Ký giả Stephen Magagnini của tờ báo Sacramento Bee đã đến Thuận An trong hè rồi và có những cảm nhận về quê ta. Xin đọc tiếp tại
http://www.sacbee.com/2010/09/26/3052504/vietnamese-who-fled-in-1980-seek.html
Ký giả Stephen Magagnini của tờ báo Sacramento Bee đã đến Thuận An trong hè rồi và có những cảm nhận về quê ta. Xin đọc tiếp tại
http://www.sacbee.com/2010/09/26/3052504/vietnamese-who-fled-in-1980-seek.html
San Jose – Sept 24, 2010
Một lần nữa Xõa xin thay mặt BTC Thuận An Labor Party, Thành thật cám ơn tất cả các anh chị và các bạn đã đến tham dự. Đặc biệt cám ơn các anh chị em ở các thành phố xa đã bỏ thời gian đến chung vui. gần 150 người đến tham dự, buổi tiệc khá trọn vẹn thành công, tuy nhiên cũng còn vài thiếu sót xin tất cả bà con tha thứ cho. BTC cố gắng sữa đổi để buổi tiệc kế tiếp sẽ tốt đẹp hơn. Hẹn gặp lại các anh chị và các bạn một ngày thật gần…
Cám ơn,
********ý kiến đóng góp xin email về Xõa Trần (tranr007@hotmail.com) hoặc đìện thoại: 408-674-0935
DANH SÁCH ỦNG Hộ VIÊN LABOR DAY PARTY 2010- THUẬN AN
KỀ-HẠNH | $30 | BÍCH PHẠM | $25 |
TÀU(ÁNH) | $75 | C HOA XOA | $100 |
MINH XUÂN | $100 | MÃN HẠNH | $100 |
HIỆP | $100 | THIỆT | $40 |
C SƯƠNG | $50 | SEN CHIẾN | $50 |
JIMMY & KIMMY | $50 | A ĐÁO | $50 |
A CƯỚC MỘNG | $100 | A HÙNG | $60 |
THOẠI | $50 | HỘI .B.B QUÂN | $245 |
HẰNG TIN BÉ | $150 | SANG MẸO | $100 |
DŨNG NIS TUẤN VÂN | $150 | LIÊN DUYệT | $50 |
BÁ (PITT) | $100 | MINH CẦU NGA | $400 |
MĂNG PHÚC | $100 | MINH BÊ TÂM LUYẾN | $125 |
C PHÊ | $40 | CHỚ SINH | $100 |
PHỤNG | $50 | TÈO THŨY | $60 |
MAI | $30 | A TÂM CÃNG LAM KHÂM | $60 |
A ĐIỂU | $50 | MINH HỒNG | $100 |
A HOÀNG CHẠY | $50 | QUYỀN CAM | $50 |
QUỐC TUY | $25 | THÀNH VI | $175 |
KHÔNG TÊN | $30 | HỒNG | $50 |
A HẠ LY LỚI NGA | $150 | QUỐC HỚ | $100 |
VĂN | $50 | NHÂN HIẾU THẢO PHƯỚC LẠI HINH HƯƠNG | $100 |
THOANG HIỀN | $100 | LAY TH ÁM | $60 |
A TIẾU MAI | $70 | S ÂM BE NH ẠN | $200 |
C NGẪU SANH THANH | $120 | THU TH ÀNH | $100 |
A THÍNH ĐIỆP | $100 | ||
A TÁM | $100 | ||
A TÁM DẦN | $100 | ||
LÂM HUÊ | $100 | ||
C MẾN | $40 | ||
KHÁNG | $50 | ||
LÃI NHỆN | $100 |
——————————————————————————————-
August 17, 2010
Hello All,
Xõa xin thông báo đến các bạn cùng quí vị đồng hương, buổi tiệc do anh em Thuận An, thành phố San Jose tổ chức:
Dạ Tiệc Lễ Lao Động
Hát cho nhau nghe!
Buổi Dạ Tiệc được tổ chức tại nhà hàng:
Grand Fortune – Sea Food Restaurant
4100 Monterey Road # 108
San Jose, Ca 95111
Tel (408) 226-8888
Thời gian: Ngày 5 Tháng 9 Năm 2010
vào lúc 5 giờ chiều, Chúa Nhật
Thay mặt ban tổ chức
Anh em Thuận An, San Jose
Kính mời
Điện thoại liên lạc:
Nguỵễn Khánh (408) 497-3226
Trần Xõa (408) 764-0935
Nhà hàng- Đặt bàn liên lạc:
Nguyễn Lệ (925) 303-7870
Lê Tá (831) 252-3589
anh nhặt chiếc lá vàng
lơ lững giưã thu sang
man man sầu nhung nhớ
dấu yêu nào đã tàn
ngỡ ngàng gió thu xưa
đong đưa chiếc lá vàng
anh nhặt chiếc lá rơi
ép vaò tim nồng nàn
hôn lên chiếc lá vàng
muộn màn lá thu ơi
ta mất nhau một đời
như thú yêu không lời
anh nhặt lá thu rơi
nghe tiếng lòng chơi vơi
xa vời thu nơi ấy
lãng mơ một góc trời…..
DuyMinh
Bí ẩn phía sau tờ 1 USD
Dù là tờ tiền giấy có trị giá thấp nhất tại Hoa Kỳ, nhưng phía sau tờ 1 USD ẩn chứa rất nhiều điều thú vị.
Giống như những tờ bạc khác, USD giấy được làm từ một hỗn hợp vải lanh và Cotton. Đây là lý do tại sao chúng không bị rách khi dính nước giống như những tờ giấy ở một số quốc gia khác. Nếu nhìn kỹ, chúng ta sẽ thấy những sợi tơ màu đỏ và màu xanh nước biển được đan khắp tờ bạc nhằm ngăn chặn các nỗ lực làm giả.
Tuy nhiên, bí ẩn của tờ tiền 1 USD “nhỏ bé” này là ở hai chữ cái đầu và cuối dãy số Series. Chữ cái đầu tiên phải trùng với chữ cái lớn được in đậm phía bên trái mặt tiền, thể hiện nơi nó được phát hành. Chữ A = Boston, B = New York City, C = Philadelphia, D = Cleveland, E = Richmond, Va., F = Atlanta, G = Chicago, H = St. Louis, I = Minneapolis, J = Kansas City, K = Dallas.
Giả sử tờ 1 USD có dãy số Series là: F73541079N, có nghĩa là tờ tiền này được phát hành ở ngân hàng dự trữ liên bang tại bang Atlanta (chữ F), chữ N ở cuối là số lần được in – tương ứng số thứ tự trong bảng chữ cái là 14, với mỗi lần in là 32 tờ có cùng dãy số.
Để giúp phần sôi nổi không khí giải trí sau ngày làm việc mệt nhọc, mời các bạn xem hình dưới đây và xin cho biết ý kiến của bạn ở phần Leave a Reply
BBT THTA
1: Tìm xem có bao nhiêu mặt nguời trên cây này?
