Archive for November, 2013

Thuận An Mang Tên Sử

Wednesday, November 27th, 2013

B-52 Hoa Ky thach thuc vung phong khong Trung Cong

Wednesday, November 27th, 2013

Hoa Kỳ vừa cho hai máy bay thả bom B-52 bay trên khu đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc gần đây lập vùng phòng không, theo quan chức Hoa Kỳ.
Trung Quốc lập vùng “nhận dạng phòng không” hôm thứ Bảy 23/11, nhấn mạnh rằng các máy bay đi vào vùng này phải tuân theo luật lệ, nếu không sẽ phải đối mặt với “các biện pháp phòng vệ khẩn cấp”.
Một phát ngôn viên của Ngũ giác Đài nói hai máy bay B-52 đã đi theo “thủ tục thông thường”.
Vùng đảo Điếu Ngư/Senkaku là nguyên nhân gây tranh chấp ngày càng căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
Nhật đã tuyên bố coi vùng phòng không của Trung Quốc là “không hề có giá trị”, và hai hãng hàng không lớn nhất nước này cũng thông báo sẽ chú ý tới yêu cầu của Tokyo không thi hành theo luật mới.
‘Thủ tục thông thường’

Vùng đảo không người ở Senkaku/Điếu Ngư là nguyên nhân gây căng thẳng Nhật – Trung từ nhiều năm qua
Đại tá Steve Warren từ Ngũ giác Đài nói Washington đã “cho thực hiện các hoạt động ở vùng đảo Senkaku”.
“Chúng tôi vẫn tuân theo các thủ tục thông thường, trong đó có việc không gửi hành trình bay, không liên lạc điện đàm trước và không đăng ký tần sóng của chúng tôi,” ông nói.
Cũng chưa thấy có phản ứng gì từ Trung Quốc, ông nói thêm.
Hai máy bay xuất phát từ đảo Guam hôm thứ Hai không mang theo vũ trang, là một phần của cuộc tập trận thường xuyên trong khu vực, theo quan chức Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ – hiện có khoảng 70.000 quân ở Nhật Bản và Nam Hàn – từng nói sẽ không tôn trọng các vùng mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Chuck Hagel gọi đây là “nỗ lực gây mất ổn định nhằm thay đổi hiện trạng trong khu vực”. Tòa Bạch ốc cũng cho đây là “hành động khiêu khích không cần thiết”.
Nhật Bản đã bày tỏ phản đối mạnh mẽ đối với hành động được coi là “leo thang” của Trung Quốc.
Đài Loan, cũng tuyên bố chủ quyền với khu đảo, cho rằng hành động của Trung Quốc rất đáng tiếc và cam kết quân đội nước này sẽ áp dụng các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc gia.
Hàng không Singapore và hãng Qantas của Úc đều nói rằng họ sẽ tuân theo luật mới của Trung Quốc.
Tuy nhiên, Úc đã cho triệu đại sứ Trung Quốc hôm thứ Ba 26/11 để bày tỏ phản đối về khu vực phòng không này.
Ngoại trưởng Úc Julie Bishop nói “thời điểm và cách hành xử” của Trung Quốc khi đưa ra tuyên bố trên là “không giúp ích gì cho những căng thẳng gần đây trong khu vực.”

Da Ta

Tuesday, November 26th, 2013

Da Ta

Y nghia cua Le Ta On tai Hoa Ky

Tuesday, November 26th, 2013

Ý nghĩa của Lễ Tạ Ơn tại Hoa Kỳ

Mỗi nền văn hóa, mỗi quốc gia đều có hướng dẫn về cách Tạ Ơn. Như Phật Giáo có 4 ơn trọng, bên Công Giáo có các Thánh Lễ Tạ Ơn Thiên Chúa, vân vân.

Ý nghĩa Lễ Tạ Ơn tại Hoa Kỳ được giải thích trên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia trích như sau.

Lễ Tạ ơn (tiếng Anh: Thanksgiving) là một ngày lễ hằng năm tại Hoa Kỳ và Canada. Có ý nghĩa lúc đầu là tạ ơn Thiên Chúa đã cho sống no đủ và an lành.

Ngày và nơi diễn ra lễ Tạ ơn đầu tiên là chủ đề của một cuộc tranh cãi nhỏ. Mặc dù lễ Tạ ơn sớm nhất đã được kiểm chứng diễn ra vào ngày 8 tháng 9 năm 1565 tại khu vực ngày nay là Saint Augustine, Florida, nhưng “lễ Tạ ơn đầu tiên” theo truyền thống được coi là đã diễn ra tại khu vực thuộc thuộc địa Plymouth vào năm 1621.

Ngày nay, tại Hoa Kỳ, lễ Tạ ơn được tổ chức vào ngày thứ Năm lần thứ tư của tháng 11 vì thế ngày này có thể không phải là ngày thứ năm cuối cùng của tháng 11 như nhiều người lầm tưởng (thí dụ năm 2012 có đến 5 ngày thứ năm). Tại Canada, nơi có cuộc thu hoạch sớm hơn, ngày lễ này được tổ chức vào ngày thứ Hai lần thứ hai của tháng 10…

Vào khoảng thế kỷ 16-17, một tộc người thường được gọi là Pilgrim ở Anh bị hoàng đế lúc đó bắt cải đạo để theo tôn giáo của ông ta. Những người này không chấp nhận và bị giam vào tù. Sau khi giam một thời gian vị hoàng đế truyền họ lại và hỏi lần nữa, họ vẫn quyết không cải đạo. Hoàng đế không giam họ vào tù nữa mà nói với họ rằng nếu họ không theo điều kiện của ông ta thì họ phải rời khỏi nước Anh.

Những người Pilgrims rời khỏi Anh đến Hà Lan sinh sống nhưng họ sớm nhận ra mình không thể hoà nhập ở nơi này và lo sợ con cháu của họ sẽ bị mất gốc, một số nhóm người rời khỏi Hà Lan để đến Tân Thế Giới (Châu Mỹ) sinh sống. Những người Pilgrims đi trên một con thuyền tên là Mayflower, họ đặt chân đến Massachusetts khi đang mùa đông. Đói và lạnh, một nửa trong số họ không qua nổi mùa đông khắc nghiệt. Đến mùa xuân, họ may mắn gặp được những thổ dân da đỏ tốt bụng và cho họ ít lương thực. Người da đỏ dạy họ những cách sinh tồn ở vùng đất này như cách trồng hoa màu, săn bắt,… Khi người Pilgrims đã có thể tự lo cho bản thân được, họ tổ chức một buổi tiệc để tạ ơn Chúa Trời vì đã cho họ có thể sống đến ngày hôm nay, họ mời những người da đỏ và cùng nhau ăn uống vui vẻ. Từ đó về sau, hằng năm con cháu của người Pilgrims luôn tổ chức lễ tạ ơn để cảm ơn cho những gì tốt đẹp đã đến với cuộc sống.

Theo tài liệu, buổi lễ tạ ơn đầu tiên tại Hoa Kỳ, do người Pilgrims tổ chức, là vào năm 1621 tại Plymouth, ngày nay thuộc Massachusetts, sau một vụ thu hoạch tốt.

Lễ Tạ ơn thường được tổ chức với một buổi tiệc buổi tối cùng với gia đình và bạn bè. Tại Canada và Hoa Kỳ, nó là một ngày quan trọng để gia đình sum họp với nhau, và người ta thường đi xa để về với gia đình. Người ta thường được nghỉ bốn ngày cuối tuần cho ngày lễ này tại Hoa Kỳ: họ được nghỉ làm hay học vào ngày thứ Năm và thứ Sáu của tuần đó. Lễ Tạ ơn thường được tổ chức tại nhà, khác với ngày Lễ Độc lập Hoa Kỳ hay Giáng Sinh, những ngày lễ mà có nhiều tổ chức công cộng (như đốt pháo hoa hay đi hát dạo). Tại Canada, nó là một cuối tuần ba ngày, người ta thường được nghỉ vào ngày thứ Hai thứ nhì của tháng 10 mỗi năm.

Tại Hoa Kỳ, người ta thường tưởng nhớ đến một bữa ăn tổ chức trong năm 1621 giữa người da đỏ Wampanoag và nhóm Pilgrim đã di cư tại Massachusetts. Nhiều chi tiết của câu chuyện là truyền thuyết được đặt ra trong những năm 1890 và đầu thế kỷ 20 để tạo một biểu hiện sự đoàn kết quốc gia sau Nội chiến Hoa Kỳ cũng như để đồng hóa các người nhập cư.

Tại Canada, Lễ Tạ ơn là một cuối tuần ba ngày. Trong khi ngày Lễ Tạ ơn nằm vào ngày thứ Hai, người Canada có thể ăn buổi tiệc trong bất cứ ngày nào trong ba ngày cuối tuần đó. Việc này thường dẫn đến việc ăn một buổi tiệc với nhóm người này hôm này, rồi với nhóm khác hôm kia.

