Archive for January, 2012

Hình ảnh trong buổi tiệc tân niên 2012 tại San Jose – Part I

Sunday, January 29th, 2012

Đây là những hình ảnh sinh hoạt trong buổi tiệc tân niên Xuân 2012 tại San Jose, California. Bấm vào hình để thấy lớn hơn.

Thay mặt ban tổ chức, thành thật cám ơn tất cả các anh chị và bạn bè thân hữu đã đến tham dự đêm dạ tiệc tân niên do anh em Thuận An tổ chức. Nếu có điều gì thiếu sót, kính xin tất cả các anh chị và các bạn bỏ qua cho. Xin vào website này để xem thêm nhiều hình ảnh của buổi dạ tiệc:

http://truongsinhduong.com/thuan-an-datiecmungxuan2012.php

Gần nửa đời người theo đuổi một bài thơ Toán học

Saturday, January 28th, 2012

Vô Biên – Gần nửa đòi người theo đuổi một bài thơ Toán học

1 – Hai lần kỳ ngộ.

1.1 – Một người nông dân học rộng.

Năm 1946 ; khi cuộc chiến tranh chống Pháp bùng nổ thì tôi theo gia đình cô chú tôi tản cư từ thỉ trấn Hưng-Yên về làng Đoàn-Đào. Ơ, đó, trong một buổi họp mặt, một người nông dân kể rằng:

“Ngày xưa, một vị tướng, khi muốn biết số quân, “dưới trướng» thì ra lệnh cho quân lính xếp thành từng hàng 3 người, rồi thành từng hàng 5 người ; rồi thành từng hàng 7 người. Mỗi lần như vậy thì ông chỉ ghi số dư, nghiã là số lính còn thừa lại vì không làm đủ thêm một hàng nữa. Vị tướng dùng ba số dư đã ghi mà suy tính ra được số lính theo một cách thức trình bày trong một bài thơ “bốn câu, bảy chữ”.

Nói xong, ông lớn tiếng đọc luôn bài thơ đó, tôi lắng tai nghe, nhưng chỉ nhớ kịp được câu đầu là: “Tam nhân đồng hành thất thập hi» và câu cuối là: “Trừ bách linh ngũ định vi kỳ».

Ít lâu sau thì tôi phải rời làng Đoàn Đào đi nơi khác. Từ đó, tôi vẫn tiếc là đã không ghi chép được và đã không biết được bài thơ kỳ lạ kia đã nói gì ; mà không biết làm thế nào để tìm thấy lại bài thơ đó.

1.2 – Một anh Thạc sĩ biết nhiều.

Vào khoảng năm 1991 thì tình cờ tôi được biết rằng hãng tôi làm ở gần Ba lê vừa tuyển dụng một anh người Việt đã tốt nghiệp Thạc sĩ Toán học và Tiến sĩ Vật lý. Khi tôi tìm được dịp đến gặp anh và kể cho anh nghe câu chuyện về bài thơ kỳ lạ kia, thì anh bảo: “Tôi nghe nói rằng trong Số học có một định lý mà người Anh gọi là “The chinese remainder theorem». Tôi chắc bài thơ kia có liên hệ với định lý này.
Nhờ sự chỉ dẫn của anh bạn mà tôi tìm được ba điều: — một bài toán — một bài thơ chỉ quy tắc giải bài toán đó. (Bài thơ này là bài thơ tôi đã được nghe ở làng Đoàn Đào) —và một Định lý (quy tắc cách giải vừa nói, áp dụng định lý này)

2 – Bài toán Hàn Tín Điểm Binh.

Nội dung bài toán – theo ngôn ngữ hiện thời – thì như sau:
“Khi quân lính của tướng Hàn Tín xếp thành từng hàng 3 người thì số dư là “a” , thành từng hàng 5 người thì só dư là “b”, thành từng hàng 7 người thì số dư là “c”.Vậy “x” số quân của tướng Hàn Tín là thế nào ?”. Tìm trị số của “x” khi: a = 2, b = 3, c = 2.

Bài toán này đã được trình bày trong cuốn “Tôn tử Toán Kinh” ( thế kỷ III Công nguyên, thời Hậu Hán ) của Tôn Võ và trong cuốn “Số thư củu chương” (1247 CN, triều Minh ) của Trinh Đại Vỹ.

