Archive for October, 2009

Một số biểu hiện của lão hóa

Saturday, October 31st, 2009


(Ảnh: Minh Họa)

Hệ thần kinh: bị lão hóa có ảnh hưởng rất lớn đến toàn thân, tế bào thần kinh giảm dần, não cũng teo nhỏ dần, có tác dụng rất lớn đến tâm sinh lý người già…
Hệ tuần hoàn: có những biến đổi về tim mạch, khối lượng cơ tim giảm. tuần hoàn nuôi cơ tim cũng giảm, suy tim tiềm tàng, huyết áp tăng dần…

Hệ tiết niệu: là cơ quan thanh lọc các chất cặn bã trong cơ thể để bảo đảm tốt nội môi, từ 30 tuổi trở lên lưới động mạch ở cầu thận thu hẹp, cầu thận giảm 1/3 đến 1/2 dẫn đến suy thận…

Hệ tiêu hóa: khối lượng dạ dày, ruột giảm, nội tạng sa, lượng men tiêu hóa giảm, chức năng gan giảm nhất là chức năng chuyển hóa và giải độc, túi mật teo dần…

Hệ hô hấp: sụn sườn vôi hóa, lồng ngực biến dạng, khớp cứng ảnh hưởng tới thở, nhu mô phổi giảm đàn hồi, giãn phế nang, dung tích phổi giảm.

Ngoài ra một số bộ phận khác như: xương, cơ, khớp, tai, mũi, họng, mắt, răng, hàm, mặt … đều có biến đổi và suy yếu. Già không phải là một bệnh nhưng già tạo điều kiện cho bệnh phát sinh và phát triển; cần chú ý một số đặc điểm sau:

– Người già thường mắc nhiều bệnh cùng một lúc, có bệnh dễ phát hiện, nhưng cũng có bệnh rất kín đáo, tiềm tàng, nguy hiểm.

– Triệu chứng ít khi điển hình, không ồ ạt, không rõ rệt, nên khó chẩn đoán, dễ sai lạc nếu ít kinh nghiệm.

– Khả năng phục hồi sức khỏe sau các trận ốm thường chậm hơn so với người trẻ, nên sau điều trị phải có thời gian an dưỡng.

(Ảnh: Minh Họa)

Một số biện pháp làm giảm tốc độ lão hóa

Học thuyết âm dương của y học cổ truyền chứng minh con người là một chỉnh thể giữa âm dương, giữa khí và huyết. Luôn luôn thăng bằng với nhau từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong theo một quy luật nhất định, để duy trì sự sống của con người được bền vững dài lâu. Vì thế muốn giảm tốc độ lão hóa cần phải:

Về tư tưởng luôn luôn lạc quan yêu đời, chủ động gạt bỏ những cái làm ảnh hưởng đến bộ não, hạn chế tối đa nỗi cô đơn, giải quyết tốt nhất mối quan hệ xã hội và gia đình, có triết lý sống đúng; phải chú ý cả 3 vấn đề: lẽ sống, lối sống và hành động sao cho khoa học văn minh để loại trừ 7 nguyên nhân gây bệnh của Đông y là : hỷ, nộ, ưu, tư, bi, kinh, khủng. Muốn được thảnh thơi phải có kiến thức, phải có hiểu biết để nhìn nhận vấn đề sao cho đúng đắn qua báo chí, đài phát thanh truyền hình để làm chủ được mình và giáo dục cho gia đình, con cháu giảm các nỗi bực dọc và tự chăm lo cho mình.

Thường xuyên luyện tập đều đặn về trí tuệ và thể lực như đọc sách báo, nghe đài, xem vô tuyến… đồng thời với tập thể dục thể thao, đi bộ, tập thở, tĩnh tâm thư giãn, v.v… phù hợp với hoàn cảnh và sức khỏe từng người.

Sinh hoạt điều độ, không làm gì quá sức bình thường, giữ gìn trạng thái cân bằng giữa ngủ và nghỉ, giữa ăn và làm, giữa trí óc và chân tay, giữa trong nhà và ngoài trời, giữa lười và chăm, v.v… cũng rất quan trọng.

Ăn uống đúng và đủ theo khả năng của mình, không nên nghiện bất cứ thứ gì, hạn chế thịt nhất là mỡ, ăn nhiều rau quả tươi, giảm chất bột, giảm bánh kẹo, bảo đảm cân bằng thức ăn âm và dương, giữ người không béo và cũng không gầy. Nên nhớ con người là giống ăn ngũ cốc, nên thức ăn cho người phải 80% là ngũ cốc còn 20% là rau quả và các thứ khác, không nên ăn quá no, người già rất cần đạm ở đỗ tương, vừng lạc, tôm cua, ốc hến…

Cần có môi trường sống tự nhiên tốt, phần lớn các cụ sống 100 tuổi trở lên đều ở vùng núi, ở nông thôn còn ở thành phố thì rất ít và gốc cũng không phải thành thị. Hiện nay môi trường sống đang bị tàn phá nghiêm trọng đó là tự hủy hoại mình (chặt cây, phá rừng, chất thải, phân hóa học, thuốc trừ sâu…) đã làm mất đi cảnh thanh bình của thiên nhiên, là điều cũng nên hết sức tránh.
Kiên trì áp dụng 10 bài học về sức khỏe của Nhật Bản, đất nước được mệnh danh là “vương quốc của tuổi thọ” vì có tuổi thọ cao nhất thế giới hiện nay. 10 bài học đó là:

Bớt ăn thịt, ăn nhiều rau
Bớt ăn mặn, ăn nhiều chất chua
Bớt ăn đường, ăn nhiều hoa quả
Bớt ăn chất bột, ăn nhiều sữa
Bớt mặc nhiều quần áo, tắm nhiều lần
Bớt đi xe, năng đi bộ
Bớt phiền muộn, ngủ nhiều hơn
Bớt nóng giận, cười nhiều hơn
Bớt nói, làm nhiều hơn
Bớt ham muốn, chia sẻ nhiều hơn

Những bài học trên có tác dụng rất lớn đối với những người bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch, ung thư dạ dày, viêm gan…
Tóm lại: Biết cách sống, ta có thể làm chậm được quá trình lão hóa, kéo dài được tuổi thọ, có thể điều chỉnh được chiếc đồng hồ sinh học trong con người chúng ta chạy chậm lại, ta cũng có thể giữ bộ máy cực kỳ tinh vi của ta được bền vững lâu dài hơn.

Nguyễn Q. Nhơn

Chuyện… giọt sữa

Saturday, October 31st, 2009

Chuyện… giọt sữa

Hai giọt sữa gặp nhau trong 1 bình sữa vào ngày đẹp trời nọ. Cái bình đang lắc lư theo điệu salsa, bachata làm cả hai đều ngất ngây và cùng uốn éo, giật lắc. “Oh salsaaaaaaaaaaa! Oh sexyyyyyyyyyy!” Sự đụng chạm ban đầu từ vô tình dần chuyển sang bản năng thúc giục. Họ yêu nhau say đắm và quyết định cưới nhau. Một thời gian sau, giọt sữa cái mới đề nghị với giọt sữa đực 1 chuyện quan trọng: “Anh ơi, mình có con đi”. Giọt sữa đực buồn rầu đáp: “Xin lỗi em, anh là sữa đã tiệt trùng rồiiiii”.

o O o o O o o O o o O o o O o o O o

Chăm chồng ốm

Nếu làm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, người vợ sẽ cứu sống chồng.

Một phụ nữ đưa chồng đến gặp bác sĩ. Khám bệnh cho ông chồng xong, bác sĩ gặp riêng người vợ và nói:

– Nếu bà không theo đúng hướng dẫn sau đây, ông nhà chắc chắn sẽ chết: Thứ nhất, mỗi sáng phải chuẩn bị cho ông ấy bữa sáng ngon lành và tiễn ông ấy đi làm vui vẻ. Thứ hai, nấu cho ông ấy bữa trưa nóng và đủ dinh dưỡng để chiều đủ tỉnh táo đi làm tiếp. Thứ ba, bữa tối phải đặc biệt ngon miệng và đừng có bắt ông ấy còng lưng vì việc nhà. Thứ tư, “sinh hoạt” nhiều lần trong tuần và làm hài lòng mọi ý thích của ông ấy.