2. Bao nhiêu người đàn bà?
3. Bên bờ hồ: Có hình gì?
4. Rose: Có hình gì?
Chiều Chủ Nhật, tâm tình Chủ Nhật, mượn bài Tam Tình của Mây Cao Nguyên xin chia sẻ đến các bạn cùng độc giả THTA bao dòng tâm sự này:
BBT THTA
———————————————————————————————
Tam Tình: Tình Yêu, Tình Bạn, Tình Dục
Mây-cao-Nguyên
Tôi không biết vị danh nhân nào đã phán câu này: “Nếu tôi là Thượng Đế, tôi sẽ không cho phép loài người quỳ lạy dưới chân tôi. Tôi sẽ yêu cầu họ đứng thẳng lên, đối diện và nhìn thẳng vào mắt tôi, xem tôi là ngang hàng, nói chuyện với tôi như với một người anh em. Không có lý nào để họ có thể tự hạ mình như thế trước mặt tôi, là vì chính tôi đã tạo họ như thế”.
Triết gia A. Dumas khuyên chúng ta: “Đừng biện bác bao giờ với ai cả, anh không bao giờ thuyết phục được ai đâu. Y’ kiến của người ta giống như cây đinh, càng đập vào, càng làm cho nó lún sâu”.
Học giả Dale Carnegie: “Khi ta căm ghét kẻ thù hay người khác, có nghĩa là ta đang dành cho họ quyền có thể gây cho ta mất ăn mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta. Kẻ thù thì khoái trá và vẫn bình thường trong khi ta lại vất vả, chết dần chết mòn. Sự bực tức, lòng căm thù của ta làm hại chính ta cả ngày lẫn đêm, chẳng khác gì phải sống trong hỏa ngục”.
Trước khi mời bạn chia sẻ cùng tôi những dòng tâm sự này, tôi xin kể hầu bạn một câu chuyện cổ: “Đáng sợ gì hơn cả” có nội dung như sau:
Tại lầu sách nhà kia, có con hồ tinh không hiện hình ra bao giờ, nhưng thường vẫn hay trò chuyện. Chuyện nói rất ly’ thú, ai nghe cũng phải phục. Một hôm tân khách họp đông, có con hát mời rượu ước với nhau rằng: “Ai sợ gì phải nói, mà nói vô ly’ thì phải bị phạt rượu.”
Bấy giờ, cử tọa lần lượt nói, nào sợ người học rộng, nào sợ người nhà giàu, nào sợ người quan to, sợ người nịnh giỏi, nào sợ người khiêm tốn quá, sợ người lễ phép câu nệ quá, nào sợ người thận trọng ít nói, sợ người hay nói nửa chừng…
Sau cùng hỏi đến hồ tinh, thì hồ tinh đáp: Ta chỉ sợ hồ tinh.
Ai nấy đều cười, bảo rằng: người ta sợ hồ tinh mới phải, anh là đồng loại can gì mà sợ? Phạt anh một chén rượu.
Hồ tinh cười nói: Thiên hạ duy có đồng loại là sợ nhau. Con cùng cha mới tranh gia sản; gái cùng chồng mới hay ghen tuông; kẻ tranh quyền nhau, tất là quan lại cùng triều, kẻ tranh lợi nhau tất là lái buôn một chỗ. Bức nhau thì trở ngại nhau, trở ngại nhau thì khuynh loát nhau. Nay lại còn người bắn con trĩ thì dùng con trĩ làm mồi, không dùng con gà, con ngỗng; người săn hươu thì dùng con hươu làm mồi, không dùng con dê, con lợn. Phàm những việc phản gián đều là phải dùng đồng loại cả. Cứ thế mà suy thì tài nào hồ mà chẳng sợ hồ?
Cử tọa đều cho câu nói của hồ tinh là xác đáng.
Tất cả cái mê ảo thống thiết của kiếp sống con người có lẽ đều vì có cái chết chắc chắn đang đợi chờ nó.
Nếu mọi vật trên đời đều trường cửu mãi thì đâu có gì đáng cho ta quyến luyến.
Người nào có khả năng phong phú để hiểu thấu con người, sẽ luôn luôn y’ thức được rằng tất cả con người căn bản mà nói đều có chung một nguồn gốc giống nhau; tất cả mọi hoạt động của con người đều nẩy sinh và bắt nguồn do một trong chín động lực căn bản của đời sống như sau:
1.-Tình yêu. 2.-Tình dục. 3.-Gặt hái về vật chất. 4.-Thoải mái về thể xác lẫn tinh thần. 5.-Lòng khao khát tích lũy ích kỷ. 6.-Muốn khoa trương. 7.-Khao khát đời sống trường cửu sau khi chết. 8.-Giận dữ. 9.-Sợ hãi.
Và người muốn hiểu về người khác phải hiểu mình trước đã.
Khả năng để thấu hiểu người khác sẽ loại bỏ được rất nhiều nguyên nhân thông thường gây nên những va chạm và xung đột giữa con người với nhau. Đó là nền tảng của tình bằng hữu. Đó là căn bản của tất cả những sự hòa đồng và sự hợp tác giữa người với người. Và đó cũng là căn bản rất quan trọng tạo nên quyền lãnh đạo thường được gọi là sự cộng tác thân hữu. Và có người tin rằng đó còn là nhịp cầu dẫn tới sự quan trọng chính yếu để thấu hiểu tạo hóa và vạn vật.
Trong cuộc sống vật chất, xô bồ này con người đang giành giựt nhau từng miến cơm, manh áo. Một cuộc tìm hiểu của công ty điện thoại ở Nữu Ước trong 500 lần nói chuyện bằng điện thoại họ đã dùng đại-danh-từ: TÔI lên đến 3990 lần. Con người họ không quan tâm đến bạn. Họ không quan tâm đến tôi. Họ chỉ quan tâm đến họ: sáng, trưa, chiều và tối. Nếu chúng ta chỉ cố gắng cảm kích người khác-và để làm cho họ quan tâm đến chúng ta, chúng ta sẽ không bao giờ có những người bạn chân thật. Bằng hữu, những người bạn chân thật không hành xử kiểu đó.
Xin bạn nấu một ấm trà thật ngon, ngồi uống chậm rãi, đừng để ai quấy rày, đọc đi đọc lại những câu danh ngôn của các triết gia, học giả, thi-văn-hào… sau đây để suy gẫm:
*Người là con quái gì?
Mới mẻ làm sao, yêu nghiệt làm sao, hỗn tạp làm sao… mâu thuẫn thế nào… mà cũng kỳ diệu làm sao!
Bình phẩm chê khen tất cả mọi sự mọi vật, thế mà cũng vừa là thứ trùn đất rất ngu xuẩn; tàng chứa chân ly’, mà cũng là một cái ổ bẩn thỉu đầy mờ ám và sai lầm; Vinh quang cao cả lắm, mà cũng là cái cặn bả vứt đi của vũ trụ.
*Người đâu phải là vị thánh, cũng đâu phải là con thú. Và bất hạnh thay, kẻ muốn làm thánh lại làm con thú.
*Đứa ngu tìm cách cắn bậc thiên tài. Người thiên tài có thể bị chảy máu, nhưng vết thương sẽ lành.
Trái lại, cái mồm của đứa ngu không còn cái răng nào nữa cả, và răng cũng không mọc lại được.
*Những người bạn thật tâm giao là những người cô đơn sống chung nhau.
*Đừng phân bua, đừng bày giải: Bạn thân, họ đã hiểu anh dư, Còn kẻ thù, họ không tin anh đâu.
*Anh có muốn hại kẻ nào không? Đừng nói xấu họ, Hãy nói tốt họ cho thật nhiều.
*Sở dĩ sự kiêu xấc của kẻ khác làm cho ta khó chịu, Là vì nó làm thương tổn cái kiêu xấc của ta.
