Archive for April, 2010

Bữa cơm ngon

Thursday, April 29th, 2010

Hi Tường và các em!

Lứa tuổi Thầy, khi còn tiểu học, khoảng 1952, 1953, được tập đọc và học thuộc lòng bài thơ này, ý vị lắm, cảm xúc lắm, nếu ai cùng cảnh ngộ. Giờ đây, bài đó chưa hẳn đã gây cảm xúc với những trẻ nhỏ đã rời Việt Nam quá sớm, hoặc sinh ra ở đây. Nhân thể Thầy gởi đến các em bài thơ của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu:

Bữa cơm ngon

Tan buổi học mẹ ngồi tựa cửa,
Mắt trông con đứa đứa về dần,
Xa xa con đã tới gần,
Các con về đủ quây quần bữa ăn,

Cơm dưa muối khó khăn mới có
Của không ngon, nhà khó cũng ngon.
Khi vui câu chuyện thêm dòn
Chồng chồng vợ vợ con con một nhà.

Đọc bài thơ này, các em thì sao chứ Thầy thấm thía lắm, thưở nhỏ đi học ở Việt Nam, rất ít người đủ ăn, những bữa cơm đạm bạc song đầy ấp tinh thương yêu vợ, chồng, cha, con. Bữa ăn chẳng có rượu bia đâu mà quanh mâm cơm câu chuyện dòn tan như vậy.

Thầy thương gởi đến các em bài thơ này cùng với ước mong, nguyện cầu, các em và đại gia đình được đầm ấm hạnh phúc.

Thương nhớ.

Thầy Đệ

Những bài giải cho kỳ thi toán Hoa Kỳ 2010

Thursday, April 29th, 2010

Kỳ thi giỏi toán Hoa Kỳ năm nay 2010 đã xảy ra tuần qua. Đây là những bài gỉải.

Problem 1 of the United States Mathematical Olympiad 2010

Let AXYZB be a convex pentagon inscribed in a semicircle of diameter AB. Denote by P, Q, R, S the feet of the perpendiculars from Y onto lines AX, BX, AZ, BZ, respectively. Prove that the acute angle formed by lines PQ and RS is half the size of ∠XOZ, where O is the midpoint of segment AB.

Solution

Let AZ intercept BX at C, PQ and RS intercept at I. The acute angle formed by lines PQ and RS is

∠PIS = ∠PQY + ∠SRY – ∠QYR = ∠PQY + ∠SRY – (180° – ∠QCR) =
∠PQY + ∠SRY – ∠RCB

But ∠RCB subtends arcs AX and BZ; ∠PQY = ∠PXY subtends arc AY; ∠SRY = ∠SZY subtends arc BY.
Therefore, ∠PIS subtends arc AY + BY – AX – BZ = arc XZ = ½ ∠XOZ.

Problem 3 of the United States Mathematical Olympiad 2010

Let ABC be a triangle with ∠A = 90°. Points D and E lie on sides AC and AB, respectively, such that ∠ABD = ∠DBC and ∠ACE = ∠ECB. Segments BD and CE meet at I. Determine whether or not it is possible for segments AB, AC, BI, ID, CI, IE to all have integer lengths.

Solution

Apply the law of the cosine function, we have

BC² = BI² + CI² – 2 BI x CI cos∠BIC
But ∠BIC = 180° – ½ (180° – ∠A) = 135° and cos∠BIC = – ½ sqrt(2)
The above equation becomes BC² = BI² + CI² + sqrt(2) BI x CI
Or sqrt(2) BI x CI = BC² – BI² – CI²
Now assume that it is possible for segments AB, AC, BI, ID, CI and IE to all have integer lengths. BC² is then also an integer because BC² = AB² + AC² which, in turn, requires sqrt(2) BI x CI to be an integer. But since sqrt(2) is an irrational number, the product of sqrt(2) with an integer is not an integer. Therefore, our assumption was not possible, and it’s not possible for segments AB, AC, BI, ID, CI and IE to all have integer lengths.

Thơ tình…..

Thursday, April 29th, 2010

Thơ tình em viết bằng son
Cho anh ngộp thở yêu em nồng nàn.

Ngọc Cô Hàn
30/4/2010

Nhac: TƯỞNG NHỚ SÀI GÒN …

Thursday, April 29th, 2010

TƯỞNG NHỚ SÀI GÒN …

(Thuc hien: Phan Anh Dũng)

Bấm vào đây: SÀI GÒN THƯƠNG NHỚ để nghe toàn bộ 20 bản nhạc

hay bấm vào tên từng bản nhạc sau đây để nghe:

1. Nước Non Ngàn Dặm Ra Đi (Phạm Duy) – Thái Thanh & Duy Khánh

2. Sài Gòn Ơi, Vĩnh Biệt (Nam Lộc) – Nam Lộc

2b. Liên Khúc Tự Do Lê Uyên, Ý Lan, Nam Lộc, Tuấn Ngọc …

3. Một Lần Đi (Nguyệt Ánh) – Nguyệt Ánh

4. Sài Gòn Thành Phố Kỷ Niệm (thơ: Vũ Hối) – diễn ngâm: Thúy Vân

5. Sài Gòn Nắng Nhớ Mưa Thương (Nhật Bằng – Ý thơ: Nguyễn Thị Ngọc Dung)
Hòa âm: Nguyễn Ngọc Châu Tiếng hát: Thái Phượng

6. Nhớ Em Một Ngày Nắng Sài Gòn (Thanh Trang) – Quang Tuấn

7. Biết Bao Giờ Trở Lại (Ngô Thụy Miên) – Trần Thái Hòa

8. Nhớ Sài Gòn (Phạm Anh Dũng-Cali) – Xuân Thanh

9. Những Con Đường Thành Phố Tôi Yêu (Thanh Trang) – Tâm Hảo

10. Sài Gòn Chiều Mưa (Trần Chí Phúc) – Quỳnh Hương

11. Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn (Phạm Đình Chương – thơ: Du Tử Lê) – Trần Thái Hòa

11b. Khi Xa Sài Gòn (Lê Uyên Phương – thơ: Kim Tuấn) – Lê Uyên

12. Sài Gòn Mưa Nắng (Khanh Phương) – Hạnh Nguyên & Tuấn Huy

13. Sài Gòn Một Thoáng 30 Năm (Trần Chí Phúc) – Trần Chí Phúc

14. Sài Gòn Niềm Hy Vọng (Phan Anh Dũng – Ý thơ: Trần Quốc Bảo)
Hòa âm: Nguyễn Ngọc Châu Tiếng hát: Tâm Hảo

15. Sài Gòn Gần, Sài Gòn Xa (Trần Thiện Thanh – thơ: Vũ Hối) – Nhật Trường

16. Sài Gòn Trong Tôi (Nguyễn Ngọc Thiện) – Hồng Mơ

17. Ghé Bến Sài Gòn (Văn Phụng) – hòa âm & đàn: Nguyễn Ngọc Châu

18. Em Vẫn Mơ Một Ngày Về (Nguyệt Ánh) – Nguyệt Ánh

19. Sài Gòn Nhớ, Sài Gòn Thương (Thanh Trang) – Vũ Trung Hiền

20. Bên Bờ Đại Dương (Hoàng Trọng) – Hoàng Cung Fa

Bấm vào đây để xem youtube video:

Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên (Nguyễn Đình Toàn) – Tiếng hát: Hạt Sương Khuya

Nhớ Em Một Ngày Nắng Sài Gòn (Thanh Trang) – Tiếng hát: Quang Tuấn

Sài Gòn Nhớ Sài Gòn Thương (Thanh Trang) – Tiếng hát: Quang Tuấn

Một Mai Khi Trở Lại (Nam Lộc & Lê văn Quy) Nam Lộc & Khánh Ly song ca

Một Ngày Việt Nam (Trầm Tử Thiêng) – Hợp Ca Asia
Kiem (ll)

Dùng phấn thơm làm tăng nguy cơ ung thư?

Wednesday, April 28th, 2010

Bột phấn thơm được gần một nửa phụ nữ trên thế giới sử dụng. Một nghiên cứu mới đây trên 660.000 phụ nữ tại Mỹ cho thấy sử dụng bột này thường xuyên (ít nhất 1 lần/tuần) ở vùng kín sẽ làm tăng nguy cơ ung thư tử cung.

Tăng 24% nguy cơ ung thư ở phụ nữ mãn kinh

Các nhà khoa học ở trường Y Harvard (Boston, Mỹ) đã nghiên cứu tỉ mỉ nguy cơ sức khỏe từ bột phấn thơm và phát hiện thấy sự gia tăng rõ ràng nguy cơ ở những phụ nữ lớn tuổi đã mãn kinh.

Chỉ cần dùng bột phấn thơm 1 lần/tuần là đủ làm tăng nguy cơ ung thư lên 24%. Nghiên cứu cũng cảnh báo rằng các hạt bột sẽ có thể “đột nhập” vào “vùng kín” và “du lịch” trong cơ thể người phụ nữ, kích thích viêm nhiễm mà khiến các tế bào ung thư phát triển.

Trong báo cáo tại Mỹ đăng tải trên tạp chí Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention, các nhà nghiên cứu cho biết những phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ càng cao nếu họ tiếp xúc với phấn thơm càng lâu.

Những nghiên cứu trước đó cho thấy sự liên quan giữa bột phấn thơm với u ác tính ở buồng trứng. Tuy nhiên, đây là nghiên cứu đầu tiên nó cũng có thể gây tổn thương tử cung hay màng trong dạ con ở dạng ung thư. Và những kết quả của nghiên cứu chỉ đề cập tới trường hợp dùng phấn thơm ở “vùng kín” chứ không phải các bộ phận khác của cơ thể.

Khoảng 40% phụ nữ dùng phấn thơm thường xuyên như một thói quen vệ sinh cá nhân. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhiều phụ nữ bắt đầu dùng phấn thơm khi còn rất trẻ và tiếp tục dùng nó trong vài thập kỷ tiếp theo.

Một năm trước đó, nhóm nghiên cứu khác của Harvard phát hiện thấy việc dùng phấn thơm ở vùng kín hằng ngày sẽ làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng lên 41% và khuyến cáo tất cả phụ nữ nên ngừng dùng ngay lập tức. Nguy cơ cao nhất là ở những phụ nữ da trắng (tỉ lệ 1/10) và do gene tác động.

Những phụ nữ mang gene glutathione S-transferase M1 (GSTM1) và thiếu gene glutathione S-transferase T1 (GSTT1), sẽ có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng gần gấp 3 lần.

Còn nhiều tranh cãi

Bột phấn thơm làm từ đá khoáng mềm là hydrous magnesium silicate vốn sẵn có trong tự nhiên. Nó được nghiền nát, làm khô và xay mịn thành dạng bột, sử dụng trong các loại mỹ phẩm.

Một số chuyên gia cho biết khoáng chất này tương tự a-mi-ăng, thủ phạm gây da u trung biểu mô, một dạng ung thư phổi chết người.

Một lượng rất nhỏ chất khoáng này tìm thấy trong đường tiết niệu và phía sâu trong xương chậu. Chúng có thể ở trong cơ thể nhiều năm. Ước tính một hạt bụi phấn vào phổi, sẽ phải mất 8 năm để phân hủy hoàn toàn.

