Archive for May, 2020

Hãy tin tưởng TT. Trump bởi cách tiếp cận thực tế của ông đối với một Trung Quốc xảo trá

Saturday, May 30th, 2020

Tác giả bài viết, Steve Yates là cựu Phó cố vấn An ninh Quốc gia cho Phó Tổng thống Dick Cheney và hiện là Giám đốc điều hành tại DC International Advisory. Sau đây là bài viết của ông trên Fox Business ngày 29/5.


Steve Yates (ảnh chụp màn hình video: youtu.be/3vsggtmQfsU).
Thông báo của Tổng thống Trump hôm thứ Sáu là tiến bộ thực sự trong việc nhận thức thực tế đang diễn ra và khôi phục chủ nghĩa hiện thực trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc.

Thứ Sáu, ngày 29/5, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong cải cách và định hướng lại chính sách lâu dài của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc.
Mở đầu thông báo tại Vườn hồng, Tổng thống Trump đã tóm tắt các chính sách chiến lược, mà ông đã đề ra trong chiến dịch tranh cử và sau đó hiện thực hóa nó bằng chính quyền của mình: đối xử công bằng và tương xứng đối với Trung Quốc.

Những gì tiếp theo là các bước chiến thuật cần thiết để thực hiện tầm nhìn đó. Chúng là những bước thể hiện sự tiến bộ thực sự trong việc công nhận thực tế đang diễn ra và khôi phục chủ nghĩa hiện thực trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc.

Các hành động được đưa ra vào ngày thứ Sáu bao gồm: – Chấm dứt mối quan hệ của Hoa Kỳ với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO); – Khởi động cơ chế bảo vệ những nghiên cứu đại học nhạy cảm; – Dự án bảo vệ thị trường tài chính Hoa Kỳ, và – Chấm dứt chính sách ưu đãi của Hoa Kỳ đối với Hồng Kông.

Mỗi động thái trừng phạt này đều liên quan trực tiếp đến sự thất bại liên tiếp của chính phủ Trung Quốc trong việc tôn trọng các cam kết của nó, và cũng liên quan tới các lĩnh vực mà Hoa Kỳ không được đối xử công bằng, có đi có lại.

Liên quan đến WHO, Trung Quốc đã dối trá, che đậy dịch dẫn đến hậu quả hàng trăm ngàn người dân thế giới đã chết (cùng với nhiều việc làm bị mất). Hỗ trợ tài chính của Hoa Kỳ cho một tổ chức y tế (WHO) bị Trung Quốc lũng đoạn đã dẫn đến hậu quả ảnh hưởng đến hàng triệu người Mỹ và hàng triệu việc làm ở Hoa Kỳ.

Về giáo dục và nghiên cứu, từ rất lâu, các sinh viên cộng sản Trung Quốc đã được phép truy cập đặc quyền vào nghiên cứu khoa học tiên tiến nhất tại các trường đại học và công ty Hoa Kỳ, cùng với sự tiếp cận tương tự đối với các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ ở Trung Quốc, dẫn đến hậu quả là tất cả những gì liên quan đến bí mật thương mại và công nghệ nhạy cảm, liên hệ với an ninh quốc gia thường xuyên bị coi nhẹ.

Trong nhiều thập kỷ, các cá nhân và thực thể Trung Quốc đã tiếp cận thị trường Hoa Kỳ mà không phải đáp ứng các tiêu chuẩn minh bạch mà người Mỹ và những nước khác bắt buộc phải đáp ứng.

Tổng thống Trump đã chính xác khi khôi phục sự công bằng và có đi có lại trong các thị trường này, bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư Mỹ.

Cuối cùng, tại Hồng Kông, Trung Quốc đã đá bay nền tảng của một mối quan hệ vô cùng có lợi với người dân Hồng Kông và thế giới rộng lớn hơn. Bắc Kinh có vẻ như đã quyết định vặt cổ con ngỗng đẻ trứng vàng, cỗ máy thúc đẩy và tài trợ cho Trung Quốc mở rộng kinh tế trong những thập kỷ gần đây.

Lớp lót bạc duy nhất ở Hồng Kông là khả năng tự điều chỉnh đáng kể và mong muốn được thể hiện bởi phần lớn cư dân Hồng Kông trong việc sẽ đứng lên bảo vệ quyền lợi và tương lai của họ.

Các lệnh trừng phạt được công bố hôm thứ Sáu, cùng với các điều chỉnh chính sách khác, chỉ là một sự khởi đầu khi áp đặt trừng phạt lên những kẻ phải chịu trách nhiệm.

Mong đợi nhiều động thái hơn đến từ, không chỉ Hoa Kỳ, mà từ các đồng minh của chúng ta, những nước bây giờ cũng nhìn thấy Trung Quốc rõ ràng hơn nhiều.

Tổng thống Trump xứng đáng nhận được rất nhiều sự tin cậy trong việc lãnh đạo Hoa Kỳ theo hướng tiếp cận thực tế hơn nhiều đối với Trung Quốc. Nó đã không – và sẽ không hề – dễ dàng.

Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn rằng ‘thông báo hôm Thứ Sáu’ là không cần thiết nếu nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình không hung hăng đẩy Trung Quốc theo hướng dân tộc chủ nghĩa cực đoan.

Sự lãnh đạo của ông ta đang chứng minh rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không thể chung sống hòa bình với các xã hội tự do. Đó là mối nguy hiểm hiện thực rõ ràng nhất đối với cách sống của chúng ta và của bạn bè và đồng minh trên khắp thế giới.
Đảng cộng sản Trung Quốc đã chuẩn bị cho thách thức này trong nhiều thập kỷ – rất tiếc là với sự giúp đỡ từ chính chúng ta. Vẫn còn nhiều việc phải làm đối với thế hệ những con người tự do chúng ta để vượt qua thử thách này.

(DKN-Theo foxbusiness.com,-Hương Thảo dịch và biên tập)

Donald Trump cấm sinh viên dính líu quân đội Trung Quốc: Ảnh hưởng chưa lớn?

Saturday, May 30th, 2020

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 29/5 ra lệnh cấm sinh viên sau đại học Trung Quốc có quan hệ với quân đội được nhập cảnh Mỹ bằng visa học tập.


Học sinh ở Texas làm lễ tốt nghiệp ngày 26/5: EPA
Lệnh cấm này áp dụng cho những công dân Trung Quốc, bị xác định có quan hệ với quân đội Trung Quốc, muốn xin visa sinh viên loại F hoặc visa văn hóa loại J để học sau đại học tại Mỹ.

Quan hệ với quân đội Trung Quốc được xác định bằng việc liệu họ có từng học, làm việc hay nghiên cứu tại các đơn vị phát triển công nghệ cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Lệnh cấm áp dụng từ ngày 1/6.

EPA:Tổng thống Mỹ Donald Trump họp báo ngày 29/5


Tổng thống Mỹ Donald Trump họp báo ngày 29/5-REUTERS

Sinh viên Trung Quốc muốn sang học hệ đại học, không bị ảnh hưởng.

Phát biểu tại họp báo ở Vườn Hồng chiều 29/5, ông Donald Trump nói hạn chế mới sẽ giúp “bảo đảm cho nghiên cứu đại học quan trọng của chúng ta”.

“Nhiều năm qua, chính phủ Trung Quốc đã tiến hành điệp báo ngầm để ăn cắp bí mật công nghiệp của chúng ta.”

Ông Trump cho hay ông đã yêu cầu ngoại trưởng Mike Pompeo xem liệu có nên hủy visa loạI J và F đối với các sinh viên Trung Quốc đang ở Mỹ hay không.


Học sinh ở Texas làm lễ tốt nghiệp ngày 26/5: EPA

Trong vòng 60 ngày, ngoại trưởng Pompeo và quyền bộ trưởng an ninh nội địa Chad Wolf phải xem lại các chương trình visa khác và cho biết khuyến nghị để bảo vệ công nghệ Mỹ trước Trung Quốc.

Hạn chế sinh viên sau đại học Trung Quốc là biện pháp mới nhất trong chính sách trừng phạt của chính quyền Trump với Trung Quốc.

Cũng hôm thứ Sáu, ông Trump loan báo về Hong Kong.

Ông nói Mỹ sẽ bắt đầu xóa bỏ các biện pháp ưu đãi cho Hong Kong, nói rằng thành phố này đã không còn “tự trị” trước Trung Quốc.

Mỹ cũng sẽ trừng phạt các quan chức Trung Quốc và Hong Kong “tham gia trực tiếp hay gián tiếp trong việc kết liễu tự trị của Hong Kong”, ông Trump nói.

Hôm 28/5, Quốc hội Trung Quốc biểu quyết thông qua quyết định về xây dựng, kiện toàn chế độ pháp luật và cơ chế thực thi bảo vệ an ninh quốc gia tại Đặc khu Hành chính Hong Kong.

Mỹ cáo buộc quân đội Trung Quốc dùng sinh viên và nhà nghiên cứu để ăn cắp công nghệ Mỹ.

Đại học Mỹ Georgetown University: AFP
Nhà Trắng nói chính sách mới sẽ không ảnh hưởng sinh viên Trung Quốc đi học ở Mỹ vì nguyên do “hợp pháp”.

Lệnh mới nhắm vào những sinh viên và công dân Trung Quốc đã từng làm việc, học và nghiên cứu với các cơ quan Trung Quốc mà Mỹ nói hỗ trợ chương trình “Quân sự – Dân sự kết hợp” của Trung Quốc.

Lệnh cấm mới không áp dụng cho sinh viên Trung Quốc đã có thẻ xanh ở Mỹ vì họ không cần visa để học.

Nó cũng không nhắm vào vợ hay chồng của công dân Mỹ và người có thẻ xanh định cư.

Lệnh cấm cũng không áp dụng cho thành viên quân đội Mỹ và gia đình họ, cũng như những người đang xin tị nạn ở Mỹ.

Trong 10 năm qua, Trung Quốc là nguồn đưa sinh viên quốc tế vào Mỹ lớn nhất.

Lệnh cấm mới nhất sẽ chỉ ảnh hưởng số lượng nhỏ trong khoảng 360.000 sinh viên Trung Quốc đang ở Mỹ.

Chính phủ Mỹ cũng đang tìm cách xem lại chương trình Optional Practical Training cho phép sinh viên nước ngoài theo các môn STEM (viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Math (Toán học)) được làm ở Mỹ ba năm sau khi tốt nghiệp.

