Archive for November, 2010

Bài Không Tên Số 1

Sunday, November 14th, 2010

Xin đời sống cho tôi mượn tiếng

Xin cho cơn mê thêm dài một chuyến

Cuộc tình buông xuôi còn lưu luyến

Còn đắng cay còn hận còn đau

Em giờ đã xa xăm rồi đó

Nơi em đi chắc vẫn còn lệ ứa

Chiều nay trong mưa mà nhung nhớ

Một thoáng thương vay cho đời say

Cuộc tình ngày đó đã theo mùa Xuân đó

Cuộc đời này đây sẽ chôn vơi ở đây

Ước cho nhiều tuổi xanh trở về đâu

Theo ngày tháng tàn tình yêu cũng héo tàn

Mai đời có cho tôi gặp gỡ

Xin cho đôi môi em cười rạng rỡ

Một bờ mi cong vùng tóc nhớ

Ðể sống thêm thêm lần trẻ thơ

Chỉ riêng mình em

Wednesday, November 10th, 2010

Tôi đã nghe đâu đó câu hát “yêu là em sẽ cho và cho rất nhiều không cần giữ lại…” nhưng tôi không thích quan điểm đó. Có lẽ tôi vốn không thích những mối tình đơn phương.

Mynu Vo
(Truyện ngắn của tôi)

Nhưng với Minh bạn tôi thì khác. Cô giống như mẫu người xưa nay tôi ghét nhưng không phải vì vậy mà tôi không nói chuyện với Minh, ngược lại, tôi luôn tôn trọng, lắng nghe những điều không muốn thổ lộ cùng ai của cô ấy.

Nhiều lúc tôi giận cô ấy lắm, giận cái kiểu yêu đơn phương chỉ có cho mà không có nhận của cô. Mà nếu có nhận thì cũng chỉ là nụ cười vừa lạ, vừa thân quen của sếp dành cho một nhân viên cấp dưới. Không biết anh sẽ nghĩ gì khi biết được tình cảm của Minh. Liệu anh có cảm nhận được tình cảm của Minh dành cho anh? Tôi tự hỏi như vậy.

Lúc chân ướt chân ráo bước vào công ty, cái đầu hói của Quang – sếp cô – làm cô đặc biệt chú ý bởi đó là điểm đặt biệt khiến anh không lẫn vào đâu được. Chúng tôi thường đùa nhau rằng đầu anh giống như sân bay Tân Sơn Nhất, còn bụng anh thì giống như một phụ nữ đang mang bầu khoảng năm tháng. Anh nhìn bọn tôi cười trừ: “Mấy em mong cũng không có!”. Đó là lúc anh đang vui. Còn lúc anh tức tối thì không có từ nào để diễn tả.

Chuyện tình của anh cũng chẳng đâu ra đâu cả. Dạo tôi và Minh mới vào công ty, anh đang cưa cẩm cô nàng kế toán rồi sau đó không biết sao lại thôi. Cho nên anh cứ nhắc cái điệp khúc làm tụi con gái tui ngao ngán mỗi đợt ăn cơm: “Ở vậy cho con gái nó thèm chơi”. Rồi có lúc buồn buồn, anh bảo: “Anh thế này ai chịu hả em?”. Nhưng anh biết đâu có một người luôn lặng lẽ dõi theo những lúc anh vui buồn dù cô ấy biết anh đã có người yêu. Không phải Minh muốn chen vào làm người thứ 3 mà tình cảm Minh dành cho anh là đơn phương, chỉ mình Minh yêu anh mà thôi.

Có lẽ tình yêu ấy bắt đầu từ những thổn thức đầu đời, những rung cảm rất con gái, xuất phát từ cái nhìn đầy cảm thông, những lời an ủi khi cô bị la rầy và những lúc suy tư khép mình trong góc bàn làm việc. Đối với Minh thế là đủ, nhưng không biết đối với người đó thế nào nữa. Hình như nó mông lung xa vời lắm, vừa tạo cho cô cảm giác gần gũi, vừa lại trở nên xa lạ.

Minh tốt nghiệp ngành xã hội học nhưng lại được nhận vào công ty làm ở bộ phận điều phối sản xuất. Cũng từ đó Minh có cơ hội được tiếp xúc và làm việc với anh. Minh nắm bắt công việc hơi chậm, và công việc cô làm có ảnh hưởng đến tiến độ của nhiều bộ phận khác nên Minh thường bị anh la toàn những chuyện không đâu. Mỗi khi bị la, ánh mắt Minh lơ đi lúc bắt gặp ánh mắt sếp nhìn, lòng tự nhủ: “Eem không sai”. Nhưng những lúc vậ,y nước mắt cô cứ chực trào ra không ngăn được, nên cô chỉ biết im lặng, cô sợ mình yếu lòng trước ánh mắt ấy.

Cô không muốn trở thành một người con gái yếu ớt trước mặt anh. Nhưng cũng không biết tự bao giờ tình cảm trong cô không ngừng lớn dần, cô vui khi người ấy vui, buồn khi người ấy buồn. Thời gian lặng lẽ trôi qua và tình cảm thì ngày một đầy.


Nhưng mọi chuyện vốn dĩ không như con người mong đợi. Cô ngày càng có cảm giác chán nản trong việc và không muốn tiếp tục nữa. Cô muốn rời xa anh vì Minh biết con tim nhỏ bé của mình không còn đủ dũng cảm để chờ đơi trong vô vọng. Quyết định ra đi tìm một công việc mới là sự giải thoát khỏi ánh mắt, nụ cười ấy, đồng thời tìm một hướng đi mới cho riêng mình.

Minh ở đây lâu vì anh, vì một cái gì đó xa xôi từ anh. Anh như bình minh buổi sáng dịu êm cũng có khi như ánh mặt trời ban trưa rực rỡ, có khi lại là ánh trăng điềm đạm giữa trời hôm. Anh soi rọi trên mọi nẻo đường của cô. Và cô cũng dần mất phương hướng khi lạc vào thứ ánh sáng nó, nó gieo trong cô cả niềm tin lẫn sự sợ hãi. Cô tự nhủ với mình sẽ ở bên cạnh dõi theo từng bước anh đi, thế cũng là hạnh phúc với mình nhưng rồi không thể.