Lời chú 1 “x” là số quân, bảo rằng: “Khi quân lính xếp thành từng hang 3 người thì số dư là “a” thì cũng như bảo rằng: “Số dư của tính chia (x/3) = a” và cũng như viết: “sd (x/3) = a”. Vậy bài toán trên đây có thể trình bày được như sau:

“Giải hệ thống phương trình đồng dư bậc nhất: sd (x/3) = a, sd (x/5) = b, sd (x/7) = c. Tìm trị số của “x” khi: a = 2, b = 3, c = 2”.

3 – Bài thơ chỉ quy tắc giải.

3.1 – Dưới đây là một đoạn nói về bài thơ chỉ quy tắc giải bài toán trên đây, trích ra từ bài “HànTín Điểm Binh” của G.S. Hoàng Xuân Hãn:
Quy tắc …. tóm tắt trong bốn câu thơ đọc: dưới đây:

Tam nhân đồng hành thất thập hi.
Ngũ thụ mai hoa trấp nhất chi.
Thất tử đoàn viên chính bán nguyệt.
Trừ bách linh ngũ tiện đắc tri.

Dịch:

Ba người cùng đi ít bảy chục.
Năm cỗi mai hoa hăm mốt cành.
Bảy gã xum vầy vừa giữa tháng.
Trừ trăm linh năm biết số thành.

Bài thơ này của Trình Đại Vỹ đời nhà Minh, dùng chữ sách có dính líu đến những số cần biết. Như ở câu đầu là dùng câu “tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư” và câu “nhân sinh thất thập cổ lai hi”. Tôi xin dịch đổi lại như sau cho dễ hiểu:

Ba người cùng hàng, nhân bảy mươi.
Năm người cùng hàng, nhân hăm mốt.
Bảy người cùng hàng, nhân mười lăm.
Trừ trăm linh năm thì tính suốt.

Nghĩa vẫn là tối tăm. Nhưng ta phải hiểu rằng bài trên là chỉ để nhớ mấy số quan hệ trong quy tắc mà thôi…
GS. Hoàng Xuân Hãn
(HXH tập I trang 1081)

(Bài này tôi đã đọc ở vị trí Mạng:
http://www.hocxa.com/HocToan/BaiDocThem/HanTinDiemBinh.php )

3.2 – Nói cho rõ – theo ngôn ngữ hiện thời – thì bài thơ bảo rằng:

a) Một lời giải của bài toán trên đây là x* = 70a + 21b + 15c

b) x > 0 là một lời giải của bài toán nếu và chỉ nếu “x” có dạng:
x = x(h) = x* + 105h = 70a + 21b + 15c + 105h , trong đó “h” là một đại số nguyên (xem “Lời chú 2b dưới đây) thoả thuận điều kiện x(h) > 0.
Thí dụ. Áp dụng cho trường hợp: a = 2, b =3, c = 2, thì ta có:
x* = (70 x 2) + (21 x 3) + (15 x 2) = 140 + 63 + 30 = 233 và
x(h) = x* + 105h = 233 + 105h trong đó “h” là một đại số nguyên thoả thuận điều kiện x(h) > 0 Nếu ta biết trước hai giới hạn “g” và “G” của số quân “x”: g < x < G với G – g < 105 thì cách điểm binh cho ta biết trị số chính xác của “x”. Thí dụ nếu ta biết trước rằng 1000 < x < 1100 thì ta có x (7) = 233 + 105 x 7 = 233 + 735 = 968 < 1000 < x(8) = 23 + 105 x 8 = 233 + 840 = 1073 < 1100 < x(9) = 233 + 105 x 9 = 233 + 945 = 1178. Vây chỉ có x (8) là nằm trong giới hạn và số quân chính xác là x = x(8) = 1073. 3.3 – Lời chú 2 2a) Câu thứ tư trong bài thơ: — tôi được nghe ở làng Đoàn Đào là “Trừ bách linh ngũ định vi kỳ” – Ông Hoàng Xuân Hãn đã sưu tầm là: “Trừ bách linh ngũ tiện đắc tri” — Ông Nguyễn Ngọc Tú đã được thân phụ ông dạy cho ngày ông còn bé là: “Hoà bách linh ngũ định vi kỳ”. (xem :http://vn.360plus.yahoo.com/ngoctu_kma106_37/article?mid=15 ) Tuy vậy tôi nghĩ rằng ba câu đó cũng có chung một nội dung Toán học. 2b) Vài định nghiã: i) Những số nguyên là: 0, 1, 2, 3, …v…v… iì) Những đại số nguyên là: …, -3, -2, -1, 0, +1, +2, +3,… ìii) Hai số nguyên “m”, “n” là hai số nguyên tố cùng nhau nếu chúng có số chia chung độc nhất là “1” iv) Những số nguyên “m, n, …., s, t” là những số từng đôi nguyên tố cùng nhau nếu bất cứ hai số nào trong đó cũng là hai số nguyên tố cùng nhau. 4 -. Định lý số dư Trung Quốc (Định lý SDTQ). Hệ thống phương trình nói tới ở “Lời chú 1” trên đây là môt hệ thống phương trình đồng dư bậc nhất ( hệ thống PTĐD1). Định lý SDTQ nói về quy tắc giải những hệ thống PTĐD1: “Ta hãy coi Hệ thống PTĐD1: sd (x/m) = a, sd (x/n) = b,…..sd (x/s)) = f, sd (x/t) = g Trong đó: m, n, …,s, t; a, b, …,f, g là những số nguyên. a) Nếu m, n, …, s, t là những số “từng đôi nguyên tố càng nhau” thì: hê thống trên đây có một lời giải “x*». b) “x(h)” là một lời giải cuả hệ thống trên đây nếu và chỉ nếu “x(h)” có dạng: x(h) = x* + (mn…st) h, trong đó “h” là một đại số nguyên thoả thuận điều kiện x (h) > 0”.
Cách chứng minh định lý chỉ quy tắc giải hệ thống PTĐD1 và cho ta những lời giải x* và x(h) nói trên đây.
(Xem “The chinese remainder theorem” trong Wikipédia, bản tiếng Anh)
Lời chú 3.
3a) Trong Hệ thống PTĐD ở Lời chú 1, ta có m = 3, n = 5, p = 7. Những số 3, 5, 7 là những số từng đôi nguyên tố cùng nhau.
3b) Trong Định lý trên đây, điều kiện: “m, n, ….,s , t là những số từng đôi nguyên tố cùng nhau” là một điều kiên đầy đủ chứ không phải là một điều kiện cần thiết.

5 – Kết luận

Người nào, như tôi, tình cờ nghe được bài thơ trên đây thì không thể hiểu được gì. Thực ra thì phải được một “sư phụ” giảng cho quy tắc giải bài toán rồi mới có thể dùng bài thơ để dễ nhớ quy tắc mà sư phụ đã dạy. Tôi, nhờ có bạn bè chỉ dẫn và nhờ có Mạng, có Google và có Wikipédia thì mới tìm lại được bài thơ và mới hiểu được đầu đuôi bài toán “Hàn Tín điểm binh”. Tôi nghe nói rằng Định lý trên đây, ngày nay vẫn còn được dùng, nhất là trong điạ hạt Mật mã.

Vô Biên

Thơ Xuân

Wednesday, January 25th, 2012

Hôm nay tay chạm nắng
Mới hay Xuân đã về
Hôm nay môi chạm nắng
Nghe lòng chút đê mê

Anh đang vui hạnh phúc
Của phút giây ban đầu
Anh xin những lời chúc
Mãi mãi và bền lâu

Hãy cùng Xuân em nhé
Tương tư cánh mai vàng
Bước đôi chân thật khẽ
Để én vờn Xuân sang

Anh mừng em năm mới
Thêm một tuổi vào đời
Cầu xin muôn vạn vật
Mang Xuân mãi bên người

Duy Minh

Xuân đã về rồi em có hay

Thursday, January 19th, 2012

Xuân đã về rồi em có hay
Ngoài sân nắng rơi đầy
Ai ra đi trong gió
Một bàn tay hao gầy…

Phố phường vui nhộn tiếng
Đàn chim én bay về
Chiều nay em nhớ ai
Mái tóc xoã bờ vai?…

VD (Vô Danh)

Tiến sĩ toán: ‘Giá đừng học toán thì tốt hơn’

Tuesday, January 17th, 2012

Vốn là một người học toán – lý, cuộc đời tiến sĩ Phan Quốc Việt rẽ sang hướng khác khi ông đam mê dạy học và kinh doanh.