Từ cuối thập niên 1930, mùa mua sắm cho Giáng Sinh tại Hoa Kỳ chính thức bắt đầu khi ngày Lễ Tạ ơn chấm dứt. Tại Thành phố New York, cuộc diễu hành Lễ Tạ ơn của Macy được tổ chức hằng năm vào ngày này tại Manhattan. Diễu hành thường có nhiều khán đài với nhiều chủ đề, có bong bóng lớn hình các nhân vật trên TV và các ban nhạc từ những trường trung học. Diễu hành này lúc nào cũng kết thúc với một Ông già Nôen. Có nhiều cuộc diễu hành khác tại nhiều thành phố khác.

Trong khi ngày thứ Sáu (còn gọi là Thứ Sáu Đen) sau ngày Lễ Tạ ơn là ngày mua sắm đông nhất trong năm tại Hoa Kỳ, nhiều cửa hàng đã bắt đầu chào đón khách hàng với các món hàng cho mùa lễ ngay sau Halloween.

Bóng bầu dục (American football) thường là một phần quan trọng trong ngày Lễ Tạ ơn tại Hoa Kỳ cũng như tại Canada. Các đội chuyên nghiệp thường đấu nhau trong ngày này để khán giả có thể xem trên truyền hình. Thêm vào đó, nhiều đội banh trung học hay đại học cũng đấu nhau vào cuối tuần đó, thường với các đối thủ lâu năm…
(NN suu tam)

6 ngôi chợ kỳ dị trên đất Sài Gòn

Thursday, November 21st, 2013

Chợ chợ sung sướng, chợ thuốc độc, chợ ve chai ngàn đô, chờ rắn chuột… là những ngôi chợ “độc” làm nên một Sài Gòn độc đáo.

Chợ sâu bọ ‘độc nhất’
Ngay trung tâm Sài Gòn, bên hông Thuận Kiều Plaza (đường Hồng Bàng, Q.5) có một góc phố nhỏ chuyên bán sâu bọ, cào cào, châu chấu… Chợ tự phát gần 15 năm nay, rộng chưa đến 30m2 nhưng góc phố này tạo nên nét riêng, khá đặc biệt của Sài Gòn hiện đại. Nhiều người hay gọi là chợ cào cào, châu chấu; cũng có người gọi chợ sâu bọ…
Chợ hình thành từ những người chuyên săn bắt cào cào, nuôi dế, sâu… ở H.Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh và các tỉnh miền Tây tụ họp về để buôn bán, phục vụ khách hàng – là những người nuôi chim, cá. Một số người phải lấy hàng từ đầu mối, nhưng cũng có người trực tiếp đi bắt ngoài đồng, bỏ vào rọ rồi mang đến đây bán.
Chợ hoạt động từ sáng đến chiều tối, một phần chợ là nơi trao đổi, mua bán chim. Những người bán ở đây, cho biết bán dế, châu chấu chẳng lời lãi được bao nhiêu, nhưng có nhiều khách mua nên cũng đủ sống qua ngày. Phổ biến nhất là dế được bán với giá 5.000 đồng/bọc, châu chấu giá 2.000 đồng/bọc. Các loài sâu được bán theo lon.

Góc phố nhỏ chuyên bán sâu bọ, cào cào, châu chấu… bên hông Thuận Kiều Plaza (đường Hồng Bàng, Q.5)

Chợ ‘thần chết’
Hình thành từ những năm 60 của thế kỷ trước tại P.13, Q.5, TP.HCM, khu chợ Kim Biên có khoảng trên 40 sạp kinh doanh hóa chất. Đặc biệt ở đây có cả các loại hóa chất công nghiệp vô cùng nguy hiểm. Bất chấp lệnh cấm và hạn chế sử dụng, nhưng người dân vẫn có thể dễ dàng mua được các loại hóa chất độc hại tại khu chợ “thần chết” này.
Mỗi sạp buôn bán sỉ lẻ trên dưới 50 mặt hàng các loại hóa chất thực phẩm, bột chống mốc, hút ẩm, hương liệu các loại… Ở chợ có hàng chục loại hóa chất làm chín trái cây, biến trái cây non các loại thành chín đẹp sau 3-4 giờ.
Từ các loại bột dùng làm chín trái cây, pha trà sữa hay chế nước lèo bún bò, bún riêu… đến những hương liệu tạo màu thực phẩm, các loại hương như hương tẩm vào mứt, café, bánh; thậm chí cả hương thịt heo, thịt bò dùng để tẩm ướp thịt đã hư, thối cũng đều được tìm thấy tại đây một cách dễ dàng.
Tất cả các loại trái cây, rau củ quả, thịt cá… có vấn đề chỉ cần “phù phép” bằng các hóa chất đều trở thành tươi mới, và người tiêu dùng không hề hay biết nên lãnh trọn hậu quả.
Nhiều loại hóa chất công nghiệp như như KClO3 (kali clorat), phốt pho, lưu huỳnh, bột nhôm (vốn được sử dụng để tạo phát sáng cho pháo) cũng được bày bán với giá khá rẻ… Toàn bộ những sạp hay công ty có bán hóa chất công nghiệp đều hoàn hoàn không hỏi, hay yêu cầu người mua chứng minh mục đích sử dụng, mà chỉ cần đơn giản là “hỏi giá – trả tiền – đong hóa chất”.

Các loại hóa chất được bày bán tại chợ Kim Biên.

Những loại sản phẩm dễ gây cháy nổ khác như hộp quẹt gas khủng (to gấp hàng chục lần hộp quẹt thông thường) hay các loại bình gas, bình khò (dùng để thui thịt gia súc, gia cầm)…cũng dễ dàng có thể tìm thấy.
 
Chợ ‘ve chai’ ngàn đô
Tại đường Nơ Trang Long, Q.Bình Thạnh, vào sáng chủ nhật, con hẻm nhỏ dưới chân cầu Băng Ky lại trở nên nhộn nhịp bởi phiên chợ ve chai nhóm họp. Những món ve chai tại đây có khi chỉ vài trăm ngàn nhưng có khi giá trị của nhiều món lên tới cả chục ngàn đô. Bên cạnh đó, mỗi món đồ tại đây đều mang giá trị tồn tại một thời trong lịch sử, một câu chuyện, thân phận một con người và có một “lý lịch” riêng. Từ ý tưởng thành lập một khu chợ “ve chai” trên mạng để những ai có đam mê sưu tầm đồ cũ có diễn đàn chia sẻ, sau nhiều năm hoạt động, sàn giao dịch ảo biến thành một chợ thật.
Chợ trưng bày đủ thứ hàng, từ thượng vàng đến hạ cám như đèn dầu, điện thoại, máy may cũ, đồ dùng ăn cơm, nhạc cụ, máy ảnh, máy quạt, loa, ampli cho đến tranh, dây giày, giỏ xách, zippo, đồng hồ, mắt kính cổ, đến cả xe hơi, mô-tô.
Có những món đồ đối với người này là không còn giá trị sử dụng nhưng với người khác thì nó là vô giá. Nhiều người tới đây theo thói quen, giống như một thứ nghiện. Có khi không tha về nhà được món nào nhưng có thể mang về nhiều kiến thức khác nhau về các món hàng “cổ lỗ sĩ” của cái thú chơi ve chai độc đáo. Cũng có những thứ là vô giá vì chủ nhân của nó chỉ mang đến “khoe” chứ không bán dù được trả giá rất cao. Mỗi một món đồ được bán đều được chủ nhân thuyết trình về giá trị lịch sử, nguồn gốc của các chi tiết trên món đồ của mình, đồng thời giải đáp thắc mắc của người xem. Khách quen có, khách mới đến lần đầu cũng có, người trong, ngoài thành phố, Việt kiều và cả người nước ngoài cũng có.
Chợ ve chai “hạng sang” này có nhiều mặt hàng giá vài trăm ngàn, cũng có khi giá trị lên đến vài chục ngàn đô như đồng hồ đeo tay Citizen 100.000 đồng/chiếc nhưng đồng hồ Uply vào thập niên 1950 – 1960 có giá tới 11.500.000 đồng; Omega mạ vàng 300 – 400 USD/chiếc; moto cổ sản xuất trước năm 1900 giá 6.000 USD,…

Chợ “ve chai” ngàn đô tại đường Nơ Trang Long, Q.Bình Thạnh

“Chợ sung sướng”
Ở Sài Gòn, có nhiều con đường chuyên cung cấp các loại “thần dược phòng the” mà giới ăn chơi Sài thành gọi là “chợ sung sướng” hay “chợ thuốc tình yêu”. Trong số đó, nổi tiếng nhất vật là “chợ sung sướng” trên đường Châu Văn Liêm, Q.5 được mệnh danh là thánh địa của các loại thần dược phòng the, muốn gì cũng có, giá cả lại phải chăng.
Rải đều trên đoạn đường chưa đầy 400m này là hàng chục chiếc tủ nhỏ của bà già, phụ nữ và cả những thanh niên trai tráng dùng để bán thuốc lá và… cả thuốc kích dục bán từ sáng sớm cho đến thâu đêm. “Áo mưa”, các loại thuốc kích dục, công cụ hỗ trợ cho chuyện ấy được người bán giấu nhẹm trong các bao thuốc lá. Còn có một số người bán không bày biện tủ mà chỉ ngồi đó với chiếc túi xách, trong đó có đủ các loại thuốc tình yêu. Với những người này, khi được hỏi mua thần dược, không phải người bán nào cũng nói có, trừ khi đã quen biết, mua hàng một, hai lần hoặc có người dắt đến.
Các loại thần dược ở chợ thuốc “sung sướng” này thường là thuốc ba không: không có nguồn gốc rõ ràng, không hạn sử dụng và không có nhãn tiếng Việt. Người mua được người bán tư vấn miễn phí cách sử dụng nhưng chính người bán còn mập mờ, thậm chí chẳng biết gì về loại thuốc mà họ đang bán.
Có khá nhiều thành phần tìm đến chợ “sung sướng” Châu Văn Liêm. Ngoài những kẻ đi tìm thuốc, dụng cụ để phục vụ nhu cầu trụy lạc, nhiều người đến đây với hy vọng tìm được loại thuốc thần kỳ chữa căn bệnh “súng cướp cò”. Gái mại dâm cũng thường xuyên tìm đến mua thuốc bôi trơn hoặc “đồ chơi” để khi khách có nhu cầu.

