Archive for July, 2011

Ngôi nhà độc đáo 500 m2 chỉ có một phòng

Tuesday, July 19th, 2011

Ngôi nhà rất đặc biệt bởi nó chỉ có một phòng duy nhất, và căn phòng ấy rộng đến 500m2, giá trị của nó tính theo thị trường hiện tại là xấp xỉ 40 triệu đôla.

Vài dòng ngắn gọn về ngôi nhà một phòng từ lời giới thiệu của một đồng nghiệp tại Stockholm khiến tôi tò mò, và tìm đến để chiêm ngưỡng ngôi nhà một phòng đặc biệt ấy.

Bàn tiếp khách được bao quanh bởi hồ nước là điểm nhấn độc đáo trong nội thất của ngôi nhà một phòng

Chủ nhân ngôi nhà là Lars Sundh – một nhà thiết kế, đồ hoạ làm việc về lĩnh vực xuất bản, nổi tiếng trong giới mỹ thuật của cả Bắc Âu. Anh sở hữu một ngôi nhà và tự tay thiết kế tất cả nội thất trong không gian rộng đến 500m2 diện tích sử dụng. Ngôi nhà thiết kế theo một không gian mở, không hề có vách ngăn, tất cả nội thất ngôi nhà phơi bày như một không gian riêng của phòng triển lãm hơn là nơi để ở.

Sự chỉn chu, ngăn nắp với những bố cục sắp đặt có dụng ý đem lại vẻ đẹp toàn cảnh cho ngôi nhà
 Nhìn từ bề ngoài, ngôi nhà thuộc khu nhà liên kế dạng căn hộ quen thuộc ở khắp Stockholm, nhưng chỉ qua lớp cửa nhỏ, toàn không gian bên trong ngôi nhà mở toang, thoáng rộng. Phải gọi đây là nhà hay là gì? Chủ nhân của nó cũng chẳng biết nên gọi chính xác là gì: một căn hộ, biệt thự, ngôi nhà, muốn gọi kiểu gì thấy cũng có vẻ hợp lý.
Chiếc cầu thang xoắn là một điểm nhấn đẹp trong nội thất.

Khi thiết kế nội thất cho diện tích ở thuộc loại xa xỉ tại thủ đô Stockholm, Lars phải mất gần bảy năm để hoàn thành phần trang trí nội thất. Lý giải cái chuyện làm nhà một phòng, Lars hóm hỉnh: “Tôi ở một mình, làm nhiều phòng cũng chẳng thể ở hết, lại mất công dọn dẹp, mà việc bố cục bao nhiêu phòng, sắp xếp nội thất ra sao cho hợp lý kể cũng thực là phức tạp, nên chọn cách an toàn nhất là làm thành một phòng, dồn hết cả bếp, phòng ăn, ngủ, làm việc, tiếp khách, tắm giặt, vệ sinh, thư giãn… vào cùng một không gian. Khi nào thấy nhàm chán, chỉ cần di chuyển đồ vật từ vị trí này sang vị trí khác, thế là lại có góc nhìn mới, bố cục mới cho căn phòng của mình…”.

Bếp ăn lịch lãm và có sắc xanh của cây cối

Không gian trong ngôi nhà một phòng của Lars được phân chia thành từng mảng, từng khu vực chuyên biệt, và có một điểm đặc biệt nổi bật là ở bất kỳ góc nào trong nhà, đều cảm nhận được rất rõ màu xanh của cây lá. Không chỉ là những cây cảnh nhỏ để trang trí, Lars bứng cả một cây cọ khổng lồ trồng trong không gian phòng khách của mình để lấy bóng mát. Nghe thật lạ, nhưng Lars lý giải: “Tôi dùng kính để lợp mái nhà, vì vậy bất kể mùa đông hay mùa hè, mưa hay nắng, ánh sáng trời đều phủ khắp ngôi nhà, tạo cho tôi một cảm giác đang sống với thiên nhiên chứ không bị bó hẹp trong phạm vi của bốn bức tường. Và nhờ có ánh sáng đều và nhiều nên cây cỏ tôi trồng trong nhà đều phát triển rất tốt, đem lại một màu xanh và cả bóng mát cho căn phòng”.

Góc làm việc chính của chủ nhân

Sống một mình với chú mèo cưng, căn phòng của Lars quá rộng rãi và có thể nói là sang trọng nếu so với cuộc sống của một người trung lưu tại Stockholm. Lars dành căn phòng của mình như một nơi để thể hiện ý tưởng về sắp đặt, thiết kế, để làm nơi tiếp đãi bạn bè với những buổi tiệc trà thú vị. Và cảm nhận đầu tiên của bất kỳ ai đến với ngôi nhà một phòng của Lars cũng là sự ngạc nhiên, choáng ngợp, đến thích thú khi ở mỗi góc nhà, mỗi vị trí trong căn phòng lại là một nét đẹp mà chắc chắn chủ nhân của nó đã mất khá nhiều thời gian và công sức để bày trí, sắp đặt, đem lại cho tổng thể ngôi nhà một vẻ đẹp toàn cảnh hoàn hảo, một không gian sống cực kỳ thú vị, thoáng rộng nhưng cũng rất chặt chẽ và hữu dụng.

Giường ngủ nhẹ nhàng, nhưng không kém phần hấp dẫn
Chia cách với bên ngoài bằng một rèm mỏng

Phòng tắm được thiết kế mở với những hình vòm cong nối giữa bàn ăn và bàn tiếp khách tạo điểm nhấn lạ mắt. Cây kiểng được trồng với phong cách độc đáo như một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt dưới hệ thống mái bằng kính đóng mở tự động.

Cây cối là những điểm nhấn không thể thiếu
Bồn tắm cực kỳ độc đáo

(Nguồn: SGTT)

Người Nhật hân hoan với chiến thắng ở World Cup 2011

Tuesday, July 19th, 2011

Với không ít người dân Nhật Bản, chức vô địch mà đội tuyển nữ nước này vừa giành được đầy kịch tính trước tuyển Mỹ là cơ hội để mọi người sớm quên đi những đau thương mất mát từ thảm họa động đất và sóng thần hồi tháng Ba vừa qua.

Trong lần đầu tiên dự trận chung kết của World Cup cho bóng đá nữ, đội tuyển Nhật Bản đã gặp không ít khó khăn trước kình địch Mỹ. Trong 25 lần đối đầu vừa qua, đội tuyển tới từ châu Á chưa bao giờ thắng được Mỹ, còn trong lần chạm trán ở trận giao hữu trước World Cup 2011 cách đây một tháng, các cô gái Mỹ đã cho những đồng nghiệp bên kia chiến tuyến “phơi áo” với tỷ số 2-0 nhẹ nhàng. Tuy nhiên, đúng với tinh thần vươn lên trong gian khó của người dân Nhật Bản, các cô gái của đất nước xứ Phù Tang đã làm nên nhiều điều thần kỳ trên đất Đức và câu chuyện cổ tích đã khép lại với kịch bản không thể nào tuyệt vời hơn.

Hai lần bị tuyển Mỹ dẫn trước, song hai lần nữ Nhật Bản đã gỡ hòa thành công để rồi giành chiến thắng chung cuộc trên chấm sút phạt 11m. Đây có lẽ là chiến thắng đáng nhớ nhất của bóng đá Nhật Bản. Xa hơn nữa, chiến thắng này còn được kỳ vọng sẽ tạo ra một cú hích tinh thần cho đất nước này, vốn đang trong quá trình phục hồi sau thảm họa động đất và sóng thần hồi tháng Ba vừa qua.

Hãng Kyodo đã dẫn lời anh Toru Komatsu, 22 tuổi cho biết: “Đây là cơ hội để chúng tôi quên đi thảm họa hạt nhân, cũng như những vấn đề khác. Đây là cơ hội để chúng tôi đoàn kết và ăn mừng”.

Tại một quán bar ở trung tâm thủ đô Tokyo, nơi anh Komatsu và những người hâm mộ khác đang tập trung cổ vũ cho đội tuyển nữ, đã chật kín người từ chiều. Dù trận đấu kết thúc vào lúc rạng sáng, song rất nhiều nhà hàng và các quán bar trên toàn đất nước Nhật Bản vẫn hoạt động hết công suất để phục vụ giây phút ăn mừng của khách hàng, những người muốn chia vui với các cô gái đang giương cao chiếc Cúp trên đất Đức. Cô Miaki Tomiyama bày tỏ: “Tôi vẫn còn sợ hãi khi nghĩ tới trận động đất và những thứ đã xảy ra. Tuy vậy, chiến thắng của đội tuyển nữ đã mang tới hạnh phúc cho chúng tôi”.

Theo thông lệ, cứ sau mỗi trận đấu, các cô gái Nhật Bản đều đứng xếp hàng để giương cao tấm biểu ngữ có nội dung như sau: “Gửi tới các bạn bè của chúng tôi trên toàn thế giới – Cám ơn vì sự ủng hộ của các bạn”. Và trong trận chung kết với tuyển Mỹ, Nhật Bản cũng làm như vậy trước trận đấu, song sau chiến thắng nêu trên các cô gái Nhật có thể tự tin giăng tấm biểu ngữ “Quốc gia châu Á đầu tiên vô địch World Cup”.

Nguon: TTVH

Những rau củ giúp làn da luôn rạng rỡ

Saturday, July 16th, 2011

Để có làn da sáng hồng, tiêu trừ các tổn thương do nắng, tàn nhang… bạn nên bổ sung các loại rau củ sau trong chế độ ăn hằng ngày.

Đậu hà lan

Nghiên cứu đã chỉ ra, trong đậu hà lan có hàm lượng provitamin A phong phú. Các provitamin A này sẽ chuyển hoá thành vitamin A trong cơ thể, làm làn da sáng nhuận.

Củ cải trắng

Hàm lượng vitamin C phong phú trong củ cải trắng là chất chống oxy hoá, có khả năng ngăn ngừa việc hình thành các hắc sắc tố. Do đó, ăn củ cải trắng thường xuyên sẽ khiến làn da trắng mịn.

Cà rốt

Cà rốt được mệnh danh là thực phẩm của làn da, có tác dụng nhuận da, làm sáng da. Ngoài ra, chất pectin trong cà rốt còn có thể kết hợp với thuỷ ngân, giúp bài trừ các thành phần có hại ra khỏi cơ thể, khiến làn da trở nên hồng nhuận, mịn màng.