Ông là người sáng lập tập đoàn Tâm Việt, doanh nghiệp chuyên đào tạo về kỹ năng mềm. Lớp học của tiến sĩ Phan Quốc Việt, chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Tâm Việt, tại trung tâm luôn thu hút đông đảo người đến nghe. Ông nói về cái tâm trong sáng của con người, tạo niềm tin và động lực để họ hướng về tương lai tươi sáng.

Phan Quốc Việt cho biết, thành công trong tư duy ngôn ngữ của ông hiện nay không phải do toán học. Ông phủ nhận suy nghĩ cho rằng người học toán sẽ có tư duy tốt.

“Môn học nào cũng cần tư duy”, tiến sĩ Việt nói.

Theo ông, ý chí là thứ duy nhất mà ông thu được từ toán, nhưng toán không phải môn duy nhất giúp con người rèn luyện ý chí.

“Leo núi cũng có lý trí, tập nhạc hay đánh cầu lông cũng vậy. Con người muốn có ý chí đều phải rèn luyện”, ông nói.

Tư duy có nhiều loại và thông minh cũng vậy, ông Việt nhận định. Để minh chứng điều này, ông phân tích, nhà phát minh lừng danh Thomas Edison chỉ học lớp 3 song đã tạo ra những sản phẩm để đời. Có người có trí thông minh thiên nhiên như Charles Darwin, lại có người thông minh logic như Albert Eistein hay Ngô Bảo Châu, thông minh nhạc điệu như Đặng Thái Sơn, Mozart.

Những năm 80, đang theo học ngành kỹ sư địa chất, tiến sĩ Việt lao vào ngành học “thời thượng” thời đó – môn Toán – và “khinh thường” các môn học khác. Giờ nhìn lại, ông thấy tiếc quãng thời gian đó vì những kiến thức cần thiết thì ông không biết, còn cái ít được áp dụng cho cuộc sống hiện tại thì ông biết quá sâu sắc.

Là tiến sĩ đại học Matxcơva, Lomonosov (1984-1988), nhưng ông Việt nói rằng, ông chưa bao giờ sử dụng đến cách tính tích phân, vi phân, delta, hay khai căn trong cuộc sống thực tế.

“Tồi tệ nhất là xuất sắc cái mà không bao giờ dùng. Tôi bỏ ra 10 năm học toán để giờ đây không dùng đến toán. Nếu muốn nhân tôi sẽ dùng máy tính, muốn tính độ cao đỉnh Everest tôi tìm kiếm qua Google”, ông nói.

Thời ông Việt đi học, ai cũng theo toán, học toán, ca ngợi toán. Ông cũng theo xu hướng của thời đại, miệt mài học toán để thi vào trường Lomonosov làm tiến sĩ Toán – Lý. Ông cho rằng, chọn ngành nghề sai khiến con đường đi sự nghiệp của ông như dài hơn.

Tại sao phải làm cái cũ để mong kết quả mới ? Tại sao lại xuất sắc cái không cần cho cuộc sống ? Tại sao xuất sắc cái không bao giờ dùng ? Đó là những câu hỏi khiến tiến sĩ Việt trăn trở.

Ông tiếc vì trước đây bỏ ra quá nhiều thời gian cho môn toán. “Nếu từ đầu, tôi học về kỹ năng sống sẽ tốt hơn nhiều. Tôi hỏi tất cả mọi người, bạn bè từng học toán với tôi trước đây rằng, có bao giờ bạn tính logarit, bao giờ tính tích phân, khai căn không, delta, phương trình bậc ba không. Tôi chắc là không, hoặc có cũng rất ít”.

“Người ta thường ngụy biện logic và toán học là một. Thực tế, logic là môn lập luận. Để lập luận và tranh luận phải học môn đó chứ không phải khai căn, tích phân. Điều nguy hiểm hơn là người ta không ý thức được rằng đó là những thứ hầu như không dùng”, ông nói.

Gần 50 tuổi ông Việt mới chuyển sang dạy kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, ứng xử. Ông cho rằng đây mới là những thứ mà mọi người cần trong suốt cuộc đời.