*Nếu anh đóng cửa lại, không cho một sự sai lầm nào vào được cả, thì Chân ly’ cũng sẽ ở ngoài luôn.
*Tất cả những gì anh nói đều để nói về anh: đặc biệt là khi anh nói về kẻ khác.
*Anh hãy nói anh thích lân la với ai, tôi sẽ nói cho anh biết, anh ghét ai.
*Tôi hằng cư xử như một thằng ngu, còn lỗi lầm của tôi thì vô số kể.
*Nhờ miệng lằn lưỡi mối mà mình mới biết rõ những tật xấu của mình.
*Vợ người đẹp hơn vợ mình. Văn mình hay hơn văn người.
*Người ta yêu cầu được nghe lời phê bình của anh, nhưng họ chỉ muốn nghe những lời khen tặng mà thôi.
*Không nên thường thăm viếng những người bạn thân, nếu muốn gìn giữ mãi họ với ta.
*Chính những sa mạc mới khát khao dòng nước chảy; Những tâm hồn ích kỷ rất khao- khát được ấp yêu.
Bạn để y’ xem, trong đời sống hàng ngày chúng ta đã để mất rất nhiều cơ hội để bày tỏ cảm tình của mình đối với người thân, bằng hữu… Nhà ai cũng có điện thoại, đa số một năm chưa “phone” nhau được một lần. Như vậy mà mỗi lần gặp nhau giữa những buổi tiệc tùng tay bắt mặt mừng một cách rất ư là giả dối, làm như thể nhớ nhau quay quắt. “Sự sợ hãi hạ cấp nhất là sự sợ hãi bày tỏ cảm tình” tôi còn nhớ một nhà tâm ly’ học đã nói câu đó. Triết ly’ của Phật giáo cũng như của Công giáo đã cho chúng ta thấy Đức Phật cũng như Chúa Jesus đã bày tỏ lòng từ bi bác ái và tình yêu thương của các Ngài qua hàng trăm cách khác nhau đối với các tông đồ.
Tại sao chúng ta là những thường nhân lại lưỡng lự không dám bày tỏ sự quan tâm, thương mến lẫn nhau? Phong tục và tập quán tại Hoa Kỳ cũng như tại Gia-Nả-Đại, đặc biệt giữa hai người bạn trai mà có những cử chỉ hoặc lời nói quá thân mật, bá vai, bá cổ thì họ cho rằng hai người đó bị bệnh đồng tình luyến ái.
Nhưng, người được bạn bè quí mến là người không ngại ngùng bày tỏ tình yêu thương của mình một cách công khai.
Có rất nhiều người tâm sự với tôi là họ mặc dầu săn đón bạn bè rất niềm nở, chiều chuộng đủ thứ nhưng cuối cùng rồi bạn bè cũng ngoảnh mặt quay lưng. Tại sao vậy? Trong cách giao tế bạn đã xoi mói đến đời tư, đến cách ăn mặc, đến cái lợi về tinh thần lẫn vật chất, đến lời ăn, tiếng nói của người khác trong lúc vui chơi, tiệc tùng. Bạn đã quên một yếu tố rất quan trọng đó là: tình thương giữa bạn bè. Bạn không đến với họ bằng tình yêu thương. Hai ngàn năm về trước, triết gia Seneca đã nói một câu rất đơn giản nhưng hàm chứa trọn vẹn triết ly’ sống: “Bạn muốn được người khác yêu thương, hãy yêu thương họ.” Bạn hãy để cõi lòng mình rộng mở, đến với nhau bằng sự mến phục, không nên ganh tỵ, bắt lỗi, bắt phải, nói những câu xúc phạm đến họ. Ai cũng thích được khen cả. Kinh nghiệm cho tôi biết có một hiện tượng lạ lùng trong ngành chữa trị bệnh tâm thần là khi bệnh nhân lột tả hết tâm sự thầm kín của họ từ sự xúc động, giận dữ, điên cuồng hoặc thù ghét… Khi lắng nghe, tâm hồn tôi đều có cùng một cảm xúc như họ. Trong nghệ thuật đánh bạn cũng vậy, khi họ được mời đến chơi, họ sẽ vui vẻ, ưa thích những gia chủ yêu thương và quí mến họ và ngược lại sự đam mê và lòng yêu thương bao giờ cũng được đáp ứng.
Bạn thì sao tôi không biết, nhưng cá nhân tôi đúng như câu: “Khôn nhà, dại chợ”. Đối với vợ con, thú thật với bạn, thỉnh thoảng tôi cũng cộc cằn, thô lỗ… Nhưng đối với bạn bè, dù bất cứ thuộc giai cấp, trình độ nào tôi cũng đều tử tế và lịch sự hết mình. Ước gì tôi áp dụng cái cung cách xử thế đó đối với vợ con phải tuyệt cú mèo hay không? Cửa nhà thêm êm ấm, hạnh phúc hay không?. Xin thưa với bạn: “Mỗi một lời nói, một hành động tử tế với nhau lúc còn sống, có giá trị hơn hàng triệu hạt nước mắt mà bạn nhỏ trên nấm mồ hoang lạnh.” Có nhiều lúc bạn cũng như tôi sẽ cảm thấy hối tiếc về một vài điều mà bạn đã nói; hối tiếc vì đã ở lại quá trễ, hoặc hối tiếc bạn đã đi quá sớm; hối tiếc rằng bạn đã thắng hay mất một vật gì đó; nhưng trong suốt cuộc đời, bạn sẽ không bao giờ hối tiếc bạn đã đối xử tử tế với ai.
Ngạn ngữ Trung Hoa có câu: “Nếu bạn kiên nhẫn trong một lúc giận dữ, bạn sẽ thoát được cả trăm ngày sầu khổ”. Tình bạn giống như trương mục ở ngân hàng. Bạn không thể tiếp tục rút tiền ra xài mà không chịu ky’ thác tiền vào đó. Có tư cách đáng khen thưởng hơn tài năng ngoại hạng. Đa số tài năng là một món quà. Có tư cách không ai cho chúng ta cả. Chúng ta phải xây dựng từng chút một-bằng tư tưởng, sự chọn lựa, sự can đảm và lòng quyết tâm. Cố bác sĩ Alfred Adler, một nhà tâm-ly’-học nổi tiếng của Áo quốc đã nói: “Cá nhân sống mà không quan tâm đến đồng loại của mình, là những người có những sự khó khăn nhất trong cuộc sống và gây ra tổn thương lớn nhất cho những người khác. Những sự thất bại của nhân loại nẩy sinh do những thành phần đó”.
Ngày xưa tôi cũng có học một ít chữ Nôm, thỉnh thoảng tôi cũng đọc sơ qua một ít sách thánh hiền để lại để học hỏi cách xử thế của người xưa như thế nào, có thích hợp với con người ở cái thời đại văn minh này không, xin bạn nghiệm thử. Mùa xuân khí trời có đầm ấm ôn hòa thì muôn loại mới sinh tươi nẩy nở và phồn thịnh được. Người đối với người cũng vậy, trong gia đình, ngoài thì xã hội, có “hòa khí” mới có thể sống chung với nhau mà an cư lạc nghiệp được. Ta dù có được là người tốt chăng nữa mà cứ một mực góc gách, nghiêm ngặt với người, thì người lấy làm khó chịu mà không thể nào thân với ta được. Không chịu được nhau, thành thử đôi bên không được yên vui sung sướng. Bao giờ cũng nên giữ được cái thái độ ôn hòa, không a dua, xu phụ ai, cũng không ghét ai để cho người đau đớn mà sinh biến.