Source: BBC News

Cách Làm Bánh Xu Xê ( Phu Thê ) Đơn Giản Tại Nhà | Góc Bếp Nhỏ

Friday, May 29th, 2020

Cách Làm Bánh Xu Xê ( Phu Thê ) Đơn Giản Tại Nhà | Góc Bếp Nhỏ

Bé 1 tuổi nổi tiếng nhờ vào bếp nấu ăn

Friday, May 29th, 2020

MỸ-Kobe bất ngờ trở nên nổi tiếng. Kênh Instagram của cậu bé 1 tuổi này đã có hơn 1,5 triệu người theo dõi nhờ những video “vào bếp nghịch ngợm” cùng mẹ.

Trong một video mở đầu để giới thiệu bản thân, tài khoản Kobe Eats mô tả rất đơn giản: “Xin chào, tôi là đầu bếp Kobe 1 tuổi. Tôi thích nấu ăn, ăn và khám phá trong bếp”

Bé Kobe trong những lần vào bếp cùng mẹ. Ảnh cắt từ video.

Mẹ của Kobe đăng tải nhiều đoạn video, trong đó bé trai Kobe đội chiếc mũ đầu bếp, giống như siêu nhân Gao màu đỏ rồi chạy lăng xăng với khuôn mặt đỏ ửng, phúng phính rất dễ thương. Cậu bé giúp mẹ rửa nấm, nhặt rau, đôi khi còn giúp mẹ ăn luôn cả các loại thức ăn. Trong các video, Kobe bi bô nói, đôi khi cho cả một chiếc bánh mẹ vừa làm vào miệng và nhai ngon lành.

Trả lời phỏng vấn, chị Ashley Wian – mẹ của Kobe – tiết lộ rằng tính cách của con trai rất sống động, hoạt bát, và “nấu ăn chỉ là một trong nhiều những hoạt động của cậu bé ở nhà”.

Sau khi chứng kiến sự lém lỉnh của cậu con trai, chị đã quyết định mở một tài khoản Instagram cho bé vào tháng 2 vừa qua và đăng các video lên đó. Ban đầu, tài khoản chỉ có khoảng 200 người theo dõi, nhưng tới tháng 4, con số này tăng vọt.

https://youtu.be/0A8uvlV5-30

Mức độ nổi tiếng của cậu con trai Kobe khiến cho mẹ cậu cảm thấy thực sự khó tin. Chị Ashley chia sẻ: “Sự gia tăng lượng người theo dõi khiến chúng tôi nghĩ rằng những gì mà người cha, mẹ như chúng tôi làm là chính xác. Nuôi dạy một đứa trẻ còn có thể mang lại cho mọi người những nụ cười. Đại đa số đều nói với chúng tôi rằng tính cách của Kobe rất đáng yêu”.

Ashley Wian cho biết con trai đặc biệt yêu thích việc vào bếp và thích khám phá cũng như học hỏi các kỹ năng liên quan đến việc bếp núc. Mặc dù khi vào bếp, cậu bé thường làm hỏng đồ hoặc bôi bẩn khắp nơi, nhưng những gì cậu bé đem lại là kỷ niệm đẹp đẽ cho cả gia đình.

Cha của Kobe hiện giúp con trai mở một kênh YouTube riêng. Anh hy vọng cậu bé có thể đem lại thật nhiều niềm vui cho mọi người.

Thùy Linh-VNE (Theo Aboluowang)

Trung Quốc phản đối lá chắn tên lửa Mỹ ở Hàn Quốc

Friday, May 29th, 2020

Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản đối Mỹ đặt hệ thống phòng không THAAD ở Hàn Quốc, kêu gọi Washington không làm tổn hại quan hệ Bắc Kinh – Seoul.

“Bắc Kinh và Seoul đã nhất trí về phương án giải quyết theo từng giai đoạn trong vấn đề Hệ thống Phòng thủ Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD). Chúng tôi hy vọng Hàn Quốc sẽ tuân thủ thỏa thuận đó”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hôm nay cho biết.

Phát biểu được đưa ra sau khi quân đội Mỹ chuyển một số tên lửa mới cho hệ thống THAAD đang đặt tại Hàn Quốc, thay thế các quả đạn cũ đã triển khai tại đây từ năm 2017. Đợt thay đạn diễn ra bất ngờ trong đêm 28/5 nhằm hạn chế tối đa sự phản đối từ cư dân địa phương.

Quan chức Hàn Quốc giấu tên cho biết đây là hoạt động tiếp tế thông thường, số lượng đạn đánh chặn của đơn vị THAAD không tăng lên.


Bệ phóng tên lửa THAAD Mỹ đặt tại Seongju, Hàn Quốc. Ảnh: Reuters.

Mỹ và Hàn Quốc nhất trí triển khai một hệ thống THAAD từ hồi tháng 7/2016, trong bối cảnh Triều Tiên liên tục thử tên lửa. Hệ thống THAAD đặt tại một sân golf cũ ở thị trấn miền núi Seongju, phía nam Hàn Quốc, đi vào hoạt động từ tháng 5/2017, có thể tiêu diệt các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung trong giai đoạn cuối của hành trình.

Trung Quốc khi đó tỏ ra giận dữ, cho rằng hệ thống này gây ảnh hưởng tới an ninh khu vực. Bắc Kinh áp dụng một số biện pháp trả đũa về kinh tế đối với Seoul như cấm các tour du lịch tới Hàn Quốc. Tập đoàn Lotte, chủ sở hữu khu đất đặt hệ thống THAAD, cũng trở thành mục tiêu trừng phạt khi 85 trong 99 cửa hàng mở tại Trung Quốc bị đóng cửa.

Giới chuyên gia cho rằng Trung Quốc luôn phản đối sự hiện diện của THAAD tại Hàn Quốc vì hệ thống radar tối tân của nó mang đến khả năng thu thập thông tin mạnh mẽ, giúp quân đội Mỹ theo dõi được mọi hoạt động của trang thiết bị, khí tài quân sự sâu bên trong đất liền Trung Quốc.

Nhiều người dân Hàn Quốc cũng phản đối triển khai THAAD. Họ cho rằng hệ thống này gây ra các mối nguy hại về sức khỏe và môi trường, đồng thời khiến nơi họ sinh sống có nguy cơ trở thành mục tiêu tấn công hàng đầu của Triều Tiên.

Vũ Anh-VNE (Theo Reuters)

Trung Quốc mưu đồ gì khi trồng rau ở Hoàng Sa?

Friday, May 29th, 2020

Cựu viện trưởng Viện nghiên cứu biển và hải đảo Vũ Thanh Ca cho rằng Trung Quốc trồng rau ở Hoàng Sa nhằm âm mưu biến đảo đá thành đảo để củng cố yêu sách Biển Đông.

Hôm 19/5, Global Times thuộc People’s Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sảnTrung Quốc (CCP), đưa tin hải quân nước này sử dụng công nghệ mới để trồng rau ở Tây Sa, thu hoạch được 750 kg. Tây Sa là cách Trung Quốc gọi tên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tờ báo này cho rằng việc Bắc Kinh thu hoạch rau ở Hoàng Sa “chứng tỏ thực thể này là đảo”, giúp củng cố yêu sách của Trung Quốc ở đây.

Đánh giá về ý kiến này, Phó giáo sư Vũ Thanh Ca, cựu viện trưởng Viện nghiên cứu biển và hải đảo, Tổng cục biển và hải đảo, Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam, cho rằng đây là một động thái mới của Trung Quốc trong nỗ lực “hợp thức hóa” yêu sách chủ quyền sai trái ở Biển Đông.

Trung Quốc muốn chứng minh các đảo đá ở Hoàng Sa thỏa mãn điều kiện “phù hợp cho đời sống con người sinh sống và cho một đời sống kinh tế riêng”. Khi các đảo đá được coi là đảo (theo lập luận của Bắc Kinh), Trung Quốc có thể sử dụng đường cơ sở thẳng để nối các điểm ngoài cùng của các cấu trúc nổi ở các quần đảo thuộc Tứ Sa (trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam) để tạo nên khu vực Bắc Kinh có “quyền lịch sử”. Khu vực này rộng hơn cả yêu sách “đường lưỡi bò”.

Năm 1956, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm một số đảo phía đông quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đến 1974, Bắc Kinh tiếp tục dùng vũ lực chiếm các đảo còn lại thuộc Hoàng Sa. Từ đó, Trung Quốc tìm nhiều cách để đòi quyền chủ quyền trái phép trên một phần lớn thuộc vùng biển Việt Nam.


Đảo Phú Lâm trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS.

Theo ông Ca, Khoản 3, Điều 121 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) nêu rõ “đảo đá không phù hợp cho con người sinh sống và cho một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”.

Trước khi Tòa trọng tài thường trực (PCA) ra phán quyết vụ kiện của Philippines với Trung Quốc vào năm 2016, trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về việc giải thích cụm từ “không phù hợp cho con người sinh sống và cho một đời sống kinh tế riêng”, nhằm xác định quy chế pháp lý cho một thực thể nổi trên mặt nước ở mức triều cao. Thậm chí có quan điểm cho rằng với sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại, tất cả các thực thể nổi trên mặt nước ở mức triều cao đều có thể thỏa mãn điều kiện “phù hợp cho con người sinh sống và cho một đời sống kinh tế riêng” nếu được tôn tạo phù hợp và có thể được coi là đảo.

Tuy nhiên, ông Ca, hiện làm việc tại Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, cho biết phán quyết của PCA đã chấm dứt những tranh luận trên. Tòa khẳng định một thực thể “phù hợp cho con người sinh sống” là một thực thể mà ở trạng thái tự nhiên của nó, trên đó có một hoặc nhiều hơn một cộng đồng người sinh sống ổn định và coi đó là nhà.

Cũng theo phán quyết của PCA, cụm từ “đời sống kinh tế riêng” có nghĩa là cuộc sống và sinh kế của những người dân trên thực thể dựa vào các điều kiện tự nhiên của thực thể. Các hoạt động khai thác tài nguyên trên thực thể để làm lợi cho những người sống ngoài thực thể không phải là hoạt động thuộc “đời sống kinh tế riêng”. Với các diễn giải như vậy, PCA nhận thấy trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa trước đây chưa bao giờ có các cộng đồng dân cư ổn định, coi đó là nhà. Các hoạt động kinh tế trước đây trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa chỉ thuần túy là hoạt động khai thác tài nguyên, nên các thực thể này chỉ là đảo đá, không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Khi áp dụng cách giải thích phán quyết với Hoàng Sa, Phó giáo sư Ca cho biết các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa trước đây chỉ có những nhóm người đánh cá và khai thác tài nguyên (trong đó có các chiến binh thuộc đội Hoàng Sa của Việt Nam) trú ngụ tạm thời và đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Bên cạnh đó, một số công ty Nhật Bản khai thác phân chim hoặc đánh cá ở khu vực này. Ông Ca cho rằng những hoạt động đó không tạo ra một cộng đồng dân cư ổn định, coi đó là nhà và các hoạt động kinh tế chỉ thuần túy là khai thác. Vì vậy, các đảo đá trên quần đảo Hoàng Sa không thể được coi là đảo và không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

“Như vậy, diễn giải của Trung Quốc thực chất là bóp méo luật pháp quốc tế”, ông Ca nói.