“Chợ sung sướng” trên đường Châu Văn Liêm, Q.5

Chợ rắn, chuột của dân nhậu Sài Gòn
Khi dân nhậu Sài Gòn chán các món trong nhà hàng thì chợ rắn, chuột, ếch… ở huyện Củ Chi càng sôi động hơn. Nằm trên tỉnh lộ 8, đoạn đường qua xã Phước Vĩnh An (huyện Củ Chi, TP.HCM) dài hơn 200m nhưng có đến gần chục “gian hàng” bày các loại động vật hoang dã để đáp ứng nhu cầu “đổi gió” của những người sành nhậu.
Mỗi “gian hàng” có 4 – 5 bao cước đựng các loại rắn như trun, nước, hổ hành, hổ ngựa, bông súng… hàng chục con chuột trưởng thành bị nhốt trong chuồng sắt. Trong khi đó bìm bịp, cu rừng,… người bán chỉ bày 1 – 2 con để chào hàng. Những người bán hàng quảng cáo ở đây toàn là “mồi độc”, động vật hoang dã chính hiệu, “chất” đồng quê thật sự chứ không phải nuôi nhốt. Rắn được dân nhậu khoái nhất nhưng giá hơi đắt. Rắn hổ ngựa có giá 200.000 đồng/kg, còn rắn nước, trun là 160.000 đồng. Khách hàng tới đây có thể thoải mái lựa chọn. Nếu khách yêu cầu, người bán làm thịt ngay tại chỗ.

Các loại rắn bỏ trong bao cước được bày bán bên đường ở Củ Chi

Hàng chục con chuột được nhốt trong chuồng, còn chim bìm bịp hay chim cu chỉ bày 1-2 con để chào hàng, khi có khách yêu cầu nhiều sẽ có cò mang tới.

Chợ mua của người chán bán cho người cần

Hình thành một cách ngẫu nhiên, chẳng có hóa đơn, không quảng cáo rầm rộ nhưng vẫn bán được hàng và tồn tại gần 10 năm nay, đó là chợ “mua của người chán, bán cho người cần” tại đường Phạm Văn Bạch và Tân Sơn (P.15, Q.Tân Bình). Tại hai con đường này, rất nhiều cửa hàng đã chất đầy hàng “second-hand” từ trong nhà cho đến ngoài mặt đường.

Chợ được hình thành bởi khu vực này tập trung nhiều dân lao động và công nhân, những nhà gốc thành phố giàu lên nên thay đổi đồ liên tục nên nhiều người tới mua rẻ hoặc bán như ve chai, thấy đồ còn tốt nên về tích lũy, sửa sang lại chút rồi bán cho người khác. Những người khó khăn về kinh tế khi đến chợ sẽ tùy ý lựa chọn những sản phẩm giá cả rất hợp túi tiền. Hàng hóa ở đây rất da dạng, như tủ lạnh, tủ đông, tivi, bàn ghế, chén đũa, móc treo đồ… đủ đáp ứng nhu cầu mở quán… của những ông bà chủ ít vốn.

Những người lao động nghèo, công nhân tới chợ đồ cũ Phạm Văn Bạch, Tân Sơn có thể lựa chọn được những món đồ ưng ý, chất lượng và giá hợp lý.

Để có được những mặt hàng phong phú “hút khách”, các chủ mua bán đồ cũ cần có “mạng lưới” thông tin dày đặc. Hễ nơi đâu có nhà chuyển đi, đến, các hàng quán buôn bán ế ẩm muốn bán tháo đồ là phải có mặt ngay để “nhập hàng”. Lực lượng cung cấp thông tin chủ yếu là những người mua bán ve chai. Buôn bán nhỏ nhưng chợ này cũng thăng trầm theo nền kinh tế đất nước.
Khi kinh tế đi xuống, quán xá đóng cửa nhiều, nhà ít xây nên hàng bán chậm dần. Giờ thì khách chỉ lèo tèo, tuy vậy họ vẫn phải bám nghề vì đã lỡ “ôm” hàng trong kho quá nhiều. Nhiều chủ tiệm cầm cự không nổi, một thời gian sau buộc phải giải phóng hàng tồn bằng cách bán phế liệu. Gian nan là thế nhưng khi được hỏi có muốn bỏ nghề vì buôn bán ế ẩm không thì người nào cũng lắc đầu. “Trót chọn rồi thì phải theo. Nghề này cũng thú vị vì giúp khách tiết kiệm được chi phí. Bán chậm một chút nhưng vẫn có thể đắp đổi qua ngày. Hy vọng kinh tế đất nước hồi phục dần, hàng hóa rồi sẽ bán chạy hơn. “Khó khăn rồi cũng sẽ qua. Hàng mình phong phú, đồ cũ giá rẻ hơn hàng mới 35-40%, chất lượng lại tương đương nên chắc chắn vẫn thu hút khách. Chừng nào còn sinh viên, công nhân và dân nhập cư lao động nghèo thì chợ đồ cũ ở P15Q.Tân Bình vẫn có cơ hội tồn tại”.
                                                                                                                                                                                                                                                                                
  Theo Yahoo

Hơn 8 năm, cô giáo đi xin áo dài cho nữ sinh nghèo

Wednesday, November 20th, 2013

Trong suốt 8 năm qua, cô Nguyễn Thị Lâu – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Tứ Kiệt (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) đã âm thầm đi xin áo dài cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp…

Từ lâu thầy cô bạn bè đã biết và nể phục việc làm ý nghĩa của cô giáo Nguyễn Thị Lâu trong việc giúp hàng trăm học trò nghèo có bộ đồng phục tươm tất đến trường như các bạn vào đầu năm học mới. Tuy nhiên, với cơ quan, đồng nghiệp bao năm qua cô chỉ mong việc làm của mình tiếp tục “âm thầm”, không cần báo cáo tuyên dương, tặng thưởng,…

Cô Lâu tâm sự: “Gần 30 năm gắn bó với nghề, đặc biệt là tôi được giảng dạy ở một trường vùng sâu, nơi có nhiều em học sinh nghèo như các em học sinh trường THPT Tứ Kiệt này (thuộc huyện Cai Lậy, Tiền Giang). Bởi thế, mấy năm qua vào những dịp đầu năm học, hình ảnh các phụ huynh quần áo lấm lem, chân đất đến trường, xin cho con vào học ít hôm vì nhà chưa may kịp chiếc áo dài. Rồi có em chạy đến thưa rằng em có một chiếc áo dài, hôm qua mưa nên áo chưa khô… Khi đó, tôi đã suy nghĩ và không biết làm gì để chia sẻ với các phụ huynh và các em khi đồng lương của mình còn ít ỏi”.


Các em học sinh tham gia giặt áo để chuẩn bị tặng lại các nữ sinh khóa sau.

Rồi cô Lâu lại tiếp: Chuyện học sinh nghèo gặp khó trong chuyện đồng phục rơi nhiều vào các em nữ sinh. Vì các em nam sinh chỉ cần một cái áo sơ mi trắng, một cái quần dài là các em nam mặc năm này qua năm khác cũng được. Chỉ có điều, nhiều em mặc đến năm 2, năm 3 áo bị ngả màu. Thầy cô ở đây thương các em lắm. Tôi liền gọi em lên tìm hiểu thì được biết: cha em thường bị bệnh, mẹ em đi làm thuê, trong nhà 3, 4 đứa con đi học… Với trường hợp này, thầy cô trong trường góp tiền, sắm cho em một bộ đồng phục để đến trường.
Từ những trăn trở này, khi còn là giáo giáo viên chủ nhiệm rồi tham gia công tác đoàn (sau đó cô Lâu làm phó hiệu trưởng phụ trách mảng kỷ cương nề nếp của học sinh – PV), đến kỳ hè cô Lâu lăn lội đi xin đồng phục cũ (chủ yếu là áo dài) để mang về giặt ủi cho vào túi nilon, đợi đến ngày tựu trường, khi có phụ huynh lên khất nợ chuyện đồng phục cho con em hoặc em nào “tường trình áo chưa khô” là cô Lâu phát ngay. Nếu áo không vừa, đích thân cô đo và cắt sửa lại cho vừa vặn với các em.