Cư xử với người mà góc gách, nghiêm ngặt quá là cái đại bệnh ở đời.
Nếu làm người cứ vò võ một mình, tính nết khe khắt, lạnh nhạt, chẳng thân với ai thì thật là một hạng chướng ngại cho xã hội.
Trong cộng đồng của chúng ta không phải là không có những người chủ trương không thèm giao tiếp với người Việt, họ sợ phải chịu mang tiếng xấu. Bạn hãy chỉ cho tôi một quốc gia nào trên quả đất mà không có đĩ điếm, trộm cướp, giết người, cướp của…Họa chăng chỉ có ở trên thiên đường mà ảo tưởng của con người dựng nên. Bạn là nhà trí thức, học rộng biết nhiều, cao sang đạo đức, lễ nghĩa, liêm sĩ, v.v… sao không biết áp dụng triết ly’ của Lão Tử: “Người hay là thầy người dở, người dở là kẻ giúp chí cho người hay”. Để hướng dẫn cho người đồng hương ruột thịt của mình? Người ta ở đời không phải chỉ quay mắt nhìn về trước là xong, cốt phải liên cang với những người hiện thời nữa. Mà trong cách liên can ăn ở ấy, thì không gì bằng khiêm nhã mềm dẻo. Xưa nay thường dạy như thế: “Dịu hơn là xẳng”, “Lạt mềm buộc chặt”:
Thường Tung yếu. Lão Tử đến thăm, hỏi rằng:
-Tôi xem tiên sinh mệt nặng. Dám hỏi tiên sinh còn có câu gì để dạy đệ tử chúng con nữa không?
Thường Tung nói:
-Qua chỗ cố hương mà xuống xe, ngươi đã biết điều ấy chưa?
Lão Tử thưa:
-Qua chỗ cố hương mà xuống xe, có phải nghĩa là không quên nơi quê cha đất tổ không?
-Ừ phải đấy, -Thế qua chỗ có cây cao mà bước rảo chân, ngươi đã biết điều ấy chưa?
-Qua chỗ cây cao mà bước rảo chân, có phải là kính những bậc già cả không?
-Ừ phải đấy.
Thường Tung lại há miệng ra cho Lão Tử coi nữa và hỏi rằng: -Răng ta còn không?
Lão Tử thưa: -Rụng hết cả rồi.
-Thế ngươi có rõ cái ly’ do ấy không?
-Ôi! Lưỡi mà còn lại, có phải tại lưỡi mềm không? Răng mà rụng hết, có phải tại răng cứng không?
-Ừ, phải đấy. Việc đời đại để như thế cả. Ta không còn gì để nói cùng các ngươi nữa.
Bạn có biết không? Một lời nói êm dịu, ngọt mềm là một trong những sự giải quyết êm đẹp nhất để tránh va chạm không những đối với mọi người mà còn đối với những người trong gia đình như vợ con…
Có một loại tâm bệnh ở trong một số ít người, họ tự cho mình cao cả, học thức, đạo đức, sang trọng hơn những người khác qua sự chỉ trích bạn bè. Nếu bạn cảm thấy rất đau khổ để chỉ trích một người nào đó, bạn cứ an nhiên, tự tại mà làm. Nhưng nếu bạn cảm thấy thích thú chút xíu cho thỏa lòng ganh tức, tôi khuyên bạn nên dừng lại. Lòng khoan dung, độ lượng, một trong những biểu hiện cao hơn của văn hóa, chỉ được nhìn thấy nơi kẻ có đầu óc luôn luôn cởi mở trước mọi vấn đề, và cũng chỉ ai có được đầu óc thoáng đạt cởi mở khi nhìn thực tế mới đích thực là kẻ có học thức và họ mới xứng đáng để được chuẩn bị tự thích ứng với những của cải to tát hơn của đời. Đến đây tôi chợt nhớ đến những lời khuyên dạy của cổ nhân như những khuôn vàng, thước ngọc, xin bạn cùng tôi suy gẫm:
*Nói đương sướng hả mà nín ngay được; y’ đương hớn hở mà thu hẳn được; tức, giận, ham mê đương sôi nổi, nồng nàn, mà tiêu trừ biến mất được; không phải là người rất kiên nhẫn, thì không tài nào được như thế.
*Chính mình chẳng kiềm chế nổi mình mà cứ muốn cài đạp người thì thật là nhu.
*Người ta ai mà không có lỗi. Có lỗi mà sửa đổi được thì còn gì hay hơn.
*Câu nói như tên, không nên bắn bậy, đã lọt vào tai ai, không tài nào rút ra được nữa.
*An ác, dương thiện là bực thánh: thích thiện, ghét ác là bậc hiền, tách bạch thiện, ác quá đáng là hạng người thường, điên đảo thiện ác để sướng miệng gièm pha là hạng tiểu nhân hiểm ác.
Nhà soạn nhạc dương cầm Beethoven đã nói: “Tất cả chúng ta đều lỗi lầm, nhưng mỗi người làm những lỗi lầm khác nhau.”
Bạn đừng cho rằng tôi khuyên bạn trở nên một người ba phải chỉ biết đồng y’ với tất cả mọi người mà không biểu lộ y’ kiến. Không phải vậy-bạn cứ vui vẻ, chân tình cởi mở, mến trọng tất cả mọi người. Nếu đi đến một buổi tiệc mà sợ người ta phê bình, chỉ trích, chỉ ngồi yên lặng từ đầu đến cuối không dám phát biểu, đùa nô với bạn bè thì làm sao có được tình thân?. Nhưng bạn phải cho người khác cái đặc quyền giống như vậy. Biểu lộ cá tính chân thật của mình thì được, bao lâu nó không mang tính chất chiếm hữu, không can dự, không bắt buộc đòi hỏi người khác phải theo y’ của mình.
Trong sách Mạnh Tử có câu chuyện rất hay, xin kể hầu bạn: “Tự xét mình”:
Người quân tử sở dĩ khác người là vì lúc nào cũng để tâm đến việc “Nhân”, để tâm đến việc “Lễ”.
Đã là người có nhân, thì yêu người, đã là người có lễ, thì kính người. Mà theo lẽ thường, yêu người thì tất người sẽ yêu lại, kính người thì người tất kính lại. Người quân tử ăn ở như vậy, mà gián hoặc còn có kẻ đem thói ngang ngược đối đãi lại, thì tất nhiên tự xét ngay mình lại, chắc mình còn bất nhân, chắc mình còn vô lễ, thì họ mới xử với mình như thế, chớ tự dưng thì có khi nào họ lại ngang ngược với mình được.
Người quân tử xét lại thật mình có nhân, thật mình có lễ, mà người ta đối đãi với mình vẫn ngang ngược như trước, thì tất lại xét lại mình ta nhân, ta lễ thật, nhưng ta chưa được hết lòng chăng?. Nếu người quân tử xét rằng thật đã hết lòng mà thói người ngang ngược vẫn như trước, thì bấy giờ người quân tử nói: “Hạng này thật là hạng càn dở. Người mà đến như vậy thì khác gì loài vật. Đối với loài vật thì ta còn kể làm chi.”
Tôi xin mượn lời của một học giả Hoa Kỳ, ông Napoleon Hill, để gửi đến bạn:
“Tôi đã tìm thấy hạnh phúc bằng cách giúp đỡ những người khác.
