Archive for April, 2012

Thành kính phân ưu

Monday, April 30th, 2012

Được tin mẹ của Diệp và An ở Thuận An vừa từ trần. Xin thành thật chia buồn cùng hai bạn và gia quyến.
Cầu nguyện hương linh bác về nơi cửa Phật.

Nguyễn Thị Thiệp

VietFace TV

Sunday, April 29th, 2012

Hai hệ thống y tế US va Canada

Monday, April 23rd, 2012

For your information

Quí Vị thân mến,

Cuộc tranh luận trên truyền thông Mỹ – Canada về tính ưu việt giữa 2 hệ thống y tế khác nhau cuối cùng rồi cũng tràn vào TNIC. Tôi cũng ngại ngần bàn luận lắm, vấn đề này đã tốn nhiều giấy mực thì giờ của cả 2 nước. Nhưng thấy có một số tin tức do vài anh chị đưa lên không được chính xác, cho nên cần phải đính chính.

Trước tiên là anh Lê Thanh Kim nói rằng dân chúng của Canada phải đóng thuế lợi tức đến 55% mức lương. Nói điều này thì có đụng chạm tới .. tôi, bởi vì tôi là nhân viên của Bộ Thuế Vụ, nên tôi cần đính chính. Dân Canada phải trả thuế lợi tức cho 2 chính phủ: liên bang và tỉnh bang. Thuế suất theo nguyên tắc lũy tiến, tùy thuộc vào 4 nhóm lợi tức (income bracket).

Thuế liên bang: Nhóm lợi tức thấp nhất (dưới 37,885) thuế suất 15%, Nhóm lợi tức cao nhất (trên 123,184) thuế suất 29%
Thuế tỉnh bang: thay đổi theo tỉnh, nhưng cao nhất là New Brunswick, 18% và thấp nhất là Alberta, 10%.

Như thế, người dân Canada chịu mức thuế lợi tức tối đa là 47% (29%+18%) chứ không phải 55% như anh Kim nói. Nhưng đây là mức thuế cho nhóm dân có lợi tức cao nhất, sống tại tỉnh bang đánh thuế cao nhất, chứ đa số dân Canada chỉ trả thuế suất khoảng 25%.

Hệ thống y tế của Canada là hệ thống y tế công cộng, toàn dân (universal public health care insurance) nghĩa là toàn bộ dân chúng được bảo hiểm y tế, không tùy thuộc vào việc làm hay lợi tức. Trên nguyên tắc, người dân phải đóng tiền bảo hiểm y tế hàng tháng. Nhưng nếu net income (lợi tức ròng) của gia đình dưới 28,000$/năm thì được giảm và dưới 20,000$/năm thì được miễn đóng. Còn lương trên 28,000 thì mỗi tháng cũng chỉ đóng 54$ cho cá nhân hay 96$ (vợ chồng) hay 108$ cho gia đình (3 người trở lên). Đây là giá của tỉnh bang BC, những tỉnh bang khác không xê xích bao nhiêu, thậm chí còn có thể free hoàn toàn như Ontario .

Những người đi làm việc thì tùy theo cơ quan hay công ty, có thể được chủ nhân trả cho phân nửa hoặc bao luôn tiền này. Như vậy, vì số tiền đóng bảo hiễm y tế hàng tháng quá thấp, có tính chất tượng trưng, nên nói y tế Canada miễn phí thì cũng không sai, và toàn bộ dân chúng Canada đều có bảo hiểm y tế: đi khám bệnh miễn phí, xét nghiệm soi chụp miễn phí, sinh đẻ miễn phí, chữa trị bệnh viện miễn phí ..

Còn tiền thuốc mua uống về nhà do bác sĩ cho toa, nếu là diện lợi tức thấp thì hoặc là không phải trả hay trả ít. Nếu là diện buôn bán, tự làm chủ (self-employed) như anh Bill sẽ phải móc tiền túi ra trả đủ, còn những người đi làm thuê và trong nơi làm việc có extended medical insurance plan (bảo hiểm y tế phụ trội) như tôi thì sẽ phải trả 20% tiền thuốc thôi, chương trình bảo hiểm y tế phụ trội trả 80%.

Khi bệnh nặng phải vào nhà thương, tôi chỉ hơn anh Bill hay người ăn welfare ở chỗ tôi có thể được nằm một phòng riêng, còn anh Bill hay người welfare phải nằm chung phòng với vài người khác, nhưng chữa trị và thuốc thang như nhau. Ngay cả người homeless có thể nằm cùng bệnh viện với Thủ Tướng Canada, nhưng người này không có lính gác, không có phòng riêng (Canada không có bệnh viện tư và không có bệnh viện riêng dành cho quan chức) Một khi đã vào bệnh viện, không người dân nào trả một đồng xu.

Đây là điểm tự hào của dân Canada về mặt bình đẳng xã hội trên phương diện y tế.

Tôi bật cười khi đọc thấy anh nào đó gọi nhà thương Canada là “nhà thương thí”. Hy vọng có ngày anh vào nếm mùi nhà thương thí Canada xem có giống nhà thương thí VN hay không.

Đúng là chim sợ cây cong, ngựa quen đường cũ. Nói như anh, Thủ Tướng và Bộ Trưởng Canada đều nằm nhà thương thí.

Một thành kiến cần đính chính là tuy y tế Canada theo xã hội chủ nghĩa nhưng không phải toàn bộ bác sĩ y tá lãnh lương cố định như công chức. Thay vì có hàng trăm hãng bảo hiểm y tế (medical insurers) chi trả cho bác sĩ nhà thương như ở Mỹ, chính quyền tỉnh bang ở Canada đóng vai trò medical insurer. Chính quyền đặt ra mẫu chi phí dịch vụ, khám bệnh bao nhiêu tiền, mổ tim bao nhiêu tiền … và trả cho bác sĩ, nhà thương thực hiện các dịch vụ đó.

Thay vì gởi hoá đơn tính tiền cho các medical insurance companies như ở Mỹ, bác sĩ và nhà thương ở Canada gởi bill tới cho Bộ Y tế tỉnh bang. Do đó, giữa bác sĩ vẫn có sự chênh lệch lợi tức, ít bệnh nhân thì lợi tức thấp, nhiều bệnh nhân thì lợi tức cao.

Bệnh viện đông bệnh nhân, quản trị khéo thì thặng dư ngân sách, ngược lại thì chính phủ phải bù lỗ, bệnh viện có kế toán đỏ (thâm hụt) có thể nằm trong danh sách bị đóng cửa nếu có cắt giảm ngân sách.

Không phải là tình trạng đồng lương cố định, làm việc kiểu ban ơn như “nhà thưong thí VN”. Tuy nhiên, bác sĩ ở Canada không kiếm được nhiều tiền như bác sĩ ở Mỹ, vì giá cả dịch vụ do chính phủ ấn định và chính phủ còn giới hạn cả số bệnh nhân bác sĩ khám trong một ngày (Thời gian khám bịnh nhân không quá 25 phút), để bảo đảm chất lượng khám bênh (BC quy định 50).

Bác sĩ ở Canada kiếm nửa triệu đô la một năm là thuộc loại đông khách lắm rồi.

Khuyết điểm lớn nhất của hệ thống y tế công cộng Canada là tình trạng chờ đợi nội soi (CT scan, MRI scan) và mổ xẻ. Điều này có thể hiểu được vì y tế chiếm một khoảng khổng lồ trong ngân sách chính phủ, trong khi số người già mỗi ngày một đông, gánh nặng y tế càng ngày càng nặng.

Như tôi phải chờ 3 tháng mới được CT scan xương sống (đau lưng dưới). Nếu MRI thì chắc phải chờ 6 tháng, vì MRI tốn kém hơn.

Mổ thì thời gian chờ đợi nhanh hay lâu tùy thuộc vào tính ưu tiên của bệnh trạng, khẩn cấp hay không.

Ngoài ra, còn tùy thuộc vào tỉnh bang nữa. Tỷ dụ như dân chúng ở Alberta được mổ nhanh hơn dân chúng ở BC. Nhưng chuyện có người đã chết vì bệnh biến chứng trước khi đến lượt kêu mổ là có thật.

Chuyện phải chờ đợi lâu lắc ở Emergency Room cũng có thật ở nhiều nơi trên Canada .

Khuyết điểm thứ nhì là vì chính quyền độc quyền trong lãnh vực y tế, không cho tư nhân kinh doanh y tế (không cho phép 2-tier system), cho nên chính quyền cũng không chịu mua sắm những máy móc tân tiến nhất, đắt tiền nhất trong mọi lãnh vực bệnh lý.

Tỷ dụ như Canada chưa có máy để chữa bệnh đĩa đệm thoát vị (bulging disc) bằng radio wave như bệnh viện tại Mỹ, Âu châu và cả Việt nam.

Khi biết tôi về VN để chữa bệnh bằng radio wave disc therapy, nhân viên bệnh viện Việt Pháp (Franco Vietnamien Hopital) ngạc nhiên. Tôi phải giải thích rằng nước Canada tư bản có nền y tế xã hội chủ nghĩa hơn cả Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa VN. Họ không cho Pháp hay bất kỳ ai mở nhà thương kinh doanh ở Canada , cho nên Canada chưa có cái máy chữa đĩa đệm thoát vị bằng sóng radio.

Nếu đau nặng (herniated disc) thì họ đè ra mổ, còn chưa nặng thì cứ chữa lòng vòng như physiotherapy, chirotherapy, châm cứu, thể dục, thuốc giảm đau v.v. Phải chăng họ cho đau lưng không phải là bệnh trầm trọng đe doạ tính mạng?

Nói tóm lại, hệ thống y tế Canada không toàn hảo, nhưng dù có khuyết điểm, đối với đại đa số dân chúng, nền y tế công cộng của Canada vẫn bảo đảm một đời sống khoẻ mạnh, không ai phải lo lắng không có tiền chữa bệnh hay phá sản vì bệnh hoạn.

Vì không phải trả tiền bác sĩ nên động một tí là đi bác sĩ, có khi một ngày đi 2 bác sĩ khác nhau cho chắc ăn, cho nên nói chung bệnh tật được phát hiện rất sớm.

Dân Canada có tuổi thọ cao đứng hàng thứ 10 trên thế giới (nữ gần 84, nam 77) và tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh (infant mortality) thấp thứ 23 trên thế giới (4.8/1000)

Nay xin bàn qua đôi chút về nền y tế Hoa Kỳ.

Y tế Mỹ là một chuyện lạ trên thế giới. Mỹ là một quốc gia có nền y khoa tiến bộ nhất, bệnh viện và máy móc y khoa tối tân nhất. Nhưng đây cũng là quốc gia tiền tiến duy nhất Tây phương không có một nền bảo hiểm y tế phổ cập toàn dân (universal public health care insurance). Mỹ là quốc gia tiên tiến duy nhất nhưng người dân có thể bị phá sản vì bệnh tật.

Mỹ là một quốc gia giầu có nhất thế giới, có mức sống cao nhất thế giới, có giá sinh hoạt thấp so với thu nhập cao nhất thế giới, nhưng có hơn 40 triệu dân (15%) không có bảo hiểm y tế và người già phải tìm cách mua thuốc chữa bệnh tại Canada vì thuốc Canada rẻ gấp mấy lần.

Một số dân Mỹ sống dọc theo biên giới Canada đã phải qua Canada mượn thẻ y tế của dân Canada để khám bệnh miễn phí (thẻ y tế của nhiều tỉnh bang Canada không dán hình).

Trong khi lợi tức bình quân đầu người của Mỹ hơn Canda, có khoảng 15%, dân Mỹ phải đóng bảo hiểm y tế cao hơn dân Canada 14 lần. Đây là một điểm đáng buồn, đáng hổ thẹn cho đại cường quốc Hoa Kỳ, quốc gia có những chiếc máy bay quân sự trị giá 2.4 tỷ đô la một chiếc.