Những giờ rảnh rỗi ở trường, cô Nguyễn Thị Lâu tranh thủ xếp áo cho vào túi nilon cẩn thận, “chờ” phát cho các em học sinh.

Em Nguyễn Thi Thanh H. – một cựu học sinh Trường THPT Tứ Kiệt chia sẻ trong dịp trở lại trường xưa thăm thầy cô giáo nhân dịp ngày 20/11: “Ngày xưa, nhà em nghèo lắm nên ba mẹ chỉ may cho em được một cái áo dài để đi học. Nên đi học về, việc làm ngay là giặt chiếc áo dài, canh chỗ nào nắng nhất để phơi, tuy nhiên có lúc phụ ba mẹ đi đồng, ở nhà trời mưa, suốt đêm đó hai mẹ con ngồi quạt cho áo khô.. Sau này cô Lâu biết chuyện nên tặng em thêm một cái áo dài nữa, từ đó em đến trường thuận lợi hơn, ít sợ trời mưa đột xuất nữa. Và cái áo dài tình cảm ngày xưa mà thầy cô dành tặng cho em, đến nay em vẫn còn cất giữ. Em quý chiếc áo này lắm!”.

Dần dần, số lượng học sinh trường tăng lên và số học sinh thiếu đồng phục cũng tăng theo. Chính lúc này và từ việc làm hiệu quả của cô Lâu nên nhiều thầy cô trường Tứ Kiệt và Hội phụ huynh học sinh cùng chung tay với cô trong chuyện đi xin quần áo tặng lại học trò nghèo.

Ngoài ra, một mô hình hiệu quả, bớt vất vả cho đồng nghiệp là cô Lâu bàn với BGH nhà trường vận động các em nữ sinh quyên góp áo dài sau mỗi năm học và chương trình này vẫn được duy trì cho đến nay, được các em nữ sinh trong trường và một số trường lân cận hưởng ứng. Như năm học vừa rồi có gần 100 bộ đồng phục do các em học sinh quyên góp, chưa tính số đồng phục (chủ yếu là quần, áo sơ mi nam) do các phụ huynh đi vận động các đơn vị may đồng phục cho học sinh trao tặng.


Cảm giác chứng kiến vẻ vui mừng của các nữ sinh khi ướm được chiếc áo dài vừa vặn đến nay cô Mỹ Phương không sao quên được.
Cô Nguyễn Mỹ Phương – đồng nghiệp với cô Lâu và cũng là một giáo viên chung tay với cô giáo Lâu trong việc đi xin áo dài cho nữ sinh nghèo cho biết: “Công việc đi xin áo dài cho nữ sinh nghèo, cô Lâu đã làm trong suốt 8 năm qua. Nhờ việc làm thiết thực này, cô Lâu đã giúp hàng trăm em học trò nghèo có điều kiện thuận lợi tiếp tục đến trường. Và cái cảm giác khi tham gia cùng cô Lâu mang áo dài đến tặng cho các em, nhìn vẻ mừng vui của các em khi ướm được cái áo vừa vặn, đến giờ tôi không sao quên được.”

Cô Nguyễn Thị Gọn – Chủ tịch công đoàn Trường THPT Tứ Kiệt chia sẻ: “Phần đông học sinh Trường THPT Tứ Kiệt ở nông thôn thuộc diện nghèo, cận nghèo. Đối với những gia đình có kinh tế khá giả, việc sắm cho các em vài bộ đồng phục để đến trường thì không khó. Nhưng đối với những gia đình lao động nghèo ở nông thôn thì phải vất vả lắm. Tuy nhiên, sau khi có chương trình tặng áo dài cũ lại cho nhà trường do cô Lâu phát động thì những câu chuyện phụ huynh đến trường xin “khất nợ đồng phục” không còn nữa.”

Ngoài ra, cô Gọn còn cho biết thêm, mấy năm qua, cô giáo Lâu không chỉ có công trong chuyện lo đồng phục cho các em học sinh nghèo mà cô còn làm thêm nghề tay trái là chạy xe ôm miễn phí, chở các em học sinh nhà xa (chủ yếu là gần nhà cô Lâu, khoảng 15km) không có phương tiện đến trường và bao cả việc ăn uống khi các em ở lại trường học phụ đạo. Với cách này, cô Lâu nhận đưa các em suốt 1 năm học hoặc đến khi học sinh này có phương tiện đến trường. Tính đến này đã trên 10 em học sinh được cô Lâu đưa đón ngày hai buổi đến trường.

Theo:Nguyễn Hành – Diệu Hiếu (DT)

Sửng sốt với cách nuôi dạy trẻ “kỳ quặc” ở trường mầm non Nhật

Tuesday, November 19th, 2013

“Chẳng lạ gì chuyện đi nhà trẻ, vậy mà tôi vẫn “há hốc miệng” khi thấy những điều “kì quặc” ở trường mầm non Nhật” – một phụ huynh nước ngoài đã choáng váng khi đưa con đến gửi vào lớp mẫu giáo ở Nhật Bản.
Trước khi đến Nhật Bản, Tiantian – con gái tôi cũng đã học 1 năm tại một trường mầm non ở quê hương. Nói vậy để biết chúng tôi không hề xa lạ gì với chuyện đi học mẫu giáo. Tuy nhiên, những gì tôi được chứng kiến ở trường mầm non tại xứ Phù tang vẫn khiến tôi phải “choáng váng”. Tôi xin kể ra đây 8 điều “kì quặc” về mẫu giáo tại Nhật Bản:

1. Nhiều túi một cách kì lạ

Ngày đầu tiên nhập học, các cô giáo đã giải thích với tôi là cần chuẩn bị cho bé 1 loạt các loại túi với đủ kích cỡ khác nhau. Một túi để sách vở, một túi chăn, một chiếc túi để đồ dùng ăn uống, một hộp để đồ dùng ăn uống, một túi quần áo, một túi quần áo thay, một túi quần áo để cất đồ sau khi thay ra, và một túi để giày. Sau đó, các cô còn cẩn thận dặn dò: chiếc túi A phải có chiều dài như vậy-và-như vậy, túi B phải có chiều rộng như vậy-và-như vậy, túi C phải phù hợp với túi D và E phải đựng được trong túi F. Tôi quả thật chỉ có thể “há hốc mồm”. Một số nhà trẻ thậm chí còn yêu cầu mẹ phải tự tay may túi cho con.

Túi đựng chăn

Từ trái sang: Túi quần áo, túi đựng sách và túi đựng giày

Sau hai năm đi học mẫu giáo thì chúng tôi đã quen với nó, và những đứa trẻ trở nên rất giỏi trong việc đặt những thứ vào đúng chỗ của nó. Tôi thường nghĩ rằng đây cũng chính là lý do mà người dân Kyoto không ngại việc phân loại rác của họ bởi họ đã được dạy điều này ngay từ tấm bé.

2. Tất cả những chiếc túi trên đều do trẻ con xách. Người lớn không phải mang gì cả.

Đây là một cảnh tượng mà tôi thực sự bị sốc: Khi đưa con đến trường hoặc đón con về, tôi nhận thấy rằng tất cả các phụ huynh khác, có thể là cha, mẹ, hoặc ông bà, luôn đi tay không. Trong khi tất cả những chiếc túi có kích thước khác nhau (ít nhất là hai hoặc ba chiếc) như tôi đã đề cập ở trên được xách bởi những cô bé, cậu bé nhỏ lũn chũn. Hơn nữa, chúng lại còn vừa xách vừa đi rất nhanh!

Chúng ta thì sao? Có lẽ do thói quen, có lẽ vì là sự khác biệt văn hóa, nhưng tôi thường mang túi xách cho con, và Tiantian thì đi tay không. Một vài ngày sau, cô giáo đến và đã có một cuộc trò chuyện với tôi: “Mẹ Tiantian, ở trường, cô bé tự làm hết mọi thứ một mình…”. Người Nhật có thói quen chỉ nói một nửa câu, và để bạn tự hiểu nốt phần còn lại. Tôi ngay lập tức nhận ra rằng cô đang có ý muốn hỏi về tình hình ở nhà của Tiantian, nhưng khi nhìn thấy tôi vẫn còn đang suy nghĩ, cô giáo tiếp tục, “…tự xách túi đi học là một ví dụ…”. Sau lời nhắc nhở tế nhị này, tôi để cho Tiantian mang túi xách của mình.

Khi buổi họp phụ huynh, tôi nói với mọi người rằng ở đất nước tôi phụ huynh thường thực hiện tất cả mọi thứ cho con mình. Đến lượt các bà mẹ Nhật Bản “choáng váng”. Đồng lòng như một, họ hỏi: “Tại sao?”

Tại sao? Có phải vì chúng ta yêu thương con cái của mình nhiều hơn mẹ Nhật?

3. Thay quần áo liên tục

Trường mẫu giáo Nhật của Tiantian có đồng phục riêng. Khi Tiantian đến lớp, bé phải cởi nó ra và mặc quần áo để chơi vào. Bé cũng phải cởi giày của mình và thay vào đó là đôi giày vải bệt như giày múa ba lê màu trắng. Khi đi vào sân tập thể dục, con phải thay giày. Sau giấc ngủ trưa thì bọn trẻ lại thay đổi quần áo một lần nữa. Thực sự rất phiền toái.