Theo Jessica Harris, chủ tịch Quỹ Nghiên cứu ung thư Anh, cho biết: “Kết quả của nghiên cứu này là chưa đủ thuyết phục. Các nhà nghiên cứu đồng ý rằng cần phải có nhiều nghiên cứu hơn nữa trước khi kết luậ rằng thực sự có mối liên hệ giữa phấn thơm và ung thư màng trong dạ con không. Và nếu nghiên cứu trong tương lai chứng minh được sự liên quan này thì điều quan trọng cần nhớ là chỉ có một số ít phụ nữ dùng phấn thơm thường xuyên là bị ung thư màng trong dạ con.

“Đối với phụ nữ, để giảm nguy cơ ung thư màng trong dạ con, một trong những cách tốt nhất để phòng bệnh là giữ cho trọng lượng cơ thể luôn ở mức chuẩn”.

Minh Thu
Theo DM

Nói chuyện với con

Tuesday, April 27th, 2010

Nói chuyện với con

Hi, mom”
“À, con mới về hả. Bữa nay lớp Toán ra sao?Làm bài kiểm được không?” “OK.”
“OK là sao? Có hay không? Kỳ điểm vừa rồi bị D, bộ không nhớ sao?”
“Kỳ này bị D nữa là rớt lớp Toán luôn! Sao con không lo gì hết vậy? Bộ còn nhỏ lắm sao mà cứ phải nhắc chuyện học hoài?”
“I know. I know. Gee!”
“Biết sao không cố gắng? Đi học về là chúi đầu vô mấy cái game. Để tao biểu ba mầy dẹp cái computer đi.”
“Thứ Bảy này có giỗ ông nội, nhà mình đi qua bác Hai sớm.”
“I can’t.”
“Sao không được? Chớ con đi đâu?”
“Không đâu hết, but I can’t.”
“Con không bao giờ chịu đi đâu với cả nhà hết. Con cái gì mà kì cục vậy?”
…….


“Ba hỏi sao không trả lời?”


…..
Một số đông cha mẹ nhận xét thấy khi lớn lên, trẻ không nói chuyện với cha mẹ một cách vui vẻ hồn nhiên nữa. Tựa hồ như chúng đã có một thế giới riêng trong đó chúng giữ việc học, bạn bè, quan hệ, giải trí, tâm tình…và đóng kín cửa với gia đình. Rất nhiều người chỉ biết đưa con đi học, đón con về, nấu ăn, mua sắm những món đồ chúng cần hoặc không cần mà vẫn muốn có; ngoài ra bọn trẻ không nói chuyện với cha mẹ lâu hơn vài phút, không cùng đi ra ngoài, không chia xẻ niềm vui nỗi buồn với cả gia đình. Người lớn thường phàn nàn: “ Chuyện gì nó cũng nói với bạn nó mà mình thì nó không nói…”
Ai cũng biết cần phải nói chuyện để hiểu và hướng dẫn con cái, nhưng làm sao nói chuyện khi chúng không muốn nói?
Khi nào thiếu niên nói chuyện?
Thật ra nói chuyện là nhu cầu của tất cả mọi người bình thường; ai cũng thích nói về mình và có thể nói rất lâu! Nhưng thiếu niên chỉ hứng thú nói với người lớn khi cảm thấy rằng người lớn cũng thích nghe. Phần đông cha mẹ không hào hứng nghe chuyện như một người đồng trang lứa với con, mà chỉ muốn gợi chuyện để dò xét xem con làm gì thôi. Đã vậy sau khi nghe chuyện con xong cha mẹ hay biến cuộc nói chuyện thành một buổi giảng đạo, dạy dỗ khuyên răn rất đáng chán đối với bọn trẻ.
Vậy làm sao mà đòi hỏi chúng nói chuyện cởi mở được, giống như hai em thiếu niên và cha mẹ trong cuộc đối thoại ngắn ngủi ghi lại ở trên. Để tạo thói quen cho các em nói chuyện với mình người lớn nên chú ý vài điểm sau:
1. Nói chuyện thường xuyên với con ngay từ khi chúng biết nói chuyện. Đừng đợi đến khi con mười lăm tuổi rồi mới bắt đầu bảo: “Con ngồi xuống đây nói chuyện với ba má.” Những em đã có thói quen nói chuyện với cha mẹ từ nhỏ sẽ tiếp tục chia sẻ tâm tình khi lớn lên.
2. Sẵn sàng nghe và nói đến cả những chuyện của tuổi thiếu niên: thí dụ party, bạn bè, thời trang.
3. Nghe chăm chú để tìm hiểu câu chuyện. Khuyến khích các em nói bằng những câu hỏi dẫn dắt ngắn.
4. Chỉ nói chuyện, không “giảng đạo”. Bày tỏ ý kiến riêng của mình một cách hạn chế.
5. Không nói, không hỏi khi chúng đang bực bội, cáu kỉnh. Chờ lúc khác.
6. Cho con tham dự vào những cuộc nói chuyện giữa người lớn khi có chủ đề thích hợp. Các em thích được đối xử tôn trọng như vậy, và chúng sẽ học hỏi được nhiều điều hơn.
Ngày nay chúng ta có đủ mọi phương tiện truyền thông để liên lạc giữa tất cả mọi người vào mọi lúc, mọi nơi. Ấy thế mà sự thông cảm giữa người với người cũng không vì thế mà sâu xa hơn. Người ta vẫn tiếp tục không hiểu nhau, không đồng ý với nhau. Nhưng cha mẹ thì phải nói chuyện được với con. Đó là một kĩ năng phải học và tập luyện mới có, chứ không phải đã là cha mẹ thì tự nhiên con cái sẽ chia sẻ tâm tư tình cảm với mình.
Trang Nuôi Dạy Trẻ Vui Mạnh nhằm giúp trả lời những câu hỏi thiết thực trong đời sống để các bậc phụ huynh ông bà có thể kết hợp một cách tốt đẹp và hiệu quả truyền thống nuôi dạy con của nguời Việt Nam cùng những kiến thức khoa học hiện đại về sự phát triển trí tuệ và tâm lý tình cảm của trẻ thơ trong 5 năm đầu đời. Chương trình do ICAN thực hiện với sự bảo trợ của cơ quan FIRST 5 Santa Clara County, và sự cộng tác của các hội đoàn Asian American Recovery Services, Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Liễu Quán, Hội Quán Cửu Long, Hội Chuyên Gia Tâm Trí Việt Mỹ Bắc Cali và các chuyên gia nguời Mỹ gốc Việt, cùng sự hỗ trợ của báo Việt Tribune.

Đoàn Phương Mai-ESUHSD

Ông Bà Nuôi Dạy Con Cháu trên Đất Mỹ

Tuesday, April 27th, 2010

Ông Bà Nuôi Dạy Con Cháu trên Đất Mỹ

1/ “Tôi hiện đang trông nom đứa cháu trai khoảng 4 tuổi vì bố mẹ nó đi làm. Nhiều khi tôi và bố mẹ nó cứ tranh cãi vì con tôi thường cằn nhằn những điều tôi làm cho cháu bé, chẳng hạn như cho cháu ngủ chung với tôi. Tôi chẳng hiểu tại sao, vì đây là vẫn cách mà tôi đã từng săn sóc các con tôi; đó cũng là cách mà cha mẹ tôi đã săn sóc tôi ngày xưa. Xin giúp ý làm cách nào tôi có thể giải thích cho các con tôi hiểu điều này. Cám ơn.” Trinh, Saratoga
“Thưa bà, phương pháp nuôi dạy con cái rất khác nhau ở những môi trường văn hóa khác nhau, điều này đã dẫn đến nhiều sự mâu thuẫn và tranh cãi. Lãnh vực giáo dục con cái là lãnh vực đã có nhiều sự thay đổi nhất trong những thập niên vừa qua dựa trên những nghiên cứu và khám phá khoa học mới trong lãnh vực phát triển của thiếu nhi. Nhiều gia đình cũng đã trải qua những cuộc tranh luận gay gắt về những phương pháp nuôi dạy con cái khác nhau, chẳng hạn như có nên để trẻ con ngủ chung với người lớn hay không, nên để con bú sữa mẹ hay sữa bình, có nên để con trẻ tập theo đúng thời khóa biểu hay nên để các con tự do phát triển theo ý chúng, v.v… Đã có nhiều ý kiến khác nhau, có ý kiến dựa trên nền tảng đã thực hành từ nhiều đời trước, lại có ý kiến dựa trên những nghiên cứu về kinh nghiệm, và chẳng có ai đi đến kết luận nào cả về các vấn đề này.
Theo tôi, mỗi gia đình nên hiểu rõ về mục tiêu của vấn đề nuôi dạy con cái, là nuôi dạy sao cho con cái trưởng thành một cách lành mạnh. Nhiều buổi tranh luận giữa gia đình đã thường diễn ra dựa trên nền tảng là những mối quan hệ với nhau và quyền lực trong gia đình, cuối cùng đã dẫn đi xa khỏi mục tiêu là nuôi dạy con cái lành mạnh.
Kế đến, chúng ta nên phân biệt để hiểu rõ vai trò và trách nhiệm khác nhau của cha mẹ và ông bà. Ở Việt Nam, chúng ta thường sống chung với nhau trong một đại gia đình, do đó nhiều khi các vai trò đã không được phân định rõ ràng và lẫn lộn vào nhau, vì tất cả mọi người đều cùng tham gia vào việc nuôi dạy con cái. Ở đây, mỗi gia đình là một đơn vị riêng biệt, cha mẹ là người có trách nhiệm hợp pháp tối hậu về con cái của họ, vì thế, họ mới là người có quyền quyết định về phương pháp giáo dục con cái. Một điều kiện quan trọng trong vấn đề giáo dục con cái trưởng thành một cách lành mạnh là cần có một môi trường bình yên và hài hòa. Nếu gia đình thường xảy ra tranh chấp và gay gắt với nhau, nếu con cái cảm nhận được sự thù địch và oán giận nhau trong gia đình, nếu quan điểm của cha mẹ và ông bà hoàn toàn mâu thuẫn nhau, thì điều tốt nhất là nên tìm một người khác săn sóc con mình, nhằm giữ lại hòa khí trong gia đình.”