“Càng ngày tôi càng thấm thía những câu như ‘lời chào cao hơn mẫm cô’, ‘mồm miệng đỡ chân tay’. Giá như tôi không học toán mà học tâm lý, nhân văn, xã hội thì tôi có thể giúp bản thân và đời nhiều lắm. Nếu mọi người thuộc những kỹ năng giao tiếp cơ bản như bản cửu chương thì đất nước sẽ tuyệt vời hơn”, ông tâm sự.

Chủ tịch tập đoàn Tâm Việt không phủ nhận lợi ích từ toán lý thuyết, song ông cho rằng, xã hội hãy để những người người có đầu óc xuất sắc tìm tòi những vấn đề khoa học ứng dụng, để đem lại lợi ích thiết thực cho mỗi cá nhân và xã hội.

Hương Thu
VNExpress

Thông báo buổi tiệc Tân Niên 2012

Tuesday, January 10th, 2012

Xin Thông báo đến tất cả các bạn buổi tiệc Tân Niên Xuân 2012 năm nay được tổ chức tại nhà hàng:
Grand Fortune – Sea Food Restaurant
4100 Monterey Road #108
San Jose, CA 95111
Tel (408) 226-8888

Thời gian: Thứ bảy, ngày 28 Tháng 1 Năm 2012 (Dương Lịch) vào lúc 4:30 giờ chiều.
Buổi dạ tiệc có bao gồm ẩm thực. Ban tổ chức yêu cầu đóng mỗi phần ăn $40.

Trân trọng thông báo
Anh em Thuận An, San Jose
Liên Lạc:
Nguyễn Khánh (408) 497-3226
Trần Xoã (408) 674-0935
Lê Tá (831) 252-3589

Để xem thêm chi tiết xin vào

truongsinhduong.com/L%E1%BB%8Bch-C%E1%BB%99ng-%C4%90%E1%BB%93ng.php

Bill Gates – người giàu nhất hành tinh giã từ cuộc chơi.

Sunday, January 8th, 2012

Sau 33 năm ở trong cương vị người sáng lập và lãnh đạo
công ty điện toán hàng đầu thế giới, tỷ phú William Henry Gates III đã
nói lời từ giã với gần 100,000 nhân viên Microsoft trên toàn cầu – dĩ
nhiên là qua mạng Internet – hôm thứ Sáu tuần qua. Lý do ông đưa ra
rất đơn giản: ông cần thời gian để tập trung làm việc cho tổ chức nhân
đạo Bill & Melinda Gates Foundation mà ông và vợ sángs lập.

Với tài sản cá nhân được ước lượng đến 58 tỷ Mỹ kim,
Bill Gates trong nhiều năm liên tục giữ ngôi “Người giàu nhất hành
tinh” và được đánh giá như một trong 100 người có ảnh hưởng nhất trong
thế kỷ 20. Nhưng Bill và Melinda Gates đã quyết định từ giã cuộc chơi
một cách thảnh thơi để dành công sức và gần trọn số tiền khổng lồ đó
cho một mục tiêu mới: tận diệt những chứng bệnh có thể ngăn ngừa được
ở những nước nghèo.

Tuy nhiều người đã dự đoán trước, nhưng tin Bill Gates
công bố quyết định “tắt máy” (log-off) khỏi Công ty Microsoft cũng gây
chấn động mạnh trong giới điện toán toàn cầu. Trong hơn ba thập niên
qua, tên tuổi của ông đã gắn liền với sự phát minh và phát triển của
kỹ thuật truyền thông mà ngày nay ai nấy cũng không thể thiếu này. Các
phòng hội thoại (chatrooms), nhắn tin (message boards), sổ tay cá nhân
(blogs), trang mạng (websites)… tràn ngập những mẫu chuyện về cuộc
đời và hoạt động của Bill Gates. Họ cũng tranh luận về vai trò của ông
trong lịch sử nhân loại với một câu hỏi vừa mang tính giả thiết nhưng
cũng rất thực tế: nếu không có Bill Gates cách đây hơn 3 thập niên, bộ
mặt thế giới bây giờ ra sao?

Dù với lý do gì, sự “giã từ cuộc chơi” của Bill Gates là
một lỗ trống khó lấp đầy trong ngành công nghệ đã đưa nhân loại đến
trình độ tiến bộ kỹ thuật như ngày nay. Nhưng ngược lại, những thành
phần thiệt thòi trên thế giới, cụ thể là những nước kém phát triển ở
Phi châu và Á châu, lại được giúp đỡ một cách cụ thể để chống lại bệnh
tật và nghèo đói.