Về phía Việt Nam, ông Ca khẳng định Hà Nội luôn đề cao phán quyết của PCA. Trong Công hàm gửi Liên Hợp Quốc cuối tháng 3/2020, Việt Nam đã nêu rõ lập trường là không thể dùng đường cơ sở thẳng để nối các điểm ngoài cùng của các cấu trúc bên ngoài, và các cấu trúc luôn nổi thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là các đảo đá, không phù hợp cho con người sinh sống và cho một đời sống kinh tế riêng nên không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; và tuyên bố về “quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với vùng nước vượt quá quy định của UNCLOS là trái pháp luật và vô giá trị.

Ngày 28/5, nhắc đến việc Trung Quốc trồng rau ở Hoàng Sa, ông Đoàn Khắc Việt, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ mọi hoạt động tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không có sự cho phép của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và vi phạm luật quốc tế.

“Chúng tôi đã nhiều lần nêu rõ Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế”, ông Việt nói.
Việt Anh-VNE


Các chuyên gia: Hồng Kông bên bờ vực bị đặt dưới ách thống trị của ĐCSTQ

Friday, May 29th, 2020

Các nhà hoạt động và chuyên gia cho biết, động thái mới nhất của chế độ Trung Quốc nhằm áp đặt luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông sẽ dẫn đến sự chấm dứt quyền tự trị của thành phố. Họ cảnh báo rằng nếu không dừng Bắc Kinh lại, thì nó sẽ hành động hung hăng hơn để thiết lập quyền kiểm soát thành phố, theo The Epoch Times ngày 27/5.


(Ảnh chụp màn hình video: youtu.be/zI5P_o9PoP8).
Tuần trước, Bắc Kinh thông báo rằng nó sẽ thông qua luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông – bỏ qua cơ quan lập pháp riêng của đặc khu – điều này đã thu hút sự lên án của quốc tế và tái kích hoạt các cuộc biểu tình rầm rộ trong thành phố được lên kế hoạch trong nhiều tuần tới.

Sau động thái của Bắc Kinh, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tuyên bố vào ngày 27/5 rằng Hồng Kông không còn duy trì được quyền tự trị khỏi đại lục, khiến “vị thế giao dịch đặc biệt” của Hồng Kông với Hoa Kỳ lâm nguy.

Không rõ liệu Hoa Kỳ có tiến hành thu hồi các đặc quyền của Hồng Kông hay không. Một động thái như vậy đòi hỏi phải có lệnh hành pháp của Tổng thống Trump. Bộ ngoại giao Hoa Kỳ chưa trả lời câu hỏi từ The Epoch Times.

Các nhà phê bình lo ngại rằng luật an ninh quốc gia, cấm các hành động “ly khai, lật đổ và hoạt động khủng bố”, sẽ được Bắc Kinh sử dụng để đàn áp và ngược đãi những tiếng nói bất đồng. Các nhà hoạt động và các nhà lập pháp ủng hộ dân chủ địa phương lưu ý rằng luật an ninh quốc gia thường được sử dụng để truy tố và tống giam những người bất đồng chính kiến ​​ở đại lục.

Luật này cũng mở ra khả năng các cơ quan an ninh Bắc Kinh thành lập các cơ quan an ninh để thiết lập hoạt động tại Hồng Kông.

“Hồng Kông sẽ tràn ngập các đặc vụ của chính phủ Trung Quốc; và những người bị buộc tội vi phạm luật an ninh quốc gia có thể sẽ không thể tự bảo vệ mình tại một tòa án công bằng”, ông Thor Halvorssen, giám đốc điều hành của Tổ chức Nhân quyền phi lợi nhuận có trụ sở tại Washington , nói với The Epoch Times.

Kế hoạch của Bắc Kinh

Hành động của chế độ Trung Quốc không hoàn toàn bất ngờ, theo Wilson Leung từ Tập đoàn Luật sư Tiến bộ có trụ sở tại Hồng Kông.

“Kế hoạch của Bắc Kinh luôn luôn là đòi quyền kiểm soát tuyệt đối đối với những gì nó cho là thuộc về nó. Nó coi Hồng Kông như là một lãnh thổ chính đáng của nó, và không ai khác ngoài nó được quyền lên tiếng, kể cả người Hồng Kông”, ông Leung nói với The Epoch Times.

Nỗ lực gần đây nhất của ĐCSTQ để hợp pháp hóa một dự luật chống lật đổ tương tự là vào năm 2003, đã bị hủy bỏ sau khi một nửa triệu người Hồng Kông xuống đường biểu tình.

Halvorssen cho biết hành động gây hấn với Hồng Kông lần này của đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là một nỗ lực nhằm làm phân tán sự chú ý của thế giới khỏi cuộc điều tra về trách nhiệm của ĐCSTQ dẫn đến sự bùng phát toàn cầu của virus Vũ Hán, và các vấn đề nội bộ khác của nó.

“Bắc Kinh đang cư xử như một kẻ bắt nạt, và nó làm như vậy để tuyên bố với cộng đồng quốc tế: ‘Chúng ta bất chấp’” ông Halvorssen nói.

Trong khi đó, chế độ đã “mất kiên nhẫn” với các đồng minh thân Bắc Kinh của nó ở Hồng Kông. Sau nhiều năm trì hoãn ban hành Điều 23, một dự luật chống lật đổ, hậu quả có vẻ như đã trở nên trầm trọng hơn, với sự thành công của các cuộc biểu tình năm ngoái của Hồng Kông chống lại dự luật dẫn độ, và chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử Hội đồng quận của phe ủng hộ dân chủ, ông Halvorssen nó

“Người dân Hồng Kông đang rầm rộ đưa ra thông điệp rằng họ muốn được tự chủ. [Do đó] chính phủ Trung Quốc kết luận rằng nó thà tự thò tay mình vào Hồng Kông thay vì chờ đợi các đồng minh của nó ở Hồng Kông lập lại trật tự”, ông nói.

Vào thứ Tư, hàng ngàn người đã xuất hiện để phản đối luật an ninh và một dự luật gây tranh cãi khác sẽ hình sự hóa việc không tôn trọng quốc ca Trung Quốc. Cảnh sát đã bắt giữ ít nhất 300 người tính đến trước 6 giờ chiều giờ địa phương.

“Con dao nằm trong tay chế độ Bắc Kinh. Bây giờ bất cứ lúc nào, nó cũng sẽ có thể đâm vào cổ chúng tôi”, Mục sư Chan nói với The Epoch Times trong cuộc biểu tình ở Vịnh Causeway.

Vấn đề cốt lõi
Cốt lõi của vấn đề, theo luật sư và lãnh đạo của Đảng Công dân ủng hộ dân chủ Alan Leong, là sự hoàn toàn tách biệt giữa hai hệ thống pháp lý của Đại lục và Hồng Kông. Trong khi với hệ thống pháp luật của Hồng Kông, cảnh sát phải tuân thủ luật pháp, thì tòa án ở đại lục phục vụ cho “nâng cao quyền lực cai trị của ĐCSTQ”.

Vào ngày 25/5, Hiệp hội Luật sư Hồng Kông đã ban hành một tuyên bố nhấn mạnh “một số điểm đáng lo ngại và có vấn đề” đối với dự thảo luật. Luật Cơ Bản, hiến pháp nhỏ của Hồng Kông, chỉ trao cho quốc hội Trung Quốc (Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc TQ) quyền ban hành luật trong phạm vi các vấn đề liên quan đến quốc phòng và đối ngoại, cũng như các vấn đề khác nằm ngoài phạm vi quyền tự trị của Hồng Kông, chứ không phải an ninh quốc gia.
“Đề xuất [luật an ninh] hiện tại… đã thực sự vi phạm mọi quy định của các thỏa thuận ban đầu”, ông Leong nói.

Maggie Chan, một đại biểu Hồng Kông tại Quốc hội Trung Quốc, thậm chí còn đề xuất một ‘tòa án an ninh quốc gia‘ được thành lập tại đặc khu, với các thẩm phán Trung Quốc toàn quyền xét xử các vụ án.

“Đây là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được, và đó chính là đưa yếu tố ngoại lai vào hệ thống tư pháp của Hồng Kông”, ông Leong nói.

Trần Đạo Tường (Chen Daoxiang), chỉ huy đồn trú quân đội Trung Quốc tại Hồng Kông, cảnh báo qua truyền hình Trung Quốc rằng, quân đội Trung Quốc đã “sẵn sàng bảo vệ chủ quyền quốc gia”.

Trong khi đặc khu trưởng Carrie Lam ra sức thuyết phục người Hồng Kông vào ngày 26/5 rằng luật sẽ chỉ nhắm vào một số ít người liên quan đến khủng bố hoặc lật đổ, ông Wilson Leung từ Nhóm Luật sư Tiến bộ của Hồng Kông nói rằng những tuyên bố đó là “tuyệt đối sai sự thật” và “hoàn toàn là tuyên truyền mị dân”.

Với các nhân viên an ninh đại lục đến để thi hành ý chí của Bắc Kinh, Hồng Kông sẽ sớm thấy “các vụ giam giữ kiểu đại lục với tất cả các hành vi lạm dụng mà chúng ta đã thấy ở đại lục”, ông nói, lưu ý đến cuộc đàn áp đang tiếp diễn đối với các học viên Pháp Luân Công và giam giữ hàng loạt của người Duy Ngô Nhĩ ở các trại tập trung Tân Cương.

“Đó là bản chất của chế độ độc tài. Nó sẽ tuyên truyền rằng: ‘Ồ, đừng lo lắng về những điều luật khủng bố hoặc luật an ninh quốc gia này. Nếu bạn không làm gì sai, chúng tôi sẽ không nhắm vào bạn’”, ông nói. “Nhưng nếu quý vị đã thấy những gì đã xảy ra ở Trung Quốc, thì sự thực hoàn toàn ngược lại”.

Thiệt hại kinh tế
Bắc Kinh đang phạm phải một “sai lầm lớn” khi gây nguy hiểm cho vai trò của Hồng Kông như một trung tâm tài chính toàn cầu, Law Ka-chung, một giáo sư trợ giảng tại khoa kinh tế của Đại học Hồng Kông nói trong một cuộc phỏng vấn.

Niềm tin của nhà đầu tư vào luật pháp và quyền tự chủ của Hồng Kông đã ở mức thấp kỷ lục sau cuộc khủng hoảng dự luật dẫn độ năm ngoái, có thể sẽ tiếp tục đi theo quỹ đạo đi xuống, ông nói.