2/ “Tôi là một bà nội 67 tuổi, hiện đang trông nom 2 đứa cháu trai 2 tuổi nghịch ngợm cả ngày. Tôi đã lớn tuổi, cảm thấy rất mệt mỏi và không thể chạy rượt đuổi theo chúng cả ngày được như hồi tôi còn trẻ và khỏe mạnh. Đã có nhiều lần tôi phải bắt chúng ngồi yên coi TV, để tôi có thể cho chúng ăn uống hoặc tôi có thể rảnh tay làm chút việc nhà. Hai đứa cháu này đã học tiếng Anh rành rõi từ TV. Tuy nhiên, bạn bè tôi khuyên rằng tôi không nên để cháu coi TV cả ngày như thế được, điều này không tốt. Có đúng thế không? Nếu không, thì làm cách nào tôi có thể có sức mà rượt đuổi theo 2 đứa cháu nghịch ngợm này được?” – Như, Alviso
“Thưa bà, nhiều trẻ em 2 tuổi thường rất hiếu động, và theo lời kể, có vẻ như 2 đứa cháu của bà có thể là hiếu động quá mức bình thường. Nếu đúng như vậy, thì quả thật rất khó khăn cho một người lớn tuổi như bà để có thể trông nom các cháu, chưa kể là bà còn có việc nhà để phải lo nữa. Tôi thông cảm với cảm nhận của bà. Mặc dù có nhiều chương trình giáo dục TV thích hợp cho sự phát triển tâm thức của mỗi lứa tuổi, nhưng nếu để các em mê coi TV quá mức sẽ rất có hại vì nó không giúp cho sự phát triển của ý thức và giao tiếp trong xã hội. Một nghiên cứu mới đây của báo Journal of Pediatrics cho biết rằng đối với trẻ em từ 8 tháng đến 16 tháng, cứ mỗi một giờ mà các em coi video thì coi như các em mất đi một cơ hội học hỏi từ 6 cho đến 8 chữ mới; nếu so với các em không coi TV, thì số từ ngữ mà các em coi TV học hỏi được đã bị giảm đi 17%. Bà cần phải thảo luận với các con của bà về phương pháp mà họ muốn giáo dục con cái, cũng như làm thế nào để bà có thể phụ giúp trong việc chăm sóc con cái của họ. Bà có thể góp ý với họ rằng nên giảm bớt thời gian mà bà phải trông nom các cháu, đồng thời không nhờ bà làm việc nhà, cũng như sắp xếp để có người dẫn các cháu ra chơi ở công viên, đến thư viện, v.v… Các cháu cần có những sinh hoạt giải trí ngoài trời, giao tiếp với xã hội, đọc sách, v.v… Nếu không thể sắp xếp được để có thể giúp giảm bớt gánh nặng của bà, thì chính tôi cũng cảm thấy rất quan tâm cho sức khỏe của bà và cho cả sự phát triển lành mạnh của các cháu nội của bà.”

3/ “Tôi vừa trở lại sở làm sau một thời gian nghỉ ở nhà để sinh nở. Hiện cháu gái được 10 tháng và do mẹ tôi săn sóc trông nom trong lúc tôi đi làm. Tôi tin tưởng rằng mẹ tôi sẽ săn sóc con tôi thật cẩn thận, tuy nhiên, tôi lại bắt đầu cảm thấy lo ngại rằng con tôi sẽ không thương tôi bằng thương mẹ tôi, bởi tôi đi làm vắng mặt cả ngày. Một mặt, tôi muốn mẹ tôi trở thành một phần trong đời sống của con tôi, mặt khác tôi lại không muốn đánh mất tình thương của con tôi và cảm thấy có tội vì bận đi làm vắng cả ngày. Tôi phải làm sao bây giờ?” – Lý, Palo Alto
“Thưa bà, ở thời đại hiện nay, có rất nhiều bà mẹ đi làm mà vẫn giữ được mối quan hệ tốt đẹp với con cái của họ. Điều quan trọng là bà cần có thời gian có phẩm lượng tốt với con (quality time) hơn là nhiều thời gian gần con mà con thì tự chơi một mình, còn mình thì đọc sách hoặc làm việc nhà. Bà nên sắp xếp để có thời giờ riêng với con gái, cùng tham dự những sinh hoạt mà con bà thích, chẳng hạn như tắm cho con, chơi với con, đọc sách cho con hoặc ru con ngủ. Hãy luôn luôn có mặt cạnh con, nói chuyện, trao đổi, ôm ấp bé và đừng suy nghĩ đến công việc làm khi săn sóc con. Điều quan trọng là con bà cảm thấy gần gũi bà. Đây là những khoảnh khắc quý giá, nếu bà có thể giảm bớt số thời giờ làm việc, và nếu bà cảm thấy thích thú trong việc săn sóc con nhỏ, thì nên ở nhà và hoặc tăng thời gian ở nhà lên là điều tốt nhất. Tuy nhiên, bà không nên cảm thấy có tội. Một bà ngoại yêu mến con cháu hoặc có đầy đủ khả năng săn sóc con cháu trong lúc bà đi làm vắng nhà, thì con gái bà sẽ trưởng thành với sự thông cảm và cảm kích tình yêu thương của bà, ngay cả khi bà vắng mặt không ở cạnh con cả ngày được.”

Elise Nguyễn & LiênHương Cao

Traffic ticket: Những điều cần biết khi gửi thư ‘chống ticket’

Monday, April 26th, 2010

Chiều Thứ Bảy qua ra Pharmacy mua một ít thuốc Alavert trị allergy khi la’i về gặp “bạn bè” cho mang cái đòn nặng 18 miles nên chi hôm nay đang nghiên cứu cách thức bổ thuốc uống sao cho “not guilty”, nào ngờ gặp anh James cho mượn cái toa thuốc CA này.  Thấy hay hay, xin post lên đây – biết đâu đôi lúc các bạn cần đến như tôi đang vậy, nhất là các bạn đang ở California. Tôi thì ở tiểu bang khác nên chi một vài vị thuốc trong toa này lại không được mấy hữu dụng, như ở đây không có form TR-205.

Kiem (ll)

Phạm Ðình
Trong một đời ngồi sau tay lái, thật khó mà có thể tuyệt đối tránh được đôi lần va chạm với cảnh sát về một vi phạm nào đó. Do trở ngại về ngôn ngữ, thái độ chung của đa số tài xế gốc Việt là chấp nhận đóng phạt và đi học lớp xóa ticket DMV, dù có cảm thấy mình bị oan ức đến 99%.

Hình minh họa

Thực ra hoàn cảnh không đến nỗi hoàn toàn bó tay như vậy. Trước hết, không phải trường hợp nào viên cảnh sát cũng có lý. Ngược lại là khác. Thứ hai, luật pháp cho chúng ta khá nhiều cơ hội để biện bạch.

Trong nhiều trường hợp, chúng ta có thể kháng biện mà không phải dùng tới khả năng Anh ngữ trước tòa. Lần trước, Phạm Ðình có đề cập trường hợp chống ticket bằng thư, tiếng tòa án gọi là TBWD (Trial By Written Declaration). Khi mình gửi thư chống ticket, viên cảnh sát phải có văn bản trả lời. Nếu y không gửi mình đương nhiên thắng. Nếu y viết rồi gửi tường trình, và tòa xử mình thua (guilty), thì mình vẫn có thể xin đi học lớp xóa ticket, nhất là khi giấy gửi đến nhà trước đó đã cho biết mình có quyền được như vậy. Ðối đế lắm thì xin được ra tòa trong một phiên xử mới (trial de novo). Nhớ rằng đây là phiên xử mới, tức là mọi sự coi như mới bắt đầu, những gì đã qua (trong phiên xử bằng văn bản TBWD) là không tính. Viên cảnh sát vẫn phải đến tòa một lần nữa. Nếu y nghĩ rằng đã gửi tường trình trước đó rồi nên không đến, thì coi như mình thắng.

Nhiều người gốc Việt, trong số đó có người quen của Phạm Ðình, đã chọn ra tòa ngay cả khi chưa biết đến cơ hội TBWD hoặc có giờ để tham khảo vụ việc như chúng ta đang làm hiện nay. Và họ thắng. Ðến lần mình, nếu bạn muốn chống giấy phạt, có thể bạn có nhiều cơ may hơn họ.

Ðể trả lời chung cho nhiều bạn đã liên lạc trong tuần qua, Phạm Ðình xin ghi lên đây những mẫu đơn liên hệ trong việc xin chống ticket qua thư TBWD.

Ðiều luật vi phạm được ghi ở phần “Code” trong giấy phạt.

1 – Ðây là mẫu đơn bạn có thể viết tay và phải gửi trước để xin được TBWD. Nội dung như sau:

Date:

(Your Name)

(Address)

(City, State Zip)

(Court’s Name)

(Address)

(City, State Zip)

Re: Case Number (Ticket #); Request For A Trial By Written Declaration

To Whom It May Concern:

Per Vehicle Code section 40902 (a) and Rule of Court 4.210 (b)(2), I am hereby requesting a trial by written declaration.

Per said rule, I expect to receive from you my appearance date along with forms TR-200 and TR-205. You may mail them to my address found above.

Please also include a statement as to the amount of bail so that I may enclose it with my TR-205.

Thank you for your assistance.

Sincerely,

(signature)

(Your Name)

Nguồn: www.helpigotaticket.com

Ðiều quan trọng là phải nộp đơn này trước ngày hầu tòa có ghi trên giấy. Tốt nhất là đến tòa để trao cho thư ký, đồng thời nhận luôn 2 mẫu đơn TR-200 và TR-205 về để điền. Bằng không thì người ta sẽ gửi về cho mình. Ðơn TR-200 chỉ là tờ hướng dẫn. Ðơn TR-205 mới là tờ tường trình. Tờ này cũng phải gửi đến cho tòa trước ngày hầu tòa.

Xin nhắc lại: Ðơn TR-205 mới là tờ tường trình chi tiết để tòa dựa vào đó mà cứu xét. Nên khi mình đến tòa để trả lời “not guilty” và xin được trình bày qua đơn, thì người thư ký tòa có thể đưa ngay tờ đơn TR-205 và bảo mình làm để nạp tại chỗ. ÐỪNG bao giờ làm như thế. Tờ giấy mình nộp tại chỗ chỉ là cái đơn giản dị viết trên đây mà thôi. Còn chính tờ TR-205 thì cần mang về nhà để có thời gian lập luận, tìm bằng chứng, và tham khảo với những người hiểu biết, nếu có.

2 – Những điều cần biết trước khi điền đơn TR-205, chống ticket qua văn bản

Ðể đạt được hiệu quả tối đa, chúng tôi cần nói thêm về việc chống ticket qua văn bản. Trong bất cứ một cuộc so tài nào, mình cần phải biết rõ người, rõ ta. Về phần “ta” thì đã hẳn là bị oan (?).Nhưng còn phía “người” tức là viên cảnh sát, y dựa vào cái gì để phạt mình? Trên ticket có ghi ra điều luật mà viên cảnh sát cáo giác mình vi phạm. Ðó là một điều cần phải nghiên cứu. Sau nữa, y đứng từ góc cạnh nào, quan sát ra sao mà cho rằng mình vi phạm. Ðiều này, y ghi lại trong biên bản riêng. Ðây là một tài liệu khác mình cần phải biết. Có 2 nguồn tin tức này rồi, chúng ta mới biết cách phải biện hộ ra sao, dù là bằng lời hoặc trên giấy. Ðây là 2 công việc mình phải làm, ngay sau khi nhận được giấy phạt và quyết định tuyên bố “không có lỗi.”

Tra cứu nội dung điều luật vi phạm:

Khi nhận ticket chúng ta chỉ biết đại khái là “bị phạt vì vượt đèn đỏ,” “vượt Stop sign,” “quẹo trái không đúng chỗ,” hoặc “chạy quá tốc độ cho phép,”… chứ ít khi hiểu mình bị cáo tội chiếu theo điều khoản nào. Nếu có cơ hội tìm hiểu điều đó, chúng ta sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng mình không phạm lỗi như đã qui kết, bởi vì luật nói khác hẳn. Bạn lạ ư? Không phải người cảnh sát nào cũng nhớ đúng từng chữ trong điều khoản luật mà y nại ra để cáo tội chúng ta. Thậm chí, y còn ghi biên bản sai nữa.