Bill Gates ra đi giữa lúc cuộc cạnh tranh trong ngành
công nghệ vi tính bước vào một giai đoạn quyết liệt với sự ra đời của
nhiều đối thủ trẻ và năng động khác, như Google và Yahoo. Microsoft
chủ yếu là sáng tạo và bán nhu liệu (software) trong khi thế hệ đối
thủ trẻ lại tập trung nhiều hơn về quảng cáo thương vụ và tìm kiếm
trên Internet.

Cùng với người bạn đồng sáng lập Microsoft là Paul
Allen, Bill Gates từng mơ ước rằng một ngày nào đó trên mỗi bàn giấy ở
mọi nơi trên thế giới đều có một máy vi tính cá nhân (PC). Khởi đầu
trong một garage chật hẹp chỉ vỏn vẹn hai học sinh trung học làm việc
gần như không thấy ánh sáng mặt trời và chỉ sống bằng Coke và pizza,
giấc mơ đó đã được thực hiện hơn nửa đường và Microsoft bây giờ có đội
ngũ 91,192 chuyên viên kỹ thuật (con số rất chính xác, máy computer
ghi chép mà!) trên khắp thế giới. Trong lực lượng nhân sự đó, từ ngày
thứ Hai này, sẽ giảm bớt một người lãnh lương dù rằng ông vẫn là sở
hữu chủ phần lớn cổ phần trong công ty.

Bill Gates ra đời ngày 28.10.1955 tại Seattle, tiểu bang
Washington ở Hoa Kỳ, trong một gia đình giàu có. Cha của ông, William
H. Gates Sr, là một luật sư danh tiếng và mẹ, Mary Maxwell Gates, là
một giám đốc của công ty hàng đầu United Way. Bill có một chị, Kristi,
và một em gái, Libby. Cả hai đều rất thành công trong sự nghiệp riêng
của họ.

parent Bill Gates

Từ thời trung học, gia đình đã có ý định cho Bill nối
nghiệp cha theo ngành luật nhưng cậu thiếu niên này chỉ khoái chơi với
chiếc máy điện toán ASR-33 thời đó hơn là đọc những án lệ rắc rối. Sự
đam mê của Bill mạnh mẽ đến mức các thầy cô giáo bị cuốn hút vào các
trò chơi của cậu và họ cho phép Bill được miễn dự lớp trong các giờ
học để có thêm thời gian viết chương trình cho máy điện toán.

Bill Gates & Paul Allen

Cùng với vài người bạn cũng mê điện toán, trong đó có
Paul Allen, Bill cắm đầu nghiên cứu và hoàn thiện nhiều chương trình
căn bản mà về sau phạm vi ứng dụng của chúng trở nên phổ biến toàn cầu
như FORTRAN, LISP và COBOL. Đến năm 17 tuổi, Bill và Paul “hợp tác làm
ăn” với sự thành lập công ty Traf-O-Data chế tạo bộ phận kiểm tra lưu
lượng thông tin trên máy điện toán. Trong năm đầu, hai chàng trẻ làm
ăn khấm khá, kiếm được khoảng $20,000 (nên nhớ, giá trị đồng tiền vào
thời điểm cách đây 35 năm) nhưng khi các khách hàng phát giác sản phẩm
này là do “mấy thằng nhóc chế tạo”, thương vụ của công ty Traf-O-Data
đã suy giảm hẳn.

Bill Gates tốt nghiệp trung học từ trường Lakeside
School năm 1973 với số điểm Tú tài 1590/1600. Với kết quả này, Bill
được nhận vào Đại học Havard và tại đây chàng kết bạn với Steve
Ballmer, một người có năng khiếu đặc biệt về kinh doanh về sau được
Bill bổ nhiệm vào chức vụ Tổng tài (CEO) của Công ty Microsoft cho đến
nay. Cũng tại ngôi trường nổi tiếng này, Bill gặp “sư phụ” Christos
Papadimitriou, một nhà khoa học điện thoại trứ danh thời ấy.