Nếu dùng chi phí đầu người, Tuổi Thọ và Tỷ Lệ Tử Vong Trẻ Sơ Sinh để làm thước đo sự thành công của nền y tế, thì nền y tế Mỹ đã thất bại (nhưng nếu không dùng thì lấy gì để đánh giá?). Trong khi Mỹ nói chi tiêu y tế tính theo đầu người cao nhất thế giới thì dân Mỹ tuổi thọ đứng thứ 30 trên thế giới (nữ gần 81, nam 75), tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh (infant mortality) thấp thứ 33 trên thế giới (6.3/1000, thua cả Cuba ).

Tổng thống Obama phải cay đắng thốt lên:”We spend 25,000 dollars more (per capita per year (theo đầu người hàng năm)) but we are not healthier.”
Tổng thống Clinton đã thất bại trong việc cải tổ y tế Hoa Kỳ. Không rõ lần này TT Obama có may mắn hơn không?
Chúc TT Obama và dân chúng Hoa Kỳ may mắn trong cuộc tranh đấu chống lại lòng tham không đáy của các tập đoàn tư bản y tế và dược phẩm Mỹ. Có thể dùng một mô thức y tế kết hợp để tránh được khuyết điểm của cả 2 hệ thống. Nhưng nếu TT Mỹ lại thua lần nữa thì không có gì lạ, vì Hoa kỳ luôn luôn là nước Tư Bản Chủ, không phải Dân Chủ.

Riêng dân Canada đã vài lần được thăm dò ý kiến là có muốn Canada sáp nhập vào Mỹ hay không, mức sống cao hơn và chỉ đi ăn hiếp người khác chứ không sợ ai ăn hiếp. Đa số nói không.
Lý do chính: họ muốn ai cũng được nằm nhà thương miễn phí, bất kể giàu nghèo, có job hay không có job. Không công bằng tài sản được thì ít nhất cũng công bằng y tế và giáo dục, nhu cầu cần thiết cho dân tự đứng lên khi mạnh khoẻ và có chí hướng tiến lên.

Hoàng Thịnh
Vancouver BC
Ghi chú: các con số lấy từ Chính phủ Canada và Liên Hiệp Quốc

Nhà hàng Long Đình – Cac bua an cua cac đại gia o VIET NAM

Saturday, April 21st, 2012

Nhà hàng Long Đình.
Bát súp khai vị giá gần 100 USD

“Nhà hàng có khoảng 300 món, một số món như yến sào, bào ngư, xin vui lòng đặt trước…

Nhà hàng Long Đình.

Giá một bát Súp tổ Yến gạch Cua 46 USD;
Súp tổ Yến thịt Cua 46 USD;
Súp tổ Yến thịt Gà 65 USD;
Súp vây cá thịt cua hồng xíu 36 USD;
Súp vây Cá bóng Cá 36 USD;
Bào Ngư sốt dầu hào 46 USD;
và đặc biệt là Súp Bào ngư Nam Phi sốt dầu hào 96 USD…

Còn tại nhà hàng San hô trên phố Lý Thường Kiệt, giá của các món súp vi cá, bào ngư Úc, Sò điệp Nhật, hải sâm, càng cua, bong bóng cá có giá cũng có giá từ 800 ngàn – 1,5 triệu đồng/suất.

Đối với tổ Yến chưng quả lê và tổ Yến chưng đường phèn, nếu muốn thưởng thức khách phải vui lòng đặt trước.

Bào Ngư Nam Phi Sốt Dầu Hào có giá 96 USD.

Nhớ thời xưa, những cao lương mĩ vị như yến sào, vây cá, tổ yến là những món ăn chỉ xuất hiện nơi chốn hoàng cung. Tuy nhiên, thời nay, nhiều nhà hàng, khách sạn đã “chế biến” các nguyên liệu này để thành những món ăn theo khẩu vị riêng đáp ứng nhu cầu “làm vua” của một số ít Đại gia “đông tiền”.
Anh T, một đại gia chuyên về ô tô, sau khi trúng lô xe ô tô nhập đã quyết định… “làm vua” cho thỏa ước nguyện. Rủ thêm 3 người bạn, cả nhóm thưởng thức món “vàng trắng” (tất nhiên không phải Heroin) – Yến sào – tại một nhà hàng ở Sài Thành. Vị ngon thanh của yến, béo của bồ câu, cùng các món sau đó như cua hoàng đế, tôm hùm Alaska, cá hồi hay ốc vòi voi đều làm cho 4 vị “thượng đế” này ngất ngây…. và để đáp lại, cộng tổng bữa ăn hôm đó có giá ngót ngét 2,000 USD.(2 ngàn).
“Tiền bạc làm được bao nhiêu rồi cũng đến lúc về già, nên cái gì ngon bổ ăn được là phải tranh thủ hưởng”, T cho biết khi đang nhấm nháp món bồ câu tiềm yến sào .
Hiện nay, không chỉ có những thực khách như T trúng mối nên “làm vua” 1 lần. H – chủ của hàng loạt lô đất ở Hà Đông là một “tín đồ” của món ăn chế biến từ vi cá khi cứ đều đặn cuối tuần lại tìm đến những nhà hàng chuyên về món ưa thích này để thưởng thức như một…thú vui.
“Vi cá thượng hạng, phải nhìn rõ từng sợi láng mướt, giống như một lớp sụn mềm, giòn. Được các đầu bếp ngâm trong nước ấm, bóc mỡ, làm sạch, ninh trong nước dùng đặc biệt….Quy trình chế biến để hoàn thành món vi cá thường phải kéo dài ít nhất 48 giờ”. H chỉ vào thìa súp có sợi vi cá nhỏ như tóc kể về sự sành ăn của mình.
Theo H, thưởng thức vi cá giòn mà ngon, nước dùng vàng óng, trong mà ngọt, vị ngọt dịu từ nước hầm xương gà, sườn heo, phải nói rằng ngon không gì sánh được. Và thường hóa đơn sau mỗi bữa ăn của H cùng hai người bạn có giá không dưới 10 triệu đồng.
Vi cá mập, tổ Yến thường được chế biến thành món súp khai vị.
Tuy nhiên, thưởng thức món ăn thượng hạng, cũng không ít trường hợp dở khóc dở cười.
Trong một lần được mời thưởng thức món, chị Phương được mời thưởng thức bào ngư tươi, nấm đông cô cho biết: Nhìn bình thường nó như một cục thịt có vị thơm lạ mình nuốt mất, sau đó được giới thiệu là cục thịt đó có giá cả triệu đồng.
Không được coi là “đốt tiền”, đẳng cấp hàng đầu trong “ Bát trân”, tám món ăn quý hiếm nhất của mọi thời đại. Theo nghiên cứu, những món ăn này được coi là “món ăn bài thuốc” bổ dưỡng, giúp sáng mắt, đẹp da, tăng cường sinh lực có tác dụng bồi bổ, phục hồi sức khỏe.

Được mời vẫn “sốc” vì giá
Chị Nguyệt Ánh, phóng viên của một tờ báo có tiếng tại Hà Nội cho biết, hồi cuối năm ngoái, trong một lần được “các sếp” chiêu đãi, chị đã được bước vào “Phòng vàng” tại nhà hàng Long Đình.
Cảm giác choáng ngợp đến với chị Nguyệt Ánh ngay từ khi bước chân qua khung cửa hình bán nguyệt tại hành lang dẫn đến “Phòng vàng”. Tuy nhiên, sự sang trọng và lộng lẫy trong từng chi tiết thiết kế và đồ dùng của “Phòng vàng” khiến chị đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác”.

“Phòng vàng” tại nhà hàng Long Đình.

Phòng Vàng thuộc nhà hàng Long Đình.
Những bức rèm pha lê, tranh thủy mặc huyền ảo dưới ánh đèn vàng của bộ đèn trùm giữa phòng, một sân khấu nhỏ được chạm khắc hoa văn văn của đèn lồng đủ để trình diễn các tiết mục văn nghệ…
Lần đầu tiên được cầm trên tay thìa, dĩa được mạ vàng 24k tinh xảo khiến “tay tôi phát run”, chị Nguyệt Ánh nhớ lại.
Không thể nói rành rẽ sự lôi cuốn mê hoặc của Long Đình bắt đầu từ lối kiến trúc huyền bí đến những món ăn mà dù thưởng thức một lần chị Nguyệt Ánh vẫn thấy vị “râm ran” trên đầu lưỡi mỗi khi nhớ lại.
“Bữa ăn gồm khá nhiều món như khai vị bằng súp vây cá thịt cua hồng xíu, tôm hùm rang muối tiêu, cá mặt quỷ hấp xì dầu, cua bấy chiên muối tiêu, điệp…rượu chivas và một vài món nữa mà tôi không thể nhớ tên.
Không chỉ bị ấn tượng bởi các món ăn tại nhà hàng, phong cách phục vụ chu đáo, thân thiện của nhân viên tại đây khiến tôi thực sự thoải mái”, chị Nguyệt Ánh cho biết.
“Không phải trả tiền, song khi các sếp móc ví trả gần 1.600 USD cho 5 người ăn mà tôi thấy … choáng. Quả thực là ấn tượng song nếu để tự đi ăn thì không biết bao giờ tôi mới dám bước chân vào những nơi như thế này để được làm “hoàng hậu””, chị Nguyệt Ánh hài hước.
“Phòng vàng” sẽ không được dưới 1.000 USD (giá chưa bao gồm 10% thuế VAT), chị Lương, nhân viên đặt bàn tại nhà hàng Long Đình cho biết.
Như vậy, để có “một bữa no” đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, các thực khách sẽ phải trả đến cả vài … tấn gạo !!!

Ngưới SG .

Người Đàn Ông Di Chuyển Bằng 4 Tay Chân Nhanh Nhất Thế Giới

Saturday, April 21st, 2012

Người Đàn Ông Di Chuyển Bằng 4 Tay Chân Nhanh Nhất Thế Giới

Đó là Albert Einstein một đôi khi đặt ra 1 câu hỏi mà làm Ông mù mịt không biết đường nào mà mò “ Chính tôi hay người khác khùng?”

Biết rằng bạn sẽ không dại gì đổi chiếc máy vi tính để lấy  một bàn máy đánh chử, hay đổi chiếc xe hơi lấy con ngựa, Nhưng bạn có bao nghỉ tới đi bằng 4 chân tay thay vì 2 chân?

Một thanh niên sống ở vùng ngoại ô của Tokyo đã thực hiện điều đó. Xin chia sẽ đến các đọc giả mẫu chuyện về anh chàng thanh niên này.

Khi xem video của chàng thanh niên trên you tube đi bằng 4 chân tay thì cứ ngở là anh ta chỉ biểu diễn trong chốc lát, nhưng thật ra anh đã đì bằng 4 chân tay đã gần 10 năm nay. Thanh niên này tên là Kenichi Ito đang sinh sống ở vùng ngoại ô của Tokyo Nhật Bản. Anh ta theo học về ngành động vật, chuyên một giống khỉ Phi Châu gọi là Patas, anh cố gắng thực tập để bắt chước cách đi 4 chân của loài khỉ này.