Khi Tiantian còn học Lớp hoa cúc, bé thay quần áo rất chậm và tôi không thể không giúp con một tay. Nhưng tôi nhanh chóng nhận thấy rằng tất cả các bà mẹ Nhật Bản đều đang đứng sang một bên, không ai giúp đỡ con mình cả. Tôi từ từ thấy rằng việc thay quần áo tưởng như “kì quặc” này cũng góp phần giáo dục con cái biết tự lập và độc lập trong cuộc sống. Thông qua những việc ở trường như thay quần áo, gắn “sao” hàng ngày, treo khăn tay lên giá…những đứa trẻ này bắt đầu học thói quen giữ gìn mọi thứ ngăn nắp ngay từ khi mới 2,3 tuổi.

4. Mặc quần đùi vào mùa đông

Mùa đông nhưng ở trong nhà, các bé vẫn mặc quần đùi

Trẻ em trong các trường học của Nhật Bản mặc quần short (quần đùi) kể cả trong mùa đông, bất kể trời lạnh đến như thế nào. Ông bà của con gái tôi ở nhà đã rất lo lắng, và liên tục nhắc nhở tôi cần nói chuyện với giáo viên về vấn đề này, bởi vì con tôi không như trẻ Nhật, không thể chịu lạnh được.
Các mẹ hẳn ai cũng hiểu một điều là, khi con trẻ mới bắt đầu đi học mẫu giáo, bé sẽ ốm, sẽ ho, sẽ hắt xì sổ mũi liên miên. Nhưng khi tôi nói chuyện với các bà mẹ Nhật Bản về vấn đề này, câu trả lời của họ làm tôi ngạc nhiên. “Tất nhiên rồi! Lý do chúng tôi gửi con đến học mẫu giáo là để bị bệnh.”

Nhìn thấy sức khỏe của con thay đổi và dần thích ứng với các điều kiện khác nhau, tôi chợt nhận ra rằng chúng ta không nên làm hỏng con mình bằng việc bao bọc chúng quá kỹ càng.

5. Giáo dục hỗn hợp

Chúng ta thường quen với chuyện mỗi lớp sẽ có một chương trình học riêng và trẻ đến trường là ở nguyên trong lớp của mình. Ở Nhật thì khác.

Tất cả các lớp học mầm non đều được đặt theo tên của một loại hoa. Khi mới vào học, Tiantian bắt đầu với Lớp hoa cúc, sau đó là Hoa Lily, bây giờ bé đã là một trong những “chị cả” của trường, học lớp Hoa Violet. Với những bé sơ sinh chưa tròn 1 tuổi sẽ được gộp chung vào một lớp gọi là Lớp hoa Anh đào.

Trước 9:30 sáng, và sau 3:30 chiều, học sinh toàn trường sẽ cùng chơi chung. Trong sân lớn của trường, trẻ lớn giữ trẻ bé, đứa nhỏ đuổi bắt đứa lớn và chúng vui chơi vô cùng hòa đồng. Trẻ em Nhật được trải nghiệm cảm giác có “anh chị em” và qua đó, ý thức về độ tuổi, sự trưởng thành của bản thân cũng tăng lên rõ rệt.

6. Giáo dục mầm non dạy trẻ em biết cười và nói “cảm ơn”.

Ở cấp mẫu giáo Nhật Bản, có vẻ như họ không quan tâm đến việc giáo dục trí tuệ cho trẻ em. Họ không có sách giáo khoa, chỉ có vài quyền sách ảnh mới mỗi tháng. Trong bản kế hoạch giáo dục của nhà trường, cũng không có bất kỳ môn nào như toán, hát, vẽ hay thậm chí là cả tiếng anh, tập tô, tập viết…

Vậy các trường mẫu giáo ở Nhật dạy gì? Khi tôi hỏi câu hỏi này, các cô giáo đã trả lời rằng: “Chúng tôi dạy các em học cách mỉm cười”. Ở Nhật, bất kể bạn là ai, bạn đang nói chuyện với ai, biết cách mỉm cười mới là điều quan trọng. Một cô gái có nụ cười tươi luôn là người đẹp nhất.

Giáo dục mầm non Nhật Bản còn dạy gì nữa? Họ dạy trẻ em cách nói “Cảm ơn”. Có thể nói, tất cả những gì mà người Nhật coi là quan trọng, thì ở nước ta, điều đó lại không quá được chú tâm. Tuy nhiên tôi để ý là, sau 3 năm học, Tiantian thậm chí đã tiến bộ cả trong khả năng âm nhạc, nghệ thuật, và đọc chữ. Những điều này trẻ có được từ những cải thiện để hướng đến một nền giáo dục toàn diện.

7. Vô vàn buổi dã ngoại

Trẻ mầm non Nhật rất hay được đi dã ngoại.

Trường mầm non ở Nhật Bản rất hay tổ chức các buổi dã ngoại. Điều đó cũng có nghĩa là tôi phải đánh dấu vào lịch những ngày tôi cần chuẩn bị hộp ăn trưa cho con để bé mang đi theo đường. Tôi không thể đếm bao nhiêu lần Tiantian đi leo núi, bao nhiêu hồ bé đã nhìn thấy, hoặc có bao nhiêu động vật hoặc thực vật bé gặp.
Bên cạnh đó, Tiantian cũng hay được đi nhặt quả sồi, làm bánh, tham gia lễ hội thể thao, biểu diễn cho các sự kiện cộng đồng, ngủ qua đê ở ngoài, đến các lễ hội nổi tiếng, tham dự đền thờ, triển lãm… Tôi chỉ biết rằng có rất nhiều.

8. Khả năng phi thường của giáo viên

Các cô giáo mầm non Nhật Bản luôn tận tâm và vui vẻ.

Trong một lớp mầm non Nhật có 10-30 học sinh, nhưng chỉ có một giáo viên. Ban đầu tôi đã khá nghi ngờ, nếu chỉ một giáo viên mà có thể kiểm soát hết tất cả chừng đấy học sinh thì quả thật “phi thường”. Sau đó, tôi phát hiện ra rằng tôi đã đánh giá thấp những giáo viên mẫu giáo Nhật Bản. Chỉ với một giáo viên này, cô đã có thể tổ chức ra chương trình văn nghệ của các bé (rất chuyên nghiệp), 30 tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc, đọc sách, ngày sinh nhật ba mươi trẻ em…tất cả đều rất qui củ và có phương pháp. Nhìn vào giáo viên, tôi thấy cô ấy luôn luôn vui vẻ và thoải mái, mặc dù cũng đã khoảng 50 tuổi.

Quả thật, những điều tôi đã “mắt thấy tai nghe” về nền giáo dục và nuôi dạy con cái của Nhật Bản quả thật luôn khiên tôi cảm thấy thú vị và khâm phục.

GiadinhNet – Theo Afamily/Khampha

What is the difference between women and men?

Monday, November 18th, 2013

What is the difference between women and men?

There are many funny differences between women and men. You can see them in everyday situations. Next time, when you have a fight with your couple, try to remember these pictures!

Chương trình ‘bảo hiểm y tế vừa túi tiền’ đi vào hoạt động

Tuesday, November 12th, 2013

APPLY ONLINE https://www.healthcare.gov/

image
https://www.healthcare.gov/
Thượng
nghị sĩ Barbara Boxer (phải) trình bày phần nói về phúc lợi cho phụ nữ của Đạo
luật Chăm sóc sức khỏe vừa túi tiền trong một cuộc họp báo tại trụ sở Quốc hội,
30/9/13

Hoa Kỳ đã bắt đầu bán bảo hiểm y tế cho hàng triệu người chưa có bảo
hiểm để giúp họ trả các hóa đơn thuốc men.

Sáng thứ Ba, chính phủ liên bang đã khai trương một website cung
cấp thông tin cho những người chưa có bảo hiểm có thể mua bảo hiểm như thế nào.

image
Trang
web mới mở có nhiều người truy cập quá đến nổi nhiều người đã nhận được những
báo lỗi, nhưng vấn đề này dường như đã được chỉnh lại sau đó.

Các chính sách bảo hiểm mới, nằm trong khuôn khổ của một đạo luật, một thành
tựu về lập pháp, của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, và việc thông qua đạo luật
năm 2010 với các biện pháp cải cách gồm nhiều mặt, là những cải cách mang nhiều
hoài bão nhất của nước Mỹ trong gần 50 năm nay.

Chương trình cải cách này một phần nhằm mục tiêu bán bảo hiểm y tế cho 30 triệu
hay con số cao hơn nữa những người chưa có bảo hiểm y tế, tuy nhiên cũng đòi
hỏi bất cứ ai chọn không mua bảo hiểm sẽ phải trả tiền phạt.


image


Các cải cách này, được nhiều người ở Mỹ gọi là Obamacare, và vẫn còn tranh cãi
như khi luật này được chấp thuận chỉ bởi những thành viên Dân chủ của Tổng
thống Obama trong Quốc hội,  với sự chống đối kiên quyết của các đối
phương thuộc đảng Cộng hòa

Đạo luật này là trọng tâm của tình trạng bế tắc ngân sách đã dẫn đến việc các
cơ quan chính phủ, lần đầu tiên trong 17 năm qua,  buộc phải đóng cửa một
phần.

