Archive for May, 2012

NẾU CÓ KIẾP SAU …

Thursday, May 31st, 2012

NẾU CÓ KIẾP SAU …

Bài viết của cô Hồng, nguyên giáo sư môn Văn trường THTH Thuận An

Tháng 8 năm 1963, tôi xách chiếc va-li nhỏ vào trường Sư phạm Quy Nhơn trước sự ngạc nhiên của bạn bè cùng lứa: “Con Hồng mà học Sư phạm Quy Nhơn ni à?…”.

Vâng, các bạn tôi không ngạc nhiên sao được, khi con bé Hồng tuy nhà quê, nhưng khi vào trường nữ trung học Đồng Khánh, từ Đệ thất đến Đệ nhị luôn giành ngôi vị đứng nhất lớp; chỉ khi qua Đệ nhất Quốc học mới chịu đứng thứ hai, (nên dỗi không đi lãnh phần thưởng — thật là trẻ con!). Thành tích học ấy là niềm mơ ước của các phụ huynh khá giả hồi đó để mong đưa con vào trường Dược, trường Y. Và chính tôi cũng từng ôm mộng như thế, nên khi vào lớp Đệ tam tôi đã không chọn ban Văn chương (ban C) dù tôi rất thích và khá giỏi hai môn Anh và Pháp ngữ, mà ghi vào ban Vạn vật (ban A), vì ông anh Cả ở Sài Gòn ra thăm bố mẹ tôi, biết thành tích học của tôi, nên hứa sẽ “nuôi” cho tôi học Dược ở Sài Gòn. Thế là tôi chúi đầu vào “gạo” Vạn vật và Lý Hóa để chuẩn bị được cầm cái bằng Tú tài II, hầu bước vào Đại học. Tôi vui mừng bay ngay vào Sài Gòn (với tấm vé mà cha tôi phải mượn tiền để mua). Nhưng oái ăm thay, ông anh Cả tôi đã quên lời hứa, kèm lời phán của bà chị Dâu: “O Hồng con gái học chi cho lắm, chỉ ích lợi mai sau chồng nhờ, thôi để tiền nuôi chú T (em trai tôi) …” Và khi tôi trở lại Huế thì đã quá muộn để ghi tên vào phân khoa Đại học, chỉ còn Sư phạm Quy Nhơn nhận đơn, tôi ghi danh thi và đậu ngay.


Photo: Google

Các bạn ơi! Giờ đây tôi kể dông dài như trên không phải là nhằm mục đích khoe mẻ thành tích của người về già còn tiếc nuối cái quá khứ học giỏi của mình (để làm gì cơ chứ?!), mà chỉ để các bạn biết cho lòng tôi miễn cưỡng thế nào khi vào Sư phạm Quy Nhơn — buồn tủi vì cha mẹ nghèo không đủ tiền cho con học cao, lại tự ái và sỉ diện hão với bạn bè cùng lớp — tôi đã từng ray rứt với ý muốn bỏ trường bỏ bạn, rời xứ dừa sau mỗi biến cố của đời tôi. Nhưng ân tình sâu đậm của Thầy, của bạn mà tôi sắp kể dưới đây đã gắn số phận tôi với trường Sư phạm, với nghề giáo thân thương mà đến nay tôi rất đỗi tự hào.

Hai năm học ở trường Sư phạm Quy Nhơn tôi đã phải gánh chịu hai cái đại tang — hai cái tang quá lớn trên đôi vai gầy của một cô gái ngây thơ bé bỏng. Có lẽ linh cảm điều đó không vui cho tương lai của tôi, nên chuyến tàu lửa mang tôi vào xứ dừa thật ảm đạm, tiếng bánh xe sắt của con tàu đều đặn lăn trên đường rầy hòa với tiếng chong chóng quay ầm ào của hai chiếc trực thăng hộ tống vần vũ trên đầu toa xe (đề phòng VC tấn công).

Nhập học tháng 9 thì một chiều tháng 12, tôi được điện tín báo tin cha tôi qua đời vì đột biến. Sóng biển, hàng dương bên trường than khóc cùng tôi suốt đêm. Các bạn nội trú xúm xít an ủi vỗ về tôi. Trong đầu tôi lởn vởn ý tưởng về Huế rồi sẽ không quay trở lại vì mục đích học Sư phạm của tôi là vừa có học bổng, vừa chóng ra trường có tiền để giúp cha già không còn nữa. Nay cha mất rồi thì tôi học tiếp ở đây làm gì? Về Huế sang năm thi vào Đại học Sư phạm hoặc học SPCN để chuẩn bị vào trường Y khoa.

Sáng hôm sau, bạn bè cùng phòng nội trú, cùng lớp và cảm động nhất là thầy Lương, Hiệu trưởng, cùng tiễn tôi tận chân cầu thang lên máy bay. Thầy xoa đầu tôi an ủi thật trìu mến như cha tôi thường làm với tôi. Thầy còn cử anh Võ trị Hà, người trưởng tràng, lại là hàng xóm của tôi tháp tùng theo tôi để đại diện trường phúng điếu cha tôi và giúp đỡ tôi trở về trường. Anh Hà cũng thích vì được dịp về thăm Mạ. Nhìn xuống sân bay tôi thấy mái tóc thầy như bạc thêm, cùng những cánh tay vẩy vẩy của bạn bè mờ đi sau làn nước mắt. Trước ân tình ấy, ý nghĩ sẽ bỏ trường bỏ lớp bỗng tan biến trong đầu. Tôi trở lại trường tìm vui trong tình thương của thầy, của bạn. Tôi lại vô tư gây cười cho các bạn, thường tự xưng mình là Hồng Thất Công (trong Thần Điêu Đại Hiệp) khi ngồi trên lầu hai, lầu ba mà dùng tài đánh hơi của lão “Cái Bang” đoán trúng phóc trưa nay Mệ Huế cho ăn món gì, khiến các bạn phục lăn và cười như “nắc nẻ” khi xuống tới phòng ăn. Tại đây, cả nhóm ăn lại nhỏng nhẻo với Mệ Huế là không ăn được cá ngừ, cà nướng … v…v.. Tội nghiệp Mệ Huế lại trìu mến sai đổi cho thành món chả trứng, cá thu chiên … Thế là các nàng dù là Hoàng Dung xinh đẹp, dù là “Phật tổ” Như Lai, dù là nàng Tôn Nữ Âu Dương Phong e lệ … (biệt hiệu của các bạn cùng phòng nằm cạnh giường tôi) đều ăn ào như tằm ăn rỗi, đem soong vào xin thêm cơm. Các chị bếp vui vẻ xới thêm rất tự nhiên để các cô khỏi thẹn, chỉ một nhát xúc của chiếc đũa bếp to như cái “xẻng xúc đất” là đủ đầy soong cơm. “Kílô” của các nàng tăng vùn vụt, vì sáng nào cũng “nhón” sạch hai thúng khoai lang luộc, bánh ú của hai nhóc con bác cai đội lên bán. Khỏi rao, khỏi mời, hai chú đã được các nàng ngóng từ thật xa, rồi đón ở cầu thang và thoáng một chốc chỉ còn hai cái thúng không. Các chú chỉ việc ngồi chờ, một lát sau các nàng đem tiền ra trả đủ. “Này chị hai xâu (khoai)…, này chị hai cặp (bánh ú) …”. Các nhóc chỉ việc đếm tiền, xong đội thúng ra về. Hỉ hả!!! Giành nhau mua vậy, nhưng ai chậm chân không mua được đều có phần chia cho. Vui như hội! Ăn, ngủ, cười và … chờ thư. Chỉ khi nào đọc thư người yêu thì mỗi nàng lui về một thế giới xa xôi với khóc, cười, trăn trở…

Nhưng số phận lại không mỉm cười với tôi vào năm sau, tôi lại chịu cái đại tang thứ hai. Lần này không phải là vành khăn trắng lên mái tóc, mà là mảnh khăn đen vắt qua “con tim vừa vui trở lại” của tôi: Người yêu của tôi, mối tình đầu trong sáng của tôi, vị hôn phu của tôi đã phụ tình tôi. Đời phi công hào hoa, đời lính cận kề bên cái chết, cùng với thái độ tránh né giữ gìn thái quá của người con gái Huế như tôi, cộng thêm không gian xa cách, khiến chàng sa ngã vào ánh sáng phù hoa, vào niềm đam mê vội vã mà nói lời bội ước với tình xưa. Trước lời thú nhận đã lỡ lầm của vị hôn phu, dưới sự chứng kiến của gia đình hai bên, dù mẹ chàng cố nói ra lời hàn gắn, nhưng tôi đã bình tĩnh chúc chàng hạnh phúc (không một giọt nước mắt van vỉ, không một lời oán trách hờn ghen), vì tôi nghĩ rằng bất cứ thái độ nào khác cũng sẽ đánh đổ thần tượng của chàng trong tôi. Và tôi cũng không cần một chút nào lòng thương hại của kẻ khác. “Người ta phụ mình, nhưng làm sao cho người ta vẫn tôn trọng mình”, tôi nghĩ thế.