Khi anh ta còn nhỏ các bạn láng giềng của anh gọi anh là khỉ, vì những cử động của anh giống như khỉ. Anh không buồn và chống lại những lời dèm pha đó, ngược lại anh lại lấy làm thú vị hơn vì anh thích được gọi như vậy. Anh thường di chuyển xung quanh thành phố nhỏ này bằng 4 chân tay. Có nhiều lúc chính quyền địa phương phải cấm không cho anh đi kiểu như thế. Anh ta phải bỏ làng xóm ra đi vào rừng một tháng để tự do đi lại bằng 4 chân tay. Thời gian đầu có một lần anh ta xém ăn đạn, vì người đi săn tưởng anh là con lợn đực. Anh ta để dành nhiều thì giờ lên internet để tìm hiểu va học hỏi. Qua mạng lưới internet anh ta cũng đã chinh phục cả trăm người trên thế giới đi bằng 4 chân tay như khỉ giống anh. Kennichi Ito cũng là người đang giữ kỷ lục người chạy 4 chân tay nhanh nhất thế giới 100 m trong vòng 18.58 giây.

Nguồn dịch từ Yahoo Sports – PTH

Chỉ huy trưởng cảnh sát gốc Việt đầu tiên tuyên thệ nhậm chức

Friday, April 20th, 2012

Sở cảnh sát học khu Montebello

Linh Nguyễn/Người Việt

MONTEBELLO (NV) – Sĩ quan cảnh sát xử lý thường vụ cảnh sát trưởng, ông Linh Ðinh tuyên thệ chính thức nhậm chức cảnh sát trưởng của Học Khu Montebello, lúc 7 giờ tối Thứ Năm, tại phòng họp của Hội Ðồng Giáo Dục Học Khu Montebello, Los Angeles County. Ông được coi là người Mỹ gốc Việt đầu tiên đạt đến chức vụ cao cấp này trong ngành cảnh sát.

Cảnh sát trưởng người Mỹ gốc Việt đầu tiên, ông Linh Đinh

“Tôi rất thích được thử thách trong công việc vì nhờ đó tôi có cơ hội để học hỏi thêm. Là một người Mỹ gốc Việt, tôi rất hãnh diện và muốn đồng hương Việt Nam thay đổi cái nhìn về cảnh sát. Ðừng sợ sệt. Gọi cảnh sát khi cần thiết, vì nhiệm vụ của cảnh sát là bảo vệ cư dân,” Vị tân cảnh sát trưởng nói với phóng viên nhật báo Người Việt.

Ông giải thích về thành phần nhân viên sở cảnh sát của học khu: “Dưới quyền tôi là 102 nhân viên, gồm 40 cảnh sát viên, 60 nhân viên tuần tra tại các trường học, một hạ sĩ cảnh sát, một probation officer và 2 nhân viên dân sự.”

Theo cha mẹ đến Hoa Kỳ năm 1975 khi tuổi đời mới được 5 tháng, vị cảnh sát trưởng 37 tuổi này là con trai trưởng trong một gia đình ba anh em. Thân phụ là một cựu quân nhân QLVNCH. Ông Linh Ðinh tốt nghiệp cử nhân Ðại Học UCLA về môn Biogeography và xuất thân từ Học Viện Cảnh Sát Rio Hondo.

Thành phố Montebello có khoảng 65 ngàn dân tính đến năm 2007, thống kê theo trang mạng của thành phố.

Ði tìm nhân vật Dạ Lan

Friday, April 20th, 2012

Hiện nay, ở quận Cam có một ca sĩ tên Dạ Lan cũng như ở đài Little Saigon Radio có một xướng ngôn viên tên Nhã Lan, nhiều người đã hỏi tôi có phải đó là cô Dạ Lan ngày xưa trong đài Quân Ðội VNCH hay không. Gần nửa thế kỷ trôi qua, sao mọi người cứ nghĩ như chuyện mới ngày hôm qua. Nên trả Dạ Lan về cho sự thật đúng nghĩa của nó: một vở kịch đã buông màn hay một huyền thoại đã xa xôi.

Có một chương trình phát thanh mang tên Dạ Lan

Dạ Lan là tên một chương trình phát thanh của đài phát thanh Quân Ðội VNCH khởi đầu từ năm 1964 và kéo dài cho đến ngày Saigon thất thủ. Theo danh từ chuyên môn đây là một chương trình binh vận, nghĩa là nhằm tác động tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Chương trình phát thanh này được phát mỗi đêm trên làn sóng dành riêng cho quân đội trong hệ thống phát thanh quốc gia, qua đài tiếp vận Quán Tre, có công suất rất mạnh có thể nghe đến Bến Hải, nghĩa là khắp 4 Vùng Chiến Thuật.

Năm 1964, Ðại Tá Trần Ngọc Huyến, được bổ nhiệm vào chức vụ Giám Ðốc Nha Chiến Tranh Tâm Lý, Bộ Quốc Phòng và chính ông người khai sinh ra chương trình phát thanh “Dạ Lan” của đài Phát Thanh Quân Ðội, vì sau biến cố 1963, cần ổn định lại tinh thần của các binh sĩ ngoài mặt trận. Chương trình Dạ Lan, phỏng theo một chương trình địch vận của Ðài Loan hướng về Trung Quốc lục địa vào thập niên 50, nếu tôi nhớ không lầm, theo lời Ðại Tá Huyến, mang tên “Hoa Hồng Ðen.” Ðại Tá Trần Ngọc Huyến lấy tên Dạ Lan đặt tên cho chương trình như một loài hoa nở về đêm, dùng một giọng nói thiếu nữ đêm đêm chuyện trò qua làn sóng điện với các chiến sĩ ngoài tiền đồn mà có thể không cần đến nhan sắc.

Dạ Lan 1

Ðược như vậy cần phải chọn một giọng nói thật ngọt ngào, quyến rũ. Một ứng viên duy nhất được ban tham mưu chương trình chọn lựa từ trong nội bộ ngành truyền thanh là cô Hoàng Xuân Lan, nguyên xướng ngôn viên đài phát thanh Ðồng Hà. Cô Xuân Lan người Trung nhưng nói giọng Bắc khá chuẩn. Một ban biên tập được thành lập để lo bài vở cho chương trình mỗi đêm gồm có lá thư Dạ Lan, câu chuyện thời sự, tin tức, điểm báo và phần nhạc yêu cầu cho “tiền tuyến.”

Mỗi đêm từ 7 giờ đến 9 giờ tối, trên làn sóng đài phát thanh Quân Ðội, “em gái hậu phương Dạ Lan” với giọng nói dịu dàng, ngọt ngào “như mật rót vào tai” đã bay xa đến với anh em chiến sĩ ở những vùng đất xa xôi, tiền đồn heo hút. Chương trình thành công vượt bực và thư từ anh em chiến sĩ, nhất là từ các vùng đất xa xôi, tiền đồn heo hút gửi về cho Dạ Lan tới tấp, đến nỗi đài Quân Ðội phải mướn bốn nữ nhân viên dân chính, công việc mỗi ngày chỉ để ngồi viết thư trả lời cho các anh chiến sĩ. Bốn cô đặc trách 4 Vùng Chiến Thuật, và lẽ cố nhiên dưới mỗi lá thư đều ký tên Dạ Lan. Quý bạn thử đặt trường hợp của một người lính xa nhà, ở một nơi tiền đồn heo hút, xa ánh đèn thành phố, không sách báo, mỗi đêm chỉ có một cái radio chạy pin để nghe em gái Dạ Lan tỉ tê, tâm sự lại được một lá thư hồi âm của em gái Dạ Lan từ KBC 3168, hạnh phúc biết bao.

Nếu như anh chàng bộ đội Trung Cộng mỗi đêm thường nghe lén cô nàng Hoa Hồng Ðen từ Ðài Loan, có hâm mộ bao nhiêu cũng không thể bơi qua eo biển Ðài Loan để gặp nàng, nhưng các quân nhân ái mộ Dạ Lan ở đài Quân Ðội mỗi lần đi phép về Saigon đều tìm cách ghé thăm cô Dạ Lan trong mộng. Tuy vậy chủ trương của người làm chương trình này, Dạ Lan chỉ là một giọng nói mà không là người thật, nên không anh chiến sĩ nào có cơ hội được gặp mặt cô Dạ Lan.

Ít lâu sau để đáp ứng “nhu cầu chiến sĩ” cô Hoàng Xuân Lan được cho phép đi chụp ảnh in thành carte-postale, để gửi tặng anh em chiến sĩ. Ðó là bức ảnh được in trên bìa báo Xuân Chiến Sĩ Cộng Hòa năm 1965, do nhà nhiếp ảnh nổi tiếng Nguyễn Kỳ ở Saigon vào thập niên 60, chụp. Bức ảnh đã được làm mờ các chi tiết, sở trường trong các bức chân dung của Nguyễn Kỳ. Sai lầm của Ðài Phát Thanh Quân Ðội là đã tặng ảnh chân dung Xuân Lan cho các quân nhân thính giả vì hình ảnh trong tưởng tượng bao giờ cũng đẹp hơn sự thật ngoài đời.

Dạ Lan 2:

Năm 1966, tôi không nhớ là khoảng tháng nào, trong khi chương trình Dạ Lan đang thành công như vậy, thì người xướng ngôn viên, cô Hoàng Xuân Lan, bỏ đài lên Ðà Lạt, gây bối rối không ít cho quản đốc đài là Thiếu Tá Nguyễn Văn Thúy (vừa qua đời tại Nam Cali) và Q. Cục Trưởng Cục Tâm Lý Chiến là Trung Tá Cao Ðăng Tường (lúc bấy giờ Nha CTTL đã đổi thành Cục Tâm lý Chiến và Ðại Tá Trần Ngọc Huyến đã rời nhiệm sở này). Thay vì ngưng phát chương trình Dạ Lan thì đài Quân Ðội dùng cô Hồng Phương Lan (cũng là Lan), một xướng ngôn viên có sẵn của đài vào thay thế. Cô này có hiệu là Mỹ Linh, thường phụ trách mục nhạc ngoại quốc yêu cầu của đài, có giọng Bắc khả ái như cô Hoàng Xuân Lan tức là Dạ Lan 1. Ngoài nhân viên của đài, không ai phân biệt được sự khác biệt giữa hai giọng nói Dạ Lan, đêm đêm giọng nói nghe như vẫn còn đó, nhưng người nói đã thay đổi.

Chương trình Dạ Lan của đài Quân Ðội dần dà trở thành một chương trình mang tên Dạ Lan, bình thường như những chương trình phát thanh khác và sự hâm mộ em gái Dạ Lan cũng dần dần phai nhạt. Thư từ không còn tới tấp gửi về như những năm đầu. Rồi biến cố tháng 4, 1975 xẩy ra, người và việc trôi dần vào quên lãng.

Ði tìm nhân vật Dạ Lan

Khoảng năm 2005, ký giả Nguyễn Khắp Nơi của tuần báo Việt Luận ở Sydney, Úc có lòng nhớ đến chương trình phát thanh Dạ Lan năm xưa, đã viết một bài báo nhắc đến chương trình Dạ Lan và cho rằng cô Dạ Lan “phải được ngưỡng mộ và vinh danh trước quần chúng,” và đòi hỏi rằng “cô cũng nên xuất hiện để cho chúng ta ngưỡng mộ như một chiến sĩ” nhưng có lẽ chính ông cũng không biết có đến hai người đóng vai Dạ Lan.

Qua sự thăm hỏi của nhiều người, cuối cùng người ta được biết, cô Hoàng Xuân Lan (DL.1) hiện đang sống ở Saigon và cô Hồng Phương Lan (DL.2) đang định cư tại S. Carolina, và cho đến giờ này, trong thư từ và cả email giao thiệp cả hai cô đều ký tên mình là Dạ Lan.

Chúng ta nên phân biệt nhân vật của một vở kịch và người đảm nhiệm vai kịch. Thanh Nga không phải là cô Lựu hay Thái Hậu Dương Vân Nga. Dạ Lan là một chương trình phát thanh binh vận của đài Phát thanh Quân đội, cô Hoàng Xuân Lan và cô Hồng Mỹ Linh đã tiếp tục thay nhau để đảm nhận vai trò này trong một giai đoạn cần thiết nào đó, cho nên không thể nói cô này là Dạ Lan hay cô kia là Dạ Lan.