Khoai lang

Khoai lang giàu vitamin C, hàm lượng provitamin A gần bằng cà rốt. Ăn khoai lang thường xuyên làm giảm lượng cholesterol, giảm lượng mỡ dưới da, kiện tì, ích khí, bổ thận dương, có tác dụng bảo vệ làn da sáng đẹp.

Nấm tươi

Hàm lượng dinh dưỡng trong nấm phong phú, giàu vitamin và protein, lượng chất béo thấp , không có cholesterol. Ăn nấm giúp quá trình bài tiết estrogen trong cơ thể chị em được tốt hơn, chống lão hoá, và khiến làn da sáng đẹp.

Giá đỗ

Giá đỗ có thể khiến làn da trở nên trắng hơn, và làm giảm vết thâm nám.

Mướp

Mướp giúp ngăn ngừa nếp nhăn, giúp làn da tươi nhuận.

Dưa chuột

Dưa chuột có hàm lượng vitamin, AHA, và các amino axit tự do phong phú, mang lại tác dụng làm trắng da, tiêu trừ các tổn thương do nắng và các vết tàn nhang, giúp da không bị dị ứng. Đây được coi là thực phẩm dưõng da truyền thống.  

Bí đao

Trong bí đao có các nguyên tố vi lượng kẽm và magiê. Kẽm giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của cơ thể, magiê giúp xoa dịu tinh thần, khiến làn da trắng hồng.

Theo People st

Khám phá con tàu lớn gấp 6 lần tàu sân bay Mỹ

Saturday, July 16th, 2011

Tập đoàn dầu khí Shell đã công bố kế hoạch nhằm xây dựng dàn khoan khí hóa lỏng nổi (FLNG) đầu tiên trên thế giới. Dàn khoan nặng 600.000 tấn – nằm ngoài khơi bờ biển Australia – cũng sẽ là con tàu lớn nhất hành tinh.


Dàn khoan “khủng” FLNG (phải) và tàu chở khí đã hóa lỏng (trái)

Nằm sâu dưới đáy các đại dương là “vựa” khí khổng lồ. Một số nằm cách xa hàng trăm hoặc hàng nghìn km so với đất liền, hoặc từ đường ống gần nhất.

Việc khai thác những nguồn khí đốt “bị mắc kẹt” này cho tới nay vẫn là không thể.

Tại xưởng đóng tàu Hãng công nghiệp nặng Samsung trên đảo Geoje của Hàn Quốc, việc đóng mới một “con tàu khủng” sắp bắt đầu. Khi hoàn thành và được chất đầy hàng, con tàu sẽ nặng 600.000 tấn.

Trọng lượng đó gấp 6 lần tàu sân bay lớn nhất của Mỹ. Con tàu dài 488m, rộng 75m và cao 105m.

Vào năm 2017, con tàu dự kiến sẽ neo ở ngoài khơi bờ biển Australia, nơi nó sẽ được dùng để thu khí tự nhiên từ mỏ khí Prelude của hãng Shell.

Khi khí được đưa lên tàu, nó sẽ được làm lạnh cho tới khi hóa lỏng và được giữ trong những thùng chứa lớn ở nhiệt độ âm 161 độ C.
Cứ mỗi 6 hoặc 7 ngày, một tàu chở khí lớn sẽ di chuyển tới cạnh dàn khoan và được bơm khí đủ để sử dụng cho một thành phố quy mô tương đương với London trong 1 tuần.


Khí được khai thác dưới đáy biển sẽ được đưa lên dàn khoan để hóa lỏng.

Các tàu chở khí sau đó sẽ lên đường tới Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc hoặc Thái Lan để dỡ hàng.

“Cách thức truyền thống của việc sản xuất khí ở ngoài khơi là thông qua các đường ống. Các bạn phải đưa khí tới dàn khoan và đưa chúng vào bờ bằng đường ống. Đó là phương pháp đã được thực hiện ở Biển Bắc”, Scotsman Neil Gilmour, tổng giám đốc dự án FLNG của Shell, nói.

Dàn khoan khí Predulue nằm cách bờ biển Kemberley của tây Australia khoảng 200km và không có đường ống nào được sử dụng tại đây.

Johan Hedstrom, nhà phân tích năng lượng tại Australia, cho hay: “Ý tưởng FLNG là một giải pháp thông minh vì bạn không cần nhiều cơ sở hạ tầng cố định. Bạn không cần đường ống hoặc nhà máy lọc trên bờ. Và khi hết khí, bạn chỉ cần nhổ cọc và di chuyển tới mỏ khí khác”.

Ông Gilmour cho hay Shell đã vượt qua “một loạt thách thức kỹ thuật”, đảm bảo rằng thiết bị khổng lồ sẽ vẫn có thể hoạt động trong vùng biển động.

Dàn khoan Prelude dự kiến sẽ được đặt tại một khu vực vốn thường xảy ra các hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm.

Nhưng ông Gilmour cho biết con tàu được thiết kế có thể đứng vững trước những cơn bão mạnh nhất, thậm chí 10.000 năm mới xảy ra một lần, di chuyển với sức gió
300km/h và sóng biển cao 20m.

Con tàu hai thân được thiết kế để tồn tại trong 50 năm.

Khi mỏ khí Prelude cạn kiệt, trong thời gian khoảng 25 năm, con tàu sẽ được tân trang lại và nhổ neo để lên đường tới một mỏ khí khác ở ngoài khơi Australia, Angola, Venezuela hoặc một nơi nào đó.

Dự án FLNG, ước tính tiêu tốn 8-15 tỷ USD, có thể cung cấp 3,6 triệu tấn khí mỗi năm.

Bộ năng lượng và tài nguyên Australia đã hoan nghênh dự án Prelude.

Nhưng dự án cũng gặp phải sự phản đối từ các nhà môi trường do những lo ngại về khả năng rò rỉ và tràn dầu.

Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) tại Tây Australia thì lo ngại rằng các đường ống ngầm sẽ làm tổn hại môi trường biển nhiệt đới, ước tính dự án sẽ thải ra hơn 2 triệu tấn khí nhà kính mỗi năm. Khí được đưa lên từ đáy biển sẽ được lọc trong quá trình hóa lỏng và các sản phẩm thải sẽ được thiêu đốt.

Nhưng ông Gilmour cho hay dự án Prelude có thể là dự án đầu tiên trong vài dự án tương tự. Shell đã xác định rằng mỏ khí Sunrise tại Biển Timor có thể trở thành mỏ tiềm năng cho FLNG.

Con tàu, với phần đầu tiên sẽ được đóng vào năm 2012, hiện chưa có tên. Shell chỉ đơn giản gọi đó là một cơ sở.

“Có 4 hoặc 5 xưởng trên khắp sẽ thế giới sẽ tham gia xây dựng cơ sở này. Tại Anh, không có xưởng nào đủ lớn để chứa con tàu”, ông Gilmour nói.

Theo BBC

Argentina – Uruguay: Nối tiếp con đường chiến thắng

Saturday, July 16th, 2011

Chiến thắng 3-0 trước Costa Rica giúp Argentina tránh được nguy cơ bị loại từ vòng bảng, nhưng quan trọng hơn HLV Batista đã tìm được công thức chiến thắng hữu hiệu trước cuộc chiến với Uruguay tại tứ kết đêm nay…

Nói Argentina lột xác hoàn toàn là chưa đúng hoàn toàn, bởi Costa Rica không phải là đối thủ đủ tầm để xác định sức mạnh thực thụ của Argentina. Nhưng nhìn cách mà đội chủ nhà thi đấu, người hâm mộ xứ Tango có cơ sở tin vào sự hồi sinh của các ngôi sao như Messi, hay Aguero.

Bộ ba tấn công Messi-Aguero-Di Maria của Argentina

Trước sức ép của dư luận, Batista đã loại bỏ sơ đồ cứng nhắc 4-3-3 để thay bằng 4-2-3-1 tấn công đa dạng hơn. Banega và Cambiasso bị loại khỏi khỏi đội hình chính để thay bằng Gago sáng tạo hơn, bộ ba Aguero-Messi-Di Maria chơi phía sau mũi nhọn duy nhất Higuain.

Cách chơi này giúp Messi được di chuyển tự do và có nhiều vệ tinh phối hợp xung quanh anh hơn. Có Higuain, Argentina có một chân sút đủ gây áp lực lên hàng thủ đối phương, còn Di Maria và Aguero chơi đầy hiệu quả ở hai cánh, giúp Messi không phải gánh vác quá nhiều trách nhiệm.

Cái thiếu của Los Albiceleste lúc này là Batista chưa tìm được một cầu thủ sáng tạo có thể dẫn dắt lối chơi ở giữa sân. Nhiệm vụ này tạm thời trao cho Messi, nhưng Batista đang lãng phí một tài năng lớn như Pastore để duy trì 4 ngôi sao tấn công ở hàng tiền đạo.

Nhưng dù sao, mô hình 4-2-3-1 của Argentina cũng phần nào mang lại hiệu quả và Batista cũng không thay đổi công thức chiến thắng. Chơi phập phù ở vòng bảng, tuy nhiên Argentina cần thể hiện một bộ mặt tích cực hơn bởi các vòng đấu knock-out luôn ẩn chứa nhiều bất trắc.

Argentina đã lột xác hoàn toàn trước Costa Rica ở vòng bảng

Uruguay chơi không ổn định ở vòng bảng lần này, nhưng họ vẫn là đối thủ đáng gờm ở Nam Mỹ. Hơn nữa, giống như Argentina và Brazil, Uruguay cũng không thua một trận đấu nào ở vòng bảng, họ cũng dồn sức cho các trận tứ kết hứa hẹn sẽ nóng bỏng hơn.

Đối đầu Argentina, Uruguay hạ quyết tâm tạo nên bất ngờ ở thời điểm đối thủ chưa phải tìm được phong độ khủng khiếp nhất. Không có Cavani, nhưng với Luis Suarez cùng Diego Forlan, Uruguay đủ những chân sút khiến hàng thủ Argentina cảm thấy lo ngại.

Uruguay cũng là đội bóng sở hữu hàng thủ chặt chẽ và chơi đầy khó chịu, tuy nhiên họ không có một tiền vệ có lối chơi thông minh ở giữa sân. Diego Forlan luôn phải lùi về để đóng vai trò này, nhưng siêu sao Atletico cũng không còn trẻ để có thể cáng đáng nhiều nhiệm vụ.

Nhưng Uruguay hoàn toàn có được tâm lý thoải mái nhất khi đối đầu Argentina, dù cơ hội dành cho họ không nhiều. Khóa chặt được Messi không phải là vấn đề đơn giản, bởi “El Pulga” được sự hỗ trợ của nhiều ngôi sao tấn công đáng sợ khác như Di Maria, Aguero hay Higuain.