Tôi có được một thân thể tráng kiện, lành mạnh vì tôi sống điều độ với tất cả mọi sự vật và chỉ dùng những thức ăn mà Thiên Nhiên đòi hỏi cho việc bảo quản thân thể của tôi.
Tôi thoát khỏi sự sợ hãi dưới mọi hình thức.
Tôi không ghét bỏ, ganh tỵ, nhưng yêu thương tất cả đồng loại.
Tôi gắn bó tận tụy làm việc cho tình yêu hòa lẫn với vui chơi, giải trí một cách hào phóng. Vì vậy tôi không bao giờ biết mỏi mệt.
Tôi buông lời cảm tạ mỗi ngày không phải để có nhiều của cải, nhưng cho sự khôn ngoan để nhận thức, giữ lấy và xử dụng những của cải lớn lao mà hiện tôi đang có sẵn.
Tôi không đòi hỏi những người khác phải niềm nở với tôi, ngoại trừ đặc quyền san sẻ của cải của tôi cho tất cả những ai muốn đón nhận nó.
Tôi hành động đúng theo tiếng gọi của lương tâm. Vì vậy, chính lương tâm hướng dẫn tôi một cách đúng đắn trong tất cả những gì mà tôi làm.
Tôi không có kẻ thù bởi vì tôi không làm phương hại bất cứ một ai vì bất cứ ly’ do gì, nhưng tôi giúp ích cho bất cứ ai mà tôi liên hệ để chỉ dẫn phương pháp giữ của cải được lâu bền.
Tôi thành thật mà nói rằng tôi có nhiều của cải vật chất hơn số lượng mà tôi cần, bởi vì tôi không tham lam và chỉ ao ước có đủ vật chất lúc tôi còn sống.
Tôi đang làm chủ một bất-động-sản lớn lao không bị đóng thuế bởi vì nó được cất giữ trong tâm trí, đó là những của cải không thể sờ mó được, không thể đánh giá hoặc chiếm hữu được, chỉ trừ những ai áp dụng cách sống của tôi. Tôi đã sáng tạo bất-động-sản lớn lao này bằng cách quan sát luật lệ thiên nhiên và ứng biến thành những tập quán để sống đúng theo đó.”
Để kết thúc tiểu đề này, tôi xin “khoe” với bạn, tại khu tôi ở có một cửa tiệm bán thức ăn nhẹ và cà-phê, thỉnh thoảng tôi tạt vào ăn vài cái bánh ngọt, uống ly cà-phê và để chuyện trò với ông Joe (chủ quán).
Bạn biết ở khu du lịch của miền duyên hải White Rock 80% là những người cao niên từ bảy, tám chục tuổi trở lên. Ông Joe đúng là mẫu người sung sướng, cởi mở, bặt thiệp vô cùng. Vào một đêm tôi đã chứng kiến cái cảnh ông ta tiếp đãi thực khách tại cửa tiệm của ông. Ông ta bưng một tô xúp nóng đặt trước mặt ông cụ đôi tay run rẩy: “Ông Jones, Mamie nấu chén xúp đặc biệt này cho ông đây”. Một cụ bà lưng khòm, đi nghiêng ngã bắt đầu bước ra cửa: “Bà Hudson ơi! Cẩn thận nhé, ngoài kia xe cộ chạy nhanh lắm đấy. Và ô kìa! Bà nhìn xem trăng tròn đang nhô lên ở mé sông. Một đêm thật tuyệt vời”. Tôi ngồi đó suy nghĩ và nhận thấy ông Joe đúng là một người sung sướng hạnh phúc bởi vì ông thật sự yêu thương loài người…
MÂY-CAO-NGUYÊN
Khám Phá Mới Về Y Học Của Một Giáo Sư Việt Nam
Chu Tất Tiến
Trong buổi thuyết trình do Cơ Quan Nghiên Cứu Y Khoa Việt Mỹ (Vietnamese- American Medical Research Foundation) tổ chức vào ngày Chủ Nhật 18 tháng 7 năm 2010 tại Orange County, Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh, giáo sư đại học Y khoa tại University of Southern California, Keck School of Medicine, Los Angeles và giáo sư thỉnh giảng tại UCLA School of Medicine, hiện đang là chủ tịch Cơ Quan Nghiên Cứu Y Khoa này đã trình bầy một phương pháp mới điều trị bệnh cao huyết áp một cách hiệu quả và nhanh chóng. Ông cho biết một số trường hợp cao huyết áp do sự hiện diện cùng lúc của sự gia tăng chất Catecholamine, chứng Tăng Sản Hạch Vỏ Nang Thượng Thận (Adrenal Cortical Nodular Hyperplasia) , và chất bạch đản trong nước tiểu do “Chai” Thận (Scleronephrosis) gây nên.
Trong số những bệnh nhân của ông, có hai bệnh nhân bị cao huyết áp và một bệnh nhân có chất bạch đản trong nước tiểu do chai thận (focal segmental scleronephrosis) . Như tất cả các trường hợp khác, các bệnh nhân của ông kể trên đều bị cao huyết áp từ rất lâu và không chữa được bằng thuốc. (Thông thường, các loại thuốc trị cao huyết áp chỉ giữ cho huyết áp không tăng lên, chứ không chữa dứt được bệnh). Kết quả thử nghiệm tìm thấy hai bệnh nhân có chất “catecholamines” sản xuất quá mức từ nang thượng thận (adrenal gland) bên trái (tức là một tuyến nhỏ nằm trên quả thận bên trái), và một bệnh nhân bị chứng tăng aldosterone (Aldosteronism) . Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh đề nghị cho chụp hình theo phương pháp “scan” nghĩa là chụp liên tục từng lớp mỏng sát với nhau thì thấy hai bệnh nhân đều có hạch (nodules) nhỏ nằm trong nang thượng thận bên trái.
Dựa vào kết quả của “scan”, Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh khuyến cáo cho cắt bỏ nang thượng thận bên trái cho bệnh nhân, mục đích để cắt bỏ luôn cái hạch nhỏ đó đi. Theo sự khuyến cáo đó, các cuộc giải phẫu đã được thực hiện dưới sự theo dõi rất chi tiết của Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh. Sau khi giải phẫu, huyết áp của cả hai bệnh nhân đều trở lại bình thường và chất bạch đản trong nước tiểu cũng mất dấu. Bệnh cao huyết áp đã được chữa trị dứt và không tái phát. Các bệnh nhân đã không còn phải uống thuốc cao huyết áp suốt đời như trăm triệu bệnh nhân cao huyết áp khác.
Điểm quan trọng nhất ở đây là khám phá thấy vỏ nang thượng thận chứa nhiều tế bào mỡ (adipocytes) đồng thời cũng thấy nhiều tế bào bạch cầu loại lymphocytes. Sự thành công của các cuộc giải phẫu hai bệnh nhân kể trên đã đi đến một kết luận là tế bào mỡ (khi tích tụ tại tuyến thượng thận) có thể góp phần gây bệnh cao huyết áp. Từ đây, một số bệnh nhân mắc bệnh cao huyết áp, thường gọi là bệnh cao máu, có thể yên tâm sống vui khỏe mà không lo phải uống thuốc cao máu triền miên cho đến khi chết, nếu kết quả thử “scan” của họ cho thấy cùng có những cái hạch mỡ nhỏ trong nang thượng thận.
Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh không chỉ đơn giản là một giáo sư Y khoa. Ông là Hội Viên** (Fellow) của bẩy (7) Viện Chuyên Khoa Y Khoa Hoa Kỳ (*) và Trường Đại Học Hoàng Gia Anh. Gần đây, tờ PayPerView về Y Khoa, độc giả phải trả tiền mới được tra cứu, đã gửi thư cho ông và thông báo một tin vui: Bài viết “Giá trị ích lợi của Sinh Tố D và tính tương đồng của nó trong việc chữa trị và phòng ngừa ung thư” (The beneficial role of vitamin D and its analogs in cancer treatment and prevention) của ông được đứng thứ 8 trong 25 đề tài được giới y khoa nghiên cứu các phương pháp chữa trị trên toàn thế giới trả tiền để tìm đọc nhiều nhất.
Giáo Sư Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh và những công trình nghiên cứu về Y khoa của ông đang là niềm tự hào của những người Việt Tị Nạn Cộng Sản. Một khi mà các nghiên cứu chữa trị của ông về căn bệnh giết người một cách thầm lặng này được thực hiện rộng rãi thì tuổi thọ của con người được kéo dài và niềm vui và hạnh phúc của loài người cũng từ đó mà nhân lên gấp bội.
Chu Tất Tiến
Một ngày không vội vã…
Mỗi năm một lần , tôi về thăm Mẹ và các em hiện đang sống ở Montréal , Canada. Năm nay cũng như thuờng lệ, tôi về thăm nhà 2 tuần cuối tháng 6. Nói sao cho hết niềm vui gặp lại gia đình. Montréal vào mùa hè thật nóng bức, có ngày lên đến hơn 100 độ F, nên cả nhà thường rủ nhau đi ra ngoài chơi cho mát mẻ.
Tôi còn nhớ sáng hôm đó, cả nhà định dẫn mấy đứa cháu ra công viên cho tụi nhỏ hưởng chút khí trời . Tôi thì đã thay quần áo từ lâu, cứ chờ mãi mà mọi người cứ ” xàng qua xàng lại “, gần 9 giờ vẫn chưa xong, nhất là mấy đứa nhóc thì cứ lăng xăng chơi game, không ai chịu thay quần áo.
Thế là tôi bắt đầu nổi quạu ” Nhà mình sao làm gì cũng như rùa bò vậy ? Có đi hay không thì bảo … ?
Cô em tôi nhỏ nhẹ ” Thì từ từ, vacation mà lị , chị sống ở Mỹ riết rồi quen thói ” stress out ” hà … “.
Cậu em trai thì nói ” Chị làm gì mà dữ vậy, chị có biết hôm nay là ” ngày không vội vã ” hôn ?
Tôi ngạc nhiên, tưởng tai mình nghe lầm, nên hỏi lại ” Ngày gì ? Không vội vã là sao ? ” .
Thế là Má tôi bật tivi lên. Trên màn ảnh, đài nào cũng đang nói về cái ngày đặc biệt này. Ồ, thì ra là từ vài năm nay, mỗi năm chính phủ Canada chọn ra một ngày, thường là vào mùa hè, một ngày cuối tuần, và năm nay rơi vào ngày 26 tháng 6, gọi là ” một ngày không vội vã “.
Khoảng chừng vài tuần truớc đó, là báo chí, các cơ quan truyền thông đều loan báo và nhắc nhở để mọi người chuẩn bị. ” Ngày không vội vã ” bắt đầu từ 8 giờ sáng cho đến 9 giờ tối. Mọi người được khuyên là ” Bạn hãy ngủ cho thẳng giấc, thức dậy khi nào mình muốn. Hãy nhâm nhi tách cà phê , và ngồi ngắm khu vườn của bạn, nghe tiếng chim hót líu lo . Hãy đi ra ngoài nếu bạn thích, vào ăn trưa ở một restaurant nào mà bỗng dưng bạn muốn. Còn nếu không, bạn có thể mời bè bạn đến nhà làm BBQ. Bạn cũng có thể chạy xe đạp một vòng thành phố, hay nằm dài trên bãi cỏ của một công viên gần nhà, vân vân và .. vân vân ” .
Tóm lại, chính phủ khuyến khích người dân : ” Hãy enjoy từng phút giây hạnh phúc, bình an của … một ngày không vội vã. Hãy biết sống và tận hưởng Hạnh phúc ở quanh ta “, như lời của một người phóng viên trên đài tivi đang nói.
Rồi còn có các màn phỏng vấn vài người dân , hỏi xem họ dự định sẽ làm gì trong cái ngày đặc biệt này trong năm, thì đa số câu trả lời đều là ” spend time với gia đình, người thân “.
Có một cảnh trên màn hình làm tôi nhớ mãi. Hình ảnh một cụ già tóc bạc phơ, lụm cụm trả lời phỏng vấn với nụ cười móm mém ” Tôi luôn mong đợi và yêu nhất cái ngày này trong năm, vì đó là ngày duy nhất mà tất cả con cháu tôi không … bận rộn, chúng nó tề tựu đông đủ để họp mặt với tôi. Cám ơn chính phủ, cám ơn ân nhân nào đã ” đặt ra ” cái ngày ý nghĩa này … ” .
Thế là bỗng dưng tôi đổi ý . Tôi bảo gia đình ” Hôm nay là ngày đặc biệt, vậy thôi mình làm chương trình gì special đi nhe .. ” .
Thế là cả nhà nhao nhao hưởng ứng, người thì bảo ” khỏi nấu cơm, đi ăn tiệm cho khỏe “, kẻ thì nói ” nhà hàng đông lắm, đi xuống downtown chơi “.
Em trai tôi thì muốn đi xe đạp ( ở Montréal có rất nhiều bãi cho mướn xe đạp, bạn chỉ cần ” quẹt ” cái credit card vô là có thể lấy xe đạp đi ngay ) .
Mấy cháu nhỏ lại muốn đi tàu BateauMouche. Rồi lại có ý kiến đi câu cá, hay đi xe ngựa một vòng thành phố. Và thế là giơ tay biểu quyết. Cuối cùng thì đa số thắng thiểu số : đi xuống Vieux-port ( khu phố cổ ) chơi và sẽ đi tàu BateauMouche. Thế là chúng tôi lên đường , thảnh thơi, không vội vã …
Đường xuống phố đông nghẹt, và kẹt xe, thế mà không một xe nào bóp kèn. Thiên hạ ngồi trong xe, an nhiên chờ đợi, còn mở cửa kiếng xuống nhìn nhau cười, và vẫy tay ” No hurry ! Be happy ! “. Tôi thật sự ” thấm ” được thế nào là ý nghĩa của 3 chữ ” không vội vã ! “.
Đến chừng xếp hàng mua vé đi tàu, thì lại là một hàng thật dài, trong cái nắng gắt của mùa hè. Vậy mà ai ai cũng cười, cũng nói, cũng bắt tay, với cả những người … không quen biết. Dường như con người ở đây, ngày hôm nay, không ai bị stress cả. Cả một thế giới hoà bình, thanh thản quanh tôi …
Lúc bước xuống tàu, David, thằng cháu nhỏ 5 tuổi hối hả muốn chạy đến dành chỗ, thì bị Christina – cô cháu 4 tuổi , ” chỉnh ” ngay : ” David ! Bữa nay là ” No hurry day ” mà, sao David cứ hurry hoài vậy ? “, làm cả nhà cùng cười. Tôi cũng bật cười theo vì sự nhận thức dễ thương của cô bé này .