Minh quyết định thôi việc, cô cầm lá đơn vào phòng anh lòng nặng trĩu, đôi mắt mang một nét buồn man mác. Dù đã chuẩn bị tâm lý trước nhưng Minh không khỏi bối rối khi thoáng nghe anh nói khẽ:
– Gì vậy em?
– Em muốn gửi anh đơn xin thôi việc? Giọng ngập ngừng Minh đáp.
Anh tròn mắt nhìn cô rồi nhìn sang lá đơn. Lúc thấy cô bước vào anh có linh cảm sẽ có chuyện không vui vì trước đó có nghe mọi người bàn tán xôn xao về quyết định của cô. Anh cố tỏ vẻ bình thản như chưa biết gì, anh nói:
– Minh học gì ra vậy?
Minh hơi ngỡ ngàng, cứ nghĩ là anh sẽ hỏi tại sao cô nghỉ nhưng hóa ra lại không phải. Nó phá vỡ bầu căng thẳng trong cô trả lại cho cô sự lém lĩnh thường ngày trước những câu đùa của anh trong lúc ăn cơm:
– Anh nhận em vào mà không biết em học gì à? Anh lúc nào cũng đùa được.
Nói vậy nhưng trong lòng cô cảm thấy buồn buồn, là đồng nghiệp gần cả năm vậy mà anh không biết Minh học gì, có lẽ anh vô tâm quá. Cô gượng nở nụ cười khi thấy anh đờ người trước câu trả lời. Rồi anh phớt lờ:

– Em làm trái ngành à? Công việc có khó khăn lắm không? Anh nhìn chằm chằm vào đôi mắt cô như thể đã hiểu thấu tận bên trong sau thẳm. Không để cô nói anh tiếp: “Ngày trước anh học thiết kế nhưng cũng vì cuộc sống bon chen nên đã làm trái ngành, bước đầu cũng gặp nhiều khó khăn lắm nhưng rồi… cũng quen cả, mọi thứ vẫn ổn”. Hình như trong ánh mắt, anh muốn nói cái gì mới bắt đầu cũng đều khó khăn cả nếu em biết cách vượt qua thì sẽ cảm thấy dễ dàng hơn.

Cô lơ mơ hiểu điều đó nhưng với sự chuẩn bị tâm lý trước, cô bảo: “Em cũng nghĩ vậy nhưng thực sự em muốn tìm cho mình một công việc mới thích hợp hơn và…” cô bỏ lửng câu nói, rồi tiếp: … em dự định học cao hơn nữa nên em nghĩ ra đi là cách tốt nhất”.

Nhìn cô gái trẻ ngồi trước mặt, anh cũng đoán được nhưng câu nói này làm anh không thể mở lời, vì mở lời tức đồng nghĩa với việc ngăn cản tương lai của cô ấy. Anh biết ở đây cũng khó mà có cơ hội phát triển kiến thức cô học. Nếu làm ở một môi trường khác có lẽ sẽ hợp hơn nhiều, sẽ phát huy được năng lực của cô. Anh im lặng lúc lâu rồi nói:

– Nếu có một con đường mới tốt hơn thì anh chúc em thành công trên con đường đó. Nhưng… – có cái gì đó nuối tiếc xót xa. Minh lặng người nghe anh nói, hình như trong đầu cô đang mong anh khuyên mình đừng đi, hãy ở lại. – … nhưng nếu em ở lại được thì tốt quá. Anh thấy em công việc cũng thạo rồi. Giờ mà em đi anh thấy hơi tiếc”

Giọng anh chùng xuống, đôi mắt nghiêm nghị thường ngày bỗng trở nên thân thiện, anh cảm thấy mình ích kỷ trước cô. Có lẽ những điều này làm cho sự cứng cỏi trong Minh như mềm nhũn ra, tan như bong bóng xà phòng. Cô ngồi lặng lẽ nhìn bầu trời xa xa.

Từng đám mây đen trôi đi trả lại cho bầu trời một màu xanh mát trong. Và dường như cô chẳng để ý đến cái nhìn của anh nữa, cũng chẳng để ý đến cái lá đơn xin thôi việc đặt giữa anh và cô. Chợt cô bừng tỉnh sau tiếng gọi của anh.
– Minh em sao vậy? Hôm nay mệt à?
– Không… em không sao – cô hoàn hồn trả lời trong vô thức.
Giọng anh lo lắng pha chút nhẹ nhàng như làn gió buổi sáng:
– Vậy em giữ lá đơn này nhé suy nghĩ kỹ rồi đưa anh sau.
Anh nở một nụ cười ngượng trên môi, đôi mắt sáng lên hy vọng cô sẽ đồng ý.

Minh thất thần đáp trả bằng ánh mắt ngơ ngác, không đồng ý cũng không từ chối. Bất giác cô muốn nhận lại lá đơn nhưng tay cứng đờ không thể nhúc nhích. Hình như nó không hành đồng theo mách bảo của trái tim. Cô đã nhiều lần dằn vặt trái tim mà cô cho là tội lỗi của mình. Rồi nhiều lúc suy nghĩ lại, cô ngỡ ngàng mình có gì sai đâu nhỉ. Chẳng lẽ tình yêu với anh là tội lỗi. Mình ra đi là vì cái gì chứ, chẳng phải vì cô, vì anh và vì… tình yêu lâu nay cô dành cho anh là quá lớn chăng? Những câu hỏi cứ lặp đi lặp lại trong đầu làm cho cô chao đảo. Cô sợ ở bên anh, cô sẽ không thể làm chủ chính mình. Và cô cũng sẽ không bao giờ nói ra được với anh. Đột nhiên, vẻ mặt cô bắt đầu trấn tĩnh lại: “Em suy nghĩ kỹ rồi”.
Rồi quay người sang hướng khác, mặt cúi xuống giọng thều thào như một người có lỗi, mà cô có lỗi gì đâu chứ. Chắc tại cô sống tình cảm quá thôi. Cũng chính vì lý do này mà mọi người cũng rất qúy cô.

Anh im lặng nhìn xa xa như thể không nghe cô nói gì, cái kiểu mà các sếp thường làm khi không muốn một nhân viên mình quý mến ra đi. Cô cũng vậy, khoảng không tĩnh lặng tạo cho con người cảm giác khó chịu. Cô nghĩ mình phài phá vỡ cái không khí này, cô chủ động: “Dù gì thì em cũng cảm ơn anh rất nhiều trong thời gian em làm việc tại đây”. Cô thất thần bước ra khỏi phòng làm việc của anh, bóng cô mảnh khảnh khắc khoải sau cánh cửa. Tiếng thở dài vang lên lắng đọng.

Minh lặng lẽ ngồi vào bàn làm việc nhưng đầu óc trống rỗng, cô chẳng biết mình làm gì nữa. Rồi những tiếng lào xào các đồng nghiệp khẽ hỏi: “Minh ơi, sếp Quang kêu em nói chuyện sao rồi, có thay đổi quyết định không?” Minh gượng cười, khẽ lắc đầu. Cái nụ cười xót xa như tự mình vứt bỏ một điều gì đó khó khăn lắm mà cô mới quyết định được. Mọi người chỉ biết Minh quyết định không làm ở đây nữa vì công việc của cô chứ không biết tình cảm của cô đối với sếp. Mà cũng đúng thôi cô là một người khá kín tiếng trong chuyện tình càm.