Forlan là cầu thủ mà hàng thủ Argentina phải hết sức dè chừng

Điểm yếu nhất của Argentina năm ở hàng thủ, khi cặp Burdisso và G. Milito đã qua thời đỉnh cao. Nhưng việc Uruguay có nắm bắt được thế trận hay không là điều không đơn giản và cơ hội dành cho đoàn quân HLV Tabarez chỉ nằm ở các tình huống phản công.

Cả Argentina cùng Uruguay đều 14 lần vô địch Nam Mỹ và cuộc so tài ở Santa Fe lần này cũng sẽ chấm dứt giấc mơ về “thiên đường thứ 15” cho kẻ thua cuộc. Đây cũng là cuộc đấu của hai đội tuyển có bề dày truyền thống bậc nhất thế giới khi cùng 2 lần lên ngôi ở các kỳ World Cup.

Ở hai lần đối đầu gần nhất tại VL World Cup 2010, Argentina đều giành chiến thắng. Và lợi thế sân nhà cùng dàn cầu thủ đồng đều hơn, Los Albiceleste vẫn ở cửa trên, quan trọng là Messi cùng đồng đội sẽ thể hiện bộ mặt nào trước một Uruguay không hề yếu.

Đội hình dự kiến

Argentina: Romero; Zabaleta, Burdisso, G. Milito, Zanetti; Gago, Mascherano; Aguero, Messi, Di Maria; Higuain.

Uruguay: Muslera; M. Pereira, Lugano, Victorino, Caceres, A. Pereira; Gonzalez, Perez, Rios; Forlan, Suarez.

Kim Anh -DT

Mỹ muốn có thỏa thuận kiểm toán với TQ

Friday, July 15th, 2011


(Thị trường chứng khoán vẫn còn là điều tương đối mới tại Trung Quốc)

Các quan chức Mỹ và Trung Quốc gặp gỡ trong tuần này để thảo luận cách giám sát việc kiểm toán các công ty Trung Quốc có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ.

Các vụ bê bối kế toán tại các công ty Trung Quốc được niêm yết ở Mỹ đã gia tăng áp lực cho các nhà quản lý ở cả hai quốc gia.

Các quan chức Mỹ muốn có một thỏa thuận mà sẽ cho họ quyền được điều tra các công ty kiểm toán tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, Trung Quốc phản đối việc cho phép kiểm tra các công ty kế toán của họ, coi đây là một hành vi xâm phạm chủ quyền.

Dù vậy, Trung Quốc cũng chỉ ra rằng biện pháp kiểm tra chung có thể là một lựa chọn.

“Mục tiêu chung ‘

Kể từ tháng Ba, 30 công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ đã có các kiểm toán viên từ chức và 20 đã bị hủy bỏ niêm yết.

James Doty, Chủ tịch Hội đồng Theo dõi Giám sát Kế toán công ty công tại Mỹ, cho biết chuyến làm việc là bước đầu tiên để tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề kiểm toán xuyên biên giới.

Ông nói: “Tôi tin rằng chúng tôi chia sẻ mục tiêu chung với các nhà quản lý Trung Quốc nhằm bảo vệ các nhà đầu tư và bảo vệ chất lượng kiểm toán thông qua hợp tác song phương”.

Ông sẽ gặp gỡ các đối tác Trung Quốc vào thứ Hai và thứ Ba.

Nhiều công ty dính vào bê bối vẫn được niêm yết tại Mỹ theo lối đi cửa sau hoặc mua ngược, vốn liên quan đến việc mua một công ty vỏ hiện có.

Và mặc dù nhiều công ty sử dụng các kiểm toán viên ở Mỹ, các quan chức đã bày tỏ lo ngại về việc thiếu thông tin chính xác hiện có và tình trạng tài chính của các công ty.

Trong tháng Năm, công ty tin học Longtop bị hãng kiểm toán Deloitte cáo buộc là đã có những “sai phạm nghiêm trọng”, bao gồm giả mạo báo cáo ngân hàng. Công ty cho biết họ đã bắt đầu một cuộc điều tra nội bộ.

Vấn đề không chỉ giới hạn trong phạm vi các công ty Trung Quốc được niêm yết ở Mỹ. Công ty sở hữu các đồn điền Trung Quốc, Sino-Forest Corp, được niêm yết ở Toronto đã chứng kiến giá ​​cổ phiếu sụt giảm tới 73% kể từ ngày 1/6 sau khi có cáo buộc rằng công ty đã giả mạo giấy tờ sở hữu đất đai.

Công ty đã bác bỏ các cáo buộc này, nhưng chỉ riêng tin đó đã đủ gây đảo lộn cho nhà quản lý quỹ đầu tư Hoa Kỳ John Paulson, người bị mất 500 triệu USD vào tháng trước, khi ông quyết định bán cổ phần của mình trong công ty.

Tại Hong Kong, một công ty sở hữu đồn điền khác, là China Forestry, thừa nhận vào tháng Năm rằng các báo cáo ngân hàng và hồ sơ thu hoạch đã bị làm giả, trong khi tài khoản của họ thì bị mất.

Sự cố này bị đổ lỗi cho cựu giám đốc điều hành, người đã bị giam giữ tại Trung Quốc vào tháng Hai về tội biển thủ.

Thị trường mới

Các vụ việc này làm nổi bật lên một số khó khăn khi đầu tư vào Trung Quốc, nơi nền kinh tế đang bùng nổ không nhất thiết đảm bảo lời lãi trên thị trường chứng khoán.

Thị trường chứng khoán chính của Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite, chấm dứt vào tuần trước với 2,797.70 điểm, chưa bằng một nửa mức mà nó đạt được trong năm 2006. Chỉ số này cũng giảm gần 8% trong ba tháng qua.

Thị trường chứng khoán của TQ hoạt động mới chưa đầy 20 năm và tình trạng buôn bán tay trong, lũng đoạn thị trường và các lạm dụng khác được biết vẫn còn phổ biến.

Quản trị doanh nghiệp còn lỏng lẻo và người ta hay đồn đại rằng các công ty Trung Quốc thường có ba bộ tài khoản – một cho các nhà kiểm toán, một cho chính phủ và một cho giới quản lý.

Hơn nữa, chính phủ vẫn là cổ đông chính tại rất nhiều công ty lớn được niêm yết trong khi lợi ích của họ không phải lúc nào cũng phù hợp với lợi ích của các nhà đầu tư tài chính.

IMF khuyến cáo Italy thắt lưng buộc bụng

Friday, July 15th, 2011


(Italy đang đối diện khả năng phải nhận gói giải cứu tài chính.)

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa yêu cầu Italy đảm bảo rằng họ “cương quyết thực hiện” việc cắt giảm chi tiêu để giảm nợ của quốc gia này.

Bình luận được đưa ra trong bối cảnh tiếp tục có quan ngại Italy có thể là nước tiếp theo bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nợ trong khu vực dùng đồng Euro.

Chính phủ Italy đang triển khai kế hoạch ngân sách thắt lưng buộc bụng.

IMF cho biết Rome có thể quá lạc quan về tăng trưởng kinh tế.

“Ban giám đốc [IMF] nhấn mạnh rằng việc cương quyết thực hiện giải pháp cắt giảm chi tiêu là hết sức quan trọng và cảm thấy rằng các biện pháp cắt giảm chi tiêu sẽ có tác động tích cực cho thị trường về tâm lý,” phúc trình của IMF nói.

Phúc trình này nói kế hoạch cải cách thuế thiếu chi tiết, và chính phủ Ý phải làm nhiều hơn để thúc đẩy nền kinh tế.

“Chỉ có duy trì tăng trưởng bền vững mới giảm bớt gánh nặng nợ công,” phúc trình nói thêm.

IMF dự đoán rằng nền kinh tế Ý sẽ tăng trưởng 1% trong năm nay, giảm từ mức 1,3% trong năm 2010.

Chỉ tiêu giảm thâm hụt

Mối quan ngại về tài chính của Italy khiến ​​chỉ số chứng khoán chính là FTSE MIB, giảm 4% vào một thời điểm hôm thứ Ba, trước khi hồi phục và tăng lại 1,2%.

Chỉ số chứng khoán tăng 1,2% trong phiên giao dịch đầu ngày thứ Tư đầu.

Bộ trưởng Tài chính Italy, Giulio Tremonti, đề xuất cắt giảm ngân sách 48 tỷ euro trong vòng ba năm, và nhằm mục đích cắt giảm thâm hụt từ 3,9% GDP trong năm nay xuống 0% vào năm 2014.

Ông đã đưa cuộc họp của Bộ trưởng Tài chính Liên minh châu Âu tại Brussels lên sớm hơn vào hôm thứ Ba để có thể tiếp tục làm việc về kế hoạch thắt lưng buộc bụng.

Trong khi đó cuộc khủng hoảng nợ trong khu vực dùng euro tiếp tục gây quan ngại và nợ của Cộng hòa Ai Len bị Moody’s hạ xuống mức kém an toàn vào hôm thứ Ba.

Moody cho hay có “khả năng đang gia tăng” là Cộng hòa Ai Len sẽ cần gói giải cứu tài chính thứ hai từ Liên minh châu Âu và IMF.

Cộng hòa Ai Len là một trong ba quốc gia tại khu vực đồng euro cho đến nay cần hỗ trợ tài chính như vậy, hai nước còn lại là Hy Lạp và Bồ Đào Nha.

Theo: BBC News

Hải quân Việt-Mỹ bắt đầu hoạt động chung

Friday, July 15th, 2011

Tin cho hay đợt hoạt động chung giữa hải quân Hoa Kỳ và hải quân Việt Nam đã bắt đầu sáng thứ Sáu 15/07 tại Đà Nẵng.

Ba tàu hải quân Mỹ, bao gồm tàu khu trục USS Chung–Hoon (DDG 93), tàu USS Preble (DDG 88) và tàu Giải cứu và Cứu hộ USNS Safeguard (ARS-50) đã cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, bắt đầu đợt hoạt động kéo dài tới ngày 21/07.

Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho hay, tham gia các hoạt động giao lưu và tập luyện chung với hải quân Việt Nam bên cạnh ba chiến hạm nói trên còn có thủy thủ của Lực lượng Đặc nhiệm 73, Tư lệnh Lực lượng Hậu cần Tây Thái Bình Dương, và Đội lặn và Cứu hộ Lưu động.

Riêng thủy thủ đoàn của ba tàu chiến đã là gần 700 người, kể cả dân sự.