Từ Sài Gòn trở lại Quy nhơn với con tim băng giá, với đôi mắt ráo hoảnh, tôi lại có ý nghĩ bỏ Sư phạm, rồi về Huế ghi danh học Đại Học để trở thành một bác sĩ, hơn hẳn” người ta” cho bõ tức. Nhưng anh lớp trưởng nhận ra nỗi buồn vời vợi trong tôi. Chờ lớp về hết, anh ở lại hỏi tôi “Sao em có vẻ buồn thế?”. Anh lớp trưởng đã có vị hôn thê ở Quảng trị và xem tôi như người em gái nhỏ. Tôi cũng xem anh như anh mình, nên khi anh hỏi chạm đến vết thương lòng, tôi đã òa lên khóc nức nở và kể cho anh nghe về mối tình tan vỡ của mình. Anh để yên cho tôi khóc, rồi dùng lời an ủi động viên tôi. Sau đó anh cùng các bạn trong lớp tổ chức nhiều chuyến du ngoạn ngoại thành: thăm Tháp Chàm ở Quy nhơn, trại cùi Quy hòa, viếng mộ Hàn Mặc Tử… , để tôi thấy nhiều cảnh khổ gấp bội mình. Rồi chuyến đi về Tuy Phước, thăm sâu vào làng quê Bình Định với những phong cảnh thật nên thơ, nhưng thấp thoáng những bộ quần áo đen lầm lũi (VC đó). Thấy thật rùng mình, may mà có anh trong đoàn, sinh trưởng ở vùng đó nên không việc gì. Rồi những phút cùng các bạn nội trú lầu ba ôm nhau lăn xuống gầm giường khi VC tấn công nổ bom tự sát làm sập lầu Việt Cường dưới phố (nơi có binh lính Mỹ đến đó ăn uống sau mỗi cuộc hành quân). Khi lầu hết rung chuyển, chúng tôi cùng chui ra một cách khó khăn gấp bội so với khi chui vào. Thầy Giám học lên bảo: “sao lại chui xuống gầm giường, sao không chạy xuống núp trong các hố cát ngoài sân, nhỡ lầu sập thì sao?” Thì ra khi hoảng hốt, chúng tôi đã hành động giống như những con đà điểu rúc đầu vào cát lúc gặp hiểm nguy. Nhưng nằm trong hố cát ở sân nhìn lên trời càng đáng sợ hơn: những lằn đạn xanh đỏ bay vèo vèo trên bầu trời do VC tấn công vào thành phố, bên ta chiến đấu đẩy lui. Thế là cái khổ, cái chết lại giúp tôi gắn bó với trường với bạn, chúi mũi tìm quên trong việc học, uống từng lời dạy dỗ của thầy cô để ra trường với hạng thủ khoa (mà các bạn cứ trêu là “thủ khôi” khiến tôi hờn giận mãi — thật là trẻ con!). Tôi được chọn giữ ở lại trường làm giáo sư hướng dẫn các khóa sau, nhưng tôi chỉ muốn về Huế để được sống bên mẹ già.

Rồi chính nhờ được làm một cô giáo hiền hòa, mẫu mực mà tôi đã vượt qua những nghiệt ngã của số phận do sự đối xử hà khắc của gia đình chồng và những tai ương của đất nước tạo nên. Môn tâm lý giáo dục của thầy Mẫn dạy tôi biết nói những lời ái ngữ với học trò trước khi phê bình cái sai của chúng. Nhớ lời thầy, tôi không bao giờ phê “chữ cẩu thả” mà “em cần viết cẩn thận hơn”, hoặc không phê “vở nhớp quá” mà là “vở sạch mới đẹp”… Những năm dạy tiểu học, trong cặp tôi lúc nào cũng có hộp kim chỉ để khâu áo cho những em nào nhỡ rách, có cả lượt dày để chải chí cho mấy em gái nghèo thiếu bàn tay mẹ chăm sóc, có cả kéo để cắt tóc cho các em khỏi bị tóc che mắt…

Khi được chuyển về trường cấp II Thuận An thì nơi đây là quê hương thứ hai che chở giúp tôi vượt qua những khổ ải do gia đình chồng đọa đày. Lúc phải rời bỏ gia đình chồng do bị đàn áp quá đáng, các phụ huynh ở Thuận An đã đùm bọc, an ủi xoa dịu cho tôi những vết thương từ thể xác đến tâm hồn. Thậm chí có người mở lời cho tôi và hai con vượt biên cùng con của họ mà không phải đóng một cắc bạc, nhưng tôi không thể bỏ mẹ già và cậu em bị tâm bệnh để ra đi. Các học sinh của tôi đều mê môn Văn tôi dạy, phải chăng do tôi đã trao truyền cho các em tất cả tình cảm thương yêu và trải nghiệm của bản thân vào trong mỗi bài giảng? Thời bao cấp, nhà giáo đều thiếu thốn, nhưng tôi biết tranh thủ thời gian để chạy chợ nuôi mẹ, em và các con no đủ. Thấy các cô giáo mà phải vất vả ngược xuôi, các cô dì chủ hàng cũng thương, dành cho sự nhẹ nhàng, ưu ái. Một số bạn tôi bỏ nghề, vì nghề giáo cơ cực quá, nhưng tôi thì không. Tôi nghĩ rằng nhờ giữ nghề dạy học mà một người mẹ đơn thân như tôi mới có thể giáo dục các con chăm ngoan, thành đạt và có cuộc sống gia đình hạnh phúc hơn bố mẹ chúng. Tôi cảm thấy lời Phật dạy “sống từ bi, hỉ xả” như thấm từ lúc nào vào cuộc đời làm cô giáo của tôi, tự nhiên như cây cỏ hấp thụ khí trời. Tôi không hề oán hận ai, thậm chí cả với người đã hành hạ mình.

Có lẽ cuộc đời nhà giáo của tôi chỉ biết gieo nhân lành nên cuối đời gặp quả ngọt: người yêu đầu đời của tôi đã trở về quỳ xuống xin tạ tội vì đã để đời tôi bấy lâu chịu khổ đau. Anh đã đón tôi sang đất nước Hoa Kỳ để tôi được sống sung sướng quãng đời còn lại. Tôi được học sinh cũ của trường Trung học Thuận An từ nhiều tiểu bang về chào mừng hoặc gọi điện thăm hỏi, dẫn cô đi thăm thú cảnh đẹp nhiều nơi . Ôi, còn gì sung sướng hơn khi thấy những học sinh bé bỏng ngày xưa của mình, giờ đây đã trở thành những trung niên khôi ngô, thành đạt, những thiếu phụ xinh đẹp, lịch lãm nơi xứ người. Vậy mà đối với cô giáo cũ, các em vẫn một tiếng “thưa” hai tiếng “dạ” rất đỗi lễ phép, khiến lòng tôi cảm thấy xúc động nao nao, tự hào về mình và về các học sinh thân yêu. Tôi còn được gặp lại các bạn nội trú trường Sư phạm Qui nhơn ngày xưa, nay các nàng đều xấp xỉ ở ngưỡng “thất thập cổ lai hi”, nhưng vẫn xinh đẹp, vẫn yêu đời và nhất là tình bạn vẫn nồng nàn, thắm thiết như xưa. Phải chăng, nhờ ngành Sư phạm mà vẻ đẹp truyền thống của nền văn hóa Việt nam vẫn nở hoa trên xứ người!

Chính vì thế, như đầu bài viết, tôi có kể lể là tôi miễn cưỡng thi vào trường Sư phạm, thì nay tôi xin sửa sai để khẳng định: Nếu có kiếp sau, tôi lại cố gắng học để được thi vào ngành Sư phạm, được làm một cô giáo mẫu mực, dịu hiền, để trao hết tri thức và tình cảm yêu thương của mình cho thế hệ mai sau: gieo những nhân lành nhằm tạo quả ngọt cho đời.

Nguyễn thị Hồng, Khóa 2 SPQN

Trung Quốc tăng cường không quân gần Đài Loan

Wednesday, May 30th, 2012

Quân đội Trung Quốc được cho là sắp xây dựng xong một căn cứ không quân mới tại Phúc Kiến, tỉnh miền đông của nước này và cách không xa đảo Đài Loan.


Ảnh vệ tinh căn cứ không quân Thủy Môn. Ảnh: Google

Báo Taipei Times của Đài Loan dẫn các nguồn tin tình báo cho hay căn cứ không quân có tên Thủy Môn được đặt trên một đỉnh đồi dọc theo bờ biển của thành phố nhỏ cùng tên. Việc xây dựng đang ở giai đoạn cuối cùng.

Những hình vệ tinh về căn cứ không quân này lần đầu tiên được công bố vào năm 2009. Các nguồn tin tình báo cho rằng Trung Quốc đã phát quang một khu vực rộng hơn 2 km ở độ cao 364 m để tạo đường băng cho căn cứ.

Những bức ảnh vệ tinh gần đây về khu vực này còn cho thấy các máy bay chiến đấu đa dụng J-10 của không quân Trung Quộc được triển khai tại căn cứ không quân Thủy Môn. Một số phi cơ chiến đấu Sukhoi Su-30 và các máy bay không người lái cũng xuất hiện tại đây.

Các bức ảnh còn cho thấy các khẩu đội tên lửa phòng không tầm xa S-300 cũng được triển khai tại căn cứ này. Đây có thể là một phần của hai tiểu đoàn (gồm 8 khẩu đội) S-300PMU1. Với tầm bắn khoảng 200 km, S-300PMU1 có thể tấn công các máy bay ở trong hoặc gần không phận Đài Loan, cũng như bảo vệ căn cứ không quân Thủy Môn trước các mục tiêu đạn đạo hoặc phi cơ.


Những vật thể được cho là dàn phóng tên lửa di động tại căn cứ không quân Thủy Môn. Ảnh: Google

Các hệ thống tên lửa này có trị giá lên tới 400 triệu USD, bao gồm 32 dàn phóng di động và 198 tên lửa. Các tiểu đoàn này cũng có thể là HQ-9s, một biến thể của S-300.

Căn cứ không quân Thủy Môn ở vị trí cách Đài Bắc của Đài Loan 246 km và cách nhóm đảo Điếu Ngư/Senkaku khoảng 380 km. Sự ra đời của căn cứ này được cho là để giúp Trung Quốc tăng cường tuyên bố chủ quyền tại các đảo thuộc biển Hoa Đông (East China Sea).Trung Quốc và Nhật Bản tranh chấp chủ quyền các đảo ở Điếu Ngư/Senkaku.

Trong một diễn biến khác, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mang tên Shi Lang tuần trước có chuyến chạy thử nghiệm tiếp theo tại biển Bột Hải phía đông bắc. Hàng không mẫu hạm được mua lại từ Ukraina sẽ có những thử nghiệm khác nhau trước khi trở lại cảng Đại Liên cuối tuần này. Giới chức quân sự Trung Quốc từng cho hay tàu Shi Lang sẽ hoạt động chính thức cuối năm nay.

Cũng trong tuần trước, quân đội Trung Quốc đã cho ra mắt tàu hộ vệ tên lửa lớp Type 056 đầu tiên. Ba chiếc tàu khác cùng lớp này cũng sẽ sớm ra mắt. Nhóm tàu hộ vệ tên lửa lớp Type 056 có trọng lượng khoảng 1.400 – 1.700 tấn sẽ được gia nhập hạm đội Nam Hải của Trung Quốc.

