều nợ nần và phải cắt bớt ngân sách. Nhưng tinh thần miễn phí đã ăn sâu vào trí não của người dân nên các cuộc biểu tình tại các nơi này để phản đối việc cắt ngân sách sẽ tiếp tục dài dài trong nhiều năm tới.

Dù sao, ở trường hợp này, sự chiếm đoạt tài sản công để chia riêng cho một thiểu số vẫn nằm trong khuôn khổ luật pháp.

Khai thác khoáng sản lậu cũng chính là một dạng tham nhũng.
Khai thác khoáng sản lậu cũng chính là một dạng tham nhũng.

Còn tư duy bất tuân pháp luật và coi thường lợi ích xã hội thì hiện rõ tại các quốc gia có dân trí thấp kém hơn. Tại các nơi này, người dân dùng đủ mọi cách để chiếm dụng tài sản công bằng đủ mọi hình thức và phương tiện, bất chấp đến pháp luật cũng như hậu quả tai hại cho xã hội. Nhỏ nhất thì chỉ là xả rác bừa bãi, ăn cắp cây cảnh của công viên, dán biểu ngữ quảng cáo ở cột đèn hay “cầm nhầm” một vài món đồ ở thư viện, bệnh xá. Nặng hơn một chút là bầy bán hàng rong tại cầu đường, hè phố, sử dụng công xa hay kho bãi chính phủ vào mục đích riêng, hay lấy trộm vật liệu và thiết bị tại các công trường xây dựng của nhà nước.

Và như đã nói ở trên, tệ nhất là nạn chiếm đất công hay phá rừng, khai thác khoáng sản lậu, mánh mung để mua tài sản công với giá rẻ, lobby (vận động cửa hậu) để có đặc quyền đặc lợi cho mình và phe nhóm mình… Tư duy này phát triển mạnh khi chúng đi đôi với một cơ chế chính trị phức tạp, dễ bị lạm dụng bởi quan chức cũng như người dân.

Nhiều người Việt khi đến Âu – Mỹ đã ngạc nhiên khi thấy mọi người lái xe kiên nhẫn chờ đèn xanh trước khi vượt qua ngã tư, dù giữa đêm khuya vắng vẻ, không có một chiếc xe nào qua lại trên khúc đường. Chuyện vượt đèn đỏ ngay cả khi xe trái chiều đang tấp nập trong giờ cao điểm là chuyện bình thường ở xã hội Việt. Sự tôn trọng pháp luật ngay cả khi không có cảnh sát công an hiện diện, hay không có nguy cơ bị bắt giữ, phải ăn sâu vào tâm trí của người dân để xã hội có một chuẩn mực đạo đức tối thiểu. Vì thực sự, đạo đức và dân trí của một xã hội là một tổng hợp đạo đức và dân trí của từng cá nhân. Sự thay đổi tư duy và thói quen của mỗi người dân thường là bước khởi đầu và điều kiện tất yếu cho một xã hội văn minh, lành mạnh và hài hòa.

Khi người dân trách cứ các quan chức về tham nhũng, mọi người trong chúng ta phải hỏi lại chính mình là sự trong sạch và đạo đức cá nhân mình đã thể hiện đầy đủ chưa? Bởi vì nói cho cùng, khi chẩn bệnh, chúng ta phải phân biệt đâu là gốc rễ của căn bệnh và đâu là biến chứng. Cả trăm năm trước, Von Goethe đã hiểu rằng, “chính phủ tốt nhất là khi họ để người dân tự cai quản mình.” (The best government is that which teaches us to govern ourselves.) Bởi vì người dân luôn luôn xứng đáng với chính phủ mình đã chọn, dù bằng lá phiếu hay bằng sự thờ ơ.

ALAN PHAN

Sao quê hương mình già nua đến vậy?