Trên đường về, ông chồng tò mò hỏi vợ xem bác sĩ đã nói chuyện gì. Chị vợ đáp:

– Anh sắp chết.

Không biết ghen

Saturday, October 31st, 2009

Xem xong tập phim cuối cùng, anh chồng bình phẩm: “Phim phải nói có ông chồng ghen đáng sợ. Vợ ra đường cũng ghen, vợ nói chuyện với bạn cũng ghen, thậm chí nằm mơ thấy vợ đi chơi với người khác cũng ghen”.

Vợ bảo: – Theo em thì ông chồng mới thật đáng thương.

– Cô vợ mới thật đáng thương. Người đẹp đến thế, thủy chung đến thế, niềm ao ước của bao nhiêu người đàn ông, mà cưới phải thằng chồng hay ghen bóng, ghen gió.

– Anh chồng sao lại không đáng thương? Quá đẹp trai, cao ráo, có tiền tài danh vọng, làm nhiều cô thầm thương nhớ trộm. Thủy chung thì anh ta có thừa, nhưng tại cô vợ cứ đỏng đà đỏng đảnh. Hỏi xem còn ai hơn anh ta không?

Anh chồng liền đứng dậy, mặt hầm hầm:

– A, vậy là cô nói tôi không là cái gì so với nó phải không? Cô còn dám khen nó đẹp trai, giàu có, danh vọng trước mặt tôi à? Đến bây giờ tôi mới biết lòng dạ của cô. Trong số những người thầm yêu nhớ trộm nó có cả cô phải không? Hèn chi đêm nào cô cũng ngồi ê mông, mỏi mắt để theo dõi hết 100 tập của bộ phim.

Vừa lúc đó có tiếng chuông điện thoại reo lên, anh chồng trợn mắt nói thật to:

– Đó, nó gọi cho cô đó, đến mà nghe đi!

Những kỷ lục kỳ quặc nhất trong sách Guinness 2010

Saturday, October 31st, 2009

Tổ chức Guinesss có trụ sở tại London vừa chính thức phát hành cuốn sách “Những kỷ lục Guinness thế giới 2010”, tập hợp các kỷ lục kỳ quặc nhất trong 10 năm qua.


Bìa cuốn sách Guinness 2010.


Người đeo khuyên nhiều nhất là cô Elaine Davidson, người Anh, với 4.225 chiếc khuyên trên cơ thể.


Người đàn ông đeo khuyên nhiều nhất là John Lynch, cũng người Anh, với 241 chiếc khuyên, trong đó có 152 chiếc ở cổ và đầu.


Người phụ nữ xăm hình nhiều nhất thế giới là Isobel Varley, từ Anh quốc, với 93% cơ thể được bao phủ bởi các hình xăm.


Ông Rev Kevin Fast, người Canada, lập kỷ lục với thành tích kéo chiếc xe nặng nhất – trên 57 tấn – đi được quãng đường dài 30,48m.


Người đàn ông cao nhất thế giới trong sách Guinness hiện nay là Sultan Kosen, người Thổ Nhĩ Kỳ, với chiều cao 2,47m.


Anh Kosen cũng đồng thời sở hữu bàn bay dài nhất – 27,5 cm…


… và bàn chân dài nhất – 36,5 cm.


Người thấp nhất thế giới là He Pingping, người Trung Quốc, chỉ cao 74,61 cm.


Mới 13 tuổi nhưng Brenden Adams, người Mỹ, đã cao 2,25m.


Ông Melvin Boothe sở hữu bộ móng tay dài 9.85m và bà Lee Redmond với bộ móng tay dài 8,6m.


Nhưng mới đây, Redmond đã mất bộ móng tay dài trong một tai nạn giao thông.


Kỷ lục thế giới về số người mặc mặc đồ lót là 116 người tại ga St. Pancras ở London.


Quả bóng lớn nhất nặng hơn 4 tấn được cuộn bằng những sợi dây cao su do Joel Waul thực hiện.


Jake Lonsway, từ Michigan (Mỹ), tạo nên quả bóng lớn nhất cuộn bằng giấy bóng. Quả bóng nặng 128 kg.


Cô Anita Schwarz từ Mesenich, Đức lập kỷ lục với thành tích bê 19 cốc bia đầy cùng lúc.


Màn múa ba-lê lớn nhất với 989 người tham dự được tổ chức tại trung tâm mua sắm Canal Walk ở Cape Town, Nam Phi.


Kỷ lục 1.052 người mặc trang phục kẻ đỏ giống nhân vật truyện tranh Wally tại New Jersey, Mỹ.


Chiếc ghế cao nhất thế giới (30 m) ở Áo.


Alice – chú thỏ dài nhất thế giới với chiều dài đo được xấp xỉ 1 m.


Con chó có đôi tai dài nhất thế giới của vợ chồng Bryan và Christina Flessner từ St Joseph, bang Illinois (Mỹ). Tai dài nhất của nó đo được là 34,9 cm.


Con ốc sên bự nhất thế giới – dài 39,3 cm và nặng 900 gram.

Zara Phythian, người Anh, đá 43 quả bóng chày trong một phút.


Christopher Irmscher, đến từ Đức, là người chạy vượt rào nhanh nhất trong trang phục đồ bơi với thời gian 14,82 giây.


Justin Dodge, người Mỹ, được ghi tên trong sách Guinness nhờ 2 cục amidan cực lớn, dài 3,2 cm, rộng 2.6 cm và dày 2.1 cm. Các bác sĩ tại thành phố Milwaukee, bang Wisconsin đã cắt bỏ chúng.


Bức tranh cát lớn nhất thế giới do Nilesh Rajaram Naik vẽ tại Goa, Ấn Độ có kích thước 4.900 m2.


Ben Shephard, người Anh, treo người trên độ cao 54,25 m.

Nguyễn Q. Nhơn (sưu tầm)

[Clip] Phút xuất thần

Friday, October 30th, 2009

Michael Jackson chết vẫn kiếm bộn tiền

Friday, October 30th, 2009

Chỉ 4 tháng sau khi chết, Michael Jackson có thêm 90 triệu USD. Lúc sống, ông hoàng nhạc pop chật vật với khối nợ khổng lồ nhưng nay xếp thứ ba trong số những nghệ sĩ quá cố kiếm bộn nhất.
Tạp chí Forbes tính toán rằng Jackson đã làm ra được 90 triệu USD kể từ khi qua đời vào ngày 25/6. Theo đó, ông hoàng nhạc pop xếp thứ ba, sau nhà thiết kế thời trang Yves Saint Laurent, bộ đôi nhà soạn nhạc Rodgers và Hammerstein, trong danh sách những nghệ sĩ quá cố kiếm nhiều tiền nhất năm 2009.

Thống kê được dựa trên doanh số bán album, bán catalog, bản quyền phát sóng trên radio, bản quyền tên và các nguồn khác. “Không có gì làm tăng giá trị của người nghệ sĩ bằng cái chết, nhất là một cái chết đột ngột”, Barry Massarsky, một nhà kinh tế hoạt động trong ngành công nghiệp âm nhạc nhận xét.

Hồi tháng 6, Michael Jackson đã bán được 5,9 triệu album tại Mỹ và 4,5 triệu album ra thị trường ngoài nước. Trong tuần đầu tuần sau cái chết, tác phẩm của ông hoàng nhạc pop được tải 5,6 lượt tại Bắc Mỹ, châu Âu và Australia. Cho đến nay, riêng Jackson có tới 3 trong danh sách 20 album bán chạy nhất thị trường Mỹ kể từ đầu năm đến nay.


Michael Jackson đứng thứ 3 trong danh sách những nghệ sĩ quá cố kiếm nhiều tiền nhất của Forbes. Ảnh: Forbes

Đã có 500.000 nhạc chuông và 100.000 video clip Michael Jackson được bán sau khi anh qua đời. Trong tuần sau cái chết, những bài hát trong các album bất hủ của Michael được chơi đi chơi lại hơn 100.000 lần trên radio.