Tuy là sinh viên của Havard nhưng Bill Gates không có
một học trình rõ rệt nào và đến năm 1975, anh rời trường – thực sự là
nghỉ học luôn – để tìm đường tự lực cánh sinh. Sau khi công ty Intel
cho ra đời sản phẩm Intel 8080 CPU, Bill Gates nhận thức ngay rằng đây
là con chip đầu tiên với giá thành thấp hơn $200 nhưng có thể chạy
chương trình BASIC trong máy điện toán cá nhân. Bill Gates tính nhẩm
trong đầu rằng đây là cơ hội bằng vàng để anh ta tận dụng cơ hội và
thời điểm khởi đầu của cuộc cách mạng kỹ thuật điện toán. Sau khi
“tham khảo ý kiến” chiếu lệ với cha mẹ, Bill Gates cùng với Paul Allen
thành lập công ty nhu liệu đầu tiên vào năm 1975, khi ấy cả hai mới
vừa tròn 20 tuổi.

Từ ấy đến nay, công ty Microsoft đã trải qua 33 năm đầy
thử thách và phát triển vượt bậc để trở thành một cơ sở kinh doanh
quốc tế không có đối thủ. Bill Gates là người đầu tàu và chịu trách
nhiệm chính về hoạch định chiến lược cho những sản phẩm của công ty.
Với sự hợp tác đắc lực của Steve Ballmer về mặt thương vụ, Microsoft
gần như độc quyền tung hoành thị trường, đến mức Chính phủ Hoa Kỳ đã
phải can thiệp để tạo sự công bằng về cạnh tranh cho các công ty khác.
Trong phần lớn lịch sử của Microsoft, Bill Gates ngoài
vai trò quản trị còn đảm nhiệm chức năng sáng tạo nhu liệu ứng dụng
cho công ty, đặc biệt là các sản phẩm thảo chương.

Ngày 15.06.2006, Bill Gates công bố sẽ chuyển hướng hoạt
động trong hai năm tới để cống hiến công sức của mình cho hoạt động từ
thiện. Ông chia trách nhiệm của mình cho hai người kế nhiệm là Ray
Ozzie (đặc trách về điều hành) và Craig Mundie (hoạch định chiến lược
sản phẩm dài hạn). Một trong những sáng kiến sau cùng của ông trước
khi ra đi khỏi công ty là sự thành lập nhóm phụ trách nhu liệu điều
khiển tự động (robotics) cho Microsoft.

Về đời tư, Bill Gates kết hôn với Melinda French, một
cựu thư ký riêng của ông từ Texas, ngày 01.01.1994. Họ có ba đứa con:
Jennifer Katharine (1996), Rory John (1999) và Phoebe Adele (2002).
Nhà riêng của Bill Gates được coi như một “tổng đài kỹ thuật của thế
kỷ 21” trên một sườn đồi nhìn xuống Hồ Washington ở Medina, Tiểu bang
Washington. Bill Gates không chỉ là một thiên tài kỹ thuật khô khan mà
còn là một người yêu thích hội họa và văn chương. Ông là sở hữu chủ
nhiều bức tranh nổi tiếng của danh họa Leonardo da Vinci và có nguyên
một thư viện rộng lớn với đầy sách của các tác giả trứ danh.

Từ năm 1993 đến 2007, Bill Gates luôn đứng đầu trong
danh sách “Những người giàu nhất thế giới” do Tạp chí kinh doanh
Forbes liệt kê. Năm 1999, tài sản của Bill Gates vượt quá con số 101
tỷ đô-la và giới truyền thông mô tả ông là “”bách tỷ phú” đầu tiên của
thế giới. Nhưng từ năm 2002, giá trị cổ phần của Microsoft tụt giảm do
sự trượt giá chung trên thị trường chứng khoán khi chiếc bong bóng
“dot-com” bùng vỡ. Tài sản riêng của gia đình Bill Gates cũng hạ xuống
sau khi ông và vợ quyết định hiến tặng hàng chục tỷ đô-la cho các tổ
chức nhân đạo.

Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 5.2006, Bill Gates
nói ông ước ao rằng mình không phải là “người giàu nhất thế giới” vì
không thích bị dư luận chú ý quá nhiều. Ngoài Microsoft, ông còn có cổ
phần trong nhiều công ty khác (như Corbis và Berkshire Hathaway của tỷ
phú bạn thân Warren Buffett). Những sự “đầu tư lẻ tẻ” này mang lại cho
ông “đủ tiền đi chợ” vài triệu đô-la mỗi năm.