Trưa đến, đói bụng, chúng tôi ghé vô một nhà hàng Tàu. Lại đông nghẹt khách, nhưng ai ai cũng vui vẻ xếp hàng đợi đến lượt mình. Đang đứng chờ thì người bên cạnh tôi, một phụ nữ Quebécois bắt chuyện hỏi tôi đã làm gì ngày hôm nay. Tôi kể lại một ngày vui chơi với gia đình cùng các cháu. Bà cười , chỉ hai người con ” Chồng tôi mất lâu rồi, năm nào vào ngày này, tôi cũng để tụi nó quyết định muốn đi đâu, làm gì… Cuộc sống mà, có gì mà phải vội vã …”. Rồi bà tiếp ” Như trưa nay nè, bỗng dưng con gái tôi thèm ăn món lẩu Tàu, thế là chúng tôi vô đây, xếp hàng, nghe nói nhà hàng này món nào cũng ngon lắm .. ” . Tôi gật đầu đồng ý và cảm thấy vui vui trong lòng……
Ăn no xong, thì đến chiều. Không ai muốn về nhà, thế là kéo nhau ra park chơi. Nhìn quanh, thiên hạ đông như kiến , tự dưng tôi thấy lòng mình vui chi lạ.Trải tấm chiếu trên bãi cỏ, tôi nằm xoải người, vươn vai một cái thật đã . Dường như hơn 10 năm sống trên đất Mỹ, tôi chưa hề có được cái ” đã ” nào như thế này . Cứ để mặc tụi nhỏ tha hồ chơi xích đu, cầu tuột, chạy chơi, la hét … tôi nằm đeo cặp mắt kính mát, tận hưởng từng làn gió thoảng qua một cách khoái chí, do … nothing , lim dim … ngẫm nghĩ sự đời. Kể cũng lạ, nhờ có cái ngày này, mà tôi mới nhận ra là hình như trong đời , tôi chưa hề bao giờ có được một ngày không …vội vã …
… Sinh ra và lớn lên ở Saigòn, trong một gia đình nghèo, nên tôi biết rất rõ là chỉ có ráng học thì mới có thể giúp tôi thoát khỏi cái kiếp nghèo muôn thuở đó. Ngay từ nhỏ tôi đã rất hiếu học. Từ lớp tiểu học, đến phổ thông, rồi đại học, cả đời tôi chỉ biết có sách vở, và suốt ngày chỉ cắm đầu cắm cổ mà học. Tuổi thơ tôi chưa hề có một ngày không vội vã. Hôm nào cô giáo bệnh , được nghỉ và về sớm , trong khi các bạn bè cùng trang lứa lăng xăng tìm chỗ đi chơi, hay la cà các hàng quán , thì tôi lại vui mừng vì .. có thêm giờ để học bài. Tôi hối hả đạp xe về nhà, rửa mặt vội vàng và ngồi vào ngay bàn học. Bài thi nào cũng vậy, được 9 điểm là tôi buồn, vì phải điểm 10 cơ thì tôi mới chịu. Mọi người luôn bảo là tôi thích sự tuyệt đối, và như vậy thì đời tôi sẽ khổ…
Vào đại học, 5 năm, tôi lại chưa hề có được một ngày không vội vã. Lúc nào tôi cũng bận rộn, với bài vở và với những cuộc thi . Tôi luôn tham lam, mong muốn mình phải đạt điểm 10 trong mọi bài thi. Tôi sẵn sàng thức khuya , dậy sớm, miễn sao đạt được điểm tối đa là tôi vui. Có lần nhỏ bạn thân bảo tôi một câu chí lý ” Học mà không chơi giết mòn tuổi trẻ, Chơi mà không học giết cả tuơng lai .. “. Tôi nói ngay ” thì bởi vậy, tao học nè , chỉ có cái học mới giúp mình thoát ra khỏi nghèo khó “, nhỏ bạn cười ” Tao thì chọn … cả hai, vừa học vừa chơi, miễn sao không thi lại là ” đủ xài ” rồi, rồi mai này mày sẽ hối tiếc khi tuổi trẻ trôi qua uổng phí … “. Tôi chỉ cười, nhưng bây giờ mới nhận ra là nó có lý …
Ra trường ở Canada, đi làm, tôi lại lao vào công việc, làm thật nhiều, để mong kiếm thật nhiều tiền trong thời gian ngắn nhất. Tôi tình nguyện là 7 ngày 1 tuần, mỗi ngày 13 tiếng. Ròng rã 3 năm thì tôi đuối sức, nên đành giảm bớt chỉ làm 5 ngày. Mười năm trời, tôi dành dụm đựơc một số tiền, và nỗi ao ước, làm giàu, thật nhanh , đẩy tôi vào thị trường chứng khoán. Tôi say mê chơi stock, nên ngày nào tôi cũng luôn bận rộn với Wallstreet, với giá cả và những con số lên xuống của từng công ty. Trúng stock, chỉ qua một đêm, tôi bỗng nhiên thành triệu phú. Ấy thế mà tôi vẫn chưa có được một ngày không bận rộn. Ngay hôm đó, đầu tôi lại tính toán cách đầu tư nào để nhân đôi, nhân ba số tiền tôi đang có. Thế là lại mạo hiểm, lại chơi những ván bài to hơn . Ông bà ta đã có câu ” Có gan làm giàu kia mà “. Tôi đã có gan, và tôi đã giàu, thì bây giờ nếu muốn giàu hơn, tôi cần phải có gan hơn …
Thị trường chúng khoán sụp đổ, tôi trở tay không kịp, thế là mất trắng . Tôi không nản ” không sao, còn sức khoẻ, còn quyết tâm , ta có thể làm lại từ đầu, thì sẽ có tất cả ” . ” Có chí thì nên ” , nên tôi quyết định qua Mỹ, vì Hoa kỳ là đất nước của cơ hội. Tôi lại lao vào công việc, cần cù, ký cóp … để dành tiền.
Vào những năm sau 2000, ngành dược và computer đang lên cơn sốt thiếu người. Thế là thiên hạ ùn ùn đổ sang Mỹ, vì làm việc nhiều tiền hơn. Tôi lại đi làm full time, 5 ngày một tuần , và luôn sẵn sàng làm overtime bất cứ khi nào công ty cần. Tôi đi làm từ sáng đến tối, ăn thì ” cơm chỉ ” , food to go, không xài gì cả, cắc ca cắt củm để dành từng đồng xu, hy vọng sẽ có cơ hội đổi đời … Và rồi thì cơ hội đến thật, khi cơn sốt bất động sản bùng nổ. Giá nhà cửa tăng vùn vụt , từng ngày. Hễ ai chậm tay là … sorry, ráng mà chịu khó ngồi nhìn ” căn nhà mơ ước ” vuột khỏi tầm tay, bạn nhé. Và tôi lại bị cuốn xoáy vào cơn lốc này, như hàng triệu người ở xứ Mỹ .