Law suy đoán rằng Bắc Kinh có thể không thực thi luật an ninh ngay lập tức – một động thái sẽ tạo ra một cú sốc bất ngờ có thể làm sụp đổ nền kinh tế địa phương. Nhưng thiệt hại do các điều khoản hà khắc của Trung Quốc sẽ thể hiện trong dài hạn, ông nói.

Ông cũng dự đoán rằng việc di cư quy mô lớn ra khỏi Hồng Kông có thể diễn ra, tương tự như khi lãnh thổ được trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997.

Luật này có thể sẽ mang lại sự bất ổn lâu dài và gia tăng khoảng cách xã hội khi tăng trưởng kinh tế của Hồng Kông gắn kết hơn với đại lục: Người đại lục có thể thống trị các vị trí cấp cao trong các công ty, trong khi sự tham gia của nước ngoài vào các ngành có giá trị cao như kế toán, bảo hiểm và môi giới có thể giảm quy mô đáng kể, theo ông Law.

Với thông điệp của ngài Pompeo, “vị thế quốc tế” của đặc khu – gắn liền với bản sắc riêng biệt của nó với Trung Quốc đại lục – đang bị đe dọa.

Trước đây, theo luật của Hoa Kỳ, Hồng Kông có các đặc quyền đặc biệt trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư và nhập cư. Thành phố này cũng là một trong những thị trường xuất khẩu lớn của Hoa Kỳ về rượu vang, thịt bò và các sản phẩm nông nghiệp.

“Một khi [luật] này thực sự đi vào con đường mà ĐCSTQ đang đe dọa sẽ đẩy nó vào, nó sẽ khuấy động và di dời rất nhiều cộng đồng doanh nghiệp đang báo động vào thời điểm này”, ông Samuel Chu, người sáng lập và giám đốc điều hành nhóm vận động Hội đồng Dân chủ Hồng Kông có trụ sở tại Washington nói. “Một khi nó thực sự khiến cộng đồng doanh nghiệp hoảng sợ, nó sẽ nhìn thấy thiệt hại khi họ thực hiện các động thái để bảo vệ bản thân về lâu dài”.

Phần lớn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc được chuyển đến qua Hồng Kông. Không dễ cho Bắc Kinh tìm kiếm một sự thay thế khi tình trạng Hồng Kông rớt xuống. “Bắc Kinh đã có chương trình nghị sự xây dựng [trung tâm tài chính] Thượng Hải từ lâu – vào đầu những năm 2000”, Law nói. “Tuy nhiên, sau 10 đến 20 năm, họ vẫn không thể đưa Thượng Hải trở thành trung tâm tài chính quốc tế”.

Tương lai của Hồng Kông được như thế nào sẽ dẫn đến những hậu quả đối với thế giới, theo Leung, một luật sư Hồng Kông.

“Hồng Kông thực sự là một tiền tuyến trong cuộc đấu tranh giữa thế giới tự do và thế giới độc tài”, ông nói. “Nếu Hồng Kông sụp đổ, thì bạn có thể chắc chắn rằng, tiếp theo sẽ là Đài Loan,… rồi rất sớm thôi, bạn sẽ thấy [ĐCSTQ] lan ra khắp thế giới”.

Bài viết của Eva Fu, The Epoch Times ngày 27/5,
Annie Wu đã đóng góp cho báo cáo,
Hương Thảo dịch và biên tập

Anh xem xét cấp quốc tịch cho công dân Hong Kong nếu TQ áp dụng luật an ninh

Friday, May 29th, 2020

Vương quốc Anh có thể cấp cho người mang hộ chiếu Anh (ở nước ngoài – BNO) ở Hong Kong một con đường để có quốc tịch Anh nếu Trung Quốc không đình chỉ các kế hoạch thông qua luật an ninh quốc gia, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab nói.


Biểu tình nổ ra ở Hong Kong sau khi TQ công bố dự luật an ninh quốc gia-AFP
Có 300.000 người mang hộ chiếu BNO ở Hong Kong.

Họ có quyền đến Vương quốc Anh trong vòng tối đa sáu tháng mà không cần thị thực.

uyên bố của ông Raab được đưa ra sau khi Anh, Mỹ, Úc và Canada công bố lên án chung đối với luật an ninh của Bắc Kinh.

Luật an ninh – đã được quốc hội Trung Quốc thông qua – quy định hành động làm suy yếu chính quyền Bắc Kinh tại Hong Kong là tội hình sự.

Anh, Mỹ, Úc và Canada cho rằng áp đặt luật an ninh sẽ làm suy yếu nguyên tắc “một quốc gia, hai hệ thống” đã được thống nhất trước khi Hong Kong được Anh bàn giao cho Trung Quốc vào năm 1997.

Nguyên tắc được thỏa thuận này đảm bảo cho Hong Kong một số quyền tự do vốn không tồn tại ở Trung Quốc đại lục.

Ông Raab nói gì?

PA MEDIA-Ông Raab nói giới hạn thời gian thăm Anh của công dân Hong Kong có hộ chiếu BNO có thể được bãi bỏ
Hộ chiếu Anh (ở nước ngoài) được Anh cấp cho người dân ở Hong Kong trước khi chuyển giao Hong Kong cho Trung Quốc vào năm 1997.

Thông báo về việc có thể có sự thay đổi trong chính sách, ông Raab cho biết giới hạn sáu tháng đối với các lần lưu trú tại Anh đối với những người có BNO sẽ bị hủy bỏ.

“Nếu Trung Quốc tiếp tục đi theo con đường này và thực thi luật an ninh quốc gia, chúng tôi sẽ xóa giới hạn sáu tháng đó và cho phép những người mang hộ chiếu BNO đến Vương quốc Anh và nộp đơn xin làm việc và học tập trong thời gian 12 tháng và chính điều này sẽ cung cấp một con đường để trở thành công dân tương lai,” ông nói.

Phóng viên ngoại giao của BBC James Landale nói rằng tại Bắc Kinh, lời đe dọa này sẽ được coi là một sự leo thang và có khả năng thúc đẩy một phản ứng mạnh mẽ.

Trung Quốc có thể không bận tâm nếu một số nhà vận động ủng hộ dân chủ trốn sang Anh nhưng sẽ lo ngại nếu để mất những người tài năng tạo ra sự giàu có, phóng viên BBC nói.

Một số nghị sĩ muốn Vương quốc Anh đi xa hơn và cung cấp quyền công dân tự động. Nghị sĩ bảo thủ Tom Tugendhat, chủ tịch ủy ban đối ngoại Hạ viện Anh, cho biết những người nắm giữ BNO nên có quyền tự động sống và làm việc tại Vương quốc Anh.

Chính phủ trong quá khứ đã từ chối lời kêu gọi trao đầy đủ quyền công dân cho những người có BNO ở Hong Kong.

Năm ngoái, hơn 100.000 người ở Hong Kong đã ký một bản kiến nghị kêu gọi được hưởng toàn quyền. Chính phủ Anh đã trả lời bằng cách nói rằng chỉ có công dân Vương quốc Anh và một số công dân Khối thịnh vượng chung mới có quyền ở lại Anh và trích dẫn một bản đánh giá năm 2007 cho biết việc trao quyền công dân đầy đủ cho BNO sẽ vi phạm thỏa thuận thông qua đó Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc .

Tuy nhiên, vào năm 1972, Vương quốc Anh đã xin tị nạn cho khoảng 30.000 người gốc Ấn ở Uganda (Ugandan Asians) có hộ chiếu Anh sau khi nhà cầm quyền quân sự lúc đó là Idi Amin ra lệnh cho khoảng 60.000 người gốc Ấn rời đi. Vào thời điểm đó, một số nghị sĩ cho biết Ấn Độ nên có trách nhiệm với người tị nạn, nhưng Thủ tướng Edward Heath nói rằng Vương quốc Anh có nghĩa vụ phải chấp nhận họ.

Biểu tình Hong Kong: Chúng tôi sẽ không bỏ cuộc dễ dàng

Những phản ứng khác?
Bà Lisa Nandy trước đó nói rằng Vương quốc Anh phải mạnh mẽ hơn với Bắc Kinh.

Đề cập đến luật an ninh, bà nói với BBC: “Đây là lần gần đây nhất trong một loạt nỗ lực của Trung Quốc bắt đầu làm xói mòn tuyên bố chung mà Anh đã thỏa thuận với chính phủ Trung Quốc khi chúng tôi bàn giao Hong Kong, và bảo vệ vị thế đặc biệt của Hong Kong.”

“Chúng tôi muốn thấy chính phủ Anh thực sự hành động ngay bây giờ,” bà nói.

Cựu Ngoại trưởng Jeremy Hunt cho biết Vương quốc Anh nên tập hợp một liên minh các quốc gia để tránh thảm kịch trên lãnh thổ Hong Kong

Ông nói với BBC: “Đây chắc chắn là giai đoạn nguy hiểm nhất từng có trong điều khoản của thỏa thuận đó.

“Với tình trạng pháp lý đặc biệt của chúng tôi, Anh hiện có trách nhiệm phải kêu gọi liên kết liên minh quốc tế và làm những gì chúng ta có thể để bảo vệ người dân Hong Kong.”

Hôm thứ Năm, phát ngôn viên chính thức của Thủ tướng Boris Johnson nói trong một cuộc họp ngắn tại Westminster: “Chúng tôi rất quan tâm đến luật pháp của Trung Quốc liên quan đến an ninh quốc gia ở Hong Kong.

“Chúng tôi đã nói rất rõ ràng rằng các rủi ro của luật an ninh sẽ làm suy yếu nguyên tắc một quốc gia, hai thể chế.

“Chúng tôi đang liên lạc chặt chẽ với các đối tác quốc tế về vấn đề này và Ngoại trưởng Anh đã nói chuyện với Ngoại trưởng Hoa Kỳ [Mike] Pompeo đêm qua.”

Ông nói thêm: “Các bước được thực hiện bởi chính phủ Trung Quốc đặt Tuyên bố chung dưới mối đe dọa trực tiếp và làm suy yếu mức độ tự trị cao của Hong Kong.”

Hôm thứ Tư, ông Pompeo nói rằng luật an ninh được áp dụng ở Hong Kong có nghĩa Hong Kong không còn có thể được coi là có “mức độ tự trị cao” đối với Trung Quốc đại lục.

Điều này có thể dẫn đến việc Hong Kong bị đối xử giống như Trung Quốc đại lục theo luật của Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng lớn đối với vị thế là trung tâm thương mại quốc tế của Hong Kong.