Nhiều nhà lập pháp Cộng hòa mưu tìm việc chấm dứt tài trợ cho chương trình cải
cách này, hay ít nhất hoãn việc thực thi đầy đủ luật.

Bảo hiểm trong chương trình này do các công ty tư nhân cung cấp, thông qua
những trao đổi của từng tiểu bang, sẽ có hiệu lực vào tháng Giêng, nhưng nhiều
biện pháp cải cách khác đã được đưa ra từ khi Tổng thống Obama ký ban hành luật.

Khi mối đe dọa đóng cửa chính phủ thực sự gần kề hôm thứ Hai, Tổng thống Obama
nói với các thành viên đảng Cộng hòa rằng họ sẽ không thể ngăn chặn đạo luật
được. Ông nói:

image 



“Đạo luật chăm sóc sức khỏe vừa túi tiền đang tiến hành. Ngân khoản đã được
định. Quý vị không thể bác bỏ nó được.”

Tổng thống Obama, theo chương trình đã định vào tối thứ Ba tới đây sẽ nói về
bước khởi đầu của việc bán bảo hiểm này, và sẽ gặp những người trông đợi mua
bảo hiểm y tế theo chương trình này.

BM

11 VIỆC, NẾU CÓ THÌ CHỈ NÊN LÀM MỘT LẦN TRONG ĐỜI…. LÀ ĐỦ !

Tuesday, November 12th, 2013

1. Tình một đêm

Khi tình một đêm trở thành “tình nhiều đêm” với nhiều người, trong nhiều giai đoạn khác nhau của cuộc đời, nó sẽ khiến bản thân dần trở nên vô cảm. Dần dà, khi bạn gặp ai đó trong một buổi tiệc đông người, suy nghĩ của bạn sẽ tự động giới hạn trong phạm vi…cái giường. Và tình yêu thật sự sẽ chẳng bao giờ xuất hiện. Hãy để nó chỉ xảy ra một lần, với một người, trong một đêm. Và chắc chắn nó sẽ là một kỷ niệm đẹp.

2. Bỏ nhà đi

Hành động này thường thấy nhất ở lứa tuổi mới lớn – thời điểm mà một câu nói vô tình của bố mẹ thôi cũng khiến bạn cảm thấy cuộc đời mình thật bất hạnh. Ừ thì bỏ nhà đi, rồi bố mẹ sẽ cuống cuồng lên đi kiếm, hối hận, năn nỉ bạn về và yêu thương bạn hơn. Nhưng nếu có lần 2, lần 3…ư? Bạn sẽ mãi mãi chỉ là một đứa con nít ích kỷ không bao giờ lớn. Và vì trong mắt bố mẹ, bạn vẫn chưa trưởng thành, nên mãi mãi bạn sẽ không bao giờ được làm những gì mình thích. Hãy biết có trách nhiệm với hành động của mình.

3. Yêu một người đã có gia đình

Cảm giác tệ lắm. Thật đấy. Một tình yêu không danh phận, không công khai…thì có gì hay ho? Đổi lại là gì? Cảm giác phấn khích vì vụng trộm? Cảm giác được cưng chiều như…vợ bé? Hay lúc nào cũng nơm nớp lo sợ mình bị đánh ghen? Nếu người đó thật lòng yêu bạn, thì hẳn đã không để bạn phải sống như thế. Bỏ đi là vừa.

4. Tự hành hạ bản thân mình

Từng có một thời, trào lưu emo rất bị dè bĩu. Bởi những người theo trào lưu đó thường được xem là yếu đuối, bất tài, không biết làm gì khác ngoài buồn bã, chán đời, than thở và tự rạch tay chính mình. Sẽ có giai đoạn bạn gặp nhiều chuyện tồi tệ, nhưng trong bất cứ trường hợp nào, phải nhớ yêu bản thân mình trước. Bởi tự mình làm đau mình, là bạn cũng đã cho người ta cái quyền làm đau bạn. Hãy thôi các trò rạch tay, cắt tóc các kiểu đi. Không khá hơn đâu.

5. Ngoại tình

Ngoại tình thì vui nhỉ? Cảm giác hồi hộp pha lẫn mới lạ không khác gì trên phim. Nếu ngoại tình thành công? Bạn sung sướng với cảm giác vụng trộm chiến thắng của mình, nhưng hai người còn lại thì sao? Họ có đáng bị đối xử như vậy? Chắc chắn là không. Ngoại tình một lần, để bạn biết đâu là người bạn yêu thật sự và cách giữ gìn tình yêu đó, chứ không phải để thỏa mãn cảm giác ích kỷ của bản thân.

6. Yêu một kẻ rất tệ

…Với hy vọng vĩ đại là bằng tình yêu này, bạn sẽ thay đổi con người đó, biến một anh chàng nghiện ma túy thành thanh niên nghiêm túc, biến một cô nàng đào mỏ dối trá thành cô tiên xanh. Quá sai lầm. Tình yêu không phải phép thử, và bạn cũng không phải thánh thần giữa đời thường. Nếu cứ đâm đầu yêu một kẻ rất tệ, rồi bạn sẽ tệ theo. Chẳng ai tốt lên được.

7. Hôn một người đồng giới dù bạn không hề thuộc giới tính thứ 3

Chuyện này chỉ nên xảy ra một lần, trong một quán bar nhộn nhịp, với chút hơi men trong người. Đừng “bẻ cong” chính mình chỉ vì bạn đọc được tiêu đề “ Lộ ảnh diễn viên A hôn người cùng giới”, hoặc vì xung quanh bạn ai cũng làm vậy.

8. Yêu xa

Yêu xa rất tốt. Bạn sẽ biết quý trọng thời gian rỗi của hai người, có động lực làm những bất ngờ nho nhỏ cho đối phương để hâm nóng tình cảm. Trên hết là hy vọng – về một happy ending. Nhưng yêu xa sẽ tốt nếu như đến cuối cùng, hai bạn được “yêu gần”. Còn cứ yêu mà không biết đến bao giờ người đó trở về thì yêu làm gì? Giống như khoản đầu tư không sinh lời. Và trong lúc chờ sinh lời, bạn đã bỏ qua rất nhiều cơ hội được yêu thương, chỉ bởi một lời hứa “Sẽ trở về” của người ấy? Hãy tập yêu chính mình trước.

9. Coi bói

Lý do để coi bói chỉ nên làm một lần trong đời là đủ, đó là vì bạn sẽ…nghiện và phụ thuộc vào nó. Cuộc đời tươi đẹp thì không nói gì rồi, nhưng chỉ cần xui xẻo vài phát là bạn lại cuống lên “ Đi coi bói tìm cách xả xui”. Dần dà, cuộc đời bạn sẽ do bà bói điều khiển. Nói gì cũng nghe.

10. Đùa giỡn với tốc độ

(Tất nhiên là trong trường hợp bạn không phải một tay đua xe chuyên nghiệp). Sẽ có những lúc stress, và thử một lần ngồi sau lưng một tay đua là trải nghiệm thú vị, nhưng đây nên là cái việc mà tốt nhất bạn đừng bao giờ thử lần 2, vì không biết trước lần 2 có “thành công” như lần 1 không. Nói cách khác, đùa giỡn với tốc độ không khác gì “được ăn cả, ngã về không”. “Ngã” một phát là toi luôn, chẳng còn kịp nói “Thôi rút kinh nghiệm lần sau” nữa.

11. Vi phạm pháp luật

Bạn có muốn một lần thử cảm giác ngồi trên xe áp tải , hoặc bị bắt vào đồn cảnh sát và qua đêm ở đó, hoặc tệ hơn là…vô tù? Luôn có ít nhất một lần trong đời chúng ta phạm luật, từ nhẹ đến nặng. Nhưng cái gì cũng có giới hạn. Các giấy phạt đã là quá đủ cho một bài học. Chẳng ai muốn mòn mặt ở đồn cảnh sát hoặc hồ sơ đóng toàn dấu tiền án tiền sự cả.

ll. tmd

Người đàn ông dùng năng lượng ngoại cảm để hút đồ vật

Tuesday, November 12th, 2013

Nhà ngoại cảm Miroslaw Magola khẳng định đã sử dụng khả năng ngoại cảm để tạo ra năng lượng hút các đồ vật như dị nhân X-men.

Được mệnh danh là Siêu nhân Nam châm đời thực, ông Miroslaw Magola, 55 tuổi được biết đến với khả năng hút đồ vật được làm bằng kim loại như những X-men trong điện ảnh Hollywood.


Ông Magola có khả năng hút các đồ vật như một cục nam châm

Ông Magola là một nhà ngoại cảm người Đức chuyên nghiên cứu về những khả năng ngoại cảm tiềm ẩn của con người. Ông khẳng định mình có thể sử dụng khả năng ngoại cảm trời phú của mình để gắn kết những đồ vật với cơ thể mình mà không cần sử dụng đến keo, băng dính hay bất kỳ mẹo vặt nào.