Đứng đầu phía Mỹ trong hoạt động này là Chuẩn đô đốc Tom Carney, Tư lệnh Lực lượng Đặc nhiệm 73 và Tư Lệnh, Lực lượng Hậu cần Tây Thái Bình Dương.

Trước chuyến thăm, quan chức hai bên đưa ra các thông tin với lời lẽ cẩn trọng.

Việt Nam nhấn mạnh đây chỉ là ‘hoạt động thường kỳ và đã được định sẵn’, cho dù nó diễn ra trong bối cảnh gia tăng bất đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc tại khu vực Biển Đông, khiến nhiều người bình luận rằng đây là hành động ‘tìm đối trọng’ của Việt Nam.

Các thông cáo từ phía Mỹ cũng chỉ gọi đây là “hoạt động giao lưu hải quân” và các cuộc huấn luyện như về cứu hỏa, hoa tiêu, lặn và cứu hộ… ngày 18/07-19/07 không cho báo giới tiếp cận quan sát và đưa tin.

Trung Quốc đã từng chỉ trích hoạt động chung lần này giữa hải quân Mỹ và Việt Nam, nói đáng ra nó phải được lên kế hoạch lại vì tình hình phức tạp trong khu vực.
Tăng cường quan hệ

Thông cáo từ Đại sứ quán Hoa Kỳ hôm 15/07 nói chương trình hợp tác “sẽ tập trung vào các sự kiện phi tác chiến, các trao đổi kỹ năng trong lãnh vực điều khiển và bảo trì tàu”, cùng với các dự án hành động dân sự y tế và nha khoa, các chuyến thăm tàu, các buổi biểu diễn âm nhạc, các dự án cộng đồng và các sự kiện thể thao.

Sẽ không có hoạt động tập trận hay bắn đạn thật.

Dù vậy, sự hiện diện của ba tàu hải quân Hoa Kỳ, trong đó có khu trục hạm hàng đầu Chung-Hoon, ngoài khơi Đà Nẵng cũng gửi đi thông điệp rằng Mỹ vẫn duy trì vai trò cường quốc hải quân tại châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời quyết tâm phát triển quan hệ quân sự với các nước nhỏ hơn trong khu vực.

(Tàu chiến Hoa Kỳ sẽ ở Việt Nam trong thời gian bảy ngày)

Chuẩn đô đốc Tom Carney nói với các nhà báo có mặt tại lễ đón ở cảng Tiên Sa sáng thứ Sáu: “Chúng tôi đã hiện diện ở Tây Thái Bình Dương và Biển Đông 50-0 năm nay, từ thời kỳ Chiến tranh Thế giới lần II”.

“Chúng tôi sẽ duy trì sự hiện diện nhiều thập niên nay, và không hề có ý định từ bỏ các hoạt động như vậy.”

Trong những năm gần đây, hải quân Mỹ đã có nhiều chuyến thăm đến Việt Nam.

Năm 2009, các sỹ quan Việt Nam được mời ra thăm hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis (CVN 74) đậu ở ngoài khơi.

Tàu tiên phong của Hạm đội 7 USS Blue Ridge (LCC 19) và tàu khu trục USS Lassen (DDG 82) do hạm trưởng Lê Bá Hùng, một người Mỹ gốc Việt, chỉ huy đã thăm Việt Nam vào tháng 11/2009.

Đại sứ quán Mỹ nói năm 2010, đoàn cán bộ Việt Nam đã thăm tàu sân bay USS George Washington (CVN 73) trong khi tàu USS John S. McCain (DDG 56) thăm Đà Nẵng. Tàu bệnh viện USNS Mercy cũng thăm Việt Nam vào tháng 5/2010 theo chương trình hỗ trợ nhân đạo đối tác Thái Bình Dương (Pacific Partnership).

Tàu hải quân Mỹ cũng được sửa chữa tại Việt Nam, như tàu USNS Safeguard (T-ARS 50) đã được sửa chữa tại Sài Gòn vào tháng 8-9/ 2009; và tàu USNS Richard E. Byrd (T-AKE 4) đã được sửa chữa tại nhà máy đóng tàu Cam Ranh, cảng Quốc Tế Ba Ngòi, vịnh Vân Phong vào tháng 2-3/2010.

Theo:BBC News

Nhật Bản tẩy chay hàng không Hàn Quốc

Friday, July 15th, 2011

Tokyo ra lệnh cấm các nhà ngoại giao sử dụng hãng hàng không Korean Air trong một tháng, do tranh chấp chủ quyền tại các đảo giữa hai nước.

Máy bay Airbus A380 của hãng hàng không Korean Air tại sân bay quốc tế Incheon, phía tây thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AFP

AFP cho hay lệnh cấm của Nhật Bản được đưa ra sau khi một chiếc Airbus A380 của hãng hàng không Hàn Quốc Korean Air, chở các quan chức kinh tế và nhà báo, thực hiện một chuyến bay trình diễn hôm 16/6 trên các đảo tranh chấp ở vùng biển phía đông Hàn Quốc, hay còn gọi là biển Nhật Bản.

Hai nước láng giềng Đông Bắc Á tranh chấp chủ quyền các hòn đảo nhỏ có tên Takeshima theo cách gọi của người Nhật và Dokko theo cách của người Hàn.

“Ngoại trưởng Nhật Bản Takeaki Matsumoto đã yêu cầu chúng tôi không sử dụng Korean Air trong vòng một tháng kể từ thứ hai tới”, một quan chức Bộ Ngoại giao Nhật cho biết. “Đây là lần đầu tiên biện pháp này được tiến hành”.

Các quan chức đại sứ quán Nhật Bản tại Seoul cũng đã đến trụ sở hãng hàng không Hàn Quốc trong tuần này để phản đối chuyến bay trên, Yonhap cho hay.

Trong khi đó, quan chức Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết họ không chấp nhận bất cứ sự phản đối nào từ phía Nhật Bản về các chuyến bay của hãng hàng không quốc gia Hàn Quốc trên lãnh thổ nước mình.

“Chúng tôi yêu cầu Nhật Bản xin lỗi vì đã phản đối và ngay lập tức rút lại lệnh tẩy chay hãng hàng không Hàn Quốc”, quan chức trên nói.

Hàn Quốc từng là thuộc địa của Nhật Bản trong ba thập kỷ trước năm 1945. Seoul đã tăng cường kiểm soát với các nhỏ tranh chấp sau khi Nhật ấn hành sách giáo khoa hồi tháng 3 năm nay, trong đó nói rằng các đảo trên là của Nhật.

Source: VnE-Anh Ngọc

Trung Quốc muốn đàm phán trực tiếp vấn đề Biển Đông

Friday, July 15th, 2011

Bắc Kinh hôm qua một lần nữa nhấn mạnh rằng các tranh chấp tại Biển Đông nên được giải quyết thông qua đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan.


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi trong cuộc họp báo thường kỳ hôm qua. Ảnh: Gov.cn

“Có rất nhiều dẫn chứng thực tế chứng minh rằng đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan là cách hiệu quả nhất để giải quyết các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, cũng như tranh chấp về các lợi ích và các quyền hàng hải”, Xinhua dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi.

Ông Hồng cho biết thêm rằng quan điểm của nước này trong vấn đề Biển Đông là rõ ràng và nhất quán, đồng thời thể hiện mong muốn những cuộc đàm phán giữa các bên liên quan sẽ diễn ra phù hợp với các chứng cứ lịch sử và được luật pháp quốc tế công nhận.

Phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc được đưa ra trong cuộc họp báo thường kỳ ngày hôm qua, nhằm đáp lại tuyên bố công khai của Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario về tranh chấp giữa hai nước trên Biển Đông.

Ông Del Rosario cho rằng việc Trung Quốc e ngại việc đưa tranh chấp giữa hai nước ra trước tòa án quốc tế và dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) cho thấy các tuyên bố chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc đối với hầu hết các vùng nước ở Biển Đông là không vững.

Quan hệ Trung Quốc – Philippines căng thẳng suốt thời gian qua, kể từ sau khi Manila cáo buộc các tàu của cường quốc châu Á đã ít nhất 9 lần xâm phạm các vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền.

Trung Quốc và các nước trong ASEAN đã ký Tuyên bố chung về ứng xử Biển Đông năm 2002. Tuy nhiên các bên đều mong muốn có một văn bản ràng buộc hơn. Dự thảo tuyên bố chung của hội nghị bộ trưởng ASEAN tới đây cho biết các nước sẽ thúc đẩy việc đưa ra một bộ quy tắc ứng xử (thường được đề cập là COC) nhằm giải quyết các tranh chấp Biển Đông.

Các quan chức Bắc Kinh từng nhiều lần nói muốn giải quyết vấn đề Biển Đông giữa các bên liên quan trực tiếp, và cảnh báo Mỹ nên đứng ngoài tranh chấp này.

Source: VnE-Phan Lê

Nước Mỹ bấn loạn trước bài toán nợ

Friday, July 15th, 2011

Tổng thống Obama yêu cầu 2 Đảng Dân chủ và Cộng hòa sớm đạt được thỏa thuận về việc nâng trần vay nợ cho Chính phủ trong vòng 24-36 giờ tới, nếu không muốn đưa nước Mỹ tới cận kề nguy cơ vỡ nợ.

Vòng đàm phán về trần nợ quốc gia giữa Đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Nhà trắng vừa kết thúc ngày làm việc thứ 5 liên tiếp mà không mang lại kết quả. Sự căng thẳng lên đến đỉnh điểm khi thủ lĩnh phe Dân chủ, Thượng nghị sĩ Harry Reid lớn tiếng gọi người đồng nhiệm bên phía Đảng Cộng hòa Eric Cantor là “đồ trẻ con”. Tất cả chỉ vì 2 bên không tìm được tiếng nói chung để giải quyết khoản nợ lên tới hơn 14.460 tỷ USD của nước Mỹ.

Vòng đàm phán giữa 2 đảng đã kéo dài 5 ngày mà không mang lại kết quả. Ảnh: AFP

Khoản một, Điều 8 Hiến pháp Mỹ quy định rõ, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền quyết định về trần nợ quốc gia, vốn được coi là giới hạn cuối cùng cho các khoản vay nợ của Chính phủ. Kể từ năm 2001 nay, trần nợ này đã được xem xét 10 lần và mức hiện tại (được điều chỉnh vào đầu tháng 2/2010) là 14.294 tỷ USD.