Nhật Nam _ VnE

Biển Đông là trọng tâm Hội nghị an ninh châu Á

Wednesday, May 30th, 2012

Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông sẽ là chủ đề được chú ý nhất tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á, với sự tham gia của các quan chức quốc phòng hàng đầu khu vực và thế giới.
Hội nghị được Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở tại Anh tổ chức và được biết đến nhiều với tên gọi Đối thoại Shangri-La, vì nó diễn ra hàng năm tại khách sạn cùng tên ở Singapore. Đây là diễn đàn an ninh liên chính phủ có sự tham gia của các quan chức quốc phòng hàng đầu khu vực và thế giới.

Hội nghị năm nay diễn ra từ 1 tới 3/6, với sự tham gia của đại diện tới từ 28 quốc gia châu Á – Thái Bình dương cùng với Anh, Pháp, Nga và Mỹ. Đây là lần thứ 11 Đối thoại Shangri-La được tổ chức. Chủ đề thảo luận của hội nghị gồm các chương trình hiện đại hóa quân sự, cân bằng lực lượng toàn cầu, cấu trúc an ninh khu vực, chống các mối đe dọa xuyên quốc gia, đối phó thảm họa thiên nhiên. Trong số này, vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông sẽ được nhấn mạnh.

Ngoài đối thoại đa phương, Đối thoại Shangri La cũng là cơ hội để quan chức quốc phòng cấp cao các nước gặp tay đôi.
“Điểm nóng” Biển Đông

Vào chiều ngày 2/6, các đại biểu tham dự Đối thoại Shangri-La sẽ có một phiên họp toàn thể đặc biệt, trong đó chủ đề được mang ra bàn thảo đầu tiên là “Kiềm chế các tranh chấp Biển Đông”. Điều này cho thấy Biển Đông tiếp tục là một chủ đề thu hút sự quan tâm tại khu vực và trên thế giới.


Bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham, nơi đang diễn ra tranh chấp căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc. Ảnh: NASA

Đối thoại Shangri-La năm nay diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc và Philippines đang có căng thẳng ngoại giao vì tranh chấp chủ quyền bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham. Hai nước liên tục đưa các tàu tới hoạt động quanh bãi cạn không có người sinh sống này, không có dấu hiệu nhượng bộ.

Defense News dẫn lời ông Tim Huxley, giám đốc điều hành IISS châu Á, cho rằng các tranh chấp hàng hải tại Biển Đông là chủ đề lớn tại hội nghị năm nay. Một số nước có liên quan tới tranh chấp ở Biển Đông có thể nhân Đối thoại Shangri-La để thể hiện quan điểm.

Dean Cheng, một chuyên gia người Trung Quốc của Quỹ Di sản có trụ sở tại Washington, thì cho rằng Mỹ sẽ theo dõi phản ứng của các đại biểu Trung Quốc tham dự hội nghị, để từ đó tìm hiểu định hướng của quân đội nước này.

Hôm 16/5, Trung Quốc tiếp tục đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông. Việt Nam và cả Philippines đều phản đối lệnh này. Manila thậm chí tính đến việc cũng đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá riêng.

Cũng trong ngày 16/5, Trung Quốc đã bắt giữ hai tàu cá và 14 ngư dân Việt Nam đang hoạt động nghề cá tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Số ngư dân này cùng một tàu cá sau đó được thả, nhưng phía Trung Quốc giữ lại một tàu cá cùng toàn bộ ngư cụ, hải sản. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc là vô giá trị, đồng thời yêu cầu phía Trung Quốc trả lại tàu cá.

Ngay trước thềm Đối thoại Shangri-La, không khí được hâm nóng khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho rằng các tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông đã vượt quá sự cho phép của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982). Đáp lại phát biểu này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng Mỹ không phải là một bên trong các tranh chấp tại Biển Đông.
Cán cân Mỹ – Trung Quốc

Phái đoàn Mỹ tham dự hội nghị năm nay với lực lượng hùng hậu với một bộ ba quốc phòng/quân sự nặng ký. Lần đầu tiên kể từ khi đảm nhận vai trò bộ trưởng quốc phòng, ông Leon Panetta sẽ xuất hiện tại Đối thoại Shangri-La. Sau ba ngày ở Singapore, Panetta sẽ tới thăm Việt Nam và Ấn Độ.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta. Ảnh: AP

Các tướng lĩnh cấp cao khác của Mỹ sẽ tới Singapore là Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Martin Dempsey và Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình dương Samuel Locklear. Ngoài bộ ba được mệnh danh là “Big Three”, phái đoàn Mỹ còn có sự góp mặt của hai Thượng nghị sĩ John McCain và Joe Lieberman.

Ngược lại với sự xuất hiện hùng hậu của các quan chức cấp cao Mỹ, phái đoàn Trung Quốc năm nay không có sự hiện diện của Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt, Asia News Network cho hay. Năm ngoái, ông Lương lần đầu tiên tham dự Đối thoại Shangri-La.

Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi đầu năm nay công bố chiến lược quân sự mới của Mỹ, trong đó nhấn mạnh việc chuyển dịch dần trọng tâm sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Mỹ đã bắt tay ngay vào việc cụ thể hóa sự chuyển dịch này với các kế hoạch điều chuyển quân ở Nhật Bản, Australia; các cuộc tập trận ở Philippines, Indonesia; việc cử tàu tới Singapore vào năm sau; cũng như một loạt các chuyến thăm của các tàu chiến tới nhiều nước trong khu vực này.

Ngay từ khi Mỹ công bố chiến lược kể trên, Trung Quốc đã bày tỏ sự quan ngại. Truyền thông Trung Quốc cho rằng đây là sự phô diễn sức mạnh, thậm chí có thể đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực.

Trong thời gian qua Trung Quốc cũng đã điều hàng loạt tàu và thiết bị quy mô lớn ra Biển Đông, trong bối cảnh căng thẳng vì chủ quyền gia tăng.

Cán cân Mỹ – Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La sẽ giúp hình dung rõ hơn về định hướng của hai cường quốc này đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Nhật Nam – VnE

Hàng trăm tử tù VN ‘chờ thuốc độc’

Wednesday, May 30th, 2012

Một Thứ trưởng Bộ Công an nói tại Quốc hội rằng Việt Nam chưa thể tử hình 400 tù nhân vì thiếu thuốc độc.

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời Thượng tướng Đặng Văn Hiếu nói Luật thi hành án hình sự trong đó quy định việc tử hình bằng tiêm thuốc độc đã có hiệu lực từ 1/7/2011 nhưng cho tới nay chưa thể thi hành.

(Bộ Công an nói Việt Nam hiện có 400 tử tù)
Việc tử hình bằng tiêm thuốc độc đòi hỏi phải xây dựng các trung tâm và phải có thuốc tiêm nhập khẩu.

Tướng Hiếu được trích thuật: “Một năm nay còn hơn 400 đối tượng có án tử hình chưa thi hành được, trong đó có hơn 100 đối tượng đã đầy đủ thủ tục rồi, chỉ chờ có thuốc để thi hành án mà không có.”

Bộ Công an Việt Nam không cho biết liệu người nhà các tử từ có được chứng kiến việc tiêm thuốc hay không.

Trong khi đó, một nguồn tin cho BBC biết Bộ Y tế đã cam kết là trong tháng Sáu sẽ có thuốc nhập về để “thực hiện”.

Tiêm thuốc độc

Báo Người Lao Động trong bài viết cuối tháng Mười năm 2011 nói số tử tù chờ thuốc để thi hành án là hơn 360.

Bài báo nói Bộ Công an và Bộ Quốc phòng sẽ xây tám “nhà thi hành án tử hình” trong đó năm cơ sở đầu tiên được đặt tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An, Đắk Lắk và Sơn La, những địa điểm được cho là “có số trường hợp tử hình thuộc diện nhiều nhất”.

Tờ này cũng trích nguồn trong ngành công an nói số người bị tử hình ở Việt Nam “không nhiều”.

Theo báo này, phạm nhân lĩnh án tử hình sẽ bị tiêm ba thoại thuốc.

Sodium thiopental (hay Sodium Pentothal) sẽ làm tù nhân bị mê, Pancuronium bromide làm tê liệt thần kinh và buông lỏng cơ bắp và Potassium chroride làm tim ngừng hoạt động.

Bấm Người Lao Động nói cán bộ thi hành án phải chuẩn bị ba liều thuốc trong đó có hai liều để dự phòng trong trường hợp liều đầu tiên không đủ gây tử vong.

Hãng tin Reuters nói chuyện thiếu thuốc cũng xảy ra ở cả Hoa Kỳ.

Chẳng hạn Oklahoma, bang tử hình nhiều nhất các tù nhân tính theo bình quân đầu người, nói họ chỉ còn duy nhất một liều thuốc pentobarbital do Châu Âu sản xuất, một loại thuốc chính để tử hình tù nhân.

Theo Reuters, việc Châu Âu cấm bán thuốc giết người đã gây ra tình trạng khan hiếm.

Liên hiệp Châu Âu với 27 quốc gia chống lại án tử hình và cũng kêu gọi các nước trong đó có Hoa Kỳ bỏ án tử hình.

NN-BBC News-London

Quan hệ Trung – Triều đang xấu đi?

Tuesday, May 29th, 2012

Quan hệ giữa Bình Nhưỡng và Bắc Kinh bị coi là ‘xấu đi’ kể từ khi Kim Jong-un lên cầm quyền, gây lo ngại cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc vốn hy vọng có một năm ‘trong ngoài ổn định’.

(Các tính toán của Bắc Hàn vẫn là còn nhiều ẩ̀n số cho bên ngoài)
Kể từ tháng 12/2011, chính sách của Bắc Kinh vẫn là cố gắng duy trì ổn định tình hình ở Bắc Triều Tiên sau khi lãnh tụ Kim Jong-il qua đời đột ngột, nhưng tình hình Đông Bắc Á đã diễn biến trái với ý Trung Quốc.
Về phía mình, chính quyền Kim Jong-un không chỉ tiếp tục ‘gây khiêu khích’ với Hoa Kỳ và Phương Tây bằng vụ phóng hỏa tiễn, mà gần đây còn cho bắt các thuyền cá Trung Quốc, gây sốc cho dư luận nước đồng minh duy nhất của họ ở Đông Bắc Á.