Doanh thu của nghệ sĩ quá cố cũng được tăng thêm nhiều lần nhờ bản hợp đồng với hãng Sony có từ trước. Theo đó, hãng Sony sẽ trả cho công ty AEG (công ty tổ chức tour diễn This Is It) và Michael Jackson 60 triệu USD để được sử dụng tên, hình ảnh của ông hoàng nhạc pop, và được phép quay lại quá trình chuẩn bị tour diễn để làm bộ phim This Is It.

Ngoài ra, lượng vé bán ra trong chương trình tưởng niệm tại London cũng góp phần khiến nghệ sĩ quá cố giàu lên. Hàng trăm vật dụng của Jackson như găng tay trắng huyền thoại, xe Rolls Royce, công viên Neverland Gates sẽ được đem ra triển lãm trong 3 tháng, thu vé 25 USD mỗi khách tham quan.

Theo:VnE

Tí học làm văn

Friday, October 30th, 2009

Hồi còn đi học tiểu học, Tí rất thích làm văn. Một hôm, Tí được cô giáo ra bài tập về nhà: Hãy tả con vật mà em nuôi.

Tí về bắt một con… rận nghiên cứu và tả con rận rất chi tiết, tất nhiên là cô giáo không hài lòng, cô bắt Tí làm lại bài văn là hãy tả con chó nhà em.

Tí bèn làm lại một bài văn như sau: “Nhà em có một con chó, con chó có nhiều lông, đã nhiều lông thì phải có rận, sau đây em xin tả con rận: ….” và Tí bắt đầu tả con rận

Cô giáo đọc bài văn, rất bực mình, liền bắt Tí làm lại lần nữa, lần này là tả con cá

Tí làm bài văn khác y như sau: “Nhà em có một con cá, con cá sống dưới nước nên nó có nhiều vảy. Nếu nó sống trên cạn chắc hẳn nó sẽ có nhiều lông, đã nhiều lông thì phải có rận, sau đây em xin tả con rận: ….”

Rồi một hôm, Tí lại được cô giáo cho ra bài tập về nhà làm: Hãy tả cô bé dễ thương mà em ngồi cạnh.

Tí bèn làm một bài văn như sau: “Em được may mắn ngồi cạnh một cô bé dễ thương và vô cùng láu lỉnh, Tóc cô bé dài mượt nên không có rận, Nhưng sau đây em xin được tiếp tục tả con rận: ….” và Tí lại bắt đầu tả con rận.

Lần khác, cô giáo ra một đầu đầu bài tập làm văn miệng tại lớp: “Hãy tả cảnh buổi sáng sớm”.

Cả lớp yên lặng nghĩ bài. Sau 30 phút, Tí đã nhanh nhẩu xung phong đứng lên:

– Thưa cô! Em xin phát biểu.

– Nào! Mời em Tí!

– Thưa cô! Buổi sáng sớm mai, bố bắt em ra ngoài sân tập thể dục. Em nhìn thấy ông mặt trời hiện ra. Em thấy một con gà trống đuổi theo một con gà mái.

– Thế rồi thì sao? – cô giáo hỏi

-Thế rồi thì con gà trống bắt con gà mái cõng nó đi chơi!

– Thôi ngay!

– Em cũng bảo thôi nhưng nó vẫn không thôi.

– Im ngay!

– Nó không im ngay mà con trống lại còn gáy: ò ó o o o… con mái thì cúc cù cu cu…

(Sưu tầm)

Văn học của… học sinh (phần 1)

Friday, October 30th, 2009

Em hãy tả con lợn nhà em:

“Con lợn nhà em đầu tròn như quả bóng da, người nó hình cái hộp các-tông còn cái đuôi thì giống cái chân chống xe máy!”

Lời bình: thời buổi này, có nhà nào có lợn đâu mà tả.

o O o o O o o O o o O o o O o

Hai anh em sinh đôi nhà nọ học chung một lớp, nên bài vở có phần hơi giống nhau. Một lần làm bài văn tả cơn mưa. anh viết “tiếng mưa rơi trên tàu lá chuối lộp độp”. em ngó sang thấy phục anh quá, liền chép ngay vào vở mình “tiếng mưa rơi trên tàu lá chuối leng keng”!

Lời bình: từ tượng thanh có vấn đề.

o O o o O o o O o o O o o O o

Em hãy tả bạn em!

“Bạn em không cao không thấp, trung bình. Bạn em không gầy, không béo, trung bình. Bạn em không đen không trắng, trung bình. Bạn em không giỏi không kém, trung bình…”

Lời bình: điệp ngữ đây, điệp ngữ đây.

o O o o O o o O o o O o o O o

Em hãy tả đêm giao thừa.

“Em bước ra sân để chuẩn bị thắp hương giao thừa. Ánh trăng tròn vằng vặc soi rõ khu tập thể, làm những chiếc lá sáng lên loang loáng…”

Lời bình: bốc phét quá đà. Theo lịch mặt trăng thì đêm giao thừa không có trăng.

o O o o O o o O o o O o o O o

Em hãy kể lại tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố.

“Chị Dậu rón rén bưng bát cháo hành vào cho anh Pha ăn!!!”

Lời bình: Trong văn học 30-45, nhẫm lẫn là chuyện thường tình!

o O o o O o o O o o O o o O o

Em hãy tả con gà trống nhà em.

“Chú trống choai nhà em lớn nhanh như thổi, càng lớn chú càng giống gà mái…”.

Lời bình: Tội nghiệp trẻ con bây giờ, ít được gần với tự nhiên, cây cỏ, động vật.

o O o o O o o O o o O o o O o

Trích bài văn bình tác phẩm Tắt đèn.

“Chị Dậu, như người ta vẫn nói ‘con giun xéo lắm cũng quằn’, đã nói với bọn lính lệ như thế này ‘Mày động vào chồng bà đi, rồi bà cho bà cho mày xem’. Và chị cho chúng nó xem thật.”

Lời bình: Không hiểu là xem cái gì nhỉ?

o O o o O o o O o o O o o O o

“Áng văn” độc đáo

“Nhà em có một con gà. Buổi sáng thức dậy, nó nhảy từ dưới đất lên nóc chuồng, rồi lại nhảy lên đống củi, vỗ cánh và gáy ầm ĩ. Tức mình, em ném nó què chân”.

Lời bình: Có lẽ em này chuyên đọc những truyện tranh kiểu như: “Ðấm! Ðá! Hự ! Bụp!…”

o O o o O o o O o o O o o O o

Tả sinh hoạt một buổi tối ở gia đình em

“Ăn cơm xong, bố em ngồi uống nước, mẹ em thì rửa bát, còn chúng em cất xoong nồi. Bỗng điện phụt tắt. Bố em bảo: ‘Thôi, hôm nay lại mất điện, cả nhà mình đi ngủ sớm!'”

Lời bình: Có khả năng nhà học sinh này ở khu vực hay bị ông điện cắt đột xuất.

o O o o O o o O o o O o o O o

Tả cô giáo

“Chiều dài của cô giáo em là…, chiều rộng của cô giáo em là…”

Lời bình: Một học sinh giỏi toán của lớp, bố và mẹ suốt ngày bắt “Làm toán đi!”.

o O o o O o o O o o O o o O o

Tưởng tượng mình là Thánh Gióng lên tâu với Ngọc Hoàng những việc mình đã làm dưới trần gian.

“Lên đến cổng trời, ta gặp ngay ông Thiên Lôi, ông ấy cười khà khà vỗ vai ta và rủ ta vào nhà ông ấy làm vài chén rượu cho đã”.

o O o o O o o O o o O o o O o

Tả tiết học trong lớp

“… Cô giáo em đang giảng bài, bỗng nhiên có tiếng gõ cửa như làm ám hiệu: Cạch… cạch… cạch. Và sau làn kính mờ là một bóng đen đứng lặng im. Cô giáo em rón rén ra mở cửa, cả lớp im lặng hồi hộp… Trời! Thì ra là bác hội trưởng hội phụ huynh của lớp…”

Lời bình: học sinh mê truyện trinh thám.

o O o o O o o O o o O o o O o

Em hãy tả bà nội thân yêu trong gia đình em.