Tuesday, October 28th, 2014

Các nhà đầu tư thế giới thường nghĩ về Việt Nam như một quốc gia trẻ trung, đang lên và chứa nhiều tiềm năng nhất trong số các thị trường mới nổi. Họ ấn tượng với con số tăng trưởng về dân số, về sự kiện là 58% người VN dưới tuổi 25, và theo nhãn quan của người Âu Mỹ, đây là phân khúc sáng tạo và cầu tiến nhất của bất cứ xã hội nào. Họ tìm đến VN mong những đột phá kỳ diệu và một vận hành năng động kiểu thung lũng Silicon (trung tâm IT của Mỹ ở phía nam San Francisco). Sau vài năm tung tiền mua tiềm năng và cơ hội, họ thường thất vọng và âm thầm bỏ đi. Tại sao?

Những giả thuyết ngây thơ

Họ đã không lầm về những số liệu tạo nên hình ảnh đó. Tuy nhiên, sự phân tích và biện giải về logic của họ vướng phải vài giả thuyết và tiền đề không chính xác. Một người có số tuổi còn trẻ không có nghĩa là sự suy nghĩ và vận hành của người đó cũng phải trẻ trung như số tuổi, nhất là khi họ lớn lên trong một xã hội khép kín, ít tiếp xúc với thế giới.

Tôi còn nhớ một đai gia IT nổi tiếng cũng đã từng kết luân trong một buổi hội thảo về kinh tế là số người sử dụng điện thoại di động ở VN đã tăng trưởng ấn tượng 36% mỗi năm trong 5 năm qua và lên đến 68 triệu người hay khoảng 80% dân số. Kết luận của anh chuyên gia trẻ này là tương lai về công nghệ thông tin của VN phải sáng ngời và sẽ vượt trội các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines…

Đây là những kết luận ngây thơ về thực tại của xã hội. Một người trẻ suốt ngày la cà quán cà phê hay quán nhậu sẽ không đóng góp gì về sáng tạo hay năng động; cũng như vài ba anh chị nông dân với điện thoai cầm tay không thay đổi gì về cuộc diện của nông thôn ngày nay (nông dân vẫn chiếm đến 64% của dân số xứ này).

Tôi thích câu nói (không biết của ai): Tất cả bắt đầu bằng suy nghĩ (tư duy). Suy nghĩ tạo nên hành động, hành động liên tục biến thành thói quen và thói quen tạo nên định mệnh. Định mệnh của cá nhân phát sinh từ tư duy cá nhân, định mệnh tập thể đúc kết bởi suy nghĩ của tập thể.

Tư duy, thói quen và định mệnh

Quên đi góc nhìn cá nhân, hãy tự suy nghĩ về tư duy thời thượng của xã hội này và từ đó, ta có thể nhận thức được những hành xử và thói quen của người dân VN. Bắt đầu từ tầng cấp lãnh đạo về kinh tế, giáo dục và xã hội đến lớp người dân kém may mắn đang bị cơn lũ của thời thế cuốn trôi; tôi không nghĩ là một ai có thể lạc quan và thỏa mãn với sự khám phá.

Những thói quen xấu về chụp giựt, tham lam, mánh mung, dối trá, liều lĩnh, sĩ diện… vẫn nhiều gấp chục lần các hành xử đạo đức, cẩn trọng, trách nhiệm, danh dự và hy sinh. Dĩ nhiên, đây là một nhận định chủ quan, sau một lục lọi rất phiến diện trên báo chí, truyền hình và diễn đàn Internet. Nhưng tôi nghĩ là rất nhiều người VN sẽ đồng ý với nhận định này.

Tôi nghĩ lý do chính yếu của những thói quen tệ hại này là bắt nguồn từ một tư duy già cỗi, nông cạn và nhiều mặc cảm. Tôi có cảm giác là ngay cả những bạn trẻ doanh nhân và sinh viên mà tôi thường tiếp xúc vẫn còn sống trong một thời đại cách đây 100 năm, dưới thời Pháp thuộc. Thực tình, nhiều bậc trí giả đã lo ngại là so với thời cũ, chúng ta đã đi thụt lùi về đạo đức xã hội và hành xử văn minh.