Rồi thời gian cũng thấm thoắt trôi qua. Rồi cũng đến ngày Minh rời khỏi công ty. Một bữa tiệc nho nhỏ của những người đồng nghiệp và của cả anh. Một câu hát vang vọng “… vẫn biết yêu người không lối thoát nhưng tình em nơi đây sẽ trao về anh suốt đời, một lòng yêu anh yêu bằng con tim em mãi muôn đời…”, dù trong cơn mơ, cô vẫn ý thức được một điều rằng nếu mai này không có anh cô vẫn sẽ vững bước trên con đường tương lai của mình.

Những kỷ niệm về anh cô chỉ giữ cho riêng cô mà thôi.

Vài nét về tác giả:

Đầu tiên cho mình gửi lời chào đến chuyên mục Truyện ngắn của tôi. Đây là sáng tác đầu tay của mình, hy vọng sẽ góp phần cho chuyên mục ngày càng được nhiều độc giả đón đọc – Mynu Vo.

Ngoisao

Bí Quyết Làm Đẹp Của Phụ Nữ Các Nước

Wednesday, November 10th, 2010

Trung Quốc: Ăn nhiều hạnh nhân hay lạc nghiền nhỏ sẽ có rất ít nếp nhăn. Ba nhánh tỏi và nửa quả chanh thái mỏng ngâm trong rượu nếp sau 6 tháng sẽ là loại kem tuyệt vời dành cho da bạn. Đây chính là những phương pháp được truyền lại từ bao đời nay của phụ nữ Trung Quốc để giữ gìn nhan sắc của họ.

Hy Lạp: Muốn có làn da mịn màng, khỏe mạnh, mỗi năm bạn nên ra biển ít nhất một lần. Sau khi đã thoa kem chống nắng, hãy bốc cát xoa đều lên khắp cơ thể và massage nhẹ nhàng, làm như vậy trong nửa tiếng rồi tắm lại với nước sạch. Bạn sẽ phải ngạc nhiên với làn da mới thật mịn màng của mình.

Nhật Bản: Trong những món ăn hàng ngày, người Nhật thường sử dụng rong tảo biển, gạo và đậu nành. Đây cũng chính là những thực phẩm mà phụ nữ Nhật cho rằng đã mang lại cho họ làn da mịn màng và mái tóc óng mượt.

Anh: Phái đẹp của nước này khuyên chúng ta sau khi uống trà xong đừng vội vứt đi mà cần gói lại cẩn thận rồi để trong tủ lạnh. Khi nào thấy mỏi mắt, hãy đặt mỗi túi trà đó lên một bên mắt trong vài phút, chúng sẽ làm cho bạn sảng khoái hẳn lên.

Pháp: Phụ nữ Pháp thường cắt đôi quả nho, bỏ hạt rồi đắp đều lên da mặt, nằm thư giãn trong nữa giờ. Họ còn khuyên chúng ta nên dùng các loại mỹ phẩm dưỡng da làm từ hoa quả.

Mỹ: Để có mái tóc khỏe, óng ả chị em nước này khuyên bạn nên dùng thịt quả bơ để dưỡng tóc. Chọn một quả bơ già, bổ làm đôi, lấy phần thịt vò vào mái tóc, ủ bằng khăn tắm hay túi chụp nilon trong vòng 1 tiếng. Sau đó gội đầu sạch bằng dầu gội đầu

Ba Lan: Các cô gái luôn cho rằng sự gợi tình của mỗi người thể hiện ở đôi môi đẹp. Bí quyết lâu đời của họ là dù mùa đông hay mùa hè hãy thoa một chút mật ong lên môi mỗi ngày.

Vietshare

Bánh Bông Hồng Chay

Wednesday, November 10th, 2010

Nguyên Liệu:

– carôt’ sợi, rau cần tây sợi, bắp cải trắng sợi, giá tất cả 500 gram
– 100 gram nấm tươi trắng
– 100 gram tàu hủ chiên cắt sợi
– 1/4 gói tau hu ky loại mềm bóp nhuyển
– một gói bột há cảo
– muối, tiêu, gừng, nước tương, bột mêm rau cải

Cách Làm:

– cho tí dầu vào chiên gừng cho thơm, cho tahủ chiên vào sơ cho thấm gia vị muối, tiêu, bột nem rau cải, xong cho tất cả rau cài vào xào sơ cho, cuối cùng cho tau hủ ky vào xaò cho khô nhân và nem lại cho vừa ăn
– trong khi chờ nhân bánh nguội, thì nâu’ nửa lít nước’
– cho bột há cảo, tí muối và 2 muổng dầu ăn, chờ nước thật sôi chophân nửa vào bột, dùng muổng to quậy đều, nếu khô thì cho thêm tí nước sôi vào, nhồi cho tới thành khối bột , đậy nấp lại để riêng cho bột nở và nguội bớt
– nhồi cục bột cho dẻo và mịn, nhồi thành dòn hơi dài, cắt thành cục, cán ra, xong cho nhân rau cải vào, túm lại và nắn thành cái bông dùng cái nỉa ấn dành bánh như trong hình
– xong đêm hấp chín khoản 10p
– món nầy ăn với nước tương ớt chay, với các loại rau cải
– nhờ có tau hu ky khô vào nhân khô và khi ăn béo hơn

Source: MUIVI

Bánh Khoái Nước Lèo

Wednesday, November 10th, 2010


Bột:
1 gói bột bánh xèo 12 oz
1 cup beer
3.5 cups nước lạnh
1 tspn muối
2 TBSP hành lá cắt nhỏ

Đổ bột và muối vào một cái tô lớn
Cho 1 cup bia vào quậy tới khi sền sệt
Ddổ nước vào, quậy cho bột hoà tan
Cho hành lá vô sau cùng, quậy cho đều

Nhân:
1 lb tôm loại lớn, lột vỏ, lấy chỉ
1 lb thịt ba rọi, luột chín, lạng bỏ da, xắt mỏng
1 củ hành tây xắt lát
1 đòn chả Huế, xắt thẻ
1 lb giá sống

NƯỚC LÈO
2 tspn dầu mè
1 tspn tương ớt hiệu con gà
1/2 cup nước
2 TBSP Hoisin sauce
1 tspn đường
1 TBSP bột bắp quậy với 3 TBSP nước lạnh
2 TBSP đậu phụng rang vàng đậm, giã nhỏ

Cách Làm:

Bắt một nồi nhỏ lên bếp cho nóng
Cho dầu mè vào
Cho tương ớt vào xào cho lên màu
Ddổ nước vào
Chờ hỗn hợp sôi thì đổ hoisin sauce và đường vào
Khi hỗn hợp sôi lại thì đổ bột bắp vào quậy đều
Cho đậu phụng vào, chờ sôi tắt lửa
Để nước chấm nguội, cho ớt tỏi giã nhỏ vào
Dùng chảo thật dày, như chảo gang hột mè chẳng hạng (nếu muốn khói nhiều thì dùng loại chảo lép, không mép của Viêt Nam)
Cho chảo lên bếp, độ nóng trung bình
Cho 1 TBSP dầu ăn vào chảo
Cho hành củ vào xào cho thơm
Cho tôm thịt vào đáy chảo
Tráng bột thật mỏng lên chảo đã có sẳn tôm thịt
Cho 1 TBSP dầu xung quanh viền của bột
Sắp chả và giá lên 1/2 mặt bánh (Mặt kia đừng bỏ topping để dể gấp lại)
Ddậy nắp khoảng 30 giây (chỉnh thời gian ngắn dài tùy theo mình thích ăn giá sống hay chín)
Mỡ nắp ra, chờ cho bánh bắt đầu hơi cháy ở dưới, có mùi khói thìđược (Không thích ăn mùi khói thì lấy ra lẹ)
Gấp đôi bánh lại
Nghiêng chảo để bánh rớt ra dĩa
DỌN BÁNH VÀ NUỚC LÈO CÙNG RAU XÀ LÁCH, HÚNG CÂY, HÚNG QUẾ
KHI ĂN:
LẤY MỘT CÁI TÔ LỚN, XÉ RAU VÀO TÔ, GẮP BÁNH KHOÁI LÊN TÔ, CHAN NƯỚC LÈO NGẬP LÊN, TRỘN ĐỀU
Chúc các bạn và gia đình ăn ngon miệng

Tiểu Thơ Xứ Biển – Sưu Tầm

Gió Về Miền Xuôi – Ca Sĩ Nhật Khoa

Tuesday, November 9th, 2010

Đà Lạt Hoàng Hôn – Ca Sĩ Cẩm Ly

Tuesday, November 9th, 2010

Tôi Nhớ Đà Lạt – Ca Sĩ Vân Khánh

Tuesday, November 9th, 2010

Obama ủng hộ Ấn Độ vào HĐBA

Tuesday, November 9th, 2010

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói ông ủng hộ kế hoạch của Ấn Độ trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo An LHQ.

Ông Obama muốn Ấn Độ trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an

Trong bài phát biểu đọc tại quốc hội Ấn Độ, thời điểm cuối của chuyến thăm ba ngày, ông Obama ca ngợi thành tựu phát triển của Ấn dộ.

Phát biểu của ông Obama có vẻ làm hài lòng các dân biểu có mặt tại phòng họp nghị viện. Trong nhiều năm qua, Ấn Độ liên tục vận động để trở thành thành viên của HĐBA.

Phân tích gia cho hay điều này không có nghĩa là Ấn Độ sẽ có ghế ngay tại HĐBA. Cải cách tại LHQ mà ông Obama kêu gọi sẽ mất nhiều năm để thực hiện.

Ngay lập tức Pakistan, đối thủ trong nhiều năm của Ấn Độ, đưa ra phản ứng. Islamabad nói họ chống lại kêu gọi của Mỹ, nhắc ông Obama không nên chơi ván bài chính trị quyền lực.

‘Ra trước công lý’

Ông Obama nói quan hệ giữa Washington và Delhi sẽ trở thành mối cộng tác tiêu biểu cho thế kỷ 21.

Dân biểu Ấn Độ vỗ tay lớn nhất khi ông Obama nói: “Với tư cách là hai cường quốc trên thế giới, Hoa Kỳ và Ấn Độ có thể cộng tác nhiều hơn để ổn định an ninh toàn cầu. Điều này đặc biệt đúng khi Ấn Độ có ghế trong Hội đồng Bảo an hai năm tới.

“Đây là mô hình ổn định dài lâu Hoa Kỳ đang theo đuổi nhằm cải tổ LHQ. Cơ quan này cần tăng tính hiệu quả, làm được nhiều việc, có uy tín, và chính danh.

“Và hôm nay tôi có thể nói rằng trong thời gian tới, tôi muốn thấy Hội đồng Bảo an được cải tổ. Và Ấn Độ trở thành thành viên thường trực của Hội đồng.”

Hiện nay HĐBA có 5 thành viên thường trực. Đó là các nước Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga, và Trung Quốc. Năm nước này có quyền phủ quyết nghị quyết. Một số người chỉ trích mô hình này không còn phù hợp với thế giới ở thế kỷ thứ 21.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Pakistan, Abdul Basit nói đề nghị của ông Obama “làm cho quá trình cải cách HĐBA thêm phức tạp.

“Pakistan hy vọng Hoa Kỳ nên có thái độ cân bằng, không nên bị thúc đẩy bởi sự gấp rút muốn thực hiện tham vọng chính trị.”

Ông Obama cũng dùng bài phát biểu để nói về đe dọa của dân quân từ Pakistan.

Ông nói: “Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ lãnh đạo Pakistan nhằm giải trừ các hang ổ của khủng bố tại vùng biên giới. Và Mỹ muốn thấy các kẻ khủng bố đứng đằng sau vụ tấn công ở Mumbai phải đối diện với công lý.”

Cuối tuần ông Obama thăm đài tưởng niệm nạn nhân của vụ tấn công thảm sát năm 2008 tại in Mumbai. Vụ tấn công bắt đầu vào ngày 26/11, kéo dài trong ba ngày, làm 174 người thiệt mạng. trong đó có chín dân quân.

Theo: BBC News

Hoa Kỳ thắt chặt quan hệ với Indonesia

Tuesday, November 9th, 2010


Hai nước cam kết sẽ mở rộng hợp tác hơn nữa

Tổng thống của Hoa Kỳ và Indonesia tuyên bố hai nước sẽ mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, an ninh và thay đổi khí hậu.

Tổng thống Barack Obama nói Mỹ và Indonesia sẽ mở rộng quan hệ mậu dịch nhằm tăng cường thịnh vượng.

Ông Obama còn chỉ trích cuộc bầu cử mới đây tại Miến Điện và kêu gọi trả tự do cho lãnh đạo ủng hộ dân chủ là bà Aung San Suu Kyi.

Ông Obama, người đã từng sống tại Indonesia thời niên thiếu, còn có bài nói chuyện tại giáo đường Hồi giáo lớn nhất Đông Nam Á ở Jakarta.

Bài diễn văn này sẽ được ông Obama trình bày vào thứ Tư.

Đây sẽ là nỗ lực được chú ý nhất của ông bày tỏ ý muốn tham gia đối thoại với thế giới Hồi giáo kể từ sau bài diễn văn cột mốc ở Cairo vào tháng 6/2009.