‘Thời tiết xấu’

AP hôm 24/5 vừa qua đã có bài dự báo quan hệ Trung – Triều sẽ bước vào giai đoạn ‘thời tiết xấu’, kể từ khi Kim Jong-un lên cầm quyền.

Bài của hãng thông tấn Mỹ trích lời Giáo sư Thời Ân Hoằng, chuyên gia quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh nói:

“Bối cảnh những gì diễn ra hiện nay giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên có thể được nói như thế này: kể từ khi Kim Jong-il chết, chế độ Kim Jong-un trở nên không thân thiện với Trung Quốc.”

AP cũng trích báo Trung Quốc nói vụ Bắc Hàn bắt 28 ngư dân của họ ‘để đòi tiền chuộc’, giam giữ rồi sau đó lột trần những người này ra, tống trả về cảng ở Đại Liên đã gây phẫn nộ trong dư luận Trung Quốc.

Đầu tiên, các báo Trung Quốc gọi đây là vụ ‘bắt cóc’ ngư dân và tìm cách lý giải vì sao tuần tra biển có vũ trang của Bắc Hàn dám làm như thế với người từ nước đồng minh đàn anh.

Sau đó, hình ảnh và những lời kể thê thảm về cảnh bị bắt, bị đánh của các ngư dân lộ ra báo chí khiến có trang mạng Trung Quốc gọi phía Bắc Hàn là ‘bọn cướp’.
Một số trang của Trung Quốc còn đưa tin nói cờ đỏ năm sao vàng của họ bị quân Bắc Hàn giựt xuống từ cột thuyền dùng làm rẻ lau, dù giới chức hai nước không hề nói chi tiết này có thật hay không.

Tuy nay dư luận đã tạm lắng nhưng rõ ràng là chính sách đối ngoại của Bắc Kinh với Bình Nhưỡng bị thách thức.


(Tân lãnh tụ Kim Jong-un vẫn chưa đi thăm Trung Quốc)
Với lý do còn chịu ‘tang lễ’, thời gian có thể kéo dài tới ba năm, tân lãnh đạo Kim Jong-un của Bắc Triều Tiên không sang thăm Trung Quốc.

Nhưng dù Bắc Hàn không cử quan chức cao cấp sang thăm Bắc Kinh, họ vẫn cử Chủ tịch Hội đồng Tối cao Kim Yong-nam sang thăm Indonesia gần đây.

Bắc Kinh cũng không thể hài lòng trước thái độ công khai “gây chia rẽ Mỹ – Trung” của nước láng giềng cộng sản.

Nhất là khi, từ cách nhìn của ban lãnh đạo Trung Quốc thì năm 2012 là năm trọng yếu cho cuộc chuyển giao quyền lực của họ, và mọi bất ổn trong hoặc ngoài nước đều cần hạn chết tối đa, và quan hệ với Hoa Kỳ ngày càng trở nên quan trọng.

Nhiều tiêu chí

Tất nhiên, có ý kiến cho rằng quan hệ hai bên từng được gắn kết bằng máu trong Cuộc chiến Triều Tiên nên không dễ gì bị bất đồng gây rạn nứt.

Ông John Delury từ Đại học Yonsei ở Nam Hàn được AP trích lời nói rằng hai nước Bắc Hàn và Trung Quốc ‘sẽ qua cơn sóng gió’.

Bình Nhưỡng vẫn phụ thuộc vào sự bảo trợ về ngoại giao của Bắc Kinh ở Liên Hiệp Quốc và nhận viện trợ lương thực, dầu và thương mại từ Trung Quốc.

(Bắc Hàn khoe tên lửa tầm xa nhân sinh nhật cố lãnh tụ)
Điều các nhà lãnh đạo ở Trung Nam Hải, Bắc Kinh lo ngại là nếu triều đại Kim bị mất quyền lực, sự tan rã của Bắc Hàn sẽ tạo ra làn sóng di dân tràn sang Trung Quốc và cho quân Mỹ tại Nam Hàn cơ hội tiến gần lại hơn biên giới Trung Quốc.

Thế nhưng, vì viện trợ cho Bắc Hàn nên Trung Quốc thấy sự bất kính trở nên đáng khó chịu hơnm và quan hệ hai bên bị cho là “rất căng” vào lúc này, theo đánh giá của bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt, chuyên gia đóng ở Bắc Kinh của nhóm mang tên ‘International Crisis Group.

Về phía mình, Bắc Hàn cũng không muốn nhìn thấy một sự ‘đoàn kết’ trong quan hệ Mỹ – Trung.

Giáo sư Shin Jong Dae, từ Đại học chuyên về Bắ̃c Hàn (University of North Korean Studies) đóng ở Seoul cho rằng Bình Nhưỡng có động cơ muốn gây chia rẽ giữa hai nước lớn:

Giáo sư này từng được báo chí nước ngoài trích lời nói: “Bắc Triều Tiên không muốn quan hệ Trung – Mỹ cải thiện, và để làm rạn nứt quan hệ đó, họ đã chọn cách phiêu lưu quân sự, như gây ra vụ đánh đắm tàu Cheonan, bắn phá đảo Yeonpyeong và thử hỏa tiễn”.

Ông Shin nói rằng với Bắc Kinh, “kịch bản tốt nhất là một Bắc Triều Tiên ổn định, không có vũ khí nguyên tử”.

Thế như, Trung Quốc cũng tính rằng nếu không đạt được kịch bản đó thì họ đành chấp nhận một Bắc Hàn “có vũ khí nguyên tử nhưng vẫn ổn định”.

Điều này, ít ra là về một vế, xem ra đang trái chiều với mục tiêu chiến lược của Hoa Kỳ là bằng mọi giá để Bắc Hàn không có vũ khí hạt nhâ, dù vế kia là “Bắc Hàn ổn định” được cả Washington và Bắc Kinh cùng ủng hộ.

Nhưng để ngăn Bắc Hàn có vũ khí nguyên tử, Hoa Kỳ, nhất là trong năm tranh cử của Tổng thống Barack Obama, muốn cô lập gia đình họ Kim.

Bắc Kinh trong khi đó, muốn Bắc Hàn cải tổ theo mô hình của mình dần dần để không bị cô lập.

Đây lại là điểm thứ nhì khiến Trung Quốc và Hoa Kỳ không đồng ý với nhau về phương sách gây tác động tới ông Kim Jong-un, người mà cả các chính trị gia Trung Quốc và Mỹ đều đang cố tìm hiểu kỹ hơn.

Cũng vì thế, những gì diễn ra trong và ngoài Bắc Hàn vẫn còn là một ẩn số lớn.
NN-BBC News-London-

Phnom Penh – Bắc Kinh hợp tác quân sự

Tuesday, May 29th, 2012

Bộ trưởng quốc phòng hai nước Campuchia và Trung Quốc vừa ký thỏa thuận về hợp tác quân sự song phương.

(Đây là chuyến thăm Campuchia đầu tiên của Bộ trưởng Lương Quang Liệt)
Tân Hoa Xã cho hay, thỏa thuận quan trọng này được ký kết hôm thứ Hai 28/5 nhân chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt.
Đại diện cho phía Campuchia là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh.

Điều đáng chú ý là lễ ký kết này diễn ra ngay trước thềm hội nghị bộ trưởng quốc phòng các nước Asean (ADMM) lần thứ sáu, có sự tham dự của bộ trưởng Việt Nam.

ADMM-6 sẽ họp ngày thứ Ba 29/5, và cùng ngày, ông Lương sẽ có cuộc họp tham vấn kéo dài 30 phút với bộ trưởng quốc phòng các nước trong khối.

Bộ trưởng Tea Banh nói nội dung cuộc tham vấn này là để đẩy mạnh quan hệ Trung Quốc-Asean trong lĩnh vực quốc phòng và “giải thích rõ hơn cho các nước quan điểm của Trung Quốc về Biển Đông”.

Ông Lương Quang Liệt tới Campuchia từ Chủ nhật 27/5 và thăm vương quốc này trong bốn ngày.

Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông tới Campuchia, cho thấy vị trí ngày càng quan trọng của nước này trong chiến lược quân sự – quốc phòng của Trung Quốc.

Theo dự kiến, ông Lương sẽ có cuộc hội kiến Thủ tướng Campuchia Hun Sen trong lịch trình chuyến thăm.
Hỗ trợ quân sự

Theo thỏa thuận mới ký sau cuộc họp giữa hai ông Tea Banh và Lương Quang Liệt, Trung Quốc sẽ tiếp tục huấn luyện quân nhân và sỹ quan cho Campuchia.

Bắc Kinh cũng giúp Phnom Penh xây quân y viện và phát triển học viện quốc phòng.

Tân Hoa Xã trích lời ông Tea Banh nói: “Campuchia và Trung Quốc có sự hợp tác chặt chẽ và vô giá”,

“Hỗ trợ của Trung Quốc đóng góp to lớn cho quá trình nâng cao năng lực của quân đội Trung Quốc trong lĩnh vực quốc phòng.”

Trong cuộc gặp kéo dài tới một tiếng đồng hồ, ông Tea Banh và ông Lương tái khẳng định cam kết hỗ trợ lẫn nhau trên trường quốc tế.

Một trong các lĩnh vực mà Phnom Penh được cho là đã tích cực vận động cho quan điểm của Trung Quốc là tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Nhiều lần Campuchia bị cáo buộc là ngăn cản thảo luận về chủ đề phức tạp và gây chia rẽ này tại các cuộc họp hồi năm ngoái, khi nước này làm chủ tịch luân lưu khối Asean.

Năm ngoái, Trung Quốc đã viện trợ cho Campuchia nhiều triệu đôla tiền máy móc và vũ khí.

Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh đã thăm Bắc Kinh hai lần năm 2011.

Campuchia đang muốn bồi đắp quan hệ với Trung Quốc, vốn không giống các quốc gia phương Tây ở chỗ không chỉ trích Campuchia về tệ tham nhũng, thiếu dân chủ hay yếu kém về nhân quyền.