Tôi thường khuyên các bạn trẻ hãy đọc lại những tiểu thuyết của thời Pháp thuộc trước 1945. Họ sẽ thấy đời sống và các vấn nạn của một nông dân trong truyện của Sơn Nam vẫn không khác gì mấy so với một nông dân qua lời kể của Nguyễn Ngọc Tư. Bâng khuâng và thách thức của những gia đình trung lưu qua các câu chuyên của Khái Hưng rất gần gũi với những mẫu chuyện ngắn của nhiều tác giả trẻ hiện nay. Ngay cả những tên trọc phú, cơ hội và láu lỉnh trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng cũng mang đậm nét hình ảnh của những Xuân Tóc Đỏ ngày nay trong xã hội.

Ôm lấy quá khứ ở thế kỷ 21

Tóm lại, tôi có cảm tưởng chúng ta vẫn sống và vẫn tranh đấu, suy nghĩ trong môi trường cả 100 năm trước. Những mặc cảm thua kém với các ông chủ da trắng vẫn ám ảnh các bạn trẻ ngày nay. Chúng ta vẫn bàn cãi về những triết thuyết mà phần lớn nhân loại đã bỏ vào sọt rác. Trong lãnh vực kinh doanh, phần lớn các doanh nhân vẫn cho rằng bất động sản và khoáng sản là căn bản của mọi tài sản. Sản xuất gia công và chế biến nông sản vẫn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Một doanh nhân Trung Quốc đã mỉa mai với tôi khi đến thăm một khu công nghiệp của VN, “Họ đang cố học và làm những gì chúng tôi đang muốn quên”.

Tôi đang ở tuổi 66. May mắn cho tôi, nền kinh tế toàn cầu đã thay đổi khác hẳn thời Pháp thuộc. Tôi không cần phải dùng tay chân để lao động, cạnh tranh với tuổi trẻ. Kinh doanh bây giờ đòi hỏi một sáng tạo chỉ đến từ trí tuệ và tư duy đổi mới. Thân thể tôi dù bị hao mòn (xương khớp lỏng lẻo, tai mắt nhấp nhem..). nhưng trí óc tôi và tinh thần vẫn trẻ hơn bao giờ hết. Thêm vào đó, nó không bị phân tâm bởi những hóc môn (hormones) về đàn bà hay những thứ lăng nhăng khác như các bạn trẻ. Do đó, hiệu năng và công suất của sự suy nghĩ trở nên bén nhậy hơn.

Người Mỹ có câu, “Những con chó già không bao giờ thay đổi” (old dogs never change). Do đó, tôi thường không thích trò chuyện với những người trên 40, nhất là những đại trí giả. Nhưng tôi thất vọng vô cùng khi về lại VN và gặp toàn những ông cụ non mới trên 20 tuổi đời: Nhút nhát, cầu an, thụ động, chỉ biết ăn nhậu, và đua đòi theo thời thế. Họ sống như các ông già đã về hưu, họ nói năng như một con vẹt, lập đi lập lại những giáo điều, khẩu hiệu đã hiện diện hơn trăm năm. Họ làm việc như một con ngựa bị bịt kín đôi mắt để chỉ nhìn thấy con đường một chiều trước mắt.

Nhiều người đỗ lỗi cho những thế hệ trứơc và văn hóa gia đình đã kềm kẹp và làm cho thế hệ trẻ này hay ỷ lại và hư hỏng. Cha mẹ vẫn giữ thói quen sắp đặt và quyết định cho các con đã trưởng thành (ngay khi chúng vào tuổi 30, 40..) về những cuộc hôn nhân, công việc làm, ngay cả nhà cửa và cách sinh họat. Hậu quả là một thế hệ đáng lẽ phải tự lập và lo tạo tương lai cho mình theo ý thích lại cuối đầu nghe và làm theo những tư duy đã lỗi thời và tụt hậu.