Từ năm 1994, Bill Gates bắt đầu bán bớt cổ phần của mình
trong công ty Microsoft để cùng vợ thành lập Bill & Melinda Gates
Foundation với mục đích hoạt động từ thiện trên khắp thế giới. Quyết
định này bắt nguồn từ tấm gương vị tha của một tỷ phú nổi tiếng Mỹ
khác là David Rockefeller, người chú trọng đến những lãnh vực nhân đạo
mà các chính phủ và tổ chức quốc tế khác ít để ý đến như bệnh AIDS,
cấp học bổng cho những nhóm thiểu số bị thiệt thòi, thiên tai và các
chứng bệnh có thể phòng ngừa được ở các nước nghèo.

Theo Tạp chí Forbes, tính đến năm 2004 gia đình Bill
Gates đã hiến tặng tổng cộng gần $30 tỷ đô-la. Bạn thân của ông là
Warren Buffett, người giàu thứ nhì thế giới, cũng đã góp vào quỹ từ
thiện Bill & Melinda Gaes Foundation hơn $10 tỷ đô-la. Cả hai đều cam
kết sẽ chi tiêu hết tất cả tài sản của họ cho các công tác nhân đạo
trong vòng 50 năm sau khi những người sáng lập qua đời.

Với sự thành công phi thường trên thương trường và những
hoạt động nhân đạo to lớn, Bill Gates được nhiều tổ chức quốc tế và
các cơ quan truyền thông uy tín bầu chọn “Nhân vật ảnh hưởng hàng đầu
của thế kỷ 20” (liên tục trong ba năm 2004, 2005 và 2006), “Nhân vật
trong năm” (2005), “Người hùng của Thời đại” (2006)… Ông cũng được
trao tặng cho các danh hiệu cao quý và bằng cấp danh dự từ nhiều
trường đại học quốc gia ở Hòa lan, Thụy Điển, Nhật Bản, Anh Quốc và
Mexico.

Bill Gates’ Last Day at Microsoft

Ngày cuối cùng ở Microsoft, ông dành thời gian để thử
sức ở phòng tập thể hình, chơi cùng ban nhạc của Bono, đóng phim Siêu
nhân hay theo con đường chính trị như Hilary Clinton, Al Gore…

Diễn viên, ca sĩ hay chính trị gia sẽ là nghề hợp với Bill Gates?

Trước sự kiện Bill Gates về hưu tháng 7/2011, cộng đồng
mạng đã chỉnh sửa, chắp nối các hình ảnh về ông chủ Microsoft để tạo
nên video hài hước về chặng đường đi xin việc đầy vất vả ở tuổi 53

Dành chút thời gian để tính toán chiến lược: “Ma thuật
của phần mềm sẽ không bao giờ tàn lụi!”.

Nhưng có lẽ ông phải tìm những công việc mới khi rời
“ngai vàng” ở Microsoft. Trước hết, Bill Gates đi tới phòng tập thể
hình.

Nhưng thất bại, ông quay sang thử nghiệm tài năng âm
nhạc dưới sự chỉ đạo của ca sĩ nhạc rock Bono, giờ trở thành “ông bầu”
cho “vua phần mềm” về hưu.

Có lẽ “chất” nhạc của Gates không hợp gu Bono, ông đành
rẽ hướng sang tìm cơ hội ở ngành điện ảnh. Thế nhưng mọi diễn viên đều
từ chối đóng cùng…

Các chính trị gia cũng có vẻ không mặn mà…

Sau nhiều thất bại, Gates đành dọn dẹp các đồ văn phòng
phẩm của mình đi về.

Nhưng cuối cùng, chúng cũng văng hết khi xe chạy như bay
khỏi công ty Microsoft tại Redmond.

Thành Kính Phân Ưu

Thursday, January 5th, 2012

Được tin thân mẫu của cựu học sinh / thủ quỹ Nguyễn Thị Thiệp vừa từ trần vào lúc 8 giờ sáng ngày 2 tháng 1 năm 2012 Dương Lịch (giờ địa phương) tại An Dương, Phú Thuận.

BBT ThuanAn.net xin thành tâm chia buồn cùng Thiệp và gia quyến. Nguyện cầu hương linh bác sớm được tiêu diêu nơi miền cực lạc.