Sai lầm của công chúa Mỵ Nương là muốn gặp mặt cho bằng được con người mang tên Trương Chi có tiếng sáo bay bổng tuyệt vời đêm đêm, và sai lầm của đài phát thanh Quân Ðội là đã cho phát tán hình ảnh thật của cô Hoàng Xuân Lan.

Ðến nay, chúng tôi thấy không cần thiết phải đòi hỏi sự xuất hiện của hai cô thủ vai Dạ Lan, dù với mục đích hay hảo ý nào đi nữa. Vả lại, thời gian đã gần 40 năm trôi qua, nên giữ lại những hình ảnh đẹp đẽ của “những ngày xưa thân ái”, với giọng nói dịu dàng, êm ái đêm đêm như ru hồn đã làm ấm lòng biết bao nhiêu chiến sĩ, thế là đủ. Người giữ vai xin đừng ai nhận mình là Dạ Lan và người ái mộ đi tìm không nên truy bức tận cội nguồn của những nhân vật, đã được gọi là… huyền thoại.

Nguoi Viet

Cuối tuần: Cơm, Phở và người bội thực

Friday, April 20th, 2012

1-Thư Bồ Nhí Gửi Bà Vợ:

Thưa bà, Dù chúng ta có vô cùng xung khắc, chúng ta vẫn phải đồng ý với nhau một điểm: chồng bà là đàn ông. Mà đàn ông thì sao? Ðàn ông thì ham thích nhiều thứ. Ham thích đến mãnh liệt. Và, bà đừng dấu em, bà hãy công nhận rằng, phụ nữ chúng ta yêu đàn ông vì họ ham thích và biết cách thực hiện nó (Chúng ta cũng ham thích nhưng thực hiện chủ yếu bằng cách mua nó). Ông thì thích máy móc, ông thi thích kiến trúc, ông thích vật lý và hóa học, ông dại hơn một chút thích thơ văn. Toàn những ham thích có lợi cho xã hội.

Nhưng đàn ông không chỉ ham thích một thứ. Nếu gà chỉ thích giun, bò chỉ thích cỏ tươi hay thỏ chỉ thích củ cải thì đàn ông lại thích đa dạng. Chuyện ấy trong đá bóng, trong ẩm thực, trong bia bọt không sao, nhưng trong vấn đề phụ nữ, tính đa dạng của nó làm cuộc sống thêm rắc rối.

Bà thân mến,
Em tin rằng, bà có rất nhiều ưu điểm. Sở dĩ em quen với ông là do ông ấy thông minh (chứ không phải chỉ có tiền như thiên hạ vẫn đồn). Và, một người thông minh không khi nào chọn vợ quá kém. Thậm chí, bà không quá kém, bà còn rất nổi bật ở nhiều phương diện.

Theo như ông tiết lộ một cách đầy thành kính, bà nấu ăn ngon, bà rửa bát sạch, bà lau nhà bóng và bà đi chợ rẻ. Bà còn đối xử tốt với chó, mèo…. Em xin thú thực, tất cả các phương diện đó, em đều thua bà. Khi em nấu món canh, ai cũng nghĩ là món xào. Khi em rửa bát, tốt nhất lúc dùng nên rửa lại. Khi em lau nhà hay quét nhà, em để cái đống rác chỗ nọ chỗ kia. Chợ duy nhất em đi là chợ mỹ phẩm. Còn chó mèo, em chỉ nuôi chúng trong tranh.

Nhưng ông vẫn thích em. Tiện đây xin tiết lộ: thời gian thích không hề ngắn, cường độ thích không hề yếu và chi phí thích không hề thấp. Bà kinh ngạc. Bà không tin ư? Bà nhớ rõ ông vẫn về nhà, vẫn ăn cơm tối, vẫn lịch sự với bà v.v … Bà cảm giác chả có khe hở nào để em lọt vô cái pháo đài do bà xây dựng, canh gác và tuần tra.

Bà nhầm.

Em xin phép không đi vào chi tiết. Em chỉ nói một cách văn học rằng, không có gì ngăn cản được con tim. Nhất là một con tim già lao về một con tim trẻ. Như trên đã nói, em thua bà về một tỷ thứ. Ðúng một tỷ thứ, chả bớt phần nào. Nhưng, em lại hơn bà hai tỷ.
Bà sẽ gầm lên. Bà sẽ quát: hơn ở chỗ nào?
Thưa bà, những thứ em hơn lại vô cùng vớ vẩn. Em thành thật tin thế. Nhưng đàn ông, tiếc thay, lại không tin.

Em biết chớp chớp mắt. Em biết ngồi gần ông mà lại vẹo người. Em biết đánh vào lưng ông, hay đánh ở chỗ thấp hơn, vừa đánh vừa cong môi nhìn đi chỗ khác. Em biết hét lên khi thấy con sâu và ù té chạy khi gặp con thằn lằn.

Cái gì em cũng ngạc nhiên và nhờ ông giải thích. Em tin ông là vô địch về trí thức, về thể thao, và luôn thể hiện lòng tin ấy ra mồm. Mỗi lời nói của ông, với em, đều là chân lý. Em khâm phục khi ông uống bia. Em kiêu hãnh lúc ông châm thuốc lá. Em ngồi nép mình khi ông tụ tập. Em lo lắng nhưng chẳng bao giờ tra hỏi lúc ông đi khuya. Và, quan trọng nhất, thưa bà, da em trắng, eo em nhỏ, môi em đỏ và chân em chả khác chân dài. Em mặc váy hồng, em thắt nơ xanh và em dùng dầu thơm của Pháp. Nước Pháp, chắc bà cũng biết, vô địch về các loại dầu thơm.

Khi ở bên ông, em không ngốc và không tham lam như các phim truyền hình quay vội vàng mà bà vẫn xem đâu ạ. Chúng em không hề bàn về tiền bạc. Hai người đều mơ tới ánh trăng, tới những khát vọng chưa thực hiện và đều thích nhìn sao trên trời. Hai người có thể xung đột vì một bài thơ, giận dỗi vì một bức tranh và bỏ ra về vì một bông hoa bày không đúng cách (trong khi ông và bà giận dỗi vì một mâm cơm, cãi nhau vì hoá đơn tiền điện và ra khòi nhà vì chậu quần áo chưa phơi).

Thưa bà,
Ðấy, em tới ông, ông tới em là như thế đấy. Nó thanh cao thì em không dám nói, nhưng nó cũng chẳng phàm tục như sách vụ án viết đâu. Em xin bà hãy mừng vì điều đó.
Tuy ông phạm tội nhưng tội ấy còn sang. Bà hãy tự an ủi như thế. Tại sao em viết thư này? Tại vì em xin trả lại ông cho bà. Chúng em nhất trí cái gì đẹp thì phải ngắn và chúng em đã ngắn đủ dài. Toàn bộ sự tinh tế của tình yêu nằm ở chỗ này, và bà không biết được.

Xin bà hãy dang tay đón ông về. Em lấy danh dự thề rắng, ông không sứt mẻ quá nhiều, đơn giản vì ông có còn nhiều đâu mà sứt mẻ. bà hãy coi ông như vừa sau chuyến du lịch mạo hiểm trở lại nhà. Cần chở che và sẵn sàng che chở.

Em đi đây. Cuộc sống là khám phá và em thích khám phá nhiều nơi. Bà đừng trách em. Bà cũng đừng tự trách mình. Khi em bằng tuổi bà, em cũng chả hơn gì bà đâu.
Chúc bà vui khoẻ.

Ký Tên: Phở

2-THƯ CỦA BÀ VỢ GỬI CÔ BỒ NHÍ CỦA CHỒNG

Thưa cô,

Tôi đã đọc thư của cô một cách bình tĩnh. Đúng như cô đã nói, ở tuổi tôi và ở địa vị của tôi, sự bình tĩnh luôn luôn có thừa.

Này cô, Việc chồng có bồ nhí khiến tôi ngạc nhiên. Đó là cảm giác đầu tiên, và thành thật với cô, nó hơn cả cảm giác căm phẫn.
Vì sao vậy?
Thưa cô, vì tôi tin chắc rằng lão (hãy gọi sự vật với đúng tên và đúng tuổi của chúng cô nhỉ) đã đuối sức rồi, nói một cách chắc chắn, một cách không có gì phải bàn cãi cả.
Khi viết thư cho tôi, cô có vẻ tự đắc pha chút hả hê. Cô cảm thấy mình giật được từ tay bà khác một mỏ vàng, và mình có những phẩm chất rất khác thường nên mới gặp may như thế.
Cô nhầm thảm hại quá, cô ơi!
Quả thật lão là một cái mỏ. Hay nói chính xác hơn, đã từng là mỏ. Điều ấy cách đây ba mươi năm về trước, cả thành phố đều phải công nhận chứ đâu cần phải một cô gái có trí tuệ siêu việt gì.
Nhưng trên, trong và dưới cái mỏ ấy, tôi đã đào, đã cuốc, đã đẽo, đã nổ mìn, khai thác rầm rộ, quy mô mấy chục năm.
Và giờ đây, mỏ chỉ còn khung, còn lai sự hoang tàn. Chỉ có đôi mắt ngốc của cô, chỉ có cặp môi dại của cô và chỉ có tí não khờ của cô mới không nhận ra điều đó.
Cô vớ được lão, khi tôi trong một chừng mực nào đó, đã mặc cho lão tự do. Cho lão có cảm giác sổng chuồng. Đàn ông sống bằng ảo tưởng cô ạ, và nuôi dưỡng cái ảo tưởng đó một cách khéo léo là nhiệm vụ của phụ nữ chúng ta.
Tôi không vui gì khi lão có bồ. Nhưng chớ nói rằng tôi quá hoảng sợ vì điều đó. Tôi quá hiểu đứa khác sẽ được bao nhiêu trong khi mình đã vớ bao nhiêu. Phần của cô, hỡi ôi, thật là thảm hại.
Cô khéo là ngây thơ và nhí nhảnh. Cô té xỉu khi gặp thằn lằn và ngã lăn ra khi gặp tắc kè. Dạ thưa cô, khi bằng tuổi cô, tôi cũng ngây thơ như thế. Nhưng lúc này, gặp hai của đấy, tôi chỉ đập một cái cho bẹp dí là xong.
Rồi cô khoe là cô biết chợp mắt, biết ngả đầu và biết cười he hé nghiêng nghiêng. Ôi dào, những trò đó ngày xưa tôi làm mãi. Và bây giờ vẫn có thể làm, thậm chí còn làm hay hơn cô ấy chứ. Nhưng vì mục đích gì, gặt hái gì khi mọi thứ đã no nê? Cô nhìn lão trong quán cà phê hạng sang. Trong com-lê và cà vạt đắt tiền. Còn tôi có khá nhiều dịp (nhiều hơn cả cần thiết) nhìn lão trong quần đùi rộng, trong áo may ô chả hiểu là màu gì.
Và tôi cam đoan rằng, cái tôi nhìn mới là cái thật. Cái cô nhìn là giả. Cô thừa biết thế, chẳng qua cô đang tự dối mình. Cô chê tôi chỉ biết rửa bát, nấu cơm. Cô thương tôi vì tôi chỉ chăm chăm lo cái nhà sạch bóng. Nhưng tôi lại thích vậy. Vì đấy là nhà tôi và lão chỉ có nửa phần. Còn lão có bóng hay không, có sạch hay không, lão phải tự lo. Tôi còn bận lo cho bản thân mình.
Tôi không chúi mũi vô bếp như cô tưởng và như lão tưởng chút nào. Tôi say mê đánh bài. Tôi nghiện làm đầu và giũa móng tay. Tôi ham thích “tám” và hăng hái đi chùa. Tôi khoác áo lụa mỡ gà, khoác vòng cẩm thạch và tôi sắm đủ cho mình (bằng tiền lão, dĩ nhiên!).
Còn việc cô ngắm trăng cùng chàng, đọc thơ cùng chàng hay đốt nến cùng chàng thì xin cô hãy cứ tự nhiên. Những thứ vớ vẩn và phù du đó ngày xưa tôi cũng nghĩ là ghê gớm lăm. Nhưng tôi nhanh chóng phát hiện ra chúng suốt đời loanh quanh như thế, và chả có lợi ích gì. Chúng chỉ như hạt tiêu rắc vô bát phở, không hề bổ béo, chỉ khiến nó dậy mùi. Mà mùi thì tôi đã chán. Chán không phải do tâm hồn tôi cằn cỗi, mà là do đã quá đủ rồi!
Cuối thư cô cho biết đã chuồn ra khỏi lão, hoặc lão đã chuồn ra khỏi cô. Tôi chả hiểu ai thoát được ai. Nhưng chắc chắn là tôi suýt thoát. Tiếc quá. Giá mà lão đi với cô, giá như lão ảo tưởng về sức mình thì tôi đã có cơ hội tuyệt vời để lại được tung tăng.
Tôi tin chắc mình tung tăng chả khi nào muộn, khi mình kiêu hãnh, mình không nghèo khó và mình có sự mặn mà. Những thứ đó cô còn lâu mới đạt tới, cô bé đáng thương ơi!
Cô yên tâm. Tôi sẽ đón lão về. cáo chết còn quay đầu về núi, trong khi lão chả phải là cáo, lão là người. Tôi cũng chả giày vò, chả đay nghiến chi đâu. Tôi không phải hàng tôm hàng cá. Tôi chỉ cười khẩy mà thôi. Một nụ cười mà đã làm lão nhớ đến cả chục năm.