Xin lấy một thí dụ: Bạn bị phạt vì quẹo U-turn trái phép, theo điều khoản 22103 trong bộ luật Vehicle Code tại California mà cảnh sát có ghi ra trong giấy phạt. Thì rõ ràng đúng là như vậy. Bạn đã tính đóng phạt cho xong. Vô tình mở bộ luật Vehicle Code ra thì chúng ta đọc được chi tiết của điều khoản này như sau:

No person in a residential district shall make a U-turn when any other vehicle is approaching from either direction within 200 feet, except at an intersection when the approaching vehicle is controlled by an official traffic control device.

Tạm dịch: Không được vòng chữ U trong khu dân cư khi có một xe khác đang tiến đến – từ một hướng nào nào đó – chỉ cách xe mình chưa tới 200 feet, trừ khi đó là ngã tư và xe kia bị bảng hiệu giao thông kềm chế.

Nhớ rằng, để kết tội thì bên phía công tố phải chứng minh rằng chúng ta đã vi phạm TẤT CẢ mọi chi tiết trong điều luật trên, nghĩa là:

-Con đường đó nằm trong khu dân cư.

-Bạn thực sự có quẹo chữ U.

-Có một chiếc xe khác đang từ phía kia chạy lại, hoặc chạy đằng sau lưng mình, chỉ cách mình khoảng 200 feet hoặc ít hơn.

-Xe kia không bị bảng hiệu giao thông (đèn đỏ hoặc Stop sign) kềm chế tại ngã tư.

Nếu chỉ có MỘT trong 4 chi tiết nêu trên không xảy ra thì bạn không vi phạm điều luật được trưng dẫn, mặc dầu rõ ràng mình có quẹo U-turn. Thí dụ: Khu đó không phải là khu dân cư; hoặc, không có xe nào đằng trước hoặc đằng sau; hoặc có một xe chạy tới nhưng còn cách xa, trên 200 feet. Theo Luật Sư David Brown trong cuốn “Beat the ticket: Go to Court and Win” thì chỉ cần MỘT trong các điều trên là bạn đã thắng ông/bà cảnh sát rồi.

Sự phân tích như vậy xem ra tỉ mỉ quá. Thế nhưng, đó đúng là cách áp dụng luật pháp tại Hoa Kỳ. Luật sư biện hộ cho chúng ta, quan tòa ngồi ghế xét xử chúng ta đều phải dựa vào từng chữ trong văn bản như thế.

Ông Geo McCalip đưa ra một trường hợp chính ông bị phạt: Ðương sự đang đi trên xa lộ I 110, vận tốc tối đa được phép đi khi đó là 55 dặm. Nhưng Geo phóng tới 75 dặm. Ðương nhiên, ông bị giáng một cái Overspeeding ticket, trong đó cảnh sát tuần tra xa lộ ghi là 70 dặm, vi phạm điều luật 22350. Khi về nhà tra vấn lại thì điều luật đó ghi như sau:

22350. No person shall drive a vehicle upon a highway at a speed greater than is reasonable or prudent having due regard for weather, visibility, the traffic on, and the surface and width of, the highway, and in no event at a speed which endangers the safety of persons

Tạm dịch: Không ai được lái xe trên xa lộ với vận tốc lớn hơn mức hợp lý và thận trọng sau khi đã để ý tới điều kiện thời tiết, tầm nhìn, xe cộ chung quanh, mặt đường, lòng đường; và không vì lý do gì mà chạy ở tốc độ gây nguy hiểm cho con người.

Ông nhận thấy rằng, lẽ ra phải ghi phạt theo điều luật 22349 (a), tức là vượt quá tốc độ tối đa được phép, thì viên cảnh sát lại ghi 22350 với nội dung như trên. Trước tòa, ông xác nhận có chạy vượt tốc, nhưng không gây nguy hiểm gì cho ai như người cảnh sát cáo tội ông theo điều 22350. Ông thắng kiện: Không vi phạm như trong giấy phạt. Còn điều ông vi phạm (22349-a) thì lại không có trong giấy phạt!

Dĩ nhiên, Geo là tay đáo để, nhưng đương sự hoàn toàn làm đúng theo luật pháp. Trong số chúng ta, thiếu gì người còn “đáo để” hơn, và cũng có đủ khả năng ngôn ngữ để làm như ông mà không làm. Chỉ bởi vì, không biết rằng mình có thể vận dụng luật pháp được như vậy.

Các bạn có thể hỏi, “nhưng làm sao để tra tìm được điều khoản luật? Luật sư họ mới biết, chứ mình dân đen thì biết tra tìm nơi đâu?” Dễ lắm! Ðể biết rằng mình bị cáo vi phạm điều luật nào, bạn có thể xem trong phần Code and Section của giấy phạt, chẳng hạn: VC21453(c). Rồi tham khảo trong thư viện, hoặc tốt nhất là tra cứu qua mạng. Có thể gõ ký hiệu của điều khoản luật nói trên vào Google Search, là tìm được ngay. Bằng không, gõ chữ (California) Vehicle Code vào bảng Search cũng được. Thay chữ California bằng tên của tiểu bang mình. Bạn nào không quen truy cập Internet có thể liên lạc: Trong khi viết bài hàng tuần, Phạm Ðình truy tìm giúp bạn cũng không sao. Chỉ là tìm giúp và kể kinh nghiệm đã qua cho các bạn nghe chơi, chứ anh chàng này không có chuyên môn và kiếm sống bằng dịch vụ tư vấn luật pháp đâu nhé.

Ðó mới chỉ là nói về vận dụng nội dung của điều khoản luật. Lần sau chúng ta sẽ nói về một quyền hạn khác: Làm sao xem biên bản riêng trong sổ tay của viên cảnh sát để biết y ghi gì về sự vi phạm của chúng ta?

Phạm Ðình

———————————————————————————————————————

Xin xem the^m:

Phạm Ðình

Người ta ước lượng có khoảng 115,000 tài xế bị lãnh ticket mỗi ngày trên toàn quốc Hoa Kỳ. Gần như không thể tưởng tượng được! Ðể có một ý niệm rõ hơn, xin qui thành tiền như sau: Hơn bù kém, đổ đồng mỗi ticket $150.00, thì trong một ngày ngân sách nhà nước thâu vào $17,250,000 (hơn 17 triệu đô!). Trong một năm 365 ngày, tổng số tiền thâu vào cho két bạc nhà nước các cấp là $6,296,250,000 (gần 6 tỷ 300 triệu đô!)

“Kỹ nghệ” ghi giấy phạt chiếm gần $6 tỷ 300 triệu đô một năm tại Hoa Kỳ.

Thật khó mà tưởng tượng nổi cái “kỹ nghệ” ghi giấy phạt lại béo bở đến như vậy. Có nhà kinh tế đề nghị nên xếp cái kỹ nghệ này vào danh sách Fortunes 500, tức là những cơ sở kinh doanh lớn hàng đầu tại Hoa Kỳ.

Thế nên, việc các ông bà cớm phục kích ở góc đường, ẩn một nơi kín đáo để rình “chộp” và ghi giấy phạt cho những người lái xe vô ý là một chuyện không phải không đáng làm! Hoặc, đôi khi mình nghe nói họ có chỉ tiêu mỗi tháng phải ghi được bao nhiêu giấy phạt dường như không phải là chuyện diễu, nói cho vui… nhất là khi ngân sách cơ quan đang thiếu trước hụt sau.

Về phần chúng ta, làm gì để bảo vệ cái túi tiền còm cõi của mình? Lái xe cẩn thận hơn? Nhiều người bảo rằng mình cứ tuân thủ đúng luật giao thông thì ai làm gì được! Ðúng vậy! Nhưng dù cẩn thận cách mấy cũng có lúc vô ý và bị chộp, chưa kể tới những lúc bị… phạt oan. Chính vì thế, trong rất nhiều trường hợp, chúng ta nên ra tòa để khiếu nại. Ðây không phải là ý kiến của giới luật sư, những người sống nhờ vào dịch vụ bào chữa tại tòa án! Xin đan cử một người từ tầng lớp bình dân: Ông Geo McCalip. Ông này 100% là dân đen (không nhất thiết là da đen), nhưng rất bất mãn về cái chỉ tiêu giấy phạt của sở cảnh sát. Thậm chí, ông đã bỏ tiền túi thiết lập một trang Web www.helpigotaticket.com để phổ biến tin tức miễn phí về cách làm sao để “chống” giấy phạt. McCalip không cổ võ thói lái xe bạt mạng, liều lĩnh đưa đến tai nạn giao thông, nhưng ông tin rằng phần lớn giấy phạt được ghi ra vì động lực… tiền bạc, hơn là vì lý do an toàn đường phố. Theo ông thì cảnh sát rất phóng tay khi ghi giấy phạt, vì họ biết rằng, đa số “nạn nhân” sẽ ngoan ngoãn móc hầu bao. Ở đâu cũng vậy, không ai muốn phiền nhiễu với tòa án. Ông bà mình đã nói, “Vô phúc đáo tụng đình” mà! Trong khi đó, về phía nhân viên công lực, ghi một cái giấy phạt thì họ chỉ được từ lợi tới… lợi. Nếu con mồi chịu phép thì cơ quan có tiền, và biết đâu nhân viên cảnh sát ghi nhiều giấy phạt lại được khen thưởng. Nếu nạn nhân không ngoan ngoãn nạp mạng mà lại ra tòa để khiếu nại và… thắng kiện, thì ông bà cảnh sát ghi cái giấy phạt vô duyên đó cũng chẳng mất mát gì!

Vì thế nhiều đoàn thể công dân chủ trương rằng, cần tranh đấu để loại trừ ý niệm “lợi nhuận” ra khỏi cái công tác lẽ ra phải thực thi vì đạo đức chức nghiệp này. Nếu có nhiều người lên tiếng tại tòa án để chống phạt, và chính phủ không còn kiếm ra tiền mỗi khi một viên cảnh sát quệt bút trên giấy nữa, thì khi đó số ticket phát ra chắc chắn sẽ sụt hẳn. Và nếu có một đạo luật phê bình những viên cảnh sát ghi giấy phạt bị chống và bị vô hiệu hóa thì chắc chắn ngành công lực sẽ làm việc thận trọng hơn khi truy tố công dân của mình. Tòa án gạt được nhiều vụ làm khổ dân không đáng thì ngân sách ngành tư pháp cũng đỡ hao hụt.

Thế nhưng đó là chuyện “nếu…” một cái “nếu” không biết bao giờ mới xảy ra. Còn bây giờ thì ticket đã cầm trong tay, mà mình lại có nhiều cái kẹt. Chẳng hạn: Không đủ tiêu chuẩn đi học lớp xóa ticket, không đủ tiền đóng phạt, hoặc mình cảm thấy quá oan ức, còn tay cớm quá khó và hống hách… Nên nhất quyết chống phạt (fight the ticket).

Ðến đây cần phải minh định một điều, Phạm Ðình luôn luôn trân trọng sự hiện diện của lực lượng cảnh sát và sứ mạng bảo vệ trị an của họ. Sự khiếu nại được nêu ra trước hết là quyền hạn của một người dân Mỹ, sau nữa không thể phủ nhận có nhiều trường hợp lạm quyền hoặc quá tay, gây phản tác dụng trong xã hội.