Source: BBC News

Chiến hạm Mỹ áp sát Hoàng Sa

Friday, May 29th, 2020

Tàu khu trục USS Mustin tuần tra tự do hàng hải gần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

“Hôm 28/5, tàu USS Mustin đã thực thi quyền tự do hàng hải ở quần đảo Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế”, đại úy Anthony Junco, phát ngôn viên Hạm đội 7 của hải quân Mỹ, cho biết trong một tuyên bố. “Bằng hoạt động này, Mỹ thể hiện rằng các vùng biển trên nằm ngoài những gì Trung Quốc có thể tuyên bố là lãnh hải về mặt pháp lý”.

Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Mustin đã đi qua trong phạm vi 12 hải lý quanh đảo Phú Lâm và đảo Đá Tháp thuộc quần đảo Hoàng Sa, một quan chức hải quân Mỹ nói.

Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1974 và triển khai trái phép lực lượng đồn trú tại đây. Quân đội Trung Quốc xây dựng một đường băng phi pháp trên đảo Phú Lâm và từng cho máy bay ném bom chiến lược hạ cánh trên đảo.


Tàu chiến mang tên lửa dẫn đường USS Mustin đi qua Biển Đông hôm 28/5. Ảnh: US Navy

Hải quân Mỹ tháng trước hai lần điều tàu chiến thách thức yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam, và tiến hành hoạt động tương tự gần Hoàng Sa hồi tháng 3.

Lầu Năm Góc tiết lộ một tàu Trung Quốc ngày 14/4 có “hành động không an toàn và không chuyên nghiệp” gần tàu USS Mustin khi chiến hạm này “đang tiến hành các hoạt động bình thường trong vùng biển quốc tế”, theo phát ngôn viên của Lầu Năm Góc Dave Eastburn.

Hoạt động của tàu chiến Mỹ diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ – Trung leo thang căng thẳng do đại dịch Covid-19 và dự luật an ninh Hong Kong. Quân đội Mỹ cáo buộc Trung Quốc tìm cách lợi dụng đại dịch để giành lợi thế quân sự và kinh tế trong khu vực.

Hoạt động tự do hàng hải của Mỹ cũng diễn ra sau khi tờ Global Times hôm 19/5 đưa tin hải quân Trung Quốc sử dụng công nghệ mới để trồng rau ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Chuyên gia Chen Xiangmiao thuộc Viện nghiên cứu Quốc gia Trung Quốc về Biển Đông cho rằng việc trồng và thu hoạch rau ở Hoàng Sa là tiền đề để tiến hành thêm các hoạt động như nuôi lợn, gà.

Chen tuyên bố đây là điều kiện cho thấy Phú Lâm là đảo bởi nó “có khả năng duy trì điều kiện cho con người đến ở và có đời sống kinh tế riêng”, nhằm chối bỏ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực năm 2016 rằng hầu hết các thực thể ở Biển Đông đều không được coi là đảo theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và không có đầy đủ các vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa như lãnh thổ đất liền.

Trong họp báo thường kỳ hôm qua, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt khẳng định mọi hoạt động tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không có sự cho phép của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và luật pháp quốc tế.

“Chúng tôi đã nhiều lần nêu rõ Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế”, ông Việt nói.

Việt Nam cũng nhiều lần đề nghị Trung Quốc dừng các hành động trái phép, làm phức tạp thêm tình hình, đe dọa hòa bình và ổn định tại Biển Đông. Hồi cuối tháng ba, Việt Nam gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc phản đối yêu sách chủ quyền vô lý của Trung Quốc.

Huyền Lê-VNE (Theo CNN)

Nam sinh 13 tuổi nhận bốn bằng cao đẳng

Thursday, May 28th, 2020

(MỸ)-Sau hai năm theo học Cao đẳng cộng đồng Fullerton, bang California, Jack Rico, 13 tuổi, nhận bốn bằng cao đẳng liên kết và dự định đăng ký Đại học Nevada.

Jack Rico là sinh viên trẻ tuổi nhất tốt nghiệp trong lịch sử 107 năm của Cao đẳng cộng đồng Fullerton. Em nhận bốn bằng cao đẳng liên kết các chuyên ngành: Lịch sử học, Hành vi con người, Hành vi xã hội và Khoa học xã hội.

Rico chia sẻ trong hai năm theo học cao đẳng, khó khăn lớn nhất là phải nghiên cứu bốn chuyên ngành cùng lúc nhưng vẫn duy trì điểm học tập tuyệt đối là 4.0. “Cháu thích học những điều mới lạ. Cháu muốn biết nhiều hơn về thế giới hoặc những điều con người có thể nghiên cứu”, Rico nói.

Chia sẻ về phương pháp học tập, Rico cho biết cần quản lý tốt thời gian và chăm chú lắng nghe bài giảng của thầy cô.

Jack Rico tốt nghiệp cao đẳng Fullerton khi mới 13 tuổi. Ảnh: Ru Andrade.

Cao đẳng Fullerton có khoảng 21.000 sinh viên. Hiệu trưởng Greg Schulz nhận xét Rico luôn nổi bật giữa đám đông vì vào cao đẳng khi còn nhỏ tuổi và trẻ hơn các bạn cùng lớp, cùng khóa. “Rico ngày càng thông minh, trưởng thành. Tôi rất vui vì em học tập và phát huy khả năng tại Fullerton”, Hiệu trưởng Schulz nói.

Ru Andrade, mẹ của Rico, chia sẻ nhận thấy con trai đặc biệt khi sắp tròn bốn tuổi. Bà mẹ hỏi Rico muốn được tặng quà gì trong ngày sinh nhật và cậu bé trả lời muốn đến thăm Nhà Trắng. Nghĩ con trai đang đùa, Andrade nói nếu Rico ghi nhớ tên các tổng thống, cậu bé sẽ được đi.

Một tuần sau, Rico nói với mẹ: “Mẹ ơi, con biết tên các vị tổng thống từ trước rồi, giờ con đã ghi nhớ thêm tên các vị phó tổng thống. Chúng ta có thể đi chưa hả mẹ?”. Câu nói của Rico khiến Andrade bất ngờ, nhận ra con trai có điểm khác biệt so với bạn bè đồng trang lứa.


Jack Rico đến lớp học ở Cao đẳng cộng đồng Fullerton. Ảnh: Ru Andrade.

Từ năm 4 đến 11 tuổi, Rico được giáo dục tại nhà. Lễ tốt nghiệp của Fullerton là buổi lễ đầu tiên em tham dự tại trường học nhưng bị hủy vì Covid-19. Thay vào đó, gia đình Rico tổ chức tiệc tại nhà để ăn mừng thành tích của em.

Mùa thu này, Rico sẽ tiếp tục nghiên cứu Lịch sử học tại Đại học Nevada, bang Nevada. “Cháu mới 13 tuổi nên chưa khám phá hết mọi điều trong cuộc sống. Cháu vẫn đang cố gắng khám phá sở thích và tìm ra điều muốn làm”, Rico nói.

Tú Anh-VNE (Theo CNN)

Hoài nghi về nhà thầu Trung Quốc trên toàn cầu

Thursday, May 28th, 2020

Các nhà thầu xây dựng Trung Quốc nở rộ cùng Sáng kiến Vành đai và Con đường, nhưng chất lượng công trình hay nguồn vốn thường xuyên bị nghi ngờ.

Các nhà thầu xây dựng Trung Quốc đang nổi lên trên toàn cầu trong hơn một thập kỷ qua, một phần nhờ dựa vào Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng. Chỉ tính riêng trong năm 2018, họ chiếm gần 1/4 tổng doanh thu ngành xây dựng quốc tế.

Công nhân Trung Quốc tại một công trường ở Lubango, Angola, hồi năm 2014. Ảnh: Reuters.

Trong nửa đầu năm 2019, họ đã ký được các hợp đồng trị giá 87 tỷ USD tại những khu vực có dự án thuộc khuôn khổ BRI. Họ cũng tham gia vào các dự án năng lượng, cơ sở hạ tầng và khai khoáng trị giá 6,7 tỷ USD tại châu Mỹ Latinh, nơi mới trở thành một phần của BRI từ năm 2017.

Nhà thầu Trung Quốc hiện liên quan tới rất nhiều dự án khác nhau, từ xây dựng cơ sở hạ tầng truyền thống tới bất động sản, công nghệ, giáo dục và y tế, hầu hết ở châu Á, châu Phi và Trung Đông.

Dù nhanh chóng tăng trưởng về quy mô, nhiều nhà thầu Trung Quốc lại đang bị dư luận quốc tế hoài nghi về chất lượng công trình cũng như năng lực thi công.

Tại Campuchia, Ủy ban Kiểm tra Chất lượng Công trình hồi giữa năm ngoái đã bày tỏ quan ngại về an toàn xây dựng ở tỉnh Preah Sihanouk, khi họ ra lệnh phá dỡ 23 tòa nhà, cải tạo 166 công trình và phát hiện 381 dự án xây dựng thiếu các giấy tờ cần thiết.

Động thái trên được thực hiện sau vụ sập tòa nhà 7 tầng ở thành phố Sihanoukville vào tháng 6/2019 khiến 28 công nhân thiệt mạng. Trong một báo cáo, ủy ban cho hay hầu hết các công trình trong tỉnh đều không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và sử dụng vật liệu xây dựng kém chất lượng.

“Hầu hết chủ công trình là những nhà đầu tư Trung Quốc, không hiểu về thủ tục xin cấp phép xây dựng”, báo cáo lưu ý. “Một số người khởi công dự án trước cả khi giấy phép được phê duyệt do giá thuê đất cao”.

“Một số công ty xây dựng và nhà thầu không cung cấp đủ trang thiết bị bảo hộ cho công nhân, trong khi năng lực quản lý tại công trường còn yếu kém”, báo cáo nhấn mạnh. “Các kiến trúc sư, tư vấn giám sát thường không có bằng cấp chuyên môn”.

Theo nhà chức trách, tòa nhà bị sập hồi tháng 6 năm ngoái thuộc sở hữu của chủ đầu tư Trung Quốc và được xây dựng khi chưa đủ giấy phép. Chính quyền địa phương đã nhiều lần yêu cầu ngừng thi công nhưng nhà thầu phớt lờ.

Tại châu Phi, Trung Quốc là ông lớn có tiềm lực mạnh nhất trong ngành xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng. Các công ty Trung Quốc đang xây dựng hàng loạt con đường, bến cảng, sân bay cùng những cơ sở hạ tầng giao thông khác trên khắp châu lục, chiếm 62% thị phần ngành xây dựng của khu vực.

Nhà thầu Trung Quốc thường đưa ra giá chào thầu thấp hơn các đối thủ khoảng 20% nhờ hưởng lợi từ những khoản trợ cấp của Bắc Kinh và chế độ ưu đãi đặc biệt ở nhiều nước châu Phi, nơi họ thường được miễn một số quy định về thị thực và thuế, theo tổ chức quốc tế Các nhà thầu châu Âu (EIC), trụ sở ở Berlin.