Tuy nhiên các động thái xích lại gần Bắc Kinh của Phnom Penh có thể khiến Campuchia ngày càng xa rời Việt Nam, vốn đã can thiệp quân sự lật đổ chính quyền Pol Pot năm 1978, lập nên chính phủ do đảng Nhân dân Campuchia cầm đầu.

Sau đó Trung Quốc, nước ủng hộ Khmer Đỏ, đã tuyên chiến với Việt Nam vào tháng 2/1979.


Theo BBC News

Xảy ra tự thiêu ngay thủ phủ Tây Tạng

Tuesday, May 29th, 2012

Hai người đàn ông đã châm lửa tự thiêu ở Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng hôm Chủ nhật ngày 26/5, truyền thông nhà nước Trung Quốc xác nhận.


(Vụ tự thiêu xảy ra ngay trung tâm Lhasa trong một ngày lễ Phật giáo)
Một trong hai người đã chết trong khi người còn lại ‘sống sót nhưng bị thương’, hãng Tân Hoa Xã cho biết.
Đây được cho là vụ tự thiêu đầu tiên ở Lhasa và vụ thứ hai ở Tây Tạng.

Tuy nhiên, trước đó đã xảy ra hàng loạt các vụ tự thiêu, phần lớn là các tăng ni, ở các tỉnh khác ngoài Tây Tạng.

“Đây là sự tiếp nối các hành động tự thiêu ở các khu vực khác của người Tây Tạng và những hành động này đều nhằm để chia cắt Tây Tạng khỏi Trung Quốc,” ông Hào Bằng, người đứng đầu Ủy ban chính pháp của Khu tự trị Tây Tạng, được truyền thông Trung Quốc dẫn lời cho biết.

Người đã tử vong được nêu tên là Tobgye Tseten. Người còn lại có tên là Dargye đã tỉnh lại và có thể nói chuyện được, theo Tân Hoa Xã.

Trước đó, Đài phát thanh Á châu Tự do (RFA) đã mô tả hai người tự thiêu là nhà sư và cho biết vụ việc xảy ra bên ngoài chùa Jokhang, một điểm du lịch nổi tiếng ở Tây Tạng.

Bản tin của Tân Hoa Xã cho biết vụ tự thiêu xảy ra trên một đường phố đông đúc gần ngôi chùa này. Khi đó khu vực trung tâm Lhasa đang tràn ngập người dân đang tham dự một ngày lễ Phật giáo, hãng tin này cho biết.

Còn RFA cho biết hai nhà sư này nằm trong số một nhóm những thanh niên tập hợp để phản đối sự cai trị của Trung Quốc đối với Tây Tạng.

Cảnh sát đã dập tắt lửa chỉ ‘trong vài phút’, Tân Hoa Xã cho biết.
‘Không còn dấu vết’

RFA dẫn lời một nhân chứng cho biết chỉ trong vòng 15 phút, nơi xảy ra vụ tự thiêu được dọn sạch sẽ và không để lại bất cứ dấu vết gì.

Chỉ trong năm ngoái đã có hơn 30 vụ tự thiêu, chủ yếu là các tăng ni Tây Tạng trẻ tuổi. Đa phần trong số họ được cho là đã chết.
Hầu hết những vụ tự thiêu này xảy ra ở các khu vực có người Tây Tạng ở tỉnh Tứ Xuyên nằm ở tây nam Trung Quốc.

Chính quyền Trung Quốc buộc tội Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng hiện đang lưu vong, xúi giục các vụ tự thiêu và khuyến khích ly khai khỏi Trung Quốc.

Tuy nhiên, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bác bỏ cáo buộc này. Các nhóm hoạt động nhân quyền và chính phủ Tây Tạng lưu vong đều nói rằng các vụ tự thiêu là hành động phản đối sự cai trị chặt chẽ và sự đàn áp tôn giáo của Trung Quốc.

Hiện vẫn chưa rõ liệu đây có phải là một phong trào có tổ chức hay đơn giản chỉ là hành động cá nhân làm theo những vụ tự thiêu trước đây, phóng viên BBC ở Bắc Kinh Michael Bristow cho biết.

Tuy nhiên các vụ tự thiêu này cho thấy sự bất mãn sâu sắc, ít nhất là ở một bộ phận người dân Tây Tạng, đối với sự cai trị của Trung Quốc, phóng viên BBC nói thêm.

Bristow nhận định rằng đây là một diễn biến nghiêm trọng trong câu chuyện đang tiếp diễn về phản ứng cực đoan của người dân Tây Tạng.

Khác với các vụ tự thiêu khác xảy ra bên ngoài Tây Tạng thì vụ việc lần này xảy ra ngay trước một ngôi chùa nổi tiếng ngay giữa lòng Lhasa.

“Chính quyền sẽ rất quan ngại vì vụ việc xảy ra bất chấp các chiến dịch an ninh quyết liệt của họ để ngăn chặn những hành động như vậy. Họ cũng sẽ lo lắng vì những hành động này bây giờ đã lan đến Lhasa,” ông nói.

“Trung Quốc khó mà thuyết phục thế giới rằng họ đang quản lý Tây Tạng một cách ôn hòa khi mà người dân ở đây có những hành động tuyệt vọng như thế trên đường phố của thủ phủ Tây Tạng,” ông nói thêm.

Theo BBC News

Sang Lào buôn trâu

Tuesday, May 29th, 2012

Dọc miền Tây Nghệ An có hàng trăm lối mòn sang đất bạn Lào. Đó cũng là nơi trâu, bò lậu hằng ngày từ bên kia biên giới về Việt Nam mà không qua kiểm dịch.


Những chiếc xe biển số Lào đang vận chuyển trâu đến biên giới để vào Việt Nam.

Mỗi ngày có tới hàng trăm con trâu, bò không rõ nguồn gốc có thể mang theo rất nhiều bệnh dịch theo lối mòn về các chợ trâu Đô Lương, Nghệ An để rồi tiếp tục một cuộc hành trình tới các lò mổ khắp nước. Phóng viên Lao Động đã đi qua hành trình dài hơn 2.000km để tìm hiểu chuyện này.

Giáp mặt trùm lái trâu Lào

Mất gần một tháng nhờ môi giới hò hẹn, tôi mới sắp đặt được với Khăm Kềnh Bonacham (47 tuổi) – một lái trâu thượng hạng khu vực thượng Lào – một cuộc gặp gỡ. Chưa đầy 5 tiếng đồng hồ chạy xe từ Hà Nội, chúng tôi đã có mặt ở Nậm Cắn khi trời còn chưa hửng nắng. Tương Dương, Kỳ Sơn những ngày đầu hè như lò bát quái. Sáng tinh mơ, gió ràn rạt thổi mà mồ vẫn rịn ra khắp người.

Cửa khẩu heo hút, tênh hênh bên khe núi. Trừ cư dân địa phương hai bên đi lại chợ búa và thăm nhau thì chỉ lèo tèo vài chiếc xe bồn chở xăng dầu và mấy anh cán bộ Viettel mang hàng xuất khẩu sang nước bạn. Chưa đầy 20 phút làm thủ tục, chúng tôi đã vượt qua hai chốt kiểm tra của cả hai nước Việt – Lào để vào đất Lào.

Nằm ở khu Phonxavanlua, cơ ngơi của trùm trâu thượng Lào Khăm Kềnh rất dễ nhận biết: Một dãy nhà dài tựa cái hội trường UBND một xã vùng xuôi ở Việt Nam. Xung quanh vườn là 3 chiếc Hyundai thùng 24 tấn được thiết kế với các thanh giằng để chở trâu, 2 Toyota bán tải và 1 Camry 3.5Q.

Kiến trúc bề ngoài vẫn mái nhọn, trổ trái – đặc trưng kiến trúc của người Lào – nhưng bên trong lại đặc quánh kiến trúc Âu Châu hiện đại. Minh Việt – phóng viên Báo Nông nghiệp thường trú tại Phonxavanh, người dẫn đường kiêm phiên dịch – vốn đã biết tính chủ nhà khoái uống Vodka Hà Nội ngâm nấm linh chi của Lào nên đã thủ sẵn một thùng mang sang như đồ lễ vật. Khách quý, rượu ngon, tiện thể có hẹn đối tác là lái trâu từ Đô Lương sang trả tiền, Kềnh hào sảng sai vợ giết bò đãi khách.

Loáng một cái, đồ ăn được đám người giúp việc bày ra đầy nhà. Khi rượu đã la đà, lơ lớ tiếng Việt, Kềnh vỗ ngực bùm bụp kể: “Gần 10 năm mua trâu, khắp vùng thượng Lào, trung Thái chẳng nơi nào là không có dấu chân tao”. Cụng một cái, dốc tuột ly rượu vào miệng, mắt Kềnh sáng rực: “Trước kia đi rừng cũng ghê răng, phỉ nhiều, cướp lắm, thấy lận cọc tiền to là chúng nó cướp, nên đi đâu cũng phải dắt theo súng. Mấy lần bị chặn đường tao vác AK bắn nhau với chúng nó rồi. Bắn nhau cũng sướng”. Tôi xanh mặt: “Bắn nhau mà sướng à, nó bắn chết thì sao? Giờ vẫn bắn nhau?”.

Kềnh trả lời: “Nó cướp thì bắn bỏ mẹ nó đi chứ, nhưng bây giờ chúng nó sợ tao chứ tao không sợ chúng nó, nên không bắn nhau nữa”. Tôi hỏi: “Trâu, bò mua rồi bán cho ai?”. Khoát tay chỉ đám người Việt đang chuốc rượu nhau, Kềnh bảo: “Họ là một số ít những ông chủ mua trâu của tao, mấy ông này chưa phải chủ lớn. Chủ lớn toàn ở Đô Lương, Nghệ An thôi”.

Thêm vài lần cụng li nữa, Kềnh kể: “Hồi trẻ tao dắt trâu thuê cho người ta, có tí vốn bắt đầu tập tọng buôn, nhiều lần lỗ chỏng gọng vì không ước được con vật được bao nhiêu thịt.Giờ thì khôn rồi, chả lỗ nữa, cũng chả phải đi nhiều nữa mà buôn bằng “alô” thôi, mọi việc khác có đám người nhà lo hết. Chủ trâu cỡ như tao cả vùng thượng Lào chỉ có 3 người thôi”.