Chúc cô may mắn trên con đường chinh phục các lão khác. Thế gian chả thiếu ông già. Cô cứ việc xông lên. Chào cô.

Ký Tên: Cơm

3-THƯ CỦA ÔNG CHỒNG GỬI VỢ VÀ BỒ NHÍ:

Hai bà thân mến!

Tôi đã đọc thư của bà nọ gửi cho bà kia. Tại sao tôi đọc được ư? Tại vì khi các bà cả đời theo dõi tôi, rình rập tôi, chả lẽ không có phút nào tôi theo dõi lại.

Đọc xong hai bức thư, tôi hơi buồn. Dù cố tỏ ra lịch sự, để xứng đáng với bản thân mình và xứng đáng với tôi, nhưng các bà vẫn vênh váo và công kích lẫn nhau. Bà nọ coi thường bà kia, cho bà kia là nạn nhân của mình.

Thưa các bà.

Có một điều chắc chắn hai bà không chịu hiểu: chính tôi mới là nạn nhân của hai bà. Cả thể giới biết điều đó. Cả nhân loại tiến bộ lên án điều đó.
Ai, nếu không phải hai bà, chỉ sau mười mấy năm, đã biến một chàng trai khỏe mạnh, đầy nhiệt tình, đầy sức sống như tôi thành một ông tuy chưa già (còn lâu tôi mới già) nhưng gầy yếu, còm nhom, sợ sệt?
Ai, nếu không phải hai bà, có lúc từng người một, ngày đêm tra khảo tôi, ép uổng tôi, vùi dập tôi?

Trong công cuộc tàn phá đời tôi, hai bà có rất nhiều điểm chung: cùng nấu ăn dở, cùng mua cho tôi những chai bia dở và cùng bắt tôi đi coi những bộ phim dở.

Nhưng hai bà, mỗi người đều có những đặc điểm riêng. ghê rợn. Bà đầu tiên thích xuất hiện trong nhà với bộ đồ nhàu nát, với tóc rối bù cùng với đôi dép chiếc nọ chiếc kia. Bà sau này xuất hiện nơi công cộng với quần soóc chật căng, với áo thủng ở lưng cùng với mắt xanh viền đỏ. Cả hai thứ ấy đều giết tôi, đều nện tôi chí tử về mặt tinh thần.

Nếu bà thứ nhất sểnh ra lại chạy tót sang hàng xóm, nghe thiên hạ kể về chồng thiên hạ, sau đó tự khai báo về chồng mình, thì bà thứ hai sểnh mắt ra là phóng thẳng tới quán cà phê, nghe thứ nhạc cả thiên hạ nghe tuy chả đứa nào hiểu được câu nào.
Nếu bà thứ nhất đay nghiến tôi bao giờ về thì bà thứ hai hỏi tôi bao giờ đi. Nếu bà thứ nhất kêu rằng tiền điện, tiền ga đã tăng thì bà thứ hai than son môi và phấn hồng sao không giảm giá. Nếu bà thứ nhất khảo tôi về tiền lương thì bà thứ hai khảo tôi về quà tặng. Cả hai bà, trong một phạm vi nào đó, đều lái tôi và đối xử với tôi như thể tôi là giám đốc nhà băng.
Cho nên không lạ gì, cho tới tận phút này, nhiều lúc tôi ngạc nhiên là mình còn sống. Hoặc mình chưa ngồi trên chiếc xe lăn. Nhưng tôi cảm thấy rất rõ ràng, cái giờ phút đó cũng chả còn xa nữa.

Đọc tới đây, chắc hai bà sẽ hỏi: Khổ như vậy sao ông (bà thứ nhất gọi ông) và sao anh (bà thứ hai kêu anh) vẫn đèo bồng?
Khổ quá. Câu hỏi đó, chính tôi cũng thường tự hỏi mình. Và tôi cũng mang ra hỏi bạn bè tôi, tức mấy gã đàn ông khác. Số phận của chúng cũng chả hơn gì. Và bọn tôi đành kết luận thế này: cái kiếp đàn ông nó thế!

Nhân đây cũng nói luôn, kiếp đàn ông thật ra là kiếp vô cũng khổ cực. Nhiều khi chả khác nào con ngựa, con trâu (chẳng hề được như con dê mà dân gian vẫn nói).
Đàn ông sinh ra là để đàn bà lợi dụng, bóc lột (đôi khi bóc lột còn thô bạo hơn cả cướp bóc), đè nén và hành hạ. Đàn ông sinh ra là để đàn bà sai đi mua đồ, sai lái xe, sai trả tiền, sai đón con, sai luôn cả việc…đi ngủ.
Trong cái bể khổ mênh mông, bao la đó, sự khổ vì bồ nhí cũng chả nổi bật bao nhiêu. Nó chỉ được gom chung vào nỗi khổ vì các bà. Đã là các bà thì một bà, hai bà hoặc ba bà cũng thế thôi!

Hai bà thân mến,
Giờ đây tôi đã tỉnh ra rồi. Tôi xin hai bà tha cho. Tôi không còn sức nữa.
Kể từ giờ phút này tôi là một gã trai vô hại. Từ bỏ mọi mưu mô. Tôi ăn cơm nhà, tôi ngủ giường nhà. Tôi nuôi một vài con chim, mua vài hòn non bộ, sắm mấy giò phong lan. Tôi mở tivi xem tiết mục Thầy thuốc gia đình. Tóm lại, tôi hoàn lương toàn diện.
Hai bà đừng xỉa xói nhau nữa. Đừng so bì nhau nữa. Tôi đã đầu hàng. Tôi đứng giữa hai phe. Tôi xin ngừng bắn !!!
Bà nào định đi đâu, cứ đi. Bà nào đang ở đâu, cứ ở. Tôi cũng thế. Tôi xin một phút bình yên. Tha cho tôi.

Ký Tên: Người Đàn Ông bị Bội Thực (Không còn Cơm hay Phở từ nay chỉ húp cháo thôi!)

Unknown Author

Bé sơ sinh sống lại sau 12 tiếng ở nhà xác

Wednesday, April 18th, 2012

Cùng chồng về nhà với tờ giấy chứng tử trên tay, 12 tiếng sau Analia Bouter quyết định quay lại bệnh viện để nhìn con lần cuối…

Chị Analia Bouter trả lời phỏng vấn của phóng viên. Ảnh: The Sun
Em bé được phát hiện sau khi người mẹ khăng khăng đòi các nhân viên tại bệnh viện phải mở cửa nhà xác để nói lời từ biệt với đứa con gái bé bỏng.
Mẹ của em bé, chị Analia Bouter, nói: “Tôi không biết nên đổ lỗi cho ai. Tôi không nghĩ đến chuyện đó vào lúc này. Niềm hạnh phúc khi biết con bé vẫn còn sống lấn át tất cả. Tôi là một giáo dân và tôi tin đây chính là điều kỳ diệu mà Chúa ban tặng”.
The Sun cho hay Analia sinh con khi mới chỉ ở tháng thứ 6. Các bác sĩ tại bệnh viện Perrando de Resistencia ở tỉnh Chaco nói với Analia rằng con cô đã tử vong khi đang còn trong bụng mẹ. Họ không nghe thấy tim thai. Đứa trẻ đã qua đời chỉ ít phút trước khi được sinh ra do quá nhỏ. Analia đã rất choáng váng khi nghe tin đó.
Cô cùng chồng về nhà với tờ giấy chứng tử trên tay. 12 tiếng sau cô quyết định quay lại bệnh viện để nhìn con lần cuối. “Chúng tôi đến nhà xác và họ dẫn đến cái ngăn kéo đã đóng. Chúng tôi muốn chụp một bức ảnh của con gái. Lúc chồng tôi mở ngăn kéo ra, con bé được bọc trong một lớp vải trắng. Chúng tôi nghe thấy tiếng khóc và thật kỳ diệu, con bé vẫn còn sống”, Analia bật khóc nói.
“Nó đã nằm hơn 12 tiếng trong nhà xác lạnh đóng băng. Chính mắt tôi đã nhìn thấy băng trên người con bé”, Analia nói tiếp.
Cặp vợ chồng người Argentina ban đầu định đặt tên cho đứa con gái thứ 5 của mình là Liliana Abigail, nhưng họ đã quyết định đổi thành Luz Milagros, có nghĩa là “tia sáng màu nhiệm”.
Giám đốc bệnh viện Perrando de Resistencia, ông Jose Luis Meirino, cho rằng sự giảm thân nhiệt có thể là nguyên nhân khiến các dấu hiệu sống ở đứa trẻ bị chậm lại. “Hiện tại chúng tôi cũng chưa có được lời giải thích chính xác. Ca đỡ đẻ có sự góp mặt của các bác sĩ khoa sản và khoa nhi. Họ đều kết luận đứa bé đã tử vong trước khi sinh”, Meirino nói.
— Nguon Ngoisao.net–

Bé sơ sinh có 6 chân ở Pakistan

Wednesday, April 18th, 2012
Một cặp vợ chồng ở Pakistan vừa sinh được một bé trai kháu khỉnh, nhưng điều kỳ lạ là cậu bé có tới 6 chân.