Tuy nhiên, tính đến hết tháng 6 vừa rồi, con số nợ nần của Chính phủ Mỹ (chủ yếu là đối với khu vực công) đã lên tới 14.460 tỷ USD, tương đương 98,6% GDP năm 2010 của nền kinh tế lớn nhất thế giới và vượt xa trần nợ hiện tại. Quốc hội Mỹ sau đó có một tháng để xem xét nới trần nợ, trước khi nước này bị coi là vỡ nợ kể từ 1/8 tới.

Sự kiện này nhận sự chú ý đặc biệt từ cộng đồng quốc tế bởi sức ảnh hưởng của nó tới kinh tế toàn cầu là rất khó đo đếm. Ngay trong ngày 14/7, Standard & Poor’s trở thành hãng xếp hạn tín nhiệm thứ 2 sau Moody’s cảnh báo về khả năng đánh tụt hạng tín nhiệm quốc gia đối với Mỹ nếu câu chuyện nợ không sớm được giải quyết.

Tuy nhiên, bài toán kinh tế này lại không dễ có lời đáp khi nó liên quan mật thiết tới các vấn đề chính trị. Theo tờ Chicago Tribune, phe Dân chủ (đảng của Tổng thống Obama) mà đứng đầu là Thượng nghị sĩ Harry Reid đề xuất cho phép nâng trần nợ và giải quyết khoản thâm hụt 1.500 tỷ USD của Chính phủ trong vòng 10 năm tới.

Tuy nhiên, Đảng Cộng hòa lại cho rằng thực hiện kế hoạch này sẽ khiến ngân sách dành cho phúc lợi xã hội giảm, trong khi thuế đánh vào người giàu tăng cao. Đây là nhân tố gây ảnh hưởng lớn tới việc làm và đầu tư. Theo đề xuất của Thượng nghị sĩ Eric Cantor, một gói giải cứu ngắn hạn là “đủ” để giải quyết vấn đề, thay vì một kế hoạch ngân sách kéo dài, vắt qua kỳ bầu cử Tổng thống năm 2012.

Khá căng thẳng trước những bất đồng giữa 2 bên, kết thúc phiên làm việc ngày 14/7, Tổng thống Barrack Obama kết luận: “Chúng ta sẽ gặp lại nhau vào ngày mai để quyết định xem thế nào là đủ”.

“Nếu không tìm được giải pháp, vòng đàm phán sẽ được tiếp tục trong 2 ngày cuối tuần”, ông Obama cảnh báo.

Source: VnE-Nhật Minh

Mưa Trên Phố Huế

Thursday, July 14th, 2011

Gài bẫy

Thursday, July 14th, 2011

Cười Ra Nước Mắt

Thursday, July 14th, 2011

Chồng Ði Làm Xa

Monday, July 11th, 2011

Có một ông chồng kia cưới vợ mới được có vài tháng đã phải lên đường đi công tác xa sáu tháng mới về. Ðược 5 tháng, bà vợ ở nhà đã lâu không gần chồng nên đâu chịu nổi… bèn gởi cho ông chồng lá thư với nội dung như sau:

Ðám ruộng hai bờ ở đầu mông
Lâu ngày không cấy vẫn để không
Nước non vẫn đủ, cỏ mọc tốt
Nhờ người cày hộ có được không?

Ông chồng đọc xong hiểu ý, vừa tức vừa sợ nên vội vàng viết thư trả lời liền:

Ðám ruộng hai bờ là của ông
Cho dù không cấy vẫn để không
Mùa này không cấy chờ mùa khác
Nhờ người cày hộ chết với ông.

Thơ vợ gởi tiếp:

Ruộng để lâu ngày cứ bỏ không
Hạ đi thu đến sắp lập đông
Cỏ xanh cũng lạnh dần héo úa
Thợ cày đầy rẫy chẳng tính công.

Thư người chồng gửi :

Biết là ruộng lâu ngày trống không
Cỏ dại um tùm mọc mênh mông
Nhưng mà tụi nó cày tệ lắm
Kỹ thuật thua Ông, có biết không ?

Vợ:

Về mặt kỹ thuật tôi thích ông
Nhưng mà thể lực ráng nghe không
Ông cày gì để mau mệt quá!
Nhiều kiểu, nhiều pha tôi thỏa lòng.

Chồng:

Uh…mặt kỹ thuật đã lầu thông
Riêng phần thể lực vẫn không xong
Thôi thì đành phải qua Hàn Quốc
Mua sâm bổ lực có được không?

Gởi rồi nhưng ông chồng vẫn thấy không ổn nên gởi tiếp:

Tui đi Hàn Quốc bà ở không
Một tháng sẽ về bà khỏi mong
Nhưng đừng léng phéng cày với cấy
Tui mà biết được chết nghe không

Tui về khi ấy sẽ hóa Long
Làm tròn bổn phận của người chồng
Ngày cày đêm cấy không ngưng nghỉ
Cho bà thoả sức thỏa ước mong

Bà vợ nói với anh chồng:

Ruộng ông không cấy cứ để không
Bày đặt đi Hàn với hóa Long
Ruộng đang hết nước làm sao cấy
Bây giờ còn nước cấy cho xong.

Anh chồng cũng không chịu, gởi lại cho bà vợ:

Cái gì của ông là của ông
Ruộng ông khô nước thì mặc ông
Mùa này không cấy thì mùa khác
Cày cấy lung tung chết với ông.

Bà vợ:

Ruộng vẫn nơi này quá mênh mông
Sao chẳng gieo đi kiếm vài đồng
Ông dzìa vẫn đó chi mà ngại
Mùa ông thu hoạch khỏi tốn công.

Chồng:

Này này ông nói có nghe không
Ruộng ông ông kệ cứ chơi ngông
Khi nào ông rảnh ông gieo giống
Còn không, kẻ khác cấm cho trồng.

Bà vợ chịu hông nỗi… gửi tiếp:

Ông à .. cỏ dại lên quá mông
Dân cày quê mình cứ ở không
Thôi tui làm phước cho họ cấy
Ông về thu hoạch .. thế là xong.

Ông chồng càng tức giận hơn:

Cỏ dại có mọc lên quá mông
Thì bà vẫn cứ phải để không
Ông mà biết được bà cho cấy
Ông về nhổ sạch thế là .. xong.

Bà gửi

Ruộng giờ lúa đã cao tới mông
Nhưng mà thuỷ lợi vẫn chưa thông
Quê mình giờ nhiều người nhàn rỗi
Kêu họ thông giùm có được không?

Chồng đáp:

Chưa thông thì cứ để cho ông
Ngày đêm ông vẫn đang luyện công
Thủy lợi muốn thông là chuyện nhỏ
Ông về ngày thông .. đêm cũng thông!!!

Ông thòng thêm 1 câu:

Ông về mà ruộng đã được thông
Thì bà chỉ có chết dzí ông
Không thèm cày cấy mà chỉ giữ
Ðể xem thằng nào dám cấy không?

Bà vợ nghe ông chồng nói thế mừng quá tiếp lời như sau:

Ừa, nghe ông nói tui quá mong
Chờ ngày ông về đục cho thông
Ruộng tui mở sẵn chờ ông cấy
Ông muốn lúc nào là tuỳ ông.

Chồng:

Bà cứ ở không có được không?

Tôi về đưa máy dập cỏ mông

Cỏ già rạp xuống cho dễ đục

Nước thoát chuyển thông đỡ tốn công

Vợ:

Nếu mua được máy để đeo hông

Chỉnh được tới mười cho đến không

Đập mạ rung sàng cho đỡ nhớ

Thay ông cày ruộng lúc xa ông

Chồng:

Chớ nên phí nước ruộng của ông

Nước nôi để trữ khi cần thông

Không nên cày ruộng lúc xa ông

Đau tim ngừng thở bỗng bằng không

Chuyện Tình LÝ QUANG DIỆU

Monday, July 11th, 2011

Chuyện Tình LÝ QUANG DIỆU

Nguyễn Thị Thục

Nhiều người trên thế giới biết đến ông Lý Quang Diệu như một chính khách, một bộ óc kinh tế lỗi lạc. Nữ văn sĩ, nhà phê bình tiếng tăm của Singapore Catherine Lim từng miêu tả ông Lý như một người độc đoán, khô cằn. Ít ai biết rằng, hằng đêm ông Lý đến ngồi bên người vợ nằm liệt từ hơn 2 năm qua, kể chuyện và đọc thơ cho bà nghe.

Lý Quang Diệu và Kha Ngọc Chi

Chơi lễ Tình nhân 14.2.2008 tại Sentosa

Chỉ có cái chết mới chia lìa lứa đôi
12.5.2008 là một ngày tôi nhớ mãi. Ngày đó, cha con cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu và đương kim Thủ tướng Lý Hiển Long sẽ ra tòa án đối chất với chủ tịch Đảng Dân chủ Singapore đối lập, tiến sĩ Chee Soon Juan, trong vụ kiện xúc phạm danh dự mà cha con ông Lý là nguyên đơn. Đây là một sự kiện cột mốc trong lịch sử Singapore. Cánh phóng viên nước ngoài như tôi thì háo hức lắm, có mặt tại phiên tòa từ sáng sớm. Nhưng đến 6 giờ chiều cha con ông Lý vẫn không đến.
Về sau mới có tin, hôm đó vợ ông Lý, bà Kha Ngọc Chi, bị một loạt cơn đột quỵ gây xuất huyết não. Kể từ đó, bà nằm liệt giường, không nói được, dù vẫn còn tri giác. Tôi đồ rằng sự biến đó đã khiến cha con ông Lý không đến tòa theo kế hoạch.