Có rất nhiều người cho rằng, chọn con đường khiếu nại tức là đương nhiên từ bỏ quyền xin đi học lớp xóa ticket. Không hẳn là như vậy. Nếu có đủ tiêu chuẩn đó, thì mình vẫn có quyền xin tòa cho đi học lớp xóa ticket sau khi đã bị thua kiện, chiếu theo điều khoản luật California Rule of Court 4.104(c)(3): “A defendant who is otherwise eligible for traffic violator school is not made ineligible by entering a plea other than guilty or by exercising his or her right to trial… (tạm dịch: Người đã có đủ tiêu chuẩn để học lớp xóa ticket thì không vì hành xử quyền ra tòa hoặc không nhận tội ngay mà bị mất tiêu chuẩn đó…)

Tuy nhiên, mình nên chờ tòa thông báo cho mình cái quyền được đi học trước đã rồi hãy khai “not guilty” và xin ra tòa. Ðó là nói về những người có quyền đi học mà sợ bị mất cái quyền đó. Ðối với những người không có quyền đi học thì vấn đề này không cần đặt ra.

Chống giấy phạt chưa hẳn đã là ra tòa. Mình có thể theo một đường dễ hơn. Xin nói về cái đường dễ hơn đó trước khi đề cập tới việc phải hiện diện trong phiên xử. Ðó là xin khiếu nại bằng thư (trial by written declaration, TBWD).

Xin nhắc lại một lần nữa, người viết bài này là dân đen 100%, không phải chuyên gia luật pháp. Những điều nói ở đây là ý kiến tham khảo nơi những người dân phải đơn thân chống lại giấy phạt. Xin coi như những kinh nghiệm trao đổi bên tách trà ở ngoài vườn, sau khi vừa mới giúp nhau làm một công tác bảo trì nào đó cho chiếc xe, như thay nhớt hoặc thay nước coolant v.v… Quí bạn có thể tham khảo luật sư cho trường hợp riêng của mình.

Mục đích của việc xin khiếu nại bằng thư là để… câu giờ! Nếu viên cảnh sát không thể đáp ứng được thì cái ticket đương nhiên bị hủy bỏ, và chúng ta… “bất chiến tự nhiên thành.” Vậy, để việc câu giờ thêm hiệu quả, chúng ta có thể xin tòa triển hạn cho chúng ta nhiều lần. Muốn xin triển hạn thì đến tòa, gặp người thư ký tại cửa sổ tiếp khách, trình giấy phạt và xin triển hạn ngày hầu tòa. Tòa án ở California chỉ cho triển hạn một lần. Khi không còn xin triển hạn được nữa, thì sẽ nộp đơn xin trình bày sư việc qua thư (TBWD).

1. Ðầu tiên thông báo với tòa rằng mình không có lỗi (not guilty plea) và xin được xét xử qua TBWD. Mình viết sẵn một lá thư để yêu cầu việc đó. Ngoại trừ những điều căn bản của một lá thư thông thường – như ngày tháng, tên người gửi và người nhận, địa chỉ, số ticket No… lá thư đại khái như sau:

“Trích yếu: xin cho phép gửi văn bản để trình bày sự kiện TBWD”

“Theo bộ luật về xe hơi, tôi xin phép được xét xử bằng lời khai qua văn bản. Xin quí tòa gửi cho tôi 2 lá đơn TR-200 và TR-205, đồng thời cho biết số tiền thế chân tại ngoại (bail amount).”

Ðại thể là như vậy. Tuy nhiên, nếu bạn nào muốn có mẫu thư viết sẵn bằng tiếng Anh, xin liên lạc. Phạm Ðình sẽ rất vui lòng gửi bạn thư mẫu đó.

2. Ðến tòa đưa tận tay cho thư ký hoặc gửi thư ít nhất 2 tuần lễ trước ngày ra tòa được ghi trong giấy phạt hoặc cái ngày đã được triển hạn. Nếu gửi qua bưu điện, xin nhớ gửi bằng thư Certified Mail, có hồi báo (Return Receipt), không cần gửi bảo đảm. Phí tổn chỉ dưới $10.

3. Tòa sẽ gửi lại cho bạn đơn TR-200 và TR-205, cho biết số tiền bạn thế chân tại ngoại là bao nhiêu. Số tiền này sẽ tương đương số tiền phạt. Nếu sau này mình thắng kiện, tiền thế chân sẽ được hoàn lại. Nếu trực tiếp đến gặp thư ký tòa, đơn sẽ được trao ngay tận tay.

4. Ðơn TR-200 chỉ là những lời chỉ dẫn. Còn đơn TR-205, Request for Trial By Written Declaration mới thực là bản tường trình về sự kiện xảy ra, trong đó có phần “STATEMENT OF THE FACTS” (tường trình sự kiện) là quan trọng nhất. Nếu tự trong thâm tâm cảm thấy không mấy chắc ăn, mục đích chống giấy phạt chỉ để kéo dài thời gian, để cầu may, để giảm tiền phạt… thì bạn không nên viết gì nhiều, chỉ cần đề một câu, “I stand by my plea of not guilty” (tôi giữ lập trường đã khai là không có tội).

Nếu thực tâm tin rằng mình không có lỗi và có đủ chứng cớ, thì “Statement of the facts” là nơi để mình trình bày, đồng thời kèm thêm các bằng chứng như hình chụp hiện trường, lời khai của nhân chứng…

ÐỪNG nói gì về việc đi học lớp xóa ticket nếu bị xử thua kiện trong thư này. Bởi vì nếu thực sự thua kiện, mình vẫn có thể yêu cầu được đi học, như đã nói ở phần trên.

Nhớ gửi đơn TR-205 này đi trước ngày hạn chót hầu tòa (appearance date) bằng thư Certified Mail với Return Receipt, hoặc đến tận tòa để trao tay cho thư ký.

4. Tòa án nhận đơn, báo cho viên cảnh sát ghi giấy phạt biết về đơn kháng nghị của bạn. Nếu vì bất cứ lý do gì, ông/bà cớm không trả lời thư kháng nghị này, bạn đương nhiên thắng kiện. Ðó không phải là điều ít khi xảy ra.

Trong thời hạn 90 ngày sau ngày hạn chót hầu tòa, bạn sẽ nhận được thư trả lời. Nếu là thư thông báo bãi bỏ vụ việc (dismissal), thì bạn đã hoàn toàn chiến thắng. Nếu đó là quyết định giảm bớt tiền phạt, bạn cũng chiến thắng phần nào. Tuy nhiên, nếu không hài lòng với quyết định đó, bạn có thể xin một phiên xử mới (trial de novo), cũng như trường hợp bị xử thua hoàn toàn.

Ðể xin một phiên xử mới, bạn phải điền đơn TR-220, có mẫu sẵn trên mạng, và gửi đi trong thời hạn 20 ngày sau khi nhận được quyết định của tòa. Ðó là chuyện chúng ta sẽ bàn thêm trong bài lần sau.

Phạm Ðình

dinhcpham@yahoo.com

Truyện Cười Xứ Quảng

Monday, April 26th, 2010
old joke but 🙂 if you’ve forgotten.
Truyện Cười Xứ Quảng
Khám bịnh xong bác sĩ nói với cô bệnh nhân trẻ:
– Cô cho tôi xin số điện thoại của cô để khi nào có kết quả khám sức khoẻ thì tôi sẽ gọi điện báo cô hay.
Cô gái trẻ trả lời:
– Dợ, hai ba bửa tém một bửa !
Bác sĩ lắc đầu:
– Không! chuyện tắm rửa của cô thì tôi không cần biết. Số điện thoại của cô á !
Cô gái trẻ trả lời:
-Dợ, hai ba bửa tém một bửa!
Bác sĩ lắc đầu mạnh hơn:
– Cô tắm mỗi ngày 2, 3 bận hay là 2,3 tuần cô tắm một lần thì tôi không cần biết…..Số điện thoại của cô kìa..
Cô gái trẻ tức tối trả lời:
– Dợ! em đẻ nó số của em lừa hai ba bửa tém một bửa – là số ĐT(237-817)
Cảnh 2
Vài ngày sau, cũng trong phòng mạch bác sĩ hỏi nữ bệnh nhân tái khám:
-Tại seo tui kiu cho cô wài hỏng được? Cô đổi số điện thọi rồi sao?
Cô gái:
-Dợ, em đã đủi gùi, Bi giờ là năm séo bửa, không tém, không tém! (567-0808)!
Bác sĩ:
-Chời đét !!!
Cảnh 3
Bs : vẫn ko gọi đc, thế là thế nào ?
Cg: dợ , tại thèng chồn em nớ kiu đổi.Bs thông cẻm, lèn nì là lèn đổi cúi gùii: lè tém chín bửa một năm không tắm ( 897-1508)
Bs : ẹc ! 1 năm ko tắm thì cô đi ra dùm tui !
*****************************
Kiểm (Lượm lặt)

unique Pictures of the Day

For Latest And Cool Stuff Join XciteFun


For Latest And Cool Stuff Join  XciteFun

For Latest    And   Cool     Stuff    Join   XciteFun


For Latest And Cool Stuff Join  XciteFun


For Latest And Cool Stuff Join  XciteFun


For Latest And Cool Stuff Join  XciteFun

For Latest And Cool Stuff Join  XciteFun


For    Latest    And   Cool    Stuff   Join   XciteFun


For Latest And Cool Stuff Join  XciteFun

For Latest And Cool Stuff Join  XciteFun


For Latest And Cool Stuff    Join    XciteFun


For Latest And Cool Stuff Join  XciteFun


For Latest And  Cool Stuff Join XciteFun


For Latest And Cool Stuff Join  XciteFun

Cuộc chiến tiền tệ Mỹ-Trung

Monday, April 26th, 2010


Trong giao dịch ngoại thương, tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền chưa hẳn phản ánh chính xác sức mua của chúng

Trước những tranh cãi chung quanh việc Mỹ muốn Trung Quốc nâng giá đồng Nhân dân tệ, người ta tự hỏi vì sao một nước có thể can thiệp vào việc định giá đồng tiền của một nước khác hay làm như thế nào để định giá đồng tiền của nước mình sao cho có lợi nhất cho nền kinh tế.

Lập luận của Mỹ

Trong giao dịch ngoại thương, tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền chưa hẳn phản ánh chính xác sức mua của chúng.

Lấy ví dụ chuyện hớt tóc, giá một lần hớt tóc ở Việt Nam chỉ vào khoảng 20.000 đồng trong khi ở Mỹ mất khoảng 10 Đô la. Nếu giả dụ toàn bộ giao thương giữa Mỹ và Việt Nam chỉ xoay quanh dịch vụ hớt tóc và giả dụ người ta có quyền chọn lựa bất kỳ nơi nào để hớt tóc mà không phải lo các chi phí khác, chắc chắn dân Mỹ sẽ đổ sang Việt Nam, lấy chừng hơn 1 Đô la, đổi sang tiền Việt để được hớt tóc với giá quá hời.

Cũng chắc chắn trong tình hình đó, giới thợ hớt tóc ở Mỹ sẽ phản đối dữ dội, đòi đồng nghiệp ở Việt Nam nâng giá hớt tóc lên 200.000 đồng hay nếu không, đòi Việt Nam phải nâng giá tiền đồng lên để đạt tỷ giá chừng 2.000 đồng ăn 1 Đô la Mỹ!