Nhà ngoại cảm cho biết ông bắt đầu phát hiện ra khả năng đặc biệt của mình từ đầu những năm 1990. Kể từ đó, ông Magola bắt đầu chuyên sâu vào nghiên cứu và thử nghiệm hiện tượng từ tính ở con người.


Ông phát hiện ra khả năng này từ khoảng những năm 1990

Chuyên gia siêu hình học, Giáo sư Ellie Crystal giải thích, sử dụng siêu năng được cấu tạo khía cạnh nhận thức chứ không phải thể chất. Năng lượng dùng để di chuyển đồ vật là năng lượng do ý nghĩ do tiềm thức tạo thành.

Philippines xác nhận 1.774 người chết vì bão Haiyan

Tuesday, November 12th, 2013

Rey Balido, phát ngôn viên Hội đồng Quản lý và Giảm thiểu Nguy cơ Thiên tai Quốc gia Philippines (NDRRMC) hôm qua cho biết số người chết vì siêu bão Haiyan ở Philippines là 1.774.

Theo Hội đồng Quản lý và Giảm thiểu Nguy cơ Thiên tai Quốc gia Philippines (NDRRMC), vùng Đông Visayas là nơi bị tàn phá nặng nề nhất. 1.600 trong số 1.774 nạn nhân xấu số của siêu bão đến từ Đông Visayas. Ngoài ra, tại khu vực này, khoảng 82 người đang mất tích và hơn 2.400 người bị thương.


Con số thương vong trong siêu bão Haiyan tại Philippines có thể còn tăng cao. Ảnh: CNN.

Người phát ngôn Hội đồng Quản lý và Giảm thiểu thảm họa quốc gia Philippines Rey Balido khẳng định, số người thương vong tại Philippines do bão Haiyan sẽ còn tăng cao. Cơ quan này đang chờ đợi những thống kê chính thức từ các khu vực khác.

Trong khi đó, lực lượng cứu hộ Philippines đang khẩn trương chôn những nạn nhân xấu số đồng thời cứu trợ những người sống sót.

Theo nguồn tin từ chính phủ Philippines sáng nay, 2,5 triệu người dân nước này đang cần cứu trợ thức ăn, bao gồm 300.000 bà bầu và sản phụ.

Roselda Sumapit, một người may mắn sống sót tại thành phố Tacloban, chia sẻ với CNN: “Hiện tại chúng tôi không có đủ nước uống. Nước chúng tôi nhận được có thể là nước không sạch. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn uống vì chúng tôi cần tồn tại”.

Trước đó, giới chức nước này ước tính số người thiệt mạng vì siêu bão là 10.000.

Theo Đỗ Quyên

Đóng Góp Xây Dựng Lại Ngôi Đình Làng Thuận An (Thai Dương) – Update 8/11/13

Friday, November 8th, 2013

Thông báo tin từ Làng Thuân An của Ban Vận Động (BVĐ) Xây Dựng Đình Làng Văn Hoá Thai Dương cho biết ngôi đình làng nay đã bị xuống cấp trầm trọng và kêu gọi những người con làng Thuận An hảy đóng góp một tay  xây dựng và tu bổ lại ngôi đình làng. Đây là công cuộc có  ý nghĩa tầm xa cho những thế hệ đã khuất, thế hệ đang sống, và những thế hệ mai sau. Với chủ đề  “Uống Nước Nhớ Nguồn” chúng ta hảy cùng nhau đóng góp phục hồi lại ngôi đình làng Thuận An. Xin qúy vị theo giỏi bức tâm thư dưới đây gởi từ Thị Trấn Thuận An, T/P Huế.

 



Tin cập Nhật Ngày 5 Tháng 4 Năm 2013

BVĐ XD Làng Văn Hóa Thai Dương Hạ đã trãi qua nhiều giai đoạn khó khăn xin giấy phép để được tu chỉnh lại ngôi đình làng. Nay một thỏa thuận được thống nhứt và công việc tu bổ đã được tiến hành. Về phần tài chánh nay đã đạt được 2/3 của chỉ tiêu. BBT thuanan.net chưa nắm rõ con số chính xác nên chưa thong báo. Sự quyên góp sẽ tiếp tục cho tới khi đạt tới chỉ tiêu. BBT thuanan.net sẽ tiếp tục cập nhật tin mới và thông báo. Xin chia sẽ đến qúi vị những hình ảnh ngôi đình làng đang xây





Tin cập Nhật Ngày 13 Tháng 4 Năm 2013

Tính cho đến ngày hôm nay số tiền quyên góp qua trang mạng www.thuanan.net được $3,805 và hôm nay đã chuyển số tiền này về cho trưởng ban Tôn Thất Ninh của BVĐ XD LÀNG VĂN HÓA THAI DƯƠNG. Số tiền chuyển là $3,750 + $70 tiền cước phí. Danh sách của thành viên đóng góp như sau:



Tin cập Nhật Ngày 7 Tháng 5 Năm 2013 – thuanan.net nhận được thêm danh sách đóng góp toàn cầu và xin chia sẽ những hình ảnh trên công trường xây dựng.









 Buổi Văn Nghệ đã diễn ra như ngày giờ dự định, vào Thứ Bảy Ngày 1 Tháng 6 Năm 2013 tại nhà hàng Grand Fortune tại vùng Thung Lũng Hoa Vàng Bắc Cali. Sau đây là Danh sách ng h viên cho Bui Văn Ngh Gây Qu XDĐL Thai Dương.

Ghi Chú: Số tiền đóng góp có 2 phần. Phần I là tiền thu vào từ bán vé cho buổi tiệc và phần II là đóng góp ủng hộ thêm của quan khách có mặt tại buổi tiệc và một số quan khách không đến tham dự được nhưng đã gởi vào. 



Tổng Kết Quyên Góp Cho Buổi Văn Nghệ

Những hình ảnh trên công trường xây dựng.





















Trung Quốc: Đô thị hóa ồ ạt và hệ lụy ô nhiễm môi trường

Thursday, November 7th, 2013

Ồ ạt xây dựng những siêu đô thị và đưa người dân từ nông thôn vào sinh sống mà không tính kỹ tác động xã hội và môi trường, Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm trầm trọng, còn người dân lâm vào cảnh dở khóc dở cười.

Nếu lờ đi màn khói bụi ô nhiễm, khu biệt thự Waterfront Corso Mansions gần thành phố Thiên Tân hẳn là một khu dân cư đẹp như mộng đối với các dư dân đô thị, vốn đang ngày một tăng tại Trung Quốc.


Một khu đô thị tại ngoại ô quận Mai Giang, gần Thiên Tân

Bên trong một khu phức hợp có cổng cao, các tòa chung cư và biệt thự nhìn ra một cái hồ và những khu vườn được cắt tỉa kỹ càng. Thế nhưng cả khu vực này lại chẳng có lấy một cửa hàng hay các tiện nghi, khiến nó cũng như hàng trăm tòa nhà giống như vậy tại ngoại ô quận Mai Giang của tỉnh Quảng Đông không khác nào những ký túc xá khổng lồ.

“Không có bệnh viện, không tiệm cắt tóc hay bất kỳ nhà hàng nào gần đây”, ông Wang Bo, 62 tuổi, người đang sống cùng gia đình con gái tại khu dân cư phức hợp này cho biết. Hàng ngày ông vẫn phải lái xe đưa vợ đi làm. “Tôi phải lái xe tới 20 phút chỉ để đi mua rau quả”.

Đây chỉ là một trong số rất nhiều siêu chung cư, những dự án đang tích lũy bên trong nó những nguy cơ khủng hoảng xã hội, năng lượng và môi trường bằng cách buộc hàng triệu cư dân đô thị tầng lớp trung lưu mới, phải lái xe đi khắp nơi chỉ để tìm kiếm các dịch vụ cơ bản. Điều này góp phần làm gia tăng tiêu thụ năng lượng và phát thải ô nhiễm, vốn khiến các thành phố của nước này bị xếp vào hàng ô nhiễm nhất thế giới.

Tính từ năm 1995 đến nay, hơn 300 triệu người Trung Quốc – gấp đôi dân số cả nước Nga – đã đổ ra các thành phố. Và thủ tướng Lý Khắc Cường, trong cuộc họp của đảng Cộng Sản Trung Quốc cuối tuần này, sẽ phải tìm cách để một lần nữa tạo chỗ ở cho từng ấy người đến từ các vùng nông thôn, mà không phá hủy thêm môi trường và khiến tiêu thụ năng lượng của nước mình tăng vọt.

Theo số liệu của Ngân hàng thế giới WB, cư dân đô thị của Trung Quốc, tương đương 1/10 dân số thế giới, sử dụng năng lượng nhiều gấp 3 lần những người sống ở nông thôn.

“Nếu Trung Quốc không hành động đúng ngay bây giờ, họ sẽ bị mắc kẹt trong một hạ tầng kém hiệu quả, dẫn tới thêm tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm”, Shobhakar Dhakal, nguyên giám đốc điều hành của Global Carbon Project, một chương trình khoa học quốc tế của Viện nghiên cứu môi trường quốc gia Nhật Bản, nhận định.