Ông bà Lý Quang Diệu mừng sinh nhật thứ 80 của ông vào ngày 16.9.2003. Không lâu sau đó, bà bị đột quỵ khi đang cùng ông công du Anh quốc, nhưng bình phục được và yếu đi.
Tuổi già nước mắt như sương
Con gái ông Lý, bác sĩ Lý Vỹ Linh trong bài xã luận có tựa đề “My dear Mama” (Người mẹ yêu quý của tôi) đăng trên báo Straits Times hôm 29.8 vừa qua có đoạn viết: “Nhưng tôi không thể làm được gì để giúp mẹ tôi trở lại như trước khi bà bị cơn đột quỵ khủng khiếp quật ngã vào ngày 12.5.2008. Từ đó đến nay, bà vật vã liệt giường. Ba tôi cũng vật vã không kém”. Bà Linh cũng thừa nhận rằng trong đại gia đình họ Lý, cha bà là người đau khổ nhất trước tình cảnh của bà Chi: “Người đau khổ nhất và lặng lẽ chịu đựng mỗi ngày chính là ba tôi”.
Hồi năm 2009, bà Linh cũng viết một bài khác kể rằng, khi mẹ bà lâm cảnh “chân mỏi tay run”, mỗi bữa cơm ông Lý ngồi bên cạnh, nhặt từng hạt cơm bà đánh rơi, bỏ vào chén mình, ăn ngon lành.
Trong cuộc phỏng vấn hồi đầu tháng 9 năm nay với nhà báo Seth Mydans của tờ New York Times, ông Lý lần đầu tiên kể về tình trạng hiện tại của người vợ nay gần bước sang tuổi 90: “Bà ấy nằm tại nhà và được các y tá chăm sóc. Trước đây, chúng tôi ở chung phòng, nay thì tôi chuyển sang phòng kế bên. Tôi đã quen với âm thanh khò khè và tiếng rên mỗi khi cổ họng bà ấy bị khô và người ta phải bơm chất Biothene vào để hút đàm ra. Bà ấy không thể ngồi dậy, nên thở rất khó khăn. Thỉnh thoảng các y tá đỡ bà ngồi lên, đập đập vào lưng cho bà dễ chịu”. “Thật là đau đớn”, ông Lý buồn bã.

Chọn cho bà một sự ra đi nhẹ nhàng hay cứ tồn tại trong đớn đau là điều dằn vặt ông: “Tôi có thể đuổi hết các y tá đi. Khi đó những người giúp việc không biết cách làm cho bà ấy thở được, khiến bà sưng phổi, và kết thúc mọi đau đớn”. Nhưng, “một bác sỹ nói với tôi: Có thế ông nghĩ rằng ông sẽ thấy nhẹ nhàng hơn khi bà ấy ra đi, nhưng rồi ông sẽ buồn và cảm thấy trống vắng. Vì ít ra, bà vẫn là một con người ở đây, một người mà hằng ngày ông có thể trò chuyện cùng và hiểu được những gì ông nói”.

Ông Lý đồng tình với lời khuyên đó: “Đã 2 năm, rồi tháng 5, tháng 6, tháng 7, tháng 8, tháng 9, tổng cộng là 2 năm 4 tháng. Điều đó đã trở thành một phần trong cuộc sống của tôi”. Và ông nói rằng ông chỉ có thể làm những gì tốt nhất cho bà cảm thấy dễ chịu mà thôi, như là tìm những y tá giỏi, biết cách đỡ bà ngồi và xoa bóp cho bà; trang bị giường bệnh viện có túi hơi, để lưng bà không bị lở.

Vẫn đẹp như ngày đầu

Nhưng ông Lý không để nỗi đau vì người phụ nữ mà ông yêu thương nhất quật ngã mình: “Tôi phải làm gì? Tôi không thể ngã quỵ. Cuộc sống phải tiếp diễn. Tôi cố làm cho mình bận rộn suốt ngày”. Dù ở tuổi 87, ông Lý vẫn giữ chức Bộ trưởng Cố vấn trong nội các với lịch làm việc dày đặc các chuyến công du, đón tiếp chính khách, học giả nước ngoài, nói chuyện trước công chúng Singapore và doanh nhân, chính khách trên thế giới.

Bình phục sau cơn đột quỵ năm 2003, bà tiếp tục sánh bước cùng ông

Và hằng đêm, ông đến bên giường nói chuyện với bà: “Tôi kể cho bà ấy nghe công việc tôi làm trong ngày và đọc những bài thơ mà bà ấy yêu thích. Bà ấy hiểu và cố thức để nghe tôi”. Kiêu hãnh và Định kiến, Lý trí và Tình cảm của Jane Austen, truyện thơ The Canterbury Tales của Geoffrey Chaucer, Kim của Rudyard Kipling, thơ Shakespeare… là những tác phẩm và tác giả mà ông Lý chọn trong tủ sách của vợ và đọc cho bà nghe. Thời trẻ, bà Chi học chuyên văn và đặc biệt yêu thích văn chương Anh.

“Thi thoảng trong những khoảnh khắc lặng yên, ký ức những ngày đẹp đẽ mà chúng tôi bên nhau lại trở về”, ông Lý tâm sự với Seth Mydans. “Có phải mỗi khi ông đến thăm bà thì ký ức ngày xưa quay trở lại?”, Seth hỏi. “Ồ không, không phải lúc đó đâu. Con gái tôi vừa tìm được hàng chục bức ảnh cũ và ảnh kỹ thuật số lưu trữ tại tập đoàn báo chí Singapore Press Holdings. Khi tôi nhìn lại chúng, tôi nghĩ tôi may mắn làm sao. Tôi đã có 61 năm hạnh phúc bên bà ấy. Chúng tôi rồi sẽ phải ra đi. Tôi không chắc ai sẽ ra đi trước, bà ấy hay là tôi. Vì vậy tôi nói với bà ấy, rằng tôi đang nhẩm lại lời nguyền lứa đôi của tín đồ Cơ đốc giáo. Tôi nhớ nó thế này: Hãy yêu, gìn giữ và vun đắp, trong đau ốm hay khỏe vui, lúc thuận lợi, khi khó khăn, chỉ có cái chết mới chia lìa chúng ta”.

Thuở ban đầu

Lý Quang Diệu chỉ có một cuộc tình duy nhất, cuộc tình với Kha Ngọc Chi, nữ sinh con nhà giàu học giỏi nhất trường Đại học Raffles cách đây 2/3 thế kỷ.

Tiểu thư con nhà giàu học giỏi

Tiểu thơ con gái nhà ai?

Năm 1940, khi Thế chiến thứ 2 đã tràn lan khắp châu Âu, ước mơ sang Anh quốc du học của các học sinh thuộc địa như Lý Quang Diệu tạm gián đoạn. Quang Diệu nhận học bổng Anderson danh giá nhất trong nước và học luật tại Đại học Raffles. Cuối học kì đầu tiên của năm nhất, Quang Diệu xếp đầu trường về môn toán. “Nhưng tôi bàng hoàng nhận ra rằng tôi không chiếm vị trí số 1 cả môn tiếng Anh lẫn môn kinh tế. Tôi xếp sau một cô tên Kha Ngọc Chi. Tôi thất vọng và cảm thấy khó chịu”, Quang Diệu kể trong Hồi ký Câu chuyện Singapore: 1923 – 1965 xuất bản năm 1998. Quang Diệu thất vọng vì sợ không lấy được học bổng Nữ hoàng để du học ở Anh.

“Tôi đã gặp cô Kha này hồi năm 1939. Khi ấy cô ta là nữ sinh duy nhất ở trường Trung học Raffles toàn là con trai. Cô ta được hiệu trưởng mời phát phần thưởng cuối năm cho các học sinh giỏi. Lần đó, tôi nhận được từ tay cô ta 3 quyển sách”, Quang Diệu viết trong Hồi ký.

Rồi cuộc chiếm đóng của người Nhật ở Singapore ập đến vào đầu năm 1942. Trường lớp đóng cửa. Ngọc Chi về nhà phụ giúp gia đình. Quang Diệu, con trai cả trong một gia đình có 4 trai 1 gái, đi làm công, rồi lao ra chợ đen kinh doanh để giúp đỡ gia đình. Rượu ngoại, thuốc lá, nữ trang… thứ gì có lời là anh buôn tất. Ở chợ đen, anh gặp Yong Nyuk Lin, một cựu sinh viên ở Đại học Raffles khi đó đang làm việc tại một công ty bảo hiểm quốc tế.

Ngày nọ có một công ty kinh doanh văn phòng phẩm hỏi Quang Diệu tìm nguồn cung cấp hồ dán. Quang Diệu trao đổi với Nyuk Lin, rồi cả hai mở xưởng sản xuất hồ, một cái đặt ở nhà Quang Diệu, một cái đặt ở nhà Nyuk Lin do vợ và em vợ anh ta trông coi. Em vợ Nyuk Lin chính là cô Kha Ngọc Chi một thời lừng lẫy ở Đại học Raffles!

Chính thương vụ hồ dán mà Quang Diệu gặp lại Ngọc Chi vào lần đầu tiên anh đến nhà Nyuk Lin ở khu Tiong Bahru trên chiếc xe đạp cà tàng. Lúc đó, Ngọc Chi đang ngồi nơi mái hiên bên hè nhà. “Khi tôi hỏi Nyuk Lin đâu, cô ta mỉm cười và chỉ chiếc cầu thang ngay góc nhà. Giờ đây, tôi gặp cô ta trong một bối cảnh khác. Cô ta đang ở nhà, ăn mặc thoải mái, tự tay làm việc nhà vì không còn người giúp việc nữa”, Quang Diệu kể. Tình cảm đầu đời giữa họ đã nảy sinh từ đó.
“Tháng 9.1944, chúng tôi đã trở nên đủ gần gũi để tôi mời Nyuk Lin, vợ anh ta và Ngọc Chi (từ nay tôi gọi là Chi thôi) đi dự sinh nhật thứ 21 của tôi tại một nhà hàng Tàu ở khu Great World. Đó là lần đầu tiên tôi mời nàng ra ngoài”, Quang Diệu kể. Vào thời đó ở Singapore, một cô gái chấp nhận ra ngoài cùng một chàng trai, dẫu là có anh chị của cô đi cùng, thì điều đó không thể không mang một thông điệp nhất định!

Thương nhau cởi áo cho nhau

Môn đăng hộ đối

Cuối năm 1945, cuộc chiếm đóng của người Nhật đã chấm dứt, Ngọc Chi đi làm thủ thư ở Thư viện Raffles. Ngày ngày, Quang Diệu cuốc bộ đưa cô về nhà. Có lần, anh chở Chi về bằng xe gắn máy của mình, khiến mẹ cô nổi giận. Gia đình cô vốn giàu có, cha làm ngân hàng, ở nhà biệt thự và có xe hơi đưa rước đến trường hằng ngày. Vì thế, ngồi sau xe gắn máy của một người đàn ông là điều không thể chấp nhận đối với một tiểu thư như cô. “Thiên hạ sẽ nghĩ sao? Ai mà dám lấy con chứ!”, mẹ cô đay nghiến.