Em bé 6 chân ở Pakistan. Ảnh: AFP

Em bé này được chào đời tại Bệnh viện Sukkrr, Pakistan chỉ cách đây vài hôm.
Jamal Raza, giám đốc Viện Nhi Trung Ương ở Karachi, cho biết hiện các bác sĩ tại đây đang chuẩn bị tiến hành phẫu thuật cắt bỏ chi thừa cho cậu bé và cũng đang có ý định nhờ các chuyên gia nước ngoài có nhiều kinh nghiệm đến để xử lý trường hợp này. Đây là một trường hợp rất hiếm thấy do đột biến gene với tỷ lệ 1/1.000.000.
Trong phần trả lời phỏng vấn báo chí địa phương, bố của em bé, anh Imran Shaikh, đã phải nhờ tới sự giúp đỡ của chính quyền và các tổ chức từ thiện vì anh không có tiền để chạy chữa cho con. “Tôi không thể đến bệnh viện lớn ở Karachi để chữa trị cho con. Mong các nhà hảo tâm và chính quyền có thể giúp đỡ tôi”, Imran, hiện là một kỹ thuật viên tia X với mức thu nhập chỉ 66 USD một tháng, nói.
Imran Shaikh và vợ kết hôn được 4 năm và hiện sống ở thành phố Sukkur, cách bệnh viện nơi cậu con trai anh đang được chăm sóc khoảng 450 km. Theo các nguồn tin địa phương hiện mẹ của bé đang phục hồi khá tốt sau khi sinh.
Muhammad Qaisar, bác sĩ tại Viện Kỹ thuật Y học Pakistan ở Islammabad, nói với tờ Allvoices rằng đây là trường hợp đầu tiên trong lịch sử Pakistan khi có một em bé được sinh ra với 6 chân.
Do bố của em bé đã lên tiếng nhờ các tổ chức đoàn thể giúp đỡ, hiện các nhà cầm quyền đã chỉ đạo những tổ chức và cá nhân có liên quan nhằm đảm bảo rằng đứa bé được chăm sóc y tế đầy đủ, tờ The Nation của Pakistan đưa tin.

Nguon Ngoisao.net

Lộc Nguyễn – Insurance Agent

Tuesday, April 17th, 2012

Loc_BusCard
BBT thuanan.net trước hết cảm ơn bạn Lộc đã tin tưởng và đăng quảng cáo trên sân trường THTA. Mong các Thầy Cô và cựu HS THTA hảy ủng hộ mạnh thường quân của Thuanan.net

icon

Những ngôi mộ bạc tỷ ở thôn biển nghèo

Saturday, April 14th, 2012

Thưa thớt vài chục nóc nhà xong thôn Tân Mỹ (Quảng Ngạn, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế) lại có cả trăm ngôi mộ được xây dựng công phu, hoành tráng với chi phí lên tới vài ba tỷ đồng một ngôi.

Trước đây cả thôn sống bằng nghề đi biển. Vất vả mưu sinh cả năm, đôi khi phải đánh đổi tính mạng với biển cả song vẫn chỉ đủ ăn. Thế nhưng vài năm trở lại đây, cả thôn giàu lên trông thấy nhờ nguồn tiền gửi về từ nước ngoài. Đa số các hộ dân đều có người thân, họ hàng hiện đang sinh sống và làm việc ở Mỹ (phần lớn di cư trước 1975).

Trước đây thôn Tân Mỹ sống bằng nghề đi biển, vất vả mưu sinh song vẫn chỉ đủ ăn. Vài năm gần đây, cả thôn giàu lên trông thấy nhờ nguồn tiền gửi về từ nước ngoài. Đa số các hộ dân đều có người thân, họ hàng đang sinh sống và làm việc ở Mỹ (phần lớn di cư trước 1975).

Cũng từ nguồn tiền đó mà những ngôi nhà khang trang được cất lên, đặc biệt là sự xuất hiện của các khu lăng mộ nguy nga, tráng lệ có mức chi phí tới hàng tỷ đồng như điểm tô sắc màu cho vùng đất khô cằn này.

Cũng từ nguồn tiền đó mà những ngôi nhà khang trang được cất lên, đặc biệt là sự xuất hiện của các khu lăng mộ nguy nga, tráng lệ có mức chi phí tới hàng tỷ đồng.

Mộ ở đây được xây dựng trên các khu đất rộng hàng trăm mét vuông, gồm nhiều tiểu cảnh và sự công phu thể hiện rõ qua từng chi tiết. Hình tượng tứ linh: Long - Ly - Quy - Phụng được sử dụng một cách phổ biến, như tôn thêm vẻ uy nghiêm, linh thiêng cho mỗi ngôi mộ.

Xen lẫn các ngôi nhà 2 tầng là những ngôi mộ khang trang.

Mộ được xây dựng trên các khu đất rộng hàng trăm mét vuông, gồm nhiều tiểu cảnh và sự công phu thể hiện rõ qua từng chi tiết. Hình tượng tứ linh: Long - Ly - Quy - Phụng được sử dụng một cách phổ biến, như tôn thêm vẻ uy nghiêm, linh thiêng cho mỗi ngôi mộ.

Nhiều ngôi mộ được xây dựng trên các khu đất rộng hàng trăm mét vuông, gồm nhiều tiểu cảnh và sự công phu thể hiện rõ qua từng chi tiết.

Hình tượng tứ linh: Long - Ly - Quy - Phụng được sử dụng một cách phổ biến, như tôn thêm vẻ uy nghiêm, linh thiêng cho mỗi ngôi mộ.

Hình tượng tứ linh: Long – Ly – Quy – Phượng được sử dụng một cách phổ biến, như tôn thêm vẻ uy nghiêm, linh thiêng cho mỗi ngôi mộ.

Thông thường, mỗi gia đình có một khu lăng mộ riêng, gồm nhiều ngôi mộ nhỏ. Tùy từng số lượng người trong gia đình và điều kiện kinh tế mà độ hoành tráng khác nhau.

Mỗi gia đình có một khu lăng mộ riêng, gồm nhiều ngôi mộ nhỏ. Tùy số lượng người trong gia đình và điều kiện kinh tế mà độ hoành tráng khác nhau.

Để hoàn thành một khu lăng mộ, trung bình mất khoảng vài tháng tới hơn một năm, tùy quy mộ và thời tiết có thuận lợi không.

Để hoàn thành một khu lăng mộ, trung bình mất khoảng vài tháng tới hơn một năm.

Như khu lăng mộ này phải mất hơn một năm mới hoàn thiện, chi phí lên tới hơn 3 tỷ đồng thời điểm năm 2007.

Khu lăng mộ này phải mất hơn một năm mới hoàn thiện, chi phí lên tới hơn 3 tỷ đồng, thời điểm năm 2007.
Một khu lăng mộ khác đang trong quá trình hoàn thiện, tiêu tốn gần 4 tỷ đồng.
Một khu lăng mộ khác đang trong quá trình hoàn thiện, tiêu tốn gần 4 tỷ đồng.

Bên cạnh các khu lăng mộ thì các dòng họ đều xây dựng một Nhà thờ họ riêng. Kiểu dáng kiến trúc, quy mô lẫn độ hoành tráng cũng chẳng kém các lăng mộ như trên. Ngoài ra, còn có thêm nhiều tiểu cảnh khác như hồ nước, hòn non bộ...

Bên cạnh các khu lăng mộ, các dòng họ đều xây dựng một nhà thờ họ riêng. Kiểu dáng kiến trúc, quy mô lẫn độ hoành tráng cũng chẳng kém các lăng mộ như trên. Ngoài ra, còn có thêm nhiều tiểu cảnh khác như hồ nước, hòn non bộ…

Dãy Nhà thờ họ nằm san sát nhau.

Dãy nhà thờ họ nằm san sát nhau.

Đa số thanh niên trong thôn giờ đã theo chân người thân ra nước ngoài làm ăn, sinh sống. Trong thôn giờ chỉ còn người già và trẻ em, sống bằng nguồn tiền người thân gửi về hàng tháng.

Đa số thanh niên trong thôn đã theo chân người thân ra nước ngoài làm ăn, sinh sống. Chỉ còn người già và trẻ em, sống bằng nguồn tiền người thân gửi về hàng tháng. Nhiều gia đình bỏ hẳn nghề đi biển, thay vào đó là chăm chút cho các ngôi mộ của gia đình, dòng tộc mình.

Theo ANTĐ vnexpress

Hình Ảnh Huế Festival 2012

Saturday, April 14th, 2012

Đúng 20 giờ tối nay 7.4, tại không gian Ngọ Môn lầu Ngũ Phụng hướng ra Kỳ Đài (TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế), chương trình khai mạc Năm du lịch quốc gia các tỉnh duyên hải Bắc trung bộ và Festival Huế 2012 đã chính thức diễn ra.
Năm nay, sân khấu khai mạc được chọn tại quảng trường Ngọ Môn, lấy lầu Ngũ Phụng cổ kính làm hậu phông, giúp chương trình trở nên lung linh, sâu lắng và mới lạ. Khán đài hơn 5.000 chỗ ngồi dành cho đại biểu và khán giả bố trí ở quảng trường Kỳ Đài đã được lấp kín.
Chương trình nghệ thuật khắc họa đậm nét vùng di sản, qua các tiết mục liên khúc múa hát khai hội rộn ràng của các đoàn nghệ thuật 6 tỉnh bắc miền Trung: Tiếng hát đôi bờ sông Mã, Nhịp sống đôi bờ sông Lam, Phong Nha tiên cảnh, Quảng Trị – âm vang dòng Thạch Hãn và Đêm hội cố đô; tiết mục hòa tấu âm nhạc dân tộc Dấu chân phía trước do nghệ sĩ Hải Phượng và tốp nhạc của Học viện Âm nhạc Huế tiếp nối khiến khán giả đắm chìm trong âm sắc sâu lắng hồn dân tộc. Tiết mục Hà Nội-Huế-Sài Gòn lay động lòng người hơn với tiếng hát của ca sĩ Tạ Minh Tâm và dàn hợp xướng của Học viện Âm nhạc Huế. Cảm xúc người xem càng dâng trào với Tiếng hát nơi bản xa mang đậm âm hưởng Việt Bắc qua phần trình bày của NSƯT Thanh Xuân – Tuấn Ngọc. Lần đầu tiên khán giả được thưởng thức hòa âm độc đáo giữa âm hưởng cồng chiêng Tây nguyên với tiếng dương cầm của Phó An My; hay âm điệu rộn ràng sôi động của nhóm múa thổ dân Úc; nghệ thuật múa truyền thống đặc sắc của Đoàn nghệ thuật Hàn lâm Nga, Đoàn nghệ thuật Thiên Tân (Trung Quốc), nghệ thuật múa truyền thống Hàn Quốc, Philippines, nhóm nhạc đường phố Jazz Combo Box (Pháp)…
Chương trình được điểm xuyết bằng nghệ thuật pháo hoa lung linh sắc màu của nghệ sĩ pháo hoa quốc tế Pierre Alain Hubert cộng hưởng cùng nghệ thuật sắp đặt lửa tinh tế của đoàn Carabosse danh tiếng (Pháp)… và khép lại với tiếng hát ngọt ngào lay động của nữ ca sĩ Huế nổi tiếng Vân Khánh qua ca khúc Thương về cố đô (sáng tác Minh Kỳ) nối tiếp trong sắc màu Vũ điệu hoa đăng và màn trình diễn Ngàn năm vang mãi do NSƯT Nguyễn Tiến trình bày trên nền vũ đạo. Hàng trăm người mẫu trong trang phục áo dài tiến về phía đại biểu khán giả vẫy tay chào mừng và pháo hoa nghệ thuật bừng lên lung linh kết thúc đêm khai mạc.
Xin chia sẽ cùng các bạn những hình ảnh lượm lặt sau đây:
















131 điều có thể bạn chưa biết

Friday, April 13th, 2012

1_ Cá vàng chỉ nhớ được đúng 3 giây.
2_ Hải ly có thế nín thở dưới nước được 45 phút.
3_ Con sên có đến 4 lỗ mũi.
4_ Mắt lạc đà có đến 3 mí….
5_ 1 con ong mật có thể bay với vận tốc khoảng 22km/h (rất nhanh nếu bạn so với thân hình của nó…)
6_ Ong chúa đẻ được 800-1500 trứng 1 ngày
7_ Và 1 con ong có đến 5 mắt.
8_ Muỗi thích đốt người ăn chuối hơn.
9_ Chim hồng hạc màu hồng vì ăn tôm.
10_ Kangaroos không thể nhảy lùi ….