Tuy nhiên, theo bình luận viên Andrew Alli từ Quartz Africa, những dự án do các nhà thầu Trung Quốc thi công thường đối mặt với hàng loạt chỉ trích liên quan đến chất lượng công trình. Ngoài ra, các dự án do nhà thầu Trung Quốc thi công thường đi kèm với những điều khoản có thể gây bất lợi lớn cho nước sở tại.

Năm ngoái, Kenya và Uganda, hai quốc gia ở Đông Phi, bất ngờ rơi vào thế trở tay không kịp khi Bắc Kinh ngừng giải ngân khoản vay trị giá 4,9 tỷ USD để xây dựng tuyến đường sắt kết nối hai nước.

Trung Quốc giờ đây là nhà tài trợ vốn vay xây dựng hạ tầng lớn nhất ở châu Phi. Với nhu cầu đầu tư phát triển hạ tầng lên đến 130-170 tỷ USD mỗi năm, các chính phủ ở châu Phi rất sẵn sàng tiếp nhận những khoản vay từ Trung Quốc để lấp khoảng trống vốn đầu tư. Dù vậy, giới chuyên gia cảnh báo các quốc gia châu Phi cần cảnh giác trước “bẫy nợ” từ Trung Quốc.

Hơn hai thập kỷ qua, Bắc Kinh đã đẩy mạnh chiến dịch cho vay toàn cầu, đổ vào các nước nghèo hàng trăm tỷ USD, nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng và trở thành một siêu cường kinh tế – chính trị.


Chủ tịch Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Rwanda Paul Kagame tại Rwanda, hồi tháng 7/2018. Ảnh: Reuters.

Nhiều chuyên gia quốc tế đã gọi đây là “chiến lược bẫy nợ”, khi các nước để vay được tiền từ Trung Quốc cho các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn đã phải “thế chấp” bằng cảng biển, mỏ khoáng sản hoặc những tài sản có giá trị khác.

Đứng đầu trong chiến dịch cho vay nợ của Trung Quốc là BRI. Kể từ khi sáng kiến này bắt đầu năm 2013, Trung Quốc đã cho vay 350 tỷ USD, trong đó phần lớn nước đi vay được xem là “con nợ” có rủi ro cao.

Ở khu vực Trung Đông, đại diện các công ty, tập đoàn xây dựng Israel hồi đầu tháng đã đệ đơn lên Tòa án Tối cao cáo buộc những nhà thầu, công ty Trung Quốc hoạt động tại nước này đang lách luật chống độc quyền nhằm kiểm soát toàn bộ ngành.

Kiến nghị của Hiệp hội các Nhà xây dựng Israel (IBA) cho rằng chính phủ đã phớt lờ thực tế rằng các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng Trung Quốc đang hoạt động tại Israel đều thuộc sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp của chính phủ Trung Quốc. Bên kiến nghị cáo buộc hơn 100 tập đoàn Trung Quốc tại Israel tạo nên một “mô hình đa cấp phức tạp” cần được giám sát, kiểm soát chặt chẽ.

“Chúng tôi đã có vài trải nghiệm không hay với các công ty Trung Quốc”, Ian Khama, tổng thống Botswana, nói trong cuộc phỏng vấn năm 2013. “Có thể bạn không muốn làm mếch lòng một cường quốc, nhưng để một cường quốc đầu tư vào nước mình chẳng có nghĩa lý gì nếu các khoản đầu tư đó không mang lại điều tốt đẹp nào”.

Vũ Hoàng-VNE (Theo DW, Quartz, SCMP, Khmer Times)

Biển Đông: Tham vọng Trung Quốc và chiến lược Việt, Mỹ thời Covid-19

Thursday, May 28th, 2020

Chiến lược quốc gia chính của TQ từ nay đến năm 2045 là tăng cường sức mạnh mềm, hiện đại hóa quân đội, và trở thành một nước có sức ảnh hưởng trên trường quốc tế.


GETTY IMAGES

Để làm được điều này, Trung Quốc sẽ nỗ lực làm giảm ảnh hưởng và sự hiện diện của Mỹ, làm suy yếu các đồng minh của Mỹ, bắt nạt các nước láng giềng và giành quyền kiểm soát trên Biển Đông.

Thông tin này được bà Bonnie Glaser, Cố vấn Cấp cao về châu Á và Giám đốc Dự án Sức mạnh Trung Quốc tại Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đưa ra tại cuộc trao đổi trực tuyến tại ĐSQ Mỹ ở Hà Nội với báo giới hôm 27/5 về chủ đề An ninh Khu vực Biển Đông giai đoạn Covid-19.
Theo bà Bonnie Glaser, mục tiêu quốc gia của ông Tập Cận Bình đến năm 2045 là đưa Trung Quốc trở thành một nước xã hội chủ nghĩa hiện đại, có ảnh hưởng toàn cầu, là lãnh đạo tiên phong về đổi mới, với lực lượng quân đội hùng mạnh nhất.
Liệu Trung Quốc có đang tranh thủ đại dịch Covid-19 để tăng cường gây sức ép trên Biển Đông nhằm tăng tốc cho tham vọng bá chủ của mình? Và Việt Nam, các nước có chung lợi ích trong khu vực, cùng các cường quốc như Mỹ, có thể làm gì để đương đầu với Trung Quốc?

BBC News Tiếng Việt ghi lại các điểm chính mà bà Bonnie Glaser đưa ra để trả lời câu hỏi của báo giới quanh các vấn đề này.

(Bà Bonnie Glaser, Cố vấn Cấp cao về châu Á của Mỹ)
“Mỗi nước phải tự xác định đi theo lập trường nào để thiết lập quan hệ với các nước có cùng chí hướng mà không phải chống lại Trung Quốc.”

TQ lợi dụng Covid-19 để tăng cường hoạt động trên Biển Đông?
Theo bà Bonnie Glaser, quan điểm này được một số người đưa ra, nhưng bà cho rằng những gì Trung Quốc tiến hành trên Biển Đông trong thời gian dịch bệnh không có gì khác với những gì họ đã làm trước đây.

“Ví dụ như việc Trung Quốc đưa tàu thăm dò tới khu vực ngoài khơi Malaysia, việc đưa tàu thăm dò địa chất Hải Dương tới khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam, rõ ràng không có sự liên quan của Covid-19. Đó là những thứ mà Trung Quốc đã luôn luôn thực hiện. Thậm chí việc Trung Quốc đánh chìm tàu cá Việt Nam vừa qua cũng không phải là cái gì mới. Trung Quốc thỉnh thoảng vẫn đánh chìm các tàu cá nước ngoài nếu họ nghĩ các tàu cá này có vẻ khiêu khích họ theo cách nào đó.”

“Hành động của Trung Quốc đôi khi có thể hiểu được rằng, không phải họ đang tận dụng tình huống, mà là việc họ phản ứng lại các tình huống mà họ cho là khiêu khích họ từ các nước khác.”

Việt Nam và chính sách với Mỹ?

Trước câu hỏi Việt Nam có nên và có thể nâng tầm quan hệ đối tác toàn diện vỡi Mỹ thành quan hệ đối tác chiến lược, trong khi luôn tuyên bố trung thành với chính sách ‘4 không’, bà Bonnie Glaser cho hay:

“Việt Nam không phải là nước duy nhất có chính sách ‘không liên lết với nước này để chống nước kia’. Nhiều nước trên thế giới cũng có chính sách tương tự. Mỗi nước phải tự xác định đi theo lập trường nào. Bạn có thể thiết lập quan hệ quân sự với nước này, và thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với nước kia, chẳng hạn với Mỹ, đó là một ví dụ, mà không phải chống lại Trung Quốc.”

“Việt Nam có thể cho phép lực lượng cứu trợ của Mỹ hoạt động tại nước mình khi có thảm họa thiên nhiên, hoặc tham gia diễn tập quân sự với Mỹ. Những hoạt động này cũng gửi tín hiện tới Trung Quốc về các lo ngại chung mà các nước chia sẻ, như về sự bắt nạt của Trung Quốc với Việt Nam và các nước khác trong việc khai thác năng lượng ở vùng đặc quyền kinh tế trên Biển Đông.”

“Mỗi nước cần tìm ra cho mình một ‘khu vực an toàn’ để ra tín hiệu rằng không liên kết với nước này để chống nước kia, nhưng vẫn có thể hợp tác cùng các nước khác để bảo vệ lợi ích của mình. Tôi cho rằng điều này cũng đã được nhìn thấy trên thực tế, qua việc Mỹ gửi tàu sân bay thăm cảng ít nhất hai lần tới Việt Nam vừa qua. Việt Nam có thể xem xét mở rộng hoạt động này với Mỹ. Vì đó là tín hiệu gửi tới Trung Quốc rằng Việt Nam vẫn có lựa chọn khác, nếu Việt Nam thực sự muốn tác động và thay đổi thái độ của Trung Quốc.”

Ý nghĩa việc Mỹ mời VN tham gia RIMPAC 2020
Theo bà Bonnie Glaser, tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) là hoạt động hợp tác tập trận chung của các nước có chung quan điểm, cùng chia sẻ các nguyên tắc chung về tôn trọng trật tự thế giới, chia sẻ mối quan tâm chung về các giải pháp hòa bình, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nước theo luật quốc tế. Các nước này cùng nhóm lại, cùng tập luyện các kỹ năng cần thiết phục vụ cho lực lượng hải quân. Do đó đây là cơ hội “rất quan trọng cho Việt Nam”.

“Bởi đây là cơ hội quan trọng để Việt Nam ra tín hiệu rằng Việt Nam muốn trở thành một thành viên linh hoạt với nhóm các nước có cùng chí hướng, mà không cần phải chính thức ‘liên kết’ với nước nào. Mà chỉ là một nhóm các nước có mối quan tâm chung cùng nhóm lại để nâng cao các kỹ năng, năng lực hải quân cần thiết. Đây thực sự là cơ hội tốt cho Việt Nam.”

Vai trò Chủ tịch ASEAN giúp gì cho VN?
Bà Bonnie Glaser đánh giá rằng việc Việt Nam trở thành Chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc năm 2020 là cơ hội tốt để đương đầu với Trung Quốc trên Biển Đông. Tuy nhiên có một số bất lợi mà Việt Nam cần vượt qua để phát huy tốt vai trò của mình do đây là thời điểm dịch Covid-19 đang hoành hành.

Biển Đông: Các bản đồ cổ giúp gì VN trong cuộc chiến pháp lý với TQ?

Bennet Murray: Việt Nam có ‘đồng minh’ mới trên Biển Đông?

Biển Đông: VN làm gì để giữ chủ quyền khi ‘ở vào thế yếu’?