Trong quá khứ chuyện tương tự đã từng xảy ra. Năm 1985, năm nước Pháp, Đức, Nhật, Anh, Mỹ đồng ý định giá lại đồng Đô la Mỹ trong tương quan với đồng Yên Nhật và đồng Mark Đức vì lúc đó hàng hóa của Nhật đang tràn ngập thị trường nhờ giá rẻ và Mỹ đang chịu cảnh thâm hụt mậu dịch lớn với nước này. Ngay lập tức đồng Yên lên giá mạnh, từ 239 Yên/1 Đô la vào năm 1985 lên 128 Yên/1 Đô la vào năm 1988, một mức tăng gần gấp đôi.

Lịch sử đang được lặp lại với Trung Quốc. Kể từ khi trở thành công xưởng của thế giới, hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc đã đem về cho nước này những khoản thặng dư mậu dịch khổng lồ.

Bán hàng, lấy tiền Đô la về, lẽ ra nước này phải để cho giá trị đồng nội tệ tăng lên dần dần, theo quy luật của một cơ chế tỷ giá thả nổi nhưng họ lại neo chặt tỷ giá với đồng Đô la. Để làm được việc này, Trung Quốc phải mua vào ngày càng nhiều những khoản Đô la do ngoại thương đem về (làm sao họ làm được chuyện đó mà không gây ra lạm phát là một chuyện khác) và xem như gián tiếp phá giá đồng tiền của họ.

Trong ngoại thương, ai cũng biết bên cạnh quy luật cung cầu, nếu hàng nước nào rẻ hơn sẽ bán chạy hơn. Rẻ hơn ở đây chính là việc định giá đồng tiền sao cho thấp hơn của đối thủ cạnh tranh.

Thật ra, vấn đề này đã được nêu lên từ lâu và trước khi khủng hoảng tài chính xảy ra, Trung Quốc đã từng chịu nhiều áp lực từ Mỹ và một số nước khác phải để cho đồng Nhân dân tệ lên giá. Năm 2005, Trung Quốc chính thức gỡ bỏ việc neo đồng nội tệ với đồng Đô la, để cho đồng tiền nước mình lên giá dần dần từ mốc 8,35 lên 6,8 Nhân dân tệ ăn 1 Đô la vào tháng 7/2008. Khủng hoảng tài chính xảy ra, Trung Quốc ngưng việc định giá lại đồng tiền và các nước khác cũng ngưng gây sức ép.

Nay, những nhà kinh tế nổi tiếng như Paul Krugman lại chỉ trích chính sách theo đuổi một đồng tiền yếu của Trung Quốc. Theo tính toán của ông, chính sách này đang làm cho 1,4 triệu người Mỹ thất nghiệp vì công nghiệp sản xuất ở Mỹ không cạnh tranh nổi hàng hóa nhập từ Trung Quốc và làm cho quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu bị chậm lại đáng kể.

Nhìn rộng ra, khoản ngoại tệ khổng lồ chừng 2.400 tỉ Đô la mà Trung Quốc đang nắm giữ làm méo mó lãi suất ở những nước như Mỹ, có khả năng tạo ra những bong bóng tài sản mới, là nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng vừa qua. Nếu không giải quyết sự mất cân đối đó thì chính sách đồng Nhân dân tệ yếu có thể khơi ngòi cho một cuộc khủng hoảng khác. Hiện nay mỗi tháng Trung Quốc tích lũy thêm được 30 tỉ Đô la vào dự trữ ngoại tệ của mình còn IMF dự báo thặng dư thương mại nước này trong năm 2010 sẽ lên đến 450 tỉ Đô la, gấp 10 lần năm 2003.

Lập luận của Trung Quốc

Dĩ nhiên Trung Quốc thẳng thừng bác bỏ những cáo buộc cho rằng chính sách tiền tệ của họ đang gây khó khăn cho kinh tế thế giới.

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo khẳng định đồng Nhân dân tệ không được định giá thấp và phản đối chuyện một nước lại dùng những biện pháp ép buộc nước khác nâng giá đồng tiền. Mặt khác, ông Ôn Gia Bảo cũng cho rằng việc cải cách chế độ tỷ giá của Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục, cho thấy Trung Quốc cũng đang chịu sức ép phải lường trước để tránh những biện pháp bảo hộ của các nước đối với hàng hóa từ Trung Quốc.

Lý lẽ của Trung Quốc đưa ra còn bao gồm số liệu cho thấy đến 60% hàng xuất khẩu từ nước này là do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chứ không phải của doanh nghiệp Trung Quốc – nâng giá Nhân dân tệ, làm hàng hóa xuất từ Trung Quốc đắt đỏ hơn, sẽ có hại trước tiên cho chính các doanh nghiệp nước này.

Có lẽ Trung Quốc nhìn vào bài học Nhật Bản ngày xưa – ngay sau khi nâng giá đồng Yên, giá bất động sản và chứng khoán nước này tăng vọt. Đồng Yên càng lên giá, việc đầu cơ vào các sản phẩm tài chính càng có lãi lớn. Tất cả dẫn đến hiện tượng bong bóng tài sản ở Nhật mà sau khi vỡ tung đã gây trì trệ cho nền kinh tế nước này cho đến tận hôm nay.

Ngày 15/4 sắp tới, Bộ Tài chính Mỹ sẽ phải đưa ra tuyên bố xem hay không xem Trung Quốc là “nước thao túng tiền tệ”. Dưới sức ép của dư luận trong nước, nếu Mỹ đưa ra một phán quyết như thế – khả năng xảy ra chiến tranh thương mại giữa hai nước sẽ cao hơn và có hại cho cả đôi bên.

Xem ra, đây sẽ là giai đoạn “đấu võ mồm” ồn ào nhất giữa hai nước – với Trung Quốc luôn luôn cho rằng Mỹ “chính trị hóa” chuyện tỷ giá. Còn các nghị sĩ Mỹ thì đã đưa ra dự luật chuẩn bị cho việc trừng phạt hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc.

Có hay không một giải pháp dung hòa?

Khi bàn đến giải pháp, Paul Krugman đưa ra những biện pháp cứng rắn nhất. Ông đề nghị ngày 15/4 sắp tới, Bộ Tài chính Mỹ phải tuyên bố Trung Quốc là nước thao túng tỷ giá nhằm tìm lợi thế cạnh tranh không công bằng trong giao thương quốc tế. Sau đó, Chính phủ Mỹ sẽ phải có biện pháp mạnh.

Năm 1971, Mỹ đã có lúc đánh 10% thuế phụ thu lên hàng nhập khẩu, mấy tháng sau mới bỏ khi các nước như Đức và Nhật chịu nâng giá đồng tiền của họ lên. Lần này Krugman đòi áp dụng biện pháp tương tự nhưng với mức thuế cao hơn, đến 25%!

Ở đây cần lưu ý rất nhiều ý kiến đồng tình đồng Nhân dân tệ đang bị định giá thấp hơn thực tế từ 20-40%, kể cả IMF hay WB nhưng giải pháp đưa ra thì khác nhau xa. Thầy cũ của Krugman, GS. Jagdish Bhagwati cho rằng tỷ giá như các cây kim trên chiếc đồng hồ, ý nói vấn đề nằm ở cơ chế bên dưới chứ không phải biểu hiện bên ngoài. Giả sử không tồn tại hàng hóa của Trung Quốc thì hàng hóa của Nhật, Ấn Độ, Brazil… sẽ tràn vào thị trường Mỹ và lúc đó Mỹ cũng sẽ có vấn đề tỷ giá với các nước này. Ông cho rằng không sớm thì muộn, không cần ai ép, Trung Quốc cũng sẽ phải chi tiêu thặng dư mậu dịch vào các công trình hạ tầng trong nước để nâng cao mức sống cho người dân.

Ông Romano Prodi, cựu Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, có vẻ hiểu tâm lý Trung Quốc hơn cả khi cho rằng phương Tây không nên “dạy” Trung Quốc phải làm gì với đồng tiền nước họ vì họ sẽ tự ái mà không làm theo. Tờ The Economist cũng có nhận định tương tự khi đưa ra lời khuyên cứ để tự Trung Quốc nhận ra nhu cầu của chính họ phải nâng giá đồng tiền.

Mặc dù các quan chức Trung Quốc luôn nói nâng giá đồng tiền nước họ sẽ làm cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu phá sản (biên lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp này chỉ còn dưới 2%), bản thân họ cũng hiểu nâng giá đồng tiền sẽ trực tiếp nâng sức mua của người dân. Về lâu về dài, Trung Quốc phải cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng giảm bớt phụ thuộc vào xuất khẩu để tránh những cơn biến động từ bên ngoài. Nâng giá đồng tiền là cột trụ của việc tái cơ cấu này.

Nhiều nhà phân tích cho rằng quá trình phát triển của Trung Quốc về thực chất là quá trình tận dụng lao động giá rẻ trong nước để ôm vào một lượng Đô la khổng lồ và trở thành con tin của sự lên xuống thất thường của đồng Đô la. Nay để cho đồng tiền lên giá, tức là gián tiếp cải thiện sức mua của giới công nhân, sẽ là biện pháp “kích cầu” đúng nghĩa và dài hạn nhất. Một đồng Nhân dân tệ mạnh hơn sẽ giúp kiểm soát lạm phát, giảm bớt đầu tư lãng phí.

Bởi vậy, có thể dự đoán Trung Quốc sẽ quay trở lại chính sách nâng giá đồng Nhân dân tệ, không phải ngay bây giờ nhưng theo một lộ trình dần dần như những năm trước. Từ năm 2005-2008, đồng Nhân dân tệ đã lên giá đến 21%.

Vấn đề là làm sao để Trung Quốc thấy chuyện đồng Nhân dân tệ của họ là chuyện của thế giới chứ không phải là sự đối đầu chỉ riêng giữa Mỹ và Trung Quốc. Và quan trọng hơn hết, làm sao để Trung Quốc không thấy bị “mất mặt” trước áp lực khá lộ liễu của Mỹ.

(TBKTSG)

Bia Saigon

Sunday, April 25th, 2010

Bia Saigon

Có 1 anh chàng về VN, đi nhậu 1 mình.
Vừa ngồi xuống bàn, chưa kịp kêu beer thì một
cô tiếp thị beer Tiger xinh như mộng mặc váy khá ngắn bước đến  gần nhìn anh với ánh mắt đắm đuối:
Anh uống bia Tiger giùm em đi anh. Bia tình yêu đó!
Chàng ta :
Tại sao lại là bia tình yêu?
Thì anh hãy giải mã chữ Tiger đi. Tình  Iêu  Giết  Em  Rồi

À vậy hả? Thôi đi em! Tình yêu bạo lực quá! Tức thì một người đẹp khác bước đến thế chỗ
– Vậy thì anh uống bia của em đi. San Miguel dzô dzô đó.
Em sẽ nhớ anh suốt đời. Khi nào quán vắng anh thì em lại thẫn thờ… Sao  Anh  Nhớ  Mà  Ít  Ghé  Uống  Em  Lo
– Ò không đâu, anh chỉ là khách qua đường thôi Như thấy phương thức tiếp thị của hai cô kia  chưa được ấn tượng, người đẹp thứ ba bước lên vừa đá lông nheo vừa thỏ thẻ:
Anh hãy uống Carlsberg đi, bia này mới là sành điệu đó.
Anh uống xong thì   Cho  Anh  Ráng  Lấy  Sức  Bế  Em  Ra  Giường

Quá kinh hãi, mồ hôi đầm đìa, nhưng chàng ta cũng trấn tĩnh lắc đầu:
Uống xong thì anh xỉn mất tiêu rồi,  còn sức đâu nữa em.