Tuy nhiên, Tòa Bạch Ốc nói Tổng thống có thể sẽ phải cắt ngắn chuyến thăm Indonesia vài giờ do quan ngại tro bụi núi lửa Merapi có thể sẽ làm gián đoạn các chuyến bay.

Nói chuyện tại Jakarta, ông Obama nói ông đã làm việc nhiều nhằm sửa đổi quan hệ với các cộng đồng Hồi giáo, nhưng cảnh báo một số sự “hiểu lầm và bất tín” có thể sẽ vẫn tồn tại.


(Ông Obama (trái) sống ở Indonesia từ năm 1967 đến năm 1971 và chưa từng quay lại)

Tại buổi họp báo đề cập đến nhiều vấn đề, ông Obama còn chỉ trích kế hoạch của Israel xây nhà cho người định cư Do Thái ở khu vực Đông Jerusalem đang tranh chấp.

Ông Obama nói: “Những hoạt động kiểu như thế này không bao giờ hữu ích cho hòa đàm cả”.

Hòa đàm giữa Israel và Palestine được tái tục vào tháng Chín sau gần hai năm, nhưng bị ngừng lại chỉ vài tuần sau khi lệnh ngưng xây dựng các khu định cư Do Thái của Israel hết hiệu lực.

Kỷ niệm

Ông Obama nói Indonesia “đã tìm cách tạo ra được dân chủ thực sự” tại đất nước có dân số hết sức đa dạng.

Ông nói Washington và Jakarta sẽ còn hợp tác trong lĩnh vực thay đổi khí hậu.

Đã hai lần ông Obama phải hoãn chuyến thăm tới Indonesia do có vấn đề tại Mỹ.

Chuyến thăm này của ông diễn ra khi Indonesia đang phải vật lộn nhằm khắc phục hậu quả của hai đợt thiên tai mới đây – là vụ núi lửa Merapi phun trào, làm chết hơn 130 người, và một cơn sóng thần tại quần đảo Mentawai làm hơn 400 người thiệt mạng, buộc hàng ngàn người khác phải trú ngụ ở các trại tạm.

Chuyến thăm này cũng không có nhiều thời gian để ông Obama hoài niệm về bốn năm sống tại đây với mẹ, khi ông còn là một cậu bé. Ông Obama đã học tại trường ở Jakarta trong thời gian từ 6 đến 10 tuổi.

Tuy nhiên, ông cũng vẫn còn nhớ một vài từ Indonesia để chào các quan chức đã đến đón ông ở sân bay.

Source: BBC News

Xe của 007 về tay chủ mới

Tuesday, November 9th, 2010

Chiếc xe hơi mà diễn viên Sean Connery sử dụng trong các bộ phim điệp viên Anh 007, “Goldfinger” và “Thunderball” đã được bán thấp hơn nhiều so với giá dự đoán 3,5 triệu bảng. Doanh nhân Harry Yeaggy, trong cuộc bán đấu giá tổ chức tại London đã trở thành chủ nhân mới của chiếc xe trứ danh Aston Martin DB5 với số tiền 2,6 triệu bảng Anh, tức gần 4,6 triệu đôla Mỹ.
Ông Yeaggy, hoạt động trong lĩnh vực địa ốc tại bang Ohio của Hoa Kỳ, đã thắng đối thủ duy nhất, một người mang quốc tịch Anh.
Cuộc bán đấu giá hôm thứ Tư đánh dấu việc lần đầu tiên chiếc xe màu bạc được đem ra bán trước công chúng. Chiếc xe trở nên nổi tiếng sau khi xuất hiện trong các phim về James Bond thời thập niên 1960.
Chủ cũ của xe, nhà truyền thông người Mỹ Jerry Lee, hoạt động trong lĩnh vực phát thanh, nói ông bán xe để lấy quỹ tài trợ cho hoạt động phòng chống tội phạm ở Đại học Pennsylvania.
Lee mua chiếc xe từ nhà máy Aston Martin hồi năm 1969 với giá chỉ có 12 ngàn đô la Mỹ, tương đương khoảng 80 ngàn đô la Mỹ tính vào thời điểm này.
Một số nét đặc biệt của chiếc xe là ghế hành khách có thể bay vọt ra ngoài, chức năng xịt dầu loang, phun khói mờ, có súng máy gắn ngầm dưới đèn pha và có lưỡi dao cắt lốp xe đối phương.

Source: BBC

Trung Quốc vui, Nga buồn vì bầu cử Mỹ

Monday, November 8th, 2010

Trung Quốc thở phào, Nga có vẻ thất vọng trong khi Đông Nam Á dường như đang lo lắng trước kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ với thất bại dành cho đảng của Tổng thống Obama
Trong cuộc bầu cử giữa kỳ vừa qua, đảng Dân chủ của Tổng thống Obama đã mất quyền kiểm soát Hạ viện vào tay đối thủ Cộng hòa, và chỉ giữ lại được ưu thế ở Thượng viện với chênh lệch mong manh.

Một câu hỏi được đặt ra bây giờ là liệu viễn cảnh phải đương đầu với những cuộc tranh cãi trong nước có lấn át những nỗ lực dành cho đối ngoại của Mỹ như tăng cường quan hệ với châu Á, “tái khởi động” quan hệ với Nga hay không.

Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc họp báo ở Nhà Trắng hôm qua sau khi kết thúc bầu cử giữa kỳ. Ảnh: AFP.
Đối với Đông Nam Á, nỗi lo chính bây giờ là liệu chính quyền Obama có xa rời nỗ lực can dự tích cực hơn ở khu vực. Sự trở lại của người Mỹ trong thời gian gần đây là rõ ràng và khiến Trung Quốc có lúc không bằng lòng.

Theo phân tích của Wall Street Journal, Bắc Kinh có thể đang hy vọng rằng những người Cộng hòa đang nắm thế thượng phong ở hạ viện Mỹ tập trung vào các vấn đề đối nội, và xao lãng các kế hoạch can dự ở châu Á Thái bình dương. Trung Quốc nhìn chung thường thích những tổng thống Mỹ Cộng hòa hơn là Dân chủ, vì đảng Dân chủ có xu hướng chú ý vào những vấn đề nhân quyền.

Giới chức Nga thì lo ngại rằng sự nổi lên của phe Cộng hòa có thể đe dọa nỗ lực của Obama trong việc hâm nóng quan hệ song phương với Nga. Hôm qua, chủ tịch một ủy ban quan trọng của Duma quốc gia Nga cho biết sẽ lui kế hoạch đưa hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược – thành tựu lớn nhất của quá trình tái khởi độngquan hệ Nga-Mỹ – ra phê chuẩn. Nga cần đánh giá khả năng hiệp ước này có được hạ viện Mỹ thông qua hay không.