Tôi thắc mắc: “Buôn trâu như mày có cần nhiều tiền không?”. “Mày tính đi, tùy con to hay nhỏ, nhưng cứ trung bình mỗi con khoảng 3-4 triệu kíp, mỗi xe trâu của tao cũng phải trả người ta đến hơn 100 triệu kíp (gần 300 triệu VND), mỗi ngày tao có từ 2-3 chuyến xe chở về bán cho chủ trâu ở Việt Nam” – Kềnh bảo.

Theo lối trâu đi

Sau hồi năn nỉ, thậm chí khích bác, Kềnh cũng đồng ý đưa chúng tôi đi theo một chuyến mua trâu. Trước khi “lùa” chúng tôi lên cabin 2 chiếc Hyundai 24 tấn, Kềnh gọi điện thoại í ới một hồi bằng tiếng Lào cho một người nào đó. Minh Việt dịch lại đại ý rằng Kềnh đang nói chuyện với một người gần Luangphrabang đang có một đàn trâu khoảng 60 con cần bán.

Cầm lái chiếc đi đầu, Kềnh tỏ ra là một tay lái điệu nghệ khi luôn giữ tốc độ trên 60km/h dù đường vòng vèo, lên đèo, đổ dốc liên tục. Hơn 300km từ Phonxavanh đến Luangphrabang chui rúc qua những tán rừng bạt ngàn gỗ quý, thi thoảng bắt gặp nai, hoãng, cầy sóc… phi vèo vèo qua đường. Kềnh bảo: “Rừng Lào còn đầy thú, dân bắn, bẫy được bán giá rẻ bèo”.

Lời Kềnh nói đã lý giải phần nào thắc mắc của tôi từ hôm trước khi ra chợ trung tâm Phonxavanh thấy người ta bán ê hề thịt thú rừng. Hơn 6 tiếng chạy xe, cố đô Luangphrabang đã ở trước mắt. Với chúng tôi, Luangphrabang cũng chẳng lạ gì nên cả bọn đề nghị Kềnh “ăn trâu” rồi về luôn. Kềnh cho xe chạy thẳng vào bản Muonglua cách Luangphrabang khoảng 20km.

Trên một bãi đất rộng đầu một bản lưa thưa hơn chục nóc nhà đã có một bầy trâu khoảng hơn 50 con đang buộc vào các cọc và có 3 người canh giữ. Sau khi đếm đi đếm lại, ngó nghiêng, sờ nắn từng con một, Kềnh xổ một tràng tiếng Lào với mấy người kia. Minh Việt dịch lại rằng trong 3 người kia thì có 1 người là môi giới của Kềnh, còn 2 người là người bán trâu. Kềnh đang mặc cả và đề nghị họ còn thì bán thêm 5-6 con nữa cho đầy hai chuyến xe, vì mới chỉ có 53 con.

Phonkeo – một trong hai người bán trâu – phóng xe máy ra đi và gần 1 tiếng sau lùa đến thêm 3 con trâu nữa. Kềnh hỏi: “Chỉ có thế thôi à?”. Phonkeo trả lời: “Tao bán hết cả đàn cho mày rồi”.

Sau khi “xuống” đủ 210 triệu kip cho 2 người bán trâu và 500.000 kíp cho người môi giới, Kềnh hò hét đám người dắt trâu buộc lên 2 thùng xe rồi quay đầu chạy thẳng về cửa khẩu Nậm Cắn. Đường về Nậm Cắn thăm thẳm diệu vợi. Quá nửa đêm, xe qua đèo Phỉ (tỉnh Xiêng Khoảng), mưa trút ầm ầm, gió lạnh lùa qua khe kính. Kềnh bảo tôi châm một điếu thuốc rồi vứt xuống đường như một nghi lễ tôn giáo. Thắc mắc thì Kềnh bảo: “Chỗ này là đèo phỉ, ngày xưa chuyên giết người. Bây giờ không biết còn phỉ hay không, nhưng vẫn thỉnh thoảng xảy ra những vụ cướp, giết người, oan hồn lắm nên vứt thuốc cho họ”.

Đến đầu bản Đin Đăm (huyện Nonghet, Xiêng Khoảng), cách cửa khẩu Nậm Cắn 2km, xe dừng lại. Kềnh gọi các ông chủ trâu Đô Lương đang nằm chờ ở cửa khẩu sang nhận hàng. Việc mua bán, trao đổi tiền nong diễn ra nhanh chóng ngay trên bãi đất trống. Trâu được dắt xuống xe, Kềnh thuê người dắt qua lối mòn để đến biên giới các bản Tiền Tiêu, Trường Sơn, xã Nậm Cắn. Phía bên kia, các chủ trâu Đô Lương sau khi trả tiền mua trâu liền vội vã trở về thuê người bản Tiền Tiêu dắt tiếp trâu từ biên giới về Việt Nam. Chỉ chưa đầy 1 tiếng sau, đàn trâu Lào đã kịp chất lên những chiếc xe tải biển số 37 và chạy thẳng về Đô Lương.

Theo Ngô Chí Tùng-Lao động

“Đài Loan lần đầu triển khai tên lửa đề phòng Trung Quốc”

Tuesday, May 29th, 2012

Đài Loan đã lần đầu tiên triển khai các tên lửa hành trình có khả năng tấn công các căn cứ quân sự chủ chốt dọc bờ biển đông nam Trung Quốc đại lục, báo chí địa phương hôm nay đưa tin.

Phiên bản mới nhất của tên lửa Hùng Phong do Đài Loan sản xuất có tầm bắn 500km.

Việc sản xuất hàng loạt các tên lửa Hùng Phong 2E do Đài Loan tự chế tạo, có tầm xa khoảng 500km, đã hoàn tất, tờ Liberty Times đưa tin, trích một nguồn tin quân sự giấu tên.

Nguồn tin cho biết thêm rằng các tên lửa đã được đưa vào biên chế.

Cơ quan quốc phòng Đài Loan từ chối bình luận về thông tin trên. Nhưng Liberty Times cho hay, dự án tiêu tốn khoảng 1,02 tỷ USD.

Các chuyên gia Đài Loan ước tính quân đội Trung Quốc sở hữu hơn 1.600 tên lửa nhằm vào hòn đảo này.

“Ở mức đó nào đó, các vũ khí trên có thể được xem là một biện pháp răn đe”, Kevin Cheng, tổng biên tập Tạp chí quốc phòng châu Á-Thái Bình Dương đặt tại Đài Bắc, nhận định.

“Trong trường hợp xảy ra chiến tranh tại Eo biển Đài Loan, các tên lửa có thể được sử dụng để tấn công các sân bay và các căn cứ quân sự khác của quân đội Trung Quốc”, ông Kevin nói thêm.

Ông Kevin ước tính rằng có hơn 100 tên lửa Hùng Phong 2E nhằm vào Trung Quốc.

Song Jaw Wen, thành viên thuộc một uỷ ban các chuyên gia được mời tới để thẩm tra Báo cáo quốc phòng 2011 của Đài Loan, cho hay đây là lần đầu tiên các tên lửa hành trình nhắm vào Trung Quốc.

Quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc đã được cải thiện đáng kể từ khi ông Mã Anh Cửu của Quốc Dân đảng, một đảng thân Trung Quốc, lên nắm quyền năm 2008.

Tuy nhiên, Trung Quốc gần đây đã đẩy mạnh hiện đại hoá quân đội và hải quân, khiến Đài Loan cũng liên tục hiện đại hoá lực lượng quân đội.

An Bình-DT

Biệt kích Mỹ-Hàn bí mật nhảy dù vào do thám Triều Tiên

Tuesday, May 29th, 2012

Các lực lượng đặc nhiệm của Mỹ và Hàn Quốc đã nhảy dù vào Triều Tiên để thu thập thông tin tình báo về các cơ sở quân sự ngầm, một quan chức Mỹ tiết lộ.

Các binh sĩ Mỹ trong một cuộc nhảy dù từ máy bay của không quân.
Chuẩn tướng lục quân Neil Tolley, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm tại Hàn Quốc, cho biết tại một hội nghị tổ chức ở Florida hồi tuần trước rằng Bình Nhưỡng đã xây dựng hàng nghìn đường hầm kể từ chiến tranh Triều Tiên, tạp chí The Diplomat đưa tin.

“Tất cả cơ sở hạ tầng đường hầm đều được che giấu khỏi các vệ tinh của chúng tôi”, ông Tolley nói. “Vì thế, chúng tôi đã điều các binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc tới Triều Tiên để thực hiện công tác do thám đặc biệt”.

“Sau 50 năm, chúng tôi vẫn không biết nhiều về khả năng và quy mô đầy đủ của các cơ sở dưới lòng đất tại Triều Tiên”, ông Tolley nói thêm.

Chuẩn tướng Tolley cho hay các đặc công đã được cử đi với thiết bị siêu nhỏ để thuận tiện cho hoạt động của họ và giảm tối thiểu nguy cơ bị các lực lượng Triều Tiên phát hiện.

Ít nhất 4 trong số các đường hầm được Bình Nhưỡng xây dựng dưới khu phi quân sự chia cắt hai miền Triều Tiên, theo ông Tolley.

Trong số các cơ sở được xác định có 20 sân bay được xây dựng một phần dưới lòng đất và hàng nghìn địa điểm pháo binh.

Hồi tháng 2, hãng tin Yonhap của Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã xây ít nhất 2 đường hầm mới tại một địa điểm thử hạt nhân, nhiều khả năng để chuẩn bị cho một vụ thử nghiệm mới.

An Bình – DT

5 ‘siêu thực phẩm’ kéo dài tuổi xuân

Monday, May 28th, 2012

Dầu ô liu, sữa chua, các loại hạt, cá và rượu vang giúp ngăn ngừa các tác nhân gây tổn thương da từ môi trường.
Cuộc sống bận rộn với thói quen sinh hoạt không điều độ và nhiều áp lực gây ảnh hưởng tới sức khỏe, sắc đẹp. Đồng thời, đó cũng là nguyên nhân khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn. Để ngăn ngừa những điều này, không gì đơn giản hơn việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý với những loại “siêu thực phẩm” dưới đây:

1. Dầu ô liu

Có nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, dầu ô liu có tác dụng bảo vệ làn da khỏi các tác hại từ ánh nắng mặt trời. Thoa một chút dầu ô liu lên da trước khi ra ngoài có thể hạn chế sự xuất hiện của các đốm đồi mồi và nếp nhăn. Không những thế, bổ sung dầu ô liu trong các món ăn hằng ngày còn giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch, ung thư.