Trong khi thế giới đang hồi sinh với thế hệ trẻ tự tin tràn đầy năng lực cho những thử thách của thế kỷ 21, thì người trẻ VN đang lần mò trong bóng tối của quá khứ, với sự khuyền khích của các nhóm muốn giữ quyền lực và bổng lộc. Tôi tự hỏi, sao quê hương mình … già nua nhanh như vậy? Những nhiệt huyết đam mê của tuổi thanh niên bây giờ chỉ dành cho những trận đá bóng của Châu Âu? Tôi nhìn vào những nghèo khó của dân mình so với láng giềng chỉ là một tình trạng tạm thời. Nhưng tôi lo cho cái tư duy già cỗi của tuổi trẻ sẽ giữ chân VN thêm nhiều thập niên nữa. Cái bẫy thu nhập trung bình to lớn và khó khăn hơn mọi ước tính.

T/S Alan Phan là Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa tại Hong Kong và Shanghai. Du học Mỹ từ năm 1963, ông đã làm việc tại nhiều công ty đa quốc gia ở Wall Street và phát triển công ty Hartcourt của mình thành một tập đoàn niêm yết trên sàn Mỹ với thị giá hơn 700 triệu dollars. Ông sống và làm việc tại Trung Quốc từ 1999. T/S Phan tốt nghiệp BS tại Penn State (Mỹ), MBA tại American Intercontinental (Mỹ), Ph.D tại Sussex (Anh) và DBA tại Southern Cross (Úc). Email của ông là gocnhinalan@gmail.com và Web site cá nhân là www.gocnhinalan.com.

T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa 

Happy Father’s Day: TẢN MẠN VỀ NỤ CƯỜI

Sunday, June 15th, 2014

TẢN MẠN VỀ NỤ CƯỜI

(TBT)

Một nụ cười thân ái
Đem cho mà vẫn còn.
Như một tia nắng ấm…
Làm sáng cả tâm hồn.

Nụ cười không mua bán,
Mà đó là món quà,
Ta lặng lẽ trao tặng
Cho những người quanh ta.

Một nụ cười có thể
Cứu sống được một người.
Hay chí ít có thể
Giúp ai đó yêu đời.

Nụ cười là keo dán
Dính kết cả gia đình.
Cho vợ chồng, con cái,
Tất nhiên, cho cả mình.

Nó cũng là phương thuốc,
Mà là phương thuốc tiên,
Chữa được mọi thứ bệnh.
Nhất là bệnh ưu phiền.

Không thể xin hay trộm,
Bản thân mỗi nụ cười
Là một tài sản quí
Có sẵn trong từng người.

Ai đó trao cho bạn
Một nụ cười của mình,
Hãy mỉm cười đáp lại,
Nhớ kèm thêm chút tình.

Ai đó nói xấu bạn,
Tốt nhất hãy mỉm cười.
Đừng chấp, người như thế
Vẫn còn nhiều ở đời.

Nụ cười là cứu cánh
Của mỗi một chúng ta.
Không nên tiết kiệm nó,
Đặc biệt với người nhà.

Happy Father’s Day! –

Sunday, June 15th, 2014

TẢN MẠN VỀ TIỀN BẠC
(TBT)

Đúng, tiền không mua được
Hạnh phúc và tình yêu.
Nhưng cái tiền mua được…
Quả thật cũng rất nhiều.

Không tiền nào có thể
Mua thời gian, tất nhiên.
Nhưng mướn người làm hộ
Thì cần phải có tiền.

Không mua được giấc ngủ,
Nhưng tiền mua được giường.
Mà nằm giường dễ chịu
Hơn năm bên vệ đường.

Không mua được kiến thức,
Có tiền, kẻ ngu đần
Có thể thuê tiến sĩ
Viết luận án, luận văn.