11_ Mèo có đến 100 âm sắc khác nhau
12_ Sữa của lạc đà thì không bị đông cụng lại…
13_ Tất cả con nhím đều nổi trên mặt nước…
14_ Nếu dồn tất cả số mối trên trái đất thì cân nặng của chúng gấp 10 lần cân nặng của tất cả con người trên trái đất
15_ 1 con chim ruồi còn nhẹ hơn đồng 1 cắc (penny) của Mỹ.
16_ 95% con sứa là nước
17_ Trẻ con lớn nhanh hơn vào mùa xuân.
18_ Quả hạch là cùng họ với quả đào.
19_ Alaska là nơi mà tỉ lệ người ta đi bộ đến chỗ làm cao nhất.
20_ Thức ăn duy nhất mà không bị thiu là… mật ong.

21_ Bản chữ cái của Hawai chỉ có 12 chữ…
22_ 1 trái banh bằng thuỷ tinh có thể tưng cao hơn 1 trái banh bằng cao su
23_ Vừa cắt hành, vừa nhai kẹo cao su sẽ không làm bạn rơi lệ…
24_ Trung bình, 1 con người tiêu hết 2 tuần để hôn người bạn đời của mình
25_ Cá cũng có mí mắt
26_ 1 con người thì tương ứng cho 1 triệu con kiến trên thế giới
27_ Mối ăn gỗ nhanh hơn 2 lần nếu được cho nghe nhạc rock
28_ Nếu bạn giữ 1 con cá vàng trong phòng tối thì đến 1 lúc nào đó, nó sẽ chuyển thành màu trắng
29_ Voi chỉ ngủ 2 tiếng mỗi ngày.
30_ Tiếng kêu con vịt là âm thanh duy nhất không có echo (âm thanh dội lại)

31_ Ốc sên thở bằng chân của nó.
32_ Cá cũng biết ho
33_ Con kiến đánh hơi còn giỏi hơn cả chó.
34_ Có thể dẫn con bò trên lầu nhưng đừng hòng ép nó đi xuống…
35_ Tôm chỉ có thể bơi lùi.
36_ Ếch không thể nuốt khi nó mở mắt.
37_ Móng dưới của con mèo không thể đi ngang được.
38_ Ễnh ương là con vật không bao giờ ngủ
39_ Voi có thể bơi được đến 20 dặm 1 ngày….
40_ Voi là động vật duy nhất không… biết nhảy

41_ Hươu cao cổ không có dây thanh quản…
42_ Mèo có thể nghe được sóng siêu âm
43_ Cho dù có bướu, lạc đà có xương sống hoàn toàn thẳng
44_ Muỗi có đến 47 cái răng
45_ 11% người trên thế giới thuận tay trái.
46_ 1 người phụ nữ trung bình nuốt gần 3kg son môi suối cuộc đời
47_ 1 mùi cân nặng khoảng 760 nanograms
48_ Não người nặng gần 1,5kg.
49_ 1/4 tổng số xương người tập trung ở chân.
50_ Bạn nháy mắt 10 triệu lần trong 1 năm

51_ Lúc bạn ắt xì, tốc độ của hơi là gần 150km/h.
52_ Sóng não có thể dùng để nạp điện
53_ Lưỡi là bộ phận nhanh lành lặn nhất trong cơ thể.
54_ Heo cũng có thể bị cháy nắng.
55_ Dâu có nhiều vitamin C hơn là cam
56_ Để tiên đoán thời tiết 1 ngày thì cần khoảng 10 tỉ phép tính
57_ Người Mỹ trung bình ăn khoảng 18 acres pizza 1 ngày
58_ Từ “Jiffy” dùng để chỉ 1/100 giây.
59_ Có 1 thành phố tên là “Big Ugly” ( Vừa to vừa xấu!) tại miền Tây Virginia.
60_ 1 con người trung bình sử dụng khoảng 150 gallons (khoảng 600l) nước 1 ngày cho những tiêu dùng cá nhân

61_ 1 con người trung bình bỏ ra 2 tuần trong cuộc đời chỉ để ngồi đợi đèn giao thông
62_ Bạn có thể có chung ngày sinh nhật với 9 triệu người trên thế giới.
63_ 1 con người trung bình gọi phone 1140 lần 1 năm..
64_ Và con người trung bình tốn 2 năm trong cuộc đời nói phone…
64_ Không có tờ giấy nào có thể gấp được nhiều hơn 7 lần
66_ Khoảng 18% những người nuôi thú thường ngũ chung giường với con vật mà họ nuôi.
67_ Tháng 8 là tháng có nhiều người ra đời nhất
68- Google là một công ty Internet tầm cỡ thế giới có trụ sở tại Hoa Kỳ, được thành lập vào năm 1998. Sản phẩm chính của công ty này là công cụ tìm kiếm Google, được nhiều người đánh giá là công cụ tìm kiếm hữu ích và mạnh mẽ nhất trên Internet. Trụ sở của Google tên là “Googleplex” tại Mountain View, California. Google có trên 15.000 nhân viên, giám đốc là Tiến sĩ Eric Schmidt, trước đây là giám đốc công ty Novell. Tên “Google” là một lối chơi chữ của từ googol, bằng 10 mũ 100. Google chọn tên này để thể hiện sứ mệnh của công ty để sắp xếp số lượng thông tin khổng lồ trên mạng. Googleplex, tên của trụ sở Google, có nghĩa là 10 mũ googol.
69_ Con trai (ngoài biển, Oysters) là động vật có thể thay đổi giới tính của nó…
70_ 1 dặm ngoài biển thì không tương đương với 1 dặm trong đất liền.

71_ 1 người Mỹ trung bình đi bộ khoàng 18000 bước trong 1 ngày.
72_ 1 giọt mưa rơi với vận tốc khoảng 10km/h.
73_ Ở Washington DC, số lượng điện thoại còn nhiều hơn số người.
74_ Cá cũng có chết đuối !
75_ 1 con Kangaroo có thể nhảy đến 30 feet (khoảng 9m)
76_ Mực có thể có con mắt to như trái bóng chuyền.
77_ 1 người Mỹ trung bình ăn khoảng 35000 bánh cookies trong suốt cuộc đời
78_ 1 tế bào vị giác sống được 10 ngày.
79_ 1 con người trung bình sản xuất khoảng 10,000 gallons… nước bọt trong suốt cuộc đời
80_ Có 119 rãnh ở cạnh của đồng 25 cent.

81_ Alaska có nhiều tuần lộc hơn cà người.
82_ Nàng Mona Lisa không có lông mày …
83_ Tắc kè liên lạc với nhau bằng…. chiêu hít đất…
84_ 1 con gà tây có thể chạy với vận tốc gần 30 km/h…
85_ Khi mặt trăng chiếu thằng vào bạn, bạn có khuynh hướng nhẹ cân đi
86_ Bạn tiêu thụ 20 calories trong 1 giờ nhai kẹo cao su.
87_ Trong 1 năm, 1 con người trung bình đi bộ 4 dặm để sửa soạn giường của họ.
88_ Từ tiếng Anh dài nhất là pneumonoultramicroscopicsilicovolcanoconiosis (a lung disease caused by the inhalation of very fine silica dust, mostly found in volcanos)
89_ Số lượng gà có nhiều hơn cả số người trên thế giới
90_ Mỗi năm, Alaska có khoảng 5000 cơn động đất lớn nhỏ.

91_ Mặt trời lớn hơn trái đất khoảng 330,000 lần.
92_ Số lượng người ở Trung Quốc nói tiếng Anh còn nhiều hơn ở Mỹ.
93_ Trứng đà điểu phải mất 4 tiếng để luộc chín hoàn toàn
94_ 1 tên gọi cho game trong Windows “Solitaire” nữa là “Kiên nhẫn”.
95_ Lúa mì là cây được trồng nhiều nhất trên thế giới, và cũng là cây được nhiều người ăn nhất.
96_ Cơ bắp mạnh nhất trong cơ thể chúng ta là…. lưỡi
97_ Voi thường giương ngà lên khi nó cảm thấy nguy hiểm.
98_ 1 con heo có thể chạy 1 dặm trong 7 phút rưỡi
99_ Từ ngắn nhất trong tiếng Anh mà chứa cả A,B,C,D,E,F là “feedback”.
100_ Nếu bạn ngủ trong phòng lạnh thì cơ hội gặp ác mộng sẽ cao hơn

101_ Sau khi ăn nhiều quá thì thính giác của mình sẽ bớt nhạy đi.
102_ Jack là tên thông dụng nhất trong những câu chuyện cổ tích.
103_ 1 con cào cào có thể nhảy cao hơn 20 lần so với chiều dài của nó.
104_ Chính quyền Mỹ không cho in hình người còn sống lên tem.
105_ 1 con người trung bình cười khỏang 13 lần mỗi ngày.
106_ Trái đất nặng khoảng 6,588,000,000,000,000,000,000,000 tấn.
107_ Mỗi lần liếm 1 con tem, bạn tiêu hao khoàng 1/10 calorie.
108_ Châu Úc là châu lục duy nhất mà không có núi lửa hoạt động.
109_ Cao su sẽ bền hơn nếu được cho vào tủ lạnh.
110_ 40,000 người Mỹ bị thương trong toilet hằng năm…

111_ Canada trong ngôn ngữ của người da đỏ là “Ngôi làng lớn”.
112_ Ếch không uống nước.
113_ Trung bình mỗi người Mỹ có 2 credit cards.
114_ “I am” là câu hoàn chỉnh mà ngắn nhất trong tiếng Anh.
115_ 1 người lao động trung bình đổ 4 gallons mồ hôi mỗi ngày. Phần lớn mồ hôi đều bốc hơi trước khi bạn có thể nhận biết được chúng.
116_ “Underground” là từ duy nhất trong tiếng Anh mà bắt đầu và kết thúc bằng chữ “und”.
117_ Cuộc đời 1 con chuồn chuồn là 24 giờ
118_ 1 con người trung bình bỏ ra 3 năm để cãi lộn với 1 thành viên trong gia đình.
119_ Có 293 cách để đổi 1 dollar ra tiền lẻ.
120_ Trừ phi bạn tự chặt tay, bạn không thể liếm được cùi chỏ của mình…
121_ 1 con người trung bình trong cuộc đời bỏ ra 6 năm ở trong nhà tắm.

122_ Trẻ con không có xương bánh chè khi mới được sinh ra.
123_ Trung bình, con người rơi vào giấc ngủ trong vòng 7 phút
124_ Trong 10 phút, 1 cơn cuồng phong (hurricane) thải ra 1 nguồn năng lượng còn nhiều hơn tất cả vũ khí hạt nhân trên thế giới gộm lại.
125_ Từ “set” là từ có nhiều nghĩa nhất trong tiếng Anh.
126_ Nếu như bạn tung 1 đồng xu 10000 lần, nó sẽ là mặt hình khoảng 4950. Vì mặt hình nặng hơn, cho nên nó sẽ bị xấp nhiều hơn.
127_ King Kong là bộ film ưa thích của Adolf Hitler
128_ 1 con ốc sên có thể ngủ trong vòng 3 năm
129_ Ngày thứ 3 là ngày năng suất làm việc cao nhất
130_Có hơn 80% số người đang đọc bài này tự liếm cùi chỏ mình
131 bboy_weslife có khoảng 300-1000 người cám ơn trong mỗi bài viết./.

Những cái chết bí ẩn từ chiếc nhẫn bị nguyền rủa

Thursday, April 12th, 2012

Trong căn hầm bí mật của một nhà băng ở Los Angeles có một chiếc nhẫn bạc gắn một viên đá quý nhưng người ta nói rằng, sẽ không ai dám đeo nó vì nó mang trong mình một lời nguyền khủng khiếp.