“… Bà nội em rất hiền. Mắt bà một mí nhìn sụp xuống. Bà khoái ăn trầu, ngày nào cũng ăn, nhổ ra cái nước đỏ lòm. Bà rất thích đánh em vì em hay trốn ngủ trưa. Cái roi bà giấu sau cánh cửa. Bà sai em đi mua cho bà ly chè sương sa, bánh lọt. Vừa đi em vừa húp bớt lớp nước dừa ở trên vì nó béo lắm. Về nhà nhìn ly nước, bà sai em ra xin thêm nước dừa và chê bà bán hàng hà tiện nước dừa. Em đâu có dám xin thêm. Bà em rất cao. Thân bà cao bảy thước. Gần nhà em có mấy cái cô bán bia ôm, buổi trưa hay la lối, cười giỡn om sòm với mấy cái ông lạ hoắc ở đâu tới. Bà tức lắm, chống! nạnh chửi qua. Mấy cô thấy bà cao lớn, không dám chửi lại”

Lời bình: học sinh “tả thực”.

o O o o O o o O o o O o o O o

Giải thích câu tục ngữ “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”.

“Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ…”

o O o o O o o O o o O o o O o

Giải thích câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”

“Câu tục ngữ cho thấy sự thông minh của loài ngựa, chúng thấy có một con bị đau là cả bọn bỏ ăn ngay, để đề phòng bệnh lây lan qua đường tiêu hoá”.

o O o o O o o O o o O o o O o

Tả đôi mắt của ông

“Mắt ông em lờ dờ, lòng đen đã mờ dần em nhìn vào mắt ông hình như tất cả đều trắng dã!”

(Sưu tầm)

Thư gửi người yêu

Friday, October 30th, 2009

“Em yêu! Hôm qua em hỏi anh rằng anh đối xử với em tốt chừng nào. Nhất thời anh chẳng nghĩ ra gì cả. Qua một đêm suy nghĩ, cuối cùng anh cũng nhớ ra mấy điểm anh đối xử tốt với em”.

1/Trước khi quen em thì anh lãnh học bổng, đến khi quen em rồi thì học bổng của anh em lãnh.

2/ Có một quả táo, em ăn. Có 2 quả táo em ăn quả to.

3/ Em xấu xí như vậy mà anh vẫn khen em xinh. Anh đẹp trai như thế mà em lại bảo anh xấu.

4/ Đi chơi toàn anh tiêu tiền, khi về KTX anh chỉ dám ăn mì tôm.

5/ Lúc em giận, anh phải làm thùng rác cho em đổ nỗi bực dọc. Lúc anh bực tức thì anh phải làm thùng rác cho chính mình.

6/ Khi em muốn hôn anh, em liền hôn. Khi anh muốn hôn em thì trước tiên phải được em cho phép.

7/ Em thường xuyên đánh anh. Anh chưa bao giờ đánh em.

8/ Có lần em hỏi anh nếu em yêu một người khác thì anh làm thế nào. Anh nói sẽ đánh cho thằng kia một trận. Anh lại hỏi nếu anh yêu người con gái khác thì thế nào, em trả lời rằng em sẽ giết anh ngay.

9/ Đến nhà em anh phải ngủ ở ghế sopha, em đến nhà anh, anh cũng phải ngủ ở sopha.

10/ Anh mua tặng em một cái áo 60.000, anh nói dối là chỉ có 40.000. Em mua cho anh cái đồng hồ 100.000, em lại nói dối anh là 500.000.

11/ Cùng một con cá em ăn phần thân. Còn anh, phần đầu cá.

12/ Anh làm hỏng cái tai nghe của em liền mua một cái mới đền ngay, còn em làm mất chiếc xe đạp của anh một lời xin lỗi cũng không có.

13/ Lần em ốm, anh gầy mất 2kg. Lần anh ốm, em béo lên 2 kg (em đến phòng chăm sóc anh, ăn hết mọi đồ ăn, hoa quả, bánh kẹo của anh).

14/ Anh không chê em thấp, thế mà em lại chê anh cao.

15/ Mẹ anh đối xử tốt với em như vậy còn em một chút cũng không.

16/ Lần đó đi xem rock ngoài trời, em cỡi lên vai anh rất thích thú, gào thét cả buổi. Còn anh bị ép nặng suýt rơi lệ.

17/ Con chó cảnh nhà anh đẻ, anh chọn con đẹp nhất mang đến cho em. Em lại tặng anh con cá vàng em nuôi gần chết, hại anh chăm sóc thêm 2 ngày nữa phải đem chôn nó.

18/ Trước khi quen em, anh ngủ 8 tiếng. Quen em rồi chỉ còn 4 tiếng.

19/ Trước khi quen em anh không bao giờ chờ ai quá 5 phút. Quen em rồi anh phải đứng hàng tiếng đồng hồ.

20/ Trước khi quen em, anh ngày nào cũng ăn sáng. Sau khi quen em, anh chỉ ăn mỗi buổi tối.

21/ Về nhà mẹ anh, anh ngồi cạnh để đỡ lời. Gặp mẹ em, em chạy đi nói điện thoại.

22/ Viết mail cho em viết những lời lẽ ngọt ngào nhất. Nhận mail của em, toàn những lời trách móc.

23/ Chat với em, anh chat mỗi mình em. Còn em chat hàng chục người.

24/ Viết thư tay cho em, viết nhiều trang. Nhận thư tay của em, “Hòn Vọng Thư”.

25/ Anh lỡ hẹn, anh xin lỗi đến vài ngày sau. Em lỡ hẹn, em nhoẻn cười lấy lệ rồi quên béng.

26/ Ra đường gặp cướp. Anh đánh nó, em bảo anh côn đồ. Anh không đánh nó, em bảo anh hèn nhát.

27/ Đi xe anh đi cẩn thận, em bảo anh kém thế. Đi nhanh, em bảo anh đi ẩu.

28/ Lễ tết, anh em, chị em đều có quà. Chị anh, anh anh thì anh chẳng mua cho thứ gì.

29/ Em lấy lược ra chải ngay ngã tư. Còn anh vuốt tóc một cái, em bảo anh điệu thế.

30/ Đi xem phim, em thấy chán, em đòi về. Anh thấy chán, ngồi xem hết phim.

31/ Đi uống coffee, em ngồi uống cái soạt rồi đứng dậy. Anh bất chấp mọi người cười, cũng uống cái soạt rồi đưa em về.

32/ Đi chơi với em, thấy em buồn, anh cố gắng làm cho em vui. Thấy anh buồn, kệ anh.

33/ Quà em tặng anh, anh để rất trân trọng. Quà anh tặng em, em vứt lung tung trong nhà.

34/ Anh đứng trước trường đợi em, em bảo anh giám sát em. Anh ngồi ở nhà không đi nữa, em bảo anh không quan tâm đến em.

35/ Em bảo anh về đến nhà gọi cho em, anh gọi ngay. Anh bảo em về nhá máy cho anh, em bảo anh khắt khe.

36/ Em tặng anh cái gối bé xíu, anh ôm ấp mỗi khi ngủ. Anh tặng em cái gối ôm, em để gác chân.

37/ Em tặng anh chậu cây, nó tươi tốt sau mấy ngày. Anh mua cho em đủ lọai cây kiểng, chúng được chôn cất vài tuần sau đó.

38/ Anh nói nhiều, em bảo anh lắm mồm. Anh nói ít,
em lại bảo anh ít nói.

39/ Cá độ với nhau, anh thua, em bắt anh thực hiện bằng được. Em thua, em viện đủ lý do để không thực hiện.

40/ Những gã nào thích em, em vẫn để kệ họ. Có ai thích anh, anh phải tìm cách xa họ ngay.

41/ Em cười với bao nhiêu là con trai, để cho họ một tia hi vọng. Anh chỉ mới có một lần thôi, vớibạn em, em đã bảo anh là Sở Khanh rồi.

42/ Anh nhắc em chăm chỉ. Nhắc em mặc áo ấm. Nhắc em không thức khuya, em hỏi: “Anh là mẹ em à?”. Nếu anh không nhắc em, em lại bảo: “Anh chả quan tâm gì đến em”.

43/ Có gì anh cũng đều muốn kể cho anh nghe, công việc, bạn bè, gia đình, sở thích… Em thì luôn giấu anh, chỉ kể khi anh đã biết gần hết thôi.

44/ Những cái bưu thiếp anh làm tặng em, em chê óng chê eo. Những cái thiệp em tặng anh. Hầu hết chỉ là E-card. Anh vẫn giữ lại nó, mặc dù nó đã hết hạn xem được từ lâu rồi.