Mỗi tuần chỉ có được hai ngày nghĩ làm, tôi rời nhà từ 8 giờ sáng đến 9 giờ tối , lái xe khắp mọi ngõ ngách, để tìm xem có căn nhà nào ” For sale by owner ” không, hay có căn nào trông lụp xụp mà mình có thể tân trang chút đỉnh lại rồi ” flip “, kiếm vài chục ngàn bỏ túi . Có những bữa tôi không có cả thời giờ để ăn cơm, mua vội vàng chút food to go bỏ bụng . ” Thảy ” 1 căn nhà, wow , ngon ăn quá, tôi làm căn thứ nhì, rồi thứ ba. Lòng tham con người là không đáy kia mà . Thì đùng một cái, cái ” bong bóng ” nhà đất nổ tung . Bao nhiêu kẻ mất nhà, tay trắng, và có tôi trong số đó . Từ một triệu phú ( lần thứ hai ) , tôi trở thành người mang nợ ngập đầu. Và thế là tôi phải đi làm bù đầu bù cổ để ráng cầm cự mấy căn nhà. Đến chừng thật sự đuối, thì tôi đành phải buông – trong cay đắng, vì không còn sự lựa chọn nào khác. Tôi shortsale mấy căn nhà, trước khi để nhà bank kéo . Rồi giờ thì tôi phải tiếp tục đi cày , cả đời , để mà trả nợ. Một bài học .. suốt đời không thể nào quên. Cho đáng kiếp mày, một kẻ tham lam …
Hôm nay nằm dài trên bải cõ, hít thở bầu không khí trong lành của một ngày nắng ấm, chẳng có việc gì phải làm, thế mà tôi thấy lòng mình , tâm mình sao mà thảnh thơi chi lạ. Giờ phút này, tôi không giàu, nhưng sao tôi lại có được sự bình an, điều mà đã hai lần là triệu phú, tôi hoàn toàn chưa bao giờ có được. Thật sự tôi phải cám ơn chính phủ Canada, hay cám ơn người ân nhân ” trí tuệ ” nào đó, đã nghĩ ra cái ngày đặc biệt này trong năm, để giúp người dân biết trân quý sự thanh thản mà cuộc sống ban cho chúng ta. …
Bỗng dưng tôi chợt nhớ mới cách đây vài tuần , tôi tình cờ gặp lại cô bạn củ hồi trung học, khi vô tiệm food to go ở Cali mua đồ ăn . Hai đứa chỉ kịp chào hỏi vài câu, thì cô bạn vội vã về đón con, còn tôi thì lật đật đi ra xe sợ trễ giờ làm. Cô bạn than ” Sao cuộc sống tụi mình lúc nào cũng tất bật quá há, chỉ khi nào hết thở thì mới hết … bận rộn … “.
Tôi chỉ cười ” Xứ Mỹ mà lị … ” .
Cô bạn tự dưng hỏi xin địa chỉ email của tôi, rồi bảo rằng ” sẽ email gửi cho bồ một bài ý nghĩa lắm “, rồi cô cười nói thêm ” nhưng đọc thì hay, mà làm có được hay không lại là chuyện khác . .. “.
Tối đó check mail, tôi nhận được ngay , với vài dòng nhắn nhủ ” Bồ ráng cố gắng thực hành theo lời khuyên trong bài này nhé, còn mình thì … đời vẫn lăng xăng .. “.
Tôi bật cười , và click vô đọc bài viết ngắn của cô bạn :
BẬN RỘN làm cho ta không có bình an và hạnh phúc
BẬN RỘN làm cho sự hành xả của ta vụng dại
BẬN RỘN làm cho cái hiểu biết của ta khô cằn
BẬN RỘN làn cho sự sống của ta ngắn lại
BẬN RỘN khiến ta không thấy được cái đẹp của người ta thương yêu
BẬN RỘN khiến ta đi trên đường như ma rượt …
Đời sống bận rộn là đời sống … bất hạnh nhất trên đời … !
Thế đấy, nhưng con người ai ai cũng luôn tìm đủ mọi lý do để mà … BẬN RỘN.
Và rồi một ngày kia, thử hỏi có ai mang theo được cái ” BẬN RỘN ” về bên kia thế giới ?
Hãy biết dừng lại
Hãy biết ngơi nghĩ
Hãy tập thanh thản
và buông xả, thảnh thơi …
thì khi cái ngày ấy đến , chúng ta mới có thể ra đi với cái tâm … KHÔNG … BẬN RỘN …. !!!
Đúng vậy, dường như chúng ta , ai ai cũng luôn tự tìm cho mình một ” lý do ” để mà bận rộn , mà chưa hề bao giờ biết cách ” nếm ” được hương vị cuộc sống của mỗi ngày. Tôi chợt nhớ đến cô Kim Anh , cô cũng đã bảo tôi câu này khi bác sĩ cho biết là cô chỉ còn vài tháng để sống, và cô đã nói với tôi ” Mỗi người đều có số phần, cô cũng mừng là cô còn ” vài tháng “, thì ít nhất cô cũng sẽ có được vài tháng sống trong bình an, không vội vã.. “.
Chiều xuống, trời bắt đầu ngã tối. Thiên hạ lần lượt rời công viên. Cả nhà tôi cũng lục đục thu xếp đồ lại.
Bé Tina có vẻ nuối tiếc, bé hỏi bà chị tôi ” Mommy, ngày mai có còn là ” No hurry day ” hôn ? ” .
Chị tôi cười ” Hết rồi con, mỗi năm ở Canada có một ngày hà .. “.
Na phụng phịu ” Na muốn every day đều là ” No hurry day ” cơ… “.
Chị tôi nói ngay ” Dễ thôi con , nếu mỗi ngày mà con biết enjoy, thư thả, con đừng làm việc gì gấp gáp hết, thì mỗi ngày sẽ là ” No hurry day ” rồi.. .”.
Tôi đứng đó, nuốt từng lời bà chị nói, và cảm thấy ” ganh tỵ ” với đứa cháu của mình, vì chỉ mới 4 tuổi, mà cháu đã được học một bài học quý giá nhất trên đời, còn tôi , gần nữa đời người mới được học bài học đó …
Lên xe, cậu em trai mở nhạc, vặn thật lớn bài hát mà tôi rất thích :
… ” Nếu chỉ còn một ngày để sống
Chợt nhận ra cuộc đời quá đẹp
Phải chăng ta sống quá vội vàng
Nên ra đi chưa được bình an … ”
Đúng thật , cả một đời tôi luôn sống quá vội vàng , thì làm sao có thể ra đi bình an ? Một lần nữa, xin cám ơn cái ngày đặc biệt này, đã giúp tôi có một cái nhìn mới , khác hơn về cuộc sống …
Tự dưng tôi nhớ đến hai cô bạn thân. Cô bạn đạo Chúa thì chủ nhật nào cũng đi nhà thờ, hễ rảnh là đọc cuốn Thánh kinh nhỏ lúc nào cũng kè kè trong bóp. Cô hay nói với tôi ” Chúng ta nên làm theo lời dạy của Ngài, thì lúc ra đi, mình sẽ được lên Thiên đàng với Chúa .. “.
Nhỏ bạn đạo Phật thì hễ rảnh là đến Chùa, niệm Phật, nó nói tôi ” Ở lành, giữ ngũ giới, làm từ thiện, thì chắc chắn sẽ được về với Phật .. “. Còn giờ phút này, tôi hiểu ra một điều ” Nếu như chúng ta biết tự làm cho mỗi ngày của mình thành ” MỘT NGÀY KHÔNG VỘI VÃ ” , thì chúng ta sẽ có được 365 ngày một năm đang sống ở Thiên đàng, hay Niết bàn … rồi đó …
Chúc mỗi người trong cuộc đời, luôn có được những ngày … không vội vã …
Hoàng Thanh