2. Sữa chua

Bên cạnh tác dụng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, sữa chua còn có thể phục hồi vẻ trắng sáng của làn da một cách tự nhiên. Trong mùa hè, khi da bị bỏng rát bởi nắng, bạn có thể thoa một chút sữa chua lên trên để làm dịu vết tổn thương. Thêm một cách làm đẹp khác với sữa chua, hãy sử dụng nó thay cho dầu massage hoặc dùng làm mặt nạ sẽ làm mờ các vết thâm nám.

3. Các loại hạt

Lạc, vừng, hạt điều… là những loại thực phẩm giàu chất béo không bão hòa, vitamin chống oxy hóa. Vì thế, chúng giúp trẻ hóa và tăng độ đàn hồi cho da.

4. Cá

Cá có chứa omega 3, thuộc họ các axit béo cần thiết và chưa bão hòa. Một số chất béo thiết yếu được tìm thấy trong cá có khả năng ngăn chặn các enzym gây ra bởi tia UV của ánh nắng mặt trời. Vì vậy, bổ sung cá trong thực đơn hằng ngày tăng cường sức khỏe làn da.

5. Rượu vang

Rượu vang, đặc biệt là vang đỏ có thể ngăn cản các yếu tố bất lợi cho sức khỏe, do chế độ ăn nhiều chất béo gây ra. Chất chống ôxy hóa flavonoid trong rượu vang đỏ có tác dụng kích hoạt enzym, làm chậm quá trình lão hóa. Chất này trong rượu vang đỏ cao gấp 15-20 lần so với hoa quả.

Mộc Lan _ Ngoisao.net

Rước dâu bằng xe trâu

Sunday, May 27th, 2012

Không dàn siêu xe, không ca sĩ, MC nổi tiếng như đám cưới “siêu khủng” ở Hà Tĩnh, mới đây, một đám cưới “có một không hai” đã được tổ chức tại Nghệ An với màn rước dâu bằng “xe trâu” đậm chất vùng quê nghèo.
Sau những đám cưới đã được tổ chức với quy mô hoành tráng, rầm rộ của các đại gia, thì đâu đó ở vùng quê khác vẫn có cách đón dâu khá đặc biệt, vừa đơn giản, tiết kiệm lại gần gũi với cuộc sống đời thường. Đám cưới đó được tổ chức cho đôi bạn trẻ ở Nghệ An với màn rước dâu bằng xe trâu.

Chiếc xe trâu được trang trí bằng bóng bay hình trái tim.

Chiếc xe trâu hằng ngày là phương tiện dùng để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nhưng nay chiếc xe trâu này được người dân dùng để làm phương tiện để rước dâu. Xe đón dâu được trang trí xung quanh bằng bóng bay, một hình trái tim lớn được kết đằng trước. Hai cái ghế được đặt trên thùng xe để cô dâu và chú rể ngồi.


Trâu khoác voan trắng.

Chú rể dắt con trâu vào xe buộc lại, rồi tự mình leo lên xe rồi chạy đến nhà cô dâu trong tiếng cười hân hoan, hò reo của đám trẻ. Con trâu được khoác trên mình tấm voan trắng có dán chữ hỷ màu đỏ ngoan ngoãn nghe lời.

Không cần siêu xe hay đám cưới tiền tỷ, hình ảnh rước dâu bằng xe trâu cũng “độc” không kém. Ảnh: cắt từ clip

Xin dâu xong, chú rể bế cô dâu lên xe hoa trong tiếng cười, vỗ tay của họ hàng hai bên. Hình ảnh giản dị và độc đáo này quả thực khó quên và rất dễ đi vào lòng người, chính vì vậy đã gây được sự chú ý đối với cộng đồng mạng kể từ khi nó được tung lên.

Theo: Phi Hùng-VnE

NATO tìm hướng đi mới vì sự thay đổi của Mỹ

Sunday, May 27th, 2012

Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương đang có những thay đổi sau tuyên bố chuyển trọng tâm vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Washington.


Với sự chuyển hướng chiến lược của Washington, các nước thuộc Liên minh châu Âu sẽ buộc phải tự giải quyết mọi vấn đề an ninh trong khu vực. Ảnh: AP

Việc Washington chuyển trọng tâm vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương không có nghĩa nước này sẽ bước chân khỏi NATO. Tuy nhiên, đây là tín hiệu đầu tiên cho thấy một sự thay đổi, khi các nước thuộc Liên minh châu Âu sẽ buộc phải sẵn sàng giải quyết mọi vấn đề an ninh trong khu vực của họ thay vì trông chờ vào sự trợ giúp của lực lượng quân đội Mỹ như trước đây.

Theo AFP, trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra vào 20-21/5 tới tại Chicago, Mỹ, một cựu quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc và Nhà Trắng là Barry Pavel đã đưa ra một thông điệp rằng “đừng quá dựa dẫm vào chúng tôi”. Chuyên gia đang làm cho viện chính sách của Hội đồng Đại Tây Dương này cho rằng, với những thách thức không gây ra mối đe dọa cho tất cả thành viên như vấn đề Bosnia hay Kosovo thì nước Mỹ sẽ không có mặt trong mọi thời điểm.

Cuộc tấn công quân sự của NATO vào Libya hồi năm ngoái, trong đó quân đội của Liên minh châu Âu là lực lượng dẫn đầu các hoạt động, bên cạnh sự hỗ trợ từ Mỹ và các quốc gia vùng Vịnh, chính là một ví dụ điển hình về sự thay đổi trong cách thức hoạt động của tổ chức quân sự này.

Tuy nhiên, để xây dựng thành công một mô hình, các thành viên của NATO ở châu Âu sẽ phải đầu tư nhiều hơn vào vũ khí – khí tài quân sự và tăng cường các hoạt động đào tạo, các chuyên gia cho hay.

Việc can thiệp vào Libya đã cho thấy những yếu kém nghiêm trọng của EU trong vấn đề quân sự. Sự chênh lệch giữa Washington và các đồng minh bên kia Đại Tây Dương đã hiện ra rất rõ ràng và cần được cái thiện càng sớm càng tốt.

Trong những bài phát biểu cuối cùng trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Robert Gates đã cảnh báo rằng nếu chính phủ các nước EU bỏ quên những bài học trong trường hợp Libya và lơ là việc đầu tư cho sức mạnh quốc phòng, NATO sẽ phải đối mặt với “một tương lai không rõ ràng, nếu không muốn nói là tối tăm”.

Ông Gates, vốn là một cựu chiến binh thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cho rằng nếu các nước thành viên Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ở châu Âu không nhanh chóng tiến hành thay đổi, thế hệ lãnh đạo tiếp theo của nước Mỹ nhiều khả năng sẽ không còn quan tâm tới việc đầu tư tài chính và quân sự cho các đồng minh của Washington ở NATO.

Mặc dù Lầu Năm Góc đã lên kế hoạch rút hai lữ đoàn của nước này khỏi châu Âu, Mỹ vẫn có những cam kết vững chắc với NATO, trong đó Washington vẫn tiếp tục giữ vai trò dẫn đầu trong việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa cho EU, xây dựng hải quân chống cướp biển ở khu vực Sừng châu Phi và duy trì liên quân do Mỹ đứng đầu ở Afghanistan.

Theo các chuyên gia phân tích, trước sự đi lên nhanh chóng của Trung Quốc, Mỹ hy vọng việc chuyển trọng tâm khỏi NATO sẽ tạo điều kiện giúp nước này đầu tư nhiều hơn cho châu Á – Thái Bình Dương, cũng như thắt chặt mối quan hệ với các đồng minh của Washington ở khu vực này, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran vẫn là mối quan tâm hàng đầu của Mỹ và các đồng minh bên bờ Đại Tây Dương, nhiều khả năng sẽ dẫn tới những hành động ngoại giao và quân sự của NATO.

Nếu Iran quyết định phóng tên lửa đạn đạo, động thái này có thể khiến NATO quyết định khởi động hệ thống phòng thủ tên lửa ở Thổ Nhĩ Kỳ hoặc các hệ thống rada liên minh trên tàu hải quân ở Địa Trung Hải, chuyên gia Pavel cho biết trong một bài viết gần đây. “Vậy nên, một tên lửa đạn đạo đơn độc của Iran cũng có thể ngay lập tức dẫn tới Điều 5 của Hiệp ước NATO, rằng bất kỳ cuộc tấn công nào vào một nước thành viên cũng sẽ được đánh giá là tấn công cả liên minh”, ông Pavel viết.

Theo Nicholas Burns, một cựu quan chức ngoại giao Mỹ, người từng giữ vị trí đại sứ Mỹ tại NATO, để gìn giữ hòa bình và trợ giúp nhân đạo thì việc tấn công quân sự là phương sách cuối cùng được NATO tính tới. Ông nhắc lại thời điểm nước Mỹ cố gắng phát động cuộc chiến tranh ở Iraq trong khi không có sự hưởng ứng của các đồng minh ở châu Âu dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush, và quyết định đó thực sự đã gây ra những hậu quả tai hại.

Trong khi Washington đang bận rộn tìm kiếm những đồng minh cho kế hoạch của họ ở châu Á – Thái Bình Dương, EU vẫn là đối tác kinh doanh hàng đầu của nước này, đồng thời đại diện cho “nhóm đồng minh lớn nhất của Mỹ trên thế giới”, ông Burns nói. “Châu Âu vẫn rất chiếm vị trí vô cùng đặc biệt, đây là khu vực nhận rất được nhiều sự quan tâm của Washington, còn NATO vẫn luôn là tổ chức quan trọng bậc nhất đối với chúng tôi.”

Quỳnh Hoa – VnE

Tổng thống Pháp bảo vệ việc rút quân

Sunday, May 27th, 2012

Tổng thống Pháp Francois Hollande bảo vệ quyết định kết thúc sứ mệnh quân sự của binh sỹ Pháp tại Afghanistan sớm một năm so với kế hoạch.