45/ Những gì em viết cho anh, dù chỉ là một tờ giấy nháp, anh vẫn giữ trong cái hộp. Những gì anh viết cho em, đều tự đáy lòng anh, em đọc rồi em chê chữ anh xấu.

46/ Bạn trai của em, chẳng bao giờ em giới thiệu với anh. Bạn gái của anh, em đòi biết hết.

47/ Anh biết hết những người bạn của em, giúp đỡ họ nếu có thể. Em chẳng nhớ tên bạn của anh, cho dù nó là bạn thân của anh đi nữa.

48/ Trước khi quen em, anh chẳng mấy khi ra khỏi nhà. Đến mức mà mẹ anh cũng ngạc nhiên. Sau khi quen em, cứ mỗi lần anh định đi đâu chơi. Anh sẽ có đủ lý do để ra khỏi nhà và cũng chỉ muốn có em đi cùng.

49/ Trước khi quen em, anh muốn mình thật là nổi trội, được nhiều cô gái ngưỡng mộ. Sau khi quen em, anh phải thật bình dị và chỉ cần mỗi mình em thôi.

50/ Em đòi anh hiểu em, thế mà em chẳng hiểu anh gì hết.

(Sưu tầm)

Ngoan cố

Friday, October 30th, 2009

Cô giáo ra đề bài tập làm văn: Hãy tả con vật mà em yêu thích. Một học sinh viết:

– Con vật mà em yêu thích nhất là con rận…

Và học sinh này bắt đầu tả con rận, chi tiết đến từng cọng lông. Nhưng cô giáo không hài lòng vì con vật này không được đẹp, nên yêu cầu cậu học sinh tả con chó. Hôm sau cậu bé nộp bài:

– Con chó nhà em có rất nhiều lông, vì thế nó rất lắm rận. Sau đây em xin tả con rận…

Hơi bực mình, cô giáo bèn cẩn thận chọn một con vật không có rận, là con cá, và bảo cậu tả lại. Cậu bé viết:

– Con cá sống ở dưới nước nên nó không có lông, nhưng nó có rất nhiều vảy. Nếu nó sống trên cạn thì chắc hẳn nó phải có nhiều lông. Mà nhiều lông thì sẽ có rận. Sau đây em xin tả con rận…

Hoàn toàn không hài lòng, cô giáo đưa ra yêu cầu chót: Hãy tả bạn gái ngồi cạnh em. Cô chắc mẩm cậu bé không thể nào gán cho cô bạn xinh xắn kia là có rận cho được. Cuối cùng cô nhận được bài làm:

– Bạn gái ngồi cạnh em rất xinh xắn và sạch sẽ, bạn có mái tóc bóng mượt, cho nên bạn không có con rận nào. Tuy nhiên, em vẫn xin tả con rận…

Rất hợp lý

Friday, October 30th, 2009

Rất hợp lý

Hai sinh viên gặp nhau:

– Thằng Khánh vừa nhập viện đấy. Tao với mày mua bánh mì đến thăm nó nhé!

– Cái gì?

– Thế đến thăm người ốm người ta thường mang theo những gì?

– Thì cam, đường, sữa…

– Đấy! Bánh mì mà chấm sữa thì tuyệt! Mà nó thì khối đứa mang sữa tới thăm rồi, mang bánh mì đến là đúng điệu nhất!

o O o o O o o O o o O o o O o o O o o O o o O o o O o o O o o O o o O o

Chữ bác sĩ

Một bác sĩ kê toa cho bệnh nhân nọ. Chữ ông ta viết khó xem tới mức bệnh nhân này đã dùng toa thuốc đó để đi xe buýt miễn phí trong hai năm, đi xem hát một lần, xem đá bóng một lần. Thậm chí anh này còn đưa nó cho sếp xem, khiến sếp tưởng là thư tay của ai đó nên vội tăng lương cho anh ta. Đặc biệt, con gái bệnh nhân đã chơi piano từ toa thuốc này mà được học bổng vào

Đêm Mùa Đông

Wednesday, October 28th, 2009

Mùa đông về lạnh lẽo
Làm rộng thêm căn phòng
Ngọn đèn dầu bé tẹo
Ủ bóng hình vào trong

Gió, chỉ thấy gió luồn lách khắp mọi nơi, tiếng lá rừng run lên vì lạnh, tiếng mái gianh xạc xào khua vào đêm tối thứ âm thanh rờn rợn gai gai.

Không gian như rộng hơn, căn nhà như rộng hơn, núi rừng càng bao la thăm thẳm. Ánh đèn dầu run rẩy trước cơn gió lạnh, lúc tối lúc sáng, lúc thì lịm đi, bóng đêm ùa vào ngập tràn, mấy lần như vậy, mấy lần gần tắt, ánh đèn vẫn cố leo lét sáng. Văng vẳng trong đêm là tiếng âm âm u u xen lẫn những tiếng rít lên sắc lẹm. Trong nhà hơi ấm sao mà ít ỏi, nhất là ngôi nhà của người nghèo, cái lạnh cứ như xát muối vào da thịt.

Đêm mùa đông trên vùng núi cao dài, buồn và lạnh lắm. Cái lạnh được tuôn ra từ ruột núi, rút ruột núi ra hơi lạnh, cái lạnh của sự xa vắng, cái lạnh của sự cô đơn, cái lạnh của nỗi buồn thăm thẳm… Làn gió như trăm ngàn mũi kim châm vào da thịt để rút ra từng đường gân nho nhỏ.

Sương, trắng xoá cả núi rừng, đặc quánh lại đến mức người ta có thể dùng dao sắt ra được thành từng miếng nhỏ. Sương làm ngọn đèn dầu không sáng được tới chân, nếu không có cái bóng bằng thuỷ tinh tạo một khoảng trống nho nhỏ thì chắc nó đã tắt lịm từ lúc nào. Và đấy, nó có sáng được ra ngoài khoảng không gian bé nhỏ ấy đâu. Nhìn từ xa lại có lẽ phải gọi là hạt sáng mới đúng.

Bếp sưởi, trên vùng núi cao hầu như nhà ai cũng có bếp sưởi, bếp sưởi đặt gần giường ngủ. Bếp sưởi được người cha gầy thêm mấy thanh củi, ánh sáng bừng lên, hơi ấm toả rộng hơn. Đứa trẻ tỉnh dậy giật mình ôm choàng lấy mẹ khi thấy một làn sương mỏng bay sát chỗ nằm.

Xa xa, nơi xóm bên, có tiếng trẻ con khóc, người mẹ trẻ ôm chặt con vào lòng, cố truyền hơi ấm tinh khiết đến cho nó, và chị ta ru, tiếng hát nho nhỏ thanh thanh đang xua đi cái lạnh, xua đi cái giá của đêm đông. Đứa trẻ ngưng khóc, hình như nó đã ngủ. Người mẹ trẻ cũng ngừng ru. Đêm lại rộn lên tiếng gió, và giá rét lại len lỏi khắp mọi nơi.

Nhà giàu có thì chăn ấm đệm êm nên không mấy sợ cái lạnh. Nhưng nhà nghèo thì than ôi, nằm thế nào cũng thấy lạnh, co thế nào cũng không tìm thấy hơi ấm. Khi cơn gió tràn qua lại giật mình tỉnh giấc. Đêm không ngủ, đêm dài ra vô tận. Khi không ngủ được thì ngồi sưởi lửa mới thấy có hơi ấm, vì vậy ánh lửa được thổi lên bập bùng suốt canh thâu. Đến khi trời sáng, hơi lạnh yếu đi vài phần, chảo mèn mén được bắc lên bếp, nồi canh nhạt được vùi vào cạnh bếp, ấm nước chè cũng được vùi vào cạnh bếp…

Khi xưa, mùa vụ, mẹ thường lấy lá và bẹ ngô, hong phơi cẩn thận, cất nơi đầu nhà. Tôi vẫn thường lấy trộm lá ngô khô của mẹ để nhóm bếp. Mấy lần mẹ bắt được mắng cho một trận nhưng tôi vẫn không chừa. Nhóm bếp với tôi là công việc cực kỳ khó khăn. Mẹ chỉ cần cho mấy cành củi nhỏ vào bếp rồi thổi khẽ là lửa bốc lên. Tôi cũng cho những cành củi như thế vào bếp, cũng thổi nhưng không thấy lửa bốc lên mà chỉ thấy khói xông ra làm con mắt không mở ra được, bụi tro bay mù mịt khét cháy trong cổ, vừa hắt hơi, vừa ho, nước mắt, nước mũi rớt xuống như mưa.