Đêm Giao thừa năm 1946, Quang Diệu thổ lộ với Ngọc Chi rằng anh không có ý định quay lại Đại học Raffles để hoàn thành chương trình cử nhân luật của mình mà sẽ đi Anh du học, và hỏi cô có thể chờ đợi anh quay lại sau 3 năm. “Chi hỏi tôi có biết Chi lớn hơn tôi hai tuổi rưỡi. Tôi nói rằng tôi biết và đã cân nhắc kỹ điều này. Rằng tôi đã đủ chín chắn. Hơn nữa tôi muốn làm bạn với một người bằng vai phải lứa và khó lòng tìm được một người khác có cùng hoài bão với tôi như Chi. Chi nói sẽ chờ đợi tôi”, Quang Diệu viết trong Hồi ký. Nhưng họ quyết định không nói với cha mẹ hai bên, bởi “quá khó để các bậc cha mẹ đồng ý một sự hứa hẹn dài đăng đẳng như vậy”.

Khi biết con có ý định du học, mẹ Quang Diệu muốn anh hứa hôn với một cô gái gốc Hoa, để chắc rằng sau khi học xong và về nước, anh không dẫn theo một cô mắt xanh tóc vàng. Đã có nhiều sinh viên đi du học, lấy vợ Anh, khi về nước thì ly hôn hoặc phải chuyển về Anh sống vì cô vợ không thích nghi được với văn hóa xứ thuộc địa. Vì thế, mẹ anh đã lần lượt dẫn về ra mắt anh 3 cô gái gốc Hoa, dung nhan tươi thắm, gia đình tử tế, khá giả. “Nhưng tôi chẳng có chút rung động nào. Tôi thấy hạnh phúc với Chi”, Quang Diệu kể.

Và để mẹ đỡ lo, Quang Diệu quyết định thổ lộ với mẹ về Ngọc Chi. Gia đình Chi và gia đình Quang Diệu có nhiều nét tương đồng: cha họ đều là người Hoa sinh ra trên đảo Java của Indonesia; mẹ họ cũng là những người gốc Hoa sinh ra quanh eo biển Singapore. Từng gặp Ngọc Chi trong thương vụ hồ dán và từng nghe chuyện cô nữ sinh đứng đầu Đại học Raffles, mẹ Quang Diệu ưng bụng lắm. “Cử chỉ của bà đối với Chi chuyển sang hướng thân thiện trong tâm thế một mẹ chồng tương lai”, Quang Diệu ghi nhận.

Đám cưới bí mật ở Anh quốc

Giáng sinh năm 1947, Lý Quang Diệu và Kha Ngọc Chi bí mật kết hôn tại thị trấn Stratford-on-Avon, quê hương đại văn hào William Shakespeare, khi cả hai đang là du học sinh.

Hạnh phúc có nhau ở đất khách

Mấy núi cũng trèo

Hồi ký Câu chuyện Singapore: 1923-1965 kể rằng: Đúng vào sinh nhật thứ 23 của mình, ngày 16.9.1946, Quang Diệu bước lên con tàu Britannic, rời Singapore sang Anh du học. Ngọc Chi đứng trên bến cảng, nước mắt chảy dài, vẫy tay tạm biệt người yêu. Chàng trai Quang Diệu cũng không cầm được nước mắt. Họ chẳng biết bao giờ mới được gặp lại nhau. Vài tháng trước đó, họ đã quấn quýt bên nhau thật nhiều. Họ đã có những bức ảnh chung do một người em họ chụp giùm, để làm kỷ niệm khi xa nhau.

Quang Diệu đi du học bằng chính tiền dành dụm và nữ trang của mẹ, cùng với tiền tự kiếm được nhờ kinh doanh ngoài chợ đen. Nếu không có cuộc chiếm đóng kéo dài gần 4 năm của người Nhật trên đảo sư tử, cả Quang Diệu và Ngọc Chi đã có thể liên tục chương trình cử nhân luật của họ ở Đại học Raffles, và giành những suất học bổng danh giá của Nữ Hoàng để sang Anh học. Giờ đây, Quang Diệu đi du học tự túc vì không muốn mất thêm thời gian chờ đợi ở Đại học Raffles nữa, thì Ngọc Chi cũng quyết tâm trở lại trường học tiếp và sẽ giành lấy học bổng để sang Anh cùng người yêu.
Cuối tháng 7.1947, một cú điện báo từ Singapore cho biết Ngọc Chi đã dành được học bổng của Nữ hoàng. Quang Diệu vui mừng khôn xiết trước viễn cảnh cùng người yêu ở Cambridge. Nhưng lúc ấy đã quá muộn để Ngọc Chi có thể tìm được trường vì đầu tháng 10 năm học mới đã bắt đầu. Thay vì chấp nhận chờ một năm nữa, Quang Diệu vắt giò lên cổ chạy khắp Đại học Cambridge nhờ vả. Vì tài thuyết phục và lòng nhiệt thành của Quang Diệu, cộng với thành tích học tập sáng chói của Ngọc Chi từ thập niên 1930 mà Hội đồng khảo thí Anh quốc còn lưu giữ, hiệu trưởng trường Girton đã chấp nhận dành cho Ngọc Chi chiếc ghế dự phòng cho những trường hợp đặc biệt ở khoa luật.
Trong vòng một tháng, Ngọc Chi đã thu xếp xong và theo tàu chở binh lính Anh rời Singapore vào cuối tháng 8. Đầu tháng 10, Ngọc Chi đến Liverpool, Quang Diệu đã chờ sẵn ở bến cảng tự bao giờ. Họ lên xe lửa về London, chơi ở đó 5 ngày, rồi xuôi về Cambridge.
Vượt qua lễ giáo

Có Ngọc Chi, hạnh phúc cũng đi kèm với rắc rối. Chi học trường Girton phía bắc thành phố Cambridge. Quang Diệu học trường Fitzwilliam và được phân cho một căn phòng ở phía nam thành phố. Nỗ lực tìm một căn phòng gần chỗ người yêu không thành, Quang Diệu phản ánh lên giám thị nhà trường, vốn là người đã hết lòng giúp trong việc xin được một chỗ học cho Ngọc Chi. Dù vậy, không những bị nghi ngờ về tinh thần “xả thân” cho người yêu, Quang Diệu còn “được” vị giám thị nhắc nhở rằng trường Girton sẽ không ủng hộ chuyện sinh viên nhận học bổng kết hôn ngay khi đang học.

Thế nhưng Quang Diệu và Ngọc Chi vẫn quyết tâm kết hôn vào tháng 12 năm ấy. “Chúng tôi quyết định lặng lẽ kết hôn vào dịp nghỉ lễ Giáng sinh, và giữ điều đó bí mật. Ba mẹ Ngọc Chi sẽ vô cùng thất vọng nếu chúng tôi xin phép họ. Trường Girton có thể sẽ phản đối như lời khuyến cáo của ngài giám thị. Hội đồng quản trị học bổng Nữ Hoàng có thể sẽ gây khó khăn”, Quang Diệu viết trong Hồi ký.

Một người bạn đã chỉ cho họ một khách sạn nhỏ ở Stratford-on-Avon để họ nghỉ lễ và tham quan nhà hát Shakespeare. Tại đó, họ đã bí mật kết hôn sau khi thông báo cho nhân viên hộ tịch địa phương. “Trên đường từ Cambridge đến Stratford-on-Avon, chúng tôi ghé London, tôi mua cho Chi một chiếc nhẫn bạch kim ở phố Regent. Sau 2 tuần ở Stratford-on-Avon, chúng tôi trở về Cambrigde, Chi tháo nhẫn ở ngón tay và treo vào sợi dây chuyền đeo ở cổ”, Quang Diệu kể.

Mặc dù đã cưới nhau, hai người vẫn “ai ở nhà nấy”, vẫn học hành chăm chỉ và “có hệ thống”. “Vào cuối tuần và một vài buổi tối khác, tôi đạp xe lên trường Girton. Ngọc Chi nấu cho tôi những món ăn Singapore bằng cái bếp gas ở đầu hè”, Quang Diệu viết. Và họ mời những người bạn Singapore đoạt học bổng Nữ hoàng đến ăn chung. Phần thịt tiêu chuẩn cả tuần của Quang Diệu sẽ được nấu thành cà ri, hoặc Ngọc Chi sẽ làm món phở xào truyền thống với những nguyên liệu “không giống ai”: mì spaghetti sợi mảnh thay cho sợi phở, thịt gà thay vì thịt heo, ớt ngọt thay cho ớt hiểm…

Tốt nghiệp hạng ưu. Thầy giám thị Thatcher đứng giữa

Họ tiếp tục như thế cho đến kì thi cuối cùng vào tháng 5.1949. Khi kết quả được thông báo vào tháng 6, Quang Diệu xếp hạng nhất, đoạt được ngôi sao danh dự duy nhất cho những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc của khóa học. Ngọc Chi cũng đạt hạng nhất. Họ gọi điện về Singapore báo cáo thành tích học tập cho gia đình, nhưng chuyện kết hôn thì vẫn giấu biệt.

Trong một cuộc đối thoại với các doanh nhân năm 2009, ông Lý kể rằng đó là cuộc điện thoại duy nhất mà ông gọi về Singapore trong suốt mấy năm ở Anh, tốn 5 bảng Anh, giá trị bằng 100 bảng bây giờ.

Đẹp duyên cưỡi rồng

Khi ông Lý Quang Diệu chọn con đường chính trị và trở thành người đứng đầu đất nước, bà Kha Ngọc Chi trở thành một nội tướng thâm hậu.

Đám cưới chính thức tại khách sạn Raffles ngày 30.9.1950

Tháng 8.1950, sau khi hoàn thành khóa huấn luyện hành nghề luật sư tại trường Middle Temple, Quang Diệu và Ngọc Chi trở về nước trước sự cổ vũ của báo chí. Tìm việc làm xong, Quang Diệu đến nhà Ngọc Chi xin phép làm đám cưới. Cha Ngọc Chi đùng đùng nổi giận. Ông chờ đợi thân phụ của Quang Diệu đến ngỏ lời xin phép chứ không phải là một cậu thanh niên 27 tuổi. Nhưng cuối cùng, đám cưới chính thức của họ cũng diễn ra tốt đẹp tại khách sạn Raffles vào ngày 30.9.1950. Ngọc Chi về làm dâu nhà họ Lý ở số 38 phố Oxley. Hai vợ chồng cùng đi làm cho công ty luật Laycock & Ong.

“Con rồng vinh hiển” đem lại niềm hạnh phúc vô biên

Ngày 10.2.1952, đứa con đầu lòng của họ ra đời. Lý Quang Diệu tham vấn một chuyên gia phiên dịch tại Tòa án tối cao Singapore để tìm cái tên hay nhất cho con. Vị chuyên gia phán rằng đứa bé ra đời vào ngày mầu nhiệm nhất trong năm theo lịch Trung Hoa – ngày thứ 15 của nguyệt kỳ đầu tiên trong năm con rồng. “Vì thế chúng tôi quyết định đặt tên con là Hiển Long, tức con rồng vinh hiển. Thằng bé rất dài, trông gầy guộc nhưng nặng hơn 8 cân Anh. Nó đem lại cho chúng tôi niềm hạnh phúc vô biên”, ông Lý viết trong Hồi ký.