Chiếc nhẫn này không chỉ là một chiếc nhẫn rất đẹp mà còn có giá trị đặc biệt. Người ta nói rằng sẽ chẳng bao giờ có ai dám đeo nó nữa. Chiếc nhẫn bị khóa chặt trong căn hầm kín, nó mang trong mình một trong những lời nguyền khủng khiếp nhất trong lịch sử trong thế giới thần bí.
Những chủ nhân liên tiếp của nó từng bị thương, gặp vận rủi hay thậm chí là bị chết. Và nhiều người vẫn còn tin rằng chính chiếc nhẫn này đã đưa Rudolph Valentino, diễn viên huyền thoại của thế kỷ XX, xuống mồ khi còn tuổi trẻ. Mặc dù vậy, những câu chuyện mang tính chất huyền bí xung quanh chiếc nhẫn này đã bị coi chỉ là những sự trùng hợp ngẫu nhiên thuần túy.

Rudolph Valentino (6/5/1895-23/8/1926) là một diễn viên người Italia, một biểu tượng tình dục, và là một ngôi sao nhạc pop. Nổi tiếng với biệt danh Người tình Latin, ông là một trong những ngôi sao được yêu thích nhất trong thập niên 20, và là một trong những ngôi sao được công nhận rộng rãi nhất trong kỷ nguyên thể loại phim câm. Tên tuổi của ông gắn liền với tác phẩm mang tên The Shreik and The Four Horsemen of the Apocalypse.

Lúc chào đời Valentino được đặt tên là Rodolfo Alfonso Raffaello Piero Filiberto Guglielmi tại Castellaneta, Italia. Mẹ của ông là bà Marie Berthe Gabrielle Barbin, người Pháp (1856-1919) và cha ông là Giovanni Antonio Giuseppe Fidele Guglielmi, bác sĩ thú y. Ông đã bị chết bởi bệnh sốt rét, dịch bệnh sau đó đã tràn lan ra toàn miền nam Italia, khi Valentino mới 11 tuổi.
Ông có một người anh trai là Alberto (1892-1981), một người em gái tên Maria và một người chị gái là Beatrice bị chết khi chào đời. Lúc còn nhỏ, Valentino rất nghịch và bướng bỉnh. Mẹ cậu thì hay chiều chuộng trong khi người cha lại không ưa tính nghịch ngợm của cậu lắm. Ở trường cậu học kém và cuối cùng thì đăng ký vào một trường nông nghiệp mà sau này ở đó người ta cấp cho cậu một tấm bằng.
Sau khi chuyển đến sống ở Paris năm 1912, cậu nhanh chóng trở lại Italia. Không có việc làm, cậu phải tìm đến nước Mỹ vào năm 1913. Địa điểm cậu chọn làm đất sống là Ellis Island. Đó là ngày 23/12/1913, khi Valentino 18 tuổi.

Đến năm 1917, Valentino gia nhập một gánh hát mới đến bang Utah, nơi họ giải thể. Sau đó ông gia nhập đoàn làm phim Al Jolson đang làm bộ phim về Robinson Crusoe lưu diễn đến Los Angeles. Mùa thu năm đó, ông xuất hiện ở San Francisco với tư cách thành viên sản xuất vở kịch Nobody Home. Trong thời gian công tác tại đây ông đã gặp được diễn viên Norman Kerry, người sau đó đã thuyết phục ông gây dựng sự nghiệp trên màn ảnh, là thời kì hưng thịnh của thể loại phim câm.

Đến năm 1919, khi ở đỉnh cao sự nghiệp, Valentino khi lang thang bất chợt thấy một chiếc nhẫn bạc rất đẹp trong một tiệm trang sức ở San Francisco. Người chủ tiệm đã cảnh báo cho ông biết chiếc nhẫn đó sẽ chỉ mang lại những bất trắc mà thôi nhưng ông vẫn mua nó.
Trong vở diễn The Young Rajah tiếp sau đó, ông mang chiếc nhẫn và kể từ đó cho đến hai năm sau, Valentino thất bại thê thảm trong sự nghiệp phim ảnh. Ông đã không đeo lại chiếc nhẫn đó cho đến khi ông phải dùng đến nó làm trang phục diễn xuất trong vở The Son of the Shreik. Ba tuần sau khi kết thúc bộ phim, ông đi nghỉ ở New York, khi đang đeo chiếc nhẫn, ông phải nhập viện vì viêm ruột thừa cấp. Hai tuần sau, Valentino vĩnh biệt cõi đời. Khi đó là tháng 8 -1926.

Ngay sau cái chết yểu mệnh của Valentino xảy ra, đã xuất hiện những câu chuyện huyền bí nói rằng hồn ma của Người tình Latin vĩ đại thường ghé thăm những nơi ông thường lui tới. Falcon Lair, ngôi nhà trong mơ mà ông đã xây cất trên đường Bella Drive cho cô dâu Natacha Rambova, đã trở thành khu vực được nhiều người báo cáo nhất rằng họ đã gặp hồn ma của Valentino quá cố.

Pola Negri, một nữ minh tinh nổi tiếng thời đó xin được giữ một kỷ vật trong số tài sản của Valentino. Bà đã chọn chiếc nhẫn bạc, và gần như ngay lập tức sức khỏe của bà bị suy giảm trong thời gian dài mà suýt nữa làm bà đánh mất sự nghiệp. Một năm sau, trong khi dưỡng bệnh, bà gặp một diễn viên trông gần như bản sao của Valentino, đó là Russ Colombo.

Bà cảm thấy sững sờ trước sự giống nhau hoàn hảo này đến mức bà đã trả lại chiếc nhẫn của Rudolph cho Russ và nói “Đây, từ Valentino này đến Valentino khác”. Chỉ vài ngày sau khi nhận được món quà, Russ Colombo bị sát hại trọng một vụ bắn giết vô tình. Người cháu họ của ông đã trao chiếc nhẫn cho Joe Casino, người bạn thân nhất của Russ.
Nhưng may mắn hơn, ở đỉnh cao sự nghiệp diễn xuất, Casino chưa từng gặp vận đen với chiếc nhẫn. Thay vì đeo nó, ông cất nó trong một hộp thủy tinh để tưởng nhớ đến người bạn quá cố. Khi ông được đề nghị tặng chiếc nhẫn cho bảo tàng di sản Valentino, ông đã từ chối và nói rằng ông giữ nó như một báu vật vì những lý do về mặt tinh thần. Thời gian qua đi, Joe Casino đã không còn nhớ đến những câu chuyện ma quỷ của chiếc nhẫn và mang nó lại. Một tuần sau đó, một chiếc xe tải đã cướp đi mạng sống của Casino và vật được tìm thấy trên tay ông là chiếc nhẫn.
Lắp ghép chuỗi những sự kiện đã xảy ra, nhiều câu chuyện được thêu dệt và những câu chuyện về chiếc nhẫn bị nguyền rủa đó vẫn là tin tức được nhiều người quan tâm. Khi được hỏi về ý định với chiếc nhẫn, người em của Joe, Del, giải thích rằng ông không cho phép mình lo sợ trước những rủi ro, những câu chuyện ma quỷ hay bất cứ cái gì đó mà người ta gọi là lời nguyền cả.
Ông không tin những thứ như vậy. Del Casino đã có lúc mang chiếc nhẫn và chẳng có gì bất thường xảy ra. Ông đưa nó cho một nhà sưu tầm các di sản của Valentino. Người này sau đó cũng không có biểu hiện gì là gặp rủi ro hay bệnh tật. Điều này làm cho một số tờ báo suy đoán cuối cùng thì năng lực ma quỷ của chiếc nhẫn cũng đã tiêu tan hết. Và suy đoán đó đã làm trỗi dậy một làn sóng phản đối mạnh mẽ mới.

Một đêm sau đó, nhà của Del Casino bị đột nhập. Cảnh sát đã nhìn thấy tên trộm, một gã tên là James Willis chạy vọt ra ngoài. Một trong số cảnh sát đã bắn một viên đạn cảnh cáo nhưng viên đạn đi thấp và giết chết Willis. Trong số tang vật thu được có chiếc nhẫn của Valentino. Đó là lúc nhà làm phim của Hollywood Edward Small quyết định xây dựng một bộ phim dựa trên câu chuyện về sự nghiệp của Valentino.
Jack Dunn, bạn diễn cũ của ngôi sao trượt băng nghệ thuật Sonja Henie, có vẻ ngoài rất giống Rudolph, được mời tham gia một phần phim thử nghiệm. Ông mang trang phục của Valentino trong phần diễn thử và cũng mang chiếc nhẫn bị nguyền rủa đó. Chỉ mười ngày sau, Dunn chết vì căn bệnh lạ về máu. Lúc chết Dunn chỉ mới 21 tuổi. Sau thảm kịch này, chiếc nhẫn được cất kỹ và không có ai được mang nó lại nữa nhưng không vì thế mà ảnh hưởng chết người của nó hết tác dụng.

Một năm sau cái chết của Jack Dunn, một cuộc lùng sục táo bạo được tiến hành ngay tại một ngân hàng ở Los Angeles sau vụ việc những tên trộm đã cuỗm đi khoản tiền 200.000 USD. Tiến hành mai phục, hai tên trong băng trộm đã bị bắt và đồng thời cũng làm ba người qua đường bị thương nghiêm trọng.
Tên cầm đầu băng cướp ngân hàng, Alfred Hahn, nhận án tù chung thân. Tại phiên xét xử, Hahn, phải thốt lên: “Giá mà tôi biết trong căn hầm đó ngoài tiền còn có gì khác nữa thì tôi đã chọn ngân hàng khác rồi”. Bởi trong két sắt bí mật đó là chiếc nhẫn của Valentino. Từ đó, chiếc nhẫn được giấu kỹ và không ai còn nghe về nó nữa.
***Nguồn 24h***

Mệt và không mệt

Wednesday, April 4th, 2012

Mệt và không mệt

Mỉm cười không mệt, tức giận mới mệt.
Ðơn thuần không mệt, phức tạp mới mệt.
Tương tư không mệt, đơn phương mới mệt.
Tương ái không mệt, tương tàn mới mệt.
Chung tình không mệt, đa tình mới mệt.
Tình bằng hữu không mệt, tư tình mới mệt.
Chân thành không mệt, giả dối mới mệt.
Rộng rãi không mệt, ích kỷ mới mệt.
Ðược mất không mệt, tính toán mới mệt.
Thể chất mệt không mệt, tâm can mệt mới là mệt.

Và sau hết…
Bài này, người viết không mệt, người đọc mới mệt! Hihi!

*****************************

18 Điều Suy Niệm

1/ Kho tàng vô tận của ta là nụ cười
2/ Thông minh nhất của ta là tự chủ
3/ Công bình nhất ta có là thời gian

4/ Bạn thân nhất của ta là sức khoẻ
5/ An ủi nhất của ta là bố thí
6/ Sức mạnh nhất của ta là khoan dung

7/ Thông thái nhất của ta là tình thương
8/ Hy vọng nhất của ta là tự thay đổi
9/ Thành công nhất của ta là sự lễ độ

10/ Kẻ thù nhất của ta là tham vọng
11/ Cô độc nhất của ta là mặc cảm
12/ Dại dột nhất của ta là tuyệt vọng

13/ Đau khổ nhất của ta là tự ty
14/ Sai lầm nhất của ta là dối trá
15/ Ăn năn nhất của ta là bất hiếu

16/ Tật nguyền nhất của ta là ghen tỵ
17/ Yếu đuối nhất của ta là thịnh nộ
18/ Thất bại nhất của ta là tự kiêu.

Nam Quán – Đào Minh Quân