Mùa đông về, mẹ trải lá ngô khô thành một lớp dày lên giường cho chúng tôi nằm lên. Anh em tôi thả mình xuống đệm lá ngô đánh rầm, chao ôi êm quá, thơm quá. Tôi thường nằm úp mặt xuống đệm mà hà hít thưởng thức hương thơm từ lá ngô. Thật sung sướng được ủ mình trong mùi hương dìu nhẹ, cái rét từ đó không dám bén mảng đến chỗ nằm của anh em tôi.

Mẹ, mùa nào cũng vậy, đông cũng như hè, cứ vào khoảng thời gian ấy là thổi lửa nhóm bếp làm cái ăn cho cả gia đình. Chúng tôi vừa thò đầu ra khỏi chăn đã vội thụt lại vì lạnh, vậy mà bàn tay mẹ vẫn phải nhúng vào thùng nước giá buốt để làm rau và ngào mèn mén, một lúc sau bàn tay ửng đỏ lên tê cóng. Mẹ vẫn làm, bàn tay vẫn dẻo, cái lạnh giá hầu như không ảnh hưởng gì tới mẹ. Có lần tôi hỏi:
– Mẹ có thấy lạnh không?
Mẹ cười:
– Nói khẽ thôi để em nó ngủ thêm một lúc nữa. Mẹ không thấy lạnh.
– Sao con thấy lạnh thế? – Tôi hỏi.
– Làm việc đi là hết lạnh ngay thôi mà.
– Tay mẹ ửng đỏ lên rồi kia kìa, mẹ có thấy cóng không ạ?
– Cái tay nó già rồi, mẹ thấy bình thường!
– Bàn tay con bao giờ thì được già như tay mẹ, không thấy lạnh như tay mẹ?
– Con cứ chăm chỉ làm việc đi thì bàn tay sẽ già, sẽ không thấy lạnh nữa.

Tôi bắt chước mẹ nhúng tay vào xô nước lạnh, chao ôi, nó buốt lên tận óc. Mẹ vội lấy khăn khô lau bàn tay cho tôi và bắt tôi vào ngồi gần bếp lửa. Tôi ngồi nhìn mẹ làm nhẹ nhàng gần như không có tiếng động.

Sáng dậy, mọi người sà vào mâm cơm đã được dọn sẵn nóng hôi hổi bốc hơi nghi ngút, thưởng thức hương vị ngọt bùi của mèn mén, vị cay của ớt, mùi thơm nhẹ của rau cải… và cả vị mặn của muối nữa.

Mẹ ngồi gần rá mèn mén. Mọi người ăn nhanh lắm, mẹ luôn tay đón bát cho mèn mén vào rồi chuyển cho từng người. Gần cuối bữa rồi mà mẹ vẫn chưa hết nửa bát đầu tiên.

Mọi người lần lượt đứng dậy, thức ăn còn lại trên mâm đã nguội từ lúc nào. Mẹ ngồi ăn một mình, miếng cơm bắt đầu khô đi không còn dẻo, còn thơm như lúc mới lấy lên nữa. Mẹ chỉ ăn qua loa rồi dọn đi!

Tôi cứ thế lớn lên từ yêu thương của mẹ, rồi trưởng thành, rồi ra đi bỏ cái miền quê nghèo khó ấy lại sau lưng. Những đêm giá rét bỗng thấy lòng trống trải, bỗng thèm được trở lại ngày xưa, bỗng thèm được hà hít mùi thơm từ lá ngô đến thế…

Mẹ đã già, chẳng phải mùa đông bàn tay cũng run lẩy bẩy. Ấy vậy, đến mùa vụ mẹ vẫn làm bánh ngô gửi cho tôi, thứ bánh mà lúc còn nhỏ tôi luôn đòi mẹ làm cho ăn. Khi ăn tôi cắn từng miếng nhỏ để vị ngọt tan ra nơi đầu lưỡi rồi ngửa mặt lên trời cho vị ngọt ấy ngấm dần vào da thịt.

Đi đường, gặp một người hao hao giống mẹ, tôi lại giật mình. Lòng tôi xót xa thương mẹ vô hạn, chỉ muốn trở về, bỏ tất cả để được về bên mẹ, xin mẹ nấu cho mấy bữa cơm quê ăn cho đỡ thèm.

Khi được về rồi, muốn ở quá một vài ngày nhưng mẹ không đồng ý, mẹ bảo: “Là cán bộ phải gương mẫu làm theo cái luật của nhà nước, con được như vậy là lòng mẹ thấy vui rồi.” Tôi nói dối là chưa hết phép nhưng mẹ đoán ra ngay. Mẹ tự tay sắp xếp mọi thứ và bắt tôi lên đường. Lòng mẹ thật bao dung, cao cả. Đời mẹ luôn lo cho người khác, sống vì người khác!…

Trời chuyển gió vào đông. Cây cối đã cằn đi, cành lá lơ thơ trơ trụi. Đất trời nhuộm sương khói, mờ xám xanh xao cả cỏ cây. Lần trước tôi về vẫn thấy mẹ tích lá ngô. Tôi hỏi mẹ tích chúng làm gì, thì mẹ cười, tích cho vui ấy mà. Đến mùa đông mẹ lại trải lá ngô để nằm chứ không dùng cái đệm tôi mua về biếu mẹ. “Cái đệm đẹp quá, mẹ không nằm lên đâu, nó hỏng đi thì sao!” – Mẹ nói vậy. Tôi không nói gì cứ trải lên giường cho mẹ. Mẹ nằm được mấy ngày, khi tôi đi mẹ vội đưa đệm cất lên trên gác. Khi tôi phản đối thì mẹ bảo nằm không quen thấy đau người. Tính mẹ vẫn vậy, tôi biết, vẫn chắt chiu dành dụm, tích cóp như những ngày xưa, có khi cũng chẳng để làm gì. Số tiền tôi cho năm trước đến năm sau vẫn không hao đi một hào, có hỏi thì mẹ bảo chẳng cần tiêu gì, mọi thứ ở nhà đều có. Mấy lần tôi mời mẹ ra thành phố ở. Chỉ được mấy ngày, mẹ nói nhớ rừng nhớ núi không ở được và đòi về. Tôi cố giữ mẹ ở lại, đưa mẹ đi thăm thú đây đó. Mẹ đồng ý ở lại nhưng khuôn mặt không vui. Mấy ngày sau mẹ lại đòi về. Tôi nói dối là công việc bận vài hôm nữa sẽ đưa mẹ về. Mẹ không nói gì khuôn mặt buồn rười rượi. Mấy lần tôi bắt gặp mẹ khóc thầm một mình. Tôi hỏi thì mẹ không nói gì. Hôm ấy tôi nói là ngày mai sẽ đưa mẹ về, thấy mẹ vui hẳn lên, tươi cười đùa vui với các cháu. Về đến nhà thấy mẹ khoẻ hẳn lên, mẹ đi hết chỗ này một tí, chỗ kia một tí, dọn hết việc này việc kia. Mẹ không hề thấy mệt chút nào trong khi đó tôi cảm thấy đau nhừ khắp người. Nằm nghỉ một lúc đã thấy mẹ làm xong cơm. Tôi thấy mẹ hôm nay khác hẳn với mẹ hôm qua ở thành phố. Tôi hỏi, mẹ chỉ nói đúng một câu: “Quen rừng quen núi rồi, cái gì cũng thấy gần gũi, thành phố xa lạ lắm, khó sống, không ở được!”