“Nếu họ không thể làm được điều đó trong vài tuần còn lại thì khả năng Thượng viện mới phê chuẩn sẽ càng thấp hơn nữa”, Konstantin Kosachev, chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Hạ viện Nga, phát biểu.

Đối với Israel, kết quả của bầu cử giữa kỳ Mỹ lại khích lệ những nhà lãnh đạo, những người cho rằng chính sách Trung Đông của Tổng thống Obama là hoàn toàn trái ngược với họ. Israel hy vọng sự suy giảm uy tín của Obama trong cuộc bầu cử vừa qua sẽ khiến ông khó có thể gây áp lực buộc Israel thỏa hiệp, trong khi các cuộc đàm phán hòa bình đang đi vào bế tắc.

Danny Dayan, người đứng đầu Hội đồng Yesha, đại diện cho những người Do Thái ở Bờ Tây, nói rằng ông hy vọng Quốc hội mới của Mỹ sẽ “tạo điều kiện cho một cách tiếp cận hợp lý và thoáng hơn đối với các nhu cầu của Israel, so với những gì mà chúng tôi phải trải qua trong hai năm qua”.

Ở những nước mà Mỹ đã can thiệp vào một cách sâu sắc nhất, phản ứng lại khá nhạt nhòa. Cuộc bầu cử ít được đưa tin, cũng ít gây ra phản ứng ở Afghanistan. Người Iraq cũng chẳng mấy quan tâm đến nó. Những chính trị gia ở đây còn tập trung vào nỗ lực xây dựng chính phủ mới trong khi làn sóng các vụ tấn công nổi dậy đang lên trở lại.

“Là một công dân Iraq, tôi không quan tâm đến bầu cử Mỹ nhiều. Cái tôi muốn là các chính trị gia Iraq thành lập một chính phủ”, Eman Abdul Razzaq, một bà nội trợ 36 tuổi, nói.

Việc Obama thực hiện lời hứa kết thúc cuộc chiến Iraq và đẩy nhanh thời hạn rút lực lượng chiến đấu của Mỹ ở đây đã chia rẽ người Iraq. Nhiều người vui sướng thấy quân Mỹ rút đi, nhưng cũng nhiều người khác lo sợ khi nhìn quân Mỹ trở về nhà, lo lắng không biết lực lượng an ninh Iraq có thể lấp chỗ trống mà quân Mỹ để lại.

Trong khi đó, châu Phi hẳn sẽ thất vọng vì mất đi một nhà vận động nhân quyền quyết liệt cho họ khi Thượng nghị sĩ bang Wisconsin Russ Feingold bị đánh bại hôm 2/11. Là chủ tịch ủy ban đối ngoại của Thượng viện phụ trách các vấn đề châu Phi, Feingold, một đảng viên Dân chủ lâu năm, đã ủng hộ một chính sách toàn diện hơn đối với Somalia, đó là giải quyết các xung đột hơn là chỉ đối phó với khủng bố ở đây.

Feingold cũng đã giúp thông qua luật phát triển chiến lược khu vực để đối phó với nhóm nổi loạn Lord’s Resistance Army (Đội quân kháng chiến của Thượng Đế) hoạt động ở phía bắc Uganda và các vùng biên giới.

Thượng nghị sĩ này cũng là người ủng hộ một chính sách nhiều màu sắc hơn đối với Sudan, đây là một cuộc mâu thuẫn phức tạp liên quan đến nạn diệt chủng ở Darfur và cuộc nội chiến kéo dài hàng thập kỷ giữa miền bắc và miền nam.

Sudan đang chuẩn bị tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý quan trọng vào tháng giêng về việc tách nước này thành hai quốc gia. Mỹ đã coi cuộc trưng cầu dân ý này là một trong các ưu tiên hàng đầu của chính sách đối ngoại, và thượng nghị sĩ Feingold, theo lời các nhà vận động Sudan, là nhân tố quyết định để giữ việc này trong chương trình nghị sự.

Từ trái sang phải: Thống đốc bang Mississippi Haley Barbour, thủ lĩnh phe Cộng hòa tại Hạ viện John Boehner và Thủ lĩnh phe thiểu số tại Thượng viện Mitch McConnell tại cuộc họp báo hôm qua ở Washington. John Boehner có khả năng sẽ là Chủ tịch Hạ viện mới của nước Mỹ. ẢNh: AFP.

Nhiều nhà quan sát quốc tế nhìn nhận việc thay đổi cán cân lực lượng trong cuộc bầu cử giữa kỳ vừa rồi là một chuyện bình thường trong chính trị Mỹ, nơi mà thậm chí những tổng thống được yêu mến như Ronald Reagan và Bill Clinton cũng từng bị mất sự ủng hộ ở bầu cử giữa kỳ.

“Chúng ta đều hiểu lý do của thất bại này: sự thất vọng khi nhận ra Obama không phải là một nhà ảo thuật”, Sergei Markov, một nghị sĩ cao cấp của đảng cầm quyền Nước Nga thống nhất, phát biểu. “Không như các cử tri ở Mỹ, chúng tôi ở Nga đã biết trước là ông ấy không phải là một ảo thuật gia”.

Tuy nhiên, Markov cũng cho rằng kết quả bầu cử là một dấu hiệu của tình trạng phân cực ngày càng tăng trong chính trị Mỹ, và với cái mà ông gọi là “chủ nghĩa địa phương quá khích” đang tăng. “Ở Mỹ, khu vực trung tâm đang suy yếu, đó là bằng chứng của sự mất ổn định ngày càng tăng”.

“Đối với châu Âu, Mỹ đã không còn là vấn đề sau khi Obama được bầu. Nhưng giờ đây lại có thể trở thành vấn đề, thậm chí còn đáng lo ngại hơn so với thời Bush”, Markov nói thêm.

Châu Âu từng là nơi đón nhận nồng nhiệt nhất cái gọi là “làn sóng Obama” hai năm trước. Giờ đây mất đi sự hậu thuẫn của Hạ viện, họ lo lắng Obama sẽ trở nên yếu thế hơn và bị bó hẹp phạm vi hoạt động. Điển hình là ở hội nghị thượng đỉnh Mỹ-EU ở Lisbon tháng tới, “chúng ta có thể sẽ phải thấy một Tổng thống Obama ngần ngại hơn khi cam kết, ông ấy sẽ phải tìm kiếm một chiến lược để có thể đi qua được hai viện”, Alvaro de Vasconcelos, giám đốc Học viện nghiên cứu an ninh của EU, phát biểu.