Không mua được sức khỏe,
Nhưng ốm, không có tiền,
Sẽ không được chữa trị.
Lúc ấy sẽ rất phiền.

Người nhiều tiền, lắm của,
Dẫu bất chính, bất tài,
Được nhiều người nể trọng,
Chí ít ở bề ngoài…

Không mua được hạnh phúc
Và tình yêu, tất nhiên,
Nhưng tình yêu, hạnh phúc
Không thể sống thiếu tiền.

Vậy tiền tốt hay xấu?
Nghèo đói dù có tài
Và ngu nhưng giàu có,
Thực chất ai hơn ai?

Câu hỏi này thật khó.
Tiền vừa chẳng là gì,
Nhưng lại là tất cả.
Tốt hay xấu còn tùy.

Ta ngại ngùng thừa nhận
Một thực tế hiển nhiên –
Cái ta mong muốn nhất,
Rốt cục vẫn là tiền.

Buổi sinh hoat, gặp mặt tâm tình với thầy Lê Chí Đệ ở Sacramento, California

Thursday, April 3rd, 2014

Thân chào các bạn,

Được tin thầy Lê Chí Đệ đến Sacramento vào tháng Tư. Thiệp Nguyễn, Sơn Đào và các bạn ở Sacramento đã mời thầy ngày 13/4/14, nhằm ngày Chủ Nhật và cùng xin thân mời tất cả Cuu hoc sinh Truong Tinh Hat Thuan An đến tham dự. Buổi gặp thầy, gặp bạn này hy vong càng đông càng vui. Chủ nhà hàng là bạn bè nên cũng rất tiện, quý ban đến thì mình tự order thức ăn. Số người tham dự nếu các bạn cho biét trước thì càng tốt. Xin các bạn cho thêm ý kiến nhé!

Địa điểm nhà hàng:

Cơm Tấm Ninh Kieu tai 6540 Stocton blvd Sacramento, CA 95813
Vào lúc 4 giờ chiều đến 11 giờ đêm. Có băng nhạc sớng, tha hồ mà ca hí .

Thân chào và hy vọng gặp các bạn càng đông càng vui

Thiệp và các bạn Sacramento thân mời

Thay mặt: Thiep Nguyen

Lịch Vạn Niên

Wednesday, February 12th, 2014


< ‘ = Tháng trước — ‘ > ‘ = Tháng tới
<< ‘ = Năm trước — ‘ >> ‘ = Năm tới
@ ‘ = Tháng này, Hôm nay
Đổi 4 số vào khung sổ của năm , bấm OK để xem năm ấy

KHI NGƯỜI ẤY BỎ BẠN

Wednesday, February 12th, 2014

Khi người ấy bỏ bạn,
Vì tình yêu không còn.
Hãy chúc họ hạnh phúc.
Về phần bạn, đừng buồn.

Suy cho cùng, người ấy
Mất một người yêu mình.
Bạn thì được giải phóng
Khỏi một người bạc tình.

Bạn còn có cơ hội
Để tìm được đúng người.
Không có gì vĩnh cửu
Và bất biến trên đời.

Vì thế, bạn đừng khóc,
Đừng cầu xin người ta.
Mà xin cũng chẳng được.
Rồi mọi chuyện sẽ qua.

Sau nhỡ có đau ốm,
Đừng báo tin dài dòng.
Bạn không cần thương hại,
Mà cần sự cảm thông.

TBT. c&p

Phân Ưu

Wednesday, January 8th, 2014

Được tin thân phụ bạn Đào Duy Hữu vừa tạ thế tại Việt Nam vào ngày 3 tháng 1 năm 2014. Trong niềm thương tiếc, BBT của thuanan.net và thân bằng bạn hữu xa gần xin thành thật chia buồn cùng bạn và gia quyến. Xin nguyện cầu cho linh hồn bác sớm được siêu thoát về miền vãng sanh cực lạc.

Thành Kính Phân Ưu,
BBT