Cô tiếp thị thứ tư bèn bước lên ra chiêu cuối cùng hy vọng sẽ quật ngã được con tim sắt đá của  anh chàng này :
Vậy thì chỉ có Heineken thôi. Anh uống xuôi hay ngược gì cũng được, cũng là tình yêu trọn vẹn cã
. Hôn  Em  Ít  Nên  Em  Khều  Em  Nhéo…. hay là ngược lại

Nếu  Em  Khôn  Em  Nằm  Im  Em  Hưởng.

Chàng ta lắc đầu quầy  quậy:
Thôi xin lỗi mấy em, tình yêu mấy em sao mà sành điệu  quá,anh chỉ uống  beer Saigon thôi!
Đến lúc này thì cả 4 cô tiếp thị đều ngạc nhiên:
Trời! Sao anh lại uống beer đó?
Đấy mới chính là tình yêu thiêng liêng của anh đó. Chàng ta bèn chỉ vào cái nhẫn trên tay:
Số Anh Iêu Gái Ở Nhà

Bài thi toán châu Mỹ thuộc địa 1988

Sunday, April 25th, 2010

Have a little spare time. Let’s do math. This problem has not been solved since 1988.

Problem 1 of the IberoAmerican Mathematical Olympiad 1988
The measures of the angles of a triangle is an arithmetic progression and its altitudes is also another arithmetic progression. Prove that the triangle is equilateral.

Solution by Vo Duc Dien

Let I, J, and K be the feet of A, B and C to BC, AC and AB, respectively. Now let
BC = a, AC = b, AB = c, AI = d, BJ = e, CK = f, BI = g, CJ = i and BK = h. Also let
∠BAC = α, ∠ABC = β and ∠ACB = γ.

Assume α is the smallest angle of the triangle and ε is the angle of common difference.
We have
β = α + ε, γ = α + 2ε but the sum of the angles is 180°, we then have 3(α + ε) = 180°
or β = α + ε = 60° and α = 120° – γ. Now we need to prove a = c for the triangle ABC
to be equilateral.

Since β = 60°, we have a = 2h, c = 2g and f² = a² – h² = 3h² or f = h sqrt(3) = a *sqrt(3)/2
Similarly d = c *sqrt(3)/2 and since d, e, and f form another arithmetic progression, we have
e = (f + d)/2 = (a + c)*sqrt(3)/4 (*)

We also have sinα = e/c and sinγ = e/a or
sinα = sin(120° – γ) = sqrt(3)/2 cosγ + ½ e/a = e/c (**)
but cosγ = i/a, (**) becomes sqrt(3)/2 i/a + ½ e/a = e/c (***)
Apply Pythagorean’s theorem to right triangle BJC, we have i = sqrt(a² – e²)

Now substitute i and e from (*) to (***), we have

a4 + c4 + a3c + ac3 – 4a²c² = 0 or
(a –c)² (a² + 3ac + c²) = 0 or a = c
and the problem is solved.

Tàu cá Quảng Ngãi lại bị Trung Quốc bắt

Sunday, April 25th, 2010


Nhiều tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi đã bị Trung Quốc bắt

Thêm một tàu cá của ngư dân Lý Sơn, Quảng Ngãi, bị Trung Quốc bắt gần Hoàng Sa, trong khi 12 người khác còn bị giam giữ.

Được biết chiếc tàu vừa bị bắt là của ông Mai Phụng Lưu, xã An Hải, huyện đảoLý Sơn, với chín thuyền viên trên khoang.

Tàu cá do ông Lưu làm thuyền trưởng bị phía Trung Quốc bắt khi đang làm nghề cá tại đảo Đá Lôi, thuộc quần đảo Hoàng Sa. Cũng như nhiều lần trước, những kẻ bắt giữ ngư dân Việt Nam đòi tiền chuộc trước khi trả tự do cho họ.

Hôm 22/03, một tàu khác với 12 ngư dân huyện Bình Châu, Quảng Ngãi, bị bắt cũng tại khu vực Hoàng Sa và tới nay vẫn đang bị giữ trên đảo Phú Lâm.

Thuyền cá của ông Tiêu Viết Là, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn bị bắt lần này là lần thứ hai.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối và đòi trả tự do cho ngư dân Việt Nam, nhưng cho tới nay, gần một tháng họ vẫn chưa được thả.

Việc tàu cá Việt Nam bị lực lượng tuần ngư và biên phòng Trung Quốc bắt giữ và phạt vạ xảy ra nhiều trong hai năm nay, nhất là tại vùng biển giáp ranh xung quanh quần đảo Hoàng Sa.

Họp Asean-Trung Quốc

Năm ngoái hàng chục ngư dân Việt Nam đã bị giam cầm, thậm chí bị đánh đập và đòi tiền chuộc.

Bắt đầu từ năm ngoái, Trung Quốc mở rộng thời hạn cấm đánh bắt tại các vùng biển mà nước này coi là của mình từ một tháng lên tới gần ba tháng, gây khó khăn cho ngư dân các nước lân cận.

Cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền tại đây, nhưng Trung Quốc đã chiếm hoàn toàn quần đảo này từ năm 1974.

Việt Nam cũng đã công bố nhiều văn bản mang tính lịch sử khẳng định chủ quyền của mình và thành lập cơ quan hành chính huyện Hoàng Sa.

Tuy nhiên, tranh chấp chủ quyền trên biển là vấn đề phức tạp, không thể giải quyết nhanh.

Cuối tuần trước, trong hai ngày 16/04-17/04, Nhóm Công tác chung Asean – Trung Quốc về thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đã họp tại Hà Nội.

Thông tấn xã Việt Nam nói các bên “khẳng định cam kết tôn trọng và thực hiện đầy đủ tuyên bố” DOC.

Đây là cuộc họp chuyên viên, và kết quả sẽ được trình lên các quan chức ngoại giao cấp cao xem xét.

Theo BBC

Các nước cam kết bảo đảm an toàn hạt nhân

Sunday, April 25th, 2010


TT Barack Obama: “Chúng tôi đã có tiến triển thực sự trong xây dựng một thế giới an toàn hơn”

Các lãnh đạo từ gần 50 quốc gia đã cam kết bảo đảm an toàn cho tất cả vật liệu hạt nhân dễ bị tấn công trong vòng bốn năm.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói kế hoạch hành động chung được đồng ý tại một phiên thượng đỉnh ở Washington sẽ đóng góp thực sự vào một thế giới an toàn.

Kế hoạch kêu gọi mỗi quốc gia hãy bảo vệ kho hạt nhân và giữ các chất liệu đó bên ngoài tay của khủng bố.

Trước đó, Nga và Hoa Kỳ ký một thỏa thuận hủy bỏ 68 tấn phóng xạ plutonium đã được tinh luyện đủ đến mức làm vũ khí.

Kho chứa tổng hợp – mỗi nước 34 tấn – nghe nói là đủ để chế tạo 17.000 đầu đạn hạt nhân.

Giới chức Hoa Kỳ nói sẽ dùng làm nhiên liệu cho các lò phản ứng dân sự để tạo ra điện.

Hoa Kỳ sẽ chi 400 triệu USD tài trợ quá trình hủy plutonium của Nga, mà Mátxcơva ước tính sẽ tốn đến mức khoảng 2,5 tỷ USD.

Một vài nước khác – bao gồm Mexico, Chile và Ukraine – trước đó đã đồng ý sẽ giải trừ kho uranium tinh luyện của họ.

‘Các nhân vật phi quốc gia’

Tại buổi bế mạc phiên thượng đỉnh an toàn hạt nhân vô tiền khoáng hậu với 47 quốc gia tham dự, ông Obama thông báo rằng cuộc họp các lãnh đạo thế giới đã đồng ý một kế hoạch làm việc để chống lại nguy cơ vật liệu hạt nhân rơi vào tay khủng bố.

“Hôm nay, chúng tôi công bố rằng tư tưởng khủng bố hạt nhân là một trong số những nguy cơ thách thức nhất đối với an ninh quốc tế,” ông nói.

“Chúng tôi cũng đồng ý rằng phương cách hiệu quả nhất để ngăn các tay khủng bố và tội phạm kiếm được các vật liệu hạt nhân là thông qua an ninh hạt nhân mạnh mẽ.”

“[Đây] là một chúc thư của điều có thể khi các quốc gia cùng đến với nhau trong một không khí đối tác để nắm lấy trách nhiệm được chia sẻ của chúng ta và đối đầu với một thách thức chung,” ông nói thêm.

Trong một thông báo chung, các lãnh đạo đồng ý với các biện pháp không ràng buộc nhằm “bảo đảm an toàn cho tất cả vật liệu hạt nhân dễ bị tấn công trong bốn năm” và để “ngăn các nhân vật phi quốc gia không lấy được thông tin hay kỹ thuật cần thiết để sử dụng các vật liệu đó”.

Họ nói sẽ hợp tác chặt hơn với cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hiệp quốc IAEA, và chia sẻ thông tin về phát hiện hạt nhân và cách ngăn buôn lậu hạt nhân.

Nhưng an ninh tăng cường nên “không vi phạm quyền phát triển của các quốc gia và sử dụng năng lượng hạt nhân cho các mục đích hòa bình và kỹ thuật,” họ nói thêm.

Tiến triển của quá trình sẽ được xét lại trong một phiên thượng đỉnh ở Nam Hàn năm 2012.

Phóng viên ngoại giao BBC Jonathan Marcus có mặt tại phiên thượng đỉnh, nói thỏa thuận này phụ thuộc vào ý định của các chính phủ tham gia muốn có hành động.

Có thể không có gì bảo đảm cho tiến triển, nhưng rõ ràng là chính phủ Obama muốn giữ vấn đề này hàng đầu nghị trình toàn cầu, ông nói thêm.

Tổng thống Ahmadinejad của Iran tổ chức một phiên thượng đỉnh hạt nhân cạnh tranh

‘Tai họa’

Trước đó, ông Obama cảnh báo rằng mặc dù nguy cơ các nước dùng vũ khí hạt nhân giảm đi, “nguy cơ về một vụ tấn công hạt nhân tăng lên”.

“Các mạng lưới khủng bố như al-Qaeda từng tìm cách kiếm được vật liệu cho một vũ khí hạt nhân và, nếu họ từng thành công thì có lẽ chắc chắn đã dùng đến,” ông nói.

“Nếu họ làm vậy thì đó là một tai họa cho thế giới, khiến mất mát vô số người và đánh một cú mạnh vào hòa bình và ổn định toàn cầu.”

Ông cảnh báo rằng một số lượng chất phóng xạ chỉ khoảng “cỡ một trái táo” là đủ để giết hàng ngàn người.

Phiên thượng đỉnh hai ngày là cuộc họp quốc tế lớn nhất do Hoa Kỳ tổ chức tính từ năm 1945.