Mẹ ơi, một mùa đông nữa lại về, quê ta đã đẹp lên nhiều, đã có ánh điện thay cho ngọn đèn dầu, đã có đường bê tông thay cho con đường mòn. Nhưng mẹ đã già, một mình một bóng, như ngọn đèn trước gió, biết sớm hay chiều…

Giá mà… Trời ơi! Giá mà mùa đông bớt lạnh. Giá mà đêm đông bớt dài. Giá mà trời đông bớt sương. Giá mà mẹ tôi còn khoẻ. Giá mà, giá mà, giá mà… Nếu cho tôi mơ ước thì chắc sẽ nhiều lắm, có kể ra nữa cũng không thể ghi hết cho được.

Kết Thúc (END)
Tác Giả: Nguyên Bình

Vợ Chồng Trẻ Con

Wednesday, October 28th, 2009

– Con về nhà xem thế nào, vợ thằng Kiên sắp đến ngày chuyển dạ, cần gì thì giúp nó.

Mẹ tôi thì thào những lời yếu ớt, cái dáng gầy gần như dán chặt xuống giường cố nhỏm dậy để nói. Tôi vội giữ lấy cái tay đang cắm kim truyền, lọ đàm được treo lên từ sáng mới vơi đi gần một nửa. Mẹ định nói nữa tôi đã vội gật đầu như đã hiểu. Mẹ nằm im. Tôi nhờ cô bạn là y sĩ trông mẹ hộ rồi vội vã về nhà. Tôi biết tính mẹ hay lo, mẹ coi vợ chồng thằng Kiên là những đứa trẻ, mẹ chăm chút từng ly từng tí một cho chúng, nhiều lúc tôi phải nhắc mẹ rằng chúng nó đã lớn nhưng mẹ gạt đi bảo vẫn chưa biết gì. Công bằng mà nói chúng vẫn chưa thành người lớn, vẫn là trẻ con từ tuổi đời đến trường đời.

Kiên là em trai tôi, năm nay nó mười bảy tuổi. Đang học lớp mười một thì nó bỏ học về nhà lấy vợ. Vợ nó mười sáu tuổi, học lớp mười. Mọi người khuyên bảo nó không thèm nghe. Tôi nói phải học tiếp để sau này làm cán bộ thì nó nổi khùng: “Nhà mình chỉ cần anh làm cán bộ là đủ, tôi không cần, tôi cần lấy vợ.” Nó vẫn đi học và chuyện lấy vợ của nó cứ tưởng là nó chỉ nói chơi, ai ngờ thời gian sau nó đem về nhà một cô bé với cái bụng lùm lùm. Mẹ tôi đành chạy ngược chạy xuôi sắm cái lễ mang sang bên nhà gái và nhận cô bé về ở nhà mình. Thế là nó có vợ, chẳng cần cưới xin đình đám gì. Mẹ tôi có con dâu, nhà tôi có thêm người ở trong hoàn cảnh không còn cách nào khác. Ấy thế mà có người còn khen: “Lấy vợ như thằng Kiên là khôn, chẳng tốn kém gì vẫn có vợ đàng hoàng.” Nó được nêu lên như là điển hình để cho những cậu con nhà nghèo không có tiền tổ chức đám cưới học tập. Và tôi, đương nhiên trở thành phe đối lập với nó, thành phần tử bị mọi người chê bai. Gần ba mươi tuổi chưa lấy vợ là một điều khó có thể chấp nhận được.Và mọi người cứ tự cho họ cái quyền lên lớp dạy tôi là phải thế này, phải thế kia… nói thánh tướng gì rồi cuối cùng vẫn chốt lại một câu: “Phải lấy vợ ngay đi không thành kẻ hâm đấy!” Và họ coi chuyện lấy vợ của tôi là chuyện phải lo ngay trước mắt, phải nhanh hơn cả nhà cháy nước lụt. Họ còn nói: “Về nhà mà bảo thằng Kiên nó dạy cho cái khoản tán gái ấy, nếu không đến già vẫn không lấy nổi vợ đâu em ạ!…” Tôi thấy tức giận đầy lên cổ, kẻ làm trái pháp luật trở thành người hùng, còn con người tiên tiến lại bị chê là lạc hậu. Rất may tôi đi làm và ở lại cơ quan chỉ thảnh thoảng mới về chứ nếu không khó mà sống nổi trước những “lời vàng ý ngọc ấy”.

Con đường vào nhà xưa kia lầy lội giờ đã được bê tông hoá sạch sẽ và đẹp. Không hiểu sao về gần đến nhà tôi bỗng thấy ngại đặt chân lên con đường sạch đẹp ấy, tôi thấy ngại gặp người quen bởi thấy mặt tôi lần nào là họ hỏi thăm về chuyện vợ con ngày ấy và rồi họ ca luôn một bài ca mà lần về trước tôi vừa được nghe chính từ miệng họ. Nhưng lời mẹ buộc tôi phải về nhà chứ không thể làm khác được.

Vừa về đến ngõ, tiếng lợn rít, tiếng gà đá nhau inh ỏi trong chuồng, còn chủ nhà vẫn chưa thèm ngủ dậy. Tôi nhìn đồng hồ, mười giờ kém năm phút. Tôi bước vào trong nhà thấy các thứ bày la liệt tung toé khắp nơi. Mẹ mới ốm có vài ngày đã thế này, rủi thay nếu mẹ có mệnh hệ gì thì tôi không tưởng tượng nổi có còn gọi đây là nhà nữa không.

Vợ chồng thằng Kiên vội vàng vùng dậy khi thấy tôi vào nhà len lét nhìn. Con vợ nhanh nhảu:

– Em bảo anh ấy dậy cho lợn ăn và thả gà ra nhưng cứ nằm lì, em phải gọi mãi…
Thằng chồng vội phân bua:

– Hôm qua nó không ngủ được, không cho em ngủ, sáng ra mới chợp mắt được một tí…

Hai đứa kể tội nhau với tôi như trẻ con mách mẹ. Tôi thấy tức chứ không buồn cười. Vậy mà có lúc tôi nghĩ: “Mẹ đã già thường hay đau yếu, thằng Kiên lấy vợ cũng tốt, có người chăm sóc mẹ.” Nhưng giờ đây tôi nhận ra rằng: “Mẹ sẽ còn khổ nhiều với vợ chồng trẻ con này!”

Kết Thúc (END)
Tác Giả: Nguyên Bình

Chuyện Anh Chị Tôi

Wednesday, October 28th, 2009

– Cháu chào chú ạ.

Lời chào bất ngờ làm tôi giật mình. Còn trố mắt ra nhìn khi thấy đứa cháu ăn mặc đỏm dáng, tai lủng lẳng hai cái khuyên vàng. Nhà nó vốn nghèo lắm kia mà, những thứ kia lấy ở đâu ra cho nó chưng diện. Bỗng đứa chau nhìn tôi phá lên cười.

– Cháu xinh gái quá hay sao mà chú nhìn kỹ như thế!

Tôi đánh rơi quyển sách xuống nền nhà. Đứa cháu gái nhìn tôi nắc nẻ cười. Tôi chưa biết nói gì thì nó đã bô bô:

– Bố cháu vừa mua nhà, mời chú chiều nay sang cúng thổ công và uống rượu mừng vui với gia đình cháu.

Tôi chưa kịp nói gì thì nó đã chào ra về.

Cũng đã lâu anh em chú cháu tôi chưa gặp nhau, anh bận mải mốt kiếm tiền, còn tôi cũng bận viết lách linh tinh.

Nhìn căn nhà mới của anh chị mới mua trị giá gần bằng mười năm lương công chức của tôi mới thấy anh chị thật tháo vát, giỏi giang. Mới ngày nào với hai bàn tay trắng anh chị dắt díu nhau lên vùng núi non biên giới này làm ăn, nghèo đói rách rưới, khốn khó khổ cực, đã có lần tôi phải thốt lên: “Không biết dưới gầm trời này có còn ai khổ hơn không?!”. Vậy mà bây giờ anh chị đã có nhà, có xe máy đi lại, không chỉ tôi mà nhiều người phải thừa nhận anh chị quá giỏi giang. Từ ngày chị sinh được thằng cu, thoả ước nguyện anh như khoẻ ra, không ngại vất vả khó khăn chăm chỉ buôn bán chắt chiu từng đồng bạc lẻ. Chị quán xuyến việc nhà và dạy lũ con gái nghệ thuật bán hàng (trước kia đã một thời chị làm mậu dịch viên). Lũ con gái đứa nào cũng xinh xắn khéo ăn nói nên hàng chị luôn đắt khách mặc dù giá bán có phần cao hơn người khác. Chi tiêu trong nhà hết sức dè sẻn không hề thừa thãi phung phí. Mỗi người cố gắng một tí, ki cóp một tẹo anh chị đã có được vốn liếng làm ăn kha khá. Những đứa trẻ, đứa nào cũng ngoan ngoãn, gọn gàng sạch sẽ. Trong mâm cơm tôi hỏi chị:

– Cai quản sáu con vịt trời và một ông tướng cướp có khó không, chị?
Chị cười, nét cười đã tươi không nhăm nhúm méo mó như ngày anh chị mới lên đây.