“Luôn luôn có cơ hội cho các nước đóng vai trò Chủ tịch ASEAN trong vấn đề Biển Đông. Thật không may là năm nay chúng ta lại đang đối mặt với dịch bệnh Covid-19, và điều này có vẻ như làm chậm lại các tiến trình đàm phán COC. Nhưng hi vọng là Việt Nam vẫn có thể tổ chức các cuộc đàm phán để hợp tác online với các quốc gia khác.”

“Tôi hi vọng là sẽ có thêm các quan điểm chung được củng cố giữa các quốc gia ASEAN về việc làm thế nào để đối phó với Trung Quốc. Đó là một thách thức lớn. Nhưng ASEAN cần phải nói chuyện với nhau về cái gì là quan trọng nhất của một bộ COC. Bởi vì nếu chỉ đơn giản đàm phán COC với TQ mà không hiểu được cái quan trọng nhất là gì thì Trung Quốc có thể nắm quyền điểu khiển giữa và trong các quốc gia ASEAN, có thể gây chia rẽ các quốc gia ASEAN.”

“Trung Quốc không quan tâm tới việc phục vụ một ASEAN thống nhất và đoàn kết, mà muốn một ASEAN chia rẽ và yếu kém. Do đó tôi hi vọng Việt Nam sẽ đóng vai trò của mình để củng cố một ASEAN mạnh mẽ hơn, để thúc đẩy một số quan điểm, và đưa đối thoại COC quay trở lại, để đảm bảo rằng có một số phản ứng chống lại một số đòi hỏi của Trung Quốc, chống lại một số ngôn ngữ mà Trung Quốc cố gắng đưa vào COC có thể gây bất lợi cho lợi ích của các quốc gia ASEAN thành viên,” bà Bonnie Glaser nói.

Việc kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế
“Theo tôi hiểu thì đây là một chủ đề mà Việt Nam đã nghĩ tới nhiều năm qua. Nhiều thông tin đã được thu thập, củng cố, và tôi được cho biết rằng Việt Nam luôn sẵn sàng bất cứ lúc nào, ngay khi có quyết định cuối cùng, để đưa vụ việc ra tòa,” bà Bonnie Glaser nhận định.

“Tôi chắc chắn rằng đã có những tranh luận ở Việt Nam về cái lợi, cái hại, cái được, cái mất của quyết định này… Và đó phải là quyết định cuối cùng mà Việt Nam cần tự mình đưa ra. Tôi cho rằng đó cũng là điều mà Trung Quốc lo lắng. Do đó nó thực sự tùy thuộc việc Việt Nam cần làm rõ ràng rằng có đúng là họ muốn đưa vụ việc ra tòa hay không. Và nếu Trung Quốc tiếp tục can thiệp vào chủ quyền biển của Việt Nam thì đến một lúc nào đó Việt Nam cần phải thực hiện điều này.”

Mỹ sẽ tiến xa tới mức nào trong việc đối đầu với TQ?
Theo bà Bonnie Glaser, không có một tiêu chuẩn chuẩn mực nào cho phản ứng của Mỹ với Trung Quốc. Bà phân tích:

“Tôi không nghĩ chính phủ Mỹ chuẩn bị trước rằng họ sẽ tiến bao xa trong việc đối đầu với Trung Quốc. Đó hẳn phải là bước cuối cùng mà Mỹ thực hiện. Bởi vì luôn có tính ngẫu nhiên trong các tình huống.”

“Nếu Trung Quốc muốn dùng vũ lực để chống lại một nước nào đó thì Mỹ hẳn sẽ xem xét xem có tham gia vào không? Một kịch bản mà tôi nghĩ tới là Trung Quốc dùng vũ lực quân sự để chặn tự do hàng hải trên khu vực tranh chấp trên Biển Đông, thì Mỹ sẽ phải xem xét để ra tín hiệu rằng các hành động này là không thể chấp nhận được.”

“Quyết tâm rõ ràng hơn hiện nay của Mỹ là sẵn sàng hơn trong việc hứng chịu các rủi ro có thể có với Trung Quốc hơn là Mỹ từng trong quá khứ. Tuy nhiên cũng rõ ràng rằng, Mỹ không muốn kết thúc trong xung đột leo thang hay trong các vụ đụng độ, va chạm với Trung Quốc… Mỹ muốn thấy sự khác biệt giữa hai bên được đặt xuống bàn thảo trong hòa bình, qua đối thoại. ”

“Trung Quốc cũng vậy, họ không muốn làm căng thêm xung đột với Mỹ. Các mục tiêu quốc gia của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu họ dự vào một cuộc chiến tranh với Mỹ. Trung Quốc muốn thắng mà không phải chiến tranh, dù điều này không có nghĩa là Trung Quốc không có các hành động khiêu khích.”

Bắc Kinh muốn gây ảnh hưởng tới VN trước thềm ĐH Đảng lần thứ 13?
Bà Bonnie Glaser cho hay bà không phân tích nội bộ chính trị của Việt Nam, nhưng bà tin rằng “Trung Quốc luôn muốn, và ngày càng cố gắng gây ảnh hưởng đến nội bộ chính trị của các nước khác.”

“Ví dụ tốt nhất là Úc. Chúng ta có thể thấy Trung Quốc đã rất kiên quyết trong việc can thiệp vào xã hội và chính trị nước này. Trong đó vài năm trước, Trung Quốc đã dùng tiền để xây đắp quan hệ với các chính trị gia trong Quốc hội Úc. Từ đó, Úc đã thông qua luật Đạo luật cấm các khoản đóng góp tài trợ chính trị từ nước ngoài có hiệu lực từ đầu tháng 1/2019. Đó chỉ là một ví dụ. Chúng ta có thể nhìn thấy vô vàn các ví dụ như vậy.”

“Covid-19 đã thực sự cho thấy một sự quyết tâm mới của Trung Quốc trong việc dùng tin giả và chính sách ngoại giao ‘chiến binh sói’ để buộc tội các quốc gia khác. Điều này thực sự đáng kinh ngạc, nó vốn không phải là điều chúng ta thường thấy trong quá khứ. Trung Quốc đã rất nỗ lực truyền bá các tin giả như ai tạo ra virus, ai là người khởi xướng, thậm chí tới mức họ còn truyền tin rằng Pháp bỏ mặc cho người dân chết trong nhà thương. Bằng cách nào đó họ nghĩ rằng những thông tin này phục vụ cho lợi ích của họ.”

“Do đó, chúng ta đang thấy các cách sáng tạo hơn của Trung Quốc trong nỗ lực can thiệp vào nội bộ chính trị Việt Nam, có thể qua truyền thông, qua can thiệp vào Facebook, Twitter… Việt Nam nên dự đoán trước những gì Trung Quóc có thể làm, và cố gắng xây dựng các rào chắn ở bất cứ lĩnh vực nào có thể để đảm bảo hệ thống chính trị đủ sức bền, đủ sức chịu đựng, và không dễ bị tổn thương từ các hoạt động can thiệp chính trị của Trung Quốc.”

Mỹ Hằng-BBC News

Xin Còn Gọi Tên Nhau – Đào Anh Thư | Nhạc Vàng Hải Ngoại

Tuesday, May 26th, 2020

Xin Còn Gọi Tên Nhau – Đào Anh Thư | Nhạc Vàng Hải Ngoại

Chiêm ngưỡng dinh thự xa hoa của các lãnh đạo thế giới

Sunday, May 24th, 2020

Không chỉ là nơi ở của các nguyên thủ quốc gia, các tòa nhà này còn là biểu tượng kiến trúc, nghệ thuật độc đáo được thiết kế xây dựng kỳ công.
Brazil


Dinh Alvorada ở Brasilia là nơi ở của mọi tổng thống Brazil. Dinh thự này được xây dựng hiện đại với hồ bơi phản chiếu và những bức tượng điêu khắc đầy nghệ thuật.

Dinh Alvorada nằm ở thủ đô Brasilia, trên một bán đảo bên rìa hồ Paranoa. Tòa nhà nằm trên diện tích rộng 7.000 m2, gồm có 3 tầng: tầng hầm, tầng lửng và tầng hai. Bên trong dinh thự được thiết kế đơn giản nhưng sang trọng được chia thành nhiều phòng riêng và có một hội trường lớn.

Pháp

Cung điện Élysée (hay Palais de l’Élysée) là nơi ở chính thức của tổng thống Pháp. Nơi này nổi tiếng với thiết kế xa xỉ, sử dụng rất nhiều đồ dát vàng.

Cung điện Elysée được thiết kế giống như 1 “pháo đài” với 365 phòng. Bên trong cung điện trưng bày hơn 200 bức tranh cùng gần 70 pho tượng quý giá.

Nhật Bản

Cung điện Hoàng gia nằm ở giữa Tokyo, nhưng bên trong giống như một công viên rộng lớn được bao quanh bởi một con hào và những bức tường đá dày. Công trình được xây dựng từ cuối thế kỷ 19 nhưng đã bị phá hủy một phần trong Thế chiến 2. Sau đó, tòa nhà đã được phục chế nguyên vẹn và trở thành nơi ở và làm việc của Hoàng gia Nhật.

Mỹ

Nhà Trắng, ở Washington, DC, có lẽ là nơi ở của tổng thống nổi tiếng nhất thế giới. Phòng Bầu dục là không gian làm việc chính thức của tổng thống. Đây là nơi Tổng thống Donald Trump trao đổi với các nhà ngoại giao, nhân viên, chức sắc và nguyên thủ quốc gia.

Nga

Điện Kremlin Moscow (nghĩa là: Pháo đài bên trong một thành phố) được xây dựng từ thế kỷ 14 đến 17 tại Nga. Công trình là nơi làm việc của các cơ quan tối cao của chính quyền Nga và là một trong những kiến trúc lịch sử, nghệ thuật độc đáo của quốc gia này.

Điện Kremlin Moscow là một tổ hợp pháo đài lịch sử nhìn ra Quảng trường Đỏ. Công trình được cấu thành từ 15 tòa nhà, 20 tòa tháp với tổng diện tích hơn 275.000 m2. Từ năm 1955, Kremli mở cửa cho khách vào tham quan và trở thành một viện bảo tàng ngoài trời. Điện Kremli được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1990.

Anh

Tòa nhà được xem là biểu tượng của chế độ quân chủ Anh từ năm 1837. Cung điện Buckingham có tổng cộng 775 phòng, bao gồm 52 phòng ngủ hoàng gia, 188 phòng ngủ nhân viên, 92 văn phòng và 78 phòng tắm. Hiện nữ hoàng Anh Elizabeth II vẫn đang sống cùng gia đình tại cung điện tráng lệ này.

Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, tổng thống hiện tại của Thổ Nhĩ Kỳ, cư trú tại Ak Saray (còn được gọi là Cung điện Trắng) ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ. Cung điện có giá 615 triệu USD và có hơn 1.100 phòng, (lớn hơn cả Nhà Trắng và cung điện Élysé của Pháp).