Sau đó, họ sinh thêm con gái Vỹ Linh (1955) và con trai út Hiển Dương (1957). Cả 3 đều học rất giỏi và thành đạt. Hiển Long nay là đương kim thủ tướng Singapore, Vỹ Linh là bác sỹ thần kinh nhi nổi tiếng, còn Hiển Dương là một doanh nhân giỏi.

Hiển Long, Vỹ Linh, Hiển Dương đều thông minh và học giỏi

Tháng 9.1955, Lý Quang Diệu cùng vợ và em trai kế Lý Kim Diệu thành lập công ty luật Lee & Lee do ông đứng đầu. Trước đó, cuối năm 1954, ông cùng các cựu du học sinh tại Anh quốc thành lập Đảng Hành động Nhân dân (PAP), ra tranh cử nghị viên và chính thức bước vào con đường chính trị mà ông đã có tham vọng khi còn rất trẻ. Tháng 6.1959, ông thắng cử và trở thành thủ tướng Singapore, trao quyền điều hành công ty luật Lee & Lee lại cho vợ và em trai. Hơn 6 thập niên qua, Lee & Lee không ngừng lớn mạnh và là một công ty tầm cỡ ở Singapore hiện nay.

Nội tướng

Trong chương áp cuối với chủ đề “Gia đình tôi” của tập hồi ký thứ hai Từ Thế giới thứ ba lên Thế giới thứ nhất – Câu chuyện Singapore: 1965-2000 xuất bản năm 2000, ông Lý viết: “Những người (Không dùng từ này) khiến tôi có ấn tượng bởi sự quan trọng mà họ đặt vào người phụ nữ sẽ gắn bó với một cán bộ triển vọng. Họ biết người vợ có ảnh hưởng lớn như thế nào đến sự dấn thân vì lý tưởng của người chồng… Tôi thật sự may mắn. Chi chưa bao giờ nghi ngờ hay do dự về lý tưởng chiến đấu của tôi, bất chấp kết cục thế nào”.

Sát cánh bên chồng

Với ông Lý, bà Chi là chỗ dựa của gia đình: “Bởi tôi biết Chi có công việc của một luật sư, và nếu cần bà ấy có thể tự lo cho mình và các con, nên tôi không phải lo lắng về tương lai của bọn trẻ”. Điều đó giúp ông toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp chính trị của bản thân và tương lai của đất nước. Với các con, bà Kha là một người mẹ mẫu mực, tuyệt vời. Thủ tướng Lý Hiển Long từng kể trong nhiều cuộc nói chuyện trước công chúng: “Khi chúng tôi còn nhỏ, mẹ tôi là một luật sư bận rộn. Nhưng thay vì ăn trưa với khách hàng, hôm nào bà cũng về nhà ăn cơm với chúng tôi, chăm sóc và bảo ban anh em tôi chu đáo”.

Người mẹ mẫu mực

Trong sự nghiệp chính trị của mình, ông Lý thừa nhận bà Kha là “một tòa tháp sức mạnh”. Suốt 31 năm ông làm thủ tướng (1959 – 1990), bà lặng lẽ làm người hỗ trợ đắc lực trong quan hệ đối nội lẫn đối ngoại của ông: “Bà ấy giúp tôi hàng đống công việc, giúp tôi tiết kiệm được rất nhiều thời gian, như sửa bản thảo các bài diễn văn mà tôi sắp phát biểu, sửa đề cương tôi sẽ trình trước Quốc hội hoặc trả lời phỏng vấn. Bà ấy quen thuộc với ngôn ngữ của tôi nên dễ dàng đoán ra từ ngữ tôi dùng mà các nhân viên tốc ký của tôi không thể lần ra được”.
Trong các chuyến công cán cùng chồng, bà Chi tiếp xúc với phu nhân của các chính khách mà ông Lý gặp gỡ. Sau đó, bà đưa ra nhận định khá chính xác về vị chính khách thông qua cách hành xử và giao tiếp của vợ ông ta. “Bà ấy có một trực giác rất tinh anh khi đánh giá một con người. Trong khi tôi đưa kết luận dựa trên phân tích và lý lẽ, thì bà ấy lại dựa vào cảm giác mà bà cảm nhận được đằng sau nụ cười, những lời nói thân tình, nét mặt, và ngôn ngữ cơ thể của người đối diện”, ông Lý viết.
Trong những lần thăm Trung Quốc, sau một ngày làm việc bận rộn, ông bà trở về phòng khách sạn và đem những cuốn băng ghi âm các cuộc tiếp xúc ra nghe lại. Khi đó, bà Kha giảng giải cho chồng hàm ý trong từng từ ngữ, từng cử chỉ mà các lãnh đạo Trung Quốc thể hiện, bởi bà rất giỏi tiếng Hoa và hiểu sâu sắc văn hóa Trung Quốc.

Nội tướng thâm hậu

Ông Lý cũng tiết lộ rằng, khi ông đàm phán để sát nhập Singapore với Malaysia vào năm 1962, bà Kha đã dự cảm được một kết cục không như mong muốn, nhưng ông không nghe theo. Thực tế đã chứng minh bà đúng: Sau 2 năm nhập chung, ngày 9.8.1965, Singapore buộc phải tách khỏi Malaysia…

Bóng tà

Tôi gặp bà Kha Ngọc Chi lần duy nhất vào ngày 11.1.2008 tại Trung tâm hội nghị Suntec. Ở tuổi 87 và từng trải qua bao cơn bạo bệnh, bà vẫn theo chồng đến dự buổi đối thoại về tuổi già. Khi đó bà đã yếu rồi, bước đi phải có người dìu đỡ. Ông Lý cũng yếu, dù không cần người dìu, nhưng mỗi bước ông đi, 2-3 cận vệ luôn kèm sát. Ngồi ở hàng ghế cử tọa, bà nhìn ông ở trên sân khấu và móm mém cười mỗi khi ông nhắc đến chuyện nhà. Đó có lẽ là lần cuối cùng bà xuất hiện trước công chúng, trước khi ngã bệnh liệt giường sau đó đúng 4 tháng.

Ba thế hệ quây quần đêm giao thừa thiên niên kỷ

Trong cuộc đối thoại ngày 11.1.2008, ông Lý nói rằng: “Mẹ tôi mất ở tuổi 74 vì đột quỵ. Ba tôi mất ở tuổi 94. Vì vậy, tôi tính toán mình có thể ra đi trong khoảng 74 đến 94 tuổi. Nhưng tôi đã nhỡ mất cái hạn 74 rồi! Hạn tiếp theo sẽ là 87, ba tôi ngã bệnh ở tuổi đó”. Ông Lý vừa bước sang tuổi 87 được nửa tháng.

Lý Quang Diệu – Kha Ngọc Chi rồi sẽ ra đi, nhưng câu chuyện tình đẹp đẽ của họ sẽ mãi mãi được ghi nhớ.

Thủ tướng Lý Quang Diệu

Biệt ly

Tôi viết xong và gửi về Việt Nam loạt bài 4 kỳ này vào sáng thứ Bảy 2.10.2010. Chiều đó, bà Kha Ngọc Chi đã vĩnh viễn ra đi.

Tôi lại đến với bà đây!

29.9, ngay trước kỷ niệm 60 năm ngày cưới chính thức, ông Lý phải nhập viện vì bị viêm phổi.

5 giờ 40 phút chiều 2.10, bà Kha Ngọc Chi nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng tại nhà bên cạnh con gái Vỹ Linh. Lúc đó, ông Lý Quang Diệu vẫn nằm trong bệnh viện; con trai út Hiển Dương đến thăm mẹ buổi sáng và đã ra về; con trai cả, Thủ tướng Lý Hiển Long, vừa đến thành phố Antwerp, Vương quốc Bỉ, để dự Hội nghị Á-Âu (ASEM8). Thủ tướng Lý đã bay về nước ngay trong đêm.

Khoảng 15,000 người đã đến viếng linh cữu bà Kha quàn tại biệt thự Sri Temasek – vốn dành cho gia đình thủ tướng nhưng không ai ở – nằm ngay trong dinh thự Istana trong hai ngày 4-5.10.

Đêm 4.10, sau khi khách đã ra về hết, ông Lý bước từng bước chậm chạp đến bên bà. Gần như bất động, ông đứng nhìn vào bức ảnh đặt ở chân quan tài trong vòng chừng 1 phút, rồi quay đi. Trông ông yếu hơn hẳn hôm 1.10 khi tiếp Tổng giám đốc Hiệp hội hàng không quốc tế Giovanni Bisignani ngay tại Bệnh viện đa khoa Singapore. Người ta đang lo lắng cho sức khỏe của ông Lý sau sự mất mát này.

Chiều 6.10, linh cữu bà Kha Ngọc Chi được đưa về nhà hỏa táng Mandai bằng quân xa dành cho lãnh đạo cao cấp, dù đám tang bà không được theo chế độ quốc tang. Ông Lý Quang Diệu, 3 người con, con gái đầu của Lý Hiển Long – Lý Tú Kỳ, con trai trưởng của Lý Hiển Dương – Lý Sinh Vũ lần lượt đọc điếu văn ngợi ca và tiễn biệt người vợ, người mẹ, người bà của họ.

Ông Lý kết thúc điếu văn bằng một câu mà không ai cầm được nước mắt: “Tôi thấy an ủi rằng bà ấy đã sống một cuộc đời 89 năm đầy ý nghĩa. Nhưng trong giây phút biệt ly cuối cùng này, trái tim tôi nặng trĩu buồn đau”.

Người ta không thấy nước mắt ở người đàn ông 87 tuổi này.

Hãy đợi tôi ở Suối Vàng! Các con sẽ hòa chung tro cốt của chúng ta

Trước khi nắp quan tài được đóng lại để đưa lên giàn hỏa táng, ông Lý nhoài người đặt lên ngực vợ một bông hồng đỏ, và bước thêm mấy bước đến gần hơn, tay trái bấu vào thành quan tài, tay phải đặt lên môi, rồi rướn người đặt các đầu ngón tay lên trán bà. Ông lặp lại nụ hôn biểu tượng đó thêm một lần nữa rồi khó nhọc đứng thẳng dậy, quay người đi.

Thục Minh

Singapore đầu tháng 10.2010