Nhiều đô thị của Trung Quốc đều đang đối mặt với ô nhiễm nghiêm trọng

Khi chính quyền địa phương chỉ lo bán đất

Dưới mô hình phát triển hiện tại, chính quyền các đô thị thường đầu tư những tuyến cao tốc 4 – 8 làn xe dẫn tới các khu ngoại ô xa xôi, nơi họ có thể bán quyền xây dựng cho các nhà đầu tư theo từng lô có diện tích khoảng 500 m2. Các công ty xây dựng sau đó dựng lên những tòa chung cư trên các lô đất tách biệt với cộng đồng xung quanh bằng những hàng rào và bảo vệ.

Các khu vực nhà ở, khu vực mua sắm và khu công nghiệp thường được quy hoạch ở những vùng khác nhau của thành phố, khiến người dân thường phải di chuyển xa. Dù vậy chính sự đô thị hóa nhanh chóng này là động lực giúp kinh tế Trung Quốc tăng trưởng tới 10,5% trong thập niên vừa qua, tạo ra những hệ thống đường bộ, đường sắt tốt hơn, đồng thời tăng thu nhập cho hàng triệu người.

Cũng nhờ mô hình này mà nguồn thu của các chính quyền địa phương cũng tăng mạnh do dễ dàng bán quyền sử dụng những lô đất lớn, với giá cao hơn trong khi chi phí quy hoạch và đầu tư hạ tầng lại thấp hơn so với khi bán những khu có diện tích nhỏ. Theo ước tính của ngân hàng Mỹ Goldman Sachs, 21% nguồn thu ngân sách các thành phố tại Trung Quốc đến từ bán đất.

Khoảng 90% các thành phố tại Trung Quốc được xây dựng theo cách này, He Dongquan, giám đốc chương trình Thành phố bền vững tại Bắc Kinh, thuộc tổ chức phi lợi nhuận chuyên quảng bá năng lượng sạch Energy Foundation, có trụ sở tại San Francisco khẳng định.

Ô nhiễm không khí

Dọc theo đại lộ 4 làn xe từ Mai Giang tới Thiên Tân, những tòa tháp cao vút mọc lên từ những khu dân cư lờ mờ hiện ra trong mây mù. Hai công nhân đang ngồi ăn trưa trên vỉa hè cạnh con đường gần như không một bóng ô tô. Cạnh khu nhà của ông Bo, khoảng nửa tá xe taxi đang đợi khách. Đi bộ suốt 10 phút dọc con đường cũng không tìm thấy một cửa hàng hay quán ăn nào.

Sau khi nghỉ hưu cách đây 2 năm, hàng ngày ông Bo phải lái xe 40 phút buổi sáng và buổi tối để đưa đón vợ đi làm tại tung tâm y tế Thiên Tân. Ngay cả cháu ông cũng phải được chở tới nhà trẻ.

Theo Bộ môi trường Trung Quốc, Thiên Tân chính là một trong 10 thành phố ô nhiễm nhất Trung Quốc.

“Thật sự là kinh khủng”, Lin Zhixin, 30 tuổi, hàng xóm của ông Bo thốt lên trong ngày mà mức độ ô nhiễm không khí vượt 5 lần mức an toàn của Tổ chức y tế thế giới. “Mới đây khi tôi đưa con tới bệnh viện do bị ho, có rất nhiều trẻ em khác gặp vấn đề tương tự. Bác sỹ nói rằng ô nhiễm chính là một phần nguyên nhân”.

Thanh Tùng
Theo Bloomberg

Phát hiện mảnh vỡ tàu vũ trụ bí ẩn ở Kazakhstan

Thursday, November 7th, 2013

Các manh vỡ của một tàu vũ trụ chưa được xác định đã được tìm thấy ở miền nam Kazakhstan, nơi đặt trung tâm vũ trụ Baikonur của Nga.


Các mảnh vỡ tàu vũ trụ được tìm thấy.

Các mảnh vỡ được tìm thấy hôm 5/1 tại gần khu vực Kozhabaky tại tỉnh Kyzylorda, miền nam Kazakhstan.

Các chuyên gia từ cơ quan vệ sinh địa phương đã tới lấy các mẫu đất và nước từ khu trục để kiểm tra. Kết quả phân tích dự kiến sẽ được đưa ra trong vòng 3 ngày.

“Theo một cuộc điều tra sơ bộ, hàm lượng phóng xạ tại khu vực ở mức bình thường”, Bộ các vấn đề khẩn cấp của Kazakhstan cho biết.

Một số tờ báo phỏng đoán rằng mảnh vỡ có thể thuộc về một tên lửa đẩy Dnepr, vốn rơi xuống khu vực vào năm 2006.

Dnepr là một tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-20 của Nga (NATO gọi là SS-18 Satan), được chuyển thành tên lửa đẩy để đưa vệ tinh vào quỹ đạo thấp của trái đất. Liên doanh vũ trụ Nga-Ukraine sử dụng trung tâm vũ trụ Baikonur tại Kazakhstan để phóng các tên lửa Dnepr.
Nhưng cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos cho biết các mảnh vỡ không thuộc một tàu vũ trụ Nga vì đường bay của các tên lửa Nga không đi qua khu vực, nơi các mảnh được tìm thấy.

“Các tên lửa của chúng tôi không bay qua đó”, phát ngôn viên Roscosmos Sergei Gorbunov khẳng định hôm 6/11.

Kazakhstan đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về các hiểm họa môi trường từ các vụ phóng thất bại và các mảnh vỡ rơi xuống quanh Baikonur.

Nga thuê trung tâm Baikonur với giá 115 triệu USD mỗi năm theo một thỏa thuận được ký kết vào những năm 1990. Thỏa thuận có hiệu lực tới năm 2050.

An Bình

Ông Arafat bị đầu độc phóng xạ polonium

Thursday, November 7th, 2013

Cố lãnh đạo Palestine Yasser Arafat đã chết vì bị đầu độc chất phóng xạ polonium – kết luận này của các nhà khoa học Thụy Sĩ, vừa được phát trên đài truyền hình Ả Rập Al-Jazeera hôm 6-11.

Website của Al-Jazeera cũng đã cho đăng tải toàn văn bản báo cáo dày 108 trang của các nhóm 10 chuyên gia đến từ Đại học Trung tâm Đại học Pháp y ở Lausanne.

Báo cáo này nói các chuyên gia đã thực hiện “điều tra độc tính và độc tính phóng xạ”. Kết quả thu được cho thấy “mức độ hoạt tính cao bất thường của polonium-210 và chì-210 trong nhiều mẫu phân tích”.

Cụ thể, hàm lượng chất độc phóng xạ polonium tìm thấy trong xương và các mô mềm của ông Arafat cao gấp 20 lần so với mức thông thường.


Bức tranh trên tường vẽ hình cựu lãnh đạo Yasser Arafat (phải) và nhà lãnh đạo tinh thần Hamas Ahmed Yassin – Ảnh: Reuters

“Kết quả xét nghiệm này phần nào đồng nhất với giải thuyết trước đó rằng cái chết của ông Arafat có liên quan đến ngộ độ polonium-210” – báo cáo viết. Đồng thời nó cũng loại trừ thông tin trước đó cho rằng khói thuốc lá là nguyên nhân làm tăng hàm lượng polonium trong cơ thể ông Arafat.

Song báo cáo không chỉ rõ ai đã đầu độc ông Arafat và đầu độc bằng cách nào.

Cố lãnh đạo Palestine qua đời tháng 11-2004 tại Pháp ở tuổi 75. Tuy nhiên, bác sĩ không thể xác định nguyên nhân cái chết của ông và vợ ông (bà quả phụ Suha) cũng không yêu cầu khám nghiệm tử thi.

Song, mộ ông Arafat ở Ramallah đã được khai quật hồi tháng 11-2012 theo yêu cầu của bà Suha để khám nghiệm xem liệu có phải ông bị đầu độc bằng polonium hay không, sau khi dấu vết của chất này được tìm thấy trên một số vật dụng cá nhân của ông.

Trả lời phỏng vấn Al-Jazeera, bà Suha gọi việc đầu độc ông Arafat là “ám sát một nhà lãnh đạo vĩ đại” và “một tội ác chính trị”.

Theo BBC, nhiều người Palestine cho rằng Isarael đã đầu độc ông Arafat, trong khi số khác cho rằng ông mắc bệnh ung thư. Israel phủ nhận tất cả các cáo buộc có liên quan đến cái chết của nhà lãnh đạo Palestine.

AFP dẫn thông tin từ Bộ Ngoại giao Israel cho rằng kết quả điều tra nói trên là không khách quan. “Đây chỉ là một màn kịch” – AFP dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Yigal Palmor khẳng định.

Ông Palmor cho rằng các nhóm điều tra được ủy nhiệm bởi các nhóm lợi ích chứ không phải là các nhóm độc lập. “Giá nào thì việc này cũng không làm Israel lo ngại vì chúng tôi chẳng liên quan gì đến nó cả” – ông Palmor kết luận.

Theo Trường Sơn (Tuổi Trẻ)