Đức

Cung điện Bellevue, một cung điện tân cổ điển ở giữa Berlin, là nơi ở chính thức của tổng thống Đức từ năm 1994.

Thương Minh-DT (Theo Thrillist)

Huế: Những SV đầu tiên nhận bằng tốt nghiệp sớm theo cách học tiến độ nhanh

Sunday, May 24th, 2020

Chiều 24/5 tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đã diễn ra lễ trao bằng tốt nghiệp đại học chính quy khóa 50 (2016-2020) theo tiến độ nhanh.

Đây là những sinh viên (SV) đầu tiên của khối Đại học Huế được nhận bằng tốt nghiệp sớm nhất, tạo điều kiện cho các em tìm được việc làm sớm hơn so với các SV trường khác.


PGS.TS. Trần Văn Hòa, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế, Đại học Huế phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp.

Có tổng số 432 SV nhận bằng, gồm 384 SV khóa 50 tốt nghiệp theo tiến độ nhanh và 48 SV các khóa khác đã được công nhận tốt nghiệp và nhận bằng cử nhân của trường Đại học Kinh tế.

Tổng số SV khóa 50 của trường học đến thời điểm hiện tại là 1.333 em, trong đó có 384 SV đã nỗ lực hết mình hoàn thành chương trình học và đã tốt nghiệp theo tiến độ nhanh.

Đại diện nhà trường cho biết, đã xây dựng khung chương trình riêng với các tín chỉ đặc thù, ưu thế để SV có thể học nhanh, nhằm có bằng tốt nghiệp ĐH sớm để dễ đi xin việc sớm.

Trong số này, có 23 SV tốt nghiệp đạt loại Xuất sắc, 139 đạt loại Giỏi, 219 đạt loại Khá. Tổng cộng có 99,2% SV khóa 50 này đạt loại Khá trở lên.


Các nữ sinh lưu lại khoảnh khắc đáng nhớ

PGS.TS. Trần Văn Hòa, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế, Đại học Huế chúc mừng các tân cử nhân đã vượt qua một chặng đường dài với nhiều thử thách để về tới đích. Sau khi các em ra trường, các thầy cô vẫn luôn dõi theo các em.

“Dù công tác ở đâu, thuộc lĩnh vực nào, mỗi chúng ta hãy nhiệt tình và vận dụng một cách sáng tạo những kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội của doanh nghiệp, địa phương và đất nước”, thầy Hòa nhắn nhủ.


Thế hệ tài năng của SV khóa 50 trường Đại học Kinh tế Huế

(Đại Dương-DT)

5 lĩnh vực “gai góc” nhất thổi bùng đối đầu Mỹ – Trung

Sunday, May 24th, 2020

Mối quan hệ Mỹ – Trung có nguy cơ leo thang căng thẳng khi dịch Covid-19 càng khoét sâu những mâu thuẫn vốn có giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Sau khoảng thời gian bình yên ngắn ngủi với việc ký kết thỏa thuận thương mại hồi tháng 1, quan hệ Mỹ – Trung đã xấu đi đáng kể trong những tháng gần đây. Đại dịch Covid-19 đã thổi bùng thêm căng thẳng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Bloomberg đã liệt kê 5 lĩnh vực được cho là “điểm nóng” trong cuộc đối đầu Mỹ – Trung hiện nay.

(Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: AFP))
Thương mại

Việc ký kết một thỏa thuận về kinh tế – thương mại hồi tháng 1 được dự đoán sẽ là khởi đầu mới cho mối quan hệ Mỹ – Trung, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố “mối quan hệ với Trung Quốc chưa bao giờ tốt đẹp như vậy”. Để thực thi thỏa thuận, Trung Quốc đồng ý dỡ bỏ các rào cản đối với hàng loạt nông sản nhập khẩu từ Mỹ, bao gồm thịt bò và gia cầm, tiếp tục mở cửa ngành tài chính và công bố chỉ dẫn về bảo vệ tài sản trí tuệ.

Trọng tâm của thỏa thuận là cam kết của Trung Quốc về việc mua thêm hàng hóa và dịch vụ từ Mỹ. Tuy nhiên, từ trước khi dịch Covid-19 bùng phát, giới phân tích đã hoài nghi về việc liệu các mục tiêu này có trở thành hiện thực hay không.

Hiện tại, khi cả nhu cầu của Trung Quốc cũng như năng lực sản xuất và vận tải của Mỹ đều giảm sút do dịch bệnh, cùng với đó là giá năng lượng và các hàng hóa khác đều giảm, các cam kết của Bắc Kinh trước đây dường như càng khó đạt được hơn. Trung Quốc được cho là đang ở vị trí khá xa để có thể đạt được các mục tiêu trong năm 2020.

Kevin Hassett, một trợ lý của Tổng thống Donald Trump, nói với CNBC rằng mặc dù Trung Quốc dường như tuân thủ thỏa thuận thương mại với Mỹ trước dịch Covid-19, song dịch bệnh đã làm khởi động lại mối quan hệ với Mỹ và “căng thẳng leo thang với Trung Quốc”. Nếu những căng thẳng này tiếp tục tăng lên, việc không đạt được các điều khoản có thể khiến thỏa thuận sụp đổ.

Đài Loan, Hong Kong

Mâu thuẫn kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc về vấn đề Đài Loan đã tăng nhiệt trong những tuần gần đây. Hai bên tranh cãi về việc liệu Đài Loan có thể tham gia cuộc họp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hay không, cũng như việc Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chúc mừng nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn khi bà nhậm chức nhiệm kỳ thứ 2.

Cho đến nay, Trung Quốc vẫn luôn coi Đài Loan là vùng lãnh thổ không thể tách rời và yêu cầu các nước, trong đó có Mỹ, tôn trọng nguyên tắc “Một Trung Quốc”.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc tuần này chỉ trích hành động trên của Ngoại trưởng Mỹ là “sai lầm và nguy hiểm”, đồng thời tuyên bố quân đội Trung Quốc sẽ “thực hiện tất cả biện pháp cần thiết để bảo vệ vững chắc” chủ quyền của Bắc Kinh. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng dọa sẽ đáp trả Washington.

Trong khi đó, các nghị sĩ đối lập tại Hong Kong cảnh báo vị thế trung tâm tài chính quốc tế của đặc khu này có thể gặp nguy hiểm sau khi Trung Quốc thông báo kế hoạch áp dụng luật an ninh quốc gia mới tại Hong Kong. Quốc hội Trung Quốc đã xác nhận kế hoạch thông qua dự luật này nhằm thiết lập “cơ chế thực thi để bảo đảm an ninh quốc gia” cho Hong Kong.

Theo AFP, Ngoại trưởng Mike Pompeo hồi đầu tháng thông báo Bộ Ngoại giao Mỹ đã hoãn báo cáo trước quốc hội về việc liệu Hong Kong có được hưởng đầy đủ quyền tự trị từ Trung Quốc để tiếp tục nhận các đối xử đặc biệt từ Mỹ hay không. Những đặc quyền về thương mại từ lâu đã giúp Hong Kong củng cố vị thế như một trung tâm tài chính toàn cầu.

Hong Kong đang phải đối mặt với một mùa hè bất ổn khi các cuộc biểu tình bùng phát trở lại nhằm phản đối tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc đại lục đối với đặc khu hành chính này.

Công nghệ

Trong những năm gần đây, chính quyền Mỹ liên tục áp lệnh trừng phạt các công ty công nghệ của Trung Quốc như Huawei, ZTE vì vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ. Washington liệt các công ty này vào danh sách đen và cáo buộc họ là mối đe dọa đối với an ninh Mỹ.

Trong động thái mới nhất, Bộ Thương mại Mỹ tuần trước yêu cầu bất kỳ nhà sản xuất chip nước ngoài nào sử dụng công nghệ của Mỹ phải có giấy phép trước khi bán sản phẩm cho các công ty, bao gồm Huawei và các hãng công nghệ lớn của Trung Quốc.

Đáp lại, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo cơ quan này phản đối quy định mới của Mỹ và sẽ thực hiện tất cả biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích của các công ty Trung Quốc.

Về phần mình, Huawei cũng cảnh báo động thái của Mỹ sẽ tác động đến ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu trong thời gian dài, từ đó dẫn đến xung đột và thiệt hại giữa các ngành công nghiệp cũng như sự nghi ngờ của các công ty nước ngoài đối với chính phủ Mỹ. Rốt cuộc, hành động này cũng gây tổn hại cho lợi ích của Mỹ.

Covid-19

Mỹ và Trung Quốc liên tục đưa ra các cáo buộc ngày càng mạnh mẽ nhằm vào nhau, liên quan tới cách xử lý dịch Covid-19. Tổng thống Trump ngày 14/5 để ngỏ khả năng cắt đứt toàn bộ quan hệ với Trung Quốc và tuyên bố không muốn nói chuyện với Chủ tịch Tập Cận Bình vào thời điểm này. Nhà lãnh đạo Mỹ ngày 18/5 cũng gửi thư cảnh báo WHO – tổ chức ông Trump cáo buộc quá thiên vị Trung Quốc.

Phát ngôn của Tổng thống Trump là một phần trong đòn tấn công của Mỹ nhằm vào Trung Quốc gần đây, bao gồm cáo buộc virus thoát ra từ một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán.

Các nhà ngoại giao và truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng đẩy mạnh chiến dịch nhằm bác bỏ các cáo buộc cho rằng Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm vì đã che đậy thông tin về đại dịch toàn cầu. Trung Quốc thậm chí đặt ra nghi vấn về việc liệu Vũ Hán có phải là nơi ghi nhận các ca nhiễm virus đầu tiên hay không. Thậm chí Bắc Kinh còn “tố ngược” Washington, cho rằng quân đội Mỹ đưa virus tới Vũ Hán.

Quan hệ tài chính

Ngay cả khi thỏa thuận thương mại song phương bảo đảm việc cho phép các công ty Mỹ tăng cường tiếp cận Trung Quốc, Washington vẫn đang tìm cách tăng cường kiểm soát các liên kết về tài chính và kinh tế giữa hai nước. Một quan chức tiết lộ với Reuters hồi đầu tháng rằng Mỹ đang đẩy mạnh nỗ lực để giảm bớt sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc.

Tuần này, Thượng viện Mỹ đã thông qua một dự luật với tỷ lệ ủng hộ áp đảo, có thể cấm các công ty Trung Quốc niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán Mỹ. Dự luật cấm bất kỳ công ty nào niêm yết cổ phiếu trên các sàn giao dịch Mỹ nếu các công ty này không tuân thủ theo quy định về kiểm toán của Mỹ trong 3 năm liên tiếp.

(Thành Đạt-DT-Theo Bloomberg, Reuters)