Tổng thống Pháp Francois Hollande (trái)

Phát biểu tại Kabul, ông nói Pháp sẽ rút khoảng 2.000 binh sĩ vào cuối năm 2012, để lại 1.300 quân phi chiến đấu trong một thời gian không xác định.
“Nhiệm vụ chống khủng bố và theo đuổi Taliban gần được hoàn thành,” ông nói.

Pháp đang đối diện với những lời chỉ trích khi rút quân trước kế hoạch của NATO vào năm 2014.

Ông Hollande, người nhậm chức hồi đầu tháng này, đã bay tới Kabul và có các cuộc thảo luận với Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai trước khi mở một cuộc họp báo chung.

Ông cũng dành một khoảng thời gian tới úy lạo các binh lính Pháp trong chuyến thăm ngắn của mình.

Ông nói muốn “tự mình giải thích”rõ ràng với các binh sỹ Pháp về quyết định rút quân.

Theo cam kết bầu cử của ông Hollande, quân lính chiến đấu Pháp sẽ về nước một năm trước thời hạn do cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy ấn định.

Vẫn tiếp tục

Ông Hollande mô tả đây là một “quyết định có chủ quyền” và nói rằng nó sẽ được tiến hành trong sự thông hiểu của các đồng minh của Pháp “đặc biệt là Tổng thống Obama – người hiểu rõ các lý do và thường xuyên tham vấn chặt chẽ chính quyền Afghanistan “.

Pháp là nước đóng góp binh lực hàng thứ năm cho lực lượng NATO tại Afghanistan, với gần 3.300 binh lính Pháp đóng ở nước này.

Tám mươi trường hợp đã thiệt mạng trong khi triển khai sứ mạng vốn bắt đầu vào năm 2001.

Các binh lính Pháp còn lại Afghanistan, sau khi các binh sỹ chiến đấu về nước, sẽ giám sát việc chuyển các khí cụ và thiết bị hồi hương cũng như giúp đào tạo lực lượng an ninh cho Afghanistan.

Nhưng ông Hollande nói, tham dự của Pháp tại Afghanistan sẽ tiếp tục với trọng tâm lớn hơn đặt vào hợp tác dân sự, kinh tế – kể cả trong các lĩnh vực văn hóa và khảo cổ học.

Theo BBC News- London

‘Gặp Đạt Lai Lạt Ma là quyền của tôi’

Sunday, May 27th, 2012

Hàng trăm người đã tập hợp ở thủ đô Vienna của Áo hôm thứ Bảy ngày 26/5 để chào đón Đạt Lai Lạt Ma sau khi nước này đã phớt lờ cảnh báo của Trung Quốc rằng quan hệ giữa hai nước sẽ tổn hại nếu Áo vẫn tiếp đón nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng.

Mặc dù Trung Quốc đã gửi đi lời cảnh báo rất rõ ràng đến các lãnh đạo của Áo nhưng thủ tướng nước này Werner Faymann nói ông có quyền quyết định gặp ai hay không. Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện đang có chuyến thăm kéo dài 11 ngày đến Áo cùng với ông Lobsang Sangay, thủ tướng của chính phủ lưu vong của Tây Tạng.

(Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được đón tiếp ở Anh trước khi đến Áo)
Ngài đã phát biểu với những người chào đón tại Quảng trường các anh hùng tại thủ đô Vienna.
‘Ủng hộ nhân quyền’

“Tất cả những hứa hẹn (mà chính phủ Trung Quốc) đưa ra hồi năm 2008 lúc diễn ra Thế vận hội Bắc Kinh đều đổ vỡ. Người Tây Tạng trở thành sắc dân thiểu số trên chính mảnh đất của mình,” một thành viên của tổ chức Hãy cứu Tây Tạng có tên là Erika nói với hãng tin AFP.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gặp Thủ tướng Faymann hôm thứ Bảy ngày 26/5, một ngày sau khi ông phát biểu rằng ông sẵn sàng đối thoại với Trung Quốc và kêu gọi quyền tự trị thật sự cho Tây Tạng.

Vị thủ tướng thuộc Đảng Dân chủ Xã hội này đã bác bỏ các cảnh báo mà Bắc Kinh đưa ra trước đó thông qua đại sứ của họ ở Vienna và được Bộ Ngoại giao Trung Quốc lặp lại hôm thứ Bảy 26/5.
“Tự tôi trả lời câu hỏi tôi gặp ai,” ông nói, “Áo là một quốc gia luôn thể hiện sự ủng hộ đối với nhân quyền và chỉ có tôi mới có quyền quyết định lịch trình của mình.”

Mô tả cuộc gặp với Đức Đạt Lai Lạt Ma là ‘một dấu hiệu chính trị rõ ràng cho nhân quyền, bất bạo động và chống lại đàn áp’, Thủ tướng Faymann nói thêm rằng bản thân ông rất muốn gặp một ‘nhân vật nổi bật’ như thế.

Trong khi đó thì Trung Quốc đã lên án cuộc gặp này là hành động ‘can thiệp nghiêm trọng vào công việc nội bộ’ của họ và ‘làm tổn thương tình cảm của người dân Trung Quốc’, Tân Hoa Xã dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này là Hồng Lỗi hôm thứ Bảy.

Theo lời ông Hồng thì Đức Đạt Lai Lạt Ma là một ‘kẻ lưu vong chính trị từ lâu đã tham gia vào các hoạt động ly khai chống Trung Quốc nhân danh tôn giáo’.

Đại sứ Trung Quốc tại Viên là ông Thi Minh Đức hôm thứ Hai 21/5 đã đưa ra lời cảnh báo rằng Áo không nên tạo diễn đàn cho các ‘xu hướng ly khai’ của Đức Đạt Lai Lạt Ma và rằng việc này không có lợi cho quan hệ với Bắc Kinh.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói với các nhà báo khi ông đặt chân đến Vienna hôm thứ Sáu 25/5 rằng ông muốn một giải pháp có lợi cho cả đôi bên Tây Tạng và Trung Quốc.

Thủ tướng chính phủ lưu vong của Tây Tạng Lobsang Sangay nhấn mạnh rằng Tây Tạng không muốn độc lập khỏi Trung Quốc nhưng vùng đất này muốn được tự trị thật sự trong khuôn khổ Hiếp pháp Trung Quốc.

Đức Đạt Lai Lạt Ma, vốn đã sống lưu vong ở Ấn Độ từ năm 1959, có một mối quan hệ lâu dài với Áo và đã đến thăm nước này thường xuyên. Lần gần đây nhất Ngài đến Áo là vào năm 2007.

Khi còn trẻ, Ngài đã học với một thầy giáo là vận động viên leo núi người Áo Heinrich Harrer ở Lhasa. Cuốn tiểu sử của ông này là nguồn cảm hứng cho bộ phim ‘Bảy năm ở Tây Tạng’ do tài tử Brad Pitt đóng chính.

Áo cũng phát hành một con tem đặc biệt để tôn vinh Đức Đạt Lai Lạt.

Theo BBC News

Lãnh đạo TQ không thăm Anh để phản đối

Sunday, May 27th, 2012

Ông Ngô Bang Quốc, Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc, đã hủy chuyến thăm chính thức đến Anh quốc, phát ngôn viên sứ quán Anh ở Bắc Kinh xác nhận với BBC.

Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, mà về danh nghĩa đứng số hai trong bộ máy nhà nước, đang công du châu Âu.


(Ông Ngô Bang Quốc nắm giữ nhiều quyền lực tại Trung Quốc)
Các nguồn tin cho hay quyết định hủy bỏ chuyến thăm nước Anh đưa ra sau khi Bắc Kinh được biết Thủ tướng Anh David Cameron lên kế hoạch gặp lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng.

Hồi đầu tháng 5/2012, ông Cameron và Phó thủ tướng Nick Clegg đã gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma tại London.

Ông Ngô đã có buổi hội đàm với các lãnh đạo Liên minh châu Âu bao gồm Thủ tướng Hà Lan, Mark Rutte và Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy trong nghị trình chuyến thăm châu Âu mới đây.

‘Đáng tiếc’

Phóng viên BBC tại Bắc Kinh Damian Grammaticas cho biết, việc hủy bỏ chuyến công du của ông Ngô là dấu hiệu rõ ràng cho thấy sự không bằng lòng của Trung Quốc đối với nước Anh.

Chuyến thăm này đáng lẽ sẽ trở thành chuyến thăm “ngắn nhưng có tính biểu tượng” khi có nhân vật cao nhất của Trung Quốc đến thăm nước Anh trong những năm gần đây.

Trung Quốc đã cảnh báo về “hậu quả nghiêm trọng” đối với quyết định của ông Cameron đón Đức Đạt Lai Lạt Ma.


(Đức Đạt Lai Lạt Ma vừa gặp gỡ Thủ tướng Anh ở London)
Nhưng Downing Street nói ông là “một nhân vật tôn giáo quan trọng”, người đã gặp các Thủ tướng Anh trước đây.

Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện đang sống lưu vong tại Ấn Độ, và đã tiến hành nhiều chuyến công du thế giới để tìm kiếm sự ủng hộ đối với quyền lợi của người dân Tây Tạng.

Ngài thường xuyên bị chính quyền Trung Quốc đả kích và cáo buộc cố ý chia rẽ Tây Tạng, khu vực vốn có nền văn hoá và ngôn ngữ khác biệt với những nơi khác của Trung Quốc.

Theo tờ Guardian của Anh quốc, phát ngôn viên sứ quán Anh ở Bắc Kinh nói rằng việc ông Ngô hủy chuyển công du lần này là một sự việc “đáng tiếc”.

“Chuyến thăm được đề xuất bởi ông Ngô Bang Quốc đã không thành hiện thực.”

“Chúng tôi rất lấy làm tiếc rằng chủ tịch Ngô đã không thể đến nước Anh. Chuyến thăm của ông đáng lẽ đã trở thành một cơ hội tốt làm sâu sắc mối quan hệ giữa nước Anh và Trung Quốc.”

“Chúng tôi sẽ hoan nghênh những vị khách từ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc đến thăm trong tương lai nhằm tăng cường đối thoại Anh-Trung,” nhân viên ngoại giao Anh nói thêm.
Theo:BBC News