– Bình thường, đứa nào việc nấy tuỳ theo sức lực và khả năng.

Quay sang anh, tôi hỏi:

– Anh có cho đứa nào đi học không?

– Có. Ba đứa nhỏ. Ba đứa lớn phải ở nhà hộ mẹ bán hàng.

– Thế còn thằng út?

– Nó chưa đến tuổi mà. Riêng thằng này dù có phải bán cả gia sản tôi cũng phải lo cho nó học đến nơi đến chốn. Lũ con gái chỉ cần chúng biết chữ, biết tính toán là được.

– Sao anh lại phân biệt đối xử như vậy?

– Con gái là con người ta, lớn lên nó đi lấy chồng phục vụ nhà chồng chứ mình chờ đợi mong ngóng gì.

Xem ra tư tưởng trọng nam khinh nữ trong anh chị vẫn còn nặng lắm, tôi ngồi im, cái ăn trong miệng nhạt hẳn đi, rượu uống vào cứ thấy đầy lên cổ. Đứa lớn của anh chị vừa buông bát đũa đã xin phép bố mẹ và tôi cho đi chơi. Anh chị đồng ý. Nhìn nó ăn diện đỏm dáng, tôi hỏi chị:

– Đầu tư cho con gái nhiều thế chị không sợ thiệt à?

– Ối dào, – chị chép miệng. – Thiệt thòi một chút cũng phải chấp nhận chứ biết làm thế nào được. Chỉ mong sao có đám rước mà gả quách đi cho nhẹ nợ chứ không vài năm nữa ế chỏng ế chơ ra đấy thì khổ cả nó lẫn mình.

– Năm nay chúng nó bao nhiêu tuổi mà chị đã lo ế chồng?

– Con chị mười bảy, con em mười lăm. Mười chín hai mươi tuổi mà chưa lấy được chồng là coi như ế chứ còn gì nữa. Con gái nó có thì, sau này già, xấu xí có ma nó dòm à!…

Chị nói nghe mà xa xót. Chuyện lo con ế chồng ở tuổi hoa niên tưởng đã đi vào cổ tích, bao chuyện đau lòng, bao nỗi bất hạnh xảy ra chỉ vì cưới nhanh cưới tảo hôn không chỉ là chuyện nói rồi cất đi mà nó đã hiện hữu rất nhiều trong cuộc đời này. Mong sao các cháu tôi đừg đứa nào rơi vào “vũng lầy số phận” ấy!

Kết Thúc (END)
Tác Giả: Nguyên Bình

Giọt Nước Mắt

Wednesday, October 28th, 2009

Cái Dinh khóc ròng suốt ba ngày nay, cơm không buồn ăn, cháo không buồn ăn. Bố mẹ nó sưng sỉa cãi cọ nhau chẳng ai ngó ngàng gì tới nó.

Cuộc sống nhà nó từ trước đến nay vốn chẳng lấy gì làm êm ấm. Bố nó uống rượu thay nước rồi lè nhè suốt ngày. Mẹ nó thì bận đẻ và kiếm tiền thành ra nhà nó ai có thân tự lo, không thế cũng không được nhà có bảy tám đứa con đứa nào chậm ăn là bị đói. Nó lớn lên giữa bao nhiêu nhọc nhằn của cuộc sống. Một lần bác nó về chơi, cám cảnh nỗi vất vả đã xin cho nó đi học Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh. Lúc đầu bố mẹ nó nhất quyết không cho đi, bởi nó đi thì lấy ai quán xuyến việc nhà cửa đồng áng cho mẹ nó, quan trọng hơn là lấy ai đi mua rượu cho bố nó. Mà con gái thì học làm quái gì cho phí cơm phí gạo. Nhưng rồi với uy quyền của bác nó, bố mẹ nó phải miễn cưỡng gật đầu chấp nhận. Nó vốn thông minh chăm chỉ nên học rất giỏi, nhất nhì trường. Những năm học nó còn dành dụm được cả tiền học bổng gửi về giúp mẹ nuôi em. Bác no cũng thỉnh thoảng cho tiền mua sách vở. Nó gửi cả về cho mẹ.

Năm nay là năm cuối, nó học hành miệt mài chăm chỉ lắm bởi nó quyết tâm vào đại học bằng được. Bác nó chuyển vào Nam công tác, trước khi đi bác cho nó tiền ăn học. Cầm một cục tiền lớn nó nơm nớp lo âu, lỡ bị mất thì ân hận cả đời. Nó nghĩ ra một cách là cầm tiền về gửi mẹ giữ hộ chỉ để lại một ít đủ tiêu đến khi thi tốt nghiệp xong.

Lớp tổ chức liên hoan chia tay bạn bè, vì không có tiền nó đành nói dối là mẹ ốm nặng phải về gấp.

Kỳ thi tốt nghiệp nó đạt điểm cao nhất trường, và kỳ thi đại học đang đến gần, nó nhẩm tính ngày đi, ngày về sao cho ít tốn kém nhất. Chuẩn bị đến ngày đi thi nó hỏi tiền mẹ thì mẹ nó tỉnh queo: “Tao tiêu hết rồi!” Nó gặng hỏi thì mẹ bảo phải mua thuốc và cái ăn cho mấy đứa em bị ốm. Cực quá, nó khóc! Bố nó nỗi giận đùng đùng mắng chửi nó té tát, nào là con gái là con người ta, nào là con gái là đồ bỏ đi, học làm gì cho nó hư người ra, học chữ có no được cái bụng đâu, vân vân… Giận quá nó bỏ cơm từ hôm ấy. Mẹ nó sợ con gái chết mới xuê xoa: “Năm nay không đi thi thì sang năm. Sang năm mẹ sẽ chạy đủ tiền cho con đi thi.” Mẹ nó nói vậy để mà nói thôi chứ nhà nó chỉ có tiền đi làm gì có tiền về. Và còn cả lũ em lôi thôi lếch thếch nữa, chả nhẽ bắt chúng nhịn để lấy tiền cho nó đi thi. Mà nhịn ăn nhà nó cũng chẳng thừa ra bao nhiêu tiền, bữa cơm hàng ngày nghèo quá chỉ thấy toàn rau. Ấy vậy mà bố nó vẫn uống rượu, vẫn lè nhè. Mẹ nó còn phải đi làm lấy tiền nuôi em. Và nó vẫn đang nằm khóc một mình!

Kết Thúc (END)
Tác Giả: Nguyên Bình

Ăn cá tuần hai lần giúp ngăn ngừa bệnh mắt

Wednesday, October 28th, 2009

Các chất dinh dưỡng quan trọng tìm thấy nơi cá béo như cá hồi và cá ngừ có thể ngăn chặn sự tiến triển của chứng thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác (AMD), nguyên nhân hàng đầu của chứng mù nơi người già, theo Telegraph ngày 9-6.

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Tufts ở Boston, Anh nói các axit béo omega 3 trong cá có thể bảo vệ khỏi chứng bệnh trên. Cuộc nghiên cứu đã phỏng vấn gần 3.000 người về chế độ ăn uống chung và sau đó kiểm soát sự phát triển của chứng AMD trong tám năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tiến triển của cả hai dạng khô và ướt của AMD giảm 25% nơi những người có chế độ ăn uống giàu axit béo omega 3.

Ngoài ra, cuộc nghiên cứu cũng nhận thấy việc dùng những thực phẩm như bánh làm từ nguyên hạt lúa mì, thứ phóng thích đường rất chậm vào trong máu, có thể ngăn ngừa chứng AMD phát triển.

Q.HƯƠNG (Theo Telegraph) – Tuôi trẻ