Ở Pháp, các chính trị gia và nhà phân tích cũng chia sẻ một nỗi lo ngại rằng thất bại của đảng Dân chủ sẽ hạn chế khả năng của Obama trong việc đưa ra các quyết định về các vấn đề quan trọng như cải cách tài chính, thuế và sẽ dẫn tới một “thế bế tắc ở Washington”.

Một số lo ngại sự tê liệt của chính trị Mỹ sẽ đem lại các hậu quả quốc tế, trong thời điểm mà hầy hết các quốc gia phát triển nhất đang leo ra khỏi suy thoái và đang cố gắng hợp tác với nhau. “Đó sẽ là tình huống tồi tệ nhất”, Frédéric Lefebvre, phát ngôn viên đảng cầm quyền của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy. “Chúng ta không thể đảo ngược lại mọi thứ, Pháp và châu Âu cần Mỹ để tiến lên”.

Bộ trưởng Ngoại giao Đức Guido Westerwelle trấn an người Đức trên truyền hình rằng chính sách đối ngoại của chính quyền Obama không bị tổn hại. Obama vẫn được yêu mến ở Đức, quốc gia lớn nhất của EU. Nhiều người Đức thường gắn đảng Cộng hòa với chủ nghĩa đơn phương của cựu tổng thống George W. Bush và cuộc chiến Iraq.

Westerwelle đã liên tục ca ngợi cam kết của Obama đối với đường lối ngoại giao và mục tiêu giải trừ vũ khí nguyên tử. “Sẽ là đánh giá thấp tổng thống của nước Mỹ nếu nghĩ rằng ông đã bị làm cho suy yếu trong chính sách đối ngoại”, Westerwelle phát biểu trên đài truyền hình quốc gia Đức ZDF hôm qua.

Chiến dịch bầu cử ở Mỹ đã bị chi phối bởi các “vấn đề trong nước và kinh tế”, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Westerwelle nói. “Tổng thống Mỹ vẫn là một tổng thống mạnh mẽ và quyết đoán”.

Source:VnE

Mỹ tăng cường quân sự ở châu Á

Monday, November 8th, 2010

Washington hôm nay khẳng định sẽ bảo vệ quyền lợi của mình ở châu Á, tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực, điều này cho thấy mối lo ngại của Mỹ ngày càng tăng trước sự lớn mạnh của Trung Quốc.

Tàu sân bay George Washington, căn cứ quân sự nổi của Mỹ ở Thái Bình dương. Ảnh: US Navy.

Trước khi bước vào cuộc hội đàm quan trọng với các đồng nhiệm Australia hôm nay, Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates, trên một xã luận, đã nhấn mạnh vai trò của Mỹ ở châu Á.

Dù không nói đích danh Trung Quốc, Clinton và Gates viết rằng châu Á hiện nay có một loạt các thách thức về an ninh, trong đó có hải tặc, khủng bố và ‘sự xuất hiện của những cường quốc đang nổi lên”, AFP dẫn xã luận.

“Là một quốc gia thuộc Thái Bình dương, Mỹ cam kết vượt qua những thách thức đó và bảo vệ quyền lợi của chúng ta ở châu Á”, xã luận trên tờ Sydney Morning Herald của hai bộ trưởng có đoạn.
Tương lai của Mỹ phụ thuộc vào “thành công ở châu Á”, Mỹ “đang đẩy mạnh sự hiện diện quân sự ở Thái Bình dương, trong đó có việc hiện đại hóa các căn cứ quân sự không quân, hải quân và khả năng của lực lượng tên lửa”, xã luận viết.

Trước cuộc gặp hôm nay, giới chức cho biết hai nước đồng minh đang có ý định mở rộng quyền tiếp cận của Mỹ tới các căn cứ quân sự và cảng của Australia, cũng như tổ chức thêm các cuộc tập trận.

Củng cố quan hệ quân sự với Australia là một phần trong chiến lược lớn của Mỹ nhằm tăng hiện diện quân sự trong khu vực, triển khai thêm nhiều tàu và binh sĩ tới Đông Nam Á, các quan chức Mỹ cho hay.

Cuộc đối thoại cấp bộ trưởng này diễn ra cùng thời điểm Trung Quốc đang ngày càng khẳng định sức mạnh ở Thái Bình dương, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Nhật và một số quốc gia láng giềng.

Hôm qua Bộ trưởng Quốc phòng Australia phát biểu rằng sự lớn mạnh của Trung Quốc chóng vánh hơn dự đoán, yêu cầu nước này công khai các mục tiêu của mình khi định qua mặt sức mạnh quân sự của người Mỹ.

“Chúng tôi đã nói với Trung Quốc rằng họ cần có sự minh bạch về chiến lược quân sự”, ông Smith phát biểu trên tryền hình ABC.

Các quan chức quân sự và chiến lược Mỹ đã theo dõi sự lớn mạnh về kinh tế và quân sự của Trung Quốc với một sự lo ngại, họ e rằng Bắc Kinh có thể trở thành mối đe dọa thách thức sức mạnh của Mỹ ở Thái Bình dương.

Tuy thế ông Gates khẳng định kế hoạch tăng cường quân sự của Mỹ ở Thái Bình dương không nhằm đối đầu với Trung Quốc, mà chỉ là để củng cố quan hệ với các nước châu Á mà thôi.

Theo BBC, nhiều mối quan ngại đã nổi lên trong khu vực kể từ khi Trung Quốc công bố bản đồ của họ, trong đó khoanh toàn bộ vùng biển ở phía nam nước này vào trong vùng chủ quyền lãnh thổ.

Tuy nhiên ông Gates nói việc Mỹ tăng lực lượng không chỉ vì Trung Quốc. “Đây không phải là vì chuyện Trung Quốc”.

“Điều quan trọng hơn, đó là mối quan hệ giữa chúng ta với phần còn lại của châu Á, chứ không chỉ vì Trung Quốc”, BBC trích lời ông khi trả lời các phóng viên tháp tùng.

Một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết Lầu Năm góc đang “tìm cách đảm bảo rằng lực lượng quân sự (Mỹ) không chỉ chăm chú vào Đông Bắc Á, mà phải xuống cả Đông Nam Á và sau đó qua Ấn Độ dương, trở thành một phần của môi trường an ninh ở khu vực ngày càng quan trọng này”.

Bộ đôi Clinton và Gates sẽ tổ chức cuộc gặp với các đối tác Australia hôm nay trong sự bảo vệ an ninh nghiêm ngặt. Sếp của họ – Tổng thống Mỹ Barack Obama – cũng đang có một chuyến công du dài ngày đến châu Á Thái Bình dương. Điều này là một minh chứng cho chiến lược trở lại châu Á mà ông Obama đưa ra khi lên nhậm chức.