Phiên họp diễn ra không có đại diện từ Iran và Bắc Triều Tiên, và cũng không được Hoa Kỳ mời vì các tranh chấp về các chương trình hạt nhân của họ.

Trong một hành động mang tính thách thức, Iran thông báo sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh của riêng mình ở Tehran vào cuối tuần này với ngoại trưởng 15 nước.

Người ta ước tính có khoảng 1.600 tấn uranium tinh luyện cao trên thế giới – loại dùng làm vũ khí hạt nhân.

Các chuyên gia đồng ý rằng toàn bộ tất cả số này được các quốc gia được công nhận là có vũ khí hạt nhân giữ, và đa số là ở Nga.

Tuần trước, Hoa Kỳ và Nga ký hiệp ước mới về giảm vũ khí chiến lược, cam kết mỗi nước sẽ giảm số đầu đạn chiến lược được triển khai xuống thành 1.550, thấp hơn mức trần trước 30%.

Ông Obama cũng thông qua một chính sách hạt nhân mới cho Hoa Kỳ, nói ông lên kế hoạch cắt kho vũ khí hạt nhân, bớt các cuộc thử hạt nhân và không dùng các vũ khí hạt nhân chống lại các quốc gia không có chúng, trừ khi họ không tuân thủ hiệp ước phi vũ khí hạt nhân NPT.

Bản đồ các nước đang giữ nhiều uranium tinh luyện cao:

Theo: BBC

Vàng, dầu, đôla đồng loạt lên giá

Sunday, April 25th, 2010

Giá dầu quay ngoắt 180 độ, tăng vọt với biên độ tốt nhất trong vòng 3 tuần. Cùng lúc đó, giá vàng đi lên ngưỡng 1.140 USD một ounce bất chấp đồng đôla tăng giá so với euro.

Chốt phiên giao dịch tại New York hôm qua, dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 5 hồi phục 2 đôla (2,5%), lên 83,45 đôla một thùng. Dầu Brent tại London giao tháng 6 tăng 57 cent lên 84,80 USD mỗi thùng. Giá vàng đen leo thang trở lại khi các nhà đầu tư phải tất toán hợp đồng tháng 5. Tuy nhiên giới chuyên gia dự báo đà tăng sẽ không duy trì lâu trong vài tuần tới. Sau khi đạt mức cao 87 USD, hai tuần qua thị trường liên tục đi xuống do lo ngại cầu tiêu thụ yếu. Hoạt động hàng không ngưng trệ vì núi lửa châu Âu có thể khiến nhu cầu nhiên liệu máy bay giảm mạnh. Trong khi đó, scandal liên quan tới Goldman Sachs có thể khiến ngân hàng đầu tư này cắt giảm trạng thái đối với danh mục dầu lửa.

Đồng euro hôm qua mất giá so với nhiều ngoại tệ chủ chốt khác, do quan ngại trong vấn đề giải cứu Hy Lạp. Lúc 9h23 sáng nay (giờ Tokyo), một euro chỉ đổi được 124,9 yen Nhật, giảm mạnh so với mức 125,24 yen hôm qua. Euro cũng giảm giá so với đôla, từ mức ăn 1,3435 USD hôm qua xuống còn 1,3413 USD, thậm chí có lúc chỉ đổi được 1,3409 USD, mức thấp nhất kể từ 9/4.


Hôm qua, đôla tăng giá so với đồng euro nhưng không khiến giá vàng giảm như thường lệ. Ảnh: fxgm.eu
Bất chấp đà lên giá của đồng đôla, vàng phục hồi trở lại sau hai ngày đi xuống do nhà đầu tư bắt đầu mua trở lại. Chốt phiên, giá vàng giao ngay tại New York đạt 1.138,55 USD mỗi ounce. Đến phiên giao dịch châu Á, giá đang dao động quanh ngưỡng 1.140 USD, tăng hơn 5 USD so với hôm 19/4.

Trung Quốc lo ngại về dòng tiền nóng. Ngày 20/4, các nhà kinh tế tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS) tỏ ý lo ngại về sự gia tăng nhanh chóng các dòng tiền đầu cơ trong ngắn hạn, đặc biệt là trong những tháng gần đây, đồng thời kêu gọi cần điều chỉnh tỷ giá hối đoái để tăng cường kiểm soát sự chuyển dịch vốn vào, ra biên giới. Số liệu thống kê của CASS cho thấy, trong tháng 3, các dòng tiền kiểu này đã tăng đáng kể so với hai tháng trước đó. Trong ba tháng đầu 2010, những dòng tiền thiếu minh bạch vào Trung Quốc lần lượt là 5,6 tỷ đôla, 5,7 tỷ đôla và đột ngột nhảy vọt lên 20,5 tỷ đôla. Cơ quan quản lý ngoại hối Trung Quốc (SAFE) thì cho rằng trong năm nay nước này có thể sẽ chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ các dòng vốn nóng từ nước ngoài đổ vào do những dự báo đồng NDT tăng giá, cũng như việc lãi suất trong nước sẽ được duy trì ở mức khá cao.

Ấn Độ tiếp tục nâng lãi suất cơ bản. Ngân hàng trung ương Ấn Độ (RBI), hôm thứ Ba, quyết định nâng 3 loại lãi suất cơ bản thêm 0,25%. Đây là lần thứ hai trong 30 ngày qua, RBI thay đổi chính sách tiền tệ. Điều này cho thấy chính phủ Ấn Độ ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc đương đầu với lạm phát tăng cao. Theo đó, mặt bằng mới của lãi suất thỏa thuận mua lại (hay lãi suất Repo) và lãi suất cơ bản thỏa thuận bán lại lần lượt sẽ là 5,25% và 3,75%. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng cho các ngân hàng sẽ tăng từ 5,75% lên 6%. Quyết định này được đưa ra cùng với thời điểm Cơ quan thống kê Trung ương Ấn Độ công bố chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 3 nhảy vọt 14,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo dự đoán của RBI, trong năm tài chính bắt đầu từ ngày 1/4/2010, kinh tế Ấn Độ sẽ tăng trưởng 8%, và tỷ lệ lạm phát cho đến cuối tháng 3/2011 sẽ được kiểm soát dưới 5,5%.


Ngân hàng trung ương Ấn Độ Reserve Bank of India. Ảnh: vishnu.linksutra.com
Chi phí lãi vay của Hy Lạp đối với trái phiếu kho bạc thời hạn 3 tháng tăng hơn 100% bởi lo ngại Athens có thể rơi vào tình trạng vỡ nợ nếu không sớm nhận được gói giải cứu từ EU. Hôm qua, quốc gia Nam Âu này đã bán đấu giá 1,95 tỷ euro tương đương 2,6 tỷ USD trái phiếu kỳ hạn 3 tháng với mức lợi suất lên tới 3,65%, cao gấp đôi so với mức 1,67% hồi tháng 1. Tuy nhiên, mức lãi suất này vẫn thấp hơn một số dự báo của giới phân tích trong khoảng từ 4% đến 4,5%. Trước đó, EU đã thông qua chương trình hỗ trợ tín dụng cho Hy Lạp lên tới 30 tỷ euro. Một số cơ quan nhận định Hy Lạp cần nhiều hơn con số này để giảm thâm hụt ngân sách hiện ở cao gấp 4 lần mức cho phép của EU.

Các hãng hàng không châu Âu đòi Ủy ban châu Âu (EU) và chính phủ các nước bù đắp thiệt hại do việc đóng cửa không phận sau thảm hoạ núi lửa phun trào tại Iceland. Theo thống kê ban đầu, các hãng tại khu vực Eurozone thất thu khoảng 300 triệu USD mỗi ngày. Cơ quản quản lý đường bay Eurocontrol cho biết, tổng cộng đã có khoảng 81.000 chuyến bay bị huỷ bỏ kể từ vụ núi lửa Eyjafjallajökull phun tro bụi. Cho tới hôm qua, vẫn có tới trên 70% các chuyến bay không cất cánh được do mây bụi trải dài từ Moscow cho tới Canada. Trước đó, một số hãng hàng không đã được bồi thường do không phận của Mỹ bị đóng cửa sau vụ khủng bố 11/9.

Dù một phần không phận đã được mở từ hôm qua, vẫn có hơn 70% chuyển bay không thể cất cánh. Ảnh: AP
Ngân hàng Goldman Sachs công bố lợi nhuận quý một cao gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 3,46 tỷ đôla tương đương với 5,59 đôla mỗi cổ phiếu. Doanh thu tăng 36%, lên mức 12,78 tỷ đôla trong 3 tháng đầu năm. Bộ phận kinh doanh trái phiếu, hàng hóa và tiền tệ đóng góp nhiều nhất vào con số trên. Goldman Sachs đã dành 43% doanh thu để trả lương thưởng cho nhân viên, thấp hơn mức 50% ở thời điểm 1 năm trước. Kết quả kinh doanh vượt xa những trù liệu trước đó của giới phân tích, minh chứng cho thị trường thấy khả năng kiếm tiền của hãng này, bất chấp những lời buộc tội liên quan đến các vụ gian lận thông tin về số sản phẩm chứng khoán phái sinh trên thị trường nhà đất cách đây một năm.

Source:VnE

Iran ra mắt tàu siêu tốc

Sunday, April 25th, 2010


Tàu chiến và tàu cao tốc Iran tham gia cuộc tập trận

Trong ngày đầu tiên của chiến dịch diễn tập rầm rộ kéo dài ba ngày ở eo biển Hormuz, Iran cho ra mắt loại vũ khí mới: tàu siêu tốc có khả năng tránh radar.

Đài truyền hình Iran chiếu cảnh hàng chục chiếc tàu cao tốc treo cờ lao đi trên mặt nước, hướng về phía những con tàu mục tiêu giả định, nã đạn pháo, súng máy và tạo ra những cột khói lớn.

“Iran đang thể hiện khả năng quân sự” và đây là “lần đầu tiên thế giới nhìn thấy loại tàu mới nói trên của Iran”, PressTV cho hay. Cuộc tập trận này diễn ra trước thông lệ ba tháng, giữa lúc thế giới đang gây sức ép về chương trình hạt nhân của quốc gia Hồi giáo này.

Phát ngôn viên quân đội Iran Ali Reza Tangsiri cho biết con tàu chiến mới mang tên Ya Mahdi, đặt theo tên vị cứu tinh Hồi giáo dòng Shiite, có khả năng tránh được radar tốt nhờ vào tốc độ cao.

“Eo biển Hormuz thuộc về khu vực này và nước ngoài không được phép can thiệp vào đây. Chúng tôi muốn giữ nó đảm bảo và an toàn”, ISNA dẫn lời Tangsiri cho hay.

Hormuz là eo biển hẹp và có vị trí quan trọng chiến lược, gần 40% các chuyến tàu chở dầu của thế giới đi qua đây. Hải quân Mỹ hiện điều hành nhiều tàu chiến trong khu vực.

Cuộc tập trận của lực lượng vệ binh cách mạng Iran mang tên Prophet 5 bắt đầu hôm qua. Chiến dịch này có sự tham gia của hải quân, không quân và lục quân và diễn ra vào dịp kỷ niệm 31 năm ngày thành lập lực lượng Vệ binh cách mạng Iran.


Source: VnE