Source:VnE

Đĩa ‘mới’ của Michael Jackson

Monday, November 8th, 2010


Người ta chuẩn bị bán một đĩa nhạc được coi là mới với các bài hát của Michael Jackson vào tháng sau.
Mang tên là Michael, đĩa nhạc này gồm các bài hát mà siêu sao đã ghi âm trước khi chết hồi tháng Sáu năm 2009, và được hoàn tất sau đó.
Jackson hợp tác với các ngôi sao âm nhạc như Will.i.am, Akon và Ne-Yo trước khi chết.
Nhưng Will.i.am hồi tháng Tám nói công bố các bài nhạc chưa hoàn tất là “thiếu tôn trọng” vì Jackson không có điều kiện thông qua.
Một số người hâm mộ cũng không hài lòng về đợt phát hành này.
Một nhóm Facebook có tên là Michael, This Was Not It than phiền rằng đĩa nhạc này chứa “các bài nhạc rác hay các bài nhạc mà anh không bao giờ muốn phát hành với Sony. Không phải thiên kiến của anh ấy.”
Bài nhạc đầu tiên trước đây chưa từng được nghe có tên là Breaking News sẽ được phát đi trên trang mạng chính thức của ngôi sao trong vòng mai đây.
Bài nhạc này được ghi âm ở New Jersey hồi năm 2007 và “gần đây được hoàn tất”, theo Sony.
Đĩa nhạc với các bài hát nguyên gốc của Jackson được phát hành cách đây một thập niên, có tên là Invincible.
“Quá trình sáng tạo không bao giờ ngừng với Vua nhạc Pop, người luôn lên kế hoạch cho đĩa nhạc tiếp theo,” một tuyên bố nói.
“Không được biết đến với nhiều người hâm mộ trên thế giới, Michael Jackson viết và ghi nhạc liên tục ở mọi nơi, từ một ngôi nhà của người bạn ở New Jersey cho đến các phòng thu ở Las Vegas và Los Angeles, với một nhóm nhỏ những người hợp tác.”
Nói chuyện với hãng tin AP về kế hoạch xuất bản album mới, Will.i.am nói: “Anh ấy là người hoàn hảo và sẽ không muốn như vậy.”
“Tôi không nghĩ là các bài nhạc đó có thể được phát hành.”
Đĩa nhạc mới sẽ được phát hành vào tháng sau

“Bây giờ không có anh ấy làm một phần của quá trình thì họ đang làm gì?”
“Tại sao quý vị lại phát hành một bài nhạc kiểu như vậy?”
“Vì anh ấy là bạn tôi nên tôi nghĩ điều đó thiếu tôn trọng.”
“Có gì sai với những bài nhạc anh ấy đã đóng góp với thế giới?”
Một bài nhạc khác chưa từng được nghe This Is It được phát hành trong một bộ sưu tập hồi tháng Mười vừa qua.

Source: http://www.bbc.co.uk

Vietnam Airlines mua 8 chiếc Boeing

Saturday, November 6th, 2010

Hãng hàng không quốc gia Việt Nam đã ký thỏa thuận mua 8 chiếc Boeing 787-9 Dreamliner, tại buổi lễ có sự chứng kiến của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ở Hà Nội

Boeing 787 là dòng máy bay tiết kiệm xăng nhất của Boeing

Ông Phạm Ngọc Minh, Tổng giám đốc của Vietnam Airlines, được Dow Jones trích lời rằng chiếc máy bay đầu tiên sẽ được giao vào năm 2015.

Ông cũng nói hãng đang đàm phán để mua thêm 8 chiếc nữa.

Boeing nói trong một thông cáo: “Ngày hôm nay đánh dấu sự tiếp tục của 15 năm quan hệ giữa Boeing và Việt Nam và giới thiệu thế hệ máy bay kế tiếp.”

Vietnam Airlines dự kiến mở rộng đội tàu bay lên 165 chiếc vào năm 2020.


Vietnam Airlines

BBC News

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ-Trung gặp ở VN

Saturday, November 6th, 2010


Bộ trưởng Robert Gates đáng ra thăm Trung Quốc từ tháng Sáu

Tân Hoa Xã vừa cho hay Bộ trưởng Quốc phòng TQ Lương Quang Liệt sẽ gặp người đồng nhiệm Mỹ Robert Gates bên lề hội nghị ADMM+ tại Hà Nội vào tuần tới.

Hai nước mới nối lại quan hệ quốc phòng, vốn gián đoạn sau khi Trung Quốc phản ứng tức giận trước hợp đồng bán vũ khí của Mỹ cho Đài Loan hồi đầu năm.

Trước đó, người phụ trách báo chí của Lầu Năm góc Geoff Morrell nói với các nhà báo rằng hai bên hy vọng ông Gates có thể thăm chính thức Trung Quốc trong vài tháng tới, có thể là vào đầu năm 2011.

Theo ông Morrell, phía Trung Quốc đã đưa ra lời mời và phía Hoa Kỳ đang cân nhắc ngày giờ chi tiết.

Đáng ra ông Robert Gates đã tới Bắc Kinh từ giữa năm, nhưng Trung Quốc hủy chuyến đi để phản đối chính sách Đài Loan của Mỹ.

Tuần trước, sau 10 tháng ngưng trệ, quan hệ quốc phòng hai bên mới được phục hồi.
Chính sách Đài Loan

Quan hệ quốc phòng giữa hai bên căng thẳng từ tháng 1/2010, sau khi chính phủ Hoa Kỳ loan báo hợp đồng bán vũ khí trị giá 6,4 tỷ đôla cho Đài Loan.

Bắc Kinh vẫn coi Đài Loan là một tỉnh của mình.

Theo kế hoạch, Bộ trưởng Gates sẽ đi Bắc Kinh vào tháng Sáu, nhưng Trung Quốc đã hủy chuyến thăm này.

Washington nhiều lần chỉ trích Bắc Kinh về việc gián đoạn quan hệ quốc phòng, nói rằng để giảm hiểu lầm và căng thẳng thì đối thoại trực tiếp giữa hai quân đội là điều tối cần thiết.

Ṿệc hai cường quốc nối lại quan hệ quốc phòng xảy ra trong khi các nước Asean cùng Trung Quốc đang bàn thảo một Bộ Quy tắc Ứng xử cho tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông.

Bắc Kinh luôn phản đối Mỹ tham gia vào quá trình mà Trung Quốc nói là chuyện riêng của khu vực này.

Hoa Kỳ đang duy trì hiện diện lớn với 100.000 quân tại Á châu, không kể Afghanistan, đa số đóng tại Nhật Bản và Nam Hàn.

Ngân sách quốc phòng của Mỹ được công bố cho năm nay là hơn 700 tỷ đôla, trong khi Trung Quốc chi khoảng 150 tỷ cho hoạt động quân sự.

BBC News